intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo cá nhân: Tìm hiểu về 5 họ cá biển Việt Nam

Chia sẻ: Khanh Nha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

126
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo cá nhân: Tìm hiểu về 5 họ cá biển Việt Nam giới thiệu về họ cá nhồng sphyraenidae; họ cá thu ngừ scombridae; họ cá căng theraponidae; họ cá ngát plotosidae; họ cá nhụ polynemidae. Đây là tài liệu phục vụ cho các bạn chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản và những ngành có liên quan, mời các bạn tham khảo.

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo cá nhân: Tìm hiểu về 5 họ cá biển Việt Nam

  1. BÁO CÁO CÁ NHÂN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ 5 HỌ CÁ  BIỂN VIỆT NAM HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN ĐÌNH KHƯƠNG. MSSV:55132549. LỚP: 55.QLTS1. 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Khu hệ cá biển nước ta thật đa dạng và phong phú về thành phần loài.   Do đó, để  thực hiện tốt việc tìm hiểu về  5 họ  cá này em đã phải đi thực tế  nhiều lần. Trong quá trình đi tham quan tại Viện Hải dương học, các bến  cảng tại Nha Trang cùng với chuyến đi chụp ảnh cá tại đảo Trí Nguyên (Hòn  Miễu), Nha Trang, em đã tìm hiểu về  rất nhiều loài cá. Trong khoảng thời   gian đó gặp rất nhiều khó khăn nhưng điều đó lại càng làm em hứng thú hơn   với công việc của mình. Tại đây em đã gặp gỡ  rất nhiều người, bao gồm  người dân đánh bắt cá, nuôi cá – những người có rất nhiều kinh nghiệm trong   đánh bắt và nuôi trồng hải sản, cùng với những người dân buôn bán ở chợ, từ  đó em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế, em đã chụp hình lại cùng  với tìm hiểu đặc điểm chi tiết, tên gọi, cách đánh bắt của nhiều loài cá như  cá mối, cá nhồng, cá nhụ, cá lạc, cá nhói, cá bạc má, cá trác….tuy về có điều  tra lại nhưng vì mỗi địa phương cùng một loài cá nhưng lại có nhiều tên gọi   khác nhau, thêm vào đó là nguồn tài liệu còn hạn chế. Những điều đó đã gây  ra rất nhiều trỡ  ngại trong quá trình tìm kiếm thông tin chính xác về  loài cá.  Trong quá trình học hỏi và tự tìm hiểu em đã hiểu biết hơn rất nhiều và em  trình bày 5 họ cá cùng với 5 loài mà em cho là mình đã hiểu và thu thập đầy  đủ thông tin nhất. 2
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................................2 HỌ CÁ NHỒNG SPHYRAENIDAE............................................................................................4 Giống cá nhồng Sphyraena Bloch et Schneider, 1801..........................................................4 Cá nhồng vằn Sphyraena jello Cuvier et Valenciennes, 1829...........................................5 HỌ CÁ THU NGỪ SCOMBRIDAE............................................................................................6 Giống Rastrelliger Jordan et Starks, 1908.............................................................................7 Cá bạc má Rastrelliger kanagurta Cuvier, 1817................................................................7 HỌ CÁ CĂNG THERAPONIDAE...............................................................................................9 Giống Therapon Cuvier, 1817..............................................................................................10 Cá ong Therapon jarbua Forskal, 1775............................................................................11 HỌ CÁ NGÁT PLOTOSIDAE...................................................................................................13 Giống cá ngát Plotosus Lacépède, 1803.............................................................................13 Cá ngát Plotosus anguillaris Bloch, 1797.........................................................................13 HỌ CÁ NHỤ POLYNEMIDAE..................................................................................................15 Giống cá nhụ thường Polynemus Linné, 1758....................................................................15 Cá nhụ gộc Polynemus plebejus......................................................................................15 3
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................17 HỌ CÁ NHỒNG SPHYRAENIDAE Đặc điểm:  Thân dài, hình ống. Đầu nhọn và dài. Đầu và thân đều có vảy tròn bao  bọc. Miệng rộng, nằm ngang. Hàm dưới có thể  hơi cử  động về  phía trước   được. Hàm trên có một xương phụ. Răng khỏe, nhọn và sắc, mọc trên hai  hàm và xương vòm miệng. Trên xương lưỡi cầy không có răng. Xương hầu   thứ ba và thứ tư tách rời nhau. Xương hầu dưới cũng tách rời nhau. Vây lưng   thứ nhất có 5 gai. Vây lưng thứ hai đối xứng với vây hậu môn. Tia nắp mang   7 cái. Lược mang thoái hóa, lược mang  ở  phần trên của cung mang thường   không có. Cá nhồng thuộc loại cá sống ở vùng biển ven bờ và các cửa sông,  tính dữ tợn, hay theo bắt các loại khác để làm mồi. Phân bố ở vùng nhiệt đới  và phụ nhiệt đới. Theo trang wikipedia, họ này chỉ có một giống Sphyraena. Giống cá nhồng Sphyraena Bloch et Schneider, 1801 Đặc trưng hình thái giống như ở họ. Ở biển nước ta có 5 loài. Bảng xác định loài của giống cá nhồng Sphyraena 1(6) Góc dưới của xương nắp mang trước hình tròn nhô ra. 2(3) Số vảy đường bên chưa đến 100 cái: Cá nhồng đỏ Sphyraena pinguis Günther, 1874. 3(2) Số vảy đường bên quá 100 cái. 4(5) Vảy đường bên từ 120­138 cái. Bên thân có nhiều vệt mầu đen cắt ngang qua: 4
  5. Cá nhồng vằn Sphyraena jello Cuvier et Valenciennes, 1829 5(4) Vảy đường bên từ 110­120 cái. Bên thân không có vệt đen: Cá nhồng mắt to Sphyraena forsteri Cuvier et Valenciennes, 1829 6(1) Góc dưới của xương nắp mang trước hình vuông. 7(8) Chiều dài đầu không lớn hơn 4,3 lần đường kính mắt. Chiều dài thân chỉ gấp 6­6,1  lần chiều cao thân. Vảy đường bên 89­92 cái: Cá nhồng tù Sphyraena obtusata Cuvier et Valenciennes, 1829 8(7) Chiều dài đầu gấp 4,5­5,3 lần đường kính mắt. Chiều dài thân gấp 6,8­7,3 lần chiều  cao thân. Vảy đường bên 74­85: Cá nhồng thường Sphyraena langsar Bleeker, 1803 Cá nhồng vằn Sphyraena jello Cuvier et Valenciennes, 1829 Đặc trưng hình  thái:  Chiều dài thân gấp 6,8­8,0 chiều cao thân, 3,3­3,4  chiều dài đầu. Chiều dài đầu gấp 2,1­2,3 chiều dài mõm, 5,6­6,3 đường kính   mắt, 5,0­6,1 khoảng cách mắt. Thân dài hình trụ  tròn, phần đầu và đuôi thu   nhỏ lại. Đầu kéo dài và nhọn. Mõm dài. Mắt tương đối to và tròn, ở trên bên  đầu. Khoảng cách mắt hẹp, gần bằng đường kính mắt. Lỗ mũi hai đôi, nhỏ,  ở  phía trước viền trước của mắt. Miệng to và hơi xiên. Hàm dưới hơi dài  hơn hàm trên. Môi dày. Răng  ở  hai hàm đều nhỏ, trên xương vòm miệng có  răng nhọn sắc, dẹp bên, ở hàm trên có hai đôi răng nanh, ở hàm dưới có một   đến hai đôi răng nanh rất nhọn. lưỡi hẹp và dài có thể  cử  động được. Khe  mang rộng. Viền sau xương nắp mang trơn liền. Màng nắp không nối liền   nhau và không liền với ức. Có mang giả. Không có lược mang. Vảy tròn, rất  nhỏ,  ở  đầu chỉ    có gò má có vảy còn lại thì trơn. Đường bên rõ ràng. Vây  lưng 2 cái,  ở  cách nhau. Khởi điểm vây lưng thứ  nhất  ở  hơi sau gốc vây   bụng. Khởi điểm của vây lưng thứ hai ở trước khởi điểm của vây hậu môn.   Vây hậu môn cùng dạng với vây lưng thứ  hai, nhưng nhỏ  hơn. Vây ngực   tương đối rộng, ở hơi cao. Vây bụng nhỏ và hẹp, ở phía gần ngực. Vây đuôi  dạng đuôi chẻ. Hậu môn  ở  ngay trước vây hậu môn. Bóng hơi dài và nhỏ.   Mặt lưng màu đen, bụng màu trắng, hai bên thân có nhiều vệt đen vắt ngang  qua. Đặc điểm sinh học: Sống ở vùng nước ven bờ và các cửa sông, hành động  hung dữ, mồi là những loại cá khác, thường có độ dài 200­250 mm. Phân bố địa lý: Đông Phi, Hồng Hải, Xri Lanca, Úc, Inđônêxia, Malaixia,  Mêlanêxia, Micronêxia, Philippin, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. Mùa vụ khai thác: Quanh năm. Kích thước khai thác: 200­300 mm. Ngư cụ khai thác: Lưới kéo đáy, lưới rê, lưới vây. Giá trị kinh tế: Là đối tượng khai thác của nghề cá ven bờ ở miền Bắc và  miền Nam nước ta. 5
  6. Ảnh chụp tại đảo Trí Nguyên, Nha Trang Với chiều dài động học: Lf = 260 mm thì đây là cá nhồng vằn trưởng thành. HỌ CÁ THU NGỪ SCOMBRIDAE Đặc điểm: Thân hình thoi dài, dẹp bên nhiều hoặc ít, toàn thân phủ vảy nhỏ, hoặc   chỉ trên phần vai và ngực phủ vảy lớn. Đường bên hoàn toàn hình sóng. Có 2   vây lưng liền hoặc không liền với nhau, phía sau vây lưng và vây hậu môn có  những vây phụ  nhỏ  riêng biệt. Trên cuống đuôi, mỗi bên có 2 gờ  da ngắn  ở  gốc vây đuôi và có hoặc không có gờ da dài cao ở  giữa. Răng hình nón hoặc  dẹt hình tam giác, mỗi hàm nói chung chỉ  có một hàng, trên xương lá mía và  xương khẩu cái có hoặc không có răng. Đốt sống thân 31­66 (Lindberg). Theo  trang Wikipedia, hiện họ này có khoảng 15 giống với 55 loài, phân bố ở vùng   biển nhiệt đới, á nhiệt đới, một số  ít loài phân bố  ở  vùng ôn đới (Lindberg),  là loài cá nổi có ý nghĩa quan trọng. Ở vịnh Bắc bộ có 6 giống, 11 loài. 6
  7. Bảng tra giống trong họ Scombridae 1(6) Răng trên hàm nhỏ, hình dùi tròn. 2(3) Các lá phụ giữa 2 vây bụng hợp với nhau thành dạng một cái lưỡi dài nhọ: Giống Auxis Cuvier, 1829 3(2) Các lá phụ giữa 2 vây bụng tách rời nhau và tách rời vây bụng. 4(5) Toàn thân (không kể đầu) phủ vảy nhỏ: Giống Thunnus South, 1845 5(4) Trên thân chỉ phần vai và ngực phủ vảy tương đối lớn: Giống Euthynnus Liitken, 1882 6(1) Răng trên hàm dẹt, hình tam giác. 7(8) Lược mang trên cung mang thứ hất ngắn, ít hơn 20; vây lưng thứ nhất thường nhiều  hơn 14 gai cứng: Giống Scomberomorus Lacépède, 1802 8(7) Lược mang trên cung mang thứ nhất dài, nhiều hơn 30; vây lưng thứ nhất không quá  11 gai cứng. 9(10) Trên xương khẩu cái và xương lá mía có răng; lược mang ít hơn 35: Giống Scomber Linné, 1758 10(9) Xương khẩu cái và xương lá mía không có răng; lược mang nhiều hơn 40: Giống Rastrelliger Jordan et Starks, 1908 Giống Rastrelliger Jordan et Starks, 1908 Thân hình thoi dài, dẹt bên, bắp đuôi nhỏ, ngắn, cuống đuôi có 2 gờ da. Phủ  vảy tròn nhỏ, phần ngực phủ  vảy lớn hơn nhưng không thành giáp ngực.  Màng mỡ  mắt  phát triển. Răng nhỏ  hình chóp, mỗi hàm có  1 hàng. Trên  xương lá mía, xương khẩu cái và lưỡi không có răng. Lược mang dài , trên   hàng ngoài của cung mang thứ  nhất nhiều hơn 40 cái. Hai vây lưng cách xa   nhau, gai cứng của vây lưng thứ  nhất yếu. Vây lưng thứ  2 và vây hậu môn  đồng dạng, phía sau đều có 5­6 vây phụ. Giữa 2 vây bụng có 1 lá da nhỏ  nhọn dạng 1 vây phụ. Giống này có 3 loài phân bố trong các vùng biển ôn đới  Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ở vịnh Bắc Bộ có 1 loài. Cá bạc má Rastrelliger kanagurta Cuvier, 1817 Đặc điểm hình thái: Chiều dài thân bằng 3,4­4,3 lần cao thân, bằng 3,3­3,5  lần chiều dài đầu. Chiều dài đầu bằng 3,3­3,8 lần chiều dài mõm, bằng 4,0­ 4,4 lần đường kính mắt, bằng 3,9­5,0 khoảng cách 2 mắt, bằng 1,8­2,3 lần  chiều dài xương hàm trên. Thân hình thoi, dẹt bên, bắp đuôi nhỏ, mặt bên  cuống đuôi có 2 gờ da. Đầu  dẹp bên, chiều dài đầu lớn hơn chiều cao thân.   Mép các xương nắp mang nhẫn. Mõm nhọn, chiều dài mõm lớn hơn đường  kính mắt. Mắt lớn, nằm lệch về nửa trước đầu. Khoảng cách 2 mắt hơi nhỏ  hơn đường kính mắt. Hai lỗ  mũi gần nhau, lỗ  mũi trước tròn, 2 lỗ  mũi sau  hình khe. Miệng rộng, chếch, 2 hàm bằng nhau. Xương hàm trên kéo dài đến  dưới viền sau mắt (ở  cá nhỏ  đến dưới viền sau đồng tử). Răng nhỏ  nhọn,  mỗi hàm 1 hàng. Xương lá mía và xương khẩu cái không có răng. Lược mang   7
  8. dài và dẹt, có gai dài nhỏ như một cái lược. Vây tròn, phía dưới vây ngực vảy  lớn hơn các vùng khác. Má có vảy. Đường bên hoàn toàn, chạy song song với  viền lưng. Hai vây lưng xa nhau, gai cứng của vây lưng thứ nhất yếu, các gai  phía sau thấp hơn hẳn các gai phía trước. Vây lưng thứ  2 và vây hậu môn  đồng dạng, phía sau đều có 5 vây phụ. Vây ngực ngắn rộng. Vây bụng nhỏ.  Vây đuôi xẻ thành 2 thùy dài mảnh. Toàn thân màu trắng đục, phần lườn màu   xanh nhạt, đôi khi có một số vân đen sắp xếp không theo quy luật. Đặc điểm sinh học: Thức ăn của cá bạc má chủ  yếu là phiêu sinh vật,  ấu   trùng hay những loài tôm cá nhỏ, cho nên khi kiếm ăn chúng bơi theo đàn và   há miếng to hết cở  để  lọc nước qua mang lấy thức ăn. Cường độ  bắt mồi  của cá cái cao hơn cá đực, cá chưa chín muồi sinh dục cao hơn cá trưởng   thành. Cá bạc má sinh trưởng rất nhanh trong năm đầu và đạt trung bình  113 mm. Từ năm thứ  2, tốc độ  tăng trưởng chậm dần. Mùa sinh sản của cá   bạc mà kéo dài từ  cuối mùa khô (tháng ba) cho đến cuối mùa mưa (tháng  mười hai) với hai đỉnh đẻ rộ vào tháng 3 – 6 và tháng 9 – 10. Chiều dài khi cá   đi đẻ lần đầu dao động từ 140 mm đến 200 mm. Nhiệt độ nước biển bề mặt  thích hợp cho cá đi đẻ là 17,5­ 26 0C và độ mặn 30 – 34 ‰. Phân bố theo độ sâu: Mật độ của cá tăng dần từ độ sâu 20 m đến 50 m. Ở  những nơi có độ sâu lớn hơn 100 m hầu như không bắt được cá bạc má bằng  lưới kéo đáy. Dải độ  sâu mà lưới kéo đáy đánh bắt được cá bạc má có năng  suất cao nhất là dải độ sâu 30 – 50 m. Phân   bố:  Ấn   Độ,   đông   châu   Phi,   Hồng   Hải,   Inđônêxia,   Úc,   Xri   Lanca,  Philippin, Malaixia, Nhật Bản, Trung Quốc.  Ở  Việt Nam, phân bố   ở  vùng  biển vịnh Bắc Bộ, miền trung và Tây Nam Bộ Mùa vụ khai thác: Quanh năm. Kích thước khai thác: 180­250 mm, lớn nhất 350 mm. Ngư cụ khai thác: Lưới vây, lưới rê, lưới kéo đáy, câu. Dạng sản phẩm: Ăn tươi, phơi khô, đóng hộp, hun khói. 8
  9. Ảnh chụp tại đảo Trí Nguyên, Nha Trang. Với chiều dài Fort đo được: Lf = 170 mm thì đây là cá trưởng thành HỌ CÁ CĂNG THERAPONIDAE Đặc điểm: Thân hình bầu dục hoặc hình thoi dài, dẹp bên, phủ  vảy lược mỏng,  khó bong. Đường bên hoàn toàn, không có vảy phụ. Đầu dẹp bên, mặt lưng   phần xương chẩm trên thô, xương đỉnh có các gờ  nhỏ. Xương bả  vai trên  (suprascapular) và xương mỏ  quạ  (coracold) lộ  ra ngoài, mép có gai. Xương  hàm   trước   có   thể   hơi   nhô   ra   phía   trước,   không   có   xương   phụ   hàm   trên.   Xương hàm trên bị  xương trước mắt che gần kín. Mép xương nắp mang   trước và xương trước mắt hình răng cưa. Mép xương nắp mang có 1­2 gai.   Màng nắp mang tách rời hoặc liền với ức, có mang giả, 6 tia nắp mang. Răng  mọc thành hang hay thành đai trên hai hàm, đầu răng đơn hoặc phân thành ba   thùy. Xương lá mía (vomer) và xương khẩu cái (palatines) có hoặc không có  9
  10. răng. Trên lưỡi không có răng. Vây lưng dài liên tục, sau phần gai cứng lõm  nông hoặc sâu, có 12­13 gai cứng và 8­14 tia vây. Vây hậu môn có 3 gai cứng  và 7­12 tia vây. Vây đuôi lõm hoặc phân thành hai thùy. Họ cá căng thuộc loại  cá ăn thịt, phân bố  trong các vùng biển nhiệt đới, một số  loài có lúc và nước   ngọt. Một số loài có nhiều biến thái về màu sắc trong quá trình phát triển của   cơ  thể. Thân hình cá thuộc loại nhỏ  và vừa, thịt rắn thơm ngon, có ý nghĩa  kinh tế  nhưng không cao.  Theo Fishbase (2013), hiên họ  này có khoảng 52  loài trong 16 giống. Ở vịnh Bắc Bộ có 3 giống, 6 loài thuộc họ này. Bảng tra giống trong họ Theraponidae 1(4) Đầu răng hàng ngoài không phân thùy. 2(3) Trên hai hàm răng mọc thành đai, răng hàng ngoài tương đối lớn, đầu răng trắng: Giống Therapon Cuvier, 1817 3(2) Hàm trên có 3 hàng răng, hàm dưới có 2 hàng, răng hàng ngoài không thật lớn; đầu  răng màu nâu: Giống Pelates Cuvier, 1829 4(1) Răng dẹt bên, đầu răng phân thành 3 thùy: Giống Helotes Cuvier, 1829 Giống Therapon Cuvier, 1817 Thân hình bầu dục, dẹp bên, phủ  vảy lược dày, phần lược cứng, khó rụng.  Đầu tương đối lớn, dẹp bên, má và nắp mang phủ vảy. Xương nắp mang có  2 gai, gai dưới lớn khỏe kéo dài quá màng nắp mang. Có 6 tia nắp mang,  mang giả  còn tồn tại. Xương bả  vai trên và xương quạ  thường lộ  ra ngoài   vảy. Răng nhọn, mọc thành đai răng trên hai hàm, răng hàng ngoài cùng lớn  khỏe. Trên xương khẩu cái và xương lá mía có răng hoặc răng đã biến hóa.   Vây lưng lõm ở cuối phần gai cứng, có 11­13 gai cứng (phổ biến là 12 gai) và   8­14 tia vây. Vây hậu môn có 3 gai cứng và 7­12 tia vây. Vây đuôi phân thành  2 thùy. Giống này sống  ở  biển, có một số  loài vào cả  nước ngọt, phân bố  nhiều trong các vùng biển  Ấn Độ­Thái Bình Dương, là giống có nhiều loài  nhất trong họ cá căng. Ở vịnh Bắc Bộ có 4 loài. Bảng tra loài trong giống Therapon 1(2) Mõm nhọn, chiều dài mõm lớn hơn hẳn đường kính mắt (bằng khoảng 1,4­1,7 lần);   hai gai cứng sau cùng của vây lưng xấp xỉ bằng nhau; phần gai vây lưng không có vết đen  lớn: Cá căng mõm nhọn Therapon oxyrhynchus 2(1) Mõm tù, chiều dài mõm bằng hoặc chỉ  hơi lớn hơn đường kính mắt; gai cứng sau  cùng của vây lưng dài hơn hẳn gai đứng trước nó (thường bằng 1,5 lần); phần gai vây  lưng   có   một   vết   đen   lớn 3(4) Trên xương lá mía và xương khẩu cái có răng; các vân đen dọc thân võng xuống phần   bụng và chạy thẳng giữa bắp đuôi đến hõm vây đuôi: Cá ong Therapon jarbua 10
  11. 4(3) Trên xương lá mía và xương khẩu cái không có răng; các vân đen dọc thân đều thẳng,  vân   thứ   ba   từ   mút   mõm   chạy  thẳng   qua  phần  trên   bắp  đuôi   đến   thùy  trên   vây   đuôi. 5(6) Thân tương đối cao, chiều dài thân lớn hơn chiều cao thân không đến 3 lần; vảy lớn: Cá căng Therapon theraps 6(5) Thân tương đối thấp, chiều dài thân lớn hơn chiều cao thân quá 3 lần; vảy nhỏ: Cá căng dài Therapon puta Cá ong Therapon jarbua Forskal, 1775 Đặc điểm hình thái: Chiều dài thân bằng 2,6­3,1 lần chiều cao thân, bằng   2,85­3,44 lần chiều dài  đầu. Chiều dài  đầu bằng 3,15­4,00 lần chiều dài  mõm, bằng 3,25­4,44 lần đường kính mắt, bằng 3,5­4,0 lần khoảng cách hai  mắt, bằng 2,30­3,09 lần chiều dài xương hàm trên. Thân hình bầu dục dài,  viền lưng và viền bụng cong đều hoặc viền bụng hơi thẳng, trước trán hơi   nhô cao. Bắp đuôi chắc khỏe, chiều dài bằng 1,3­1,5 lần chiều cao. Đầu hơi   nhỏ, dẹp bên. Mép dưới và mép sau hình răng cưa, các răng cưa lớn dần từ  hai đầu xương đến góc dưới. Mép dưới và mép sau hình răng cưa, các răng   cưa lớn dần từ hai đầu xương đến góc dưới. Mép sau xương nắp mang chính  có 1 gai dẹt, dài, nhọn kéo dài quá màng nắp mang. Mép dưới xương trước   mắt hình răng cưa đều đặn. Xương bả vai trên lộ ra ngoài  bằng tấm xương   có 4­6 gai nhọn. Mỗi bên hai lỗ  mũi gần  nhau và  ở  gần mắt, lỗ  mũi trước   tròn có van da cao, lỗ  mũi sau hình tam giác có van da  ở  hai bờ  phía trước.   Mõm ngắn tù,  ở  cá nhỏ  chiều dài mõm bằng đường kính mắt, cá lớn lên thì  chiều dài mõm lớn hơn đường kính mắt. Khoảng cách hài mắt rộng, tương   đối phẳng. Mắt tròn,  ở  sát mặt lưng của đầu. Miệng hơi nhếch, hai hàm  bằng nhau. Xương hàm trên lớn hơn chiều dài mõm, kéo dài đến dưới đồng  tử mắt. Răng hình dùi nhọn, mọc thành đai trên hai hàm, răng hàng ngoài cùng  lớn khỏe. Trên xương lá mía và xương khẩu cái có một số  răng tương đối  lớn. Trên lưỡi không có răng. Lược mang dài, dẹt cứng. Thân phủ  vảy lược  nhỏ. Ở đầu trừ phần mõm và giữa hai mắt, hai bên phủ nhiều hàng vảy. Gốc   vây lưng và vây hậu môn có vảy ôm hai bên tạo thành một rãnh sâu. Vây đuôi  có vảy mọc ra đến gần giữa vây. Vây lưng dài liên tục, có khe lõm sâu ở cuối   phần gai, có 10 tia vây (cá biệt có 9 tia), gai cứng thứ 4 dài nhất, gai sau cùng   dài hơn hẳn gai đứng trước nó. Vây ngực ngắn hơn vây bụng, chiều dài của  nó nói chung bằng chiều dài đầu sau mắt. Vây bụng dài rộng, mút vây không  tới lỗ hậu môn. Vây đuôi phân thành hai thùy nhọn. Phần lưng màu xám vàng  hoặc màu nâu gio, phần bụng màu trắng đục. Bên thân có 3 vân dọc màu đen:  vân 1 từ khởi điểm vây lưng đến gần cuối gốc vây lưng; vân 2 từ phía trước   vây lưng hơi võng xuống cuối nắp mang và phần đầu nhưng hẹp ở phần sau.   Vây lưng có vết đen rộng ở giữa  gai cứng thứ 3­6, trên phần tia vây có 2 vết   đen nhỏ ở nửa ngoài các tia 1­3 và 6­7. Trên vây đuôi có 4 vân đen chếch đối  xứng: 2 vân ở giữa vây, 2 vân ở mút hai thùy vây. Các vây khác màu nhạt. 11
  12. Đặc điểm sinh học: Chúng sống trên đáy cát nông, trong vùng lân cận của  các cửa sông. Sống ở độ  sâu 20­350 m. Chiều dài thành thục đầu tiên là 130   mm. Phân   bố:  Hồng   Hải,   đông   châu   Phi,   Ả   Rập,   Ấn   Độ,   Inđônêxia,  Philippin,Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Mùa vụ khai thác: Quanh năm. Kích thước khai thác: 40­150 mm. Ngư cụ khai thác: Lưới kéo đáy. Dạng sản phẩm: Ăn tươi. Ảnh chụp tại đảo Trí Nguyên, Nha Trang. Với chiều dài fort đo được: Lf = 135 mm, cá trong ảnh là cá ong trưởng thành. 12
  13. HỌ CÁ NGÁT PLOTOSIDAE Đặc điểm: Thân tương đối dài. Đuôi nhọn. Miệng  ở  trước đầu. Hai hàm có răng  nhọn, hàm dưới có răng hàm. Có 4 đôi râu nhỏ. Có xương nắp mang. Khe  mang rất rộng. Màng nắp mang không liền hẳn với  ức mà chỉ  có phần trên   cùng của  ức. Tia nắp mang 9­12 cái. Bóng hơi không bị  sụn bao bọc. Vây  lưng thứ nhất ngắn và nhỏ, có 1 gai cứng. Vây lưng thứ nhất ngắn và nhỏ, có   1 gai cứng. Vây lưng thứ hai hiền với vây và vây hậu. Không có vây mỡ. Vây  ngực có gai cứng. Vây bụng có 10­16 tia vây. Theo trang wikipedia, họ này có  khoảng 35 loài trong 10 giống. Giống cá ngát Plotosus Lacépède, 1803 Các đặc trưng hình thái giống như   ở  họ. Giống này hiện có 9 loài.  Ở  biển  nước ta mới phát hiện được 1 loài thuộc giống cá này. Cá ngát Plotosus anguillaris Bloch, 1797 Tên địa phương: Cá làu, cá trê biển. Dặc trưng hình thái:  Chiều dài thân gấp 5,77­7,88 lần chiều cao thân; 4,62­ 4,84 chiều dài đầu. Chiều dài đầu gấp 2,38­2,82 lần chiều dài mõm; 5,8­8,0  đường kính mắt; 2,45­2,71 khoảng cách mắt. Thân dài, phần trước thân dẹp  bằng, lưng gồ lên, phần sau lưng rất dẹp bên. Đầu to và dẹp bằng. Mõm dài   và tù. Quanh mõm có 4 đôi râu. Một đôi  ở  gần lỗ  mũi, một đôi  ở  gần mép   miệng, 2 đôi râu ngắn  ở  dưới cằm. Mắt nhỏ. Khoảng cách mắt hơi gồ  lên.   Lỗ mũi mỗi bên 1 đôi, lỗ  trên ở  gần gốc râu, lỗ  dưới ở  phía trên môi, có gờ  miệng lỗ. Miệng hơi nhỏ, nằm ngang, ở phía dưới trước đầu. Môi tương đối  dày, 2 hàm đều có răng nhọn, mọc thành dãy. Trên xương lá mía có răng mọc  2­3 hàng, xếp thành dãy hình móng ngựa. Khe mang rộng. Viền sau xương   nắp mang trơn liền. Màng nắp mang không hoàn toàn liền với ức, chỉ có phần  trên cùng của ức có gắn liền mà thôi. Lược mang hình que dẹp, dài gần bằng   đường kính mắt. Thân trơn liền, không có vảy. Đường bên hoàn chỉnh và  tương đối thẳng. Có 2 vây lưng, vây lưng thứ nhất ngắn, nhỏ, có 1 gai, khởi   điểm vây lưng thứ nhất ở phía sau gốc vây ngực. Vây lưng thứ hai rất dài và  nối liền với vây đuôi, khởi điểm ở  ngang với khởi điểm vây bụng. Vây hậu   môn rất dài, nối liền với vây đuôi. Vây lưng thứ 2, vây hậu môn và vây đuôi  hợp liền nhau lại, dạng dao nhọn. Vây ngực có gai cứng. Không có vây mỡ.  Hậu môn  ở  ngay trước gốc vây hậu môn. Mặt lưng màu hơi nâu đen, mặt  bụng màu trắng, viền các vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi màu hơi đen. Đặc điểm sinh học: Sống  ở  vùng biển ven bờ, có thể  vào  ở  vùng các cửa   sông. Thân hình tương đối nhỏ, thường có chiều dài thân 150­200 mm, có con  dài đến 252 mm. 13
  14. Phân bố: Châu Phi, Hồng Hải,  Ấn Độ, Malaysia, Inđônêxia, Philippin, Trung   Quốc, Nhật Bản, châu Úc và Việt Nam. Mùa vụ khai thác: Quanh năm. Ngư cụ khai thác: Lưới kéo đáy, câu. Ảnh chụp tại đảo Trí Nguyên, Nha Trang. Với chiều dài động học: Lf = 170 mm thì đây là cá ngát trưởng thành. 14
  15. HỌ CÁ NHỤ POLYNEMIDAE Đặc điểm: Thân cá dài hơi dẹp bên. Vảy lược. Miệng rộng  ở thấp. Mõm hơi lồi   ra. Mắt to, có màng mỡ. Trên 2 hàm và xương vòm miệng đều có răng dạng   lông nhung. Không có xương phụ  hàm trên. Có 2 vây lưng, chúng tách rời   nhau. Vây lưng thứ  1 có 7­8 gai. Vây lưng thứ  2 có 11­15 tia vây. Vây lưng  thứ 2 và vây hậu môn ở gần ngang nhau, hình dạng của 2 vây này gần giống  nhau. Vây ngực ở thấp, tia vây phân làm 2 phần: phần trên bình thường, phần  dưới tách rời kéo dài ra thành những tia đơn độc. Trên phần gốc của các vây  lưng, vây hậu môn và vây đuôi đều có vảy nhỏ phân bố. Đuôi dạng đuôi chẻ,  thùy đồng hình. Khe mang rất rộng và hở  trống. Màng nắp không liền nhau.   Có 7 tia nắp mang. Lược mang nhỏ  và dài. Đường bên liền và kéo dài đến  đuôi. Theo trang wikipedia, Họ này có khoảng 8­9 giống và 33­42 loài. Ở Việt  Nam tìm thấy 2 giống. Bảng xác định giống của họ cá nhụ Polynemidae 1(2) Có 4 tia vây ngực tách rời trở lên. Môi dưới chỉ phát triển ở mép miệng. Răng mọc  đến bên ngoài của 2 hàm: Giống cá nhụ lớn Eleutheronema  2(1) Có từ 5 tia vây ngực tách rời trở lên. Môi dưới đều phát triển. Răng không mọc ở phía  bên ngoài của hai hàm: Giống cá nhụ thường Polynemus  Giống cá nhụ thường Polynemus Linné, 1758 Có từ 5 tia vây ngực trở lên, tách rời thành dạng râu. Có hoặc không có răng  trên xương lá mía. Các đặc trưng khác như ở họ. Bảng xác định loài của giống cá nhụ thường Polynemus 1(2) Có 5 tia vây ngực tách rời. Phía sau xương nắp mang không có chấm đen to: Cá nhụ gộc Polynemus plebejus 2(1) Có 6 tia vây ngực tách rời. Phía sau xương nắp mang có 1 chấm đen to: Cá nhụ chấm Polynemus sextarius Cá nhụ gộc Polynemus plebejus Tên địa phương: Cá chét gộc, cá chích chòe. Đặc điểm hình thái:  Chiều dài thân gấp 3,31­3,80 chiều cao thân, 2,8­3,5   chiều dài đầu. Chiều dài đầu gấp 4,7­5,3 lần chiều dài mõm. Thân dài dẹp   bên, viền lưng và bụng thành cung tròn hẹp. Đầu nhỏ  và ngắn. Mõm tù.  Chiều dài mõm hơi ngắn hơn đường kính mắt. Mắt tương đối lớn, ở gần sát   15
  16. phía cùng của đầu. Màng mỡ  mắt phát triển, hình bầu dục. Khoảng cách  rộng và hơi lồi lên. Lỗ mũi rất nhỏ, mỗi bên hai cái. Miệng rộng ở phía dưới  đầu và gần như nằm ngang. Môi hàm dưới tương đối phát triển nhưng chưa   đến mút hàm. Răng rất nhỏ, dạng lông nhung, mọc thành dãy trên 2 hàm,  xương lá mía và xương vòm miệng. Dãy răng ở xương lá mía có hình tròn, ở  xương vòm miệng có hình thoi. Khe mang rộng. Viền sau xương nắp mang   trước có răng cưa nhỏ và sắc. Màng nắp mang tách rời nhau, không dính liền  với  ức. Lược mang phát triển. Vảy lược, trừ  trên màng mỡ  mắt và môi còn  toàn thân và đầu đều có mọc vảy. Các gốc vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn   và vây ngực đều có vảy nách hình tam giác. Đường bên kéo dài đến thùy dưới  của vây đuôi. Vây lưng 2 cái,  ở  cách xa nhau. Khởi điểm của vây lưng thứ  nhất ở gần khởi điểm của vây lưng thứ 2 hơn gần mút mõm. Gai tương đối  mềm, gai thứ 2­3 dài nhất. Vây lưng thứ 2 và vây hậu môn đồng dạng. Khởi  điểm của vây hậu môn  ở  ngang với tia vây thứ  2 của vây lưng thứ  hai. Vây  ngực to và dài, ở thấp, có 5 tia vây tách rời nhau như dạng râu, tia dài nhất dài  hơn vây ngực. Vây bụng nhỏ   ở  ngang bụng. Vây đuôi lớn và dài, dạng đuôi   chẻ. Lưng màu hơi xám nâu xanh nhạt, bụng màu trắng. Mỗi bên hông có 8­9  sọc dọc màu nâu xám. Các viền vây đều đen. Phân bố địa lý: Ấn Độ, Philippin, Triều Tiên và Việt Nam. Ở Đại Tây  Dương cũng có. Mùa vụ khai thác: Quanh năm. Ngư cụ khai thác: Lưới rê, lưới nhụ và lưới gộc. Ảnh chụp tại đảo Trí Nguyên, Nha Trang Chiều dài động học đo được: Lf = 200 mm. 16
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Khắc Hường, 1993. Cá biển Việt Nam. 2. Nguyễn Nhật Thi, 1991. Cá biển Việt Nam, tập Cá xương vịnh Bắc  Bộ. 3. Trung tâm Thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế thủy sản. Một số  loài cá thường gặp ở biển Việt Nam. 4. Trang wikipedia. 5. Trang thông tin của Tổ chức Fishbase. 17
  18. 18
  19. 19
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2