Phân tích sai phạm trong báo cáo tài chính
lượt xem 33
download
Báo cáo tài chính (BCTC) là một công cụ thể hiện đầy đủ tình hình hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. BCTC là thông tin đầu ra của doanh nghiệp, đồng thời đó là công thông tin đầu vào của các chủ đầu tư là cá nhân, tổ chức mong muốn tìm hiểu về doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp luôn muốn các tổ chức, cá nhân đầu tư có cái nhìn thiện cảm về doanh nghiệp mình, ngược lại các nhà đầu tư luôn có nhu cầu về tình hình thực tế của doanh nghiệp....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích sai phạm trong báo cáo tài chính
- Phân tích sai phạm trong báo cáo tài chính SV thực hiện :Lê Thị Tuyết
- LỜI MỞ ĐẦU Báo cáo tài chính (BCTC) là một công cụ thể hiện đầy đủ tình hình hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. BCTC là thông tin đầu ra của doanh nghiệp, đồng thời đó là công thông tin đầu vào của các chủ đầu tư là cá nhân, tổ chức mong muốn tìm hiểu về doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp luôn muốn các tổ chức, cá nhân đầu tư có cái nhìn thiện cảm về doanh nghiệp mình, ngược lại các nhà đầu tư luôn có nhu cầu về tình hình thực tế của doanh nghiệp. Báo cáo thông tin tài chính khả quan, tốt luôn là kỳ vọng của các chủ doanh nghiệp, trong khi nhu cầu của các nhà đầu tư mong muốn cung cấp một BCTC trung thực, khách quan. Chính nhu cầu về thông tin khác nhau nên dẩn đến tình trạng bóp méo thông tin trên BCTC. BCTC là một dạng thông tin do chính chủ doanh nghiệp cung cấp ra bên ngoài, mang tính chủ quan của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có thể phục vụ cho mục đích của mình doanh nghiệp luôn có xu hướng làm sai thông tin trên các bản báo cáo này. Mặc dù đã có các cơ quan chức năng: kiểm toán độc lập, cơ quan thuế can thiệp về thông tin trên BCTC, tuy nhiên không thể tránh khỏi sự sai phạm chính doanh nghiệp tạo ra. Cho dù đó là vô ý hay có chủ ý của doanh nghiệp. Việc phát sinh gian lận trên Báo cáo tài chính ở những công ty có tầm vóc lớn đã làm phát sinh sự quan tâm ngày càng nhiều về tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính. Nó cũng là thách thức lớn đối với người quản lý công ty cũng như đối với kiểm toán viên trong việc phát hiện các gian lận trên Báo cáo tài chính. Do vậy, gian lận luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Sai phạm BCTC là một chủ đề thời sự hiện nay, đặc biệt sau sự kiện hàng hoạt các công ty hàng đầu thế giới đi vào phá sản vào thế kỷ 21. Các công ty bị phá sản đã cho là có sai phạm nghiêm trọng về BCTC có thể kể ra rất nhiều như: Lucent, Xerox, Rite Aid, Waste Management, Micro Strategy, Raytheon, Sunbeam, Enron, Worldcom, Global Crossing, Adelphia, Qwest. Để khắc phục được các sai phạm này, nhiều biện pháp được đặt ra từ trong doanh nghiệp tới các cơ quan hoạt động độc lập bên ngoài. Các bộ phận hoạt động độc lập trong doanh nghiệp được thành lập. Hoạt động kiểm toán ngày càng được chú trọng và nâng cao. Tốc độ giảm sút về các sai phạm đã chứng tỏ rằng các cơ quan tổ chức này hoạt động có hiệu quả. Để có thể phát hiện được các sai phạm mà đơn vị cũng như các cá nhân trong đơn vị chủ ý tạo ra, một trong các thủ tục được áp dụng vào là phân tích các khoản mục trên BCTC để tìm ra sai phạm nếu có. Trên thế giới cũng đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về sai phạm trên BCTC, đặc biệt phải kể đến công trình nghiên cứu của ACFE. Hiểu rõ các phương pháp thực hiện gian lận, điều kiện làm phát sinh gian lận…sẽ giúp nhiều nghề nghiệp khác nhau trong việc thiết lập những biện pháp nhằm ngăn ngừa và phát hiện gian lận nhằm giảm thiểu các tổn thất cho xã hội, giúp nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC. Sau đây là một số thông tin mà cá nhân em tìm hiểu về phân tích các sai phạm trên BCTC. Bài con có nhiều thiếu sót, mong thầy cho ý kiên để em có thể hoàn thiện thêm. SV thực hiện :Lê Thị Tuyết
- PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ SAI PHẠM TRÊN BCTC I. KHÁI NIỆM Sai phạm (Deviation) là thuật ngữ dùng để chỉ những lỗi xảy ra tại đơn vị làm sai lệch các thông tin trong báo cáo tài chính tại đơn vị. Sai phạm tại đơn vị có thể diễn ra ở những khía cạnh khác nhau, nhưng xét về phương diện kế toán, những sai phạm thường gặp là các định khoản sai, ghi thiếu hay ghi trùng, tính toán sai, lập chứng từ giả… Chúng có thể được diễn ra khác nhau về mức độ hay quy mô và mục đích, như để đánh cắp tài sản của đơn vị; hoặc ngụy tạo tình hình để tạo ra một hình ảnh tốt đẹp về thực trạng tài chính của đơn vị, tạo lãi giả, lỗ giả… Các chuẩn mực kiểm toán thường đề cập đến ba nhóm hành vi sai phạm gồm: sai sót, gian lận và không tuân thủ. II. MỤC ĐÍCH Sai phạm không có mục đích: Là những sai phạm không do cố ý tạo ra ban đầu của cá nhân tổ chức có liên quan. Thông thường, những sai phạm không có mục đích là do trình độ xử lý của nhân viên, xử lý số liệu bị nhầm lẩn về số lượng về tính chất nghiệp vụ… Sai phạm có mục đích: Gọi chung là gian lận, mục đích chính của gian lận là tạo thông tin không trung thực trên BCTC. Dù cho mục đích cuối cùng là gì, có 2 hình thức phổ biến nhất hiện nay là khai gian (khai khống) và khai thiếu. Có 2 mục đích mà doanh nghiệp muốn hướng tới là khai khống để tại thông tin tốt cho doanh nghiệp và trốn thuế. Tuy nhiên, nếu xét về phương diện cá nhân, đó có thể là hành động biển thủ tài sản của cá nhân nào đó. III.CÁC LOẠI SAI PHẠM TRÊN BCTC 1.GIAN LẬN a. Khái niệm: Có nhiều khái niệm tổng quát cũng như chuyên ngành về gian lận. Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế 240 ( ISA 240), thuật ngữ “gian lận” được dùng để chỉ các hành vi cố ý của một hay nhiều cá nhân, đó có thể là các thành viên trong BGĐ, HĐQT, các nhân viên hay các bên thứ ba, liên quan đến sự gian dối nhằm thu được lợi ích không xứng đáng hay bất hợp pháp. Gian lận liên quan đến một hay nhiều thành viên trong BGĐ hay HĐQT được gọi là gian lận của BGĐ, gian lận chỉ liên quan đến các nhân viên của doanh nghiệp được gọi là gian lận của nhân viên. Trong mỗi trường hợp, có thể có sự cấu kết trong doanh nghiệp hay với bên thứ ba bên ngoài doanh nghiệp. Theo Kiểm toán Vương quốc Anh, gian lận có liên quan đến việc sử dụng thủ đoạn lừa gạt để giành được các lợi ích không công bằng và bất hợp pháp, cũng như là các sai sót cố ý hay việc cố tình bỏ sót một khoản tiền hay các khoản phải
- công khai trên BCTC hay trên từng khoản mục. Gian lận cũng bao gồm cả sự biển thủ tài sản cho dù có hay không có các sai sót trên chứng từ kế toán hay BCTC. Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 240 ( VSA 240), gian lận là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong HDQT, BGD, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng tới BCTC. Như vậy, dù định nghĩa theo cách nào thì bản chất, gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi. Theo đó ta có thể thấy được các yếu tố cơ bản của gian lận như sau: - Phải có sự chủ định của người thực hiện hành vi gian lận. - Phải liên quan ít nhất hai bên: bên thực hiện hành vi gian lận và bên đã hoặc có thể phải chịu hậu quả của gian lận; - Gây nên sai phạm trọng yếu do công khai không đúng sự thật; - Nhìn chung có sự cố gắng che dấu, lấp liếm các hành vi đã thực hiện; - Gian lận nhất thiết là có sự vi phạm sự trung thực. Kết quả nghiên cứu về gian lận theo công trình nghiên cứu của ACFE Có ba loại gian lận như sau: - Biển thủ tài sản: Xảy ra khi nhân viên biển thủ tài sản của tổ chức (ví dụ điển hình là biển thủ tiền, đánh cắp hàng tồn kho, gian lận về tiền lương). - Tham ô: Xảy ra khi người quản lý lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn của họ tham ô tài sản của công ty hay hành động trái ngược với các nghĩa vụ họ đã cam kết với tổ chức để làm lợi cho bản thân hay một bên thứ ba. - Gian lận trên Báo cáo tài chính: Là trường hợp các thông tin trên Báo cáo tài chính bị bóp méo, phản ảnh không trung thực tình hình tài chính một cách cố ý nhằm lừa gạt người sử dụng thông tin. (Ví dụ khai khống doanh thu, khai giảm nợ phải trả hay chi phí). b. Ví dụ: Tạo nghiệp vụ ảo: Các công ty có thể dung các cá nhân hay tổ chức liên quan để làm công cụ hổ trợ. Ví dụ: ký các hợp đồng có số lượng và đơn giá tốt với một công ty mà thực chất là công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty trong tập đoàn… nhằm tăng doanh thu tạm thời, tạo nhu cầu và giá bán ảo cho công ty. Khi cần đạt tiêu chí lợi nhuận, các công cũng có thể tạo nghiệp vụ thanh lý hàng tồn kho hoặc TSCĐ cho người quản lý hoặc cổ đông trong công ty. Nhân viên bán hàng cũng có thể thỏa thuận với khách hàng lấy nhiều hàng vào cuối năm và sau đó tạo nghiệp vị hàng bán trả lại vào đầu năm sau để tạo doanh số.
- Che dấu giao dịch nhằm trốn thuế: Với nhiều mục đích khác nhau, nhiều giao dịch bị che dấu bằng cách không hạch toán hoặc hạch toán với nội dung khác. Như: Doanh thu bán phế phẩm hoặc khoản chiết khấu nhận được từ nhà cung cấp không được ghi nhận vào sổ sách nhằm đem lại lợi ích cá nhận, đồng thời với lợi ích các nhân là một khoản thuế phải nộp nhà nước cũng giảm. c. Yếu tố dẩn tới hành vi gian lận Theo ISA 240, gian lận liên quan đến động cơ và áp lực để thực hiện gian lận, một cơ hội được nhận thấy để thực hiện gian lận và một số cách thức để hợp lý hóa hành động gian lận. Khả năng để gian lận xảy ra phụ thuộc vào 3 yếu tố: động cơ thúc ép, cơ hội và tính liêm chính. Động cơ thúc ép dẫn tới hành vi gian lận được xem như một loại áp lực có thể là từ phía cá nhân người thực hiện hành vi gian lận hoặc bởi một người nào đó hay bởi một yếu tố nào đó. Chúng có thể tồn tại dưới nhiều dạng, chẳng hạn động cơ kinh tế, nhu cầu tài chính hay lợi ích khác là những động cơ thúc ép phổ biến nhất dẫn tới gian lận. Những người có quyền lực thường có hành vi gian lận vì tính tham lam của họ thôi thúc. Cơ hội chính là thời cơ, khả năng có thể thực hiện hành vi gian lận. chẳng hạn không ai kiểm kê hàng tồn kho thiếu cũng không ai biết, két tiền mặt thường xuyên quên không khóa mà không ai để ý. Khi chức vụ càng cao thì càng có nhiều cơ hội để thực hiện gian lận. Yếu tố liêm khiết sẽ làm cho sự kết hợp giữa động cơ thúc ép và cơ hội biến thành hành vi gian lận. Theo ISA 240, một số cá nhân có thể có những thái độ, tính cách tiêu cực hay thiếu đi những giá trị đạo đức khiến họ cố tình vi phạm các hành vi không trung thực. 2.SAI SÓT a. Khái niệm: Thuật ngữ “ sai sót” đề cập tới các sai phạm không cố ý trên BCTC, bao gồm sự bỏ sót một khoản tiền hay một khoản phải khai báo trình bày. Tuy nhiện thực tế không phải khi nào cũng phân biệt rõ ràng giữa chúng. Việc phân biệt hành vi sai sót và gian lận có ý nghĩa quan trọng tới cuộc kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 ( VSA 240), sai sót là lỗi không cố ý, có ảnh hưởng tới BCTC. Sai sót thường biểu hiện dưới nhiều hình thức, cụ thể như: - Một sai phạm trong quá trình thu thập và xử lý dữ liệu để chuẩn bị lập BCTC. - Một ước tính kế toán không đúng phát sinh do sự bỏ sót hay hiểu sai thực tế.( Lỗi về tính toán số học hoặc ghi chép sai; Bỏ sót hoặc hiểu sai, làm sai các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế;
- - Áp dụng sai các nguyên tắc kế toán liên quan tới sự đo lường, ghi nhận, phân loại, trình bày hay khai báo- Sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chính nhưng không cố ý b. Ví dụ: Việc các công ty ghi nhận các khoản thu nhập khác vào doanh thu như thu nhập từ hoạt động tài chính, và thu nhập bất thường, tạo ra một sự hiểu lầm tăng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, tạo ảo tưởng về tiềm năng phát triển công ty cho những người đọc BCTC Kế toán tính toán các khoản trích lập bảo hiểm sai theo chế độ hiện vì không nắm bắt được sự thay đổi trong chế độ mới. Hay: Một khoản doanh thu chưa thực hiên kế toán vô tình tính tất cả vào doanh thu năm nay… PHẦN 2: CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CÓ THỂ LỰA CHỌN. I. KHÁI NIỆM 1.Chính sách kế toán Theo chuẩn mực số 29 kế toán Chính sách kế toán: Là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. 2. Chính sách kế toán có thể lựa chọn Là những chính sách mà bộ TC đưa ra trong chuẩn mực kế toán Việt Nam, theo đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một chính sách phù hợp với hình thức hoạt động, cơ cấu tổ chức… của chính mình II.CÁC CHÍNH SÁCH CÓ THỂ LỰA CHỌN 1.Chính sách kế toán có thể lựa chọn liên quan tới tài sản và nguồn vốn. 1.1Chính sách kế toán liên quan tới TSCĐ a. Chính sách ghi nhận TSCĐ Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình: Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau: (a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; (b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; (c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
- (d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm: (a) Nhà cửa, vật kiến trúc; (b) Máy móc, thiết bị; (c) Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; (d) Thiết bị, dụng cụ quản lý; (e) Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; (f) TSCĐ hữu hình khác. b. Phương pháp xác định nguyên giá. Theo chuẩn mực kế toán số 03 về TSCĐ, nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản tính đến thời điểm đưa TS đó và sử dụng. TSCĐ hữu hình mua sắm Theo đó, nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có). Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình. Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”.
- Các khoản chi phí phát sinh, như: Chi phí quản lý hành chính, chi phí sản xuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác... nếu không liên quan trực tiếp đến việc mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. Các khoản lỗ ban đầu do máy móc không hoạt động đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của các tài sản đó. Các chi phí không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình thuê tài chính Trường hợp đi thuê TSCĐ hữu hình theo hình thức thuê tài chính, nguyên giá TSCĐ được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán “Thuê tài sản”. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi. Ví dụ: Việc trao đổi các TSCĐ hữu hình tương tự như trao đổi máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, các cơ sở dịch vụ hoặc TSCĐ hữu hình khác. TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý ban đầu. Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. c. Phương pháp xác định khấu hao.
- Theo chuẩn mực 03 về TSCĐ: Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng: (a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình, hoặc: (b) Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản. Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình (theo quy định của chuẩn mực TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác. Lợi ích kinh tế do TSCĐ hữu hình đem lại được doanh nghiệp khai thác dần bằng cách sử dụng các tài sản đó. Tuy nhiên, các nhân tố khác, như: Sự lạc hậu về kỹ thuật, sự hao mòn của tài sản do chúng không được sử dụng thường dẫn đến sự suy giảm lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp ước tính các tài sản đó sẽ đem lại. Do đó, khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải xem xét các yếu tố sau: - Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó. Mức độ sử dụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính; - Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản, như: Số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đối với tài sản, cũng như việc bảo quản chúng trong những thời kỳ không hoạt động; - Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền công nghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản xuất ra; - Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn hợp đồng của tài sản thuê tài chính. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình do doanh nghiệp xác định chủ yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản. Tuy nhiên, do chính sách quản lý tài sản của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản có
- thể ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế của nó. Vì vậy, việc ước tính thời gian sử dụng hữu ích của một TSCĐ hữu hình còn phải dựa trên kinh nghiệm của doanh nghiệp đối với các tài sản cùng loại. Ba phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, gồm: - Phương pháp khấu hao đường thẳng; - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; và - Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm. Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra. Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từng TSCĐ hữu hình phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó. Doanh nghiệp không được tiếp tục tính khấu hao đối với những TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. 1.2 Chính sách kế toán liên quan tới hàng tồn kho. Hàng tồn kho bao gồm: Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến. Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm; Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường; Chi phí dịch vụ dở dang. a.Phương pháp theo dõi giá gốc hàng tồn kho. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua. Chi phí chế biến Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố
- định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm. Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường. - Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. - Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. - Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán. Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thểthực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung chosản phẩm chính Chi phí liên quan trực tiếp khác Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể. Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;
- - Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06; - Chi phí bán hàng;Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí cung cấp dịch vụ: Chi phí cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ, như chi phí giám sát và các chi phí chung có liên quan. - Chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý doanh nghiệp không được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ. b. Phương pháp ước tính giá trị sản phẩm dở dang. Đánh giá theo chi phí trực tiếp Theo cách tiếp cận này, toàn bộ chi phí chế biến giả định không tính trong giá trị sản phẩm dở dang. Mức độ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính vào sản phầm dở dang còn tùy thuộc vào các loại nguyên liệu đưa ngay từ đầu hay đưa liên tục trong quá trình sản xuất. Trường hợp chi phí nguyên vật liệu được đưa từ đầu kỳ thì chi phí dở dang cuối kỳ được tính theo công thức sau
- Chi phí Chi phí NVL cho Chi phí NVL NVL trực SPDD đầu kỳ + Trực tiếp phát sinh tiếp tính = Trong kỳ Số lượngSP cho SPDD Số lượng SP hoàn + Số lượng SPDD DD CK cuối kỳ thành nhập kho cuối kỳ Trường hợp VNL được đưa từ từ trong quá trình sản xuất thì cần ước tính mức độ hoàn thành của SPDD cuối kỳ Chi phí Chi phí NVL cho Chi phí NVL NVL trực SPDD đầu kỳ + Trực tiếp phát sinh Số lượngSP tiếp tính = Trong kỳ DD CK cho SPDD Số lượng SP hoàn + Số lượng SPDD quy đổi cuối kỳ thành nhập kho cuối kỳ quy đổi Trong đó: Số lượng Tổng Phần trăm hoàn thành SPDD Cuối = số lượng tương đương của từng kỳ quy đổi SPDD CK Loại SP Đánh giá theo khối lượng sản phẩm dở dang theo toàn bộ chi phí Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí SX phải được tính vào trong giá trị sản phẩm dở dang chế dở. Cách ước tính NVL tương tự như trên. Đối với chi phí chế biến phải ước tính mức độ hoàn thành tương đương cảu sản phẩm DD cuối kỳ để quy đổi chi phí chế biến cho SPDD. Chi phí Chi phí chế biến cho Chi phí chế biến chế biến SPDD đầu kỳ + Trực tiếp phát sinh Số lượng T. tiếp tính = Trong kỳ SPDDCK cho SPDD Số lượng SP hoàn + Số lượng SPDD quy đổi cuối kỳ thành nhập kho cuối kỳ quy đổi Khi đó:
- Giá trị thực Chi phí NVL Chi phí chế biến Tế SPDD = Trực tiếp cho + cho SPDD Cuối kỳ SPDD cuối kỳ cuối kỳ Việc xác định đúng đắn và đầy đủ giá trị HTK đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh, sử dụng có hiệu quả tài sản của doanh nghiệp. Nó còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi lập báo cáo tài chính, liên quan trực tiếp tới chỉ tiêu hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán, nếu sai dẫn đến giá trị tài sản lưu động và tổng tài sản thiếu chính xác; chỉ tiêu giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bị sai sẽ làm chỉ tiêu lãi gộp không còn chính xác. Hiện nay, giá trị hàng tồn kho tại các doanh nghiệp đang được tính theo một trong bốn phương pháp sau: Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO), phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO), phương pháp đích danh, phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp nhập trước - xuất trước ( FIFO) Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết. Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều Phương pháp nhập sau - xuất trước ( LIFO) Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau, được sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này, giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
- Áp dụng cho các doanh nghiệp có thể quản lý thời gian nhập của từng lô hàng cụ thể. Chi phí của lần mua gần nhất sát với giá vốn thực tế xuất kho, đảm bảo được nguyên tắc phù hợp của kế toán. Tuy nhiên, với phương pháp này trị giá vốn của hàng tồn kho còn lại cuối kỳ không sát với giá thị trường. Khối lượng công việc tính toán, ghi chép nhiều... thế nên trong thực tế ít dùng phương pháp này. Phương pháp tính giá đích danh Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này. Phương pháp bình quân gia quyền Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. a) Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng) Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân: Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ) Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ. Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
- b) Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm) Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau: Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i) Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít. 1.3 Chính sách kế toán tiền Nguyên tắc kế toán tiền Phải sử dụng một đồng tiền thống nhất là Đồng của Việt Nam hoặc một đơn vị tiền tệ được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận để ghi sổ. Các đơn vị có giao dịch là đồng ngoại tệ phải quy đổi về Đồng Việt Nam để hạch toán. Việc quy đổi này thường dựa vào tỷ giá liên ngân hàng được ngân hàng Nhà Nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Đối với ngoại tệ, doanh nghiệp cần phải theo giỏi chi tiết các khoản ngoại tệ này. Các loại ngoại tệ khi nhập hay xuất đều phải theo giỏi như hàng tồn kho của doanh nghiệp. Nghĩa là ngoại tệ nhập thì quy đổi tỷ giá theo phương pháp hối đoái thực tế, khi xuất thì được theo dỏi tính trên 1 trong 4 phương pháp: bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước và giá trị đích danh. Nguyên tắc này cũng được vận dụng đối với vàng bạc, đá quý, … trong doanh nghiệp. Đối với tiền gửi ngân hàng, ở các đơn vị có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán. Kế toán tăng giảm tiền Kế toán tiền cũng như các phân hệ khác, chứng từ là cơ sở để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh lên quan. Đối với quỷ tiền mặt, kế toán sử dụng phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ gốc. Đồi với tiền ngân hàng, kế toán sử dụng giấy báo nợ, giấy báo có, bản sao ngân hàng cũng với các chứng từ gốc kèm theo để kế toán ghi sổ. Các nghiệp vụ tăng giảm tiền chủ yếu là các họa động mua bán, đầu tư, của doanh nghiệp. Cần phải định khoản đúng và đầy đủ theo chế độ kế toán hiện hành quy định. Các ghiệp vụ mua TSCĐ cần có sự kết chuyển nguồn…
- Phải tổ chức kiểm quỷ tiền mặt; đối chiếu số dự tài khoản của doanh nghiệp với sổ của ngân hàng. Quá trình này sẻ phát hiện được sự chênh lệch có thể do nguyên nhân khách quan lẩn chủ quan như sự chậm trể của chứng từ gốc, do sai sót hoặc những lổi trong kiểm soát làm thất thoát tiền. Các phát hiện chênh lệch đều phải ghi nhận, không để chậm trể và chờ quyết định xử lý về sau. 1.4Chính sách ghi nhận giao dịch ngoại tệ a. Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới ngoại tệ Theo chuẩn mực kế toán “ảnh hưởng của những thay đổi tỷ giá” việc ghi nhận các nghiệp vụ này tuân theo các nguyên tắc: Các doanh nghiệp có các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập chứng từ báo cáo tài chính theo một tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam. Việc quy đổi này về nguyên tắc phải dựa vào tỷ giá thực tế giao dịch của nghiệp vụ hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngan hàng nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ đó. Khi các nghiệp vụ liên quan tới tăng tiền, ghi nhận tỷ giá này theo tỷ giá thwucj tế tại thời điểm phát sinh. Khi có một nghiệp vụ giảm liên quan tới tiền, kế toán phải dựa vào tỷ giá ghi sổ. Tỷ giá này do kế toán có được từ số liệu trên sổ sách. Tỷ giá này là khác nhau nếu theo các cách tính tỷ giá khác nhau(bình quân, LIFO, FIFO, đích danh) Vào cuối năm tài chính, doanh nghiệp cần phải đánh giá lại tất cả các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch liên ngân hàng do ngân àng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. b. Chính sách có thể lựa chọn liên quan tới ngoại tệ. Như đề cập trên, kế toán có thể lựa chọn tỷ giá xuất để đánh giá giá trị của các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới ngoại tệ. Kế toán có thể sử dụng 1 trong 4 phương pháp hiện nay đang sử dụng là: Tỷ giá bình quân: Tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới giảm tiền ngoại tệ được tính theo tỷ giá bình quân của các lần nhập theo trọng số là số lượng ngoại tệ đã có của doanh nghiệp trước đó. Phương pháp LIFO: Cũng tương tự như hàng tồn kho, LIFO có nghĩa rằng, các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới giảm ngoại tệ sẻ hạch toán theo tỷ giá gần nhập ngại tệ gần đây nhất. Phương pháp FIFO: Ngược với LIFO, phương pháp này chỉ ra rằng ngoại tệ xuất sẻ được lấy với tỷ giá lần nhập xa nhất mà doanh nghiệp có. Các nghiệp vụ làm tăng ngoại tệ của các lần nhập trước đó sẻ được làm căn cứ để kế toán hạch toán. Phương pháp đích danh: Với phương pháp đích danh, tỷ giá giao dịch được xác định chính là tỷ giá thực tế của khoản ngoại tệ đó khi nhập vào.
- 1.5Chính sách liên quan nợ phải trả và khoản phải thu. a. Chính sách liên quan tới khoản phải thu Khoản phải thu là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp, thể hiện quyền của đơn vị trong việc nhận tiền, sản phẩm hàng hóa từ khách hàng, cá tổ chức và cá nhân khác trong quá trình kinh doanh. Đối với nợ phải thu, sẻ liên quan tới khoản thu đó là khoản thu về ngoại tệ hay nội tệ từ đó liên quan tới chính sách kế toán tiền tương ứng. Chính sách nợ phải thu kế toán có thể lựa chọn là chính sách tín dụng mà doanh nghiệp dành cho các tổ chức cá nhân, từ đó liên quan tới lập dự phòng cho các khoản khó đòi hay xử lý các khoản khó đòi về sau. b. Chính sách liên quan tới nợ phải trả Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp về một khoản tiền đồi với một tổ chức cá nhân khác từ các nguồn lực của doanh nghiệp. Việc thanh toán các khoản nợ phải trả có thể được thực hiên bằng trả bừng tiền mặt, tiền ngân hàng, trả bằn tài sản khác(hàng hóa, nguyên vật liệu…) cũng cấp dịch vụ, thay thế nghiệp vụ này bằng nghiệp vụ khác, chuyển đổi nghĩa vụ phải trả thành nguồn vôn chủ. Vì vậy, chính sách nợ phải trả liên quan tới chính sách tiền (thanh toán bằng tiên), xuất kho hàng tồn kho (nếu trả bằng hàng hóa hoặc tài sản khác…)… 2.Chính sách kế toán có thể lựa chọn liên quan tới doanh thu chi phí. a.Chính sách ghi nhận doanh thu Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ… góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Chính sách ghi nhận doanh thu mà kế toán có thể lựa chọn là việc lựa chọn thời điểm kế toán để hạch toán doanh thu, rằng hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp đã hoàn toàn chuyển quyền sở hữu. b.Chính sách ghi nhận chi phí. Chi phí là yếu tố rỏ nhất liên quan tới việc lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao, phương pháp xuất dùng, xuất bán phân bổ công cụ dụng cụ… cũng ảnh hưởng tới chi phí doanh nghiệp. Mổi phương pháp đều cho ra một kết quả khác nhau về chi phí. Chi phí sản xuất: chi phí này thường bị ảnh hưởng bởi chính sách xuất dùng, phân bổ của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu trong kỳ sẻ được tính theo phương pháp giá xuất mà kế toán lựa chọn. Từ đó làm cho chi phí nguyên vật liệu thay đổi. Thông thường chi phí tính theo phương pháp LIFO thì cao hơn nhiều sơ với các phương pháp khác.. Việc phân bổ chi phí khấu hao trong các phân xưởng
- sản xuất cũng cho ta thấy rỏ điều này. Phương pháp khấu hao nhanh thường cho chi phí cao hơn. Chi phí tạo nên giá thánh sẻ thay đổi khi các chi phí cấu thành nên nó thay đổi. Hay giá thành cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi chính sách tùy chọn này. Tùy theo mục tiêu của nhà quản trị mà kế toán lựa chọn chính sách phù hợp Chi phí giá vốn: Giá vốn là toàn bộ chi phí liên quan tới việc có hàng hóa, thành phẩm để doanh nghiệp bán của hàng hóa, thành phẩm được bán ra. Các doanh nghiệp sản xuất sẻ bị ảnh hưởng nhiều bởi chi phí này. Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện và đẩy mạnh quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa và đảm bảo việc đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Chi phí bán hàng bao gồm các khoản chi phí như chi phí quảng cáo, khuyến mãi; chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu, bao bì dùng cho việc bán hàng, hoa hồng bán hàng. Chi phí quản lý doanh nhiệp Chi phí quản lý là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tổ chức, quản lý hành chính và các chi phí liên quan đến các hoạt động văn phòng làm việc của doanh nghiệp mà không thể xếp vào loại chi phí sản xuất hay chi phí bán hàng. Chi phí quản lý bao gồm chi phí tiền lương cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và nhân viên văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định (văn phòng và thiết bị làm việc trong văn phòng), chi phí văn phòng phẩm, các chi phí dịch vụ mua ngoài, v.v…Tất cả mọi tổ chức (tổ chức kinh doanh hay không kinh doanh) đều có chi phí quản lý. c.Chính sách phân phối lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá tŕnh sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp sẻ được phân chia cho cổ đông hay để lại tái đầu tư bao nhiêu phụ thuộc vào chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị có thể đề nghị Đại hội đồng cổ đông thông qua việc thanh toán toàn bộ hoặc một phần cổ tức bằng những tài sản cụ thể (như cổ phiếu hoặc trái phiếu đã được thanh toán đầy đủ do công ty khác phát hành) và Hội đồng quản trị là cơ quan thực thi nghị quyết này. Trường hợp cổ tức hay những khoản tiền khác liên quan tới một loại cổ phiếu được chi trả bằng tiền mặt, Công ty sẽ phải chi trả bằng tiền đồng Việt Nam và có thể thanh toán bằng séc hoặc lệnh trả tiền gửi qua bưu điện tới địa chỉ đã đăng ký
- của cổ đông thụ hưởng và trường hợp có rủi ro phát sinh (từ địa chỉ đã đăng ký của cổ đông) thì cổ đông đó phải chịu. Ngoài ra, các khoản tiền trả cổ tức hoặc các khoản tiền khác được chi trả bằng tiền mặt liên quan tới một loại cổ phiếu có thể được chi trả bằng chuyển khoản ngân hàng khi Công ty đã có thông tin chi tiết về ngân hàng của cổ đông nhằm cho phép Công ty thực hiện được việc chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của cổ đông. Trường hợp Công ty đã chuyển khoản theo đúng các thông tin chi tiết về ngân hàng do cổ đông cung cấp mà cổ đông đó không nhận được tiền, Công ty không phải chịu trách nhiệm về khoản tiền Công ty chuyển cho cổ đông thụ hưởng. Việc thanh toán cổ tức đối với các cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán có thể được tiến hành thông qua công ty chứng khoán hoặc Trung tâm Lưu ký. PHẦN 3: LƯA CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN. I. Khái niệm Là việc lựa chọn chính sách kế toán trong quy định của chế độ phù hợp với chính sách quản lý, tính đặc trưng hoạt động của doanh nghệp để phù hợp với cách thức hoạt động của doanh nghiệp đó II.Ý nghĩa III.Các yếu tố tác động nên chính sách kế toán 1.Trình độ kế toán Trình độ kế ảnh hưởng tới tốc độ, cũng như độ chính xác khi xử lý thông tin đầu vào trên tài liệu kế toán. Đồng thời, với các chính sách kế toán phức tạp cần đòi hỏi trình độ kế toán cao. Vì vậy, trình độ kế toán là một yêu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp Theo nghiên cứu của TS. Trần Đình Khôi Nguyên, các chuẩn mực kế toán quá khó hiểu cho các doanh nghiệp vận dụng (41,8%). Thật vậy, các kế toán viên không cần quan tâm đến nội dung chuẩn mực, vì họ cho rằng chuẩn mực kế toán có quá nhiều khái niệm và thuật ngữ mới mẻ. Trong khi đó, họ quan tâm đến các thông tư hướng dẫn do Bộ Tài chính ban hành vì thông tư hướng dẫn chi tiết và cụ thể hơn. Thông thường, các thông tư hướng dẫn thường phục vụ cho mục tiêu thuế hơn là mục tiêu kế toán. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải luôn cân nhắc mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được, vì chuẩn mực kế toán khó hiểu nên doanh nghiệp muốn vận dụng thì phải đầu tư nhiều chi phí (thuê tư vấn chẳng hạn), nhưng kết quả đạt được là gì ?. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không công bố báo cáo tài chính rộng rãi, không huy động vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh thông qua thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, yêu cầu trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính cũng không cần thiết.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận “Vận dụng cặp phạm trù khả năng hiện thực để phân tích về nguy cơ xói lở và nạn ô nhiễm ở sông Sài Gòn và sông Đồng Nai”
13 p | 2526 | 341
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Hoàn thiện chính sách marketing-mix trong kinh doanh khách sạn qua ví dụ tại Khách sạn Sài Gòn Morin - Huế
8 p | 717 | 252
-
Báo cáo thực tập: Phân tích dịch vụ Internet Banking tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Sài Gòn
28 p | 623 | 101
-
Luận văn: Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
57 p | 221 | 79
-
Tiểu luận Chuyên viên Y tế: Giải quyết vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh
16 p | 227 | 51
-
ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG "
60 p | 119 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về đánh giá tác động môi trường và liên hệ thực tế tới sự cố môi trường Formosa
84 p | 51 | 20
-
Bài tiêu luận: Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Vest nữ 2 lớp
79 p | 50 | 16
-
Đề tài: Sai phạm trong báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
12 p | 200 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Phân tích và xây dựng chức năng giám định tự động trong hệ thống giám định bảo hiểm xã hội
96 p | 69 | 13
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Kế toán: Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc tam giác gian lận đến các san phạm trọng yếu trên Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
26 p | 95 | 11
-
Tiểu luận đề tài : Vận dụng cặp phạm trù khả năng hiện thực để phân tích về nguy cơ xói lở và nạn ô nhiễm ở sông Sài Gòn và sông Đồng Nai
11 p | 99 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đối với sai phạm trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
116 p | 15 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích đình, đền, chùa Bảo Sài, phường Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Dương
26 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu bảo hiểm bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn
142 p | 22 | 5
-
Báo cáo khoa học: "thiết kế cơ cấu theo chỉ tiêu độ chính xác trong các thiết bị điều khiển cơ điện tử"
4 p | 49 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Phân tích và xây dựng chức năng giám định tự động trong hệ thống giám định bảo hiểm xã hội
25 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn