Báo cáo chuyên đề: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục
lượt xem 6
download
Tài liệu thông tin đến các bạn một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong môn Tiếng Việt 1 giúp cho học sinh phát triển trí tuệ, tình cảm, học tập hiệu quả và có hứng thú hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo chuyên đề: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục
- BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục” A. ĐẶT VẤN ĐỀ : Chương trình Tiếng Việt CGD không chỉ giúp HS nắm chắc tri thức cơ bản về Tiếng Việt và hình thành đồng thời các kĩ năng : nghe – nói đọc viết một cách vững chắc, HS luôn được tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự tin, thông qua các việc làm cụ thể, các thao tác cơ bản các em tự chiếm lĩnh được tri thức, phát huy được khả năng tư duy và năng lực của mình . HS được học từ âm đến chữ và khắc sâu hoạt động ngữ âm, cách phân tích cấu trúc ngữ âm, phương pháp dạy học này giúp HS xác định được vị trí âm trong một tiếng, như : Âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối. Kết quả, các em có thể đọc thông viết thạo, khi viết chính tả không nhìn chép mà ít viết sai chính tả vì khi dạy đều có đưa luật chính tả . Ví dụ : Âm “ cờ ” đứng trước âm e, ê, i phải viết bằng con chữ “ ca ” ( k ), khi dạy bài nguyên âm đôi iê thì có luật chính tả : Khi vần có âm cuối thì nguyên âm đôi iê viết là iê, khi vần không có âm cuối thì nguyên âm đôi iê viết là ia . Qúa trình dạy học theo phương pháp CGD không chỉ giúp giáo viên nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ sư phạm mà còn cách tổ chức dạy học theo quy trình công nghệ giúp giáo viên đổi mới phương pháp một cách triệt để, nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt công nghệ ngày một đi lên . Ở giai đoạn phần âm, HS được học cấu trúc âm – chữ theo nguyên tắc phụ âm ghép với nguyên âm để tạo thành tiếng .( Ví dụ : ma. mà. má, …) gồm 22 phụ âm và 11 nguyên âm ( chỉ nguyên âm đơn ) riêng khi dạy âm cờ có xuất hiện âm đệm u là điểm để phân biệt với vần sau này . Dạy Tiếng Việt là dạy chữ ghi âm, nghe sao viết vậy, học sinh phải được nhìn, nghe và luyện phát âm đúng ( khi giáo viên phát âm mẫu ) điểm ngoại lệ là những âm được ghi bằng hai, ba chữ cái : ch, kh, gh, ng, ngh, ph, th….( thường được dạy gần nhau để phân biệt và gắn với luật chính tả : c, k, g – gh, ng – ngh ) nếu HS không nhớ giáo viên phải nói rõ là các âm được ghi bằng hai , ba chữ cái đồng thời thường xuyên cho HS nêu lại luật chính tả : g/gh, ng/ngh, tương tự cấu trúc như c và k, riêng đối với những trường hợp như : v/r/gi,ch/tr, r/d, s/x và các dấu thanh, đọc các từ phiên âm tiếng nước ngoài cũng bắt đầu dạy từ giai đoạn này. Bươc đâu hoc đ ́ ̀ ̣ ọc, hoc viêt, h ̣ ́ ọc cách phân biệt nguyên âm, phụ âm,
- cách dùng mẫu, lập mẫu, luật chính tả, biết làm những nguyên âm không tròn môi thành nguyên âm tròn môi, biết phân biệt âm đệm và âm chính, âm chính và âm cuối, vần có đủ âm đệm, âm chính và âm cuối, biết nguyên âm đôi, luật chính tả về nguyên âm đôi nên cac em con nhiêu b ́ ̀ ̀ ỡ ngỡ va tiêp thu kiên th ̀ ́ ́ ức ̣ thât kho khăn, m ́ ột số em chỉ đọc vẹt chưa năm v ́ ưng cac ch ̃ ́ ữ cai. V ́ ơi yêu câu ́ ̀ của phần âm, cac em phai đoc đung âm, phai năm băt kiên th ́ ̉ ̣ ́ ̉ ́ ́ ́ ức một cách vững vàng, để biến kiến thức đo thanh ki năng, ki x ́ ̀ ̃ ̃ ảo trong phần âm, vần thì các em mới học tốt được môn tiếng Việt. Để thực hiện tốt chương trình này thì giáo viên cần phải xác định rõ mục tiêu chương trình, giúp các em đọc thông, viết thạo, không tái mù, các em nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống ngữ âm của Tiếng Việt. Chính vì thế, vấn đề chúng tôi đặt ra làm sao giúp cho học sinh phát triển trí tuệ, tình cảm, yêu thích với mục đích giúp các em: mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tập cho các em tính mạnh dạn trong học tập và khả năng sáng tạo để học tốt phần âm là chuyên đề của khối 1, nhằm chia sẻ cùng đồng nghiệp trong tổ cũng như đồng nghiệp trong toàn trường nhằm thống nhất và đưa ra một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong môn Tiếng việt 1 CGD thông qua chuyên đề “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : I. THỰC TRẠNG. 1 Đối với giáo viên: a. Thuận lợi: 100 % Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn. Hầu hết giáo viên tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, cơ bản được dự giờ và học hỏi kinh nghiệm từ chuyên đề trường bạn, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do ngành, nhà trường và cấp trên tổ chức. Giáo viên nhiệt tình trong công tác, tận tụy với học sinh, luôn tích cực tự học và sáng tạo trong giảng dạy. Cơ sở vật chất thiết bị, sách giáo viên, SGK đầy đủ, phục vụ cho công tác giảng dạy, trường lớp khang trang, thoáng mát, sạch sẽ đáp ứng nhu cầu
- giảng dạy của giáo viên. Giáo viên không phải soạn bài môn Tiếng Việt, tiết kiệm được thời gian để giáo viên nghiên cứu bài dạy. Tác phong sư phạm chững chạc, lời nói nhẹ nhàng dễ nghe, luôn gần gũi giúp đỡ học sinh. Về chương trình mới dạy TV1 – CGD rất tốt cho việc triển khai dạy học chương trình này tại đơn vị cụ thể là: Việc sử dụng ký hiệu thay lời nói của giáo viên đỡ mất thời gian. Quy trình đọc, đọc phân tích tiếng rất hiệu quả. Quy trình hướng dẫn tập viết và viết chính tả rất kỹ. b. Khó khăn: Giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy học nhằm phát huy tính tích cực lấy học sinh làm trung tâm ở môn Tiếng Việt 1 CGD. Hoạt động dạy cho học sinh nhớ máy móc là chủ yếu. Khi tổ chức dạy học sinh ở phân môn này còn khô khan, lúng túng chưa mang lại hiệu quả cao. Chưa định hướng cách học cho học sinh nên khi tìm hiểu về âm học sinh chưa có cách học chủ động, tích cực và sáng tạo. Khó khăn khi dạy luật chính tả: ví dụ như đọc âm c viết âm k hoặc là yêu cầu học sinh làm tròn môi âm l học sinh đọc chưa theo yêu cầu. 2. Đối với học sinh: a. Thuận lợi: Ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập Luôn được sự quan tâm và giúp đỡ của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo. Điều kiện cơ sở vật chất: Có đầy đủ bàn ghế đạt chuẩn, phòng học sáng sủa, sạch sẽ thoáng mát, ĐDDH, tủ, SGK, vở viết, được cấp phát và trang bị đầy đủ. b. Khó khăn Do đổi mới chương trình môn Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục nên các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu chương trình mới, các em
- chưa nắm bắt được ngữ âm và vần chưa định hình phân tích được đâu là nguyên âm, đâu là phụ âm, không phân biệt được đâu là âm đệm, đâu là âm chính, đâu là âm cuối, ngoài ra các em không nắm được luật chính tả nên rất khó khăn trong việc dạy. Khi học sinh thực hiện vẽ mô hình còn lúng túng chưa biết quy tắc vẽ, chưa biết đưa âm đệm, âm chính, âm cuối vào mô hình, chưa xác định rõ đâu là âm chính và đâu là âm cuối, và chưa nắm được vần vì vấn đề nắm âm chưa chắc, học về luật chính tả các em chưa phân biệt được luật chính tả về âm đệm, nguyên âm đôi, yêu cầu học sinh viết bài vào vở thì bài quá dài mà học sinh còn viết quá chậm. Trong quá trình học, các em còn phải phân biệt được tiếng có âm đầu, tiếng có âm chính, tiếng có âm đệm, âm chính, tiếng có âm đệm, âm cuối… II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Để giúp học sinh lớp 1 nắm vững được âm trong tiếng việt 1, trước hết giáo viên cần nắm được: Giúp học sinh nắm vững được từng âm, giáo viên cần chú ý 2 vấn đề then chốt: Yêu cầu đối với học sinh là thuộc bảng chữ cái một cách thành thạo. Nắm được kĩ năng về các âm trong Tiếng Việt 1, biết phân biệt nguyên âm và phụ âm, biết cách lập mẫu và dùng mẫu, phân tích âm, tiếng, đọc được theo các mức độ to – nhỏ nhẩm thầm theo lệnh và ký hiệu của giáo viên. Biết phân biệt đâu là âm đệm, âm chính và đâu là âm cuối, học về luật chính tả biết phân biệt được luật chính tả về âm đệm, nguyên âm đôi. Tình trạng các em đọc vẹt nhiều, muốn khắc phục những hạn chế này. Vụ Giáo dục Tiểu học hướng dẫn như sau: giáo viên nên tận dụng đồ dùng dạy học của chương trình hiện hành, làm thêm đồ dùng dạy học và chủ động sắp xếp thời gian rèn luyện kỹ năng nói, đọc cho học sinh. Để giải quyết được hai vấn đề nêu trên, giáo viên phải nắm vững vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu dạy âm….. trong môn tiếng việt 1. Giáo viên phải hiểu rõ khả năng nhận thức cũng như các đặc điểm của quá trình nhận thức của trẻ em. Bởi vì khả năng nhận thức của học sinh Tiểu học đang hình thành và phát triển theo từng giai đoạn có quy luật riêng, người
- giáo viên tiểu học cần phải hiểu trẻ em với đầy đủ nghĩa của nó, mới có thể tiến hành dạy phần âm đạt hiệu quả được. 1.1. Dựa vào thực trạng của giáo viên và học sinh để đưa ra giải pháp phù hợp với đặc trưng môn TV1 CGD được thể hiện qua 2 tiết dạy với 4 việc. Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm. 1a. T giới thiệu âm mới /th/. 1b. Phân tích tiếng /tha/. 1c. Vẽ mô hình /tha/. Việc 2: Viết chữ ghi âm /th/. 2a. Giới thiệu chữ “th” in thường. 2b. Giới thiệu chữ “th” viết thường. 2c. Viết tiếng có âm /th/. 2d. Hướng dẫn H viết vở “Em tập viết – CGD lớp 1” tập một. Việc 3: Đọc. 3a. Đọc chữ trên bảng lớp. 3b. Đọc sách “Tiếng Việt – CGD lớp 1” tập một. Việc 4: Viết chính tả. 4a. Viết bảng con. 4b. Viết vở chính tả. 1.2. Giải pháp: Tác phong lời nói, cử chỉ, điệu bộ của giáo viên cần phải chuẩn mực, thân thiện. Quy trình 4 việc cần phải thực hiện theo trình tự. + Câu lệnh của giáo viên cần phải dứt khoát, rõ ràng. Học sinh thực hiện theo đúng yêu cầu của giáo viên hoạt động giữa GV HS cần diễn ra nhịp nhàng.
- + Các hoạt động của lớp cần phải thực hiện theo “ký hiệu” trên bảng hoặc ký hiệu bằng tay của giáo viên. Giáo viên không phải nói nhiều mà phải ưu tiên các hoạt động cho học sinh. + Giáo viên cần phải thuộc các việc cơ bản ở mỗi bài. + Cần phải nhẹ nhàng, thân thiện và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động ở từng việc. + Quan tâm tới các em học sinh có nhận thức chậm trong lớp. + Tiết học buổi 2 giáo viên cần phải xác định được nội dung cần ôn tập chú ý về các kỹ năng cần củng cố phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm giúp các em nắm được bài tốt hơn. + Dạy đâu chắc đó, học sinh phải nắm được bài, không để học sinh ngoài lề lớp học. Cần dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, phân hóa đối tượng học sinh, cần đạt chuẩn ở mức độ thấp nhất như: học sinh tiếp thu bài kém…. Dạy học không cần viết tên bài trước, lập xong mô hình mới viết ở bảng, cần phải tuân thủ dạy theo sách thiết kế, có thể linh hoạt lồng ghép. Khen học sinh nhiều, không nên chê bai, nhắc nhở cho học sinh tiến bộ. Khi dạy không nên trở về cái cũ, mỗi ngày chỉ thay đổi một thành phần, khi giao việc giáo viên phải đứng trước lớp – học sinh làm việc giáo viên xuống lớp kiểm tra khen học sinh. Dạy lớp 1 dạy tiếng không dạy từ, không nên đưa những gì có sẵn cho học sinh khi đến lớp. 2. Phân loại đối tượng học sinh: Chuẩn bị nghiên cứu kỹ phần kế hoạch dạy học là việc làm không thể thiếu đối với bất cứ giáo viên nào khi đứng lớp, tuy nhiên giáo viên cần phải nghiên cứu, nắm vững mục tiêu bài dạy, bám sát vào Phân phối chương trình, lịch báo giảng. Đặt ra các hoạt động hợp lí thể hiện rõ hoạt động của giáo viên học sinh, có hoạt động cho đối tượng học sinh nắm bài tốt và học sinh chưa nắm được bài. Phân loại đối tượng học sinh theo nhóm và đặt tên nhóm khi tổ chức trò chơi. Sắp xếp chỗ ngồi của học sinh trong lớp hợp lí.
- Quan tâm khích lệ học sinh thường xuyên, tạo cơ hội để học sinh được chủ động tích cực thông qua giờ học và thực hành. 3. Giúp học sinh học tốt về âm. Có thể nói môn Tiếng Việt 1 CGD là một môn học mới giúp học sinh nắm bắt được ngữ âm trong Tiếng Việt, trong phần âm là công cụ hỗ trợ đắc lực và không thể thiếu chiếm tỉ lệ trọng yếu khi học môn Tiếng Việt. Vậy học sinh cần phải thuộc tất cả các chữ cái bảng chữ cái, thì các em mới ghép và đọc được âm, vần, tiếng, từ câu, ngoài ra tạo cơ hội cho học sinh có khả năng tư duy sáng tạo trong các tiết học, lấy học sinh làm trung tâm, các em sẽ là người chủ động trong các tiết học như đọc trơn, đọc hay, phân tích tốt. Bài đọc trong sách giáo khoa yêu cầu cần đạt chuẩn trang bên trái trước mà học sinh cần đạt, còn trang bên phải chỉ dành cho đối tượng học sinh nắm bài tốt và nhanh hơn, có thể lựa chọn 1 đoạn theo yêu cầu phù hợp với đối tượng học sinh để cho học sinh đọc không nhất thiết phải cho học sinh đọc cả bài. Học tốt tâm thế học tốt đó là 1 tuần đầu (tuần 0) cụ thể là rèn nề nếp, cách học tập, dạy gì, nghe nhận nhiệm vụ ví dụ: nói, nhe, đọc, tư thế đứng, giáo viên ghi ký hiệu trong quy trình dạy, nhưng giáo viên thực hiện có hiệu quả, lệnh giáo viên yêu cầu học sinh cất bảng, sách giáo khoa, vở viết như thế nào cho gọn và nhanh, tốt. Trong chương trình này giáo viên cần dạy kỹ 12 tiết bài tiếng. Còn dạy bài âm đối với học sinh không cần học qua lớp Mẫu giáo, trong tập 1 gồm có 9 tuần dạy về phần âm (lưu ý phần âm mẫu 3 là quan trọng nhất. Ví dụ: có thể học sinh đọc lại cho cô viết, giáo viên hỏi luyện cho học sinh viết, giáo viên viết nguyên âm, phụ âm vào bìa tô ky cho học sinh đọc trước khi vào lớp, ôn hàng ngày, để học sinh thuộc lòng. Chuẩn bị đồ dùng dạy học bám sát yêu cầu bài dạy, hệ thống câu hỏi phải rõ ý, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Do vậy khi dạy về phần âm giáo viên phải thực hiện được theo 4 việc thì học sinh sẽ học được cách làm việc theo trí óc, khi thực hiện được theo 4 việc giáo viên có thể huấn luyện kĩ năng viết cho học sinh theo 4 mức độ: to, nhỏ, nhẩm, thầm. Viết được, viết đúng, viết đẹp, viết nhanh, học đâu chắc đó.
- * Lưu ý: đọc phân tích để “kiểm tra” đọc trơn. Đọc trơn để “thẩm định” đọc phân tích. Ví dụ: Từ âm ơ (N. âm), âm th (P. âm) > thơ. Kết hợp với các dấu thanh > thơ, thờ,thớ,thở, thỡ, thợ Phân biệt tiếng /chữ (âm th, tiếng thơ/ chữ thờ, chữ th). Kết hợp với các dấu thanh để có các tiếng tương tự. Khi đọc các câu, từ (trong phần đọc ứng dụng) phải đọc trơn , không đánh vần từng tiếng, nếu học sinh không đọc được là do học phần trước không kỹ, phải quay về các thao tác như những bài đầu. Khi dạy, bắt buộc giáo viên phải phát âm chuẩn, dùng từ chuẩn, khi nói: các em đọc âm…, vần…, tiếng… các em viết con chữ…, viết chữ…; âm cờ được ghi bằng con chữ cờ (c), con chữ ka (k), con chữ cu (q); đánh vần: cờ aca; cờ e ke; cờ ua cua; cờoa qua… Khi học sinh không đọc được theo 4 mức độ, giáo viên cần phải hướng dẫn cụ thể thao tác chậm để học sinh nắm bắt được. Trong tiết dạy cần chú ý đến việc so sánh rất cần thiết vì học sinh hay sai ở âm cuối giáo viên cần làm giống và khác nhau ví dụ: i và y giáo viên thực hiện so sánh vào cuối việc 1, cần đọc mẫu hướng dẫn cách đọc và viết phải chuẩn. 4. Phân loại hệ thống cấu trúc âm gắn với luật chính tả. Ở giai đoạn này, học sinh được học cấu trúc âm chữ theo nguyên tắc: phụ âm ghép với nguyên âm để tạo thành tiếng (ma, mà, má, mạ…) Gồm 22 phụ âm và 11 nguyên âm (chỉ nguyên âm đơn, riêng khi dạy ở âm cờ có xuất hiện âm đệm u là điểm để phân biệt với vần sau này); dạy Tiếng Việt là dạy chữ ghi âm, nghe sao viết vậy, học sinh phải được nhìn, nghe và luyện phát âm đúng (khi giáo viên phát âm mẫu); điểm ngoại lệ là dạy những âm được ghi bằng hai, ba chữ cái: ch, kh, ng, ngh, gh, nh, ph, th…(thường được dạy liền nhau để dễ phân biệt và gắn liền với luật chính tả: c ch; ggh; ng ngh); nếu học sinh không nhớ giáo viên phải nói ra các âm được ghi bằng hai, ba chữ cái đồng thời thường xuyên cho học sinh nêu lại luật chính tả: g/gh, ng/ngh: tương tự cấu trúc như với c và k; riêng đối với những trường hợp
- như tr/ch; v/d/gi; r/d; s/x và các dấu thanh, đọc từ phiên âm tiếng nước ngoài, cũng bắt đầu được dạy từ giai đoạn này (sẽ đề cập ở phần sau). Về các giai đoạn sau này, nội dung dạy học cũng luôn được lặp lại, yêu cầu học sinh nhắc lại thường xuyên khi học các mẫu 2,3,4,5. * Lưu ý luật chính tả: Dấu thanh đặt ở âm chính, hướng dẫn viết vở Em tập viết theo mẫu in sẵn, viết chính tả có thể là một câu mà giáo viên vừa luyện đọc kỹ xong. trang bên phải có thể lựa chọn 1 đoạn theo yêu cầu phù hợp với đối tượng học sinh để cho học sinh đọc không nhất thiết phải cho học sinh đọc cả bài. Khi đọc chính tả, trong quá trình viết giáo viên có thể hỏi học sinh xem viết đúng chưa? Nếu sai bạn bên cạnh nhắc và viết lại, không tẩy xóa chỉ gạch chữ sai ở dưới chân và viết ra bên cạnh, giáo viên cần quan sát học sinh liên tục. Khi học sinh không viết được thì giáo viên cho học sinh phân tích lại để viết, yêu cầu tùy theo đối tượng học sinh trong lớp để giáo viên giao bài viết cho phù hợp. Ở bảng dạy như thế nào thì viết ở vở chính tả như thế đó, viết phải có quy cách. Ví dụ: khi dạy chữ thì cần chú ý bộ nét, cơ bản là dạy đặt bút, chấm tọa độ, kéo viết, kết thúc, tên nét phải nắm và thuộc, học sinh quên giáo viên cho học sinh nhắc lại để nhớ, củng cố cho học sinh viết các nét và thuộc các nét. Nếu học sinh không biết phân tích, không biết viết giáo viên phải hướng dẫn yêu cầu học sinh học thuộc bảng chữ cái và viết hết bảng chữ cái cho nhớ, sau đó sẽ hướng dẫn ghép các chữ với nhau. Luật chính tả có 9 nguyên âm trong đó có 3 nguyên âm xuất hiện chữ ghép, giáo viên có thể ghi vào bìa rô ky để học sinh quan sát đọc hàng ngày. Như vậy, sau khi học 4 việc, học sinh đã được cung cấp bộ công cụ Tiếng Việt (về kiến thức về cấu trúc ngữ âm, luật chính tả) và hình thành kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Từ đó giúp các em học tốt hơn phân môn Tiếng việt 1 – CNGD. 5. Thường xuyên thay đổi các hình thức học tập cho học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học có thành công, hiệu quả hay không là một phần phải có hình thức tổ chức học tập phong phú và đa dạng. Hình
- thức phải xây dựng phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh. Do đó hình thức phù hợp thì tạo nên tiết học sinh động, đạt hiệu quả cao và phát huy được tính cực tự học, chủ động và tự sáng tạo của học sinh. 6. Tổ chức các hoạt động vui chơi lồng ghép học sinh hệ thống kiến thức và tự chữa lỗi: Có thể nói đây là một kỹ năng rất quan trọng giúp cho người giáo viên nắm bắt và đo được kết quả học tập của học sinh qua một quá trình dạy học. Qua hoạt động vừa chơi vừa học các em biết chia sẻ với nhau kinh nghiệm học tập, các em biết tự mình kiểm tra kết quả học tập của mình và giúp nhau cùng tiến bộ. Các em không những ham thích đến trường mà còn dần yêu thích môn học này. Giáo viên cần thường xuyên thay đổi các hình thức tổ chức trò chơi khác nhau. Qua 1tiết học có thể tổ chức cho các em chơi những trò chơi gây hứng thú trong học tập, điều này rất bổ ích thông qua các tiết học hàng ngày. 7. Thời gian dạy: Giáo viên cần phân bố cho hợp lý cho các việc miễn là hoàn thành các việc (việc 1&2 ở tiết 1, việc 3&4 ở tiết 2). C. KẾT LUẬN Để thực hiện tốt môn Tiếng Việt 1 CGD người giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục đích yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của chương trình Tiếng Việt CGD cũng như mục đích, yêu cầu, phương pháp dạy học phần âm của từng bài dạy . Đặc biệt phải thực hiện theo đúng quy trình của thiết kế Tiếng Việt 1 CGD . Để HS nắm chắc bài học về phần âm là vô cùng quan trọng nên bước đầu giáo viên cần cung cấp cho HS các kĩ năng : Làm quen với môi trường học tập, với thầy cô, bạn bè, biết sử dụng các đồ dùng học tập, biết nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhẹn … Về kiến thức các em phải nắm chắc Tiếng gồm 2 phần ( phần đầu và phần vần ) biết đánh vần theo cơ chế hai bước, dùng thao tác và đọc theo 4 mức độ, biết vẽ mô hình 2 phần của tiếng, đưa tiếng vào mô hình, biết phân biệt nguyên âm, phụ âm, biết tạo ra tiếng mới bằng cách thay phụ âm đầu hoặc thay cá dấu thanh trong Tiếng Việt, biết nghe đọc và viết đúng, đẹp các tiếng đã học . Chính vì vậy mà : Trước giờ lên lớp giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách HS, giáo viên và tìm hiểu nội dung bài đọc trong chương trình lớp 1 … Giáo
- viên cần nắm vững chất lượng học tập của HS, từ đó có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học . Khi học xong tiết Tiếng Việt hình thành kiến thức các em phải nắm vững được các kiến thức trong bài học, giáo viên điều tra xem bao nhiêu HS trong lớp có thể làm được bài, từ đó có hướng luyện cho các em còn hổng kiến thức. Trong giờ học Tiếng Việt, để giờ học bớt căng thẳng, giáo viên cần tổ chức thêm các trò chơi giữa tiết và cuối tiết học . Với những lỗi phát âm cơ bản, trước hết giáo viên phải phát âm thật chuẩn, sau đó vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức sửa lỗi phát âm . Giáo viên có thể sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu : Giáo viên phát âm chuẩn từ 2 – 3 lần, sau đó cho HS phát âm sai phát âm lại . Phương pháp quan sát và phân tích cách phát âm : Giáo viên quan sát phát hiện HS phát âm sai, nói rõ nguyên nhân phát âm sai bằng cách chỉ ra cách sử dụng các bộ phận phát âm không đúng của các em, sau đó giáo viên mô tả cách phát âm như : Nêu rõ vị trí đặt lưỡi, vị trí của lưỡi với răng, độ mở của môi. Phương pháp luyện tập tổng hợp, phân tích các thành phần và âm vị mắc lỗi để HS nhận diện ( đối với các âm ghép như : th, ch,kh, ph, gh, ng, tr ) đưa vào trong ngữ cảnh để khu biệt nét nghĩa cho HS có ý thức phân biệt đúng, sai ( đối với các âm dễ lẫn lộn như : l/n, s/x, tr/ch, r/d, gi/d/v ) phương pháp tổ chức trò chơi học tập hấp dẫn để thu hút sự chú ý của HS giúp các em tiếp thu bài tốt hơn . Để dạy tốt môn Tiếng Việt 1 – CGD phần âm có hiệu quả cao, giáo viên cần làm tốt các quy trình 4 việc và vận dụng phù hợp các hình thức tổ chức dạy học cho từng tiết học một cách có hiệu quả nhất, đồng thời sử dụng một số phương pháp dạy học như : Phương pháp làm mẫu, phương pháp hỏi đáp, phương pháp trực quan … kết hợp với nhiều hình thức dạy học như : học theo lớp, theo nhóm, cá nhân …. Giáo viên luôn yêu cầu HS thực hành và rèn luyện kĩ năng đọc, viết, lưu ý trang bị cho HS kiến thức từ thấp đến cao . Để làm được điều này người giáo viên chỉ nhiệt tình giảng dạy là không đủ mà còn phải vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phải biết kích thích lòng say mê học tập của các em đồng thời lưu ý đến điều kiện thực tế ở mỗi lớp, mỗi trường . Với những thực trạng trên, để xây dựng nề nếp học tập cho HS đòi hỏi người giáo viên phải có bản lĩnh, tính dứt khoát, sự quan tâm đồng đều đến HS lớp mình phụ trách . Bên cạnh đó người giáo viên cần phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, yêu thương HS như chính con em mình .
- BÀI SOẠN MINH HỌA : Thứ năm ngày 19 tháng 10 năm 2017 Tiếng Việt : Tiết 7 : Âm /th /
- Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Việc 0: Chúng ta tiếp tục theo mô hình : HS vẽ : tiếng có hai phần HS vẽ t a Các em ghi tiếng /ta/ vào mô hình Em đọc trơn, đọc phân tích tiếng /ta/ HS đọc : ta – tờ a – ta Việc 1 : Chiếm lĩnh ngữ âm : .1. Giới thiêu âm mới T phát âm mẫu : /tha/ HS phát âm lại : /tha/ theo 4 mức : T N – N T ( cá nhân, đồng thanh ) 1.2 Cho HS phân tích tiếng /tha/ HS phân tích tiếng /tha/ ( cá nhân, bàn, dãy, cả lớp ) Tiếng /tha/ có phần nào đã học, phần đầu th chưa học, phần vần a phần nào chưa học ? đã học T phát âm /th/ HS phát âm lại /th/ ( đồng thanh, cá nhân, tổ ) Âm/th/ là nguyên âm hay phụ âm ? Âm /th/ là phụ âm vì khi ta phát âm vì sao em biết ? luồng hơi bị cản . HS nhắc lại nhiều lần /th/ là phụ âm 1.3 Vẽ mô hình : ( cá nhân, cả lớp ) theo 4 mức độ : T Vẽ mô hình 2 phần tiếng /tha/ N N T Phần vần a đã học các em đưa vào HS vẽ mô hình 2 phần của tiếng : mô hình còn đầu th chưa biết các em /tha/ a tạm thời để trống HS đoc : a là nguyên âm HS đọc /thờ/ là phụ âm ( nhắc lại Cho HS chơi trò chơi nhiều lần ) Việc 2 : Học viết chữ ghi âm /th/: HS đồng thanh /tha/ ( T N – N T) 2.1 Cho HS quan sát chữ th in thường HS chơi trò chơi T mô tả : chữ th gồm có 2 nét : t và h HS quan sát nhận xét : chữ /th/ in T viết mẫu lên bảng 2.2. T hướng dẫn viết chữ /th/ viết thường T cho HS quan sát chữ th viết thường T giới thiệu về chữ th cỡ vừa viết HS quan sát thường : nét trước là t, nét sau là h th a T vừa viết mẫu vừa nêu quy trình
- Trên đây là chuyên đề : “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục”. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các Đ/c giáo viên, để tổ chuyên môn thực hiện chương trình giảng dạy phân môn TV1 – CGD trong năm học 2017 2018 đạt hiệu quả cao hơn. Nguyệt Đức, ngày 10 tháng 9 năm 2017 Xác nhận của BGH Người viết Nguyễn Thị Thạch
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
HƯỚNG DẪN VIẾT LUẬN VĂN VÀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
22 p | 1801 | 587
-
Phương pháp viết một bản báo cáo
3 p | 1134 | 193
-
đề tài: Đào tạo nghề với chuyển dịch cơ cấu lao động ở việt nam hiện nay
31 p | 218 | 91
-
Phương pháp viết một bản báo cáo
6 p | 205 | 38
-
Một số biện pháp nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Hà Nội 2
7 p | 154 | 24
-
Báo cáo: Sinh hoạt chi bộ chuyên đề tháng 4/2013
109 p | 580 | 19
-
Đề thi và đáp án Sinh học: Một số khái niệm và thuật ngữ
3 p | 127 | 16
-
Báo cáo trường hợp - Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn CTXH & PTCĐ
15 p | 116 | 15
-
Nghiên cứu ứng dụng một số phần mềm đồ họa và phương tiện truyền thông để nâng cao hiệu quả giảng dạy cho môn học Đồ họa kỹ thuật
6 p | 150 | 13
-
CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ'/ MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU CHO VIỆT NAM
0 p | 102 | 7
-
Phát triển nguồn nhân lực bảo tàng - thực trạng và một số đề xuất
7 p | 101 | 4
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng một số dạng bài tập luyện nói tiếng Nga trình độ cơ bản tại Học viện Kỹ thuật Quân sự
9 p | 68 | 4
-
Những giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác đào tạo tại trường cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 10 | 4
-
Báo cáo Cấp tài chính cho dạy nghề Việt Nam – Chuyến công tác tìm hiểu thực tế
51 p | 44 | 3
-
Một số thành tựu và vấn đề đặt ra đối với giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam hiện nay
18 p | 34 | 3
-
Xây dựng năng lực số cho sinh viên: Nhìn từ một số trường phân hiệu đại học ở vùng Tây Nguyên
8 p | 9 | 3
-
Vai trò và điều kiện đảm bảo chuyển đổi số trong quản trị đại học ở Việt Nam
8 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn