intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo trường hợp - Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn CTXH & PTCĐ

Chia sẻ: Dang Trang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

117
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Báo cáo trường hợp" trình bày những tổng quan về báo cáo trường hợp và quy trình soạn thảo báo cáo trường hợp. Tài liệu này giúp cho các bạn thuộc chuyên ngành Công tác Xã hội có cơ sở để hoàn thành bản báo cáo về trường hợp thân chủ của mình một cách tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo trường hợp - Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn CTXH & PTCĐ

Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn CTXH & PTCĐ Trung cao Nghiên cứu – Tư vấn CTXH & PTCĐ Dự án “Nâng tâm năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM” Dự án “Nâng cao năng lực cho nhân viên Xã hội cơ sở TP. HCM”<br /> <br /> BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP BÁO ĐỘNG NHÓM NĂNGCÁOTRƯỜNG HỢP<br /> (ĐÁNHGIÁ TÂM LÝ XÃ HỘI) GIÁ TÂM LÝ XÃ HỘI) (ĐÁNH<br /> <br /> [Type text] hợp (Đánh giá tâm lý xã hội) Báo cáo trường<br /> <br /> SDRC - CFSI<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Bài 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP........................3 I. II. A. B. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP (BÁO CÁO CA) .3 TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP .........................4<br /> <br /> Bài 2: QUY TRÌNH SOẠN THẢO BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP ...............................5 GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ .................................................................................. 5 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG ........................................................... 5 I. II. CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ KHÁCH HÀNG ...................................................... 6 VẤN ĐỀ CỦA KHÁCH HÀNG ............................................................7<br /> <br /> III. CHẨN ĐOÁN VẤN ĐỀ (ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ XÃ HỘI) ......................8 IV. KẾ HOẠCH CAN THIỆP...................................................................11 V. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ..................................................................12 VI. LƯỢNG GIÁ ....................................................................................12 VII. KẾT THÚC .......................................................................................12 VIII. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................12 C. D. GIAI ĐOẠN VIẾT BÁO CÁO ........................................................................ 13 GIAI ĐOẠN KIỂM TRA BẢN THẢO ........................................................... 14<br /> <br /> Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012<br /> <br /> Trang 2<br /> <br /> [Type text] hợp (Đánh giá tâm lý xã hội) Báo cáo trường<br /> <br /> SDRC - CFSI<br /> <br /> Bài 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP<br /> I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP (BÁO CÁO CA)<br /> 1. Khái niệm báo cáo trường hợp Báo trường hợp (case report) là một kỹ năng được dùng phổ biến trong lĩnh vực y tế. Trong y tế, báo cáo trường hợp là một hình thức cổ xưa nhất của các loại báo cáo y tế. Theo Wikipedia: Trong y tế, báo cáo trường hợp là một báo cáo chi tiết về những triệu chứng, dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh nhân. Báo cáo trường hợp có thể chứa đựng thông tin nhân khẩu của bệnh nhân nhưng chỉ mô tả những trường hợp hiếm gặp hoặc không điển hình. Báo cáo về một trường hợp thường là một bài trình bày gây bất ngờ để mô tả những phát hiện và những dự đoán, đi kèm với việc xem xét các báo cáo trường hợp trước đó để đặt trường hợp được báo cáo trong một bối cảnh nhất định. Trong CTXH (CTXH), có ít tài liệu về báo cáo trường hợp cả tiếng anh và tiếng việt, chỉ có các tài liệu về “documentation” (tạm dịch là tài liệu hóa). Tài liệu hóa là việc ghi chép và lưu trữ tất cả các thông tin về khách hàng. Tài liệu hóa trong CTXH rất quan trọng, phục vụ sáu chức năng chính: (1) đánh giá và lập kế hoạch; (2) cung cấp dịch vụ; (3) tạo tính liên kết và phối hợp với các dịch vụ; (4) giám sát; (5) đánh giá dịch vụ; (6) nghiên cứu. Các tài liệu mà NVCTXH tạo ra như: tờ khai tiếp nhận, nhật ký, ghi chép vấn đàm, phiếu thông tin cơ bản, phiếu đánh giá nhu cầu, báo cáo đánh giá tâm lý xã hội, báo cáo vãng gia, báo cáo trường hợp, biên bản cuộc họp, bản ghi nhớ, các dự án, các chương trình, các nghiên cứu, các quyết định, các bài báo, sách, bài viết hội thảo… Như vậy, báo cáo trường hợp là một trong số các tài liệu mà NVCTXH cần phải thực hiện. Báo cáo trường hợp trong CTXH là trung tâm lưu trữ các thông tin và nối kết các tài liệu về một khách hàng nhằm cung cấp cho người đọc sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện về tiến trình quản lý một trường hợp khách hàng, là cơ sở để đánh giá sự thay đổi của khách hàng, hiệu quả làm việc của NVCTXH, công tác kiểm huấn và công tác quản lý. Đồng thời, báo cáo trường hợp cũng góp phần đưa ra những đề xuất, kiến nghị cho việc cải thiện hoặc thay đổi trong thực hành nghề nghiệp. Nghiên cứu trường hợp (case sutdy) và báo cáo trường hợp thường bị nhầm lẫn với nhau. Nghiên cứu trường hợp là một hình thức rộng rãi hơn báo cáo trường hợp. Nghiên cứu trường hợp được hiểu là một phân tích chuyên sâu về một trường hợp, sự kiện, tình huống trong đó nhấn mạnh các yếu tố liên quan đến bối cảnh phát triển. Nghiên cứu trường hợp phổ biến trong khoa học xã hội và khoa học đời sống. 2. Phân loại báo cáo trường hợp a) Báo cáo trường hợp định kỳ Viết báo cáo trường hợp là một công việc thường xuyên của mỗi NVCTXH. Khi tiến trình can thiệp một trường hợp kết thúc (hay còn gọi là đóng ca), NVCTXH phải viết một báo cáo trường hợp về khách hàng, trong đó nêu rõ lý do tại sao chấm dứt can thiệp. Tùy theo yêu cầu của mỗi cơ sở xã hội mà NVCTXH phải viết báo cáo trường hợp định kỳ hàng tháng, hàng quý hay hàng năm. Ví dụ: Một đứa trẻ tới cơ sở xã hội để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nếu như các nhu cầu, vấn đề của trẻ được giải<br /> Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 3<br /> <br /> [Type text] hợp (Đánh giá tâm lý xã hội) Báo cáo trường<br /> <br /> SDRC - CFSI<br /> <br /> quyết mà không cần thiết phải đưa trẻ vào cơ sở để chăm sóc thì NVCTXH cần phải viết báo cáo trường hợp đóng ca, trong đó nêu rõ lý do tại sao không đưa trẻ vào cơ sở. Nếu như đưa trẻ vào cơ sở để chăm sóc, NVCTXH cần chuẩn bị cho việc viết báo cáo trường hợp định kỳ (tháng, quý, năm). Báo cáo trường hợp định kỳ được lưu trữ trong tập hồ sơ xã hội của khách hàng nhằm mục đích quản lý hành chính, để chuyển gửi hoặc theo dõi sự thay đổi của khách hàng. Cũng giống như những tài liệu khác về khách hàng, việc lưu trữ báo cáo trường hợp phải tuân thủ nguyên tắc bảo mật, chỉ những người có chức năng trong cơ sở mới được đọc báo cáo trường hợp. Việc giới hạn những người có thể đọc báo cáo trường hợp thường phụ thuộc vào quy định của mỗi cơ sở xã hội. Những người ngoài cơ sở muốn tham khảo báo cáo trường hợp phải được sự cho phép của người đứng đầu cơ sở và sự đồng ý của khách hàng. b) Báo cáo trường hợp chuyên sâu Báo cáo trường hợp chuyên sâu được viết theo yêu cầu của các cá nhân, các tổ chức, các cơ quan có thẩm quyền (ví dụ như: bệnh viện, tòa án, công an, nhà xuất bản…) để bảo vệ, biện hộ hoặc tìm kiếm các dịch vụ. Bố cục của báo cáo dạng này thường không đầy đủ các phần như báo cáo trường hợp định kỳ, mà chỉ tập trung viết những nội dung theo yêu cầu từ phía các cá nhân, các tổ chức, các cơ quan có thẩm quyền.<br /> <br /> II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP<br /> Viết báo cáo trường hợp thể hiện tính chuyên nghiệp của NVCTXH. Báo cáo trường hợp truyền tải những thông tin cần thiết nhất về khách hàng tới đồng nghiệp để quản lý ca và tới các cơ quan trung gian khi NVCTXH chuyển gửi khách hàng. Báo cáo trường hợp là cơ sở cho sự hợp tác và điều phối các dịch vụ chuyên môn và đa ngành, khi khách hàng cần đến các dịch vụ bên ngoài cơ sở. Nghề CTXH xuất phát từ lĩnh vực thực hành nên các báo cáo trường hợp được các cơ sở lưu giữ, cho dù có thiếu sót vẫn là công cụ giáo dục có giá trị, phục vụ cho mục đích huấn luyện sinh viên. Bởi vì, nó cung cấp các bài học kinh nghiệm để cải thiện hoặc đưa ra những đề nghị thay đổi trong thực hành nghề nghiệp. Hay nói cách khác, thông qua báo cáo trường hợp, người đọc có thể học hỏi kinh nghiệm hoặc tránh các sai sót trong khi thực hành CTXH. Báo cáo trường hợp là một nguồn thông tin quan trọng để xác định các vấn đề mới, dự đoán các nguy cơ và dẫn đến những nghiên cứu mới. Do vậy, báo cáo trường hợp là cơ sở để thiết kế và cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, cải thiện chất lượng chăm sóc khách hàng. Báo cáo trường hợp có thể được yêu cầu từ một cá nhân hay cơ quan có thẩm quyền (như tòa án, bệnh viện, công an…). Khi đó, báo cáo trường hợp là bằng chứng quan trọng để hỗ trợ khách hàng. Ví dụ: Khách hàng là trẻ vi phạm pháp luật, tòa án có thể yêu cầu NVCTXH viết báo cáo trường hợp. Khi đó, báo cáo trường hợp có thể là bằng chứng được tòa án xem xét để giảm nhẹ tội cho khách hàng. Báo cáo trường hợp là bằng chứng thể hiện kết quả làm việc của NVCTXH. Chính vì thế, báo cáo trường hợp rất hữu ích cho công tác kiểm huấn. Kiểm huấn viên chịu trách nhiệm về các sự cố và thiếu sót của nhân viên, vì vậy, kiểm huấn viên cần lưu giữ lại các tài liệu mà họ cung cấp (trong đó có báo cáo trường hợp). Ngoài việc cung cấp cơ sở theo dõi, đánh giá sự thay đổi của khách hàng, báo cáo trường hợp còn cung cấp dữ liệu cho đánh giá các dịch vụ, các chương trình lớn hơn.<br /> Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 4<br /> <br /> [Type text] hợp (Đánh giá tâm lý xã hội) Báo cáo trường<br /> <br /> SDRC - CFSI<br /> <br /> Bài 2: QUY TRÌNH SOẠN THẢO BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP<br /> A. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ Có câu nói “Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại”, vì thế, không chỉ đối với việc viết báo cáo trường hợp mà với bất kỳ công việc nào, giai đoạn chuẩn bị là vô cùng quan trọng. Trước khi viết báo cáo trường hợp, NVCTXH cần phải phải đọc và tổng hợp tất cả các dữ liệu từ hồ sơ xã hội (tờ khai tiếp nhận, phiếu thông tin cơ bản, phiếu đánh giá nhu cầu, báo cáo đánh giá tâm lý xã hội, báo cáo vãng gia, biên bản cuộc họp, nhật ký, ghi chép vấn đàm,...) để chọn lọc những sự kiện, hoạt động, số liệu điển hình phục vụ cho việc mô tả, nhận định, giải thích, đánh giá và đưa ra các kết luận trong báo cáo trường hợp. Để chuẩn bị thật tốt trước khi viết báo cáo trường hợp, NVCTXH cần trả lời được các câu hỏi sau: Viết báo cáo nhằm mục đích gì? Viết về ai? Viết cho ai (đối với báo cáo trường hợp chuyên sâu)? Viết cái gì? Viết như thế nào? Đầu tiên, NVCTXH cần phải xác định được mục đích của việc viết báo cáo và những yêu cầu báo cáo trường hợp để giới hạn khuôn khổ, cách viết, cách trình bày và kiểm tra thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc soạn thảo báo cáo. Đối với báo cáo trường hợp chuyên sâu, NVCTXH cần phải xác định người nhận báo cáo trường hợp là ai? Việc xác định người nhận báo cáo giúp cho NVCTXH chọn cách viết phù hợp cả về hình thức lẫn văn phong, làm cho báo cáo trường hợp có sức thuyết phục cao. NVCTXH cần xác định được lý do viết báo cáo trường hợp chuyên sâu là gì? Người nhận báo cáo cần tìm kiếm điều gì? Mức độ hiểu biết của người nhận đối với những vấn đề được đề cập trong báo cáo? Những thuật ngữ trong báo cáo có quen thuộc với người nhận hay không? Sau khi đọc báo cáo, họ sẽ làm gì? Những nội dung thông tin được đề cập trong báo cáo trường hợp có phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của người nhận, khai thác và sử dụng báo cáo hay không? NVCTXH cần hỏi ý kiến và được sự đồng ý của khách hàng hoặc người giám hộ về việc soạn thảo và gửi báo cáo trường hợp chuyên sâu. NVCTXH cần xác định các nội dung bắt buộc và các nội dung cần thiết trong báo cáo trường hợp để làm cơ sở cho việc xây dựng đề cương, thu thập, chọn lọc và kiểm tra các dữ liệu, thông tin đưa vào báo cáo. NVCTXH cần xác định được hình thức, các yêu cầu, bố cục của báo cáo trường hợp. B. GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG Trong thực tế, việc xây dựng đề cương báo cáo trước khi viết báo cáo thường bị bỏ qua. Để nội dung báo cáo cụ thể, có trọng tâm và không bỏ sót nội dung cần phải thực hiện viết đề cương báo cáo. Việc thực hiện đề cương còn là cơ sở cho việc thu thập các thông tin, số liệu liên quan, đảm bảo tính cho việc thực hiện bước tiếp theo nhanh chóng, hiệu quả. Tùy theo mỗi loại báo cáo mà người soạn thảo lựa chọn một bố cục cho thích hợp. Đối với báo cáo trường hợp chuyên sâu định dạng của báo cáo còn phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu của người đọc. Bố cục của báo cáo dạng này thường không đầy đủ các phần như trong báo cáo trường hợp định kỳ. Chính vì vậy điều khó nhất là NVCTXH phải tạo ra<br /> <br /> Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012<br /> <br /> Trang 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2