BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: XÁC ĐỊNH NHỮNG MẶT HÀNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ XUẤT KHẨU TRONG 5 NĂM TỚI VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM KHUYẾN KHÍCH , ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
lượt xem 17
download
Tham khảo luận văn - đề án 'báo cáo chuyên đề: xác định những mặt hàng có tiềm năng, lợi thế xuất khẩu trong 5 năm tới và các biện pháp nhằm khuyến khích , đẩy mạnh xuất khẩu', luận văn - báo cáo, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: XÁC ĐỊNH NHỮNG MẶT HÀNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ XUẤT KHẨU TRONG 5 NĂM TỚI VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM KHUYẾN KHÍCH , ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
- BỘ CÔNG THƯƠNG DỰ ÁN HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN EU – VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG CB - 2A “HỖ TRỢ BỘ CÔNG THƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2011 - 2020”. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ XÁC ĐỊNH NHỮNG MẶT HÀNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ XUẤT KHẨU TRONG 5 NĂM TỚI VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM KHUYẾN KHÍCH , ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU Người thực hiện: Đỗ Văn Chiến Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Hà Nội, 11- 2010
- 1
- Chuyên đề 4: XÁC ĐỊNH NHỮNG MẶT HÀNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ XUẤT KHẨU TRONG 5 NĂM TỚI VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM KHUYẾN KHÍCH , ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU I. KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU NHU CẦU ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG 5 NĂM TỚI 1. Sự chuyển dịch giữa các nền kinh tế trên thế giới Kinh tế thế giới đang chuyển dịch dần theo hướng tăng tỷ trọng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trong cả hoạt động sản xuất, đầu tư và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong khi các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đang trở nên bão hòa. Với tiềm lực tích lũy từ nhiều năm, các nền kinh tế phát triển lâu đời (nhóm 1) sẽ vẫn có khả năng hấp thụ một lượng hàng không nhỏ từ các nước có nền kinh tế đang phát triển, mới nổi (nhóm 2) và các nền kinh tế còn lại có tăng trưởng GDP thấp (nhóm 3)1. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng, đầu tư, sản xuất sẽ chuyển dần sang những thị trường mới nổi và đang phát triển có khả năng sinh lời cao hơn. a) Các nền kinh tế phát triển (nhóm 1) sẽ vận động theo các xu hướng sau: - Phát triển sản xuất các ngành đáp ứng nhu cầu nội địa, kể cả các ngành sản xuất hàng hóa trước đây chủ yếu phải nhập khẩu để tái cân bằng cán cân thương mại và tạo công ăn việc làm trong nước. - Tận dụng mọi ưu thế mà các nước khác trong nhóm các nền kinh tế mới nổi (nhóm 2) không có được, không thể sản xuất được, đặc biệt là hàng hóa công nghệ cao, hàng cơ khí phức tạp, để phát triển sản xuất những hàng hóa mới, hàng hóa “thông minh” và xuất khẩu sang các nước thuộc nhóm 2 và nhóm các nước đang phát triển khác (nhóm 3). Đây là yếu tố rất quan trọng liên quan đến chính sách tiền tệ, sức ép về mạnh yếu, các đồng tiền, tỷ giá tiền tệ giữa nội bộ một nhóm nước và giữa các nhóm nước khác nhau hiện nay và trong 5 năm nữa. - Giảm sản xuất các ngành hàng mà đầu tư sang các nước nhóm 2 và nhóm 3 có lợi hơn b) Các nền kinh tế thuộc nhóm 2 có những dịch chuyển trong sản xuất nội địa như sau: 1 Ở đây phân chia thành 3 nhóm nước với trình độ phát triển, triển vọng tăng trưởng kinh tế khác nhau để thuận lợi cho việc phân nhóm các nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (về nhóm hàng hóa, sức mua của các nhóm thị trường). 2
- - Đẩy mạnh sản xuất các hàng hóa tiêu dùng lâu bền, công nghệ cao và cơ khí nhằm đáp ứng yêu cầu trong nước và cạnh tranh với ưu thế hàng hóa từ các nước nhóm 1 - Buộc phải giảm sản xuất hàng hóa mà ở các nước nhóm 1 sẽ giảm nhập khẩu (như đã phân tích ở phần 1.3.1), thay vào đó chuyển dịch sản xuất để xuất khẩu sang các nước thuộc nhóm 2 và nhóm 3. - Tăng cường đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường để tạo ra những dòng sản phẩm mới, những công nghệ, mô hình sản xuất mới. Đây sẽ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự bứt phá của các nền kinh tế này trong tương lai. 2. Sự chuyển dịch trong sản xuất, tiêu dùng của các nền kinh tế tiêu biểu và các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. 2.1. Hoa Kỳ a) Kết quả hồi phục của các ngành kinh tế và trong lĩnh vực xã hội quan trọng Kết thúc năm 2009, thị trường bất động sản của Mỹ vẫn trầm lắng, tăng trưởng kinh tế trong năm 2009 âm 2,9%, chi tiêu của các hộ gia đình giảm 0,6%, Nhưng một số tín hiệu phục hồi đã xuất hiện, nhất là khi tăng trưởng kinh tế quí IV/2009 đã đạt dương (5,6%). Tuy nhiên, các chính sách kích thích tăng trưởng đã khiến thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ lên tới 1,4 ngàn tỷ USD, nợ công là 12,3 ngàn tỷ USD, tương đương với 84% GDP2. b) Đánh giá kết quả so với những năm trước khủng hoảng So sánh kết quả của năm 2009 với các năm trước khủng hoảng có thể thấy sự sụt giảm mạnh của cả GDP, xuất khẩu và nhập khẩu cũng như sản xuất công nghiệp, cho thấy nền kinh tế này cần một khoảng thời gian lớn để có thể lấy lại sức mạnh trước đây. Tăng trưởng GDP, Xuất khẩu, Nhập khẩu của Hoa Kỳ qua các năm Tăng trưởng GDP, XK, NK của Hoa Kỳ ) 10 Tốc độ tăng trưởng (% 5 0 GDP -5 2007 2008 2009 XK -10 NK -15 -20 Năm Nguồn: Bộ Lao động và Bộ Thương mại Hoa Kỳ 2 Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Lao động Mỹ 3
- c) Đánh giá về nhu cầu hàng hóa tiêu dùng mục tiêu: Tính đến thời điểm kết thúc năm 2009, nhu cầu đối với hàng hóa tiêu dùng của Hoa Kỳ vẫn chưa phục hồi rõ nét. Doanh số bán lẻ tăng giảm không đều trong các tháng nửa đầu năm 2010. Theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ vào ngày 13/8/2010, bảy tháng đầu năm 2010, doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ chỉ tăng nhẹ 6,4% so với bảy tháng đầu năm 2009, trong đó nếu không tính ô tô và thiết bị phụ tùng ô tô thì doanh số bán lẻ chỉ tăng 5,7%. Tóm lại: Kinh tế Hoa Kỳ đã bắt đầu có sự chuyển dịch từ những năm liền trước khủng hoảng tài chính 2008, với xu hướng bão hòa trong tiêu dùng hàng hóa dân sinh và cao cấp, trong khi sự bế tắc trong việc tìm ra những dòng sản phẩm, dịch vụ mới cũng khiến tiêu dùng và sản xuất không có đủ động lực để duy trì nhịp tăng trưởng. Sự chuyển dịch càng rõ nét hơn khi khủng hoảng diễn ra, như một quy luật khó cưỡng lại được của chu kỳ kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của tiêu dùng, GDP và nhập khẩu đã liên tục giảm trong giai đoạn 2007 cho thấy khả năng đóng góp của kinh tế Hoa Kỳ và kinh tế thế giới đang giảm so với trước đây.. Dự báo thời kỳ 2010-2015, kinh tế Hoa Kỳ sẽ phục hồi so với thời gian diễn ra khủng hoảng, nhưng không năng động như các giai đoạn trước, bởi hiện nay chưa thấy những động lực khả quan cho tăng trưởng kinh tế của nước này như trong các thập kỷ trước. Ở tầm vĩ mô, nền kinh tế sẽ chuyển từ trạng thái nợ nần và tiêu dùng thái quá sang xuất khẩu và tiết kiệm; kéo theo những thay đổi về vi mô. Những hình thức và môi trường kinh doanh mới sẽ xuất hiện trong thời gian tới. 2.2. Kinh tế EU a) Những chỉ tiêu kinh tế quan trọng tính đến nay: + Tăng trưởng GDP từ nửa cuối năm 2009 đã có sự cải thiện, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tại các thị trường mới nổi. Tăng trưởng GDP qua các quí của EU (%) Q1/2009 QII/2009 QIII/2009 Q4/2009 Q1/2010 Q2/2010 -2,4 -0,3 0,3 0, 0, 0, 1 1 2 Nguồn: Eurostat + Doanh số bán lẻ: Tuy vẫn trong xu hướng giảm song doanh thu bán lẻ khu vực EU đã có sự cải thiện tốt vào giai đoạn cuối năm 4
- Diễn biến doanh thu bán lẻ của EU Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng 1/2010 2/2010 3/2010 4/2010 5/2010 Tổng doanh -0,5 +0,4 +0,6 -1,0 +0,4 thu Thực phẩm, -0,2 -0,3 +0,8 -1,1 +0,3 đồ uống thuốc lá Hàng phi -0,3 +0,5 +1,0 -1,0 +0,5 thực phẩm Nguồn: Eurostat (2010) + Xuất nhập khẩu của EU với bên ngoài: Biểu đồ: Xuất nhập khẩu của EU trong các năm 2008, 2009 (ĐV: tỷ Euro) Năm 2008 Năm 2009 Tăng giảm Xuất khẩu 1.306,6 1.093,4 -16% Nhập khẩu 1.565,0 1.198,9 -23% Cán cân -258,4 -105,5 Nguồn: Eurostat + Sản xuất công nghiệp: Sụt giảm mạnh từ năm 2008 khi khủng hoảng xảy ra nhưng từ giai đoạn cuối năm 2009 bắt đầu khởi sắc. b) Triển vọng thời kỳ 2010-2015 Thời kỳ 2010-2015, các nền kinh tế khu vực EU sẽ dần phục hồi từ khủng hoảng, nhưng cũng giống như kinh tế Nhật Bản và Hoa Kỳ, động lực cho sự tăng trưởng mạnh mẽ chưa xuất hiện. Đóng góp của khu vực này vào tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ ở mức thấp hơn so với các nền kinh tế mới nổi và so với giai đoạn trước. Tóm lại:Bên cạnh những hạn chế tương tự như kinh tế Hoa Kỳ (tiêu dùng có dấu hiệu bão hòa ở những thị trường lớn, hoạt động sản xuất và kinh doanh kém năng động so với các thị trường mới nổi), trong nền kinh tế EU còn những trở ngại khác cho sự phục hồi và phát triển mạnh, đó là sự chênh lệch về trình độ phát triển và chu kỳ kinh tế giữa các nhóm nước thành viên; đồng Euro đang được định giá cao so với khu vực khác. Kinh tế khu vực EU nhìn chung mới chỉ là tạm thoát khỏi đáy suy thoái và chưa phục hồi rõ rệt và còn phải cần rất nhiều thời gian để có thể đạt được những thành tựu trước khủng hoảng. 2.3. Trung Quốc: 5
- a) Những chuyển dịch trong nền kinh tế Trung Quốc: Cũng phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như các nước khác, nhưng với đà tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây và quỹ dự trữ ngoại hối khổng lồ, lớn nhất thế giới, Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về mức độ phục hồi và vươn lên trở thành một trong những cường kinh tế trên thế giới. Sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc có những đặc điểm nổi bật sau đây: - Tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong 5 năm trở lại đây với động lực chủ yếu là xuất khẩu và đầu tư, trong khi tiêu dùng cũng có những cải thiện đáng kể : Tham khảo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc qua các quí, từ Q1- 2006-Q2-2010 16 13 12,6 11,4 11,5 11,5 11,2 11,9 12 10,6 10,4 10,6 10,1 10,7 10,3 9 9,1 7,9 8 6,8 6,2 4 0 06 /06 /06 /06 /07 /07 /07 /07 /08 /08 /08 /08 /09 /09 /09 /09 010 010 1/ 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 Q Q Q Q Q Q Q Q Q Q Q Q Q Q Q Q 1/2 2/2 Q Q Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung Quốc Năm 2009 đánh dấu sức tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc. GDP các quý trong năm 2009 của Trung Quốc tăng lần lượt 6,2% trong quý I, 7,9% trong quý II, 9,1% trong quý III và 10,7% trong quý IV. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tiếp tục đạt 11,9% vào quí I/2010 trước khi hạ nhiệt còn 10,3% trong quí II/2010. - Xuất khẩu và thu hút FDI tăng mạnh trong những năm gần đây, cộng với thói quen tiết kiệm trong một thời gian dài đã giúp Trung Quốc tích lũy được quỹ dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, giúp nước này chủ động hơn các nước khác trong chính sách kích thích tăng trưởng, chính sách tỷ giá và quản lí ngoại hối cũng như bình ổn thị trường trong nước và đầu tư ra nước ngoài. + Theo số liệu từ Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc, 7 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu đạt 850,49 tỷ USD, tăng 35,6%; nhập khẩu đạt 766,56 tỷ USD, tăng 47,2%; thặng dư thương mại đạt 83,93 tỷ USD, giảm 21,2% + Theo thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc, các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư gần 66 tỷ USD vào nước này, tăng hơn 18% so với cùng giai đoạn năm ngoái - Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ một lượng hàng hóa lớn của thế giới và sức tiêu thụ ngày càng tăng: 6
- Tiêu dùng trong nước cũng tăng mạnh, thể hiện qua mức tăng của doanh thu bán lẻ: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc, doanh thu bán lẻ thực tế năm 2009 tăng 16,9%, mức tăng cao nhất kể từ năm 1986. Bảy tháng đầu năm 2010, doanh số bán lẻ của Trung Quốc tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2009, cao gấp hơn 3 lần so với mức tăng của doanh số bán lẻ tại Hoa Kỳ trong cùng giai đoạn. Tham khảo tăng trưởng XNK của Trung Quốc từ tháng 1/2007 đến hết quí II/2010 160 140 120 100 80 60 40 T1/07 T7/07 T1/08 T7/08 T1/09 T7/09 T1/2010 Xu t kh u Nh p kh u Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung Quốc - Trung Quốc đã tận dụng cuộc khủng hoảng như một cơ hội để tăng cường nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu chiến lược trong bối cảnh giá thế giới giảm mạnh. Họ cũng mua lại những nguồn tài nguyên và cổ phần của các công ty khai khoáng lớn trên thế giới, nhờ thế mà họ đang ở thế thượng phong trong ngành năng lượng toàn cầu. (Điều này sẽ được lí giải cụ thể hơn trong phần 3 của báo cáo) - Nền kinh tế Trung Quốc đang có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ và ngành công nghiệp, xây dựng. Trong năm 2009, giá trị gia tăng của ngành nông lâm ngư nghiệp: đạt 3.547,7 tỷ NDT, tăng 4,2%; ngành công nghiệp và xây dựng đạt 15.695,8 tỷ, tăng 9,5%; ngành dịch vụ đạt 14.291,8 tỷ, tăng 8,9%. - Năm 2011 dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao. + Tiêu dùng nội địa của Trung Quốc cũng có triển vọng lớn nhờ mức tăng đáng kể thu nhập của người dân và lĩnh vực xuất khẩu được cải thiện. + Thị trường ô tô diễn ra tích cực sẽ tạo đà phát triển cho đầu tư và tiêu dùng liên quan tới lĩnh vực này. 7
- + Thị trường nhà đất sẽ tiếp tục được bình ổn. Tháng 8/2010, so với cùng kỳ năm trước, giá bất động sản tại Trung Quốc tăng chậm nhất trong 8 tháng nhờ các biện pháp mạnh mẽ của Chính phủ Trung Quốc nhằm hạn chế đầu cơ nhà đất. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế Trung Quốc cũng còn nhiều khó khăn thách thức phía trước, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ lạm phát và đổ vỡ bong bóng trên thị trường bất động sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu Chính phủ không có những điều chỉnh đúng đắn trong chính sách tài khóa và tiền tệ. b) Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc liên tục tăng trưởng từ năm 2006 đến nay. Năm 2009, mặc dù xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn sụt giảm nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng 8,3%, đạt trên 4,9 tỷ USD. Năm 2010, xuất khẩu sang thị trường này nhìn chung tiếp tục khả quan, dự kiến xuất khẩu cả năm sang thị trường Trung Quốc sẽ đạt trên 5 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giai đoạn 2001-8T đầu năm 2010 (Đvt: triệu USD) 6000 4909,0 5000 4535,7 4054,8 4000 3357,0 2735,0 2960,0 3000 2030,0 2000 1770,0 1418,0 1495,0 1000 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 8T đầu 2010 Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng trên cơ sở số liệu của Tổng cục Hải quan Về các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, trong khi xuất khẩu cao su, dầu thô và than đá sụt giảm năm 2009 (chủ yếu do việc hạn chế xuất khẩu nhiên liệu thô của Việt Nam) thì xuất khẩu một số mặt hàng khác vẫn tiếp tục tăng, như gỗ và sản phẩm từ gỗ, hải sản, hàng điện tử, hạt điều. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tăng 35,9% đối với mặt hàng gỗ, 10,5% đối với hạt điều, 54% đối với hải sản và 1,6% đối với máy tính linh kiện điện tử. Như vậy có thể nói, sự chuyển hướng kịp thời sang thị trường Trung Quốc- với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, là một trong điều kiện quan trọng để duy trì kim ngạch xuất khẩu trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường khác gặp khó khăn. 8
- Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực sang Trung Quốc từ năm 2007-8T đầu năm 2010 (ĐVT: Triệu USD) 1200 1056,9 1000 935,8 838,8 856,7 800 724,8 674,2 650,6 603,5 603,2 600 462,6 400 281,4 229,6250 145,6 197,9 200 167,7 0 2007 2008 2009 8T đầu 2010 Cao su Than đá Dầu thô Gỗ & Sp gỗ Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng trên cơ sở số liệu của Tổng cục Hải quan 2.4. Một số thị trường mới nổi khác: Tính chung cả năm 2009, trên thế giới có 12 nước có GDP tăng trưởng dương. Trong đó có những quốc gia đạt được mức tăng trưởng dương ấn tượng: Trung Quốc (7,8%), Ấn Độ (ước tính khoảng 7-8%), Việt Nam (5,32%), Indonesia (4,5%), Sri Lanka (3,5%), Hàn Quốc (0,2%), Philippines (0,9%), Australia (0,68%)… Nhìn chung, các nền kinh tế tăng trưởng dương năm 2009 chủ yếu thuộc nhóm nước đang phát triển và các quốc gia thuộc khu vực châu Á. Mức tăng trưởng của các quốc gia này cũng góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ các gói cứu trợ lớn và kịp thời về tài chính của Chính phủ, sự kích cầu mạnh mẽ, đầu tư tăng, thặng dư cán cân thương mại hoặc thâm hụt cán cân thương mại giảm so với năm 2008. Những nền kinh tế mới nổi đã có sự bứt phá mạnh mẽ trong tăng trưởng và tiêu dùng, trở thành khu vực phát triển năng động và có khả năng sinh lời cao. Năm 2010, tăng trưởng của nhóm nền kinh tế này dự báo đạt trên 7% trong khi tăng trưởng của nhóm các nền kinh tế phát triển chỉ đạt khoảng 2,7%3. Họ đang trở thành điểm thu hút hoạt động đầu tư của thế giới và động lực tăng trưởng mới của kinh tế toàn cầu. Đây là một xu hướng tất yếu khách quan trong sự vận động của kinh tế thế giới. Cùng với sự bứt phá đó, vị thế của các nền kinh tế này trên trường quốc tế đang ngày càng được cải thiện. Đặc biệt là Trung Quốc, đang dần trở thành một đối trọng đối với kinh tế Hoa Kỳ và EU. 3. Sự chuyển dịch trong hoạt động xuất, nhập khẩu giữa các nhóm nền kinh tế trên thế giới và tác động đến cơ cấu nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam 3 Dự báo của IMF vào tháng 10/2010. 9
- 3.1. Tác động của sự chuyển dịch trong kinh tế thế giới đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 80 62,69 57,1 60 48,56 39,83 40 32,45 26,49 16,71 20,15 31,5 29,1 25,5 15,03 14,48 22,5 22,7 21,9 20 20,6 11,2 0 3,8 -8,9 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 -20 Kim ng¹ ch % thay ® i æ Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng trên cơ sở số liệu của Tổng cục Hải quan Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (cụ thể là kim ngạch xuất khẩu) đã tăng trưởng rất tốt trong 5 năm liền trước khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2008, khi khủng hoảng chưa tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam và các nền kinh tế khác trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt mức kỷ lục là 62,69 tỷ USD, tăng trưởng tới 29,1% so với năm 2007. Đến năm 2009, sức mua tại các thị trường xuất khẩu chính suy giảm mạnh do tác động của cuộc khủng hoảng đã khiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm 8,9% so với năm 2009, chỉ đạt 57,1 tỷ USD. Năm 2010, cùng với sự phục hồi của một số thị trường xuất khẩu và một số mặt hàng bình dân của Việt Nam có lợi thế về giá so với hàng hóa của các nước đối thủ cạnh tranh đã giúp kim ngạch xuất khẩu tăng trở lại, ước đạt khoảng 70-71 tỷ USD, tăng gần 24% so với năm 2009. Những dịch chuyển trong nền kinh tế thế giới cũng dẫn đến những thay đổi về cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2009, trong khi xuất khẩu sang các thị trường lớn truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản sụt giảm thì xuất khẩu sang Trung Quốc và ASEAN lại có sự tăng trưởng tốt đối với nhiều mặt hàng. Ví dụ, xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ và EU giảm lần lượt 2,38% và 3,84% thì xuất khẩu sang ASEAN5 lại tăng tới 22,9%. Xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ giảm 4,3%, sang EU giảm 13,7% nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc lại tăng 8,24%... Năm 2010, xuất khẩu sang các thị trường chủ lực nhìn chung hồi phục khả quan; nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Nga cao hơn so với tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Ví dụ, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 09 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm, tăng 26,4% so 10
- với cùng kỳ 2009. Kim ngạch xuất khẩu sang EU đang dần hồi phục, đưa kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 8 tháng đầu năm đạt 6,89 tỷ USD, tăng 12,4%, so với mức tăng chỉ có 7,8% của 6 tháng đầu năm. Trong khi đó xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 8 tháng đầu năm nay đã tăng rất mạnh, tăng 46%, đạt trên 04 tỷ USD. Ngoài ra xuất khẩu sang một số thị trường mới nổi khác như Brazil, Ấn Độ, Nga cũng tăng rất mạnh. 3.2. Dự báo những tác động đến cơ cấu nhu cầu của thế giới đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015: 3.2.1. Xu hướng xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa các nhóm nền kinh tế trên thế giới Kinh tế thế giới đang chuyển dịch dần theo hướng tăng tỷ trọng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trong cả hoạt động sản xuất, đầu tư và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong khi các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đang trở nên bão hòa. Với tiềm lực tích lũy từ nhiều năm, các nền kinh tế phát triển lâu đời (nhóm 1) sẽ vẫn có khả năng hấp thụ một lượng hàng không nhỏ từ các nước có nền kinh tế đang phát triển, mới nổi (nhóm 2) và các nền kinh tế còn lại có tăng trưởng GDP thấp (nhóm 3). Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng, đầu tư, sản xuất sẽ chuyển dần sang những thị trường mới nổi và đang phát triển có khả năng sinh lời cao hơn. a)Về kim ngạch: - Các nước phát triển sẽ đẩy mạnh xuất khẩu để tái cân bằng các cán cân vĩ mô trong khi hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng không cần thiết. - Các nền kinh tế mới nổi sẽ nhập khẩu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước. b) Về cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu: - Nhóm hàng hàng cơ khí, chế biến, chế tạo công nghệ cao, hàng hóa thông minh sẽ là các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của các nước phát triển. Đây cũng chính là các hàng hóa mà các nước nhóm 2 có nhu cầu nhập khẩu để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa của mình. Các dòng sản phẩm công nghệ cao khác, với mức giá phải chăng hơn cũng sẽ được xuất khẩu với số lượng lớn sang nhóm 2 và nhóm 3. Một số nước thuộc nhóm 2 và nhóm 3 cũng sẽ có các sản phẩm thông minh xuất khẩu sang các nước cùng nhóm, thậm chí các nước phát triển; điều này phụ thuộc vào mức độ và hiệu quả đầu tư cho công tác Nghiên cứu và phát triển của từng nước. Đặc biệt thị trường hàng điện tử là thị trường có tốc độ phát triển nhanh chóng và các nhà sản xuất đang phải chịu một áp lực cạnh tranh để trở thành thị trường hàng đầu với những sản phẩm khác lạ và độc đáo. Tuy nhiên, một sản phẩm thành công sẽ nhanh chóng có những sản phẩm sao nguyên bản chính từ đối thủ cạnh tranh, khiến cho sản 11
- phẩm nhanh chóng bị giảm giá sau một thời gian được tung ra thị trường. Để dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh, nhà sản xuất buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc tạo ra những công nghệ mới. Với những lý do này, vòng đời của sản phẩm đang bị rút ngắn lại đáng kể. Do vòng đời của các sản phẩm công nghệ ngày càng ngắn, vòng đời đối với các sản phẩm linh kiện điện tử phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghệ này cũng được rút xuống. Đây là một cơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm linh kiện, điện tử của Việt Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng với xu hướng mới này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng cải tiến chất lượng và năng suất để kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường. - Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tiếp tục là thế mạnh xuất khẩu của các nước đang phát triển. Nhập khẩu nông sản và thủy sản vào các nước nhóm 1 sẽ không suy giảm mạnh, đặc biệt là với những mặt hàng họ không thể sản xuất được (rau quả nhiệt đới, thủy sản đặc trưng của vùng), nhưng nhập khẩu hoa và một số lâm sản không thiết yếu sẽ giảm sút. Các nước thuộc nhóm 2 sẽ tiêu thụ và nhập khẩu nhiều hơn các loại hàng hóa này. - Nhóm hàng công nghiệp nhẹ (dệt may, giày dép...): Nhập khẩu dệt may và giày dép (nhóm hàng có hàm lượng lao động thủ công cao) của các nước nhóm 1 sẽ không tăng trưởng mạnh, trong khi hai thị trường mới nổi là Nga và Braxin, một số Đông Âu và Úc có thể sẽ nhập khẩu nhiều hơn. Hàng hóa thời trang cao cấp sẽ được nhập khẩu nhiều hơn vào Trung Quốc và Ấn Độ để phục vụ tầng lớp trung và thượng lưu mới - Nhóm hàng khoáng sản và năng lượng không thể tái tạo: Nhiều nước sẽ hạn chế các hoạt động xuất khẩu khoáng sản để bảo vệ tài nguyên cho tương lai, trong khi tìm cách nhập khẩu hoặc đầu tư khai thác nguồn khoáng sản tại các nước khác. Giá của các loại khoáng sản sẽ ngày càng tăng. - Nhóm hàng năng lượng mới có thể tái tạo: Mặt hàng này sẽ xuất hiện nhiều hơn trong thương mại quốc tế trong những năm tới, bởi nhu cầu sử dụng năng lượng mới, sạch thay thế nguồn năng lượng không thể tái tạo đang cạn kiệt dần. 3.2.2. Nhu cầu của thế giới đối với hàng hóa của Việt Nam: - Nhóm hàng nông lâm thủy sản và hàng thực phẩm, đồ uống chế biến: Nhu cầu của thế giới đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sẽ vẫn ở mức cao, đặc biệt với nhóm lương thực, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp kéo dài tuổi thọ và thân thiện với môi trường. Đối với nhóm thực phẩm và đồ uống chế biến, nhu cầu đối với nước ép rau, nước ép quả (phục vụ tiêu thụ trực tiếp hoặc sản xuất các thực phẩm chức năng) sẽ ngày càng tăng. (Chi tiết các nhu cầu sẽ được phân tích ở phần II) 12
- - Nhóm hàng chế tác + Phân nhóm 1: Hàng hóa gia công (dệt may, da giày, đồ gỗ...): Nhập khẩu dệt may và giày dép (nhóm hàng có hàm lượng lao động thủ công cao) của các nước nhóm 1 sẽ không tăng trưởng mạnh, trong khi hai thị trường mới nổi là Nga và Braxin, một số Đông Âu và Úc có thể sẽ nhập khẩu nhiều hơn. Hàng hóa thời trang cao cấp sẽ được nhập khẩu nhiều hơn vào Trung Quốc và Ấn Độ để phục vụ tầng lớp trung và thượng lưu mới. Hàng dệt may, da giầy, đồ gỗ của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu thuộc nhóm bình dân; trong giai đoạn 2011-2015 nhóm hàng này sẽ có nhu cầu cao tại các thị trường mới nổi và một số phân đoạn người tiêu dùng thu nhập thấp tại các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản; trong khi nhóm hàng cao cấp hơn sẽ duy trì được thị phần tại các thị trường khó tính như Mỹ và EU. + Phân nhóm 2: Hàng hóa có giá trị gia tăng cao (thường là hàng hóa có yếu tố FDI) (hàng điện, điện tử, hàng thông minh, cao cấp, công nghệ cao): Nhu cầu đối với nhóm hàng này sẽ tăng mạnh ở cả nhóm nước phát triển và mới nổi. Trong vòng 5 năm tới, Việt Nam chưa thể xuất khẩu nhiều mặt hàng công nghệ cao nhưng có thể tận dụng cơ hội từ nhu cầu thế giới đối với nhóm linh kiện điện tử tăng mạnh. Ngoài ra, nếu đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động Nghiên cứu phát triển để có các phát minh mới, nước ta sẽ có lợi thế hơn trong việc thu hút đầu tư, liên doanh với các nhà đầu tư ngoài để sản xuất các mặt hàng công nghệ cao; từng bước tạo nền tảng cho việc nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu Việt Nam. - Nhóm hàng khác: (không thuộc nhóm xuất khẩu chiến lược, cần ưu tiên, tập trung): Nhu cầu đối với nhóm hàng khoáng sản, năng lượng trên thế giới sẽ ngày càng tăng nhưng khoáng sản, nhiêu liệu thô không thuộc diện khuyến khích xuất khẩu tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. II. NHỮNG MẶT HÀNG CÓ TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM NĂM TỚI 1. Những lợi thế trong sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam trong 5 năm tới 1.1. Về điều kiện tự nhiên và địa lí: a) Về địa lí: Là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương, Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Việt Nam có ba mặt Đông, Nam và Tây-Nam trông ra biển với lợi thế bờ biển có chiều dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển 13
- Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Đặc biệt, do nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, có thể dễ dàng qua lại cả Trung Quốc lẫn các nước ASEAN, Việt Nam có lợi thế để trở thành một đối tác sản xuất chặt chẽ cho cả hai. Miền Bắc tiếp giáp với biển Đông và có tiềm năng liên kết được với nhịp độ phát triển của khu vực năng động này và đó là một ưu thế vượt trội của Việt Nam so với các nước ASEAN trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một lợi thế khác về vị trí địa lý là Việt Nam sở hữu nhiều cảng nước sâu, nếu đầu tư khai thác tốt có thể trở thành những cảng trung chuyển lớn của khu vực. Việt Nam cũng nằm gần kề các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng. b) Về điều kiện tự nhiên phục vụ sản xuất: Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản. Lãnh thổ Việt Nam bao gồm ba phần tư là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, hai đồng bằng lớn, nhiều sông, ngòi và có bờ biển dài. Về đồng bằng và lợi thế sản xuất nông sản, đặc biệt là lúa gạo và cây ăn quả: Việt Nam có hai đồng bằng chính là Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) + ĐBSH: Rộng khoảng 15.000km² được bồi đắp bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. + ĐBSCL: Rộng trên 40.000km², là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Đây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, đồng thời là nơi sản xuất nhiều cây ăn quả, hải, thủy sản. Về sông ngòi và lợi thế sản xuất thủy sản: Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ. Dọc bờ biển, cứ khoảng 20km lại có một cửa sông, do đó, hệ thống giao thông đường thủy khá thuận lợi. Hai hệ thống sông quan trọng là sông Hồng ở miền Bắc và sông Mê Kông (còn gọi là sông Cửu Long) ở miền Nam. Về tiềm năng vùng biển và lợi thế đánh bắt hải sản: Việt Nam có 3.260km bờ biển với nguồn thủy hản sản phong phú. Về tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên đất: Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng (khoảng 14.ên 600 loài thực vật). Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, gồm các loại cây ưa ánh sáng, nhiệt độ lớn và độ ẩm cao. Việt Nam đã giữ gìn và bảo tồn được một số vườn quốc gia đa dạng sinh học quý hiếm. 14
- + Rừng và đất rừng: Rừng chiếm một diện tích lớn trên lãnh thổ Việt Nam. Các khu rừng quốc gia được nhà nước bảo vệ và có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái bền vững. + Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Dưới lòng đất có nhiều khoáng sản quí như: thiếc, kẽm, bạc, vàng, angtimoan, đá quí, than đá. Ở thềm lục địa của Việt Nam có nhiều dầu mỏ, khí đốt. + Tài nguyên nước, nếu tính cả lượng nước sản sinh từ nước ngoài thì mức đảm bảo nước trung bình cho một người trong một năm cũng vào loại khá, trên mức trung bình so với khu vực châu á và thế giới. Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km), chảy theo hai hướng chính là tây bắc- đông nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m3 nước. 1.2. Về nguồn nhân công: Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia. Đặc biệt là ở việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống người lao động. Và trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt, ưu thế sẽ luôn nghiêng về các quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư và một xã hội ổn định. Theo Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho, lực lượng lao động của Việt Nam dự kiến sẽ gia tăng khoảng 1,5%/năm (tương đương với khoảng 738.000 lao động/năm) trong giai đoạn 2010 - 2015. Mức tăng lao động của Việt Nam vẫn là nước cao nhất khu vực ASEAN, chỉ sau Indonesia và Philippins. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhất là qua đào tạo nghề còn thấp, chỉ bằng 1/3 các nước và các nền kinh tế công nghiệp mới. Nếu trong giai đoạn 2011-2015, việc nâng cao chất lượng lao động được đầu tư đúng mức, Việt Nam sẽ có lợi thế nguồn nhân lực cả về chất lượng và số lượng. Tháng 11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Đề án này được kỳ vọng sẽ tạo nên một lực lượng lao động nông thôn chuyên nghiệp và có chất lương, đáp ứng các yêu cầu mới về phát triển sản xuất hàng xuất khẩu với chất lượng cao và các tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn giai đoạn 2011-2020. 1.3. Về khả năng tiếp thu và phát triển khoa học, công nghệ, kỹ thuật Với đội ngũ công nhân trẻ, năng động, nhiệt tình, khả năng tiếp thu và phát triển khao học, công nghệ, kỹ thuật của Việt Nam trong 5 năm tới rất khả quan. Không chỉ các 15
- nhà quản lý mà cả những nhà sản xuất nước ngoài đều nhìn nhận và đánh giá cao trình độ và tay nghề của lao động Việt Nam. Họ đánh giá, người lao động Việt Nam là những con người nhiệt tình, ham học hỏi và tiếp cận những cái mới rất nhanh. Lực lượng lao động Việt Nam được giáo dục tốt và ham làm việc. Số tuổi trung bình của một thợ máy là 24 tuổi, số lao động biết và thông thạo tiếng Anh ngày càng tăng cùng với sự xuất hiện của rất nhiều trung tâm ngoại ngữ. Lao động Việt Nam với trình độ khác nhau có thể đáp ứng yêu cầu đa dạng của nhà đầu tư và họ không phải mất nhiều chi phí cho chế độ lượng bổng, trợ cấp,...như một số nước trong khu vực. Việt Nam có tỷ lệ cao về giáo dục, xóa nạn mù chữ và biết tiếng Anh. GDP bình quân đầu người năm 2010 dự báo đạt khoảng 1200USD, vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp. Đây là một điều kiện quan trọng cho sự tiếp thu và phát triển khoa học kỹ thuật trong giai đoạn 2011-2020. 1.4. Về môi trường chính trị, xã hội: - Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong một thập kỷ trở lại đây thuộc nhóm cao trong khu vực Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam giai đoạn 2001-2009 đạt 7,3%, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực. Những năm liền trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 8% và được đưa vào danh sách các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới. Năm 2009, Việt Nam là 1/12 nước trên thế giới có tăng trưởng dương. Điều này chứng tỏ khả năng tăng trưởng của Việt Nam còn rất lớn. Nhận định này dựa trên các cơ sở sau: + Thị trường nội địa vẫn đang có nhu cầu rất đa dạng về hàng hoá và dịch vụ; + Nguồn vốn trong dân và năng lực sản xuất, chế tạo, thi công công trình còn nhiều, chưa được huy động hết; + Giá vật tư, nguyên liệu, công nghệ và máy móc, thiết bị trên thị trường thế giới đang ở mức tương đối thấp trong khi nhu cầu đầu tư phát triển của Việt Nam rất lớn, nhất là phát triển hạ tầng, đổi mới công nghệ; + Các nhà đầu tư, các nhà tài trợ nước ngoài vẫn tin tưởng vào triển vọng phát triển Việt Nam, vẫn coi Việt Nam là điểm đến an toàn và hấp dẫn. - Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực. Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hoà bình và thịnh vượng. Nếu nhìn sang một 16
- số quốc gia trong khu vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán. So với các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philipine, và Trung Quốc, Việt Nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Sau khi đưa ra chính sách “Đổi mới”, Việt Nam đã và đang đạt được mức tăng trưởng GDP ổn định. Sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô đang được duy trì. Các chính sách Đổi mới nhìn chung đã nhận được sự ủng hộ của các giới chức trong cả nước. Trong bối cảnh của những sự kiện diễn ra trong vài năm qua liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, Việt Nam được biết đến như là một trong những nước an toàn nhất xét về các tội ác chống con người và quyền sở hữu. Thực tế cho thấy Việt Nam được đánh giá là nơi an toàn để đầu tư. - Ngoài ra, các chính sách mở cửa, tăng cường hợp tác giao lưu quốc tế của Việt Nam cũng có những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế trên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một số hạn chế và thách thức như: nạn tham nhũng, tội phạm hình sự và tội phạm kinh tế gia tăng, các hành vi gây ô nhiễm môi trường và một số vấn đề trong hệ thống báo chí, truyền thông. 1.5. Môi trường đầu tư và hệ thống pháp luật: So với các nước trong khu vực, Việt Nam có những lợi thế như sau về môi trường đầu tư: - Thể chế chính trị ổn định, môi trường đầu tư và hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng được cải thiện và điều chỉnh thích ứng dần với tiến trình tự do hóa thương mại trong khu vực và toàn cầu. - Môi trường đầu tư thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác thị trường kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên mới của WTO. Tiềm năng và tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua khá hấp dẫn doanh nghiệp. - Ngoài ra, Việt Nam đã chủ động đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thiết lập quan hệ thương mại với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam những năm qua phát triển mạnh mẽ cùng với sự cải thiện không ngừng trong môi trường kinh doanh. Mỗi năm Việt Nam có thêm trên 50.000 doanh nghiệp mới với số vốn khoảng 30 tỷ USD. Điều này thể hiện sức phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh rất sôi động với rất nhiều cơ hội tại Việt Nam. 17
- - Việt Nam ngày càng thực hiện bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sự cam kết của Chính phủ Việt Nam về môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch với những ưu đãi rõ ràng thể hiện trong các cam kết với WTO là minh chứng thuyết phục về môi trường kinh doanh ổn định và đầy triển vọng của Việt Nam. Vào thời điểm kinh tế có những khó khăn tạm thời hiện nay, chỉ các nhà đầu cơ mới ra đi, còn các nhà đầu tư vẫn ở lại. Do đó, Chính phủ Việt Nam khẳng định thực hiện nghiêm túc những cam kết với cộng đồng quốc tế và sẽ tiếp tục đẩy nhanh hơn việc hoàn thiện thể chế và cải cách các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích chung. Tham khảo thu hút FDI từ năm 2001 đến hết tháng 9/2010 (Đvt: ngàn USD) Năm Năm Năm Năm 8T Năm Năm Năm Năm Năm 2006 2007 2008 2009 năm 2001 2002 2003 2004 2005 2010 Thu hút vốn FDI 3.143 2.999 3.191 4.548 6.840 12.004 21.348 64.011 21.800 12.000 Thực hiện vốn FDI 2.451 2.591 2.650 2.853 3.309 4.100 8.030 11.600 9.800 9.000 Nguồn: Tổng cục Thống kê * Ưu đãi thuế Việt Nam đã áp dụng một chương trình ưu đãi thuế thu nhập rất linh hoạt. Ví dụ như miễn thuế bốn năm kể từ năm đầu tiên có lãi; tính thuế thu nhập bằng 1/2 mức thuế thông thường trong vòng 7 năm. Mức thuế thông thường có thể là 10%, 15%, 20% tuỳ thuộc vào lĩnh vực công nghiệp, phân loại đầu tư và vị trí địa lý. Trong khi đó, mức thuế chung cho doanh nghiệp là 28%. Khi một công ty lựa chọn địa điểm đầu tư, hàng loạt khu đất, các chính sách thuế ưu đãi và điều kiện để được hưởng ưu đãi được giới thiệu. ở đây có cả những chương trình miễn thuế cho một số loại hàng hoá nhập khẩu. Theo các nhà kinh doanh nước ngoài đánh giá, ưu đãi thuế của Chính phủ Việt Nam là một trong những chính sách thuế tốt nhất châu á. Các công ty đều công nhận tầm ảnh hưởng lớn của những khuyến khích tài chính này tới nguồn thu nhập của họ. * Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng khi gặp làn sóng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Chính phủ Việt Nam đã cam kết phát triển cân bằng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cung cấp điện - nước, dịch vụ cảng biển và viễn thông. Các khoản cho vay và tài trợ song phương vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam với số lượng lớn. 18
- Đến năm 2012, Việt Nam sẽ hoàn thành hệ thống cảng nước sâu và vận tải biển - một mốc phát triển đem lại cho đất nước lợi thế cạnh tranh to lớn và cho phép Việt Nam dành được những hỗ trợ lớn hơn với so với các nước trong khu vực, tạo điều kiện xuất khẩu thuận lợi hơn sang ASEAN, Trung Quốc và Bắc Mỹ. Hệ thống giao thông vận tải đã được tập trung đầu tư phát triển. Các tuyến giao thông huyết mạch và trọng yếu được nâng cấp mở rộng và làm mới, bảo đảm thông suốt trong cả nước +Hàng không: Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VietnamAirlines) có 17 đường bay quốc tế, và 16 đường bay nội địa. Các sân bay lớn: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP.HCM), Đà Nẵng, Phú Bài (Huế), Cát bi (Hải Phòng), Điện biên (Lai châu), Vinh (Nghệ An), Nha Trang, Cần Thơ... với tổng năng lực vận tải hành khách thông qua các sân bay vào khoảng trên 12 triệu hành khách/năm. +Cảng biển: Hệ thống cảng biển Việt Nam bảo đảm thông qua toàn bộ lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển theo yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, dự kiến đạt khoảng 200 triệu tấn/năm vào năm 2010. Hệ thống cảng biển Việt Nam được qui hoạch phân bố trên phạm vi cả nước tại những vị trí có điều kiện và nhu cầu xây dựng cảng biển, nhằm khai thác ưu thế thiên nhiên, tận dụng khả năng vận tải biển, phục vụ tốt các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, tiết kiệm chi phí đầu tư và chi phí khai thác cảng. Tổng năng lực thông qua cảng biển hiện vào khoảng 73 triệu tấn. * Sở hữu trí tuệ và cơ sở hạ tầng pháp luật Nhằm tăng cường công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ và thực thi những thủ tục pháp luật phù hợp với cam kết gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp để bảo hộ sở hữu trí tuệ và ban hành các đạo luật bảo vệ riêng đối với nhà đầu tư. Hệ thống luật pháp có ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục được cải thiện, tạo một khuôn khổ hợp pháp và minh bạch với các hoạt động đầu tư. Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua nhiều luật mới nhằm tạo ra sự đồng bộ về khung luật pháp cho các nhà đầu tư như: Luật Chứng khoán, Luật chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, bộ luật Lao động sửa đổi… 1.5 Về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 1.5.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 nhấn mạnh “Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của nước ta”4. 4 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. “Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta”. Báo Nhân dân, số 20042, ngày 16 tháng 7 năm 2010. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề tốt nghiệp “Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty cổ phần thuốc lá và chế biến thực phẩm Bắc Giang"
83 p | 1765 | 975
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM và DV ô tô Hoàng Anh
65 p | 1368 | 405
-
Báo cáo chuyên đề: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH TM & DV Lộc Thọ
79 p | 619 | 168
-
Luận văn - Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty cổ phần thuốc lá và chế biến thực phẩm Bắc Giang
63 p | 423 | 145
-
Báo cáo thực tập chuyên nghành kế toán
44 p | 581 | 125
-
Phương pháp viết báo cáo, thông báo
10 p | 600 | 122
-
Chuyên đề tốt nghiệp “Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh”
56 p | 314 | 116
-
Báo cáo chuyên đề: Tìm hiểu các công trình đơn vị trong khuấy trộn thủy lực
52 p | 194 | 38
-
Báo cáo đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu xác định các loại axit amin trong một số loài nấm lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)
38 p | 259 | 18
-
Báo cáo chuyên đề: Bối cánh REDD+ ở Việt Nam
93 p | 135 | 15
-
Báo cáo khoa học: "PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỰC CĂNG HIỆN CÓ TRONG CÁC LOẠI CÁP DỰ ỨNG LỰC THÔNG QUA VIỆC ĐO CHUYỂN VỊ CÁP"
4 p | 108 | 13
-
Bạo lực trên cơ sở Giới: Báo cáo chuyên đề
72 p | 152 | 12
-
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT: Mô hình Xác định cây trồng hàng năm tại các khu vực dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai
6 p | 105 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Tách và xác định cấu trúc của b-amyrin từ cành cây trám đen (Canarium Nigrum (Lour.) Engl.) ở Nghệ An."
4 p | 100 | 9
-
Báo cáo khoa học: Xác định cơ cấu đầu tư tối ưu cho các hộ nuôi cá ở huyện Văn Giang – Hưng Yên
6 p | 81 | 8
-
Báo cáo chuyên đề xây dựng " A Numerical Analysis of The Wave Forces on Vertical Cylinders by Boundary Element Method "
29 p | 76 | 6
-
Báo cáo khoa học: "thuật toán chương trình Xác định độ dịch chuyển của bình diện đ-ờng sắt cải tạo, ví dụ tính toán"
9 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn