Báo cáo khoa học: "PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỰC CĂNG HIỆN CÓ TRONG CÁC LOẠI CÁP DỰ ỨNG LỰC THÔNG QUA VIỆC ĐO CHUYỂN VỊ CÁP"
lượt xem 13
download
Tóm tắt: Hiện nay trong công tác kiểm định, duy tu, sửa chữa và tăng cường các công trình cầu cũ, một vấn đề cần đặt ra là phải xác định được khả năng dự trữ nội lực còn lại của kết cấu, hay chính là phải đo được ứng suất biến dạng của kết cấu do tĩnh tải sinh ra. Thực tế cho thấy thì việc xác định lực căng hiện có trong các sợi cáp dự ứng lực do tĩnh tải sinh ra là việc làm hết sức cần thiết để xác định sức chịu tải thực chất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo khoa học: "PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỰC CĂNG HIỆN CÓ TRONG CÁC LOẠI CÁP DỰ ỨNG LỰC THÔNG QUA VIỆC ĐO CHUYỂN VỊ CÁP"
- PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỰC CĂNG HIỆN CÓ TRONG CÁC LOẠI CÁP DỰ ỨNG LỰC THÔNG QUA VIỆC ĐO CHUYỂN VỊ CÁP ThS. VŨ QUANG TRUNG Bộ môn CTGT thành phố và Công trình cảng Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Hiện nay trong công tác kiểm định, duy tu, sửa chữa và tăng cường các công trình cầu cũ, một vấn đề cần đặt ra là phải xác định được khả năng dự trữ nội lực còn lại của kết cấu, hay chính là phải đo được ứng suất biến dạng của kết cấu do tĩnh tải sinh ra. Thực tế cho thấy thì việc xác định lực căng hiện có trong các sợi cáp dự ứng lực do tĩnh tải sinh ra là việc làm hết sức cần thiết để xác định sức chịu tải thực chất của kết cấu. Bài báo đề cập đến vấn đề phương pháp và thiết bị để đo lực căng hiện có trong các sợi cáp dự ứng lực ở nước ta hiện nay. Summary: One of the issues in verifying, maintenance, repairing, and strengthening old bridges is to determine the reserved capacity of the remaining internal force of structures. In other words, the relationship of the structures generated by static load should be measured. In practice, it is necessary to determine the tensile force existing in pre-stressed cables CT 2 generated by static load in order to specify the real load capacity of the structures. This paper mentions the methodology and equipment used to measure the tensile force existing in pre-stressed cables used in Vietnam at present. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong công tác thực nghiệm, khi kiểm định để đánh giá năng lực làm việc thực tế của các cầu cũ, do hiện nay chưa có một phương pháp cụ thể và có hiệu quả nào để đo ứng suất biến dạng của kết cấu do tĩnh tải sinh ra, mà mới chỉ đo được ứng suất và biến dạng do hoạt tải sinh ra trên kết cấu nhịp cầu. Bởi vậy một thực tế cần phải tiến hành thực hiện đó là: xác định được khả năng dự trữ nội lực còn lại của kết cấu, đo được biến dạng, ứng suất của kết cấu do tĩnh tải sinh ra. Thực tế cho thấy ở một số sơ đồ kết cấu thuộc hệ động như cầu treo dây võng, cầu dây văng hay các kết cấu được tăng cường cáp dự ứng lực ngoài hiện đang được khai thác, thì việc xác định lực căng hiện có trong các sợi cáp (do tĩnh tải hay do dự ứng lực sinh ra) là việc làm rất cần thiết để xác định sức chịu tải của kết cấu. Có như vậy mới nâng cao được tính chính xác và hiệu quả cho công tác
- thực nghiệm trong kiểm định cầu. Hơn nữa trong công nghệ thi công bê tông cốt thép dự ứng lực, thì việc kiểm tra liên tục sức căng của cốt thép từ lúc chế tạo các cấu kiện qua các giai đoạn thi công là một việc làm cần thiết phục vụ cho công tác thi công đảm bảo đúng chất lượng. Sau đây xin trình bày phương pháp và thiết bị để đo lực căng hiện có trong các sợi cáp dự ứng lực II. NGUYÊN LÝ CHUNG Để đo được ứng suất trong các kết cấu do hoạt tải gây ra ta có thể dùng nhiều phương pháp đo ứng suất khác nhau thông qua các dụng cụ đo biến dạng như cầu đo điện trở, các tenxomet cơ học, tenxomet d©y rung (âm thanh)… Nhưng để đo đươc ứng suất trong các kết cấu do tĩnh tải sinh ra là một vấn đề tương đối phức tạp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu phương pháp đo này như: khoan bê tông, hàn cắt các cấu kiện thép, phương pháp cÊu tróc vËt liệu... Nhưng vẫn chỉ dừng lại ë phòng thí nghiệm, thực tế chưa có máy móc nào được chế tạo và ứng dụng ở hiện trường cả ở trong và ngoài nước. Riêng trong các sợi cáp DƯL, ta có thể dùng phương pháp dán lá điện trở lên các sợi bó thép và đọc số đo sau đó làm chïng hết cốt thép lại đọc số đo. Rồi lấy hiệu của các số ®ọc mà tính ra trị số ứng suất. Cách đo này cũng chỉ được dïng trong phòng thí nghiệm, không có ứng dông thực tế đối với các kết cấu vì nó không chính xác. Hiện nay ở một số nước trên thế giới đã chế tạo và sử dụng một số thiết bị đo trong ph¹m vi này như: ThiÕt bị đo ДΠC2 của Nga dùng để đo lực căng trong sợi cáp đường kính 15,2 mm, thiÕt bÞ SM55C hay SM150C của Thụy Sỹ dùng cho cáp đường kình 4mm đến 12,7mm. Hầu hết các thiết bị đo này đều dựa trên nguyên lý xác định lực căng của cáp trên cơ sở đo chuyển vị cáp. CT 2 Trong nội dung của báo cáo này xin giíi thiệu nguyên lý và phương pháp đo đạc của thiÕt b ị. III. NGUYÊN LÝ, CẤU TẠO VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO CỦA THIẾT BỊ A. Nguyên lý (lý giải phương pháp đo) Xuất phát từ nguyên lý: Một ứng lực N cần thiết để làm lệch cáp khỏi vị trí ban đầu của nó tỷ lệ với sức căng T của cáp (hình 1). N f C¸p T L/2 L/2 Hình 1.
- Hay nói một cách khác với một lực tác dụng N nhất định thì chuyển vị f của cáp sẽ tỷ lệ với sức căng T của cáp. Do vậy thì với 1 lực tác dụng nhất định, nếu ta xác định được chuyển vị f của cáp thì có thể đánh giá được sức căng T của cáp. Trong thự tế quan hệ giữa N và T phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Qua các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy quan hệ giữa f và T có thể đánh giá theo công thức: N = 2(T + k )(f / 1) + K (f / 1) 3 trong đó: K và k là hằng số của việc kê chèn l là nửa chiều dài của đoạn cáp Với lý do đó, phương pháp đo này được sử dụng phải dựa trên một loạt các đường chuẩn hay bảng chuẩn đã được xây dựng trước trong phòng thí nghiệm. B. Nguyên lý cấu tạo 1 13 10 12 14 11 7 3 6 9 CT 2 5 8 2 4 Hình 2. 1. Đồng hồ bách phân kế, 2. Thanh cơ bản, 3. Thanh, 4. Thanh chống, 5. Móc cố định, 6. Vòng đệm, 7. Bộ gá đồng hồ, 8. Móc di động, 9. Vòng đệm, 10. Êcu đặt tải, 11. Đồng hồ bách phân kế, 12. Vòng đệm, 13. Êcu định vị, 14. Tay gạt Đối với các thiết bị này chuyển vị của cáp được đánh giá qua chuyển vị giữa thanh 2 và thanh 3. Lực tác dụng N đươc tạo bởi tay gạt 14 tạo ra 1chuyển vị cố định giữa hệ thanh 2 và 3 đối với sợi cáp. Khi đo ta dùng êcu 13 định vị thiết bị đo vào sợi cáp, chỉnh đồng hồ về số 0, gạt tay gạt về vị trí đo, đọc số đọc trên đồng hồ. Sau đó căn cứ vào số đọc tra bảng chuẩn để suy ra trị số ứng lực trong sợi cáp. IV. NHẬN XÉT
- Trên đây là một phương pháp, thiết bị khá đơn giản phù hợp với công tác đo đạc ở hiện trường, nhưng phạm vi ứng dụng của thiết bị tương đối hẹp, chỉ thích hợp với các loại cáp có đường kính nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đề ra. Ở nước ta hiện nay, trong công tác kiểm tra chất lượng các kết cấu công trình vẫn thường được tiến hành theo phương pháp thông thường đó là chất tải lên kết cấu rồi đo một số đại lượng cơ bản như ứng suất, chuyển vị, dao động kết cấu nhịp... Từ kết quả đó để đánh giá chất lượng kết cấu. Phương pháp này thường cho độ tin cậy cao đối với kết cấu mới được xây dựng, nhưng lại không an toàn đối với kết cấu cũ được khai thác, hơn nữa biện pháp thử tải thường mất thời gian và chi phí tốn kém. Do đó trong công tác thực nghiệm để kiểm tra chất lượng công trình xây dựng giao thông, việc nghiên cứu chế tạo hay chuyển giao công nghệ đo đạc trong lĩnh vực xác định nội lực của kết cấu do tĩnh tải sinh ra cần phải được quan tâm chú trọng hơn nữa. Hiện tại cũng đã có các trung tâm, các viện nghiên cứu khoa học công nghệ, các trường đại học trong nước đang quan tâm đến vấn đề này. Trong đó có trung tâm khoa học công nghệ trường ĐH GTVT đang nghiên cứu để đi đến chế tạo thiết bị đo lực căng hiện có trong các cáp DƯL. Đó chính là tiền đề trong công tác nghiên cứu chế tạo các thiết bị đo đạc. Trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng công trình ở nước ta hiện nay. Tài liệu tham khảo [1]. GS.TS Nguyễn Viết Trung. Khai thác, kiểm định sửa chữa tăng cường cầu, Trường ĐHGTVT, 2004. [2]. Charles Abounur, docteur es siences và Bruno Godart, chef de Division, Ing, Div, Des, TPE. Theo bài viết: Các phương pháp chuẩn đoán để đánh giá cầu. Đăng trên tạp chí: ANNALES DU BATIMENT ET DES TRAVANUX PUBLIES. No 6 – December 1998♦ CT 2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Về từ tượng thanh tượng hình trong tiếng Nhật
10 p | 414 | 55
-
Báo cáo khoa học: Đặc điểm của âm tiết tiếng Anh và tiếng Việt- Ảnh hưởng của chúng đối với nói tiếng Anh của người Việt
3 p | 453 | 47
-
Báo cáo khoa học: Phương pháp mới hòa nguồn năng lượng mặt trời vào lưới điện phân phối
5 p | 141 | 27
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 5
6 p | 168 | 23
-
Báo cáo khoa học " PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỔN HAO ỨNG SUẤT TRƯỚC DO TỪ BIẾN VÀ CO NGÓT CỦA BÊ TÔNG "
7 p | 135 | 23
-
Báo cáo khoa học: Một số ví dụ về cách dùng hình ảnh và con số trong thành ngữ tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh
7 p | 175 | 21
-
Báo cáo khoa học: Giả thuyết về quan hệ văn hóa- giao tiếp
20 p | 134 | 20
-
Báo cáo khoa học: Trợ từ Ga và Wa trong câu tiếng Nhật
9 p | 129 | 15
-
Báo cáo khoa học: Biện pháp quản lý chất lượng dạy & học tiếng Anh giao tiếp thương mại theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM
12 p | 135 | 14
-
Báo cáo khoa học: Vị thế của tiếng Anh trên thế giới và ở Việt Nam
8 p | 164 | 12
-
Báo cáo khoa học: Tiếng Việt và tiếng Nhật trong khu vực văn hóa Hán
6 p | 135 | 10
-
Báo cáo khoa học: "PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢNG LÔGIC TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO HƯỚNG DẪN CỦA UỶ BAN CHÂU ÂU - EC"
5 p | 101 | 9
-
Báo cáo khoa học:Khái quát hóa sự giống nhau và khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt trên phương diện đổi ngữ nghĩa
4 p | 153 | 8
-
Báo cáo khoa học: Phương pháp chuyển độ cao GPS về độ cao thi công có kể đến ảnh hưởng của độ lệch dây dọi
6 p | 114 | 8
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 4 - TS. Trương Thị Kim Chuyên
11 p | 121 | 8
-
Báo cáo khoa học:Bắt đầu và thể khởi phát tiếng Việt
17 p | 101 | 6
-
Báo cáo khoa học: Khả năng chuyển đổi cấu trúc của thành ngữ so sánh tiếng Pháp
5 p | 147 | 6
-
Báo cáo khoa học: Việc giảng nghĩa từ đa nghĩa
4 p | 135 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn