intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học: Biện pháp quản lý chất lượng dạy & học tiếng Anh giao tiếp thương mại theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Chia sẻ: VAN DE JONE | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

136
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo khoa học: Biện pháp quản lý chất lượng dạy & học tiếng Anh giao tiếp thương mại theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM nhằm hy vọng có thể tìm ra một số giải pháp khả thi trong việc quản lý chất lượng dạy. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học: Biện pháp quản lý chất lượng dạy & học tiếng Anh giao tiếp thương mại theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY & HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP THƯƠNG MẠI THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM<br /> ThS. Trần Thị Phỉ PHẦN MỞ ĐẦU Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM trong những năm qua luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Lãnh đạo nhà trường đã có lộ trình chuyển quy trình đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ và chính thức áp dụng cho hệ đại học chính quy khoá 35 (2009) và quy định chuẩn đầu ra cho môn học tiếng Anh giao tiếp thương mại theo thang điểm TOEIC 550 cho ngành Ngoại thương, Du lịch, Kinh doanh quốc tế và TOEIC 450 cho các ngành khác. Thực hiện chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Ban ngoại ngữ, Bộ môn tiếng Anh đã tổ chức nhiều buổi họp chuyên môn và hội thảo nhằm nhìn lại những thành quả đã đạt được và tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh giao tiếp thương mại theo học chế tín chỉ. Ban Ngoại Ngữ đã thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ cho khoá 35 đại học chính quy, thực tế cho thấy có nhiều bất cập khi số tiết cho mỗi học phần giảm từ 75 tiết (45 phút/1 tiết) còn 45 tiết (50 phút/1tiết). Với số tiết này giảng viên phải giảm nội dung giảng dạy từ 6 bài xuống 4 bài, điều đó có nghĩa là sinh viên học ít đi và nếu như giảng viên vẫn dạy theo cách dạy theo niên chế thì chất lượng dạy và học kém đi. Vì thế để đảm bảo chất lượng dạy và học môn học tiếng Anh thương mại theo học chế tín chỉ là một thách thức lớn đối với giảng viên Ban ngoại ngữ. Với hy vọng có thể tìm ra một số giải pháp khả thi trong việc quản lý chất lượng dạy và học chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý chất lượng dạy và học tiếng Anh giao tiếp thương mại theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Kinh tế Tp.HCM”. NỘI DUNG I. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1. Mục tiêu đào tạo Đào tạo trình độ Đại học giúp sinh viên nắm giữ kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về một ngành nghề, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo (điều 39 Luật Giáo Dục 2005) 2. Phương pháp đào tạo Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm ứng dụng (điều 40 Luật Giáo dục 2005). Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, trước hết mỗi trường, mỗi khoa, mỗi bộ môn, mỗi cán bộ giảng dạy cần căn cứ vào tính chất của mục tiêu đào tạo, hoàn cảnh, điều kiện, khả năng cụ thể của mình để cụ thể hoá các chỉ tiêu nói trên và làm cho mọi thành viên của trường nắm vững các chỉ tiêu đó. Cán bộ giảng dạy và sinh viên liên hệ với thực tế giảng dạy, học tập của bản thân rút ra ưu khuyết điểm và đề xuất phương hướng và biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Mặt khác nhà trường,<br /> <br /> 5<br /> <br /> giảng viên cần theo dõi sát yêu cầu của xã hội, của thị trường lao động để có những bổ sung kịp thời cho quá trình đào tạo. 3. Quy trình công nghệ thiết kế quá trình dạy học đại học có chất lượng và hiệu quả. Quy trình thiết kế QTDHĐH và tự học đảm bảo chất lượng và hiệu quả gồm 7 công đoạn: Sơ đồ : Quy trình công nghệ thiết kế quá trình dạy học đại học<br /> 1. Đầu ra Thành tựu của KHGD và các KH liên quan Xác định quy trình công nghệ thiết kế QTDHĐH 2. Đầu vào 3. Nội dung Công nghệ dạy học 4. Điều kiện 5. Quy trình 6. Phương pháp 7. Kiểm tra, đánh giá<br /> <br /> Xác định quy trình công nghệ thiết kế QTDHĐH<br /> <br /> Kinh nghiệm của GV và SV<br /> <br /> 1. Xác định mục tiêu dạy học (đầu ra) 3. Xác định nội dung dạy học<br /> <br /> 2. Xác định trình độ ban đầu của sinh viên (đầu vào) 4. Xác định các điều kiện và phương tiện kỹ thuật dạy học 5. Xác định quy trình dạy học 6. Xác định các phương pháp dạy học 7. Xác định cách kiểm tra – đánh giá Thiết kế QTDHĐH theo bảy công đoạn của công nghệ dạy học sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo, nâng cao hứng thú, tính chủ động, độc lập sáng tạo của sinh viên. II. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP THƯƠNG MẠI THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐHKT TP.HCM 1. Một số kết quả đạt được: Môn học tiếng Anh giao tiếp thương mại đã được xây dựng, thiết kế đồng bộ và gắn kết giữa mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình và việc kiểm tra đánh giá. Nôi dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của người học cũng như của xã hội về khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong môi trường thương mại, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sinh viên trên thị thường lao động.<br /> <br /> 6<br /> <br /> Chương trình coi trọng cả bốn kỷ năng nghe, nói, đọc, viết. Sinh viên được trao dồi khả năng sử dụng ngôn ngữ qua thảo luận nhóm (group work), đóng vai (role play), thuyết trình (presentation). Phương pháp này giúp cho sinh viên thay đổi thói quen học ngoại ngữ thụ động. Theo học giáo trình Market Leader sinh viên được luyện tập phương pháp học ngoại ngữ có hiệu quả. Hầu hết các bài tập trong tài liệu này giúp cho người học thông qua bốn kỹ năng nói, nghe, đọc, viết, trải nghiệm sử dụng tiếng Anh và bốn kỹ năng này gắn kết với nhau trong mỗi tình huống (integrated skills). Ngoài ra để giúp sinh viên đạt được kết quả cao hơn trong học tập, tập thể giảng viên Ban Ngoại Ngữ đã cùng nhau biên soạn thêm giáo trình hỗ trợ Practice book 1, 2,3 và 4 cho 4 phần học ngoại ngữ của sinh viên nhằm luyện thêm kỹ năng ngoại ngữ cho sinh viên hướng tới đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động – sinh viên có năng lực sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, đọc văn bản và viết báo cáo. Ngoài ra phần Guided Independent Practice của giáo trình được thiết kế nhằm giúp cho sinh viên hình thành và phát triển khả năng tự học và phương pháp học. Đại bộ phận giảng viên luôn cập nhật kiến thức, nghiên cứu tìm cách khai thác giáo trình hiện có để đạt được kết quả tốt nhất. Nhờ vậy đã tạo được cho sinh viên môi trường học tập sôi nổi. Hình ảnh sinh viên luyện tập thuyết trình nhóm bằng tiếng anh, ở hành lang, sân trường, thư viện đã trở nên quen thuộc. Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến việc học Ngoại Ngữ của sinh viên, tạo mọi điều kiện có thể nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, có phòng lab, mạng Internet cho sinh viên học ngoại ngữ. Tuy phòng này còn nhỏ nhưng cũng đáp ứng phần nào nhu cầu học thêm ngoại ngữ của sinh viên. Lãnh đạo Ban Ngoại ngữ hàng năm tổ chức hội thảo để tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học. 2. Một số khó khăn trong quản lý chất lượng dạy và học theo học chế tín chỉ 2.1 Thời lượng dạy và học. Số tiết học trên lớp của chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ là 45 tiết (theo niên chế là 75 tiết) được xếp học trong 12 buổi. Theo chúng tôi số tiết này quá ít. Năng lực sử dụng tiếng Anh của người học được đánh giá qua thang điểm TOEIC như sau : Điểm chuẫn TOEIC 805 – 990 650 – 800 550 – 650 450 – 550 305 – 450 205 – 300 10 – 200 Trình độ người học High advanced Advanced High Intermediate Intermediate High Beginner Beginner 2 Beginner 1<br /> <br /> Source From Practice Guide to the new TOEIC test Để nâng cao 1 cấp độ sinh viên cần luyện tập khoản 192 tiết theo thống kê của trung tâm ngoại ngữ. 7<br /> <br /> Trình độ TOEIC 300 TOEIC 450 TOEIC 600<br /> <br /> Thời lượng 192 tiết 192 tiết 192 tiết<br /> <br /> Thời lượng trên lớp cho môn học tiếng Anh giao tiếp thương mại theo học chế tín chỉ là: Trình độ HP1- Sơ cấp HP2- Sơ cấp HP3 - Tiền trung cấp HP4 – tiền trung cấp Thời lượng 3 tín chỉ x 15 = 45 tiết 3 tín chỉ x 15 = 45 tiết 3 tín chỉ x 15 = 45 tiết 3 tín chỉ x 15 = 45 tiết 45* 4 = 180 tiết Như vậy đối với sinh viên có trình độ đầu vào dưới A hoặc A (beginner 1) để đạt được chuẩn đầu ra TOEIC 450 - 500 (Intermediate) trung cấp ít nhất cần 192 tiết để có được trình độ high beginner TOEIC 305 – 400, và 192 tiết để đạt TOEIC 450 – 550. Vậy sinh viên cần ít nhất 384 tiết học (192 x 2). 384 tiết cần học so với số tiết học tại trường 180 tiết quả là một thách thức lớn đối với giảng viên và sinh viên. 2.2 Trình độ Anh Ngữ đầu vào của sinh viên Theo khảo sát thống kê phân loại trình độ Anh Ngữ đầu vào của sinh viên qua bài thi xếp tình độ ( Placement test)<br /> 50 40 30 20 10 0 K30 K31 K32 K33 K34 dưới A A B C<br /> <br /> (thống kê hằng năm trình độ đầu vào tiếng Anh của sinh viên trường ĐHKT: K30-34 – Th.s Võ Đình phước, Trưởng Ban Ngoại ngữ) 8<br /> <br /> Theo thống kê hàng năm của Ban Ngoại ngữ về kết quả thi xếp lớp liên tục từ K30 đến K34, trình độ tiếng Anh đầu vào có dấu hiệu khả quan, số liệu trên đồ thị so sánh năng lực đầu vào cho thấy sinh viên có trình độ Anh ngữ tiền trung cấp và trung cấp tăng mạnh: từ 19% K33; 21%K32 tăng lên 37% K34. Sinh viên có trình độ dưới A có xu hướng giảm còn 15% đối với K34 so với 28% K32 và 30%-K33 Như vậy muốn đạt chuẩn đầu ra TOEIC 450-500 theo học thế tín chỉ, với 180 tiết trên lớp giả sử với điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến, sinh viên có phương pháp học tập tốt thì khoảng 10% sinh viên trình đô C và 37% trình độ B (khoảng 47%) có thể đạt đầu chuẩn ra, phần còn lại 53% trình độ A và dưới A cần có thêm 204 tiết học. (384 tiết học cần có - 180 số tiết học trên lớp theo học chế tín chỉ). Đó là chưa kể đến các số liệu trên chỉ phản ánh trình độ hiểu biết tiếng Anh (to know the language) hơn là khả năng sử dụng tiếng Anh (to use the language). Trường chưa có điều kiện đánh giá cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong bài thi xếp lớp. Qua bài thi tốt nghiệp THPT chúng ta có thể thấy rõ trọng tâm môn học là kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng đọc hiểu. Kỹ năng nghe, nói hầu như không được đầu tư trau dồi trong suốt 7 năm học phổ thông. Hệ quả là trong các buổi học tiếng Anh giao tiếp thương mại ở trường nhiều sinh viên gặp khó khăn trong phát âm, diễn đạt hay trao đổi thông tin, nghe hiểu. Có thể khái quát khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của đa số sinh viên ĐHKT TP.HCM sau 7 năm phổ thông như sau: Nghe Nói Đọc Viết vở lòng, dưới sơ cấp dưới sơ cấp sơ cấp, tiền trung cấp dưới sơ cấp – sơ cấp<br /> <br /> Nguồn: “Khái quát năng lực đầu vào qua 4 kỹ năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên ĐHKT” Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà –Nguyên Phó Ban Ngoại ngữ, trưởng Bộ môn tiếng Anh. Vậy với năng lực đầu vào còn hạn chế, khả năng trên 53% sinh viên nếu không có khả năng tự học tốt hoặc học thêm các trung tâm ngọai ngữ sẽ không đạt chuẩn đầu ra. Thêm vào đó là thói quen thụ động trong học tập của sinh viên trong việc học ngoại ngữ cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập thể hiện qua hiện tượng không chuẩn bị bài, không chủ động trong học tập của nhiều sinh viên mặc dù bộ môn tiếng Anh đã biên soạn nội dung tự học Guided Inderfendent Practice nhằm tác động đến ý thức tự học của sinh viên. Ngoài ra, sinh viên có trình độ Anh ngữ B, C vẫn bắt đầu học giáo trình Market leaderElemetary, trình độ sơ cấp không có hứng thú và động cơ học tập tốt. 2.3 Đội ngũ giảng dạy: Phương pháp giao tiếp và trao dồi kỹ năng qua các bài tập tình huống (case study) chưa được áp dụng triệt để. Trên lớp giảng viên còn giảng nhiều (teacher talk) thay vì làm vai trò hướng dẫn (facilitor), tổ chức các hoạt động thực hành ngôn ngữ, khuyến khích và động viên. Đội ngũ giáo viên trong nhiều năm qua chưa được đầu tư đúng mức, nhà trường chưa thường tạo cơ hội cho giáo viên có điều kiện trao dồi chuyên môn nâng cao trình độ ở 9<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0