Báo cáo Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trên hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 10
download
Báo cáo này trình bày các phương pháp và kết quả của việc phân tích tính dễ tổn thương do sự biến đổi khí hậu (CCVA) của hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (TG-CH) trải dài theo bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu CCVA được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh và nhóm chuyên gia liên ngành đến từ Đại học Huế do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (CSSH) chịu trách nhiệm chính. Khu vực nghiên cứu gồm 20 làng chài phân bố trên 18 xã thuộc 5 huyện khác nhau xung quanh khu vực đầm phá (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trên hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
- BÁO CÁO CUỐI CÙNG ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN HỆ THỐNG ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THÁNG 6 NĂM 2018 Báo cáo này được thực hiện với sự hỗ trợ từ Nhân dân Hoa Kỳ thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Nội dung báo cáo này hoàn toàn thuộc trách nhiệm của ECODIT và không nhất thiết phản ánh các quan điểm của USAID hay Chính phủ Hoa Kỳ. i
- DỰ ÁN TRƯỜNG SƠN XANH DO USAID TÀI TRỢ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN HỆ THỐNG ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Tháng 6, 2018 . ii
- DANH SÁCH NHÓM NGHIÊN CỨU Báo cáo này là kết quả nghiên cứu của dự án Trường Sơn Xanh của USAID, do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Huế (CSSH) chịu trách nhiệm chính. Nhóm thực hiện bao gồm các chuyên gia đến từ CSSH, Khoa Địa lý - Địa chất và Khoa Xã hội học thuộc trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; Tổ công tác của Sở Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhóm nghiên cứu chính - Thiết kế nghiên cứu, viết báo cáo kết quả 1. PGS.TS Trần Xuân Bình – Nhóm trưởng – Chủ biên 2. TS. Đỗ Thị Việt Hương 3. CN. Phạm Văn Thiện 4. CN. Đoàn Lê Minh Châu Tổ công tác của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Thừa Thiên Huế 1. Nguyễn Thanh Vinh – Phó trưởng phòng – Phòng đo đạc và Bản đồ 2. Nguyễn Ngọc Thịnh – Chuyên viên – Phòng KTTV và BĐKH 3. Hoàng Ngọc Hưng Việt – Chuyên viên – Phòng Tài nguyên nước 4. Lê Thị Hạnh – Trưởng Phòng – Chi cục Bảo vệ Môi trường 5. Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Phó Trưởng phòng – Chi cục Biển, đảo và đầm phá Nhóm thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu 1. PGS.TS Trần Xuân Bình 2. ThS. Nguyễn Quang Việt 3. ThS. Trần Thị Thúy Hằng 4. CN. Phạm Văn Thiện 5. ThS. Nguyễn Hữu An 6. ThS. Võ Nữ Hải Yến 7. CN. Đặng Thị Thường 8. CN. Trần Thị Chi 9. CN. Lê Thị Phương Vỹ Nhóm biên dịch và kỹ thuật 1. Trần Xuân Bình 2. Đoàn Lê Minh Châu 3. Nguyễn Thiều Tuấn Long iii
- MỤC LỤC DANH SÁCH NHÓM NGHIÊN CỨU ......................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH PHỤ LỤC ...........................................................................................viii DANH MỤC BẢNG PHỤ LỤC .................................................................................................viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................... ix TÓM TẮT ............................................................................................................................. 11 GIỚI THIỆU .......................................................................................................................... 12 1.1 Thông tin và mục tiêu dự án ................................................................................................... 12 1.2. Mô tả về hệ thống đầm phá ................................................................................................... 13 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 29 Khu vực khảo sát ......................................................................................................................... 29 Thu thập dữ liệu .......................................................................................................................... 33 Các chỉ tiêu đánh giá tổn thương do BĐKH ................................................................................... 34 CÁC KẾT QUẢ....................................................................................................................... 40 Mức độ lộ diện ............................................................................................................................ 40 Mức độ nhạy cảm ........................................................................................................................ 42 Khả năng thích ứng ...................................................................................................................... 44 Mức độ dễ bị tổn thương ............................................................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 54 PHỤ LỤC I – Lớp dữ liệu lũ lụt .............................................................................................. 57 PHỤ LỤC II – Phương pháp xác định trọng số cho các chỉ số ................................................. 59 PHỤ LỤC III – Bản đồ phân tích mức độ lộ diện và nước biển dâng không bao gồm trọng số . 62 iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Kiểu hệ sinh thái trong hệ thống đầm phá TG - CH .............................................................. 15 Bảng 2: Tổng Thiệt hại do lũ lụt từ 1999-2015 ...................................................................................... 20 Bảng 3: Những thay đổi về nhiệt độ trung bình hàng năm (oC) so với giai đoạn 1986-2005, tỉnh Thừa Thiên Huế. ............................................................................................................................................ 21 Bảng 4: Phần trăm tăng lượng mưa hàng năm so với giai đoạn 1986-2005...................................... 22 Bảng 5: Kết quả mô phỏng nước biển dâng 100cm trên địa bàn các huyện khu vực đầm phá ... 23 Bảng 6: Danh sách diện tích và dân số các xã ven phá TG – CH. ...................................................... 25 Bảng 7: Tổng hợp thông tin và sinh kế về 133 thôn ngư ở 33 xã thuộc 5 huyện trong khu vực đầm phá ........................................................................................................................................................... 26 Bảng 8: Cơ cấu diện tích NTTS trên hệ thống TG - CH theo địa phương cấp huyện ................. 28 Bảng 9: Huyện, xã, thị trấn, thôn trong khu vực khảo sát ................................................................... 30 Bảng 10: Các chỉ số cho từng hợp phần E, S, AC với đơn vị đo lường, nguồn cấp dữ liệu và trọng số ............................................................................................................................................................ 35 Bảng 11: Thống kê diện tích các mức độ lộ diện ................................................................................... 41 Bảng 12: Khu vực có nguy cơ ngập lụt cao trong kịch bản mực nước biển dâng 100cm ............. 41 Bảng 13: Thống kê mức độ nhạy cảm của khu vực khảo sát .............................................................. 43 Bảng 14: Thống kê các mức độ khả năng thích ứng của khu vực khảo sát ...................................... 45 Bảng 15: Thống kê các mức độ dễ bị tổn thương của khu vực khảo sát ......................................... 49 v
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Bản đồ vị trí 5 huyện và 33 xã trong khu vực đầm phá TG-CH ........................................ 13 Hình 2: Kết quả mô phỏng nước biển dâng 100cm tại TG – CH ...................................................... 23 Hình 3: Vị trí 18 xã chọn khảo sát trong CCVA TG – CH ................................................................. 30 Hình 4: Quy trình CCVA TG-CH.............................................................................................................. 32 Hình 5: Sơ đồ tính toán chỉ số dễ bị tổn thương do BĐKH (V=E+S-AC) ........................................ 39 Hình 6: Bản đồ mức độ lộ diện do biến đổi khí hậu của khu vực khảo sát ..................................... 41 Hình 7: Bản đồ mức độ nhạy cảm do biến đổi khí hậu của khu vực khảo sát ................................ 43 Hình 8: Bản đồ mức độ thích ứng do BĐKH của khu vực khảo sát.................................................. 45 Hình 9: Bản đồ mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của khu vực nghiên cứu ........................ 49 vi
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Số lượng loài các nhóm sinh vật đầm phá TG – CH ......................................................... 15 Biểu đồ 2: Nhiệt độ trung bình năm ở Huế ............................................................................................. 17 Biểu đồ 3: Lượng mưa trung bình hằng năm tại Huế ............................................................................ 17 Biểu đồ 4: Lượng mưa trung bình 10 năm tại Huế ................................................................................ 18 Biểu đồ 5: Thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2017..................................................... 21 Biểu đồ 6: Đánh giá của người dân địa phương về mức độ lộ diện lũ lụt trong thập kỷ vừa qua (Số hộ khảo sát: 450 hộ gia đình) ............................................................................................................... 42 Biểu đồ 7: Mức độ an toàn nhà ở hộ gia đình (Số hộ khảo sát: 450 hộ gia đình)............................ 44 Biểu đồ 8: Đánh giá về mức độ an toàn của CSHT trong thiên tai.................................................... 46 Biểu đồ 9: Kinh nghiệm của cộng đồng trong ứng phó với thiên tai .................................................. 46 Biểu đồ 10: Hiểu biết và nắm bắt thông tin về BĐKH của người dân .............................................. 47 Biểu đồ 11: Vai trò của kiến thức bản địa trong ứng phó với thiên tai............................................. 48 Biểu đồ 12: Các hoạt động ứng phó với thiên tai của cộng đồng ....................................................... 48 vii
- DANH MỤC CÁC HÌNH PHỤ LỤC Hình A1. 1: Độ sâu nước lũ trong tình huống giả định MIKE 21 và RIVER Mike 11 mô phỏng dựa trên trận lũ 1999. ......................................................................................... 57 Hình A1. 2: Thời gian xảy ra lũ (ngày) trong tình huống giả định MIKE 21 và RIVER Mike 11 mô phỏng dựa trên trận lũ 1999. ..................................................................... 58 Hình A3. 1: Bản đồ mức độ lộ diện do biến đổi khí hậu các xã khảo sát vùng TG - CH…. 62 Hình A3. 2: Bản đồ mức độ nhạy cảm do biến đổi khí hậu các xã khảo sát vùng TG - CH........ 63 Hình A3. 3: Bản đồ mức độ thích ứng do biến đổi khí hậu các xã khảo sát vùng TG - CH ........ 63 Hình A3. 4: Bản đồ mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu các xã khảo sát vùng TG - CH..... 64 DANH MỤC BẢNG PHỤ LỤC Bảng A2. 1: Trọng số của lớp dữ liệu và tổng trọng số cho các chỉ số ............................................. 60 viii
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATNĐ Áp thấp nhiệt đới BĐKH Biến đổi khí hậu BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BTTN Bảo tồn thiên nhiên BCT Bán cấu trúc CCAP Climate Change Action Plan - Kế hoạch hành động biến đổi khí hậu Climate Change Vulnerability Assesment - Đánh giá tính dễ bị tổn CCVA thương do biến đổi khí hậu CSHT Cơ sở hạ tầng CHNC Chi hội nghề cá CSSH Trung tâm Khoa học & Xã hội Nhân văn Huế ĐDSH Đa dạng sinh học ĐNN Đất ngập nước DONRE Sở Tài nguyên và Môi trường EbA Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái GIZ Tổ chức hợp tác phát triển Đức GDP Thu nhập bình quân trên đầu người HST Hệ sinh thái IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên KBVTS Khu bảo vệ thủy sản KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KNTƯ Khả năng thích ứng KTTV Khí tượng thuỷ văn KTBĐ Kiến thức bản địa MONRE Bộ Tài nguyên & Môi trường NGO Non Government Organization – Tổ chức phi chính phủ NTTS Nuôi trồng thuỷ sản ix
- PPGIS GIS có sự tham gia của cộng đồng PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng PVBCT Phỏng vấn bán cấu trúc SIDA Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển QN Quảng Nam RNM Rừng ngập mặn TN&MT Tài nguyên và Môi trường TDBTT Tính dễ bị tổn thương TG - CH Tam Giang - Cầu Hai TT Thị trấn TTH Thừa Thiên Huế TX Thị xã UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ UBND Uỷ Ban Nhân Dân ƯPBĐKH Ứng phó với biến đổi khí hậu VQG Vườn Quốc Gia WWF Quỹ động vật hoang dã thế giới XH Xã hội x
- TÓM TẮT Báo cáo này trình bày các phương pháp và kết quả của việc phân tích tính dễ tổn thương do sự biến đổi khí hậu (CCVA) của hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (TG-CH) trải dài theo bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu CCVA được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh và nhóm chuyên gia liên ngành đến từ Đại học Huế do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (CSSH) chịu trách nhiệm chính. Khu vực nghiên cứu gồm 20 làng chài phân bố trên 18 xã thuộc 5 huyện khác nhau xung quanh khu vực đầm phá (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc). Trong dự án nghiên cứu CCVA, nhóm nghiên cứu đã định hướng phương pháp nghiên cứu dựa theo khung lý thuyết đã được Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) sử dụng, cụ thể như sau: Các hợp phần cần xác định gồm những Lộ diện (E) về biến đổi khí hậu, độ Nhạy cảm (S) với sự biến đổi khí hậu và Khả năng thích ứng (AC) với sự biến đổi khí hậu; sử dụng phần mềm ArcGIS để tính toán Tính dễ bị tổn thương V bằng công thức V = f (E x S x AC) và sắp xếp phân hạng kết quả dựa theo 48 chỉ số lựa chọn chính và phụ của các hợp phần E, S, AC. Dữ liệu cho các chỉ số thu thập từ các cuộc khảo sát bằng PRA, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc, tham vấn các bên liên quan các cấp của nhóm nghiên cứu và các tài liệu thứ cấp từ các bên liên quan các cấp (Ví dụ: Các báo cáo của các nghiên cứu liên quan). Dữ liệu thô được chuẩn hóa và được sắp xếp thành năm mức độ: rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao. Xác định các trọng số của từng chỉ số bằng quy trình Phân tích thức bậc (AHP). Các biểu đồ màu khác nhau được sử dụng để biểu thị kết quả của từng chỉ số riêng biệt, cụ thể: những lộ diện, độ nhạy cảm, khả năng thích ứng và tính dễ bị tổn thương. Nhìn chung, kết quả của dự án nghiên cứu CCVA xác định khu vực khảo sát có mức độ tổn thương cao nằm ở các khu vực thấp/trũng nơi cửa sông đổ ra đầm (Ví dụ ở các xã Quảng Lợi, Điền Hải, Vinh hà, Lộc An) và các khu vực tiếp giáp giữa đầm và biển (Ví dụ ở xã Hải Dương, Thuận An, Vinh Hưng). Khu vực có mức độ tổn thương cao nhất nằm ở vùng phía Tây đầm phá (Ví dụ như các xã Quảng Thái, Quảng Phước, Hương Phong, Thuận An, Phú Mỹ, Phú Xuân, Lộc An. Có thể tóm tắt kết quả nghiên cứu như sau: Mức độ dễ bị tổn thương rất thấp (chiếm 50% diện tích nghiên cứu) – Lộc Trì (huyện Phú Lộc); Quảng Lợi (huyện Quảng Điền); Phú Đa, Vinh Phú (huyện Phú Vang); Điền Hải (huyện Phong Điền). Mức độ dễ bị tổn thương thấp (chiếm 12,9% diện tích nghiên cứu) – Phú Diên, Phú Đa, Vinh Hà (huyện Phú Vang); Vinh Hưng, Lộc An, Vinh Hiền, Lộc Điền, (huyện Phú Lộc). Mức độ dễ bị tổn thương trung bình (chiếm 6,1% diện tích nghiên cứu) – Quảng Thái (huyện Quảng Điền); Phú Xuân (huyện Phú Vang); Lộc Điền (huyện Phú Lộc). Mức độ dễ bị tổn thương cao (chiếm 13,7% diện tích nghiên cứu) – Quảng Lợi (huyện Quảng Điền); Điền Hải (huyện Phong Điền); Hải Dương (Thị xã Hương Trà); Thuận An, Vinh Hà (huyện Phú Vang); Vinh Hưng, Lộc An (huyện Phú Lộc). Mức độ dễ bị tổn thương rất cao (chiếm 17,3% diện tích nghiên cứu) – Quảng Thái, Quảng Phước (huyện Quảng Điền); Hương Phong, Hải Dương (Thị xã Hương Trà); Thuận An, Phú Mỹ, Phú Xuân (huyện Phú Vang); Lộc An (huyện Phú Lộc). 11
- GIỚI THIỆU 1.1 Thông tin và mục tiêu dự án Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở miền Trung Việt Nam, có địa hình đa dạng, từ dạng địa hình miền núi ở phía Tây đến địa hình đồng bằng và hệ thống đầm phá ven biển phía Đông. Trong đó, khu vực hệ thống đầm phá TG-CH được đánh giá là khu vực nhạy cảm với biến đổi khí hậu nhất trong tỉnh. Khu vực đầm phá là một hệ sinh thái phức tạp khi độ mặn trong nước vốn được hình thành bởi sự cân bằng giữa nguồn nước ngọt từ các con sông đổ về và nguồn nước mặn từ biển Đông. Trong những thập kỳ gần đây, áp lực từ yếu tố con người và các vấn đề khí hậu đã thay đổi sự cân bằng này, dẫn đến những thay đổi đáng kể không chỉ với hệ đầm phá mà còn cuộc sống của các cộng đồng xung quanh phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên của đầm phá. Dự án Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ là một dự án đánh giá tác động của của việc biến đổi khí hậu lên hệ thống đầm phá. Vào tháng 1 năm 2017, dự án Trường Sơn Xanh đã tổ chức một cuộc hội thảo ba ngày về phương pháp đánh giá và phương pháp tiếp cận CCVA cho các cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường (DONRE) cùng với các ban ngành có liên quan khác trong tỉnh. Các bên tham gia đã có một chuyến thực địa đến khu vực đầm phá TG-CH vào ngày thứ hai của hội thảo. Để hoàn thiện dự án, DONRE đã đề nghị dự án Trường Sơn Xanh tiến hành CCVA ở khu vực đầm phá để cập nhật thông tin cho Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh (CCAP) theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) ở Quyết định Số 990/CV/BTNMT-KTTVBDKH, ban hành ngày 24 tháng 3 năm 2014. Dự án Trường Sơn Xanh sau đó đã hợp tác với CSSH để thực hiện công trình này. Nghiên cứu này sẽ tập trung vào hai mục đích sau: 1. Xác định tính dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu đối với các cộng đồng ngư dân xung quanh khu vực đầm phá TG-CH. 2. Trình bày kết quả nghiên cứu với các ban ngành chính phủ và các bên liên quan để có các hành động phù hợp trong việc tiếp tục cập nhật CCAP với sự hỗ trợ của dự án Trường Sơn Xanh. Các mục tiêu cụ thể: Tham vấn với các ban ngành chính phủ và các bên liên quan để tiếp tục phát triển cách tiếp cận CCVA với những cộng đồng xung quanh có liên quan đến khu vực đầm phá TG-CH, bên cạnh đó là xác định các nguồn cung cấp thông tin. Xác định các yếu tố khí hậu khi thay đổi gây ảnh hưởng đến hệ thống đầm phá và cộng đồng địa phương. Xây dựng các chỉ số đánh giá những lộ diện, độ nhạy cảm, khả năng thích ứng của các cộng đồng xung quanh khu vực đầm phá, trọng tâm vào cộng đồng ngư dân. 12
- Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng ngư dân ven đầm phá dưới sự tác động của biến đổi khí hậu bằng việc lựa chọn các chỉ số đánh giá những lộ diện, độ nhạy cảm, khả năng thích ứng phù hợp. Thảo luận kết quả với các ban ngành chính phủ và các bên liên quan để tiếp tục cập nhật thông tin cho việc sửa đổi, phát triển CCAP. 1.2. Mô tả về hệ thống đầm phá Địa hình và khí hậu Vị trí địa lý Hệ thống đầm phá TG-CH nằm ở phía Đông so với khu vực địa hình đồng bằng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng diện tích bề mặt nước là 22143 ha, dài 68km, trải dọc theo đường bờ biển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đầm phá TG-CH là một hệ thống nước lợ nửa kín, tách biệt với biển Đông bằng một đường bờ biển gồm nhiều cồn cát và bãi biển tạo thành dài 71km, từ Điền Môn ở phía Bắc đến cửa biển Tư Hiền, chiều rộng từ vài trăm mét đến 4km. Đất nền khu vực cồn cát này rất thấp, từ vài mét đến tối đa 30m. Hình 1: Bản đồ vị trí 5 huyện và 33 xã trong khu vực đầm phá TG-CH Nguồn: CSSH- Đại học Khoa học, Đại học Huế 13
- Hệ thống đầm phá TG-CH được tạo thành bởi hệ thống các đầm phá nối liền: phá Tam Giang, trải dài từ sông Ô Lâu đến cửa Thuận An, nơi sông Hương kết thúc; đầm Cầu Hai ở phía Nam, ở ranh giới giữa biển Đông và cửa Tư Hiền; ngoài ra còn có đầm Thanh Lam và Hà Trung nằm ở giữa phá Tam Giang và đầm Cầu Hai. Hệ thống đầm phá thuộc địa phận 5 huyện, gồm: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc. Trên địa bàn 5 huyện này, dân số làm nghề chuyên ngư khai thác mặt nước đầm phá được phân bố thành 133 thôn ngư (làng ngư nghiệp) tại 33 xã có các thôn ngư ven đầm phá (Hình 1) Địa hình Địa hình của tình Thừa Thiên Huế thay đổi từ Tây sang Đông, từ địa hình đồi núi ở khu vực dãy Trường Sơn phía tây tỉnh đến địa hình bằng phẳng và hệ thống đầm phá TG-CH ở phía Đông tỉnh. Một sườn dốc kéo dài từ vùng cao đến đường ven biển do khoảng cách giữa hai dạng địa hình đồi núi và địa hình ven biển chưa đến 50km. Một dải cồn cát phân chia khu vực đầm phá với biển Đông kéo dài từ xã Điền Môn đến cửa Tư Hiền ở xã Vinh Hiền. Khu vực ven bờ đầm phá có độ sâu không đáng kể, khoảng 1-2m, lòng đáy hệ thống đầm phá khá bằng phẳng, độ sâu trung bình 3-6m và không có nơi nào quá 10m. Hệ thống sinh thái Đầm phá TG-CH tiếp giáp với biển thông qua hai cửa là Thuận An và Tư Hiền, bên cạnh đó còn tiếp nhận nguồn nước ngọt từa 5 lưu vực sông lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm có sông Hương, Bồ, Ô Lâu, Đại và Truồi. Điều này đã tạo nên một hệ sinh thái đa dạng nhờ sự kết hợp giữa các môi trường nước khác nhau, đồng thời cũng góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học của khu vực này. Bảng 1 cho biết diện tích và vị trí phân bố của các hệ sinh thái điển hình khu vực đầm phá. Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt quan trọng trong đầm phá, hỗ trợ nhiều hoạt động sinh thái khác như bảo vệ khỏi tác hại từ các cơn bão, giảm sức phá hoại của lũ lụt và là môi trường sống của nhiều loài thủy sinh, bao gồm các loài cá và tôm có giá trị thương mại cao. Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn giảm đi đáng kể trong khoảng thập kỷ trở lại, tính tới thời điểm hiện tại chỉ còn khoảng 80ha rừng ngập mặn nguyên sinh, và hiện đang có một số các hoạt động phục hồi lại rừng, điển hình là ở Rú Chá và Tân Mỹ. Hơn 23000 cây được trồng mới trong rừng ngập mặn Rú Chá, một nửa trong số đó được trồng quanh các ao hồ NTTS. Cây rừng ngập mặn giúp làm sạch nước trong hồ, cải thiện điều kiện nuôi dưỡng tôm cá. Theo một ước tính gần đây, có hơn 1000 loài sinh vật sống trong hệ thống đầm phá, ước tính có khoảng 287 loài thực vật phù du; 72 loài động vật phù du; 215 – 230 loài cá nước mặn và cá nước lợ, trong số đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao; 193 loài sinh vật đáy, chủ yếu là động vật giáp xác và động vật thân mềm; 73 loài chim, trong đó có 34 loài di cư; 95 loài thực vật, trong đó có 8 loài cỏ biển (Đỗ Công Thung, 2009). 14
- Bảng 1: Kiểu hệ sinh thái trong hệ thống đầm phá TG - CH Nguồn: Lê Xuân Tuấn, 2012 Hệ sinh thái Phân bố Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Thảm cỏ nước dày Rìa đầm phá đến độ sâu 1-1.5m 11420.44 48.08 Ao đầm nuôi thủy sản Hầu hết ở khu vực đầm phá, nhưng chủ 4287.44 18.05 yếu tập trung ở Đầm Sam và Cầu Hai Nền đáy cát Rìa đầm phá 3673.67 15.46 Đất nông nghiệp Chủ yếu ở ven sông Ô Lâu, Hương, 1648.96 6.40 Truồi, Đại Giang và xung quanh đầm phá Thảm cỏ nước thưa Khu vực ngập nước vào mùa mưa 1408.5 5.90 Nền đáy bùn Đầm phá và xung quanh ven sông Đại 711.92 2.99 Giang Bãi triều bùn cát Phía nam Thủy Tú 599.08 2.52 Rừng ngập mặn Hầu hết ở Rú Chá (xã Hương Phong, Thị 3.00 0.01 xã Hương Trà) và Tân Mỹ (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang) Biểu đồ 1 biểu thị số lượng các loài sinh vật theo từng nhóm ở khu vực đất ngập nước, số liệu lấy từ Dự án Bảo tồn đất ngập nước của DONRE. Có 23 khu bảo vệ thủy sản (KBVTS) phân bố đều khắp hệ thống đầm phá, tổng diện tích 614,2ha. Biểu đồ 1: Số lượng loài các nhóm sinh vật đầm phá TG – CH Nguồn: CSSH, DONRE, Dự án bảo tồn đất ngập nước,2016 15
- Khí hậu Tỉnh Thừa Thiên Huế Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô từ tháng Năm đến tháng Tám, mùa mưa bắt đầu từ tháng Tám đến tháng Một năm sau. Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 2500 – 3000 mm; mưa chủ yếu vào tháng 9, tháng 10 và tháng 11. Mưa lớn có thể kéo dài từ hai tới ba ngày, lượng mưa lên đến 260mm. Tháng 6, tháng 7 và tháng 8 thường là những tháng nhiệt độ trung bình cao nhất, khoảng 29oC; tháng 12, tháng 1 và tháng 2 là những tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất, khoảng 18-20oC. Vào mùa mưa, tình trạng mưa lớn (La Nina) và lũ lụt có thể gây ra hiện tượng giảm độ mặn trong nước đầm phá trên diện rộng, dẫn đến việc giảm năng suất và chất lượng NTTS. Vào mùa khô, nước đầm phá dần bị nhiễm mặn do tình trạng mưa ít trong một khoảng thời gian dài (El Nino) gây ảnh hưởng đến HST đầm phá và việc khai thác nguồn lợi thủy sản. Hạn hán kéo dài còn gây ra tình trạng mặn hóa đất trồng trọt do thiếu nước, làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các khu vực địa hình trũng giữa đầm phá và biển phải trải qua các hiện tượng biến đổi khí hậu không những từ biển Đông (bão, lốc, nước biển dâng, sóng lớn do bão) mà còn từ các con sông nội địa (lũ lụt và hạn hán). Thành phố Huế Trạm khí tượng ở thành phố Huế có vị trí gần đầm phá nhất, biểu đồ 2 và 3 biểu thị nhiệt độ và lượng mưa trung bình hằng năm của khu vực được đo bởi trạm khí tượng này. Số liệu chỉ ra nhiệt độ trung bình hằng năm là 24,5oC. Từ tháng tư đến tháng bảy, nhiệt độ trung bình là 27- 29oC, nhiệt độ cao nhất có thể đến 34oC, nhiệt độ cao kết hợp với gió tây nam làm tăng tốc độ bay hơi của nước, điều này có thể trở thành một trong những điều kiện gây ra hạn hán. Ngược lại, tháng Mười hai, tháng Một và tháng Hai là các tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình trong thời gian này rơi vào khoảng 18-21oC. Nhiệt độ thấp kết hợp với gió mùa đông bắc nên trong từ tháng Chín đến tháng Ba năm sau có thể tạo ra lượng mưa đáng kể (Kế hoạch hành động khí hậu ở Thành phố Huế, 2014). Nhiệt độ 16
- Biểu đồ 2: Nhiệt độ trung bình năm ở Huế Nguồn: Đài khí tượng thủy văn TTH, 2017 Lượng mưa Biểu đồ 3 cho thấy lượng mưa trung bình hằng năm tại trạm khí tượng thủy văn Thành phố Huế trong khoảng thời gian 1956 – 2016, và biểu đồ 4 cho thấy lượng mưa trung bình hằng năm trong từng khoảng thời gian 10 năm. Tuy nhiên, qua những số liệu này, vẫn chưa thể đánh giá chính xác về xu hướng lượng mưa ở thành phố Huế. Biểu đồ 3: Lượng mưa trung bình hằng năm tại Huế Nguồn: Đài khí tượng thủy văn TTH, 2017 17
- Biểu đồ 4: Lượng mưa trung bình 10 năm tại Huế Nguồn: Đài khí tượng thủy văn TTH, 2017 Thủy triều Biển gây ảnh hưởng đến thủy triều ở đầm phá thông qua các cửa tiếp giáp ở khu vực cửa Thuận An và cửa Tư Hiền. Chế độ thủy triều ở khu vực gần cửa Thuận An và trong phá Tam Giang là chế độ thủy triều bán nhật triều, xảy ra hai lần một ngày, biên độ dao động vào khoảng 35-50cm. Tuy nhiên chế độ thủy triều này ở đầm Cầu Hai lại xảy ra không thường xuyên, mỗi lần xảy ra thường dao dộng vào khoảng 55-100cm. Độ cân bằng nước ở đầm Cầu Hai luôn được cân bằng và dòng chảy đến cửa Thuận An thông qua cửa Tư Hiền. Thời gian xuất hiện biên độ thủy triều cao thường vào khoảng thời gian tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Thừa Thiên Huế là nơi có biên độ thủy triều thấp nhất trong toàn khu vực dọc bờ biển của Việt Nam, tại Thuận An biên độ thủy triều chỉ đạt 50cm (Hoàng Trung Thành, 2011 trong MONRE, 2016). Thủy văn Đổ về đầm phá TG-CH có các con sông: Sông Ô Lâu, sông Bồ (phía Bắc), sông Hương (ở giữa), sông Đại Giang và sông Truồi (phía Nam). Trong đó có hai con sông lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế là Sông Hương và sông Bồ, sông Hương lớn hơn trong hai và chảy qua địa phận thành phố Huế trước khi đổ về đầm phá. Sông Bồ nằm ở khu vực phía Bắc đổ về phá Tam Giang. Do địa hình tương đối bằng phẳng ở cửa sông làm cho lòng sông thấp hơn mực nước biển, khiến hiện tượng ngập lụt và xâm nhập mặn thường xảy ra ở khu vực này. Ngoài ra, ở đây cũng thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa, khi lưu lượng nước từ các sông đổ về lớn. Nước đầm phá là hỗn hợp giữa nguồn nước chính là nước ngọt từ sông đổ về và nước mặn từ biển xâm nhập vào mỗi khi thủy triều. Vào mùa khô, lưu lượng nước đổ về từ sông thấp, nguồn cấp nước bị đổi ngược khi nước biển chảy vào thông qua dòng thủy triều từ hai cửa Thuận An và Tư Hiền. Mực nước cũng thay đổi theo mùa. Vào mùa khô, mực nước trong đầm phá thấp hơn 5-15cm so với mực nước biển ở phá Tam Giang và thấp hơn 25-30cm ở đầm Cầu Hai. 18
- Vào mùa mưa, mực nước trong đầm phá thường cao hơn mực nước biển và có thể đạt tới 70cm ở khu vực đầm Cầu Hai. Trữ lượng nước trong đầm phá là 300 đến 350 triệu m3 vào mùa khô và 400 đến 500 triệu m3 vào mùa mưa. Độ mặn Lượng mưa và lưu lượng nước sông đổ về đầm phá vào mùa mưa cao khiến độ mặn trong đầm phá có xu hướng giảm, dao động từ 0,02 – 0,20 phần nghìn (ppt), nước đầm phá thời gian này gần như là nước ngọt. Ngược lại, vào mùa khô, lưu lượng nước từ sông đổ về rất thấp, nước mặn từ biển thâm nhập vào, độ mặn trong nước đầm phá lúc này dao động vào khoảng 29,4 – 32,4 ppt. Để giải quyết tình trạng xâm nhập mặn, một đập nước đã được xây dựng ở phần hạ lưu sông Hương. Tuy nhiên, đập nước cũng làm giảm lưu lượng nước ngọt đổ về đầm phá, làm ảnh hưởng đến sự cân bằng độ mặn tự nhiên. Mực nước biển tăng Mực nước biển ở biển Đông và duyên Hải Việt Nam đang tăng dần, tốc độ tăng trung bình khoảng 2,8mm/năm dọc theo bờ biển. Dữ liệu thu thập từ vệ tinh cho thấy mức nước trung bình ở biển Đông đã tăng khoảng 4,7mm/năm từ năm 1993 đến năm 2010 (IMHEN và UNDEP, 2015). Mực nước biển cao nhất thường rơi vào khoảng thời gian xuất hiện thủy triều hoặc triều cường. Hầu hết các trạm quan sát ven biển của Việt Nam đều có dữ liệu tương đồng, cho thấy xu hướng tăng của mực nước biển. Theo MONRE (2016), Thừa Thiên Huế là tỉnh có nguy cơ ngập úng cao nhất trong số các tỉnh ven biển miền Trung. Những khu vực ven biển dọc theo đầm phá phía Đông và cửa sông Tư Hiền và Thuận An nằm trong vùng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ mực nước biển dâng và xói lở bờ biển. Khả năng ứng phó với tình trạng mực nước biển dâng của các khu vực ven biển còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng nước đổ về từ các con sông bị cắt giảm do các đập nước, xuất hiện tình trạng trầm tích và giảm tỷ lệ bồi tụ. Hiện tượng thời tiết cực đoan Các hiện tượng thời tiết cực đoan ở tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm hiện tượng lũ lụt, lũ cuốn vào mùa mưa, hạn hán kéo dài và xâm nhập mặn vào mùa khô, bão và áp thấp nhiệt đới. Lũ lụt Nguy cơ ngập lụt cao do độc dốc địa hình cao vì khoảng cách từ dải núi đến bờ biển tương đối ngắn (50km), dẫn đến lưu lượng nước trong mùa này khá cao. Nước lớn từ các con sông đổ về kết hợp với việc các con đập đều xả nước lũ và thủy triều dâng đã thường xuyên gây ra các trận lũ lụt đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực đầm phá, khoảng 3,4 trận lũ xảy ra mỗi năm. Bảng 2 cho thấy những tác động nghiêm trọng bởi những trận lũ lớn vào các năm 1998, 1999, 2006 và 2007 lên con người, tài sản và cơ sở hạ tầng trong tỉnh. Trận lũ năm 1999 là trận lũ đặc biệt nghiêm trọng khi là trận lũ lớn nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Trận lũ đã gây ra nhiều thiệt hại, 373 người chết và tổng số thiệt hại kinh tế lên đến hơn 100 triệu USD. Trong ba tháng cuối năm 2016, mưa lớn đã gây ra năm trận lụt liên tiếp trên 18 tỉnh ở miền Trung. Mưa 19
- lớn và lũ lụt tiếp tục xảy ra bất thường khiến các hồ thủy điện thường xuyên trong tình trạng quá tải khiến phải xả lũ thường xuyên, trở thành một trong những nguyên nhân gây ra lũ lụt ở hạ nguồn. Bão Damrey và bão Doksuri gây ra sóng lớn, bờ biển xói lở và lũ lụt kéo dài trong thời gian cuối năm 2017. Bảng 2: Tổng Thiệt hại do lũ lụt từ 1999-2015 [Nguồn: Chi cục Phòng chống bão lụt tỉnh TTH, 2017] Hạn hán Nhiệt độ cao cùng với lượng mưa thấp gây ra hiện tượng hạn hán, các số liệu gần đây đã chỉ ra hiện tượng này dần xuất hiện nhiều hơn. Vào mùa khô, sự kết hợp giữa hạn hán và xâm nhập mặn có thể gây ra hiện tượng đất nông nghiệp bị nhiễm mặn, làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng. Trong giai đoạn 2015-2016, ước tính có khoảng 2 triệu người ở khu vực miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề do hạn hán kéo dài, các chuyên gia đánh giá điều này có liên quan đến hiện tượng El Nino toàn cầu. Hạn hán 2015-2016 là một trong những trận hạn hán kéo dài nhất trong 90 năm qua, nó gây tác động nghiêm trọng đến sinh kế nông thôn, gây thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, làm thiệt hại 60-90% cây trồng. Bão Mặc dù tần suất xuất hiện các cơn lốc không cao trong thập kỷ qua, thế nhưng mùa xuất hiện lốc dần kéo dài hơn khi bắt đầu xuất hiện sớm hơn và kết thúc muộn hơn (MONRE, 2016). Dự án IMHEN dự đoán sẽ có khoảng 12-13 trận lốc xoáy và áp thấp nhiệt đới hình thành trên biển Đông vào năm 2018, trong số đó có 5 đến 6 trận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực đất liền. Năm 2017, Việt Nam đã phải hứng chịu 20 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong số đó thiệt hại do hai cơn bão Damrey và bão Doksuri chiếm 70% tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trên cả nước (Biểu đồ 5). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO RÁC THẢI Y TẾ TẠI VIỆT NAM
37 p | 506 | 119
-
Chương 11. Dự báo thời tiết và dự báo khí tượng nông nghiệp
18 p | 307 | 89
-
Báo cáo Đánh giá rủi ro sản phẩm của công nghệ nano - ĐH KHTN
22 p | 202 | 69
-
Bài giảng Công nghệ hóa sinh và ứng dụng
71 p | 400 | 50
-
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án nâng cấp bệnh viện: Xây dựng mở rộng bệnh viện đa khoa huyện Hậu Lộc với quy mô từ 140 giường bệnh lên 200 giường bệnh tại xã Lộc Tân, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
177 p | 110 | 23
-
Không gian mẫu, biến cố và phương pháp liệt kê
3 p | 363 | 21
-
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án dệt nhuộm
84 p | 112 | 18
-
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án sản xuất xi măng
81 p | 108 | 17
-
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án sản xuất hóa chất cơ bản
111 p | 88 | 12
-
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực – thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương
305 p | 42 | 9
-
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án luyện gang, thép
152 p | 92 | 9
-
Bổ sung điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020: Phần 4
51 p | 78 | 6
-
Báo cáo Đánh giá năng lực thể chế của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương và các Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh
47 p | 10 | 5
-
Đánh giá sự thay đổi của sức tải lũ trên sông Sài Gòn
14 p | 41 | 3
-
Nghiên cứu tác động do thu hẹp diện tích đầm nước ngọt tới sự ổn định Cửa Đề Gi, tỉnh Bình Định
14 p | 43 | 3
-
Báo cáo thí nghiệm: Môi trường và con người
21 p | 31 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn