Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường: Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết & khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao lá ổi non trồng tại xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
lượt xem 23
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Xây dựng quy trình chiết các hợp chất hóa học trong lá ổi non. Xác định thành phần hoá học, cấu trúc của các hợp chất hóa học trong cao lá ổi non. Thử hoạt tính kháng khuẩn có trong cao lá ổi non. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường: Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết & khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao lá ổi non trồng tại xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU ------------------------ BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT & KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CAO LÁ ỔI NON TRỒNG TẠI XÃ SUỐI NGHỆ, HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 09 năm 2019 Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................1 DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ..........................................................2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................4 LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ..............................................................7 1.1. Giới thiệu về cây ổi .......................................................................................7 1.1.1. Nguồn gốc và phân bố .............................................................................7 1.1.2. Đặc điểm thực vật của cây ổi ...................................................................8 1.1.3. Thành phần hóa học ...............................................................................10 1.1.4. Thành phần dinh dưỡng .........................................................................11 1.1.5. Các hợp chất có hoạt tính sinh học của lá ổi non ..................................11 1.2. Ứng dụng của cây ổi ...................................................................................15 1.2.1. Các nghiên cứu dược học về lá ổi ..........................................................15 1.2.2. Một số vị thuốc dân gian sử dụng ổi......................................................17 1.3. Giới thiệu một số vi khuẩn .........................................................................18 1.3.1. Nhóm vi khuẩn Gram dương (Gr+) .......................................................18 1.3.2. Nhóm vi khuẩn Gram âm (Gr-) ............................................................. 21 1.4. Một số bài báo nghiên cứu khoa học về cây ổi .........................................26 1.4.1. Bài báo nghiên cứu khoa học trong nước ..............................................26 1.4.2. Bài báo nghiên cứu khoa học ngoài nước ..............................................28 1.5. Các phương pháp kỹ thuật ........................................................................29 1.5.1. Phương pháp phân tích khối lượng ........................................................29 1.5.2. Một số phương pháp chiết .....................................................................30 1.5.3. Phương pháp thử hoạt tính ức chế vi khuẩn bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch ............................................................................................................32 1.5.4. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS) .................................33 2.1. Đối tượng, dụng cụ thiết bị và hóa chất, phương pháp nghiên cứu.......34 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................34 2.1.2. Dụng cụ - thiết bị và hóa chất ............................................................... 34 2.1.3. Vi khuẩn thí nghiệm ..............................................................................35 2.1.4. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................ 35 Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường 2.2. Xử lý nguyên liệu ........................................................................................36 2.3. Đề xuất quy trình chiết cao từ lá ổi non ...................................................36 2.3.1. Quy trình chiết cao từ lá ổi non ............................................................. 36 2.3.2. Thuyết minh quy trình ...........................................................................37 2.4. Đề xuất mô hình chưng cất thực nghiệm tại phòng thí nghiệm .............38 2.5. Các phương pháp xác định một số chỉ tiêu hóa lý ...................................38 2.5.1. Xác định độ ẩm ......................................................................................38 2.5.2. Xác định hàm lượng tro bằng phương pháp tro hóa mẫu ......................39 2.6. Khảo sát điều kiện chiết .............................................................................39 2.6.1. Khảo sát tỷ lệ nguyên liệu/dung môi .....................................................40 2.6.2. Khảo sát thời gian chiết .........................................................................40 2.7. Khảo sát yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến dịch chiết lá ổi ........................41 2.8. Tính hiệu suất chiết xuất cao thô .............................................................. 41 2.9. Định tính Flavonoid ....................................................................................41 2.10. Xác định thành phần hóa học trong cao lá ổi non bằng phương pháp GC/MS ......................................................................................................................41 2.11. Thử hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp đo đường kính vòng kháng khuẩn ............................................................................................................41 2.11.1. Chuẩn độ đục .........................................................................................41 2.11.2. Chuẩn bị chủng vi sinh vật thử nghiệm .................................................42 2.11.3. Chuẩn bị nồng độ chất thử .....................................................................42 2.11.4. Tiến hành thí nghiệm .............................................................................42 2.11.5. Đọc kết quả và ghi nhận đường kính vòng vô khuẩn ............................ 42 3.1. Kết quả xác dịnh một số chỉ tiêu hóa lý của lá ổi non ............................. 43 3.1.1. Độ ẩm .....................................................................................................43 3.1.2. Hàm lượng tro ........................................................................................43 3.2. Kết quả khảo sát điều kiện chiết lá ổi non................................................44 3.2.1. Kết quả khảo sát tỷ lệ nguyên liệu/dung môi ........................................44 3.2.2. Khảo sát thời gian chiết .........................................................................45 3.3. Kết quả tính hiệu suất cao thô ...................................................................47 3.4. Kết quả khảo sát yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến dịch chiết lá ổi non ...47 3.5. Kết quả định tính Flavonoid ......................................................................48 3.6. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết lá ổi non .......49 Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường 3.7. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp đo đường kính vòng kháng khuẩn ...................................................................................................57 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................60 4.1. Kết luận .......................................................................................................60 4.2. Kiến nghị .....................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................61 Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g quả ổi ...................................................11 Bảng 1.2. Màu sắc và mật độ quang của các dịch chiết ngâm trong các dung môi khác nhau ............................................................................................................................... 28 Bảng 2.1. Bảng dụng cụ ................................................................................................ 34 Bảng 2.2. Bảng thiết bị ..................................................................................................35 Bảng 2.3. Bảng khảo sát điều kiện chiết .......................................................................39 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ ẩm .................................................................................43 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát độ ẩm .................................................................................44 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ nguyên liệu/dung môi ................................................45 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát thời gian chiết ....................................................................46 Bảng 3.5. Kết quả màu sắc của dịch chiết bảo quản ở các nhiệt độ khác nhau ............48 Bảng 3.6. Thành phần hóa học các hợp chất có trong cao lá ổi non ............................. 52 Bảng 3.7. So sánh thành phần hóa học có trong cao lá ổi non tại TP.Vũng Tàu & TP. Đà Nẵng............................................................................................................................... 56 Bảng 3.8. Đường kính vòng kháng khuẩn của cao lá ổi non (mm) ............................... 57 Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh 1 Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Cây ổi ...............................................................................................................7 Hình 1.2. Thân cây ổi ......................................................................................................8 Hình 1.3. Bộ rễ cây ổi ......................................................................................................8 Hình 1.4. Lá ổi .................................................................................................................9 Hình 1.5. Hoa ổi ..............................................................................................................9 Hình 1.6. Quả & hạt ổi ..................................................................................................10 Hình 1.7. Staphylococcus aureus dưới kính hiện vi điện tử 20,000x ...........................20 Hình 1.8. Khuẩn lạc B. cereus trên đĩa thạch máu cừu. ................................................21 Hình 1.9. Nuôi cấy vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa trên đĩa thạch Xylo Lysine Sodium Deoxycholate (XLD)........................................................................................23 Hình 1.10. Hình ảnh của Salmonella spp kính hiển vi điện tử quét SEM .....................25 Hình 1.11. Ảnh vi điện tử ở nhiệt độ thấp của một nhóm vi khuẩn E.coli, được phóng đại 10.000 lần. ...............................................................................................................26 Hình 1.12. Cân phân tích ............................................................................................... 29 Hình 1.13. Mô hình soxhlet ...........................................................................................32 Hình 1.15. Hệ thống GC/MS .........................................................................................33 Hình 2.1. Lá ổi non ........................................................................................................34 Hình 2.2. Lá ổi sấy khô và sau khi được xay nhỏ 0.5 – 1cm ........................................36 Hình 2.3. Mô hình chiết cao lá ổi non tại phòng thí nghiệm .........................................38 Hình 2.4. Hình ảnh minh họa đo đường kính vòng vô khuẩn .......................................42 Hình 3.1. Mẫu sau khi được xác định độ ẩm .................................................................43 Hình 3.2. Mẫu sau khi được hóa tro ..............................................................................44 Hình 3. 3. Dịch chiết ở các nồng độ khác nhau ............................................................. 44 Hình 3.4. Dịch chiết được chiết ở thời gian khác nhau .................................................46 Hình 3.5. Màu sắc của dịch chiết trước và sau khi bảo quản ở các to khác nhau ..........47 Hình 3.6. Kết quả định tính bằng dung dịch FeCl3 .......................................................48 Hình 3.7. Kết quả định tính bằng hơi amoniac .............................................................. 49 Hình 3.8. Mẫu cao lá ổi non đem đi phân tích .............................................................. 49 Hình 3.9. Khối phổ GC/MS trong thời gian lưu 5 – 10 min .........................................50 Hình 3.10. Khối phổ GC/MS trong thời gian lưu 10 – 12.6 min ..................................50 Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh 2 Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường Hình 3.11. Khối phổ GC/MS trong thời gian lưu 12.6 – 14 min ..................................51 Hình 3.12. Khối phổ GC/MS trong thời gian lưu 14 – 18 min .....................................51 Hình 3.13. Khả năng kháng Salmonella spp của cao lá ổi non .....................................58 Hình 3.14. Khả năng kháng Bacilus cereus của cao lá ổi non ......................................58 Hình 3.15. Khả năng kháng E.Coli của cao lá ổi non ..................................................58 Hình 3.16. Khả năng kháng Staphylococcus aureus của cao lá ổi non .........................58 Hình 3.17. Khả năng kháng Pseudomonas aeruginosa của cao lá ổi non ....................59 Biểu đồ 3.1. Biểu diễn kết quả khảo sát tỷ lệ nguyên liệu/dung môi tối ưu..................45 Biểu đồ 3.2. Biểu diễn kết quả khảo sát tỷ lệ thời gian tối ưu ......................................46 Sơ đồ 2.1. Quy trình đề xuất chiết cao từ lá ổi non .......................................................37 Hình 1. Thời gian lưu 5 – 10 min .................................................................................63 Hình 2. Thời gian lưu 10 – 12.6 min ............................................................................63 Hình 3. Thời gian lưu 12.6 – 14 min ............................................................................64 Hình 4. Thời gian lưu 14 – 18 min ...............................................................................64 Hình 5. Kết quả khảo sát dịch chiết lá ổi non bằng dung môi n – hexan .....................65 Hình 6. Kết quả khảo sát dịch chiết lá ổi non bằng dung môi chloroform ..................65 Hình 7. Kết quả khảo sát dịch chiết lá ổi non bằng dung môi etyl acetat ....................65 Hình 8. Kết quả khảo sát dịch chiết lá ổi non bằng dung môi cồn 96 ..........................66 Hình 9. Phổ đồ GC/MS ................................................................................................ 66 Hình 10. Kết quả định danh các hợp chất trong cao lá ổi non .....................................67 Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh 3 Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt GC/MS Gas Chromatography/ Mass Spectrometry Sắc ký khí ghép khối phổ UV – VIS Ultraviolet – Visible Spectroscopy Máy đo quang phổ DMSO Dimethyl Sulfoxide Một hợp chất hữu cơ lưu huỳnh MHA Muller Hinton Agar Môi trường MHB Muller Hinton Broth Môi trường TSB Môi trường dinh dưỡng Tryptic Soy Broth MP Môi trường dinh dưỡng cao thịt peptone CFU Colony Forting Unit Đơn vị hình thành khuẩn lạc Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh 4 Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài [1] Việc nghiên cứu các hợp chất được tách ra từ nguồn dược liệu thiên nhiên có độ an toàn cao, vừa đạt hiệu quả tốt trong điều trị, trở thành đề tài đang được quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành với những thực liệu được dùng phổ biến trong các bài thuốc dân gian như: gừng, tỏi, hành, nghệ…. Bên cạnh đó, cây Ổi (Psidium gaujava L) là loại cây quen thuộc trong đời sống người dân nước ta, đặt biệt là ở các vùng nông thôn trồng để lấy quả ăn, chế biến làm nước giải khát, làm mứt ổi. Ngoài ra các bộ phận của cây ổi có búp non, lá non, vỏ rễ và vỏ thân là một vị thuốc mà trong y học nhân gian đã sử dụng để điều trị các bệnh rối loạn về tiêu hóa, hô hấp như viêm ruột cấp và mạn, kiết lị, tiêu chảy…. Người Ấn Độ sử dụng lá hay vỏ cây Ổi điều trị bệnh tiêu chảy, viêm họng, nôn mửa… Ở Brazil, Ổi được xem là chất làm se niêm mạc và lợi tiểu. Nhận thấy những ứng dụng to lớn của ổi trong công nghệ thực phẩm, dược phẩm nên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết & khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao lá ổi non trồng tại xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. 2. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng quy trình chiết các hợp chất hóa học trong lá ổi non. - Xác định thành phần hoá học, cấu trúc của các hợp chất hóa học trong cao lá ổi non. - Thử hoạt tính kháng khuẩn có trong cao lá ổi non. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Lá ổi non tại xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và dịch chiết của lá ổi non được chiết bằng phương pháp chiết soxhlet. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa thực tiễn: Giải thích một cách khoa học các kinh nghiệm dân gian, thuận tiện cho việc ứng dụng. - Ý nghĩa khoa học: Cung cấp thêm thông tin về lá ổi non như một số chỉ tiêu hóa lý, khảo sát thành phần hóa học và cấu tạo của một số hợp chất có trong lá ổi non, khả năng kháng khuẩn và ứng dụng mới của lá ổi non. 5. Cấu trúc bài báo cáo gồm 4 chương Chương 1: Tổng quan lý thuyết Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh 5 Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường Chương 2: Thực nghiệm Chương 3: Kết quả và thảo luận Chương 4: Kết luận và kiến nghị Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh 6 Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1. Giới thiệu về cây ổi [9], [15] 1.1.1. Nguồn gốc và phân bố a) Nguồn gốc - Cây ổi có tên khoa học là Psidium guajava L, trong dân gian còn được gọi là phan thạch lựu, thu quả, kê thị quả, phan nhẫm, bạt tử, phan quỷ tử. - Ổi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, hiện được trồng ở nhiều nơi. Đây là một loại quả bình dân, giàu Vitamin C. Ổi chủ yếu dùng để ăn tươi và gần đây là làm mứt, sấy khô, đóng hộp, chế biến trà ổi. Hình 1.1. Cây ổi b) Phân bố - Cây ổi thuộc Họ Sim (Myrtaceae) có khoảng 3.000 loài, phân bố trong 130 – 150 chi. Chúng phân bổ rộng khắp ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm áp trên thế giới. - Cây ổi (Psidium guajava) còn gọi là cây ổi thường (Common guava) hay cây ổi táo (Apple guava) là loài cây có chất lượng quả ngon nhất trong chi ổi, có nguồn gốc ở Trung Mỹ và vùng phụ cận (Mexico, vùng vịnh Caribbean, Trung và Nam Mỹ). - Ngày nay ngoài giống ổi ta bình thường, ở Việt Nam còn trồng các giống ổi mới như ổi Xá lị nhập từ Trung Quốc và ổi không hạt được phổ biến gần đây nhờ công nghệ chọn giống hiện đại. Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh 7 Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường 1.1.2. Đặc điểm thực vật của cây ổi [15] a) Thân Thân phân cành nhiều, cao 4 – 6m, cao nhất 10m, đường kính thân tối đa 30cm. Những giống mới còn nhỏ và lùn hơn nữa. Thân cây chắc, khỏe, ngắn vì phân cành sớm. Thân nhẵn nhụi rất ít bị sâu đục, vỏ già có thể tróc ra từng mảng phía dưới lại có một lượt vỏ mới cũng nhẵn, màu xám, hơi xanh. Cành non 4 cạnh, khi già mới tròn dần. Hình 1.2. Thân cây ổi b) Rễ cây ổi Rễ ổi là rễ cọc. Các giống ổi khi trồng bằng hạt thường có bộ rễ chính ăn sâu xuống đất. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột độ ẩm trong đất. Hình 1.3. Bộ rễ cây ổi Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh 8 Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường c) Lá ổi - Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, đầu có lông gai hoặc lõm, dài 11 – 16 cm, rộng 5 – 7 m, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới. - Bìa phiến nguyên, ở lá non có đường viền màu hồng tía kéo dài đến tận cuống lá. Gân lá hình lông chim, gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, 14 – 17 cặp gân phụ. Cuống lá màu xanh, hình trụ dài 1 – 1,3 cm, có rãnh cạn ở mặt trên. Hình 1.4. Lá ổi d) Hoa ổi - Hoa to, lưỡng tính, mọc từng chùm 2 – 3 chiếc. - Cánh hoa màu trắng mỏng, dễ rụng khi hoa nở. Hoa thụ phấn chéo dễ dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn. Hình 1.5. Hoa ổi Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh 9 Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường e) Quả & hạt - Quả hình tròn, hình trứng hay hình quả lê, dài 3 – 10 cm tùy theo giống. Vỏ quả còn non màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, thịt vỏ quả màu trắng, vàng hay ửng đỏ. Ruột trắng, vàng hay đỏ. - Hạt nhiều, màu vàng nâu hình đa giác, có vỏ cứng và nằm trong khối thịt quả màu trắng, hồng, đỏ vàng. Từ khi thụ phấn đến khi quả chín khoảng 100 ngày. Hình 1.6. Quả & hạt ổi 1.1.3. Thành phần hóa học [9] - Lá chứa: Tanin (7–10%) gồm gallotanins, axit ellagic và các chất chuyển hóa. Các axit hữu cơ gồm axit mastinic, axit aleanolic, axit oxalic, axit guaijavolic, axit guajanoic, axit crategolic, axit psidiolic, axit ursolic. Sterols có beta-sitosterol. Flavonoit gồm quercetin, leucocyanidin, avicularin, guajaverin. - Hoa chứa axit ellagic, guaijaverin, leucocyanidin, axit oleic, quercetin. - Quả chứa: Các đường hữu cơ (7%) như frutose, glucose, galactose, saccarose… Các tinh dầu tạo mùi thơm thuộc các nhóm andehit và ancol như etylaxetat, butyrat, humulene, myrcene, pinene, axit cinamic. Các sắc tố loại chlorophyl, anthocyanidin. Pectins, pectin methylesterase. - Rễ và vỏ thân chứa axit arjunolic, axit gallic, leucocyanidin, quercetin. Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh 10 Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường 1.1.4. Thành phần dinh dưỡng [7] - Hàm lượng dinh dưỡng trung bình trong 100 gam quả ổi: 1 gam protein, 15 mg canxi, 1 mg sắt, 0,06 mg retinol (vitamin A), 0,05 mg thiamin (vitamin B1) và 200 mg axit ascorbic (vitamin C). Hàm lượng vitamin C cao trong quả ổi hơn đáng kể so với trong cam. Quả ổi cũng giàu pectin. - Theo một tài liệu khác, quả ổi chứa 77,9% nước, 0,9% protein, 0,3% lipit, 15% cacbohydrat, 0,3% axit hữu cơ, 0,5% tro, 0,03 mg% vitamin B1, 0,03 mg% vitamin B2, 0,2 mg% vitamin PP, 50 – 60 mg% vitamin C. Các loại đường trong quả ổi gồm 58,9% fructoza, 35,7% glucoza, 5,3% saccaroza. Các axit hữu cơ chính là axit citric và axit malic. - Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (healthaliciousness.com): Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g quả ổi Quả ổi, tính theo 100g phần ăn được Năng lượng 36 – 50 cal Hàm lượng nước 77 – 86 g Xơ tiêu hóa 2.8 – 5.5 g Protein 0.9 – 1.0 g Chất béo 0,1 – 0,5 g Tro 0.43 – 0.7 g Carbohydrat 9.5 – 10 g Canxi 9.1 – 17 mg Phosphor 17.8 – 30 mg Sắt 0.3 – 0.7 mg Carotenen (vitamin A) 200 – 400 IU Acid ascorbic (vitamin C) 200 – 400 mg Thiamin (vitamin B1) 0.046 mg Riboflavin (vitamin B2) 0.03 – 0.04 mg Niacin (vitamin B3) 0.6 – 1.068 mg 1.1.5. Các hợp chất có hoạt tính sinh học của lá ổi non [1] Theo Trần Việt Hưng (2006) thì thành phần hoạt tính sinh học gồm có β – sitosterol, các flavonoids như quercetin, leucocianidin, avicularin, guajavarin. Thành phần phenolic là thành phần chính mang lại hoạt tính chống oxy hóa cao cho lá ổi. Theo Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh 11 Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường Witayapan Nantitanon và cộng sự (2010) thì thành phần phenolic của lá ổi đã phân tích sắc ký được gồm: Acid gallic, acid ellagic, catechin, morin, quercetin. Trong khi đó, Hui – Yin Chen và Gow – Chin Yen (2007) báo cáo rằng thành phần phenolic chính trong dịch chiết lá ổi là acid gallic và acid ferulic. a) Beta – sitosterol - Trạng thái vật lý: là chất bột màu trắng, chất sáp có mùi đặc trưng. - Khả năng hòa tan: thuộc nhóm kỵ nước, tan tốt trong rượu. - Công thức phân tử: C29H50O - Công thức cấu tạo: - Khối lượng phân tử: 414,71 g/mol. - Nhiệt độ nóng chảy: 136 – 140oC. b) Các flavonoid Catechin: - Trạng thái vật lý: chất lỏng không màu - Công thức phân tử: C15H14O6 - Công thức cấu tạo: - Khối lượng phân tử: 290,27 g/mol. - Nhiệt độ sôi: 175 – 177oC Quercetin: - Trạng thái vật lý: là bột tinh thể màu vàng. Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh 12 Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường - Khả năng hòa tan: không hòa tan trong nước, hòa tan trong các dung dịch nước kiểm. - Công thức phân tử: C15H10O7 - Khối lượng phân tử: 302,236 g/mol. - Nhiệt độ nóng chảy: 316oC. - Công thức cấu tạo: Avicuralin: - Công thức phân tử: C20H18O11 - Khối lượng phân tử: 434,35 g/mol. - Công thức cấu tạo: Leucocyanidin: - Công thức phân tử: C15H14O7 - Công thức cấu tạo: Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh 13 Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường - Khối lượng phân tử: 306,26 g/mol. Guajaverin: - Công thức phân tử: C20H18O11 - Khối lượng phân tử: 434,35 g/mol. - Công thức cấu tạo: c) Acid phenolic Acid gallic: - Trạng thái vật lý: tinh thể màu trắng hoặc trắng vàng - Khả năng hòa tan trong nước: 1,1 g/100ml nước ở 20oC (dạng khan) và 1,5 g/100ml nước ở 20oC (monohydrate). - Công thức phân tử: C6H2(OH)3COOH - Khối lượng phân tử: 170,12 g/mol - Nhiệt độ nóng chảy: 250oC - Công thức cấu tạo: Acid ferulic: - Trạng thái vật lý: tinh thể trong suốt - Khối lượng phân tử: 194,18 g/mol - Nhiệt độ nóng chảy: 168 – 172oC - Công thức phân tử: C10H10O4 Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh 14 Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường - Công thức cấu tạo: Acid ellagic: - Công thức cấu tạo: - Công thức phân tử: C14H6O8 - Khối lượng phân tử: 302,197 g/mol. 1.2. Ứng dụng của cây ổi [1], [16] 1.2.1. Các nghiên cứu dược học về lá ổi [16] Tác dụng trị tiêu chảy: Tác dụng này đã được công nhận trong nhiều nghiên cứu lâm sàng, dược học. Lá ổi được chính thức ghi trong Dược điển Hòa Lan, dùng làm thuốc trị tiêu chảy : - Nghiên cứu khác tại ĐH Universade Feral do Rio de Janeiro (Brazil) ghi nhận liều nước chiết từ lá ổi 8 µg/ml có hoạt tính chống lại Simian Rotavirus gây tiêu chảy (82,2%) (Journal of Ethnopharmacology Số 99 – 2005). - Trong một nghiên cứu lâm sàng về tác dụng trị tiêu chảy nơi 62 trẻ em bị tiêu chảy, sưng ruột do siêu vi (Rotaviral Enteritis), thời gian lành bệnh ghi nhận là 3 ngày (87.1%), rút ngắn tương đói rỏ rệt so với nhóm đói chứng (Zhongguo Zhong Xi Jie He Za Zhi Số 20 – 2000). Tác dụng trị bệnh đường ruột: - Các flavonoid loại quercetin trong lá có hoạt tính bài tiết axetylcholine trong ruột, kích thích cơ trơn ruột. Hoạt tính này giúp ngăn chặn các ion calcium và ức chế các enzim liên hệ đến sự tổng hợp prostaglandins giúp giảm những cơn đau bụng do cơ trơn của ruột co thắt. Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Song Anh 15 Hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Quang Thái
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CÁC NƯỚC ASEAN "
16 p | 212 | 69
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Đề tài gia đình trong văn học Việt Nam sau 1975"
10 p | 392 | 68
-
Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ enzym trong chế biến một số nông sản thực phẩm
60 p | 174 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BAO DỮ LIỆU VÀ HỒI QUY TOBIT ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CAO SU THIÊN NHIÊN CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH KON TUM"
8 p | 263 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Những chuyển biến về cơ cấu giai cấp xã hội Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX."
6 p | 209 | 39
-
Báo cáo đề tài khoa học sinh viên: Đánh giá các phương pháp thành lập bản đồ địa hình trong khảo sát thiết kế đường sắt
34 p | 229 | 33
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR (POLYMERASE CHAIN REACTION) ĐỂ PHÁT HIỆN NHIỄM SẮC THỂ PHILADELPHIA TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ BẠCH CẦU MÃN TÍNH DÒNG HẠT (CHRONIC MYELOID LEUKEMIA )"
7 p | 308 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI CÁ CHẠCH (MISGURNUS ANGUILLICAUDATUS) ĐƯỢC CHUYỂN GEN HORMONE SINH TRƯỞNG NGƯỜI"
8 p | 212 | 19
-
Báo cáo đề tài khoa học cấp trường: Thiết kế điều khiển thiết bị bằng giọng nói với google assistant ( google home)
48 p | 138 | 19
-
Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường: Nghiên cứu chiết tách cao neem từ lá cây neem Ấn Độ bằng các hệ dung môi khác nhau và bước đầu nghiên cứu ứng dụng trong thuốc bảo vệ thực vật
96 p | 81 | 18
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cho cáp quang treo dọc đường dây điện lực (cáp quang tự treo ADSS)
50 p | 125 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " Về các môđun fg - nội xạ và fg – xạ ảnh"
7 p | 131 | 15
-
Báo cáo đề tài khoa học cấp Bộ: Cơ sở khoa học xây dựng mô hình lưu trữ tư nhân ở Việt Nam
131 p | 37 | 12
-
Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện trong nước và qui định quốc tế - KS. Bùi Thị Thanh Trúc
47 p | 108 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Về cấu trúc và biểu hiện xạ ảnh của nhóm Lie Poin caré"
7 p | 109 | 6
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ: Nghiên cứu, rà soát và hoàn thiện bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (nhóm quy chuẩn kỹ thuật về âm lượng và mức đỉnh cực đại của tín hiệu audio trong các chương trình truyền hình)
12 p | 93 | 5
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Một số điều kiện để môđun có tính chất chuyển đổi là trơn"
8 p | 123 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn