Báo cáo dự án khoa học nông nghiệp: Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm rau vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam nhờ giống mới, nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt và đào tạo trọng tâm cho nông dân (MS9)
lượt xem 8
download
Dự án này sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia để khuyến khích việc tiếp thu quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) bằng việc hợp tác với các Viện nghiên cứu của Việt Nam và các bên liên quan (nông dân, cán bộ khuyến nông và các đối tác thương mại). Dự án bao gồm một số sáng kiến đào tạo. Chẳng hạn như việc bố trí các thí nghiệm trình diễn giống và GAP dựa trên cơ sở là những lớp học trên ruộng đồng của nông dân, nghiên cứu, điều tra việc quản lý nhiệt độ sau thu hoạch...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo dự án khoa học nông nghiệp: Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm rau vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam nhờ giống mới, nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt và đào tạo trọng tâm cho nông dân (MS9)
- Bộ Nông nghiệp và PTNT Báo cáo tiến độ dự án 021/06VIE Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm rau vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam nhờ giống mới, nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt và đào tạo trọng tâm cho nông dân MS9: Báo cáo 6 tháng lần thứ 5 1
- Mục lục 1. Thông tin về cơ quan tham gia...................................................................................3 2. Tóm tắt dự án .............................................................................................................4 3. Tóm tắt công việc.......................................................................................................4 4. Giới thiệu và tổng quan..............................................................................................5 5. Tiến độ đạt được đến nay...........................................................................................6 6. Vấn đề phát sinh trong thực hiện dự án và tính bền vững .........................................8 7. Các bước quan trọng tiếp theo ...................................................................................9 8. Kết luận......................................................................................................................9 2
- 1. Thông tin về cơ quan tham gia Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và Tên dự án tiêu thụ sản phẩm rau vùng Bắc trung bộ của Việt Nam nhờ giống mới, áp dụng nguyên tắc thực hành nông nghiêp tốt và đào tạo trọng tâm cho nông dân. Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ. (ASINCV). Cơ quan phía Việt Nam Nghi Kim, Thành phố Vinh,Tỉnh Nghệ An, Việt Nam PGS. TS. Phạm Văn Chương Chủ nhiệm nhóm dự án phía VN Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng nghề vườn (AHR) ACN 073 Tổ chức phía Úc 642 510, Suite 352 Biomedical 1 Central Ave, Everleigh NSW 2015 Australia Prof. Gordon Rogers Đội ngũ phía Úc Tháng 3/ 2007 Ngày khởi đầu Tháng 12/ 2009 Ngày hoàn thành (Chính thức) Tháng 3/ 2009 Ngày hoàn thành (Sửa lại) Điểm mốc hoàn thành vào tháng 12 năm 2008 Chu kỳ báo cáo Địa chỉ liên hệ của cán bộ liên quan Tại Úc: Chủ nhiệm dự án Prof. Gordon Rogers +61 2 8627 1040 Tên: Điện thoại: Chủ nhiệm dự án +61 2 9544 3782 Chức vụ: Fax: AHR, Nghiên cứu Ứng dụng gordon@ahr.com.au Cơ quan Email: nghề vườn Suite 352 Biomedical Xây dựng 1 Central Ave Everleigh NSW 2015 Australia Tại Úc: Người liên hệ hành chính Lynn Christie +61 2 9527 0826 Tên: Điện thoại: Quản trị +61 2 9544 3782 Chức vụ: Fax: AHR, Nghiên cứu Ứng dụng nghề vườn; lynn@ahr.com.au Cơ quan Email: PO Box 3114 Bundeena NSW 2230 Australia Tại Việt Nam: PGS. TS. Phạm Văn Chương +84 (903) 221 612 Tên: Điện thoại: Chủ nhiệm dự án phía Việt Nam Chức vụ: Fax: +84(0) 38 851 981 Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc chuong.phamvan@gmai Cơ quan Email: Trung Bộ. (ASINCV) l.com Nghi Kim, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An, Việt Nam 3
- 2. Tóm tắt dự án Canh tác cây rau ở Việt Nam có thể mang lại nguồn thu nhập hấp dẫn khoảng 20-30 triệu đồng mỗi năm, chiếm khoảng 80-90% thu nhập bình quân từ nông nghiệp của một hộ gia đình. Một trong những tiềm năng để nâng cao nguồn thu nhập này cho người trồng rau đó là nhờ vào việc phát huy tối đa năng suất và chất lượng sản phẩm rau do họ trồng. Dự án này nhằm cải thiện thu nhập của các hộ sản xuất nhỏ bằng việc tạo điều kiện cho họ tham gia thực hiện sản xuất sạch và bền vững. Dự án liên quan đến sản xuất năng suất cao; các giống dưa hấu và cải bắp chống bệnh; cung cấp thông tin và đào tạo về thực hành nông nghiệp tốt (GAP), điều này sẽ giúp giảm việc đầu tư hóa chất và giảm tổn thất sau thu hoạch. Việc giới thiệu các giống mới và thực hành nông nghiệp tốt - GAP sẽ được thưc hiện bằng phương pháp cùng tham gia thông qua các ngày thực hành trên đồng ruộng nông dân và tổ chức các hội thảo hướng dẫn bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành của Úc. Điểm nổi bật trong báo cáo định kỳ lần này là sản xuất cải bắp chất lượng cao theo nguyên tắc GAP tại các xã Quỳnh Lương và hợp tác xã Hưng Đông và sự nhiệt tình của siêu thị Metro Cash and Carry để bán những sản phẩm này trong các kho hàng tại Hà Nội. Đây là một bước tích cực trong việc phát triển một chuỗi cung ứng đáng tin cậy và có lợi hơn nhằm thay thế cho chuỗi cung ứng cũ mà nông dân đã tham gia cung cấp trước đây. Việc áp dụng IPM và các sổ tay ghi chép nông nghiệp cũng là một bước đầu quan trọng để tiếp cận hệ thống bảo đảm chất lượng của người trồng rau. 3. Tóm tắt công việc Dự án này sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia để khuyến khích việc tiếp thu quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) bằng việc hợp tác với các Viện nghiên cứu của Việt Nam và các bên liên quan (nông dân, cán bộ khuyến nông và các đối tác thương mại). Dự án bao gồm một số sáng kiến đào tạo. Chẳng hạn như việc bố trí các thí nghiệm trình diễn giống và GAP dựa trên cơ sở là những lớp học trên ruộng đồng của nông dân, nghiên cứu, điều tra việc quản lý nhiệt độ sau thu hoạch và đóng gói trong chuỗi cung ứng và phát triển thị trường. Các hoạt động chính được thực hiện kể từ khi nộp báo cáo sáu tháng trước (mốc 6) bao gồm: Một lớp tập huấn về GAP trên rau quả tập trung vào thu hoạch và vận chuyển dưa hấu được tiến hành bởi John Baker và Gordon Rogers tại ASINCV, Vinh tháng 3 năm 2009. Một lớp huấn luyện thêm về IPM cho rau được thực hiện bởi Tim Kimpton tại ASINCV vào tháng 5 năm 2009. Nội dung tập huấn đã tập trung vào xây dựng và thực hiện IPM và IDM (Quản lý tổng hợp dịch bệnh) cho sản xuất dưa hấu. Một số lớp tập huấn khác đã được thực hiện bởi cán bộ của ASINCV tại xã Quỳnh Lương và Hưng Đông về các khía cạnh của sản xuất dưa hấu an toàn vào các tháng 4 và tháng 7 năm 2009. Lần đầu tiên cải thảo và cà chua được xã Quỳnh Lương sản xuất và cung cấp cho Metro. Xã Quỳnh Lương và Hưng Đông đã sản xuất 66,5 tấn bắp cải, trong đó có 24 tấn được gửi đến siêu thị Metro tại Hà Nội và 42,5 tấn được gửi đi các thị trường địa phương. Sản lượng cải bắp cấp cho siêu thị Metro thấp hơn dự kiến của đơn đặt hàng là do một số thời vụ trồng bị vi khuẩn thối nhũn bắp gây hại. Việc cung cấp các sản phẩm đã được mở rộng đáng kể, từ chỗ chỉ cung cấp cải bắp tại thời điểm này trong năm đển nay đã có thêm các loại rau khác như cà chua và cải thảo. Vi khuẩn thối nhũn đã ảnh hưởng đến việc cung cấp bắp cải cho Metro tại Hà Nội. Vấn đề này được giải quyết thông qua điều tra và sau đó người nông dân đã được đào tạo về kỹ thuật kiểm soát dịch bệnh. Sau đó đến vụ dưa hấu bệnh hại cũng xảy ra với cây dưa hấu khi dịch 4
- bệnh đã gây hại nghiêm trọng trên tán lá dưa, loài Alternaria sp. đã làm giảm năng suất và chất lượng của dưa hấu (đặc biệt là giảm độ ngọt của quả). Một báo cáo đầy đủ về dịch bệnh này và giải pháp phát triển đã được kèm theo báo cáo điểm mốc này. Đánh giá về chiến lược tiếp thị và cung cấp bắp cải, dưa hấu và một số loại rau quả khác trên thị trường thông qua Metro Hà Nội đã được thực hiện. Đơn đặt hàng cho bắp cải đã được tái khẳng định, đồng thời kế hoạch cung cấp dưa hấu mới cũng đã được phát triển. Có hai chuyến công tác của chuyên gia Úc đến Việt Nam trong giai đoạn báo cáo. 4. Giới thiệu và tổng quan Trồng rau ở Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng cho quốc gia và chiếm khoảng 9% tổng thu nhập từ trồng trọt bao gồm cả lúa. Tiềm năng lớn để tăng thu nhập cho người trồng rau là tăng tối đa năng suất và chất lượng sản phẩm do họ tạo ra. Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh khiến cho ngành rau quả ở Việt Nam gần đây bị hạn chế, khó mở rộng và đã ảnh hưởng đến phát triển của ngành rau nói chung cũng như thu nhập của nông dân nói riêng, như: • Dư lượng thuốc trừ sâu và hàm lượng nitrosamine cao trong sản phẩm rau • Quản lý nhiệt độ sau thu họach và công nghệ thu hoạch còn hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng rau tiêu thụ. • Phương thức canh tác truyền thống mà người trồng rau đã sử dụng có thể hạn chế đến tiềm năng năng suất và từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân • Các thị trường truyền thống có thể làm giảm thu nhập Dự án sử dụng cách tiếp cận có sự cùng tham gia của người dân để khích lệ sự tiếp thu về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thông qua sự hợp tác với các viện và các bên tham gia (Nông dân, khuyến nông viên và những đối tác thương mại) của Việt Nam. Dự án bao gồm một số lớp tập huấn khởi đầu. Việc hình thành các mô hình trình diễn về giống và các thí nghiệm thực hành nông nghiệp tốt sẽ tạo nền tảng cho các buổi thực hành trên đồng ruộng của nông dân, quản lý nhiệt độ, điều tra nghiên cứu sau thu hoạch và đóng gói hàng hóa trong toàn bộ dây chuyền cung ứng, đào tạo chuyên sâu cho các chuyên gia làm vườn Việt Nam tại Úc và tổ chức một hội nghị mở rộng trước khi dự án kết thúc để công bố rộng rãi tới đông đảo người quan tâm. Một mục tiêu quan trọng khác của dự án là phát triển một thị trường mới và đáng tin cậy cho những người trồng rau bằng việc thiết lập những mối liên kết cung ứng rau liên hoàn cho hệ thống siêu thị Metro. Việc làm này sẽ khiến giảm bớt một số khâu trong chuỗi cung ứng và sản phẩm sẽ đến được với người tiêu dùng sau cùng nhanh hơn, kết quả là sản phẩm tươi hơn, đáp ứng yêu cầu đang gia tăng và bán được nhiều hơn. Điều này sẽ dẫn đến kết quả là nông dân sẽ được lợi thông qua lượng hàng rau bán được nhiều, thị trường đáng tin cậy hơn, thông tin giao tiếp tốt hơn với những người mua sản phẩm và thu nhập tốt hơn. Những người bán lẻ được lợi thông qua những hệ thống cung cấp đáng tin cậy về sản phẩm sạch, vừa ổn định lại vừa đáp ứng những chỉ tiêu yêu cầu kỹ thuật và như vậy cải thiện việc bán hàng và tăng được lợi nhuận của họ. Dự án được tập trung vào những phương pháp ngoài đồng ruộng phù hợp để nông dân áp dụng sản xuất rau sạch chất lượng cao, bao gồm: o Các giống mới. o Thực hành Nông nghiệp tốt (GAP) o Sự huấn luyện có sự tham gia của nông dân o Nghiên cứu và huấn luyện sau thu hoạch 5
- Phát triển mối liên kết trong chuỗi cung ứng o 5. Tiến độ đạt được đến nay 5.1 Những kết quả nổi bật đạt được Các hoạt động chính thực hiện kể từ báo cáo định kỳ sáu tháng lần trước (điểm mốc 6) bao gồm: (I) Hoạt động đào tạo: • Ông John Baker và TS. Gordon Rogers đã đến ASINCV, Thành phố Vinh, Nghệ An vào thời gian tháng 3 năm 2009 để thực hiện lớp tập huấn về GAP cho rau. Khóa học tập trung vào thu hoạch và vận chuyển dưa hấu cho vụ Hè sắp tới, năm 2009. • Một khóa đào tạo về IPM trên rau được thực hiện bởi Tim Kimpton tại ASINCV vào tháng 5 năm 2009, nội dung khoá học tập trung vào phát triển và thực hiện IPM và IDM (Quản lý bệnh bệnh tổng hợp) gồm cả sản xuất dưa hấu và bắp cải. Khóa học này có sự tham dự của cán bộ ASINCV, nông dân xã Quỳnh Lương và các xã viên hợp tác xã Hưng Đông. • Hai khóa đào tạo đã được tổ chức tại xã Quỳnh Lương và Hợp tác xã Hưng Đông. Các chủ đề của khóa học liên quan đến các vấn đề của sản xuất dưa hấu an toàn. Các chủ đề tập trung vào thực hành nông học và thu hoạch tốt nhất cho dưa hấu. Thời gian diễn ra các lớp học này vào tháng 4 và tháng 7 năm 2009 được thực hiện bởi cán bộ ASINCV. (ii) Cung cấp đúng theo đơn đặt hàng rau cải bắp an toàn sản xuất ở xã Quỳnh Lương và Hưng Đông cho siêu thị Metro ở Hà Nội và các thị trường khác tại địa phương. Có 66,5 tấn bắp cải đã được thu hoạch và cung cấp cho thị trường. Trong số này có 24 tấn được gửi đến Metro tại Hà Nội và 42,5 tấn được gửi đến thị trường địa phương tại Nghệ An. Cung cấp cho Metro theo đơn đặt hàng với số lượng thấp hơn dự kiến là do bệnh vi khuẩn thối nhũn trong cây bắp cải vào thời kỳ gần thu hoạch. Báo cáo về sản lượng cung cấp cho Metro và thị trường địa phương được kèm theo báo cáo điểm mốc này. (iii) Chủng loại rau được sản xuất tại các vùng dự án được đa dạng thêm, bao gồm cà chua và cải thảo. Khối lượng và ngày tháng cung cấp của các loại rau này được báo cáo trong các tài liệu đính kèm theo báo cáo điểm mốc này. (iv) Một vấn đề trở ngại do vi khuẩn gây héo rũ trên cây bắp cải trồng trong vụ Đông 2008- 2009 tại Nghệ An. Sự xuất hiện đột ngột của bệnh thường xảy ra trên ruộng rau mới trồng tại một khu vực. Nó thường xảy ra tại khu ruộng trồng tiếp năm thứ hai hoặc thứ ba mà triệu chứng trước đây không biểu hiện, là một vấn đề gây trở ngại lớn. Điều này xảy ra bởi vì mức độ phát triển bệnh gia tăng trong đất đến một mức nhất định sẽ truyền bệnh cho cây trồng gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Do sự nhiễm bệnh này, sản lượng rau cung cấp đến Metro ở Hà Nội đã bị ảnh hưởng, và lượng cung cấp đã giảm so với dự tính ban đầu là 74 tấn xuống còn 66,5 tấn. Để giải quyết vấn đề này bằng cách tiến hành điều tra nguyên nhân gây ra bệnh và sau đó tập huấn cho nông dân về kỹ thuật kiểm soát dịch bệnh như tiêu huỷ các cây có triệu chứng nhiễm bệnh, tránh các hoạt động canh tác có thể giúp cho vi khuẩn di chuyển từ cây bị nhiễm sang cây khỏe mạnh. 6
- (V) Dưa hấu trồng trong vụ Hè năm 2009 cũng gặp vấn đề về bệnh hại. Một dịch bệnh nghiêm trọng gây hại trên lá do loài Alternaria sp. gây ra, và điều này đã có tác động nghiêm trọng đến chất lượng dưa hấu cung cấp cho Metro theo kế hoạch. Dịch bệnh khiến cho sản lượng và chất lượng quả thấp hơn dự kiến (đặc biệt là độ ngọt của quả). Vấn đề này đã được tháo gỡ, trước tiên AHR cử một chuyên gia về bệnh cây, Tiến sĩ Tim Kimpton đến Việt Nam và đánh giá tình trạng bệnh hại. Ông Kimpton với sự giúp đỡ của các cán bộ Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật và Giáo sư Lester Burgess (Đại học Sydney) đã xác định nguyên nhân của căn bệnh này và xây dựng một chiến lược Quản lý bệnh tổng hợp (IDM) để đối phó với vấn đề này. Một báo cáo đầy đủ về dịch bệnh này và giải pháp đã được phát triển được đính kèm theo báo cáo điểm mốc này. Sẽ có một chiến lược quản lý bệnh chi tiết kèm theo với báo cáo điểm mốc 10. (vi) Đánh giá về chiến lược tiếp thị và cung cấp cải bắp hiện hành và tiếp thị sản phẩm dưa hấu sẽ bán thông qua Metro Hà Nội đã được lên kế hoạch trước. Nhóm dự án đã gặp Metro giải thích rõ việc vi khuẩn gây thối nhũn làm khối lượng cải bắp đưa đến Metro bị giảm xuống, vì siêu thị không chấp nhận cải bắp có vết hại do vi khuẩn gây ra. Sau các cuộc thảo luận và giải thích về nguyên nhân và sau khi thực hiện hành động phòng ngừa, các đơn đặt hàng từ Metro được tái khẳng định và kết quả là thêm 24 tấn bắp cải tiếp tục được đặt hàng giữa tháng Ba và tháng Tư. Kết quả đã xây dựng kế hoạch cung cấp dưa hấu là một đơn đặt hàng dự kiến cung cấp 65 tấn dưa hấu từ các xã Quỳnh Lương và Diễn Phong. Qua trồng thử nghiệm và kết quả phân tích đất tại xã Hưng Đông không phù hợp để có thể sản xuất dưa hấu thành công (kết luận điều tra trong tháng Sáu năm 2008). Một báo cáo về đánh giá cách tiếp thị đã được đính kèm theo báo cáo điểm mốc. (Vii) Có hai chuyến công tác của chuyên gia Úc đến Việt Nam trong thời gian này. Ngày Người tham gia Mục tiêu của chuyến đi Hoạt động John Baker Tháng 3 năm Đánh giá về việc cung cấp cải Hội họp tại Hà Nội với ông 2009 bắp và sản phẩm rau khác cho Phạm Hùng Cương Viện Jenny Jobling siêu thị Metro Hà Nội và các thị nghiên cứu ASINCV và ông Gordon Rogers trường địa phương. Đánh giá Phạm Hồng Thái (siêu thị nguyên nhân và giải pháp cho Metro). Tham gia các hoạt các vấn đề về vi khuẩn thối nhũn động đào tạo tại ASINCV. với cây rau cải bắp. Xây dựng một kế hoạch cung cấp rau quả mới từ vùng sản suất của tỉnh Nghệ An đến siêu thị Metro Hà Nội. Tim Kimpton Tháng 5 năm Điều tra nguyên nhân gây ra thiệt Đến thăm các ruộng trồng dưa 2009 hại dưa hấu tại Diễn Phong, Diễn và tìm nguyên nhân gây ra các Gordon Rogers Châu, Nghệ An. vấn đề bệnh ở cây dưa hấu. Phát triển một chiến lược kiểm Xây dựng chương trình bảo vệ soát bệnh dịch này và biện thực vật pháp hỗ trợ để thực hiện hiệu quả. Triển khai các khoá đào tạo về IDM trên cây dưa hấu tại ASINCV. Công việc tiếp theo sẽ là theo dõi quản lý, xác định và kiểm soát tình hình dịch bệnh khi các chuyên gia trở về Úc và truyền đạt lại kết quả cho các đồng nghiệp ASINCV. 7
- 5.2 Xây dựng năng lực Kỹ năng đã được xây dựng bằng cách cung cấp các khoá tập huấn đặc biệt là trong việc xác định và quản lý các bệnh gây hại ở bộ rễ dưa hấu. Việc này cũng được hỗ trợ thông qua sự phát triển các công cụ tính toán trên máy tính về khối lượng sản phẩm rau theo chu kỳ thường xuyên của quá trình cung cấp để đơn giản hóa công việc, đáp ứng các yêu cầu siêu thị. Đã đào tạo cho nông dân, nhân viên ASINCV và Metro về việc sử dụng các công cụ này. 5.3 Đăng tải thông tin Không có các hoạt động cụ thể để báo cáo. 5.4 Quản lý dự án Các hoạt động dự án đang tiến triển đúng theo lịch trình của khung logic của dự án. Việc nộp báo cáo điểm mốc chậm trể đã ảnh hưởng tới dòng tiền dùng để tài trợ cho các hoạt động của dự án. Việc bên cơ quan Nghiên cứu Ứng dụng Nghề vườn - AHR đã thực hiện thanh toán cho ASINCV trước khi nhận thanh toán từ CARD đã giúp cho tiến độ công việc tiếp diễn thành công. Kế hoạch hiện tại là phải hoàn tất và nộp tất cả các báo cáo điểm mốc chưa hoàn thành vào cuối tháng 3 năm 2010. 5.5 Môi trường Sử dụng thuốc trừ sâu đã được giảm do tăng cường thực hành các kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp. 5.6 Giới tính và vấn đề xã hội Dự án này sẽ tiếp tục xác định các vấn đề về vai trò của giới tính và các vấn đề xã hội bằng cách cố gắng để cải thiện thu nhập của nông dân địa phương bằng cách tạo điều kiện cho mối liên kết tốt hơn giữa người trồng rau và siêu thị Metro Cash & Carry. 6. Vấn đề phát sinh trong thực hiện dự án và tính bền vững 6.1 Vấn đề phát sinh và hạn chế Không có vấn đề lớn nào ảnh hưởng đến các hoạt động của dự án. 6.2 Tùy chọn Không có 6.3 Tính bền vững Không có vấn đề về tính bền vững. 8
- 7. Các bước quan trọng tiếp theo Đánh giá: Tiềm năng và thực hành sản xuất rau cải tiến với sử dụng ít thuốc trừ sâu và sự tuân thủ không thu hoạch khi chưa đủ thời gian cách ly với thuốc bảo vệ thực vật; kỹ năng trong việc xử lý sau thu hoạch và IPM (xác định vấn đề và lựa chọn phương án quản lý); sự hiểu biết về vai trò của những yêu cầu thị trường trong xây dựng kế hoạch sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và xử lý sau thu hoạch. 8. Kết luận Sẽ được thể hiện trong báo cáo cuối cùng của dự án. Tài liệu đính kèm Lô hàng cải bắp đến Metro và thị trường địa phương VNM.doc Ngày thu hoạch và sản lượng bắp cải 2009 VNM và EN.doc Kết quả thí nghiệm rau quả mới tại Quỳnh Lương EN 2009 và VNM.doc Đánh giá quá trình cung cấp rau quả từ Nghệ An đến Metro Hà Nội 2009 EN.doc Đánh giá cung cấp rau quả từ Nghệ An đến Metro Hà Nội 2009 VNM.doc Báo cáo về dịch bệnh trên dưa hấu tại Vinh EN.doc Tháng 5/2009 Báo cáo về dịch bệnh trên dưa hấu tại Vinh VNM.doc Tháng 5/2009 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Du lịch Nghệ An - Thực trạng và những vấn đề đặt ra"
5 p | 477 | 72
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học "HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING - MIX TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN, QUA VÍ DỤ TẠI KHÁCH SẠN SÀI GÒN MORIN - HUẾ "
13 p | 301 | 71
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Xác định đúng chủ đề "Truyện Kiều" - Một điều kiện cần thiết để hiểu đầy đủ hơn về hình tượng tác giả Nguyễn Du"
12 p | 165 | 25
-
Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài thuộc dự án khoa học công nghệ vốn vay ADB: Nghiên cứu ứng dụng một số giải pháp KHCN để nâng cao hiệu quả kinh tế nghề trồng dâu nuôi tằm ở Quảng Nam - KS. Vũ Văn Ban
16 p | 188 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Xây dựng giải pháp thu gom rác thải và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại trường Đại học Trà Vinh
28 p | 164 | 21
-
Báo cáo dự án khoa học nông nghiệp: Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm rau vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam bằng giống mới, nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt và đào tạo trọng tâm cho nông dân
18 p | 141 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Dùng vôi và tro bếp để xử lí bao bì thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên cánh đồng thôn Xuân Trang, xã Xuân Sơn
26 p | 157 | 19
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ HI ỆU QUẢ KI NH TẾ CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC LÚA - CÁ VÀ LÚA ĐỘC CANH Ở VÙNG DỰ ÁN THỦY LỢI Ô MÔN - XÀ NO"
12 p | 154 | 15
-
Báo cáo dự án khoa học nông nghiệp: Giới thiệu những nguyên tắc GAP trên cây có múi thông qua triển khai IPM áp dụng dưới hình thức lớp Huấn luyện Nông dân (MS3)
69 p | 99 | 14
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu phát triển giống bí xanh và tỏi địa phương phục vụ sản xuất hàng hóa tại Hải Dương, thuộc dự án Khoa học công nghệ nông nghiệp vốn vay ADB số 2283 - VIE(SF)
59 p | 111 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Intensive In-pond Raceway Production of Marine Finfish - MS7 "
10 p | 54 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Better Breeds of Common carp (Cyprinus carpio L.) for Small-scale Fish Farmers - MS6 "
6 p | 65 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Intensive in-pond raceway production of marine finfish - MS6 "
11 p | 72 | 7
-
Báo cáo hội thảo khoa học: Bảo tồn voọc mũi hếch và đa dạng sinh học ở khu vực Du Già - Khau Ca tỉnh Hà Giang
41 p | 81 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Diagnosis and control of diarrhoea in suckling pigs - MS 3 "
10 p | 45 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học "A blueprint for sustainable smallholder pig production in Central Vietnam - Milestone 8 "
18 p | 60 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Diagnosis and control of diarrhoea in suckling pigs - MILESTONE 7 REPORT "
6 p | 42 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn