Báo cáo dự án khoa học nông nghiệp: Giới thiệu những nguyên tắc GAP trên cây có múi thông qua triển khai IPM áp dụng dưới hình thức lớp Huấn luyện Nông dân (MS3)
lượt xem 14
download
Nhiệm vụ được giao trong kỳ này là bổ xung vào báo cáo điều tra cơ bản phía Nam và kết quả mới điều tra ở phía Bắc của tất cả các thành phần tham gia để đánh giá về định tính và định lượng, bao gồm: 1. Thông tin về kiến thức, kỹ năng, thái độ và thực hành của các chuyên viên Cục BVTV, SRPCC, Viện BVTV, CU, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Hội làm vườn Việt Nam, Hiệp hội trái cây Việt Nam và công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn về GAP và IPM lồng ghép GAP....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo dự án khoa học nông nghiệp: Giới thiệu những nguyên tắc GAP trên cây có múi thông qua triển khai IPM áp dụng dưới hình thức lớp Huấn luyện Nông dân (MS3)
- Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ______________________________________________________________ MS3: Báo cáo nghiên cứu cơ bản Giới thiệu những nguyên tắc GAP trên cây Tên dự án có múi thông qua triển khai IPM áp dụng dưới hình thức lớp Huấn luyện Nông dân Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Cơ quan quản lý dự án của Việt Nam Cục Bảo vệ thực vật Ông: Ngô Tiến Dũng Nhóm trưởng dự án của Việt Nam Trường Đại học Tây Sydney Cơ quan quản lý dự án của Úc Oleg Nicetic, Robert Spooner-Hart, Elske Cán bộ thực hiện dự án của Úc van de Flierd Tháng 3 năm 2007 Thời gian bắt đầu Tháng 2 năm 2010 Thời gian kết thúc Cơ quan liên lạc Tại Úc: Điều phối vi ên Oleg Nicetic +61245701329 Tên: Telephone: Nghiên cứu viên +61245701103 Chức vụ: Fax: Trường Đại học Tây Sydney Email: o.nicetic@uws.edu.au Tên cơ quan: Tại Úc: Ng ười quản lý Gar Jones +6124736 0631 Tên: Telephone: Chức vụ: Director, Research Services Fax: +6124736 0905 University of Western Sydney g.jones@uws.edu.au Tên cơ Email: quan Tại Việt Nam Mr Ngô Tiến Dũng +84-4-5330778 Tên: Telephone: Điều phối viên chương trình +84-4-5330780 Chức vụ: Fax: IPM quốc gia Cục Bảo vệ thực vật ipmppd@fpt.vn Cơ quan Email: 1
- Nhiệm vụ được giao Nhiệm vụ được giao trong kỳ này là bổ xung vào báo cáo điều tra cơ bản phía Nam và kết quả mới điều tra ở phía Bắc của tất cả các thành phần tham gia để đánh giá về định tính và định lượng, bao gồm: Thông tin về kiến thức, kỹ năng, thái độ và thực hành của các chuyên viên Cục 1. BVTV, SRPCC, Viện BVTV, CU, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Hội làm vườn Việt Nam, Hiệp hội trái cây Việt Nam và công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn về GAP và IPM lồng ghép GAP. Kiến thức và kỹ năng về GAP/GAP của 15 giảng viên chính, 90 giảng viên và 2. đại diên của 2880 nông dân tham gia. Thực hành GAP/IPM của đại diện nông dân tham gia ở các mức sản xuất và 3. phân tích tài chính về chi phí và đầu tư Bản phân tích của những siêu thị chính về yêu cầu GAP/IPM, nhu cầu và các lệ 4. phí. Tìm kiến cơ hội đầu tư cho dự án để có được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi 5. trường cho người sản xuất. Giới thiệu chung Đây là dự án thứ 3 của AusAID CARD thực hiện trên cây ăn quả có múi ở Việt Nam. Hai dự án trước tập trung chủ yếu về IPM. Tuy nhiên sử dụng thành quả của IPM là thành phần chính (nội dung) để thực hiện GAP. Khi dự án kết thúc vào 2010 nó sẽ chỉ ra bức tranh toàn cảnh về những gì đạt được bởi việc đầu tư hiệu quả của dự án được thực hiện bởi AusAID CARD trong công nghệ trồng cây ăn quả có múi ở Việt Nam so với mười năm trước. Để đánh giá ảnh hưởng (tác động) của lớp huấn luyện nông dân (FFSs) và các hoạt động liên quan đến các nhà đầu tư cho dự án, một hệ thống đánh giá tác động đã được lên kế hoạch và kinh phí như là một phần dự án 037/06 VIE. Đánh giá tác động đã không được tiến hành như là một phần của dự án CARD thực hiện từ 2001 đến 2004 nhưng nó đã trở thành một phần quan trọng trong giai đoạn hai của dự án 036/04 VIE thậm chí nó không có kế hoạch và tài chính ngay từ ban đầu. Sự nhấn mạnh của đánh giá tác động được tiến hành trong dự án 036/04 VIE là: Kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) điều tra được tiến hành trước và sau khi thực hiện các lớp FFS. Gần như tất cả nông dân (khoảng hơn 2000) tham gia trong lớp FFSs đã hoàn thành điều tra của mình. Nhóm thực hiện dự án đã thu được những bài học về đánh giá tác động. Điều tra theo KAP đã biết được hoạt động sản xuất ở hai xã có lớp FFS của mỗi tỉnh. Nắm bắt quá trình sản xuất đã được thực hiện như là một phần của nghiên cứu thực địa bao gồm: Kỹ thuật trồng trọt, tỉa cành tạo tán và thực hành bón phân, quản lý các đợt lộc, thu hoạch, hoạt động tưới nước, quản lý dịch hại và ước lượng thu nhập trên một hecta. Phóng vấn cũng đã được thực hiện với các cửa hàng bán thuốc BVTV. Trước khi kết thúc dự án phỏng vấn ít nhất 5 nông dân học lớp FFS của một tỉnh. Những đánh giá bổ xung này rất chính xác do áp dụng phương pháp dạc tam giác, nhưng kinh phí dự án không có cho hoạt động này, nhưng những người Việt Nam tham gia đã nhiệt tình đã thực hiện tất cả các cuộc phỏng vấn dù không có tiền. Cuối dự án tất cả những người 2
- tham gia chính sẽ hoàn thành điều tra và 3 người quản lý dự án sẽ viết báo cáo quan sát của họ về tác động của dự án. Tác động của dự án được trình bày những vấn đề không giống nhau như: Kinh tế, xã hội và tác động môi trường. Lợi ích kinh tế đã được so sánh với giá của lớp FFS. Phương pháp để đánh giá tác động của dự án 037/06 VIE đã được thảo luận, xây dựng và thống nhất với nhóm quản lý dự án ( Mr Ngô Tiến Dũng, Hồ Văn Chiến, Lê Quốc Cường và Oleg Nicetic) tại cuộc họp tại Mỹ Tho ngày 31/05/2007 và tại hội thảo ở Hà Nội ngày 26/09/07 và ở Mỹ Tho ngày 30/09/07. Hội thảo ở Hà Nội gồm có: Chuyên viên của Cục BVTV, Trung tâm BVTV Vùng khu 4, các giảng viên IPM của Chi cục BVTV Nghệ An và Hà Tây. Hội thảo ở Mỹ Tho gồm có: Chuyên viên của Trung tâm BVTV Phía Nam, các giảng viên IPM của Chi cục BVTV Tiền Giang và Cần Thơ. Các giảng viên tham gia hội thảo sẽ trực tiếp tham gia đánh giá dự án trong 2 năm. Đánh giá tác động sẽ được tiến hành theo 2 hướng (đường): Bắt đầu và kết thúc của dự án (B&E) phương pháp sử dụng giống như phương pháp dùng đánh giá dự án 036/04 VIE. Tiếp tục kiểm tra giám sát 2 nhóm nông dân: Nhóm nông dân đang học ở lớp FFS và nhóm nông dân đối chứng. Đánh giá ảnh hưởng trước và sau huấn luyện được tiến hành ở 13 tỉnh của dự án. Việc đánh giá được dựa trên sự so sánh theo chiều dọc (VD: trước và sau khi học lớp FFS) về thái độ của người dân hướng theo GAP, thay đổi thực hành quản lý trên vườn cây ăn quả có múi, thay đổi trong đời sống xã hội và thay đổi về điều kiện môi trường. Số liệu thu thập được sẽ được đánh giá một cách độc lập bởi nông dân và những người khác của dự án. Hạn chế của phương pháp là có thể thiên vị và cường điệu hoá lợi ích của lớp FFS. Tuy nhiên, sự hạn chế này có thể sẽ được làm giảm tối thiểu bằng cách sử dụng mẫu lớn và phân tích 3 chiều: KAP điều tra, phỏng vấn và quan sát đồng ruộng. Giai đoạn nghiên cứu được tiến hành trong tháng 6 năm 2007 và đã trình bày trong báo cáo này là phần đầy đủ của trước và sau đánh giá. Mốc nghiên cứu sẽ được chuẩn bị lại vào tháng 6 năm 2008 cho các lớp FFSs đã được huấn luyên trong năm 2008. Đánh giá tác động với việc tiếp tục giám sát sẽ được đảm nhận với những nông dân bắt đầu học lớp FFS trong năm 2008, số liệu thu thập đươc về đầu tư chăm bón, thu nhập và các biện pháp quản lý vườn cây ăn quả có múi là xác thực và đáng tin cậy. Giám sát đã bắt đầu từ tháng 2 năm 2008 trước khi lớp FFS bắt đầu và sẽ tiếp tục suốt năm 2008 và một năm tiếp theo sau khi kết thúc lớp FFS. Tuy nhiên do không có đủ kinh phí để tiếp tục hoạt động đánh giá cho cả 13 tỉnh tham gia dự án, hoạt động giám sát chỉ được thực hiện ở 2 tỉnh phía nam (Tiền Giang và Cần Thơ) và 2 tỉnh phía bắc (Nghệ An và Hà Tây). Hai giảng viên của mổi tỉnh được lựa chọn tham gia đánh giá có vai trò giám sát hoạt động ghi chép lưu giữ sổ sách của nông dân, họ sẽ tiến hành quan sát thường xuyên trên vườn cây ăn quả có múi. Tất cả nông dân tham gia đánh giá tác động sẽ gặp nhau 2 lần/tháng. Ở mỗi tỉnh chọn 2 nhóm, mỗi nhóm 10 nông dân. Nhóm nông dân tham gia học lớp FFS trong năm 2008 và nhóm nông dân không tham gia lớp FFS (nhóm nông dân đối chứng). Các giảng viên có nhiệm vụ giám sát ghi chép của nông dân về các chỉ tiêu kinh tế (chi phí sản xuất), xã hội và tác động của 3
- môi trường. Phỏng vấn cuối cùng với những nông dân tham gia sẽ được tiến hành vào tháng 11 năm 2009 cùng với UWS và chuyên viên Cục BVTV. Báo cáo này sẽ trình bày những phát hiện trong nghiên cứu từ ngày 01 đến 28 tháng 6 năm 2007. Báo cáo này được sử dụng như điểm chuẩn tương phản tác động của dự án sẽ được đánh giá. Kết quả nghiên cứu đã được thực hiện bởi sự kết hợp với sự quan sát trên đồng ruộng, phỏng vấn với nông dân trên đồng, điều tra của các học viên lớp FFS, phỏng vấn và điều tra giảng viên, phỏng vấn những người tham gia chính trong dự án, và phỏng vấn giám đốc Chi cục, giám đốc sở Nông nghiệp. Vật liệu và phương pháp 3.1 Điều tra cơ bản nông dân và giảng vỉên Trong năm 2007, hai lớp huấn luyện nông dân (FFS) đã được tiến hành ở mỗi tỉnh trong tổng số 13 tỉnh (bảng 1). Các tỉnh được chia làm 3 vùng cho mục đích nghiên cứu. Các vùng gồm: Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang), Bắc Miền Trung và hai tỉnh Phía Nam Hà Nội (Hà Tĩnh, Nghệ An, Hoà Bình, Hà Tây và vùng thứ 3 gồm các tỉnh ở Phía Bắc Hà Nội (Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang). Một trong 2 lớp FFS ở mỗi tỉnh được lựa chọn ngẫu nhiên đảm nhận cho việc nghiên cứu. Trong thời gian thăm lớp FFS lựa chọn cho nghiên cứu, các hoạt động sau đây đã được thực hiện: 3.1.1. Thăm chủ vườn cây chọn làm địa bàn học tập của lớp FFS, quan sát vườn cây, kiểm tra việc ghi chép làm theo GAP và phỏng vấn nông dân. 3.1.2. Thăm các cửa hàng bán thuốc BVTV ở địa phương mở lớp FFS 3.1.3. Điều tra ngẫu nhiên 5 nông dân tham gia trong lớp FFS 3.1.4. Điều tra 2 giảng viên Ở đồng bằng sông Cửu Long chủ vườn học tập của lớp đồng thời cũng cho lớp học mượn nhà để học hành kỳ, trong khi ở các tỉnh Bắc Miền Trung và Phía Bắc Việt Nam lớp học được tổ chức ngay tại nhà văn hoá của thôn, xóm. Phỏng vấn nông dân thường được thực hiên ngay tại lớp học. 3.1.1. Phỏng vấn nông dân ngay tại vườn Oleg Nicetic đã tiến hành tất cả các cuộc phỏng vấn thông qua người phiên dịch. Những thông tin tìm kiếm chính là diện tích vườn cây ăn quả, giống, khoảng cách giữa các cây, số lần ra lộc trong năm, số lần thu hoạch và thời gian của những lần thu họạch đó, số lần phun thuốc, phương pháp áp dụng. Những thông tin này bao gồm câu hỏi phỏng vấn nông dân, quan sát trên vườn cam, nơi cất giữ, nơi tiêu huỷ thuốc BVTV. Các cây cũng được kiểm tra về dịch hại và bệnh hại. Cùng thời gian đó kiểm tra nhanh sổ sách ghi chép của nông dân làm theo những yêu cầu của EurepGAP. Thông tin đã được ghi lại trên trang 6 của (phụ lục 1) 3.1.2. Thăm cửa hàng bán thuốc BVTV Sau khi thăm vườn cây ăn quả, thăm cửa hàng bán thuốc BVTV ở địa phương. Chủ cửa hàng đã được Oleg Nicetic phỏng vấn thông qua người phiên dịch. Thông tin tìm kiếm là 3 loại thuốc sử dụng thông thường nhất: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ nhện 4
- và thuốc trừ nấm và làm thế nào để chủ cửa hàng đã cung cấp thông tin và khuyến cáo cho nông dân. Thông tin đã được ghi lại trên trang 6 của (phụ lục 1) 3.1.3. Điều tra ngẫu nhiên 5 nông dân Đièu tra nông dân được thực hiện bởi các giảng viên với sự giúp đỡ hướng dẫn giám sát của anh Cường ở Trung tâm BVTV phía Nam và anh Lộc ở Trung tâm BVTV khu 4. Cuộc điều tra mất khoảng 20 phút cho một nông dân để hoàn thành và kết quả đã được ghi lại ở trang 10 (phụ lục 2). Số liệu đã được tổng hợp cho từng tỉnh, vùng và kết quả được trình bày ở bảng 6 đến bảng 15. Số liệu về nguồn giống cây trồng được trình bày ở bảng 6 đã được tăng thêm bằng cách nhân số người phỏng vấn đã có tất cả cây giống từ 1 nguồn với 3, những người có phần lớn giống cây từ một nguồn với 2 và những người có một ít giống cây từ một nguồn với 1. Tính toán điểm cho mỗi tiêu chí đã được chia bởi điểm tối đa cho mỗi tỉnh để đạt được tỷ lệ cân xứng. Số liệu về nhận thức tầm quan trọng của sâu và bệnh hại cho mỗi tỉnh ở bảng 7a và cho mỗi vùng bảng 7b đã được tính toán bởi việc nhân số người phỏng vấn có nhận thức dịch hại là rất quan trọng với 2, quan trọng với 1 và không quan trọng với 0. Kết quả cho điểm đã được phân chia bởi số người phỏng vấn cho mỗi tỉnh. Dịch hại có điểm trong phụ lục băng 0 được cho rằng là không quan trọng, từ 0,1 0,5 là bình thường, từ 0,6 1,0 là trung bình, từ 1,1 1,5 là quan trọng và từ 1,6 đến 2,0 là rất quan trọng. Số liệu về mẫu và số lần phun thuốc trình bày ở bảng 8a thể hiện tỷ lệ phần trăm số người phỏng vấn trong mỗi tiêu chí (ví dụ: phun phòng sâu hại, phun phòng bệnh hại và phun trừ bệnh) cho mỗi tỉnh và mỗi vùng. Số liệu về số lần sử dụng thuốc cho những sâu và bệnh hại chủ yếu của mỗi tỉnh trình bày ở bảng 8b và cho mỗi vùng ở bảng 8c đã được tính toán bằng cách nhân số người phỏng vấn đã phun trên 3 lần trong năm với 5, những người phun (từ 1-3 lần) với 2 và không phun lần nào với 0. Kết quả cho điểm được phân chia bởi số người phỏng vấn cho mỗi tỉnh. Phun thuốc không được thực hiện khi điểm số là 0; phun thuốc rất ít được áp dụng bởi một số nông dân khi điểm số từ 0,1 1,0; phun thuốc rất ít được áp dụng bởi số đông nông dân khi điểm số từ 1,1 2,0; phun thuốc thường xuyên được áp dụng bởi một số nông dân khi điểm số từ 2,1 3,0; phun thuốc thường xuyên được áp dụng bởi phần lớn nông dân khi điểm số > 3. Số liệu về hoạt động quản lý dịch hại khác so với phun thuốc được trình bày ở bảng 9, tính tỷ lệ phần trăm nông dân ở mổi tỉnh và vùng có thực hành hoạt động quản lý dịch hại. Số liệu về mức độ sử dụng quần áo bảo hộ lao động và các thiết bị bảo hộ khác trong khi thực hiện biện pháp BVTV trình bày ở bảng 11, tính tỷ lệ phần trăm nông dân cho mổi tỉnh và vùng có sử dụng trang bị bảo hộ hoặc quần áo. Số liệu trình bày ở bảng 13 thể hiện tỷ lệ phần trăm nông dân cho mổi tỉnh và vùng đã trả lời chính xác về các yêu cầu của GAP (trình bày trong tiêu chí Hiểu về những yêu cầu chính của GAP”), về sự quan tâm đến việc tiến hành các vấn đề của 5
- GAP (trình bày trong tiêu chí sự hiểu biết về các vấn tiến hành) và tỷ lệ phần trăm nông dân tin tưởng tiến hành theo GAP sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế (trình bày ở tiêu chí tin tưởng về hiệu quả kinh tế) Số liệu về mức độ kỹ năng mà nông dân tự đánh giá được trình bày cho mổi tỉnh ở bảng 14 và cho mổi vùng bảng 15 số liệu được tính toán bằng cách nhân số nông dân đã có khả năng áp dụng chắc chắn những kỹ năng một cách độc lập và tự tin với 3, số nông dân áp dụng kỹ năng một cách độc lập nhưng không tự tin với 2, số nông dân áp dụng kỹ năng với sự giúp đỡ của những người khác với 1 và số nông dân không thực hiện được các công việc với 0. Tổng số điểm cho mổi tỉnh được chia theo tổng số nông dân phỏng vấn của tỉnh để có số điểm trung bình. Điểm tối đa là 3. Điểm trên 2,5 là ở mức tự tin cao (trên 80% của tổng số điểm), điểm thấp hơn 1,5 là thiếu tự tin trong số đông nông dân, điểm giữa 1,5 2,5 phần lớn nông dân tự tin vào khả năng của họ nhưng cần giúp đỡ để tăng kỹ năng của họ cho tự tin hơn. 3.1.4 Survey of trainers (Điều tra giảng viên) Phỏng vấn các giảng viên được Mr Lê Quốc Cường, Trung tâm BVTV Phía Nam và Mr Nguyễn Tuấn Lộc, Trung tâm BVTV khu 4 thực hiện, sau khi đã kết thúc phỏng vấn nông dân. Thời gian phỏng vấn cho một giảng viên mất 15-20 phút và kết quả được ghi lại ở trang 4 (phụ lục 3). Số liệu đã được tổng hợp cho mỗi tỉnh, vùng và được trình bày ở bảng 16 đến bảng 18. Số liệu về lòng tin và thái độ của giảng viên đối với GAP ở bảng 16 cho thấy số giảng viên của mổi tỉnh đồng ý với ý kiến đã trình bày. Số liệu về kỹ năng (khả năng) của giảng viên, kỹ năng này do giảng viên tự đánh giá được trình bày cho mỗi tỉnh ở bảng 17 và cho vùng ở bảng 18 số liệu được tính toán bằng cách nhân số giảng viên có khả năng huấn luyện nông dân một cách độc lập và tự tin với 3, số giảng viên có khả năng huấn luyện nông dân một cách độc lập nhưng không tự tin lắm với 2, số giảng viên có kiến thức và kỹ năng nhưng không thể huấn luyện nông dân với 1, số giảng viên có kiến thức nhưng không có kỹ năng huấn luyện nông dân với 0. Tổng số điểm cho mổi tỉnh đã được phân chia theo số giảng viên phỏng vấn trong tỉnh để có số điểm trung bình. Điểm tối đa là 3. Điểm trên 2,5 là ở mức tự tin cao (trên 80% của tổng số điểm), điểm thấp hơn 1,5 là thiếu tự tin trong số đông giảng viên, điểm giữa 1,5 2,5 phần lớn giảng viên tự tin vào khả năng của họ nhưng cần giúp đỡ để tăng kỹ năng của họ cho tự tin hơn. Ở phía dưới của bảng 17 và 18 điểm về sự hiểu biết của giảng viên đã được thể hiện. Đã có 5 câu hỏi mở để tìm hiểu về kiến thức của giảng viên (phụ lục 3). Với mổi câu hỏi điểm 0 cho câu trả lời không chính xác, 0,5 cho trả lời đúng một phần và 1,0 cho câu trả lời đúng. Điểm của 2 giảng viên đã được cộng vào và trình bày ở trong các bảng. 6
- Bảng 1. Địa điểm của các lớp huấn luyện nông dân (FFSs) và loại cây ăn quả chính Tỉnh Huyện Xã V ĩ độ Longitude Kinh Cây độ (m) trồng chính Đồng bằng sông Cửu Long Cần Thơ Phong Điền Nho 100018N 1053804E 10 Cam ngọt Vinh Long Binh Minh My Hoa 100041N 1055057E 10 Bưởi Ben Tre Ben Tre Phu Nhuan 101311N 1062232E 7 Bưởi City Dong Thap Lai Vung Long Hau 101719N 1053656E 4 Quýt Tiều Tien Giang Cai Be My Loi A 102115N 1060558E 5 Cam vua Bắc Miền Trung Ha Tinh Huong Son Son Truong 182814N 1052617E 25 Cam Bù Nghe An Anh Son Dinh Son 190141N 1043809E 50 Cam Vân Du Hoa Binh Cao Phong Đội 6 204337N 1051918E 203 Cam Vân Nông trường Du Cao Phong Ha Tay Phuc Tho Van Ha 210858N 1053712E 23 Bưởi Diễn, Cam Canh Vùng núi Phía Bắc Phu Tho Doan Hung Que Lam 213938N 1050513E 52 Bưởi Đoan Hùng Yen Bai Yen Bai Dai Binh 214057N 1050427E 50 Bưởi và Cam Sành Tuyen Quang Ham Yen Tan Yen 220322N 1050240E 200 Cam Sành và Cam chanh Ha Giang Vi Xuyen Viet Lam 224009N 1045542E 250 Cam Sành 3.2 Điều tra những cơ quan chính của Việt Nam Tháng 11 năm 2007, Dr Zina O’Leary đã được mời tham dự Hội thảo của dự án CARD project 037/06VIE vớí tư cách là nhà phê bình độc lập. Bà đã phỏng vấn tổng số 6 vấn đề chính từ 26 tháng 11 đến 2 tháng 12, nhằm khám phá quan niệm về thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Cuộc phỏng vấn là thân mật tự nhiên và theo kiểu đàm thoại. Đúng ra cuộc phỏng vấn phải tuân theo các câu hỏi đã được chuẩn hoá, nhưng cuộc phỏng vấn đã giữ các thành viên trong cuộc đàm thoại dài về các chủ đề liên quan đến kiến thức, giá cả và thực hiên GAP trên cây ăn quả có múi ở các trang trại. Những thành phần tham gia đã đươci hỏi theo 6 chủ đề chính: 1. Quan niệm của họ về GAP trước khi bắt đầu dự án 2. Có hay không thay đổi quan niệm trước và sau khi dự án thực hiện 3. Những yếu tố nào của GAP họ cám thấy không phù hợp trong sản xuất cây ăn quả có múi của người việt 7
- 4. Những yếu tố nào họ cảm thấy dễ dàng chuyển đổi nhất cho nông dân theo hướng có thể thay đổi một cách có hiệu quả thói quen (tập quán). 5. Vai trò của lớp huấn luyện nông dân (FFSs) trong chuyển giao những kiến thức (hiểu biết) về GAP. 6. Lợi ích của việc chuyển giao những hiểu biết (kiến thức) về GAP đến nông dân cho các nhà đầu tư, nhà tổ chức. Mổi cuộc phỏng vấn mất 10-20 phút. Bài phỏng vấn được ghi lại như là bản tóm tắt. 3.3 Đánh giá những thị trường chính cho GAP trái cây có múi Thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm của cây ăn quả có múi là từ những cuộc phỏng vấn thân mật được thực hiện với các chuyên viên Sở Nông nghiệp và tiến sỹ Võ Mai phó chủ tịch Hội làm vườn Viêt Nam và chủ tịch Hiệp hội trái cây Việt Nam. Những cuộc phỏng vấn thân mật đã được thực hiện với các giám độc Chi cục BVTV tỉnh hoặc giám độc sở Nông nghiệp ở mổi tỉnh. Tiêu điểm của những cuộc phỏng vấn là sản xuất cây ăn quả có múi và so sánh sản xuất cây ăn quả có múi với các loại cây trồng khác được trồng tại tỉnh. Số liệu về diện tích trồng cây ăn quả có múi và diện tích trồng lúa của mổi tỉnh đã được thu thập cùng với thu nhập bình quân trên hecta Tiếp thị về cây ăn quả có múi và tầm quan trọng của GAP cũng đã được thảo luận. Trong phỏng vấn với tiến sỹ Võ Mai về tình trạng hiện tại và tương lai của thi trường xuất khẩu trái cây Việt Nam cũng đã được thảo luận. Kết quả và thảo luận 4.1 Điều tra nông dân và giảng viên 4.1.1. Phỏng vấn những nông dân trên vườn cây ăn quả/ Điều tra ngẫu nhiên 5 nông dân Những kết quả phỏng vấn và điều tra nông dân đã được trình bày dưới đây và mọi người có liên quan đã thảo luận cùng nhau. 4.1.1.1. Những loài cây ăn quả chính (phổ biến) Ở đồng bằng sông Cửu Long quýt (giống Quýt Vua và Quýt Tiều) là những giống có năng suất vượt trội. Bưởi được trồng ngày càng tăng trên vườn cây ăn quả và có xu thế vượt trội hơn quýt (bảng 2). Ở bắc miền trung và Hoà Bình các giống cam là nổi trội hơn, ở Hà Tây giống cam Canh và bưởi Diễn là những giống quan trọng. Ở các tỉnh phía bắc Hà Nội cam là những giống phổ biến nhưng diện tích trồng bưởi ngày càng tăng, đặc biệt là ở Phú Thọ. Một điều thú vị là một số vườn cây ăn quả ở Tuyên Quang và Hà Giang cam được trồng lẫn với chè. Mô hình này cần được đầu tư hơn trong năm 2008. Điều đó cần phải được ghi nhớ ở mổi tỉnh có một bộ giống và có một số giống là tốt, nhưng không phải là sự cố gắng tạo ra giống tốt hơn để giới thiệu cho các tỉnh khác. 4.1.1.2 Thiết kế vườn cam và sự biến động phát triển của cây 8
- Ở hầu hết các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long quýt và cam được trồng với mật độ cao hơn (1500 2000 cây/ha) so với các tỉnh phía Bắc (400 600 cây/ha). Đối với cây bưởi sự khác nhau về mật độ trồng là không lớn ở phía Bắc (270 490 cây/ha), ở phía nam (330 500 cây/ha) (bảng 2). Ở đồng bằng sông Cửu Long trong vườn cây ăn quả nông dân trồng cây non xen lẫn với những cây đã già. ở miền Bắc không có hiện tượng này, phần lớn cây đã già và đã qua giai đoạn đỉnh cao của sản lượng quả. Ở Hà Tây các vườn cây ăn quả còn ở giai đoạn kiến thiết cơ bản hoặc chỉ mới bắt đầu vào giai đoạn khai thác đỉnh cao (đỉnh cao về năng suất) và sẽ cho thu nhập/ha cao hơn (bảng 2). Lợi ích của chương trình trồng lại (trồng thay thế) ở các tỉnh sẽ làm giảm đáng kể những cây có triệu chứng bệnh Greening. Ở phía Bắc có 3-4 đợt lộc và chỉ có một lần ra quả. Ở phía Nam có 4-6 đợt lộc, nhưng ở nhiều nơi vẫn cứ tiếp tục ra lộc đặc biệt là ở cây bưởi. Ở phía Bắc chỉ có một lần thu hoach từ tháng 10 đến tháng 12, ở phía Bắc Miền Trung từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau ở các tỉnh xung quanh Hà Nội và từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau ở các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang. Ở phía Nam trừ Đồng Tháp, các tỉnh khác thu hoạch quanh năm. Ở Đồng Tháp nông dân điều khiển bằng thủ công cho cây ra lộc và ra quả để thu hoạch một lần vào dịp Tết. 4.1.1.3/ 4.1.3.1 Sâu hại và bệnh hại phổ biến Nông dân gặp khó khăn nhất trong nhận dạng sâu và bệnh hại, trong nhiều trường hợp nông dân không phân biệt được nguyên nhân gây hại của sâu hay bệnh. Hầu hết các trường hợp người nông dân tác động các biện pháp quá muộn nên không đưa lại hiệu quả. Ví dụ như đối với sâu vẽ bùa. Nông dân cũng sử dụng một số thuốc BVTV không cần thiết đối với một số dịch hại khi chúng chưa gây hại kinh tế. Ví dụ đối với rệp muội (rầy mềm). Ở đồng bàng sông Cửu Long, nông dân đã cho rằng: rầy chổng cánh (1.80), Rệp sáp (1.64) và nhện (1.28) là những dịch hại chính (bảng 7b) trong khi đó ở phía Bắc Miền Trung thì nông dân lại cho rằng nhện (1.50), sâu vẽ bùa (1.45) và rầy chổng cánh (1.40) là những dịch hại chính. Ở phía Bắc sâu vẽ bùa (1.35) là loài sâu hại quan trọng nhất. Một điều rất thú vị là greening là bệnh quan trọng nhưng rầy chổng cánh (0.50) là loài sâu hại không quan trọng. Trong ý thức của người dân chưa hiểu biết về vai trò quan trọng của rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh greening. Tuy nhiên có nhiều sự thay đổi trong nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của một số loài dịch hại giữa các tỉnh và ở mỗi vùng (bảng 7a). Rầy chổng cánh đã được ghi nhận là loài dịch hại quan trọng ở tất cả các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, ngoại trừ Vĩnh Long nơi rầy chổng cánh chỉ là loài hại bình thường. Bưởi ít mẫn cảm với bệnh greening và nổi trội của bưởi ở Vĩnh Long là lý do thích hợp nhất cho sự khác biệt trong nhận thức. Rệp sáp gây hại nặng ở hầu hết các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là rệp sáp gây hại ở rễ. Phân loại chính xác về loài rệp sáp tấn công rễ cây có múi chưa được biết một cách đầy đủ và không có sự cố gắng nổ lực thực sự để giải quyết vấn đề này trong một vài năm trước đây. Mật độ quần thể rệp sáp đã tăng lên sau khi nông dân điều chỉnh mực nước trong kênh để ngăn lũ cho cây có múi. Rệp sáp gây hại rễ đã là mối quan tâm lo lăng của nông dân trong nghiên cứu của chúng tôi năm 2005 nhưng mức độ nông dân quan tâm dường như giảm xuống trong 2 năm vừa qua, điều đó nói lên rằng loài dịch hại này không phải là nguyên nhân gây hại nghiêm trọng. 9
- Ở các tỉnh đã tham gia giai đoạn trước của dự án CARD project (036/04 VIE) nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của sâu vẽ bùa so sánh với các loài dịch hại khác đã thay đổi từ mức rất quan trọng trong nghiên cứu năm 2005 đến mức bình thường trong nghiên cứu này. Ở các tỉnh đã mở các lớp FFS trong thời gian đầu của dự án, sự gây hại của sâu vẽ bùa cao nhất hoặc cao bằng với các loài dịch hại khác ở 6 trong 7 tỉnh trong khi sâu vẽ bùa đã không được xếp vào hàng dịch hại quan trọng ở bất cự một tỉnh nào kể cả giai đoạn trước của dự án. Điều đó cho thấy tác động của giai đoạn trước của dự án CARD có thể đã mở rộng hơn những thành viên của lớp FFSs trong cộng đồng khi tiến hành điều tra của dự án này đã không cùng những nông dân đã tham gia lớp FFSs trong năm 2005 và 2006. Sự gây hại của nhện được ghi nhận ở tất cả vườn cây ăn quả của Bắc Miền Trung và ở hầu hết vườn cam ở phía Bắc (quan sát của nhóm dự án và thực tế phỏng vấn nông dân - bảng 3b) nhưng khó quan sát được sự gây hại nặng của nhện ở đồng bằng sông Cửu Long (bảng 3a). Lý do cho sự gây hại của nhện ở Phía Bắc một phần do sự lạm dụng thuốc tổng hợp pyrethroid và phun thuốc không đúng thời điểm. Bệnh greening được ghi nhận nhiều ở Nghệ an và Hà tĩnh so với các tỉnh khác, có một vài lý do cho sự phổ biến của bệnh. Thứ nhất ở những tỉnh này cam là cây ăn quả chính và phần lớn các giống cam đều mẫn cảm với bệnh greening. Thư hai tuổi bình quân của cây trên các vườn cam cao hơn so với đồng bằng sông Cửu Long nơi mà sự tái sinh vườn cây ăn quả là rất tốt và nhiều kinh nghiệm. Kết quả phỏng vấn nông dân ở Phía Bắc cho thấy, nông dân không có kế hoạch hoặc kinh phía cho việc trồng mới và họ để cây tồn tại trên vườn trong thời gian dài sau khi cây cam đã qua thời kỳ đỉnh cao cho năng suất. Nông dân đã không có dự trù kinh phí cho tái sản xuất (tái sinh vườn cây) hàng năm Không có nguồn kinh phí giữ trữ để trồng mới vườn cây có múi là vấn đề khó khăn cho việc quản lý bệnh greening ở hầu hết các tỉnh Bắc Miên Trung. Lý do thứ 3 cho tỷ lệ bệnh greening cao là việc sử dụng không đúng thuốc trừ sâu để phòng trừ rầy chổng cánh. Ở Bắc Miền Trung có 4 đợt lộc rõ rệt (bảng 2) nhưng chỉ có đợt lộc xuân cho quả. Nông dân chỉ tập trung bảo vệ đợt lộc xuân trong khi các đợt lộc khác được phơi bày ra cho rầy chổng cánh và bệnh greening tấn công gây hại. Vấn đề này đã được trình bày (đề cập) trong các khoá huấn luyện giảng viên và nông dân và đánh giá tác động huấn luyện về sự thay đổi tập quán của nông dân sẽ được tiến hành trong dự án này. Điều đó cần phải được ghi nhớ ở Nghệ An và Hà Tĩnh nơi đã trồng nhiều giống cam sạch bệnh mà vẫn có tỷ lệ bệnh greening cao. Bệnh nấm phytophthora sp.. Đã được phát hiện ở tất cả các vùng và tỉnh đến thăm và đó cũng là loại bệnh nguy hiểm như bệnh greening, hầu hết nông dân đã không quan tâm đến bệnh này. May thay bệnh phytophthora sp.. Đã không có trong bản câu hỏi điều tra nông dân nên chúng tôi đã không chấm điểm cho bệnh này. Bệnh loét xuất hiện trên nhiều vườn cây ăn quả. Bệnh loét được xem là bệnh rất quan trọng ở các tỉnh Đồng Tháp, Hoà Bình, Tuyên Quang. Ở các tỉnh khác bệnh sẹo cũng là bệnh quan trọng. Kết quả phỏng vấn nông dân và quan sát của chúng tôi ở hầu hết các vườn nông dân đã phun thuốc trừ nấm có gốc đồng để phòng trừ bệnh, 10
- 4.1.1.4/4.1.3.2. Sử dụng thuốc BVTV, cất giữ và tiêu huỷ bao bì đựng thuốc BVTV Thuốc BVTV đã không bị lạm dụng ở các vùng và tỉnh đã đến thăm. Ngoại trừ Đồng Tháp rất nhiều nông dân sử dụng thuốc BVTV trên 20 lần trong một vụ (bảng 2). Ở đồng bằng sông Cửu Long 36% nông dân điều tra sử dụng phun thuốc thường xuyên để phòng trừ sâu hại và 32% phòng trừ bệnh hại trong khi ở Bắc Miền Trung 80% nông dân phun thuốc thường xuyên để phòng trừ sâu hại và 50% phun thuốc trừ bệnh hại (bảng 8). Ở phía Bắc 40% nông dân phun thuốc thường xuyên để phòng trừ sâu hại và 30% phun thuốc trừ bệnh hại. Phần lớn nông dân phun thuốc trừ sâu sau khi họ đã phát hiện ra sâu hại trên vườn cây ăn quả. Trong tổng số 76% nông dân áp dụng phun thuốc trừ bệnh ở đồng bằng sông Cửu Long có 32% phun hơn 3 lần, 44% phun 1-3 lần. Ở Bắc Miền Trung 100% nông dân phun thuốc trừ bệnh trong đó có 70% phun thường xuyên và 30% thỉng thoảng mới phun (phun không thường xuyên). Ở Phía Bắc 65% nông dân phun sau khi dịch hại xuất hiện trong đó có 45% phun thường xuyên và 20% phun không thường xuyên. Một điều thật thú vị là có 35% nông dân điều tra ở Phía Bắc không bao giờ sử dụng thuốc trừ dịch hại trên vườn cây ăn quả của họ. Ở Nghệ An số lần phun thuốc có thể giảm xuống nếu thời gian phun phù hợp, nhưng ở Phía Bắc số lần phun thuốc cần phải được tăng lên để đạt hiệu quả phòng trừ dịch hại. Do hoàn cảnh khác nhau giữa các vùng nên khuyến cáo về giảm số lần phun thuốc không thể áp dụng cho toàn quốc được. Ở những vùng có bệnh greening thì mỗi đợt lộc cần phải phun it nhất một lần để ngăn ngừa sự lan truyền của bệnh bởi rầy chổng cánh, như vậy phải phun 4 lần ở phía Bắc và khoảng 6 lần ở đồng bằng sông Cửu Long. Có thể phun thêm một số lần nữa để phòng trừ nhện, trong một năm có thể phải phun 6-10 lần đó là số lần phun hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số năm và ở một số vùng có thể phải phun đến 15 lần. Áp dụng quá 15 lần phun có thể được coi là lạm dụng trong khi quá 20 lần phun thật là quá lạm dụng. Nhìn chung các loài dịch hại phun thuốc thường xuyên là sâu vẽ bùa (2.88 lần), nhện (2.81 lần) bảng 8c. Rệp sáp, rệp vảy phun 2.78 lần, rầy chổng cánh phun 2.09 lần. Tuy nhiên sự sai khác có ý nghĩa của hiệu quả phòng trừ đối với các loài dịch hại ở mỗi vùng khác nhau. Ở đồng bằng sông Cửu Long rệp sáp và rệp vảy thường phun 3.08 lần, rầy chổng cánh phun 2.90 lần, trong khi ở các tỉnh Bắc Miền Trung, sâu vẽ bùa và nhện đã được phun 4.4 lần. Ở các tỉnh Phía Bắc sâu vẽ bùa thường phun 2.28 lần, rệp sáp và rệp vảy phun 2.05 lần. Nông dân chủ yếu sử dụng các sản phẩm thuốc thế hệ cũ rẻ tiền (bảng 3a và 3b). Trước khi có dự án ACIAR và CARD dầu khoáng Caltex, SK đã được sử dụng nhưng số lượng rất ít. Tuy nhiên sử dụng dầu khoáng ở đồng bằng sông Cửu Long ngày càng tăng cao và đã tăng gấp đôi so với 2 năm trước đây (30 tấn năm 2006 tăng lên 55 tấn năm 2007). Lý do chính dầu khoáng sự dụng tăng chậm là hiệu lực trừ dịch hại của dầu khoáng thấp do phương tiện sử dụng quá kém. Dầu khoáng chủ yếu sử dụng để phòng trừ nhện và thường trộn lẫn với các thuốc trừ nhện khác (thường là pyridaben). Nông dân được cảnh báo về độc tinh sinh lý (độc tính thực vật) khi sử dụng dầu khoáng, tuy nhiên từ năm 2005 đến nay trong quá trình sử dụng đã không xẩy ra vấn đề cây bị ngộ độc. Sử dụng các loại thuốc có dẫn xuất từ Neconicotinoids ít độc hơn so với các nhóm thuốc trừ sâu khác với Thiamethoxam vẫn được phun nhiều hơn nhóm thuốc 11
- Imidacloprid. Một trong những mục đích của dự án là thay thế các thuốc trừ sâu thế hệ cũ ít có hiệu quả với rầy chổng cánh nhưng lại là nguyên nhân làm bùng phát mật độ nhện với thuốc Neconicotinoids. Vì thế sự thay đổi về tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc trừ sâu khác nhau sẽ là tiêu chí quan trọng như là kết quả của dự án. Kết quả điều tra ngoại trừ Đồng Tháp và Nghệ An, bình bơm tay được đa số nông dân sử dụng nhiều (bảng 3) Thuốc trừ dịch hại không được cất giữ với số lượng lớn ở các trang trại. Nông dân thường mua vừa đủ thuốc trừ dịch hại cho một lần phun. Tuy nhiên có một số lượng nhỏ thuốc trừ dịch hại được tìm thấy ở một vài trang trại và người nông dân không bảo quản không đúng. Nông dân thường để vào trong túi bóng cất xung quanh nhà và trẻ con có thể dễ dàng đụng tới. Các dụng cụ đưng thuốc BVTV thường để lại ở trang trại. Các vỏ túi giấy, chai nhỏ đựng thuốc BVTV đã vứt vung vãi trên các vườn cây ăn quả là hiện tượng rất phổ biến. Ở đồng bằng sông Cửu Long rất hiếm khi tìm thấy các vỏ chai lọ, túi,.. đựng thuốc BVTV vứt trên kênh rạch. 4.1.1.5/4.1.3.3 Các hoạt động quả lý dịch hại ngoài thuốc BVTV Phần lớn (88%) nông dân tiến hành một vài phương pháp giám sát dịch hại và 57,7% giám sát sự có mặt của các loài sinh vật có ích (bảng 9). Kết quả điều tra cho thấy có 84 95 % và 50 68% giám sát dịch hại và các loài sinh vật có ích. Chỉ có 23% nông dân sử dụng một vài bẫy, bả (tỷ lệ từ 5% ở Phía Bắc đến 40% ở Bắc Miền Trung. Sử dụng kiến vàng (Oecophylla smargdina) với tỷ lệ cao ở đồng bằng sông Cửu Long (60% nông dân), nhưng tỷ lệ này thấp ở Bắc Miền Trung (20%) và 30% ở Phía Bắc. Một tỷ lệ lớn nông dân (87%) khẳng định họ đã cắt bỏ các cành, cây bị sâu, bệnh (không khoẻ) và di chuyển ra khỏi vườn, tỷ lệ nông dân làm việc này ở đồng bằng sông Cửu Long là 76% thấp hơn so với các vùng khác 95%. Tuy nhiên với quan sát độc lập của chúng tôi thì điều đó không hoàn toàn như vậy, bởi vì nhận thức của nông dân về lợi ích của việc này còn rất khác nhau. 81% nông dân cũng khẳng định họ cắt bỏ những lộc bị sâu vẽ bùa hại để ngăn ngừa sự phát sinh của dịch hại. Tuy nhiên thời gian để thực hiện là có vấn đề bởi vì nó có vẻ được tiến hành quá muộn sau khi sâu hại đã phát triển. 4.1.1.6/ 4.2.3.4. Làm theo những yêu cầu của GAP Hầu như không có làm theo yêu cầu của EUREP GAP ở các vùng. Tuy nhiên, để phục vụ mục đích của cuộc điều tra này, những nông dân đã tiến hành một số nội dung theo yêu cầu của GAP đã được cho là Tuân theo một phần. Tuy nhiên làm theo một phần là thiếu thực tế, vì làm như vậy nông dân khó lòng có thay đổi chính trong thực hành sản xuất của họ. Ví dụ phần lớn nông dân sử dụng phân hữu cơ và thực hành một số nội dung của IPM, họ đã ghi chép làm theo một phần (PC) trong bảng 4a và 4b phân bón sử dụng và BVTV. Những kết quả chỉ ra không làm theo được nhiều nhất cho sản phẩm là ở mục truy nguyên nguồn gốc và quá trình lịch sử. Những hạng mục đó phi thực tế cho nông dân đạt được các yêu cầu của GAP bởi vì họ cần sự thay đổi hoàn toàn trong sản xuất và phân phối sản phẩm, cho nên chúng tôi không tập trung về chúng trong dự án này. Tình trạng tượng tự cho yêu cầu bảo quản sau thu hoạch. Ở Việt Nam không có quản lý sau thu hoạch cho quả 12
- của cây ăn quả như rửa, đánh bóng và đóng gói. Quả được middle men thu gom từ nông dân hoặc một số trường hợp ở Bắc Miền Trung Việt Nam nông dân bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu thụ ngay tại vườn hoặc gần chợ. Một số tổ chức hợp tác ở Đồng bằng sông Cửu Long có cửa hàng ở nơi quả có thương hiệu và được đóng nhãn mác nhưng số lượng của quả đã bán theo con đường này không đáng kể. Cho nên ở hầu hết các trường hợp ở bảng 4a và 4b yêu cầu bảo quản quản sau thu hoạch rõ ràng là không được áp dụng (Nghệ An). Đào tạo giảng viên và nông dân sẽ tập trung vào các yêu cầu của BVTV nơi mà nông dân đã sẵn sàng làm theo một phần của GAP (bảng 5a và 5b). Nông dân nhận thức được sự cần thiết sử dụng sản phẩm được đăng ký và đồng ý làm theo ở giai đoạn trước. Tuy nhiên nông dân và cán bộ kỹ thuật của Chi cục không hiểu một cách đầy đủ về yêu cầu của GAP cho đăng ký sản phẩm. Yêu cầu của GAP cho đăng ký thuốc BVTV là thuốc BVTV sử dụng trên cây ăn quả phải có trong danh mục đăng ký sử dụng trên cây ăn quả (cam, bưởi, nhãn, vải,..), trong khi cán bộ Cục BVTV nêu rõ sản phẩm đăng ký như đăng ký thuốc BVTV cho bất cứ cây trồng nào ở Việt Nam không có trong danh mục thuốc BVTv cấm sử dụng. Vì vậy nếu không có thời gian cách ly trước thu hoạch một cách rõ ràng thì không làm theo yêu cầu của GAP. Thông thường chấp nhận thời gian cách ly trước thu hoạch là 14 ngày cho bất cứ một loại thuốc BVTV nào. Làm theo đúng yêu cầu về thời gian cách ly trước thu hoạch là rất khó khăn cho nông dân đồng bằng sông Cửu Long vì họ thu hoạch sản phẩm quanh năm. Làm theo yêu cầu sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV đã được thực hiện ở hầu hết các vùng điều tra (bảng 11). Ở Bắc Miền Trung và Phía Bắc Việt Nam sử dụng quần áo bảo hộ lao động cao hơn so với đồng bằng sông Cửu Long. Ở tất cả các vùng việc sử dụng khẩu trang che miệng và mũi trong suốt thời gian phun thuốc là rất cao 95%. Sử dụng áo dài tay, quần dài giao động từ 52,5% ở đồng bằng sông Cửu Lọng đến 85% ở phía Bắc Việt Nam. Tỷ lệ nông dân sử dụng áo mưa, ủng và găng tay khi phun thuốc ở đồng bằng sông Cửu Long là thấp từ 35,5%; 12% và 29%. Nhưng tỷ lệ nông dân sử dụng áo mưa, ủng và găng tay khi phun thuốc Bắc Miền Trung Việt Nam đạt cao hơn ở từ 87,5%; 70% và 67,5%. Thậm chí việc sử dụng quần áo bảo hộ lao động đã không được đề cập trong tiêu chuẩn của Châu Âu, điều đó nói lên rằng nông dân đã sử dụng một vài biện pháp nhằm bảo vệ sức khoẻ của họ. Cải tiến cần thiết nhất là trong ghi chép sổ sách, đặc biệt cho vấn đề phun thuốc và cất giữ tiêu huỷ bao bì đựng thuốc BVTV. Mức độ của ghi chép sổ sách, các hoạt động sản xuất như mức đầu tư và thu nhập rất thấp (bảng 10). Sự ghi chép có hệ thống của nông dân chỉ thấy ở 3 tỉnh Đồng Tháp, Nghệ An, Hoà Bình. Tuy nhiên, sự ghi chép chỉ tập trung nhiều vào giá trị của đầu vào và đầu ra hơn là sử dụng thuốc BVTV và phân bón. Nông dân ở Hoà Bình đã dùng máy tính để ghi chép. Vì ở Hoà Bình nông dân đã được tổ chức trong các tổ chức hợp tác trước đây là nông trường, và hợp tác có thuê cán bộ kỹ thuật giúp đỡ hỗ trợ nông dân. Tất cả các thành viên của lớp FFSs đã được phát sổ ghi chép làm theo EUREP GAP do đó sự cải tiến trong vấn đề này có thể đạt được. Ở vùng khác sự cải tiến có thể thực hiện là quản lý đất và sử dụng phân bón. Tất cả các lớp FFSs sẽ tự sản xuất phân ủ và nông dân sẽ được khuyến khích làm phân ủ trong trang trại của họ. Yêu cầu về sử dụng giống xác nhận là rất khó khăn cho một phạm vi rộng, bởi vì sản xuất giống xác nhận ít hơn rất nhiều so với yêu cầu đòi hỏi. Từ kết quả điều tra 13
- của chúng tôi (bảng 6) ở đồng bằng sông Cửu Long 17% giống ban đầu là từ nguồn giống xác nhận, 44% ở Bắc Miền Trung Việt Nam và 16% ở Phía Bắc Việt Nam ở phía Bắc Việt Nam do tỷ lệ giống xác nhận từ các vườn ươm thấp, nông dân khẳng định tập quán sử dụng giống xác nhận, 70% nông dân ở đồng bằng sông Cửu Lo0ng và 90% nông dân ở Bắc Miền Trung khảng định như vậy. Tuy nhiên GAP chỉ có khả năng lựa chọn sự hợp tác với vùng diện tích hẹp trong nhưng năm tới (trong tương lai), khi đó các viện nghiên cứu như Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam (SOFRI) có thể cung cấp đủ giống cây xác nhận cho các tổ chức hợp tác. Nhìn chung sản xuất cây ăn quả trong ở Việt Nam còn cách rất xa so với yêu cầu của EUREP GAP. Cần có rất nhiều thay đổi về cơ sở hạ tầng (ví dụ hệ thống nước thải, xây dựng hệ thống đóng gói và kho chứa) những việc này cần phải được làm trước khi làm theo EUREP GAP. Đồng thời cải tiến hệ thống đăng ký thuốc BVTV, chọn nhóm thuốc đăng ký sử dụng trên cây ăn quả có múi. Có sự khác nhau về thực hành trong sản xuất cây ăn quả có múi của người Việt và những yêu cầu của EUREP GAP là quá cao cho việc tiến hành GAP trên cây ăn quả có múi của nông dân Việt Nam. VietGAP có thể đảm bảo sản phẩm của cây ăn quả có múi an toàn hơn cho người tiêu dùng và làm giảm tác động môi trường phù hợp với điều kiện kinh tế của người Việt Nam và điều kiện môi trường có thể ngày càng được cải thiện. Áp dụng EUREP GAP có thể phù hợp cho một số thành viên của hợp tác sản xuất theo hướng xuất khẩu hoặc bán cho siêu thị lớn. 4.1.2.1. Thuốc BVTV được bán ở xã (Cửa hàng bán thuốc BVTV) Các cửa hàng bán thuốc BVTV ở xã có rất ít chủng loại thuốc, nông dân ít có cơ hội lựa chọn thuốc để sử dụng. Thường các cửa hàng chỉ có một tủ bày bán 5 đến 10 loại thuốc trừ sâu hoặc thuốc trừ nhện khác nhau và cùng một loại thuốc trừ nấm, trừ cỏ. Ở các xã nhỏ các cửa hàng bán thuốc BVTV bán cùng với thực phẩm và thuốc lá. Ở Phía Bắc Việt Nam một số cửa hàng bán thuốc là của Trạm BVTV, là điều kiện thuận lợi cho quản lý thuốc BVTV và hướng dẫn khuyến cáo bà con nông dân lựa chọn thuốc để sử dụng. Tuy nhiên nếu các cửa hàng bán thuốc BVTV là của Cục BVTV, có một câu hỏi về sự độc lập của cơ quan khuyến nông với các công ty kinh doanh thuốc BVTV. Điều tra của chúng tôi đã chỉ ra mối liên quan giữa thuốc BVTV sử dụng ở các trang trại và thuốc BVTV đã bán ở các cửa hàng địa phương (bảng 3a; 3b) điều đó chứng minh rằng cửa hàng bán thuốc ở các xã là điểm chính cung cấp hoá chất nông nghiệp cho nông dân. Các cửa hàng chủ yếu bán những loại thuốc BVTV thế hệ cũ và thật khó để nhận ra lý do vì sao: Có thể do yêu cầu tiêu thụ của nông dân về các sản phẩm đó hoặc do các chủ cửa hàng thiếu tiềm lực và khả năng bán các loại thuốc thế hệ mới. Điều đó có thể kết luận ảnh hưởng của lớp FFSs có thể cải tiến bằng cách tìm ra con đường lôi kéo các chủ cửa hàng thuốc BVTV tạo điều kiện thuận lợi thay đổi tập quán sử dụng thuốc trừ sâu phổ rộng của nông dân cho phù hợp chương trình IPM. 4.1.3.5 Niềm tin, thái độ, sự hiểu biết của nông dân về các biện pháp canh tác và GAP Nông dân đã thể hiện rõ thái độ đối với giống xác nhận là phải được sản xuất ở các viện nghiên cứu (bảng 12). Thái độ thấp nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long (70%), ở Tiền Giang chỉ có 30%. Đây là một vấn đề rất thú vị bởi vì hầu hết giống 14
- xác nhân được sản xuất ở Tiền Giang, khi phỏng vấn nông dân ở Tiền Giang đã khẳng định giống xác nhận phát triển chậm hơn, cho năng suất thấp hơn. Không có tài liệu nào ủng hộ hoặc loại bỏ những khẳng định này. Thái độ cao nhất ở các tỉnh Bắc Miền Trung 90%, ở các tỉnh vùng Bắc Việt Nam đạt 80%. Những câu hỏi điều tra về cây giống được lựa chon không chỉ kiểm tra thái độ của nông dân về nguồn cây giống mà còn thể hiện thái độ của nông dân về vai trò của các viện nghiên cứu (Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, Viện BVTV) trong sản xuất cây giống sạch bệnh. Kết quả phân tích quan niêm về vai trò của viện nghiên cứu trong sản xuất giống sạch bệnh ở Phía Bắc Việt Nam mức tin tưởng cao còn ở Phía Nam biến động nhiều. Nhìn chung, nông dân đã thể hiện sự hiểu biết (66,62% trả lời đúng) của thực hành tốt trong canh tác cây ăn quả có múi như sử dụng phân bón, mật độ trồng. Tỷ lệ của việc trả lời đúng dao động từ 58,25 ở Phía Bắc Việt Nam đến 66,60% và 75% ở đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Miền Trung Viêt Nam. Nông dân hiểu về sự lan truyền của bệnh greening (huanglongbinh) và đã phòng trừ tốt (75,82% trả lời đúng) ở tất cả các vùng. Tuy nhiên, sự hiểu biết về các loài dịch hại và hiệu quả của các biện pháp phòng trừ đang còn thấp ở mức 52,42%. Những kết quả trong phạm trù này đã rất phù hợp giữa các vùng, Phía Bắc Việt Nam 50%, Bắc Miền Trung 51,25% và đồng bằng sông Cửu Long 56%. Nhận thức chung về tác động của thuốc BVTV đến môi trường và sức khoẻ con người là rất rất cao trung bình đạt 74,13% trả lời đúng ở các vùng. Mức độ hiểu biết về một số yêu cầu của GAP và tiến hành làm một số vấn đề với nông dân đã có 70,55% và 76,33% trả lời đúng. Thông tin về GAP được cung cấp thường xuyên trên các báo và thông tin về vấn đề này đến được nông dân một cách nhanh chóng bởi các cán bộ khuyến nông thông qua các tổ chức phi chính phủ (NGOs). Kết quả là nông dân rất mong chờ về GAP và mong đợi khi tiến hành GAP trên trang trại của họ sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn. Trong điều tra của chúng tôi 90% nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long, 100% nông dân ở Bắc Miền Trung và 85% nông dân ở Phía Bắc Việt Nam tin tưởng khi tự tiến hành thực hiện GAP thu nhập của họ sẽ được tăng lên. 4.1.3.6. Nông dân tự đánh giá khả năng của mình Nông dân tự tin cao vào khả năng của họ khi tiến hành các hoạt động trong sản xuất cây ăn quả (bảng 14, 15). Mức độ tự tin cao của người dân ở tất cả các vùng được ghi nhận cho việc tỉa cành, tạo tán (2,65), nhận biết các giai đoạn sinh trưởng chính của cây (2,67), khả năng phân biệt triệu chứng gây hại của sâu hại và bệnh hại (2,56), nhận biết được sự gây hại của một số dịch hại chính (2,56) sử dụng thuốc trừ dịch hại theo hướng dẫn trên bao bì (2,86), tính toán lượng nước thuốc phun (2,63), cất giữ thuốc BVTV theo hướng dẫn (2,56). Mức độ tự tin thấp chỉ được ghi nhận cho khả năng điều khiển sự ra lộc, nở hoa và sinh trưởng của cây (1,46), sản xuất phân ủ (1,66) và ghi chép chính xác quá trình sản xuất (1,55). Nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long rất tin tưởng vào khả năng của họ (2,39), thiếu khả năng và tự tin chỉ trong sản xuất phân ủ (1,28), ghi chép chính xác (1,20), tính toán hiệu quả (1,48) và dự trù kinh phí cho sản xuất (1,56). Nông dân ở Bắc Miền Trung Việt Nam đã có mức tự tin là thấp nhất (1,99). Họ thiếu tin tưởng trong điều khiển sự ra lộc, nở hoa và thời gian thu hoạch (0,95), hiệu quả của sử 15
- dụng phân bón (1,45), tưới nước (1,05), sản xuất phân ủ (1,60), nhận biết triệu chứng của bệnh phytophthora sp. (1,82), lựa chọn đúng thuốc BVTV đã đăng ký để sử dụng (1,60), và ghi chép chính xác (1,60). Tự tin của nông dân ở Phía Bắc Việt Nam là ở giữa hai vùng với số điểm 2,18. Họ thiếu tự tin trong điều khiển sự ra lộc, ra hoa và thời gian thu hoạch (0,80), tưới nước (1,55), khả năng nhận biết triệu chứng của bệnh phytophthora sp. (1,35) lựa chọn đúng thuốc BVTV đã đăng ký để sử dụng (1,80) và ghi chép chính xác (1,85). Mặc dù nông dân có sự tự tin cao vào khả năng của họ, quan sát của chúng tôi sự trả lời của nông dân trong điều tra và kết quả sản xuất và thu nhập thực tế thì khả năng của nông dân cần phải được cải tiến ở rất nhiều vùng gồm cả những vùng mà sự tin tưởng về kỹ năng của nông dân vẫn còn hiện hữu. Kết quả cho biết sự quá tin của nông dân về khả năng của họ và đó có thể là cản trở cho thay đổi những thực hành của nông dân cũng như kết quả của lớp FFSs. 4.1.4.1. Nhận thức, niềm tin và thái độ của giảng viên với GAP Các giảng viên đã được hỏi và trả lời 5 câu hỏi mở về nhận thức của họ về GAP (kết quả được trình bày ở cuối bảng 17) và họ cũng được hỏi về việc đồng ý hay không đồng ý với 16 quan điểm để đánh giá thái độ, niềm tin về GAP (kết quả được trình bày ở bảng 16). Hầu hết các giảng viên tin tưởng rằng lý do chính để tiến hành GAP là cải thiện sức khoẻ của người sản xuất và người tiêu thụ (100%) cho rằng GAP phải có mối liên kết với môi trường và trang trại (92%) và cho rằng GAP là tiêu chuẩn quốc tế cho sản xuất lương thực an toàn được chính phủ các nước công nhận (92%). Phần lớn các giảng viên tin tưởng rằng GAP cần được tiến hành bởi toàn bộ nông dân (73%) và trái của cây ăn quả có múi không thể xuất khẩu được nếu nông dân không có chứng nhận GAP (69%). Câu trả lời của giảng viên chỉ rõ GAP như là một phương tiện để bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường cần được tiến hành bởi toàn thể nông dân. Câu trả lời của giảng viên cũng chỉ rõ họ tin tưởng GAP được quy định bởi chính phủ các nước trên thế giới và tiến hành theo GAP là cần thiết cho xuất khẩu. Giảng viên tin tưởng và phản ánh về điều kiện của Việt Nam và thậm chí một phần tinh trạng ở một số nước châu Á nơi mà chính phủ đang nổ lực tiến hành theo GAP, nhưng GAP được hình thành bởi những người buôn bán lẻ châu Âu và ở châu Âu GAP là sự thoả thuận giữa người tiêu thụ và người sản xuất qua một uỷ ban và nó được đăng ký bởi một cơ quan độc lập. Thái độ của các giảng viên phản ánh sự khác nhau cơ bản để tiến tới tiêu chuẩn GAP giữa Việt Nam và châu Âu và để đạt được vấn đề này có sự liên kết tiến hành theo GAP. Nếu GAP được tiến hành bởi các tổ chức của chính phủ thì sự kết nối giữa những người buôn bán lẻ và người sản xuất bị mất đi và có thể làm giảm sự thành công của dự án. Dường như các giảng viên và nông dân (xem 4.1.3.5) bỏ quên điểm mấu chốt của nội dung của GAP là nó được điều hành bởi các nhà buôn bán lẻ. Tuy nhiên, phần lớn giảng viên (69%) tin tưởng những người buôn bán lẻ cần phải trả tiền cho huấn luyện nông dân vì những người buôn bán lẻ sẽ thu được phần lớn lợi nhuận từ việc thực hiện theo GAP. Khoảng một nửa giảng viên cho rằng tiêu chuẩn của EurepGAP là quá cao so với điều kiện của Việt Nam (54%) và khái niệm sản xuất Rau an toàn là phù hợp hơn cho Việt Nam (46%). Chỉ có khoảng một nửa giảng viên hiểu về yêu cầu của GAP trong mối quan tâm về đăng ký thuốc BVTV (46%) và sử dụng thuốc BVTV (50%). 16
- Các giảng viên có tự tin rất cao trong sự hiểu biết về các yêu cầu chính của GAP và có khả năng huấn luyện nông dân tiến hành thực hiện theo các yêu cầu của GAP (bảng 17, 18). Toàn bộ kết quả của việc tự đánh giá ở các vùng cho thấy tất cả giảng viên có đủ kỹ năng để huấn luyện về GAP một cách tự tin. Các giảng viên ở Phía Bắc Việt Nam thiếu hụt một số khả năng do đó họ không tự tin khi giải thích 12 yêu cầu của GAP hoặc lựa chọn thuốc BVTV phù hợp với yêu cầu của GAP. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra kiến thức chỉ rõ các giảng viên ở đồng bằng sông Cửu Long, Hoà Bình, Tuyên Quang ở Phía Bắc có kiến thức khá về GAP (với trên 50% điểm), kết quả tuyệt vời cho các giảng viên ở Vĩnh Long (100%), Tiền Giang (90%), Cần Thơ (85%) và Tuyên Quang (80%). 4.2 Điều tra những cơ quan chính của Việt Nam Tóm tắt về những cuộc phỏng vấn với các nhà lãnh đạo của những cơ quan tham gia trong dự án được trình bày ở phụ lục 4. Trong phần này những vấn đề chính của toàn bộ các cuộc phỏng vấn được tóm tắt. 4.2.1. Khái niệm ban đầu về GAP Tất cả những người được phỏng vấn kinh nghiệm về sự phát triển và tiến hành thực hiên IPM. Đối với tất cả mọi người GAP là sự mở rộng của IPM ở những nơi IPM vẫn là thành phần chính. Hầu hết những người được phỏng vấn đều tham gia trong phát triển VietGAP và họ có kiến thức (hiểu biết) tốt về những nguyên tắc của GAP. Tuy nhiên, họ không có kinh nghiệm hoặc định rõ phương pháp tiến hành GAP. 4.2.2 Những thay đổi trong những người được phỏng vấn về GAP từ khi bắt đầu dự án Khái niệm về GAP của những người được phỏng vấn được mở rộng và nâng cao. Họ có thể nhìn thấy sự cần thiết cho sự liên kết giữa sản xuất với quản lý sau thu hoạch và thị trường tiêu thụ. Họ cũng có thể nhìn thấy sự cần thiết phân biệt giữa yêu cầu GAP cho tiêu thụ trong nước và cho thị trường xuất khẩu, VietGAP có thể là tiêu chuẩn cho thị trường trong nước trong khi GlogalGAP là tiêu chuẩn cho thị trường xuất khẩu. Những người được phỏng vấn nhấn mạnh sự cần thiết cho việc thành lập hội đồng (ban) cấp chứng nhận để nông dân có thể dễ dàng có được. Có một sự giúp đỡ mạnh mẽ của Bộ cho việc cấp chứng nhận GAP cho xuất khẩu, đó là kết quả của nhiều cơ quan tổ chức đang cố gắng tìm kiếm các thủ tục cấp chứng chỉ nhưng thiếu sự điều phối và phương pháp để đạt được. 4.2.3. Những yếu tố suy xét của GAP Gần như toàn bộ những người phỏng vấn đều nhìn thấy rất rõ liên kết giữa GAP và sự hợp tác, sự hợp tác là nhân tố (yếu tố) chính trong tiến hành GAP và cấp chứng nhận. Một số người phỏng vấn đã gợi ý chứng nhận có thể cấp ở mức hợp tác xã hơn là các nông dân riêng lẻ. Để thực hiện thành công GAP cần thiết phải có sự 17
- giúp đỡ của chính quyền các cấp: Cấp Trung ương giúp đỡ, hộ trợ về thể chế, pháp luật và chính sách và chính quyền địa phương tổ chức thực hiện.Những người phỏng vấn cũng thấy rõ ghi chép sổ sách là một thành phần quan trọng của GAP và việc thực hiện ghi chép gặp nhiều khó khăn vì trình độ dân trí và thói quen không ghi chép của người nông dân. Nếu những nông dân biết tính toán lợi ích từ việc ghi chép thì sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất được tốt hơn và kết quả là giảm được chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận do đó ghi chép sổ sách có thể được tốt hơn khi nông dân chấp nhận. 4.2.4. Những yếu tố sẵn sàng chuyển giao của GAP Tất cả những người phỏng vấn đều đồng ý IPM là yếu tố của GAP và sẵn sàng chuyển tải đến cho nông dân và sẽ đưa cho nông dân hiệu quả rõ ràng về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, Mr Dũng nhấn mạnh tất cả các yếu tố của GAP sẽ chuyển tải cho nông dân nếu việc tiến hành GAP được thực hiện theo từng bước một và được tuân thủ một cách đầy đủ. 4.2.5. Vai trò của FFS trong thực hiện GAP Ở Viet Nam có sẵn cơ sở, điều kiện và khuân mẫu cho lớp FFS, và điều đó cần phải được kế tục. Lớp FFS giúp nông dân dễ dàng nhận ra vấn đề và đưa ra quyết định hoặc chỉ bảo cho nông dân nên làm cái gì do đó lớp FFS là chìa khoá cho sự thành công khi thực hiện GAP. Tất cả những người phỏng vấn nhận mạnh lớp FFS là bước quan trọng đầu tiên hướng tới sự thiết lập sự hợp tác, các thành viên phỏng vấn đều cho sự hợp tác là chìa khoá để thực hiện GAP. 4.2.6 Những lợi ích trông đợi đối với các tổ chức tham gia Dự án như là một khuân mẫu cho sự thay đổi thực hành của nông dân. Dự án cũng hương vào những nhiệm vụ chính của Cục BVTV và giúp cho các các bộ của Cục BVTV nâng cao kiến thức và tham gia trong hoạt động cộng đồng sản xuất. 4.3 Phân tích thị trường chính cho GAP trái cây có múi Giá trị của cây ăn quả có múi ở thị trường nội địa là rất cao và không khuyến khích cho nông dân Việt Nam tập trung xuất khẩu. Đối với cam nông dân có thể bán ngay tại vườn với giá từ 3.500 đến 12.000đ cho 1 kg, cho Quýt giá có thể cao hơn trên 20.000đ/1 kg và cho cây bưởi từ 5.000 đến 12.000đ/quả. So sánh thu nhập giữa trồng lúa và trồng cây ăn quả thì thu nhập từ cây ăn quả cao hơn từ 3 đén 6 lần (bảng 19). Phân tích chi tiết về lãi ròng từ cây ăn quả được trình bày ở giai đoạn 7 của dự án CARD project 036/04 VIE và nó sẽ được sử dụng như là điểm xuất phát (cơ sở) của dự án này. Sự phân tích đã đưa ra lãi ròng bình quân cho 1 ha trồng cây ăn quả có múi ở các tỉnh là 78.620.000đ. Tuy nhiên, đã có sự sai khác có ý nghĩa giữa các loài cây ăn quả có múi về giá trị thu nhập mang lại cho người nông dân, bình quân thu nhập từ trồng quýt là 100.000.000đ, bưởi 93.000.000đ, và cam 37.880.000đ. Trong phần phân tích tài chính của dự án 036/04 đã không thể có tài liệu chính xác về chi phí đầu vào, đặc biệt là công lao động của người nông dân, vì 18
- vậy trong dự án này ghi chép chi tiết về chi phí đầu vào và đầu ra đã được tiến hành thu thập từ tháng 2 năm 2008 và sẽ tiếp tục thực hiện cho đến tháng 10 năm 2009. Thu thập số liệu về đầu vào và đầu ra đã được thực hiện ở 4 tỉnh từ 20 nông dân cho một tỉnh và sẽ được sử dụng phân tích lãi vào cuối của dự án Tiếp thị về sản phẩm cây ăn quả có múi ở tất cả các tỉnh là thông qua người mua trung gian đến và mua quả ngay tại vườn. Một phần rất nhỏ quả được nông dân bán ở các chợ ở các thị xã, thị cứ địa phương, nông dân không thể bán trực tiếp sản phẩm của mình tại các siêu thị của các thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh). Chỉ có một lớp FFS (ở Vĩnh Long) nông dân liên kết trực tiếp với Metro và rất ít lớp FFSs có thực hiện sự hợp tác để sở hữu sự hợp tác về bán lẻ của họ (Tỉnh Vĩnh Long). Không có quả nào được sản xuất bởi nông dân tham gia trong lớp học FFS trải qua quá trình xử lý sau thu hoạch. Không có nhà xưởng đóng gói ở các tỉnh tham gia trong dự án. Nếu không đầu tư cơ sở hạ tầng cho việc xử lý quả sau thu hoạch thì dự án IPM/GAP sẽ không có tác động cho việc xuất khẩu trái cây ăn quả có múi.Tuy nhiên quả của cây ăn quả có múi được sản xuất theo GAP nông dân sẽ có được giá bằng cách tiếp cận với thi trường nội địa (siêu thị, nhà hàng, khách sạn). Nếu sự nhập trái cây từ Thai Lan và Trung Quốc tăng lên giá thị trường trái cây trong nước sẽ giảm do vậy những nông dân được chứng nhận về GAP tổ chức hợp tác với nhau có thể có vị trí tốt hơn cho sự tồn tại thi trường tiêu thụ. Chi tiết hơn về phân tích thị trường sẽ được trình bày trong báo cáo cuối cùng về đánh giá tác động. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu cơ bản, tiếp sau là xác định những cơ hội dự án đầu tư giúp cho những tiểu chủ sản xuất những lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường. 1. Điều kiện sản xuất và cơ sở hạ tầng ở tất cả các tỉnh điều tra là cách xa với tiêu chuẩn yêu cầu của Global GAP. Để phản ánh (suy nghĩ về) tình trạng đó chương trình huấn luyện của lớp FFS sẽ chỉ tập trung vào các yếu tố của GAP, chương trình đó có thể thực hiện được trong khung thời gian của dự án, ở điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường hiện tại. Những yêu cầu đó sẽ được chuyển trực tiếp vào trong chương trình huấn luyện của lớp FFS bao gồm: Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), sức khoẻ người lao động và các biện pháp an toàn, cất giữ và tiêu huỷ các bao bì dụng cụ chứa đựng thuốc BVTV và ghi chép sổ sách. Ghi chép sổ sách là một trong những bước chính để hướng tới GAP, do đó nông dân cần được khuyến khích một cách mạnh mẽ để thiết lập hệ thống ghi chép tại trang trại của họ trong suốt thời gian họ tham gtia lớp FFS, với giả định đó nông dân sẽ giữ và tiếp tục thực hiện quá trình ghi chép sau khi kết thúc lớp FFS. 2. Chương trình huấn luyện của trung tâm huấn luyện giảng viên (T0T) sẽ bao gồm tất cả các nguyên lý và thực hành về GAP cho toàn bộ chuỗi giá trị gồm diện mạo về thị trường, kết hợp giữa sản xuất và bảo quản chế biến sau thu hoạch, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Điều đó sẽ đảm bảo rằng các giảng viên sẽ có đủ khả năng giúp đỡ nông dân và hợp tác để tiến hành GAP bất cứ lúc nào trong tương lai, với mong muốn cải tiến trong sản xuất và chất lượng sản phẩm. Cuối cùng các giảng 19
- viên sẽ thảo luận với nông dân về thuận lợi của sự hợp tác giữa các nhóm nông dân trong tiến hành GAP. 3. Tài liệu hướng dẫn về GAP sẽ cung cấp cho các giảng viên, các tổ chức chính phủ và nông dân khả năng thực hiện GAP khi có thời gian. 4. Hai sự hợp tác với khả năng tốt cho sự phát triển GAP đã được tìm ra, dựa vào thực tế sản xuất của họ và mức độ kiến thức, cấu trúc của sự hợp tác và sự giúp đỡ của địa phương. Điều đó dự báo những nhóm này sẽ cung cấp (tạo ra) mô hình cho thực hành GAP. 5. Cần có sự liên kết mạnh hơn giữa các nhóm nông dân thực hiện GAP và việc bán lẻ và bán sĩ ở các chợ, tuy nhiên đó là mối quan tâm tiếp tục sau dự án này. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Du lịch Nghệ An - Thực trạng và những vấn đề đặt ra"
5 p | 472 | 72
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học "HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING - MIX TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN, QUA VÍ DỤ TẠI KHÁCH SẠN SÀI GÒN MORIN - HUẾ "
13 p | 301 | 71
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH QUẢ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM"
18 p | 113 | 27
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Xác định đúng chủ đề "Truyện Kiều" - Một điều kiện cần thiết để hiểu đầy đủ hơn về hình tượng tác giả Nguyễn Du"
12 p | 157 | 25
-
Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài thuộc dự án khoa học công nghệ vốn vay ADB: Nghiên cứu ứng dụng một số giải pháp KHCN để nâng cao hiệu quả kinh tế nghề trồng dâu nuôi tằm ở Quảng Nam - KS. Vũ Văn Ban
16 p | 183 | 24
-
Báo cáo:Dự án xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình thuộc hai xã tỉnh Bắc Kan
41 p | 188 | 22
-
Báo cáo dự án khoa học nông nghiệp: Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm rau vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam bằng giống mới, nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt và đào tạo trọng tâm cho nông dân
18 p | 140 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CÁC CÔNG NGHỆ LÒ PHẢN ỨNG VÀ YÊU CẦU AN TOÀN ĐỐI VỚI NHÀ MÁY ĐIỆN NGUYÊN TỬ"
6 p | 126 | 20
-
Báo cáo dự án: Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
175 p | 129 | 19
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Dùng vôi và tro bếp để xử lí bao bì thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên cánh đồng thôn Xuân Trang, xã Xuân Sơn
26 p | 157 | 19
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ HI ỆU QUẢ KI NH TẾ CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC LÚA - CÁ VÀ LÚA ĐỘC CANH Ở VÙNG DỰ ÁN THỦY LỢI Ô MÔN - XÀ NO"
12 p | 151 | 15
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu phát triển giống bí xanh và tỏi địa phương phục vụ sản xuất hàng hóa tại Hải Dương, thuộc dự án Khoa học công nghệ nông nghiệp vốn vay ADB số 2283 - VIE(SF)
59 p | 109 | 13
-
Báo cáo tổng kết Khoa học và Kỹ thuật dự án sản xuất thử nghiệm: Xây dựng dây chuyền sản xuất, lắp ráp và lắp đặt các thiết bị trạm pin mặt trời phục vụ miền núi và hải đảo
134 p | 72 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "GIẢI PHÁP NÀO CHO VIỆC ĐẨY NHANH TỐC ĐỘ XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY"
11 p | 95 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐO CAO HÌNH HỌC TRONG QUAN TRẮC ĐỘ VÕNG CỦA HỆ DẦM THÉP KHẨU ĐỘ LỚN"
6 p | 94 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "BÀN VỀ KHÁI NIỆM VÀ CÁC TIÊU CHÍ CỦA BẢN ÁN ĐIỂN HÌNH"
27 p | 93 | 9
-
Báo cáo dự án khoa học nông nghiệp: Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm rau vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam nhờ giống mới, nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt và đào tạo trọng tâm cho nông dân (MS9)
9 p | 109 | 8
-
Báo cáo hội thảo khoa học: Bảo tồn voọc mũi hếch và đa dạng sinh học ở khu vực Du Già - Khau Ca tỉnh Hà Giang
41 p | 80 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn