Báo cáo dự án (MS7): Nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống cây có củ có chất lượng hàng hoá cao sử dụng cho mục đích chế biến tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam -
lượt xem 7
download
Khoai lang là loại cây trồng có tiềm năng năng suất sinh học cao, địa bàn phát triển rộng, thích hợp cho nhiều loại đất và là loại cây trồng đứng vào hàng đầu của thế giới. Khoai lang là loại cây đa dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo dự án (MS7): Nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống cây có củ có chất lượng hàng hoá cao sử dụng cho mục đích chế biến tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam -
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chương trình hợp tác phát triển Nông nghiệp Nông thôn 008/07VIE Nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống cây có củ có chất lượng hàng hoá cao sử dụng cho mục đích chế biến tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Bộ Tổ chức Nghiên cứu phía Việt Nam Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chủ nhiệm dự án phía Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Văn Tuất Khoa Nông nghiệp, Lương thực và Tài nguyên Tổ chức Nghiên cứu phía Úc thiên nhiên, trường Đại học Sydney Chủ nhiệm dự án phía Úc GS.TS. Les Copeland Đầu ra 3 và 4 MS7: Chế biến khoai lang Chế biến thức ăn gia súc từ thân lá, củ khoai lang Chế biến tinh bột từ củ khoai lang Tháng 5 - 2010
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khoai lang1 (Ipomea batatas, là một loại cây thuộc họ bìm bìm Convolvulacae), được trồng trên 100 nước trên thế giới, hầu hết được trồng bởi nông hộ gia đình. Khoai lang là loại cây trồng có tiềm năng năng suất sinh học cao, địa bàn phát triển rộng, thích hợp cho nhiều loại đất và là loại cây trồng đứng vào hàng đầu của thế giới. Khoai lang là loại cây đa dụng. Củ có thể ăn như là một loại rau hoặc dùng cho chế biến hoặc dùng cho nhiều loại khác nữa bao gồm chế biến mỳ ăn liền, thức ăn nhanh, chế biến rượu, cồn và tinh bột. Củ khoai lang là nguồn gốc sinh ra năng lượng từ tinh bột khoai lang và đồng thời đưa ra cấu trúc không phải là tinh bột và polysaccharides. Thân lá khoai lang, rất giàu vitamins A and C và có một hàm lượng protein tương đối cao (25–30% phần trăm chất khô) nếu so sánh với các lá cây trồng khác. Ngoài ra, khoai lang còn có chất carotenoid, anthocyanin và các chất nhuộm màu, như chất màu vàng, màu cam, màu đỏ, màu tím có từ ruột củ, là các chất nhuộm màu tự nhiên phục vụ cho công nghiệp chế biến. Củ, thân lá khoai lang còn được dùng làm thức ăn cho gia súc có thể dùng bằng bằng vật liệu tươi hoặc khô hoặc sau khi ủ chua bằng cách lên men. Thông thường củ khoai lang chiếm từ 20 đến 50% chất khô, tùy thuộc vào giống và giai đoạn phát triển từ khi trồng cho đến khi thu hoạch. Carbohydrates chiếm khoảng 90% lượng chất khô, hầu hết đó là tinh bột. Độ ngọt của khoai lang phụ thuộc vào hàm lượng đường, hầu hết phụ thuộc hàm lượng đường maltose nhưng kể cả đường sucarose, glucose và fructose, điều này được tính toán chiếm từ 5 đến 30% hàm lượng chất khô. Ngoài ra, các chất không phải tinh bột là các polysaccharides chiếm từ (0.5-7.5%), protein (1-10%) và lipids (1- 2%). Thành phần củ khoai lang phụ thuộc vào giống, môi trường và kỹ thuật trồng trọt, công nghệ sau thu hoạch và ảnh hưởng dinh dưỡng, chất lượng và ăn nếm và cấu trúc tinh bột. Để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, củ khoai lang chế biến sau thu hoạch từ 2-3 tuần, làm mất hàm lượng nước hơi nước và tinh bột, hàm lượng đường tăng lên. Sự gây hại bởi vi khuẩn, sự nẩy mầm trên củ tập trung chủ yếu phần củ là những vấn đề lớn sau thu hoạch khoai lang. Chế biến thân lá, củ khoai lang là một con đường quan trọng nhằm chế biến lượng sinh khối sinh học khoai lang mà điều này nông dân không thể dùng hết trong một thời gian ngắn trước và sau khi thu hoạch. Những mục tiêu tổng thể của dự án là cải tiến năng suất, nâng cao hiệu suất kinh tế, phát triển khoai lang tại các tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang và Quảng Trị, khuyến khích cải tiến giống và vật liệu trồng. - Giúp đỡ nông dân có những lựa chọn tốt nhất - Làm tăng kỹ năng cho các nhà Khoa học, các nhà Khuyến nông và Nông dân. Những mục tiêu cụ thể đã được đưa vào phần báo cáo này của dự án là nhằm đưa ra những căn cứ để chứng minh những bước thực hiện đơn giản của phương pháp về: i. Dùng thân lá, củ khoai lang để lên men ủ chua làm thức ăn cho gia súc và chỉ ra cách chế biến và được phát triển bởi các nông hộ ii. Một khối lượng lớn khoai lang được chế biến thành tinh bột. 1 Recommended usage to differentiate sweetpotato from the potato (Solanum tuberosa), which belongs to the Solanaceae. 1
- Chuẩn bị chế biến thức ăn gia súc từ thân lá, củ khoai lang Trong phần này của dự án, một phương pháp đơn giản dễ phát triển và chế biến từ thân lá, củ khoai lang phục vụ làm thức ăn gia súc. Phương pháp này đã được phát triển cho nông dân tại địa phương Bắc Giang, Thanh Hóa and Quảng Trị. Về năng lượng sinh học của sinh khối khoai lang có thể được tận dụng và thời gian sử dụng làm thức ăn gia súc được kéo dài, do sự lên men vi khuẩn thân lá, củ khoai lang trong điều kiện yếm khí. Phương pháp ủ chua, ngoài nguyên liệu chính là thân lá, củ khoai lang quá trình lên men cần thêm một số phụ gia khác như: muối, tinh bột sắn, cám gạo, bột ngô phục vụ cho ủ chua là cần thiết nhằm xúc tác cho quần thể vi sinh vật ban đầu phát triển và lên men nhanh, làm ngừng quá trình hô hấp sớm nhất. Tiến trình nghiên cứu - Sản xuất thức ăn gia súc tại tỉnh Bắc Giang, Thanh Hóa and Quảng Trị - Chứng minh lợi ích cho nông dân việc dùng thân lá, củ khoai lang làm thức ăn cho gia súc. - Giải thích tính ưu việt của kỹ thuật chế biến khoai lang làm thức ăn cho gia súc. II. MỤC ĐÍCH Những mục đích nhằm chứng minh công nghệ có thể áp dụng - Bảo quản khoai lang tránh thiệt hại do bị hà và thối và tạo nguồn thức ăn sử dụng lâu dài cho lợn và trâu bò - Tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn thông qua quá trình ủ chua (các axít béo bay hơi được tạo thành như axit lactic, axit propionic và axit axêtic, xác vi sinh vật). - Có thể thu cắt và chế biến dây lá khoai lang cùng lúc trên diện tích lớn và dễ chăm bón đồng loạt. Cách cho lợn ăn đơn giản, dễ và thuận tiện làm giảm thời gian, công sức lao động và chi phí chất đốt cho việc nấu thức ăn cho lợn và trâu bò. - Sử dụng các nguyên liệu thức ăn một cách hợp lý để cân đối chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn và làm tăng hiệu quả kinh tế của nuôi lợn thịt. III. ĐỊA ĐIỂM VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Địa điểm nghiên cứu - Tại tỉnh Bắc Giang gồm các địa phương: + Xã Bích Sơn huyện Việt Yên + Xã Ngọc Châu huyện Tân Yên + Xã Mai Trung huyện Hiệp Hoà - Tại tỉnh Thanh Hóa gồm các địa phương: + Xã Nguyên Bình huyện Tĩnh Gia + Xã Quảng Lưu huyện Quảng Xương + Xã Đông Thành huyện Đông Sơn - Tại tỉnh Quảng Trị gồm các địa phương: 2
- + Xã Vĩnh Thái huyện Vĩnh Linh + Xã Gio Hải huyện Gio Linh + Xã Hải Quy huyện Hải Lăng 3.2. Vật liệu cho chế biến thức ăn gia súc - Gồm thân lá, củ khoai lang được thái nhỏ và phơi tái cho bớt nước - Cám gạo hoặc cám ngô - Muối ăn 3.3. Phương pháp chuyển giao - Tập huấn và chuyển giao kiến thức sử dụng thân lá, củ khoai lang cho nông dân. - Thử nghiệm mỗi tỉnh 15 hộ tại 3 huyện làm thí điểm ủ chua thân lá. củ khoai lang để làm cơ sở đánh giá và khuyến cáo cho các hộ khác. - Tất cả các hộ làm mẫu của từng tỉnh được áp dụng theo qui trình ủ chua thân lá, củ khoai lang thống nhất như sau: o Ủ chua thân lá khoai lang ở một số công thức: 90% wilted vine-leaves + 10% rice bran + 0.5% salt 97.5% wilted vine-leaves + 2.5% sugar cane molasses + 0.5% salt 94% fresh vine-leaves + 6% corn flour + 0.5% salt o Ủ chua củ khoai lang 10% root + 89.5% fresh vine-leaves + 0.5% salt 25% root + 75% fresh vine-leaves + 0.5% salt 50% root + 50% fresh vine-leaves + 0.5% salt - Nguyên liệu sau khi ủ chua được 2 tuần (đối với thân lá khoai lang) và 3 tuần (đối với củ) là có thể cho lợn ăn thức ăn ủ chua. Vì lúc này độ pH của thức ăn ủ đã được ổn định. - Ngoài ra, thức ăn sau khi đã ủ chua luôn phải giữ trong điều kiện yếm khí tối đa (lèn thật chặt, buộc kín, bao không bị thủng hoặc rách) thì có thể bảo quản được ít nhất 3-4 tháng mà giá trị dinh dưỡng không bị giảm. - Lợn ở giai đoạn 2,5 tháng tuổi hoặc có thể trọng từ 18-20 kg bắt đầu sử dụng được thức ăn ủ chua. Trong 2-3 ngày đầu chỉ cho lợn ăn 2 bữa một ngày, trộn thức ăn ủ chua với cám hỗn hợp. Nên chia khẩu phân ăn hàng ngày của lợn nuôi thịt thành 3 bữa: sáng, trưa, tối. 3.4. Cán bộ tham gia: - Viện Cây lương thực gồm: Nguyễn Văn Tuất, Trương Công Tuyện, Nguyễn Đạt Thoại, Trương Thị Thuỷ, Nguyễn Phan Anh, Trần Quốc Anh, Đỗ Thị Liễu, và Nguyễn Thị Hoài - Trường Đại học Sydney gồm: Les Copeland, Peter Sharp, Richard Trethowan IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả chế biến thức ăn cho gia súc từ thân lá, củ khoai lang tại Bắc Giang 4.1.1. Kết quả ủ chua thân lá khoai lang 3
- Khoai lang sau khi sinh trưởng được 2 tháng việc cắt tỉa thân lá khoai lang ủ chua phục vụ cho chăn nuôi là rất cần thiết. Vì cắt tỉa thân lá khoai lang hợp lý sẽ không ảnh hưởng tới năng suất khoai lang. Mặt khác sẽ khai thác tối đa năng suất sinh học mà cây khoai lang mang lại. Giai đoạn này do phần củ khoai lang chưa có nên nguyên liệu đầu vào cho ủ chua chỉ thân lá cho nên chúng ta áp dụng một số công thức ủ chua đã được Trung tâm khoai tây quốc tế (CIP) tại Việt Nam nghiên cứu và đưa ra khuyến cáo. Kết quả triển khai tại Bắc Giang cho thấy: Bảng 1. Đánh giá chất lượng ủ chua thân lá khoai lang của các hộ tại các điểm thử nghiệm, tỉnh Bắc Giang, năm 2008 – 2009. Địa Phương Bích Sơn-Việt Yên Ngọc Châu-Tân Yên Mai Trung-Hiệp Hòa Công thức (1-5) (1-5) (1-5) 5 5 5 5 5 4 5 5 4 5 5 3 4 4 5 CT 1 5 4 4 5 4 4 4 5 5 5 4 3 5 4 5 CT 2 CT 3 5 5 5 5 4 5 5 5 5 5 5 3 4 4 4 Ghi chú: (1-5) trong đó: điểm 1= Rất kém, điểm 2 = Kém, điểm 3 = T. Bình, điểm 4= Tốt; điểm 5 = Rất tốt. CT1 = 90% dây lá héo + 10 % cám gạo + 0,5% muối CT2 = 97,5% dây lá héo + 2,5% đường mật + 0,5% muối CT3 = 94% dây tươi + 6% bột ngô + 0,5% muối - Tại các điểm thử nghiệm, các hộ tham gia ủ chua thân lá khoai lang theo hướng dẫn quy trình chung nên đạt chất lượng khá tốt đều đạt điểm 4-5. Các hộ tham gia đều chấp hành tốt quy trình ủ chua. - Tại các xã thuộc huyện Việt Yên, Tân Yên và Hiệp Hòa nông dân bắt đầu làm quen với công nghệ ủ chua thân lá khoai lang đạt chất lượng tốt. - Công thức ủ chua thân lá khoai lang là khá đơn giản và dễ làm nông dân có thể tiếp thu một cách tự giác nên chất lượng ủ chua thân lá khoai lang giữa các công thức không có sự chệnh lệch. - Thông qua kết quả này, tùy thuộc vào nguyên liệu và chất phụ gia sẵn có, nông dân có quyền lựa chọn một trong các công thức ủ chua thân lá khoai lang phù hợp với gia đình mình. 4.1.2. Kết quả ủ chua củ khoai lang Sau khi trồng được khoảng 120 ngày khoai lang có thể thu hoạch. Tận dụng số lượng thân lá khoai lang với khối lượng rất lớn. Do vây, việc tận dụng những củ khoai lang có kích cỡ nhỏ hoặc trung bình thậm chí cả những củ có cỡ lớn nông dân có thể kết hợp ủ chua với thân lá tươi. Thông qua số liệu bảng 2 cho thấy: - Mô hình ủ củ khoai lang với thân lá tươi tỏ ra rất lợi thế, dễ làm và chất lượng hỗn hợp ủ chua là rất tốt (bảng 2). Vì nếu dùng củ khoai lang sẽ hạn chế chất phụ gia là cám gạo hoặc cám ngô để giảm thiểu chi phí đầu vào cho chăn nuôi. - Tùy theo cụ thể của từng nông hộ số lượng củ và thân lá khoai lang nhiều hay ít mà ta có thể lựa chọn công thức ủ chua cho phù hợp. - Trong 15 hộ ủ chua củ khoai lang thuộc 3 địa phương thì xã Bích Sơn-Việt Yên cho chất lượng tốt nhất. Hai xã Ngọc Châu-Tân Yên và Mai Trung-Hiệp Hòa mỗi xã có 1 hộ có chất lượng ủ chua củ không tốt vì bao bị thủng do chuột cắn nên không khí ở trong bao nhiều nên quá trình phân giải thức ăn trong môi trường yếm khí không thuận lợi. 4
- Bảng 2. Đánh giá chất lượng ủ chua củ khoai lang của các hộ tại các điểm thử nghiệm tỉnh Bắc Giang, năm 2008 – 2009 Địa Phương Bích Sơn-Việt Yên Ngọc Châu-Tân Yên Mai Trung-Hiệp Hòa Công thức (1-5) (1-5) (1-5) CT 1 5 5 5 5 5 5 4 5 5 3 5 3 5 5 5 CT 2 5 5 5 5 5 5 4 5 5 3 5 3 5 5 5 CT 3 5 5 5 5 5 5 4 5 5 3 5 3 5 5 5 Ghi chú: (1-5) trong đó: điểm 1= Rất kém, điểm 2 = Kém, điểm 3 = T. Bình, điểm 4= Tốt; điểm 5 = Rất tốt. CT1 = 10% củ + 89,5% dây tươi + 0,5% muối CT2 = 25% củ + 75% dây tươi + 0,5% muối CT3 = 50% củ + 50% dây tươi + 0,5% muối 4.2. Kết quả chế biến thức ăn cho gia súc từ thân lá, củ khoai lang tại Thanh Hoá 4.2.1. Kết quả ủ chua thân lá khoai lang Nghiên cứu ủ thân lá khoai lang tại 3 huyện của Thanh Hóa kết quả tại bảng 3 cho thấy: Bảng 3. Đánh giá chất lượng ủ chua thân lá khoai lang của các hộ tại các điểm thử nghiệm tỉnh Thanh Hóa, năm 2008 – 2009 Địa Phương Đông Thành-Đông Sơn Quảng lưu-Quảng Xương Nguyên Bình-Tĩnh Gia (1-5) (1-5) (1-5) Công thức 3 4 5 5 5 4 4 5 4 5 5 5 5 5 5 CT 1 3 4 4 5 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 CT 2 CT 3 3 4 5 5 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 Ghi chú: (1-5) trong đó: điểm 1= Rất kém, điểm 2 = Kém, điểm 3 = T. Bình, điểm 4= Tốt; điểm 5 = Rất tốt. CT1 = 90% dây lá héo + 10 % cám gạo + 0,5% muối CT2 = 97,5% dây lá héo + 2,5% đường mật + 0,5% muối CT3 = 94% dây tươi + 6% bột ngô + 0,5% muối - Trong 3 địa phương ủ chua thân lá khoai lang thì xã Nguyên Bình-Tĩnh Gia có chất lượng tốt nhất hầu hết đạt điểm 5, sau đó đến Quảng Lưu- Quảng Xương và cuối cùng là xã Đông Thành-Đông Sơn có 01 hộ đạt điểm 3. - Tại các địa phương, các hộ tham gia thử nghiệm ủ chua thân lá khoai lang đều theo hướng dẫn quy trình chung nên đạt chất lượng khá tốt. Duy có 01 hộ tại xã Đông Thành-Đông Sơn, bao nilong bị thủng nên chất lượng chỉ đạt điểm 3. - Công thức ủ chua thân lá khoai lang là khá đơn giản và dễ làm nông dân có thể tiếp thu một cách tự giác nên chất lượng ủ chua thân lá khoai lang giữa các công thức không có sự chệnh lệch. 5
- 4.2.2. Kết quả ủ chua củ khoai lang Sau khi thu hoạch khoai lang để sử dụng hết số lượng thân lá khoai lang và một phần củ thông qua bảng số liệu bảng 4 cho thấy: - Mô hình ủ củ khoai lang với thân lá tươi tỏ ra rất lợi thế vì tỉnh Thanh hóa thu hoạch khoai lang gần như trong một khung thời gian ngắn. Mặt khác, dùng củ khoai lang sẽ hạn chế chất phụ gia là cám gạo hoặc cám ngô để giảm thiểu chi phí đầu vào cho chăn nuôi. - Mô hình ủ chua củ khoai lang tại 3 huyện của tỉnh Thanh hóa là khá thành công 100% số hộ tham ra đều có nguyên liệu ủ chua rất tốt. - Nông dân trồng khoai lang trong vùng dự án của tỉnh Thanh Hóa rất phấn khởi tiếp thu công nghệ mới của dự án. Đồng thời với các hộ làm thử nghiệm đã có rất nhiều hộ hưởng ứng ủ chua củ khoai lang. - Ngoài ủ củ khoai lang với thân lá khoai lang nông dân vùng thử nghiệm của dự án còn có thể tận dụng ủ củ khoai lang với thân lá cây lạc và lá cây sắn, đây cũng là một hướng tận dụng nguyên liệu sinh học phục vụ cho chăn nuôi. Bảng 4. Đánh giá chất lượng ủ chua củ khoai lang của các hộ tại các điểm thử nghiệm tỉnh Thanh Hoá, năm 2008 – 2009 Địa Phương Đông Thành-Đông Sơn Quảng lưu-Quảng Xương Nguyên Bình-Tĩnh Gia (1-5) (1-5) (1-5) Công thức 5 5 5 5 5 5 5 5 5 4 5 5 5 5 5 CT 1 5 5 5 5 5 5 5 5 5 4 5 5 5 5 5 CT 2 5 5 5 5 5 5 5 5 5 4 5 5 5 5 5 CT 3 Ghi chú: (1-5) trong đó: điểm 1= Rất kém, điểm 2 = Kém, điểm 3 = T. Bình, điểm 4= Tốt; điểm 5 = Rất tốt. CT1 = 10% củ + 89,5% dây tươi + 0,5% muối CT2 = 25% củ + 75% dây tươi + 0,5% muối CT3 = 50% củ + 50% dây tươi + 0,5% muối 4.3. Kết quả chế biến thức ăn cho gia súc từ thân lá, củ khoai lang tại Quảng Trị 4.3.1. Kết quả ủ chua thân lá khoai lang - Khi tiến hành thử nghiệm mô hình ủ chua thân lá khoai lang tại các xã, các hộ tham gia thử nghiệm ủ chua thân lá khoai lang đều theo hướng dẫn quy trình chung. Kết quả đánh giá chất lượng hỗn hợp ủ chua tại bảng 5 cho thấy: - Công thức ủ chua thân lá khoai lang là khá đơn giản và dễ làm nông dân Quảng Trị có thể tiếp thu một cách tự giác nên chất lượng ủ chua thân lá khoai lang giữa các hộ không có sự chệnh lệch đáng kể. - Cũng như 2 tỉnh Bắc Giang và Thanh Hóa, đã từ lâu nông dân Quảng Trị cung đã biết sử dụng thân lá khoai lang sau khi phơi khô nghiền nhỏ như cám rồi cho lợn và trâu bò ăn dần. Phương pháp này nguyên liệu sau khi chế biến được bảo quản khá lâu. Tuy nhiên, về hàm lượng chất dinh dưỡng do vi sinh vật tạo ra do quá trình lên men không được phát huy. 6
- - Công nghệ ủ thân lá, củ khoai lang làm thức ăn cho gia súc đã được người dân ở đây tiếp cận ngay và nguyên liệu tại 3 công thức ủ chua dễ dàng được khai thác tại các địa phương của tỉnh Quảng Trị. Bảng 5. Đánh giá chất lượng ủ chua thân lá khoai lang của các hộ tại các điểm thử nghiệm tỉnh Quảng Trị, năm 2008 – 2009. Vĩnh Thái-Vĩnh Linh Gio Hải-Gio Linh Hải Quy-Hải Lăng Địa Phương (1-5) (1-5) (1-5) Công thức 5 4 5 5 4 4 4 5 4 5 5 5 5 5 5 CT 1 5 4 4 5 4 4 4 5 4 5 5 5 5 5 5 CT 2 5 4 5 5 4 4 4 5 4 5 5 5 5 5 5 CT 3 Ghi chú: (1-5) trong đó: điểm 1= Rất kém, điểm 2 = Kém, điểm 3 = T. Bình, điểm 4= Tốt; điểm 5 = Rất tốt. CT1 = 90% dây lá héo + 10 % cám gạo + 0,5% muối CT2 = 97,5% dây lá héo + 2,5% đường mật + 0,5% muối CT3 = 94% dây tươi + 6% bột ngô + 0,5% muối 4.3.2. Kết quả ủ chua củ khoai lang - Khi đánh giá mô hình ủ thân lá tươi củ khoai lang cũng được tiếp thu vì sau khi thu hoạch khoai lang khối lượng củ nhỏ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng số năng suất khoai lang. kết quả mô hình này được trình bày tại bảng 6 thuộc 3 địa phương của tỉnh Quảng Trị cho thấy: - Mô hình ủ chua củ khoai lang tại 3 huyện của Quảng Trị thành công 100% số hộ tham ra đều có nguyên liệu ủ chua rất tốt và đạt điểm 5. - Hưởng ủ chua củ khoai lang kết hợp với thân lá tươi khoai lang tỏ ra có lợi. Nông dân thích làm vì đơn giản mà lại mang lại hiệu quả kinh tế cho chăn nuôi. Bảng 6. Đánh giá chất lượng ủ chua củ khoai lang của các hộ tại các điểm thử nghiệm tỉnh Quảng Trị, năm 2008 – 2009 Địa Phương Huyện Vĩnh Linh Huyện Gio Linh Huyện Hải Lăng (1-5) (1-5) (1-5) Công thức 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 CT 1 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 CT 2 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 CT 3 Ghi chú: (1-5) trong đó: điểm 1= Rất kém, điểm 2 = Kém, điểm 3 = T. Bình, điểm 4= Tốt; điểm 5 = Rất tốt. CT1 = 10% củ + 89,5% dây tươi + 0,5% muối CT2 = 25% củ + 75% dây tươi + 0,5% muối CT3 = 50% củ + 50% dây tươi + 0,5% muối V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng thức ăn ủ chua thân lá, củ khoai lang Việc ủ chua thân lá, củ khoai lang đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ ở những mặt sau: 7
- - Tận dụng được toàn bộ khối lượng năng suất sinh học do khoai lang tạo ra nhằm dải vụ và thâm canh trong chăn nuôi. - Giảm đáng kể tiền chi phí thức ăn phục vụ chăn nuôi nhằm gia tăng thu nhập cho nông dân. - Do tác động của hệ vi sinh vật nên năng lượng trong khối thức ăn sau khi ủ chua được tăng cường, chính nhân tố này đã tác động đến quá trình tăng trọng vật nuôi. - Quy trình ủ chua thân lá, củ khoai lang dễ làm, dễ tiếp thu, công cụ đơn giản đầu tư thấp, thời gian bảo dài rất tiện lợi cho nông triển khai theo quy mô hộ gia đình. 5.2. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng phương pháp ủ chua Trong quá trình triển khai mô hình ủ chua thân lá, củ khoai lang cần chú ý những điểm sau: - Cần phải đảo đều nguyên liệu khoai lang với chất phụ gia tạo tiền đề cho hệ vi sinh vật yếm khí hoạt động thuận lợi trong cả khối thức ăn đem ủ. - Khi đóng bao cần phải lèn chặt hạn chế tối đa lượng không khí chui vào bao. - Kiểm tra thường xuyên vỏ bao nếu bị chuột cắn hoặc tác nhân nào đó gây rách bao thì phải thay bao khác ngay để tránh thối thức ăn. - Mỗi lần lấy thức ăn cần phải buộc chặt để tránh không khí tồn đọng trong khối thức ăn. Mặt khác trong quá trình sử dụng nên sử dụng hết từng bao một sau đó mới chuyển sang bao khác. VI. PHỤ LỤC 6.1. Giới thiệu qui trình ủ chua thân lá khoai lang Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu Băm nhỏ nguyên liệu đến độ dài 0,2- 0,5 cm. Có thể dùng dao băm bằng tay hoặc bằng máy chạy mô tơ diện. Phơi héo phải tiến hành phơi ngay sau khi băm để tránh thất thoát chất dinh dưỡng do quá trình hô hấp. Bước 2. Chuẩn bị các chất phụ gia Cân thân lá khoai lang đã phơi héo rồi tính toán và cân khối lượng cần thiết của các phụ gia (tinh bột và muối) theo công thức cụ thể. Bước 3. Trộn đều nguyên liệu Đầu tiên trộn tinh bột (cám gạo, bột ngô hoặc bột sắn) với muối để cho các hạt muối được tơi ra và phân phối đều trong khối thức ăn ủ, tạo môi trường có độ mặn đều cho quần thể vi sinh vật. Sau đó trộn đều nguyên liệu đã băm (và phơi héo) với hỗn hợp phụ gia. Bước 4. Đóng bao, lèn chặt Hỗn hợp nguyên liệu ủ được cho vào bao có hai lớp: bao nilông ở trong và bao dứa ở ngoài. Như đã nêu ở trên, bao nilông lành có tác dụng duy trì điều kiện yếm khí. Trong mọi trường hợp vẫn phải dùng bao nilông để đựng ở trong để đảm bảo điều kiện yếm khí trong suốt thời gian bảo quản và sử dụng. Bước 5. Cất giữ và bảo quản thức ăn đã ủ chua: Cất giữ các bao thức ăn ủ chua ở nơi khô ráo, mát, tránh hao hụt chất dinh dưỡng và chuột, bọ cắn rách, thủng bao. Nếu bao bị thủng, thức ăn ủ sẽ bị thối hoặc mốc trắng. Sau 2 tuần ủ chua, thân lá khoai lang có thể đem ra ủ dụng và nếu cất giữ có thể bảo quản được 6 tháng. 8
- 6.2. Giới thiệu qui trình ủ chua củ khoai lang Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu Băm nhỏ hoặc thái lát củ, trong trường hợp băm bằng máy thì nên băm sơ bộ củ thành những miếng nhỏ hơn trước khi cho vào máy băm. Kích thước của những mảnh củ sau khi băm to bằng hạt gạo, hạt tấm hoặc hạt ngô là vừa. Bước 2. Chuẩn bị các chất phụ gia Tùy thuộc vào chiến lược thức ăn cho đàn lợn thịt: mùa vụ, ở đâu, sản phẩm có bao nhiêu, nông dân có thể tự chọn công thức ủ thích hợp dưới đây. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có làm thức ăn nuôi lợn thịt. Bước 3. Trộn đều nguyên liệu Trong thời vụ thu hoạch khoai lang vụ xuân và vụ đông, nông dân có đồng thời cả dây lá và củ tươi. Sử dụng củ và dây lá khoai lang tươi đã băm nhỏ có thể ủ với nhau cùng với muối. Thân lá khoai lang tươi được sử dụng để thay hoàn toàn cám gạo nhằm giảm chi phí thức ăn nuôi lợn. Bước 4. Đóng bao, lèn chặt Hỗn hợp nguyên liệu ủ được cho vào bao có hai lớp: bao nilông ở trong và bao dứa ở ngoài. Như đã nêu ở trên, bao nilông lành có tác dụng duy trì điều kiện yếm khí. Trong mọi trường hợp vẫn phải dùng bao nilông để đựng ở trong để đảm bảo điều kiện yếm khí trong suốt thời gian bảo quản và sử dụng. Bước 5. Cất giữ và bảo quản thức ăn đã ủ chua: Cất giữ các bao thức ăn ủ chua ở nơi khô ráo, mát, tránh hao hụt chất dinh dưỡng và chuột, bọ cắn rách, thủng bao. Nếu bao bị thủng, thức ăn ủ sẽ bị thối hoặc mốc trắng. Sau 2 tuần ủ chua, thân lá khoai lang có thể đem ra ủ dụng và nếu cất giữ có thể bảo quản được 6 tháng. 6.3. Tóm tắt quy trình ủ chua thân lá, củ khoai lang Các bước Ủ chua dây lá khoai lang Ủ chua củ khoai lang 1 Băm nhỏ dây lá và phơi héo Thái lát củ tươi 2 Cân dây đã phơi héo Cân củ tươi sau khi băm 3 Cân phụ gia: Cám gạo, hoặc cám ngô Cân phụ gia: Cám gạo, dây lá khoai lang và hoặc bột sắn và muối muối 4 Trộn đều các phụ gia với nhau Trộn đều các phụ gia với nhau 5 Trộn đều hỗn hợp phụ gia với dây lá Trộn đều hỗn hợp phụ gia với củ đã băm theo khoai lang phơi héo theo đúng tỷ lệ đúng tỷ lệ 6 Ủ chua bằng cách: Ủ chua bằng cách: - Đóng bao - Đóng bao - Lèn chặt - Lèn chặt - Buộc kín miệng bao - Buộc kín miệng bao 7 Ghi ngày ủ, cất giữ, bảo quản Ghi ngày ủ, cất giữ, bảo quản bao 8 Sử dụng sau 3 tuần và buộc chặt Sử dụng sau 3 tuần và buộc chặt miệng bao sau miệng bao sau mỗi lần lấy mỗi lần lấy 9
- Một số hình ảnh chế biến khoai lang làm thức ăn cho gia súc Băm củ khoai lang tươi Đảo đều chất phụ gia Đóng bao sau khi đã trộn đều chất phụ gia Sản phẩm ủ chua sau 3 tuần 10
- Chế biến tinh bột từ củ khoai lang I. Đặt vấn đề Tinh bột là carbohydrate dự trữ chính của cây trồng và chất cao phân tử có số lượng lớn có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống nhân loại. Tinh bột là nơi tích luỹ của cây trồng như là chất không hoà tan, chất nửa kết tinh không hoà tan, bản thân nó được tạo ra từ hai chất cao phân tử của glucose: amylose, đó là yếu tố chủ yếu không có nhánh, và nhánh amylopectin. Tinh bột có cấu trúc hạt nhỏ, giữa phạm vi loài, với trong khoảng thời gian về kích cỡ, hình dạng, hàm lượng amylose và amylopectin, và chức năng dự trữ có liên quan đến chế biến và dinh dưỡng cho con người. Tinh bột là một chất hợp thành có tính chất vĩ mô của nhiều loại thực phẩm và là nguồn năng lượng chính cho chế độ ăn kiêng. Khái quát lại tinh bột có vai trò quan trọng cung cấp cho sức khoẻ con người. Những thực đơn hàng ngày được lặp lại là có liên đới đến việc cải thiện thành phần chất có liên quan đến sự béo phì và ăn kiêng, liên quan đến bệnh đái đường Type II, bệnh tim mạch và tất nhiên cả đến bệnh ung thư. Trong sự tương phản dải tối sáng, tinh bột là chất phân lớp chậm và tinh bột là chất không được hấp phụ ở trong thành ruột. Ngoài ra, tinh bột còn được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp với số lượng lớn trong nghành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dược và không gây độc trong quá trình sản xuất. Trên thế giới, đã phải dùng tới 60 triệu tấn tinh bột gồm bột mỳ, bột ngô, bột khoai tây, bột gạo, bột sắn, bột khoai lang /năm tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất nông nghiệp của từng khu vực. Nguồn cung cấp tinh bột chính cho nghành công nghiệp tại Việt nam chủ yếu là tinh bột sắn. Hầu hết sản xuất tinh bột là phục vụ cho việc chế biến, nó được xem như là chất nền cho sự lên men của vi sinh vật (chủ yếu cho sản xuất mỳ chính), công nghiệp dệt vải sợi, công nghiệp giấy và nhiều nghàn công nghiệp khác. Năng lực sản xuất tinh bột từ sắn của Việt Nam đạt khoảng 2 triệu tấn/năm cho giai đoạn 2000 đến 7, 98 triệu tấn /năm cho những năm 2007 đến nay, có được kết quả này là do Việt Nam cải thiện các giống cây trồng mới. Hiện tại cây sắn là cây trồng quan trọng cho việc thu nhập các nông hộ của Việt Nam. Diện tích cây sắn đạt khoảng 500.000 ha/năm, với năng suất bình quân 16 t/ha, gấp 2 lần so với năm 2000. Việc cải tiến sản xuất sắn cho nền công nghiệp chế biến tinh bột đã làm động lực gia tăng khả năng chế biến. Từ những năm 1990 các nhà máy chế biến tinh bột của Việt Nam có rất nhưng đến năm 2007 đẫ có 60 nhà máy chế biến tinh bột từ sắn với năng lực có thể chế biến 3,2 – 4,8 triệu tấn củ sắn sạch/năm. Nếu như so sánh về sản lượng sản xuất củ với cây khoai lang trong nhiều năm tại Việt Nam đạt 1,5 đến 2 triệu tấn/năm. Diện tích sản xuất hàng năm đạt 200.000 ha/năm, với năng suất bình quân 8 tấn/ha trong khi năng suất khoai lang trung bình của thế giới là 12-15 tấn/ha. Khoai lang và sắn có thành phần chất khô tương tự nhau. Củ cây sắn có hàm lượng khử thấp hơn khoai lang, ngược lại khoai lang có thể cung cấp nhiều lợi ích hơn là sắn như: cung cấp dinh dưỡng dạng đa dụng, thân thiện môi trường, cả hai phần trên mặt đất và dưới mặt đất của cây khoai lang đó là thân lá và củ đều có thể mở rộng cho chế biến. Chế biến tinh bột sắn thì dễ dàng hơn chế biến tinh bột khoai lang. Tuy nhiê, cấu trúc tinh bọtt khoai lang nhỏ hơn tinh bột sắn và hàm lượng AM của khoai lang cao hơn. Điều này có thể đưa ra khả năng sử dụng khoai lang là đa dạng hơn cho sự chọn lựa đa mục đích. II. Sự cô đọng tinh bột khoai lang Một mục tiêu của dự án này là chứng minh chất lượng tinh bột khoai lang sau khi sản xuất ra từ củ khoai lang có chất lượng cao độc nhất qua các mẫu sản xuất ra. Phương pháp này đã được áp dụng bởi Viện Công nghệ sau thu hoạch thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD). 11
- Cứ 100 kg củ khoai lang sau khi rửa sạch đưa vào máy nghiền nước 2 lần ta được một hỗn hợp were washed in a stream of water, and passed twice through a commercial kitchen blender. The bao gồm nước và các chất bột củ khoai lang (bao gồm cả chất xơ) sau đó cho hỗn hợp này này vào các túi vải có cấu tạo bằng vải sợi rồi xếp 4 bên thành của máy giặt sao cho cân nhau rồi ly tâm vắt tinh bột của khoai lang ra, phần bã được giữ lại trong các túi vải. Tinh bột được ngâm trong nước ở các chậu lớn plastic trong vòng từ 3 đến 4 giờ. Sau khi tinh bột lắng xuống có thể gạn lấy tinh bột. Tinh bột được rửa sạch bởi nước từ 2-3 lần, sau đó tẩy màu bằng potassium permanganate (thuốc tím), sodium bisulphate, bleach (chất tẩy trắng), và cuối cùng là nước. Sau khi rửa tẩy màu tinh bột khoai lang trở lên trắng sáng và cuối cùng là công đoạn sấy và làm khô tinh bột trong điều kiện nhiệt độ từ 50-60oC. Số lượng tinh bột khoai lang thu được biến động từ 12-15 kg, tuỳ thuộc vào cỡ củ, mùa vụ trồng. Những tính toán cho thấy: Năng suất khoai lang hàm lượng nứơc chiếm 55-70%, hàm lượng chất khô khoảng 30% trong đó tinh bột chiếm 80%. Sự chiết suất tinh bột đã là một chủ đề tại phòng phân tích sinh lý sinh hoá của Viện Cây lương thực và cây thực phẩm nhằm sử dụng Megazyme (International) analysis kits (www.megazyme.com) và chỉ ra cách sử dụng hoạt tính của α-amylase và cách làm giảm chậm hàm lượng đường khử trong khoai lang. III. Thảo luận Từ mô hình này- thí nghiệm sản xuất chế biến tinh bột khoai lang tại Viện Cây lương thực và cây thực phẩm đã chứng minh sản xuất ra tinh bột khoai lang có chất lượng cao và có thể chế biến củ khoai lang thành tinh bột là rất dễ dàng từ các công cụ chế biến rất dễ tìm tại Việt Nam. Dụng cụ tại FCRI dùng cho rửa, ly tâm, và làm khô tinh bột chế biến từ củ khoai lang 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 109 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI " MS7
7 p | 88 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chương trình đào tạo và khuyến nông phát triển chăn nuôi bò thịt bền vững quy mô xã tại Tỉnh Nghệ An - MS7 "
18 p | 91 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 107 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Intensive In-pond Raceway Production of Marine Finfish - MS7 "
10 p | 54 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Phát triển chăn nuôi lợn bền vững quy mô nông hộ tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam (MS7)
13 p | 100 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng biện pháp nuôi tốt cho cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam " MS5, MS7
19 p | 99 | 5
-
Báo cáo dự án (MS7): Tăng cường năng lực về công nghệ hạt giống cây rừng phục vụ các hoạt động nghiên cứu, phát triển và bảo tồn ngoại vi
7 p | 65 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn