intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng biện pháp nuôi tốt cho cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam " MS5, MS7

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

100
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của dự án này là xây dựng và hướng dẫn các hộ/chủ trang trại nuôi cá tra ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam áp dụng BMP nhằm giúp tăng lợi nhuận và hiệu quả đầu tư (đặc biệt là các nông hộ nhỏ) đồng thời giảm thiểu rủi ro và ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, việc áp dụng BMP giúp đảm bảo cho nghề nuôi cá Tra tiếp tục phát triển theo bền vững hơn. Những hoạt động chính được thực hiện trong thời điểm báo cáo lần 3 này bao gồm:...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng biện pháp nuôi tốt cho cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam " MS5, MS7

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Báo cáo tiến độ thực hiện dự án CARD 001/07/VIE Xây dựng biện pháp nuôi tốt cho cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam MS5+7: Tài liệu BMP và nâng cao năng lực các đối tượng hưởng lợi 23/08/2010
  2. M ụ c lụ c 1.  Thông tin chung............................................................................................................... 2  2.  Tóm tắt dự án ................................................................................................................... 3  3.  Tóm tắt quá trình làm việc............................................................................................... 3  4.  Bối cảnh và những thông tin chung ............................................................................... 5  5.  Tiến độ thực hiện ............................................................................................................. 5  5.1  Kết quả nổi bật.....................................................................................................................5  5.2  Lợi ích đối với nông hộ nhỏ ................................................................................................8  5.3  Xây dựng năng lực...............................................................................................................9  5.4  Thông tin tuyên truyền......................................................................................................11  5.5  Quản lý dự án.....................................................................................................................13  6.  Những vấn đề khác có liên quan................................................................................... 13  6.1  Môi trường .........................................................................................................................13  6.2  Vấn đề xã hội và giới tính .................................................................................................14  7.  Vấn đề triển khai và tính bền vững............................................................................... 14  7.1  Hạn chế ...............................................................................................................................14  7.2  Sự lựa chọn.........................................................................................................................14  7.3  Tính bền vững ....................................................................................................................14  8.  Các hoạt động quan trọng tiếp theo .............................................................................. 14  9.  Kết luận .......................................................................................................................... 15 
  3. 1. Thông tin chung Xây dựng các biện pháp nuôi tốt cho cá tra Tên dự án ở đồng bằng sông Cửu Long (BMP), Việt Nam Cơ quan phối hợp triển khai dự án phía Viện nghiên cứu NTTS 2 Việt Nam TS. Nguyễn Văn Hảo Trưởng nhóm dự án phía Việt Nam Vụ Công nghiệp cơ sở Vic-to-ria, Victoria Cơ quan đại diện phía Ôx-trây-lia (DPI) Ông Geoff Gooley Nhân sự đại diện phía Ôx-trây-lia Tháng 1/2008 Thời gian bắt đầu Tháng 1/2010 Thời gian kết thúc dự án Tháng 6-12/2008 Báo cáo định kỳ Địa chỉ liên hệ: Tại Ôx-trây-lia: Trưởng nhóm Geoff Gooley +61 3 5976 6218 Họ và tên: Điện thoại: Quản đốc dự án +61 3 5975 4943 Chức danh: Fax: Phòng nghề cá, Vụ Công geoff.gooley@dpi.vic.gov.au Địa chỉ: Email: nghiệp cơ sở Vic-to-ria Tại Ôx-trây-lia: Hành chính Pam Shrimpton 03 52580111 Họ và tên: Điện thoại: Quản lý kinh doanh 03 52580270 Chức danh: Fax: Tổ nghiên cứu thủy sản, Phòng pam.shrimpton@dpi.vic.gov.au Địa chỉ: Email: nghề cá, Vụ Công nghiệp cơ sở Vic-to-ria Tại Việt Nam TS Nguyễn Văn Hảo Điện thoại: +84 8 822 6496 Họ và tên: Giám đốc +84 8 822 6807 Chức danh: Fax: Viện nghiên cứu NTTS 2 haoria2@hcm.vnn.vn Địa chỉ: Email: 2
  4. 2. Tóm tắt dự án Mục đích của dự án này là xây dựng và hướng dẫn các hộ/chủ trang trại nuôi cá tra ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam áp dụng BMP nhằm giúp tăng lợi nhuận và hiệu quả đầu tư (đặc biệt là các nông hộ nhỏ) đồng thời giảm thiểu rủi ro và ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, việc áp dụng BMP giúp đảm bảo cho nghề nuôi cá Tra tiếp tục phát triển theo bền vững hơn. Những hoạt động chính được thực hiện trong thời điểm báo cáo lần 3 này bao gồm: • Công bố 3 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế về kết quả dự án dựa trên các dữ liệu tham khảo, các điều tra kinh tế xã hội và điều tra chuỗi thị trường của nghề nuôi cá Tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long; • Tổ chức thành công 2 hội thảo về BMP ở 2 tỉnh Cần Thơ và Đồng Tháp cho các bên liên quan; • Chuẩn bị cuốn Hướng dẫn biện pháp nuôi tốt cho cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long và nghiệm thu các mô hình thí điểm BMP, kèm theo đánh giá về các trang trại/hầm nuôi cá tra được lựa chọn để thực hiện dự án ở 4 tỉnh; • Tổ chức thành công chuyến tham quan học tập cho lãnh đạo dự án về BMP và lập kế hoạch chiến lược khuyến khích phát triển nghề nuôi cá tra và triển khai BMP; • Hoàn tất việc sắp xếp tổ chức hội thảo quốc gia về BMP tại tỉnh An Giang vào tháng 11 năm 2010. 3. Tóm tắt quá trình làm việc Báo cáo này sẽ trình bày các hoạt động dự án đã triển khai trong 12 tháng giai đoạn từ tháng 7/2009 đến tháng 6/2010, bao gồm cả những hoạt động ở sự kiện số 5 (đầu ra 1.2) và số 7 (đầu ra 2.1). Trong giai đoạn báo cáo này, nhóm thực hiện dự án phía Úc (NACA và DPI) đã thăm và làm việc tại Việt Nam cụ thể như sau: • Từ 2-12 tháng 10/2009, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Giáo sư S. De Silva, Tiến sỹ N. Abery và Tiến sỹ B. Davy (NACA), ông G. Gooley (DPI) đến Việt Nam; • Từ 6-9 tháng 4/2010, Giáo sư S. De Silva đến Việt Nam • Từ 10-19 tháng 6 năm 2010, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Giáo sư S. De Silva, (NACA), và ông G. Gooley (DPI), bà J. McMaster (DPI/Đại học Melbourne; đến 3 tháng 7); Ngoài ra, một số chuyến đi chính thức trong giai đoạn báo cáo này bao gồm: 3
  5. • Từ 20-25 tháng 8 năm 2009, ông Nguyễn Văn Hảo (Giám đốc Viện nghiên cứu NTTS 2 kiêm Giám đốc dự án), ông Nguyễn Thanh Phương (Hiệu trưởng trường cao đẳng Thủy sản thuộc trường Đại học Cần Thơ) đến Ôx-trây-lia; • Từ 6-13 tháng 9 năm 2009, Tiễn sỹ Brett Ingram (DPI) đến Thái Lan (NACA). Nhóm thực hiện dự án (Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu NTTS 2, NACA và DPI) đã hoàn thành các hoạt động chính của dự án trong giai đoạn báo cáo này như sau: • Tổ chức thành công 2 hội thảo cấp vùng về BMP tại tỉnh Đồng Tháp (5-6 tháng 10/2009), tại tỉnh Cần Thơ (8-9 tháng 10/2009) với sự tham gia của đại diện các hội/nhóm nông dân nuôi cá tra, nhà máy chế biến và lãnh đạo cấp quốc gia và địa phương. • Trình bày bản dự thảo cuốn Hướng dẫn BMP nuôi cá tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở 2 hội thảo cấp vùng nói trên, cũng như hoàn thiện và công bố phiên bản 2 dự thảo BMP cho các mô hình thí điểm và đánh giá các mô hình này trong một chu kỳ sản xuất tại đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2010. • Dự án đã triển khai việc áp dụng BMP ở 11 mô hình thí điểm tại 4 tỉnh là An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long nhằm mục đích thử nghiệm và đánh giá hiệu quả thực tế trước khi tổ chức hội thảo quốc gia vào tháng 11 năm 2010. • Nhóm thực hiện dự án phối hợp với Khoa địa lý và quản lý tài nnguyên thuộc Trường đại học Melbourne hoàn tất việc đánh giá các mô hình thí điểm BMP trong giai đoạn 10/6 đến 2/7/2010. • Tổ chức hội thảo cấp quốc gia về áp dụng BMP cho cá tra dự kiến từ 23-24 tháng 11 năm 2010 tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Việt Nam với sự tham gia của tất cả chủ hộ làm mô hình thí điểm, đại diện các nhà máy chế biến ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các hội nông ngư dân và cán bộ lãnh đạo địa phương. • Cập nhật việc đăng tải các hoạt động và kết quả thực hiện dự án BMP này trong suốt 2 năm 2009-2010 trên trang web chuyên dụng kết nối với trang web của NACA. Những thông tin đưa lên mạng bao gồm chi tiết các bài đã công bố và các sáng kiến chính liên quan đến dự án. • Công bố 3 bài báo về các kết quả mà dự án CARD đạt được liên quan đến áp dụng BMP cho cá tra trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế. • Công bố 1 bài viết mới mô tả về hiện trạng, vai trò của BMP đối với các nông hộ quy mô nhỏ và những thành tựu mà dự án CARD này đạt được như là một sáng kiến dẫn đầu về lĩnh vực này ở khu vực châu Á Thái Bình Dương trên tạp chí NTTS châu Á do NACA phát hành. • Hoàn tất việc sắp xếp, bố trí cho đoàn Việt Nam bao gồm tất cả thành viên dự án và cán bộ nghiên cứu cao cấp của Viện NTTS II, Đại học Cần Thơ – những người thuộc nhóm dự án phía Việt Nam tham gia Hội nghị NTTS toàn cầu 2010 tổ chức ở Phuket, Thái Lan vào tháng 9 năm 2010. Ban tổ chức nhất trí cho đoàn cán bộ Việt Nam treo áp phích của 4
  6. dự án CARD về áp dụng BMP cho cá tra cũng như công bố chính thức trong cuốn trích lược các bài báo, nghiên cứu liên quan đến dự án tại hội nghị. 4. Bối cảnh và những thông tin chung Mục tiêu của dự án là: • Xây dựng chương trình BMP cho vùng nuôi cá tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long dựa trên các tiêu chí như thực hành nuôi, quản lý sức khoẻ cá, lựa chọn địa điểm, quản lý môi trường, quản lý đàn cá bố mẹ, chất lượng con giống, thức ăn, cách cho ăn. • Nâng cao năng lực cho các hộ nuôi quy mô nhỏ thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nuôi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long dần thay đổi tập quán canh tác và chấp nhận áp dụng BMP. Kết quả chính của dự án: • Đánh giá hiện trạng của nghề nuôi cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm cả hiện trạng quản lý đàn cá bố mẹ tại trại giống và tập quán nuôi cá tra thương phẩm (trong ao hầm và lồng bè). • Xây dựng và triển khai BMPs cho vùng nuôi cá tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như tuyên truyền, phổ biến đến tất cả các bên liên quan. • Đào tạo kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác này tại Việt Nam, Ôx-trây-lia, Thái Lan trong việc ứng dụng và triển khai BMP ở vùng nuôi cá tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 5. Tiến độ thực hiện 5.1 Kết quả nổi bật Báo cáo này sẽ trình bày các hoạt động dự án đã triển khai trong 12 tháng trong giai đoạn từ tháng 7/2009 đến tháng 6/2010, bao gồm cả những hoạt động không phù hợp với sự kiện số 5 (đầu ra 1.2) và số 7 (đầu ra 2.1). Kết quả nổi bật nhất trong giai đoạn báo cáo này là nhóm thực hiện dự án phía Ôx-trây-lia (DPI và NACA) đến làm việc tại Việt Nam cụ thể như sau: • Từ 2-12 tháng 10/2009, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Giáo sư S. De Silva, Tiến sỹ N. Abery và ông B. Davy (NACA), ông G. Gooley (DPI) đã đến Việt Nam nhằm mục đích: o Tổ chức hội thảo về áp dụng BMP cho cá tra cho các bên liên quan tại tỉnh Cần Thơ và Đồng Tháp. Tại hội thảo, nhóm thực hiện dự án đã phân phát và giới thiệu bản dự thảo BMP đến các đại biểu tham gia hội thảo cũng như lập kế hoạch và xây dựng các mạng lưới nông dân liên kết và mô hình thí điểm ở 4 tính dự án ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2010. • Từ 6-9 tháng 4/2010, Giáo sư S. De Silva đến Việt Nam nhằm mục đích: 5
  7. o Đánh giá tiến độ thực hiện dự án qua các hoạt động đến thăm một số điểm thử nghiệm nuôi cá tra theo BMP và đào tạo BMP cho nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, Giáo sư còn tư vấn cho những nông dân tiên tiến -những người mạnh dạn áp dụng BMP trong nuôi cá tra về vai trò của mạng lưới nông dân liên kết đối với việc phát triển và triển khai BMP ở đồng bằng sông Cửu Long. • Từ 10-19 tháng 6 năm 2010, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Giáo sư S. De Silva, (NACA), và ông G. Gooley (DPI), bà J. McMaster (DPI/Đại học Melbourne) nhằm mục đích: o Thực hiện đánh giá dự án BMP dựa trên các mô hình thử nghiệm ở 4 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ và An Giang để xem xét những tiến độ mà dự án đạt được không phù hợp với các sự kiện đã được thống nhất và khả năng phân bổ thêm nguồn ngân sách bổ sung cho dự án CARD. Ngoài ra, nhóm còn lên kế hoạch tổ chức hội thảo quốc gia về BMP dự kiến tại An Giang vào tháng 11/2010 với nhóm thực hiện dự án Viện 2 và Đại học Cần Thơ. Ngoài ra, một số chuyến đi chính thức trong giai đoạn báo cáo này bao gồm: • Từ 20-25 tháng 8 năm 2009, ông Nguyễn Văn Hảo (Giám đốc Viện nghiên cứu NTTS 2 kiêm Giám đốc dự án), ông Nguyễn Thanh Phương (Trưởng khoa Thủy sản thuộc trường Đại học Cần Thơ) đến Ôx-trây-lia nhằm mục đích: o Thăm quan học tập về áp dụng thực hành nuôi tốt tại khu nuôi thủy sản của bang Victoria. Tham gia các hội thảo với với các thành viên nhóm dự án CARD (NACA, DPI, các chuyên gia của DPI) về việc xây dựng chiến lược phát triển sự áp dụng và triển khai BMP cho cá tra trên diện rộng ở Việt Nam. • Từ 6-13 tháng 9 năm 2009, Tiễn sỹ Brett Ingram (DPI) đến Thái Lan (NACA) nhằm: o Làm việc với nhóm thực hiện dự án NACA để phân tích số liệu điều tra cơ bản về BMP nhằm bổ sung cho bản phác thảo tài liệu BMP và bài trình bày tại 2 hội thảo cấp vùng ở Việt Nam trong tháng 10/2009 cũng như bổ sung tài liệu cho các báo cáo và các công bố liên quan đến dự án CARD sau này. Những hoạt động chính mà nhóm thực hiện dự án từ Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu NTTS 2, NACA và DPI trong giai đoạn báo cáo này là: • Tổ chức thành công 2 hội thảo cấp vùng về BMP cá tra cho các bên liên quan tại tỉnh Đồng Tháp (5-6 tháng 10/2009) và tỉnh Cần Thơ (8-9 tháng 10/2009) với sự tham gia của các hội nông dân nuôi cá tra, nhà máy chế biến, và đại diện của các cấp chính quyền địa phương và trung ương (xem phụ lục). Tại hội thảo, nhóm thực hiện dự án đã trình bày bản dự thảo 1 tài liệu BMP bao gồm hướng dẫn thực hành BMP tại trại giống cá tra 6
  8. (quản lý và chăm sóc đàn cá bố mẹ); hướng dẫn thực hành BMP trong ương và nuôi thương phẩm cá tra (quản lý sức khỏe, dinh dưỡng và môi trường). Sau khi thu thập ý kiến phản hồi từ các đại biểu về dự thảo 1, nhóm thực hiện dự án đã chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo 2 như là 1 phần của việc lập kế hoạch và xây dựng các mô hình trình diễn BMP thử nghiệm trong năm 2010. • Tổng số 11 mô hình trình diễn thử nghiệm được triển khai tại 4 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gồm: 7 mô hình nuôi thương phẩm (ở Cần Thơ: 3 mô hình, ở An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp: mỗi tỉnh 1 mô hình), 3 mô hình ương (ở Đồng Tháp: 1 mô hình, ở Cần Thơ: 1 mô hình), 1 trại sản xuất giống ở An Giang. Hơn nữa, tài liệu khuyến ngư về BMP và những ưu điểm của phương pháp tiếp cận theo nhóm trong việc quản lý ao hầm nuôi đã được nhóm thực hiện dự án chuẩn bị và phân phát (xem phụ lục). Những mô hình trình diễn thử nghiệm này được thực hiện trong suốt 1 chu kỳ nuôi khép kín từ tháng 2 đến tháng 8/2010 nhằm mục đích trình diễn và đánh giá chất lượng và mức độ phù hợp của bản dự thảo BMP, phục vụ cho hội thảo quốc gia dự kiến tổ chức vào tháng 11 năm 2010. Các mô hình thử nghiệm này thực hiện tại trại giống, ương và nuôi thương phẩm ở quy mô sản xuất lớn và nhỏ, quy mô công nghiệp. • Từ 10/6 đến 2/7/2010, nhóm thực hiện dự án phối hợp với Khoa địa lý và quản lý tài nguyên thuộc trường Đại học Melbourne hoàn thành việc đánh giá các mô hình thử nghiệm thí điểm BMP thông qua các hoạt động thăm và phỏng vấn bằng phương pháp khảo sát nhanh có sự tham gia (RRA) 11 chủ hầm ương nuôi cá tra, trại giống cá tra cũng như các chủ hộ nuôi cá tra không áp dụng BMP, hội nông dân và cá bên có liên quan khác. Kết quả đánh giá này sẽ được sử dụng để xem xét và chỉnh sửa lại bản dự thảo BMP trước khi trình bày tại hội thảo quốc gia về BMP dự kiến tổ chức tại An Giang vào tháng 11/2010, cũng như đề xuất xây dựng chiến lược triển khai BMP và đánh giá toàn diện dự án CARD (sau khi hội thảo quốc gia kết thúc). • Tổ chức hội thảo quốc gia về BMP dự kiến vào 23-24/11/2010 tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Việt Nam; với sự tham gia của tất cả chủ hộ làm mô hình thí điểm, đại diện của các nhà máy chế biến ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các hội nông ngư dân và cán bộ lãnh đạo địa phương; lên kế hoạch dự kiến về các bài trình bày liên quan đến các hoạt động và kết quả thực hiện dự án của nhóm dự án (NACA, DPI, đối tác Việt Nam), về dự thảo BMP cuối cùng, về chiến lược triển khai BMP và đánh giá dự án cuối cùng. Ngoài ra, hội thảo còn bao gồm các bài trình bày của những đối tác có liên quan khác như CARD… và bài trình bày về lập kế hoạch chiến lược xây dựng ngành công nghiệp nuôi cá tra áp dụng, triển khai và phát triển BMP bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long của các mạng lưới, hội nông dân. Giấy mời và công tác tổ chức do các đối tác phía Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ hậu cần của NACA và DPI. • Cập nhật đăng tải các hoạt động và kết quả thực hiện dự án BMP này trong suốt 2 năm 2009-2010 trên trang riêng kết nối với trang web của NACA. Những thông tin đưa lên mạng bao gồm chi tiết các bài đã công bố và các sáng kiến chính liên quan đến dự án. 7
  9. • Công bố 3 bài đánh giá khoa học (phụ lục) liên quan đến các kết quả mà dự án CARD thực hiện được về BMP cho cá tra đạt được (bao gồm phân tích và báo cáo số liệu điều tra; xem chi tiết trong báo cáo tiến độ 6 tháng kỳ trước #3). Đây là những công bố khoa học đầu tiên cung cấp khối lượng lớn cơ sở dữ liệu toàn diện, định lượng về nghề nuôi cá và phân tích chi tiết từ khía cạnh trại giống đến ương và nuôi thương phẩm. Ngân sách bổ sung của CARD sau khi được chấp nhận thông qua vào tháng 6 năm 2010 đã hỗ trợ cho sự công bố 3 bài này. Những trích dẫn chi tiết 3 bài này được thể hiện ở phần 5.4. • Hoàn thành việc sắp xếp, bố trí cho đoàn Việt Nam bao gồm tất cả thành viên dự án và cán bộ nghiên cứu cao cấp của Viện NTTS II, Đại học Cần Thơ – những người thuộc nhóm dự án phía Việt Nam tham gia Hội nghị NTTS toàn cầu 2010 tổ chức ở Phuket, Thái Lan vào tháng 9 năm 2010. Ban tổ chức nhất trí cho đoàn cán bộ Việt Nam treo áp phích của dự án CARD về áp dụng BMP cho cá Tra cũng như công bố chính thức trong cuốn trích lược các bài báo, nghiên cứu liên quan đến dự án tại hội nghị. 5.2 Lợi ích đối với nông hộ nhỏ Lợi ích của các nông hộ quy mô nhỏ xác định trong giai đoạn báo cáo này liên quan tới việc xây dựng và công bố bản dự thảo BMP tại 2 hội thảo tổ chức tại Đồng Tháp và Cần Thơ trong tháng 10/2009 cũng như thực hiện thành công 11 mô hình thử nghiệm thí điểm tại 4 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cấu trúc tổ chức nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long khá phức tạp và thay đổi liên tục do những áp lực mới của thị trường. Những nông hộ quy mô nhỏ - nhân tố cần thiết cho sự phát triển của nghề nuôi cá tra - đang bị đe doạ bởi những thách thức này. Những mối quan hệ quan trọng để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của họ như là quan hệ với các nhà sản xuất và nhà chế biến quy mô lớn trong chuỗi thị trường cá tra thì chưa được thiết lập một cách có hệ thống. Nhóm thực hiện dự án mô tả cấu trúc tổ chức của nghề nuôi cá tra hiện nay ở Việt nam và được tóm tắt trong bản phụ lục 3. Hai hội thảo cấp tỉnh đã cố gắng khuyến khích sự tham của các hộ nuôi, đặc biệt là các hộ nuôi gia đình quy mô nhỏ và lớn và các hiệp hội/hợp tác xã nuôi. Tóm lại, lợi ích mà các nông hộ quy mô nhỏ được hưởng từ dự án này là sự thay đổi cách thức canh tác được dự án tuyên truyền. Những thay đổi này bao gồm: • Nâng cao năng lực và lợi nhuận: Những nông hộ quy mô nhỏ đã áp dụng BMP tra được nâng cao năng lực và lợi nhuận thu được tăng do họ tuân thủ theo BMP và một vài điều chỉnh khác trong chế độ cho ăn, làm giảm chi phí như vậy làm tăng lợi nhuận. Một vài hộ dân có hầm nuôi gần nhau đã thoả thuận cùng nhau góp một phần đất cho mục đích giữ nước xả, bùn đáy ao trong suốt vụ nuôi thay vì bơm thẳng ra sông Cửu Long mà không qua xử lý. Một số hộ dân tiếp cận thông tin mới về giá cả thị trường dễ dàng hơn nhằm giúp họ đưa ra quyết định thời điểm thu hoạch cũng như giá bán phù hợp nhất, làm giảm chi phí sản xuất thông qua các kết quả hoặc thông tin thu được từ các hội thảo của dự án hay các khoá tập huấn đầy sáng tạo do dự án tổ chức (như chuyến thăm Ấn Độ). • Yếu tố cộng đồng, vị thế xã hội và mục tiêu cuộc sống: Một số hoạt dộng của dự án đã giúp các nông hộ quy mô nhỏ tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng như là nâng cao 8
  10. nhận thức quản lý môi trường qua việc thải nước, bùn, cá chết, v.v. Vai trò của các nhóm/hội nông dân trong việc tạo ra mạng lưới người nuôi không chỉ dừng lại ở phạm vi nuôi cá mà còn làm cho nhận thức cộng đồng của các hộ nuôi quy mô nhỏ được nâng cao. Những hộ tham gia làm mô hình thử nghiệm và điều tra khảo sát cho đến nay đã bộc lộ sự tự tin hơn khi ra quyết định đầu tư cho nghề nuôi cá tra cũng như linh hoạt hơn, mạnh dạn hơn khi đối mặt với những thách thức thường kỳ trong sản xuất và thị trường.v.v. • Dự án đã khuyến khích và động viên các nông hộ quy mô nhỏ áp dụng những phương thức canh tác tiên tiến như lịch cho ăn hỗn hợp giúp làm giảm chi phí thức ăn và giảm lượng dinh dưỡng bị dư thừa (điểm nổi bật được nêu trong tài liệu dự thảo BMP, trang 36). Những điểm mới trong phương thức canh tác này đã được các nhóm hộ nuôi áp dụng. Kết quả là, ông Nguyễn Ngọc Hải -một nông dân tiên tiến, trưởng Hợp tác xã nuôi cá tra xã Thới An (quản lý 36 thành viên trên diện tích mặt nước 30 ha với 60 ao) đã được mời phát biểu tại hội thảo các nhà tư vấn cấp vùng về “Quản lý thức ăn trong nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ” tại Manila, Phillippine từ 14-17 tháng 9 do FAO tài trợ. • Đối với một người nuôi quy mô nhỏ, việc được mời tham gia ở một hội thảo các nhà tư vấn cấp vùng do FAO tổ chức là cơ hội hiếm hoi và cũng có thể đây là lần đầu tiên xảy ra. Sự đánh giá cao của FAO và một thông điệp mạnh mẽ được gửi đến các bên liên quan trong nghề nuôi cá tra là thành quả nổi bật mà dự án đã đạt được trong thời gian qua. • Chuỗi giá trị mới - nông hộ quy mô nhỏ hăng hái áp dụng và triển khai BMP với sự hỗ trợ của hội nông dân là một bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của mối liên kết chuỗi thị trường mong manh có khả năng phát triển thành các mối quan hệ thương mại lớn mạnh hơn. Những mối quan hệ “chuỗi xuyên suốt” này làm tăng mối tương tác cả chiều ngang và chiều dọc giữa các nhà sản xuất quy mô khác nhau với các nhà máy chế biến. Hơn nữa, mối quan hệ “chuỗi xuyên suốt” này có thể là nền tảng để thúc đẩy sự thay đổi phương thức canh tác thông qua áp dụng BMP (bằng cách rỉ tai nhau, thấy mới tin.v.v.), cũng như chia sẻ tin tức thị trường công bằng hơn, làm hài hoà cán cân cung-cầu và cuối cùng là cung cấp cho các bên liên quan trong chuỗi (bao gồm cả nông hộ quy mô nhỏ) sự chia sẻ hợp tình hợp lý hơn giá trị tổng từ ao đến bàn ăn. 5.3 Xây dựng năng lực Kết quả xây dựng năng lực cho những người hưởng lợi từ dự án trong giai đoạn 2009-2010 được thể hiện ở các mức độ khác nhau, như: • Xây dựng năng lực cho nông hộ quy mô nhỏ: như đã đề cập ở mục 5.2; • Xây dựng năng lực cho những thành phần tham gia trong chuỗi thị trường cá tra khác như các hội nông dân, nhà sản xuất quy mô công nghiệp, nhà chế biến: hội thảo cấp tỉnh về BMP trong tháng 10/2009 và các mô hình thử nghiệm thí điểm BMP gần đây đã liên quan đến tất cả các thành phần: nhà sản xuất và nhà chế biến quy mô công nghiệp, quy mô lớn, trong đó tỉ lệ các nhà máy chế biến kiêm nhà sản xuất quy mô lớn chiếm một mức có ý nghĩa. Thị trường chủ yếu của cá tra là xuất khẩu, đặc biệt là EU, nay đưa ra yêu cầu về các tiêu chuẩn chứng nhận được công nhận như Global GAP để đáp ứng các 9
  11. tiêu chuẩn nhập khẩu thực phẩm nghiêm ngặt. Các nhà sản xuất và chế biến lớn có đủ lực để đáp ứng những yêu cầu này nhưng những nhà sản xuất quy mô vừa và nhỏ khó có thể đạt được những tiêu chuẩn chứng nhận này. Chính vì thế, dự án hy vọng việc các nông hộ quy mô vừa và nhỏ áp dụng BMP trong nuôi cá tra là cách “ít tốn kém nhưng vẫn thu được lợi nhuận” và giúp họ đạt được những tiêu chuẩn cần thiết do nhà chế biến và nhập khẩu yêu cầu. Vai trò của hội nông dân, nhà sản xuất và nhà chế biến quy mô công nghiệp là then chốt trong quá trình này thông qua việc hình thành các mối quan hệ chuỗi giá trị mới. Điều này có thể giúp những hộ nuôi quy mô vừa và nhỏ đạt được mối lợi về kinh tế như là một đơn vị kinh doanh đơn lẻ, làm theo đúng các tiêu chuẩn cần thiết, có khả năng đàm phán trực tiếp với nhà chế biến và/hoặc nhà nhập khẩu. • Xây dựng năng lực cho các quan chức chính phủ như nhà hoạch định chính sách và cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh: một số nhà hoạch định chính sách và cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh đã tham gia vào các hoạt động của dự án CARD một cách có hiệu quả như tham gia vào tất cả hội thảo, cuộc họp, đi thực địa, bao gồm cả hội thảo cấp quốc gia về BMP vào tháng 11/2010 sắp tới. Những người tham gia này hiểu rõ những chi tiết cụ thể của BMP cũng như vai trò mà họ đang gánh vác trong việc thúc đẩy chiến lược triển khai BMP trực tiếp xuống dân và với hội nông dân. o Các nhà nghiên cứu, bao gồm thành viên nhóm dự án CARD ở Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu NTTS 2 đã hoàn thành xuất sắc một số đầu ra về khoa học quan trọng làm nền tảng để viết nên 3 bài đánh giá khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế trong 12 tháng qua. Đồng tác giả của những bài này là toàn bộ thành viên dự án nhưng người đóng góp nhiều nhất là các cán bộ nghiên cứu của Viện nghiên cứu NTTS 2, Đại học Cần Thơ. Đây là những bài công bố đầu tiên của các tác giả này và cũng là lần đầu tiên các số liệu và phân tích số liệu được đưa ra. Ngoài ra, nhóm cán bộ này cũng đóng góp cho Hội nghị NTTS toàn cầu 2010 bằng cách trình bày các áp phích và tham gia vào các nhóm làm việc theo chủ đề. Những kinh nghiệm mới và kiến thức mà họ thu thập được từ hội nghị này sẽ được chia sẻ cho các thành viên khác của dự án ở Viên 2, Đại học Cần Thơ. Chuyến thăm Ôx-trây-lia của tiến sỹ Hảo và tiến sỹ Phương đã cho họ những kinh nghiệm thực tế/mắt thấy tai nghe về xây dựng và áp dụng BMP tại Ôx-trây-lia. Vì vậy một kế hoạch chiến lược để phát triển ngành công nghiệp nuôi cá tra và áp dụng, triển khai BMP ở Việt Nam bao gồm cả phân tích nhu cầu đào tạo dựa trên kỹ năng và R&D cũng như các ưu tiên được xác định. • Hội thảo tư vấn khu vực về “Quản lý thức ăn trong nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ” mà ông Nguyễn Ngọc Hải sắp tham dự là sự công nhận xứng đáng đối với thành quả và sáng tạo mà dự án đã đạt được, và sẽ là cơ hội để sự hiểu biết về nghề nuôi cá tra ở Việt nam được nhân rộng ra tra trên toàn thế giới, là cơ hội để xây dựng năng lực của người nuôi có thế trao đổi với “chuyên gia”. 10
  12. 5.4 Thông tin tuyên truyền Một trang web chuyên dụng cho dự án đã được xây dựng trên trang web của NACA phục vụ mục đích thông tin liên lạc rộng rãi gồm những phần như mô tả dự án tóm tắt và phổ biến những kết quả của dự án và BMPs (xem phụ lục phụ lục C). Có thể truy cập theo địa chỉ sau: http://www.enaca.org/modules/inlandprojects/index.php?content_id=1. Cho tới ngày 18/8/2010, số lượt truy cập trang web cụ thể như sau: Tổng số lượt truy cập từ khi bắt đầu dự án: • Trang thông tin về cá Tra của dự án: 10.404 lượt truy cập từ 6/2/2008. • Trang tin o Tin: Khởi động dự án BMP cá Tra Việt Nam: 3.477 lượt truy cập từ 6/2/2008. o Tin: Xây dựng BMP cho cá Tra ở Việt Nam - kết quả điều tra phương thức quản lý: 2,672 lượt truy cập từ 8/6/2008. o Tin: Hội thảo xây dựng BMP cho cá Tra tổ chức ở đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam: 5.564 bản đã được phát hành thông qua trang web, tạp chí, báo (tính từ 19/10/2009). o Tin cập nhật: Cá Tra Việt Nam – BMP: 1.561 lượt truy cập từ 10/6/2010. • Bài viết trên tạp chí Aquaculture Asia: Thực hành quản lý nuôi tốt hơn cho cá Tra Việt Nam: phát hành 3.586 bản. • Tổng số khoảng 27.264 tài liệu dự án được phát hành tính đến thời điểm hiện nay. Số lượng truy cập tính từ lần báo cáo trước (tính từ báo cáo tiến độ trước, 2009): • Trang chủ dự án về BMP cá Tra: 4.502 lượt • Trang tin o Tin: Khởi động dự án BMP cá Tra Việt Nam: 862 lượt. o Tin: Xây dựng BMP cho cá Tra ở Việt Nam - kết quả điều tra phương thức quản lý: 549 lượt. o Tin: Hội thảo xây dựng BMP cho cá Tra tổ chức ở đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam: 5.564 bản. o Tin cập nhật: Cá Tra Việt Nam – BMP: 1.561 lượt truy cập từ 10/6/2010. • Bài viết trên tạp chí Aquaculture Asia: Thực hành quản lý nuôi tốt hơn cho cá Tra Việt Nam: phát hành 340 bản. • Tổng số khoảng 13.378 tài liệu dự án được phát hành tính từ lần báo cáo trước. Các bài báo đã được chấp nhận đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong giai đoạn này là: 11
  13. De Silva, S.S., Ingram, B.A., Phuong T. Nguyen, Bui Tam T., Gooley, G.J., Turchini, o G.M., 2010. Ước tính lượng Nitơ và Photpho từ các hầm nuôi cá Tra thải ra sông Cửu Long. Ambio (đang in). có thể mua trực tuyến: DOI 10.1007/s13280-010-0072-x Bui, Tam M., Phan, Lam T., Ingram, B.A., Nguyen, Thuy T.T., Gooley, G. J., Nguyen, o Hao V., Nguyen Phuong V., De Silva, ,S. S., 2010. Phương thức sản xuất giống cá tra Pangasianodon hypophthalmus ở khu vực sông Cửu Long, Việt Nam. Tạp chí Aquaculture, 306, 92-100 Phan Lam T., Bui Tam M., Nguyen Thuy T.T., Gooley Geoff J., Ingram Brett A., o Nguyen Hao V., Nguyen Phuong T. De Silva Sena S., 2009. Hiện trạng nuôi cá tra Pangasianodon hypophthalmus tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tạp chí Aquaculture, 296: 227-236. Một bài mới khác được công bố trên tạp chí Nuôi trồng thủy sản châu Á (Asia Aquaculture) do NACA phát hành đã mô tả hiện trạng và vai trò của BMP đối với nông hộ quy mô nhỏ và đặc điểm của dự án BMP do CARD tài trợ như là một sáng kiến đầu tiên ở khu vực châu Á Thái Bình Dương: De Mohan, C.V. and De Silva, S.S. 2010 Biện pháp nuôi tốt (BMPs) – Con đường đi tới o nuôi bền vững và gặp gỡ các cơ hội, thách thức của thị trường hiện đại ngày nay của NTTS quy mô nhỏ. Tạp chí Aquaculture Asia số 15(1), tháng 1-3 2010, trang. 9-14. Một bài mới nữa được công bố trên tạp chí của Uỷ ban sông Mê kông, tạp chí Đánh bắt và Nuôi trồng (Catch and Culture) cung cấp cho độc giả bản tóm tắt các chuyên đề của hội thảo cấp tỉnh về BMP tại Đồng Tháp và Cần Thơ, tháng 10/2009 cùng với những cách nhìn độc lập về hiện trạng nuôi cá Tra ở đồng bằng sông Cửu Long và các vấn đề về môi trường, kinh tế, xã hội khác mà ngành công nghiệp này và người nuôi quy mô nhỏ đang phải đối mặt. Chi tiết cụ thể như sau: Starr, P. (2009). Nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long, cùng nhau hành động! o Tạp chí Catch and Culture số. 15 (3), tháng 12/2009, trang 21-26 (http://www.mrcmekong.org/Catch-Culture) Dự án CARD đã chuẩn bị nhiều tài liệu khuyến ngư nhằm thúc đẩy chiến lược BMP nhắm đến nông dân, hội nông dân và cán bộ khuyến ngư nhà nước. Những tài liệu chính dạng PDF được phụ lục theo báo cáo này, bao gồm: o 2 pano/áp phích về BMP với ngôn ngữ giản đơn. o Tờ rơi hướng dẫn về BMP được thiết kế chuyên dụng ngoài hiện trường. 12
  14. o Tờ rơi hướng dẫn về ghi chép các số liệu sản xuất của nông hộ và kiểm soát việc thực hiện BMP dành cho cán bộ dự án, cán bộ khuyến ngư tỉnh và hội nông dân. Pano/áp phích mà đoàn đại biểu Việt Nam đại diện cho dự án CARD dự kiến mang đến Hội nghị NTTS toàn cầu 2010 tại Phuket, Thái Lan từ ngày 22-24 tháng 9 năm 2010 đã được chấp nhận. Nội dung của áp phích này là tóm tắt tất cả hoạt động dự án và thể hiện một số điểm chính của dự thảo BMP – dự thảo đã được các mô hình thử nghiệm thí điểm ở đồng bằng sông Cửu Long. Bản tóm tắt được phụ lục theo báo cáo. 5.5 Quản lý dự án Quản lý và thực hiện dự án đã tiến triển theo kế hoạch đề ra, ngoại trừ một số sự kiện sau: • #5 (kết quả đầu ra 1.2) Sổ tay và tài liệu hướng dẫn BMP (tháng 9/2008) – hoạt động này đã hoàn thành. Hai bản dự thảo của Sổ tay và tài liệu hướng dẫn BMP đã hoàn tất (xem bản dự thảo 2 BMP phụ lục theo báo cáo này). Bản dự thảo cuối cùng dự kiến sẽ được công bố trong hội thảo cấp quốc gia tổ chức tại An Giang vào tháng 11 năm 2010. Cần lưu ý là BMPs luôn ở trạng thái cần được đánh giá và bổ sung liên tục theo sự thay đổi về mặt kỹ thuật, thị trường và chính sách nhà nước. • #7 (kết quả đầu ra 2.1) Cải thiện năng lực (tháng 9/2009) – hoạt động này đã bị trì hoãn theo hiện tượng “dây chuyền” khi sự kiện số #4, #5 bị trì hoãn. Nhưng đến nay đã hoàn tất. Kết quả đầu ra gồm: o Tổ chức thành công chuyến thăm quan học tập tại Ấn Độ cho nông dân Việt Nam để tận mắt nhìn thấy nông dân Ấn Độ áp dụng BMP trong nuôi tôm và vài trò của hội nông dân trong việc khuyến khích áp dụng và triển khai BMP (xem chi tiết trong báo cáo tiến độ 6 tháng dự án CARD #3). o Tổ chức thành công chuyến thăm quan học tập tại Ôx-trây-lia cho đoàn lãnh đạo dự án CARD để xác định nhu cầu lập kế hoạch chiến lược phát triển nghề nuôi cá Tra và áp dụng, triển khai BMP tại Việt Nam, gồm phân tích nhu cầu R&D và đào tạo dựa trên kỹ năng cũng như các vấn đề ưu tiên khác. o Thông qua 2 hội thảo cấp tỉnh (tại Đồng Tháp, Cần Thơ, tháng 10/2009); chuyến thăm quan của nông dân Việt Nam đến Ấn Độ (tháng 5/2009) và sự thành công của các mô hình thử nghiệm BMP thí điểm (tháng 2-tháng7/2010) thì vai trò và trách nhiệm của Hội nông dân đối với việc áp dụng và triển khai BMP, phân tích bài học kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh và các kỹ năng cần thiết cũng được làm sáng tỏ. 6. Những vấn đề khác có liên quan 6.1 Môi trường • Không có vấn đề nào xấu hay rủi ro mới xảy ra trong giai đoạn báo cáo này. 13
  15. • Công bố gần đây của bài báo “De Silva, S.S., Ingram, B.A., Phuong T. Nguyen, Bui Tam T., Gooley, G.J., Turchini, G.M., 2010. Ước tính lượng Nitơ và Photpho từ các hầm nuôi cá Tra thải ra sông Cửu Long. Ambio (đang in. có thể mua trực tuyến: DOI 10.1007/s13280-010-0072-x)” đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học bởi vì bài báo này sẽ khôi phục lại thế cân bằng do các bài báo tiêu cực được công bố trên diễn đàn quốc tế trước đây. Những bài báo tiêu cực đó đã phản ánh không trung thực, thiếu các bằng chứng khoa học hoặc đưa các thông tin sai lệch. Ngược lại, bài báo do De Silva và cộng sự công bố năm 2010 có dẫn chứng cụ thể và lần đầu tiên đánh giá về nước thải của toàn bộ hệ thống nuôi, tạo tiền đề cho các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này trong tương lai. Đúng như tầm quan trọng của vấn đề, bài báo này sẽ là khởi đầu cho các tranh cãi về quản lý môi trường và tính bền vững của ngành công nghiệp nuôi cá tra ở Việt Nam và dường như bắt đầu có sự thay đổi những nhận thức sai lầm trước kia trong đầu người tiêu dùng, nhà nhập khẩu quốc tế về lĩnh vực này. 6.2 Vấn đề xã hội và giới tính Chưa có hoạt động nào liên quan đến xã hội và giới tính. 7. Vấn đề triển khai và tính bền vững Thành viên thực hiện dự án tin rằng với sự hợp tác chặt chẽ giữa cộng đồng người nuôi cá tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các cấp chính quyền địa phương và trong giai đoạn vừa qua sẽ giúp việc triển khai BMP dễ dàng và do đó sẽ đạt được tính bền vững lâu dài hơi trong lĩnh vực này. Chưa có vấn đề gì trong công tác triển khai dự án tính đến ngày viết báo cáo. 7.1 Hạn chế Không có vấn đề liên quan đến hạn chế trong giai đoạn này. 7.2 Sự lựa chọn Không có vấn đề liên quan đến lựa chọn trong giai đoạn này. 7.3 Tính bền vững Các hoạt động tiếp theo liên quan đến khuyến ngư, xây dựng và nâng cấp BMP ra cộng đồng nuôi thuỷ sản rộng lớn hơn sẽ được tiếp tục hỗ trợ bởi quỹ EU Seventh Framework do NACA tìm kiếm được. Dự án Công nghệ sinh học, Thuỷ sản, Nông nghiệp và Thực phẩm thuộc chương trình SEVENTH FRAMEWORK, chủ đề 2 (Tăng cường ảnh hưởng của diễn đàn Nuôi trồng thủy sản ASEM: cầu nối giữa nuôi trồng thuỷ sản người châu Á và người châu Âu). 8. Các hoạt động quan trọng tiếp theo Những hoạt động chính trong 6 tháng tiếp theo như sau: • Hoàn thành việc chuẩn bị Hội thảo BMP cấp quốc gia tại tỉnh An Giang, Việt Nam trong thời gian 2-12 tháng 10 năm 2009. 14
  16. • Hoàn thành dự thảo tiếp theo về BMP và kế hoạch đánh giá và xây dựng chiến lược triển khai BMP theo nội dung họp ở hội thảo cấp quốc gia. • Chuẩn bị tham dự Hội nghị Nuôi trồng thủy sản toàn cầu 2010 tại Phuket, Thái Lan từ 22-25 tháng 9 năm 2010. 9. Kết luận Chưa thể kết luận gì trong thời điểm này. 15
  17. Phụ lục D Tóm lược cấu trúc ngành công nghiệp nuôi cá Tra hiện nay và chuỗi thị trường liên kết 16
  18. Phụ lục E Chương trình hội thảo cấp tỉnh về BMP, tháng 10/2009 Can tho BMP workshop Dong Thap BMP workshop 17
  19. Phụ lục F Chương trình hội thảo quốc gia BMP dự kiến tổ chức vào tháng 11/2010 National BMOP workshop - draft a 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2