Báo cáo học phần Kinh doanh Quốc tế: Phân tích phương thức thâm nhập thị trường Đức của Sài Thành foods và chiến lược đề xuất
lượt xem 20
download
Báo cáo học phần Kinh doanh Quốc tế" Phân tích phương thức thâm nhập thị trường Đức của Sài Thành foods và chiến lược đề xuất" trình bày các nội dung chính như: Tổng quan doanh nghiệp; Lý do chọn thị trường Đức và môi trường kinh doanh tại Đức; Cơ hội, thách thức, hình thức xuất khẩu trực tiếp; Chiến lược xâm nhập của Sài Thành Foods. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo học phần Kinh doanh Quốc tế: Phân tích phương thức thâm nhập thị trường Đức của Sài Thành foods và chiến lược đề xuất
- HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ------🕮------ Báo cáo PHÂN TÍCH PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG ĐỨC CỦA SÀI THÀNH FOODS VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỀ XUẤT Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Vinh Thành Học phần: Kinh doanh Quốc tế Lớp: KDQT-48CLC-KDQT.1_LT Nhóm thực hiện: Nhóm 10 Hà Nội, 2023
- BẢNG THÔNG TIN THÀNH VIÊN NHÓM ST Họ tên Mã sinh viên Nội dung phụ Điểm T trách Nguyễn Thị Đề xuất chiến lược 1 KDQT48C10040 Lợi thế cạnh tranh 100% Thanh Huyền Đối thủ cạnh tranh Lê Thị Thùy Phân tích nguồn lực 2 KDQT48C10078 100% Ninh Mục tiêu thâm nhập Quách Thị KDQT48C10041 Cơ hội và thách 3 thức 100% Hương Giang Phương thức thâm nhập Bùi Như Bình KDQT48C10024 Phân tích 5 môi trường kinh doanh: 1. Kinh tế 2. Văn hóa - xã 4 hội 100% 3. Công nghệ 4. Tự nhiên 5. Chính trị - Pháp lý Nguyễn KDQT48C10068 Tổng quan về công ty Sài thành foods 5 Phương Nga 100% Lý do chọn thị trường Đức Slide
- MỤC LỤC I. Tổng quan doanh nghiệp ..........................................................................................................4 II. Lý do chọn thị trường Đức và môi trường kinh doanh tại Đức ........................................4 1. Lý do chọn thị trường Đức ...................................................................................................4 2. Phân tích môi trường kinh doanh........................................................................................5 2.1 Môi trường tự nhiên .....................................................................................................5 2.2. Môi trường kinh tế ........................................................................................................5 2.3. Môi trường văn hóa - xã hội .........................................................................................5 2.4. Môi trường công nghệ ...................................................................................................6 2.5. Môi trường chính trị - pháp luật..................................................................................6 III. Cơ hội, thách thức, hình thức xuất khẩu trực tiếp .............................................................7 1. Khái niệm hình thức thâm nhập xuất khẩu........................................................................7 2. Lý do chọn phương thức thâm nhập xuất khẩu trực tiếp .................................................7 3. Ưu điểm của phương thức thâm nhập xuất khẩu ..............................................................7 4. Khó khăn của xuất khẩu trực tiếp .......................................................................................8 5. Cơ hội xuất khẩu của Sài Thành Foods ..............................................................................9 6. Thách thức khi xuất khẩu của Sài Thành Foods................................................................9 IV. Chiến lược xâm nhập của Sài Thành Foods .....................................................................10 1. Lợi thế cạnh tranh...............................................................................................................10 2. Đối thủ cạnh tranh ..............................................................................................................11 3. Mục tiêu thâm nhập ............................................................................................................11 4. Nguồn lực của Sài Thành Foods ........................................................................................12 4.1. Nguồn lực công nghệ ...................................................................................................12 4.2. Nguồn lực vật chất ......................................................................................................12 4.3. Nguồn lực tài chính .....................................................................................................12 4.4. Nguồn lực nhân lực .....................................................................................................12
- I. Tổng quan doanh nghiệp Sài Thành Foods là công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm thủy hải sản đông lạnh đến các khu vực trong và ngoài nước. Mục tiêu hoạt động của công ty là mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn, đáng tin cậy với ba tiêu chí: “Sản phẩm sạch – Chất lượng xanh – Đạt tiêu chuẩn xuất khẩu”. Với slogan “Bạn đồng hành của mỗi bữa ăn gia đình”, công ty mong muốn được mang lại những bữa ăn thật ngon, an toàn và đầy hạnh phúc đến mọi gia đình. II. Lý do chọn thị trường Đức và môi trường kinh doanh tại Đức 1. Lý do chọn thị trường Đức 1.1. Thị trường tiêu thụ lớn Theo thống kê từ tổ chức FAO (2019), Đức là quốc gia lớn thứ 6 trên thế giới về nhập khẩu thủy sản với giá trị khoảng 6,7 tỷ USD. Năm 2019, xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Đức đạt hơn 185 triệu USD, chiếm khoảng 2% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường Đức không chỉ giúp nâng cao giá trị xuất khẩu và đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam mà còn giúp mở rộng thị trường và mang lại cơ hội hợp tác trong lĩnh vực thủy sản giữa hai quốc gia. 1.2. Chất lượng thủy sản Việt Nam được đánh giá cao: Đức là một trong những quốc gia có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm rất cao. Để nhập khẩu thủy sản vào Đức, các sản phẩm này phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng rất nghiêm ngặt như khả năng phát hiện vi khuẩn E.coli hoặc khả năng phá vỡ nguồn gốc sản phẩm. Các sản phẩm thủy sản Việt Nam được kiểm tra, nghiên cứu và sản xuất theo các quy trình chất lượng khép kín, nên chúng có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Đức. 1.3. Ký kết các thỏa thuận thương mại
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) bao gồm những ưu đãi về thuế quan như loại bỏ hoặc giảm thuế quan và phi thuế quan, tạo điều kiện dễ dàng cho hàng hóa của Việt Nam và Đức tiếp cận thị trường của nhau, tăng cường hợp tác thương mại và đẩy mạnh đầu tư giữa hai bên. Hiệp định bảo vệ đầu tư giữa Việt Nam và Đức bảo vệ đầu tư, giúp đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư của cả hai nước khi đầu tư vào đối tác của mình. Hiệp định này giúp cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường sự tin tưởng của các nhà đầu tư của cả hai bên. 2. Phân tích môi trường kinh doanh 2.1. Môi trường tự nhiên Địa hình của Đức không thuận lợi cho ngành thủy hải sản. Đức nằm ở trung tâm Châu Âu và không có đường bờ biển dài. Đức có một số hồ và sông lớn cung cấp một số loại cá nước ngọt như cá hồi, cá trê, cá chép, tuy nhiên nhìn chung ngành thủy hải sản Đức không phát triển mạnh. 2.2. Môi trường kinh tế Đức là một nước phát triển và có nền kinh tế đứng thứ tư trên thế giới về mức GDP với 4,23 nghìn tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người cao đạt 50,801.79 USD vào năm 2021. Có thể thấy, Đức có thu nhập và khả năng chi trả của người tiêu dùng cao và là thị trường tiềm năng. Kinh tế Đức chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ, chỉ có 2% đến 3% lao động làm việc cho lĩnh vực nông nghiệp, vì vậy Đức cần một lượng lớn thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. 2.3. Môi trường văn hóa - xã hội Người Đức tuổi thọ trung bình cao thứ hai thế giới chỉ sau Nhật Bản do rất coi trọng việc phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Đa số người Đức đều thích ăn cá hay những món ăn được chế biến từ cá tươi sống hoặc cá đông lạnh đơn giản như sashimi, sushi, ceviche hay tartare. Với dân số 83,8 triệu người và
- ngày càng quan tâm đến vấn đề tiêu thụ hải sản, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Đức được dự đoán sẽ tăng trong thời gian tới. Đức là một nước cởi mở trong vấn đề nhập cư và luôn là nước có lượng người nhập cư cao tốp đầu thế giới mỗi năm. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia Châu Á có số lượng người nước ngoài lớn nhất tại Đức, ước tính khoảng 140.000 người. Tỷ lệ nhập cư hàng năm cao tạo sự đa dạng về nhóm khách hàng, tạo ra môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Về xu hướng tiêu dùng, đối với sản phẩm thuỷ hải sản đã qua chế biến, người Đức chỉ dùng những sản phẩm đóng gói có ghi rõ họ tên sản phẩm nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản và sử dụng, mã số và mã vạch. Người tiêu dùng tẩy chay các loại thủy hải sản nhập khẩu có chứa khuẩn Salmonella, độc tố Lusamine, nhiễm V Parahaemolyticus, nhiễm V.Cholerae. 2.4. Môi trường công nghệ Chế biến thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp lớn và phát triển tại Đức, do đó cũng sẽ cần một nguồn cung lớn, và đây là cơ hội của SaiThanh Foods để trở thành nhà cung cấp thủy hải sản của thị trường này. Ngành vận chuyển đường biển và logistic, các công ty vận chuyển đường biển của Đức có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng, đóng gói, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa, đảm bảo chất lượng và thời gian giao hàng. Ngoài ra, các công ty logistic của Đức cũng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác như: đóng gói, bốc xếp, kiểm tra chất lượng, lưu trữ hàng hóa và giải quyết các thủ tục hải quan. 2.5. Môi trường chính trị - pháp luật Đức là một đất nước Đa Đảng với nhiều đăng ký hoạt động, tuy nhiên, Đức không thường xuyên xảy ra xung đột hay nội chiến. Môi trường chính trị ổn định nên không có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của SaiThanh Foods trong quá trình hoạt động.
- Đức có một thái độ cởi mở và chào đón đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Pháp luật về đầu tư và thành lập công ty tại Đức không có sự phân biệt giữa công dân Đức và các quốc gia khác. III. Cơ hội, thách thức, hình thức xuất khẩu trực tiếp 1. Khái niệm hình thức thâm nhập xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp . Trong kinh doanh, hoạt động xuất khẩu diễn ra dưới hai hình thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp 2. Lý do chọn phương thức thâm nhập xuất khẩu trực tiếp Doanh nghiệp có lợi thế về nguồn lực thủy sản, chi phí sản xuất thấp và cũng do thị trường Đức có nhu cầu lớn về thủy sản nhập khẩu.Phương thức xuất khẩu này giúp giảm rủi ro tài chính và giữ cho chi phí đầu tư ở mức thấp hơn. Giúp cho doanh nghiệp liên hệ được trực tiếp với khách hàng và thị trường nước ngoài, từ đó tiếp cận nhiều thị trường tiềm năng và tăng khả năng tìm kiếm khách hàng mới tạo mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài . Xuất khẩu thủy sản có lợi nhuận cao hơn so với sản xuất và tiêu thụ trên thị trường nội địa. Bên cạnh đó, với xuất khẩu thủy sản, doanh nghiệp cũng có thể tận dụng các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) giữa các quốc gia để giảm thiểu các loại thuế và phí xuất khẩu, từ đó tăng khả năng giá cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 3. Ưu điểm của phương thức thâm nhập xuất khẩu 3.1. Điều khiển chất lượng sản phẩm và tăng kiểm soát rủi ro : Khi xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm của mình, từ thiết kế cho đến hoàn thiện sản phẩm, quản lý toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa, từ đó họ có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng và giảm thiểu rủi ro về chất lượng sản phẩm hoặc các vấn đề liên quan đến pháp lý về xuất khẩu.
- 3.2. Tăng lợi nhuận: Khi xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp xuất khẩu tự tạo ra và quản lý toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi đích, không thông qua bên trung gian nào khác, từ đó khai thác quy mô lớn hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn trong quá trình bán hàng, không phải chia sẻ với các nhà môi giới hoặc chi phí trung gian. 3.3. Chủ động trong việc vận chuyển hàng, làm thủ tục hải quan,..từ đó khai thác được nguồn lực logistics trong nước : Với việc tự quản lý quá trình vận chuyển hàng hóa, công ty xuất khẩu sẽ khai thác được các nguồn lực logistics trong nước. 3.4. Tăng khả năng xâm nhập thị trường: Khi xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp sẽ trực tiếp làm việc đối tác nước ngoài do vậy có thể nắm bắt được diễn biến tình hình thị trường và nhu cầu thị trường từ đó có phương án thích hợp với từng thị trường cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường. 3.5. Bảo vệ danh tiếng thương hiệu: Khi sản phẩm được sản xuất và xuất khẩu trực tiếp từ nhà máy của công ty, các đối tác và khách hàng sẽ tin tưởng và đánh giá cao độ chính xác và độ tin cậy của sản phẩm, từ đó doanh nghiệp có thể bảo vệ và xây dựng được danh tiếng của mình trên thị trường quốc tế. 4. Khó khăn của xuất khẩu trực tiếp Bên cạnh những lợi ích trên thì xuất khẩu trực tiếp cũng có một số nhược điểm như sau : Chi phí đầu tư ban đầu cao: Để xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị và tuyển dụng nguồn nhân lực đủ năng lực. Chịu rủi ro và áp lực lớn hơn: Doanh nghiệp phải tự mình hoặc thuê một số đối tác nước ngoài để xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan, tài chính, giao nhận hàng hóa. Những rủi ro phát sinh như khách hàng trả chậm, hàng hóa bị mất trộm hoặc hư hỏng cũng sẽ phải chịu trách nhiệm và giải quyết.
- 5. Cơ hội xuất khẩu của Sài Thành Foods Việc xuất khẩu thủy sản của công ty Sài Thành Foods từ Việt Nam sang Đức đem lại nhiều lợi ích và cơ hội cho công ty, bao gồm: 5.1. Mở rộng thị trường và tăng doanh thu : Đức là thị trường tiêu thụ lớn cho hàng hóa từ nước ngoài. Vì vậy, xuất khẩu thủy sản sang Đức giúp cho công ty Sài Thành Foods mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng cường đối tác kinh tế thương mại với các quốc gia phát triển, đồng thời giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. 5.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm và khẳng định thương hiệu thủy sản Việt Nam: Đức là thị trường khó tính về chất lượng sản phẩm và yêu cầu nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, khi sản phẩm thủy sản của Sài Thành Foods được chấp nhận và xuất khẩu sang Đức , giá trị thương hiệu của công ty cũng sẽ tăng lên. 5.3. Tận dụng được các lợi ích từ các thỏa thuận thương mại : Việt Nam và Đức đã ký kết thỏa thuận thương mại tự do, các thỏa thuận này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu thủy sản đến Đức với các mức thuế thấp hơn hoặc miễn thuế, giúp doanh nghiệp giảm chi phí và tăng cạnh tranh 5.4. Tạo việc làm: Ngành thủy sản là một trong những ngành thực phẩm lớn nhất của Việt Nam và việc xuất khẩu sang Đức sẽ đóng góp cho việc tạo ra nhiều việc làm mới và cũng giúp người dân có thu nhập tốt hơn. 6. Thách thức khi xuất khẩu của Sài Thành Foods Khi xuất khẩu thủy sản sang Đức, doanh nghiệp sẽ đối mặt với một số thách thức như sau: 6.1. Tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm: Đức có các quy định nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu. Điều này đòi hỏi SaiThanh Foods xuất khẩu phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm để đáp ứng được các yêu cầu của thị trường Đức
- 6.2. Đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh với nhiều quốc gia khác trong việc xuất khẩu thủy sản sang Đức, như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia hay Bangladesh. Để giành được thị phần, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của thị trường Đức, đồng thời tìm cách tăng cường năng lực cạnh tranh về chất lượng, giá cả và dịch vụ để có thể nắm được một phần thị phần. 6.3. Chi phí vận chuyển, thủ tục xuất nhập khẩu khó khăn: Để tiếp cận với thị trường Đức, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về giấy tờ, chứng nhận và quy trình nhập khẩu. Thủ tục này có thể rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, tiền bạc và năng lực để hoàn thành. 6.4. Việt Nam bị phạt thẻ vàng IUU vào năm 2017, tạo ra nhiều bất lợi cho doanh nghiệp khi xuất khẩu sang các nước Châu Âu : Yêu cầu chứng nhận: EU yêu cầu các sản phẩm thủy sản xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn thực phẩm. Khó khăn về nguồn gốc: Một số sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn bị cho là không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và xuất xứ bằng cách sử dụng các công nghệ không bền vững. Tăng chi phí sản xuất: Việc đáp ứng các tiêu chuẩn của EU đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều tiền để nâng cao chất lượng sản phẩm và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. IV. Chiến lược xâm nhập của Sài Thành Foods 1. Lợi thế cạnh tranh Nhờ vào sự tiến tiến về công nghệ cấp đông cũng như sự đa dạng về mặt hàng kinh doanh, sẽ giúp cho Sài Thành Foods dễ dàng thâm nhập vào thị trường Đức và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân nơi đây. Ngoài ra, tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty và Đức đang nhập khẩu tôm chủ yếu từ 3 quốc gia đó là Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, qua đó công ty sẽ có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Hơn nữa, hiện nay Việt Nam đang được hưởng rất nhiều quyền lợi từ các hiệp định thương mại tự do với Đức từ
- đó giúp giảm rủi ro hơn cho công ty khi thâm nhập vào thị trường này, cụ thể là đối với mặt hàng tôm thì Việt Nam được giảm thuế GSP từ 4,2% còn 0, trong khi Thái Lan và Ecuador không được hưởng GSP, không ký FTA, và vẫn bị mức thuế cơ bản 12%; hay Ấn Độ và Indonesia cũng không có FTA, chịu thuế GSP 4,2%. Tuy nhiên, sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn bị nghi ngờ và kiểm tra chất lượng sản phẩm vô cùng nghiêm ngặt, đòi hỏi thích ứng với địa phương cao vì ảnh hưởng bởi “thẻ vàng”, do đó áp dụng chiến lược xuyên quốc gia nhằm giải quyết cho vấn đề trên. 2. Đối thủ cạnh tranh Hiện nay, đối thủ chủ yếu của Việt Nam ở thị trường Đức là Trung Quốc và Ecuador. Tuy có lợi thế về nguồn thủy sản dồi dào nhưng ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam vẫn là phương pháp truyền thống, và trình độ ứng dụng công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, qui mô nhỏ lẻ, thiếu lao động do đó không tận dụng được lợi thế nhờ quy mô, nên giá tôm xuất khẩu của Việt Nam vẫn có giá thành nhỉnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ lần lượt là 30000 đồng và 20000 đồng. Ngoài ra, Sài Thành Foods mới chỉ chuyên về mặt hàng đông lạnh, trong khi ở Trung Quốc hay Ecuador, họ đã có hệ thống các mặt hàng thủy sản đa dạng, có thể tự sản xuất và chế biến, và có các loại sản phẩm thủy sản có giá trị cao như tôm hùm, cá hồi, cá ngạnh, phù hợp với tiêu dùng của thị trường Đức. Hơn nữa, Sài Thành Foods cũng phải bỏ ra rất nhiều chi phí trong vấn đề kiểm định sản phẩm, và phải chờ đợi lấy kết quả kiểm định của nước nhập khẩu, dẫn đến cơ hội bán hàng bị giảm sút khi muốn thâm nhập thị trường Đức. 3. Mục tiêu thâm nhập Mục tiêu ngắn hạn của Sài Thành Food khi xuất khẩu thủy sản đông lạnh sang Đức có thể bao gồm: Tăng doanh số bán hàng và doanh thu cho công ty. Mở rộng thị trường xuất khẩu để giảm sự phụ thuộc vào thị trường trong nước.Nâng cao thương hiệu và uy tín của công ty trên thị trường quốc tế.
- Còn mục tiêu dài hạn của Sài Thành Food có thể bao gồm: Định vị công ty trở thành một nhà cung cấp thủy sản đông lạnh hàng đầu trên thị trường quốc tế. Xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài và bền vững với các đối tác nước ngoài. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm để nâng cao chất lượng và giá trị thương hiệu của công ty. Mở rộng thị trường sang các nước EU 4. Nguồn lực của Sài Thành Foods 4.1. Nguồn lực công nghệ Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 22000, BRC, IFS. Công nghệ chế biến thực phẩm hiện đại, đảm bảo sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về an toàn thực phẩm và hương vị. 4.2. Nguồn lực vật chất Sài thành food sở hữu 5 nhà máy sản xuất hiện đại và đạt tiêu chuẩn quốc tế, tại các khu vực khác nhau ở Việt Nam, bao gồm TPHCM, Bình Dương, Nha Trang, Cần Thơ và Hải Phòng. 4.3. Nguồn lực tài chính Công ty Sài Thành Food có nhiều nguồn lực tài chính như: Vốn chủ sở hữu, vay vốn ngân hàng, bán cổ phiếu, lợi nhuận tái đầu tư, chi trả chậm các khoản nợ 4.4. Nguồn lực nhân lực Sài thành food có đội ngũ nhân viên đông đảo và chuyên nghiệp có kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu về xuất khẩu và chiến lược thương mại quốc tế.
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổng cục thủy sản (04/05/2023). Trăn trở giữ vị thế ngành tôm. Truy cập ngày 14/05/2023 tại: https://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/th%E1%BB%A7y-s%E1%BA%A3n- vi%E1%BB%87t-nam/doc-tin/019027/2023-05-05/Banner%20003 2. Đài Truyền hình Việt Nam (07/05/2023). Hạ giá thành cho tôm Việt Nam. Truy cập ngày 14/05/2023 tại: https://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/th%E1%BB%A7y-s%E1%BA%A3n- vi%E1%BB%87t-nam/doc-tin/019027/2023-05-05/Banner%20003 3. Volza.com (01/04/2023). Vannamei-Shrimp import in Germany. Truy cập ngày 14/05/2023 tại: https://www.volza.com/p/vannamei-shrimp/import/import-in-germany/ 4. Sài Thành Foods.com (2021). Giới thiệu công ty. Truy cập ngày 14/05/2023 tại: https://saithanhfoods.com/gioi-thieu/ 5. Báo lao động (25/04/2023). Giá tôm của Việt Nam cao khiến xuất khẩu yếu. Truy cập ngày 14/05/2023 tại: https://laodong.vn/kinh-doanh/gia-tom-cua-viet-nam-cao-khien-canh-tranh- xuat-khau-yeu- 1184535.ldo#:~:text=Theo%20Hi%E1%BB%87p%20h%E1%BB%99i%20C h%E1%BA%BF%20bi%E1%BA%BFn,so%20v%E1%BB%9Bi%20Ecuador %2C%20%E1%BA%A4n%20%C4%90%E1%BB%99. 6. Bộ công thương Việt Nam (08/09/2021). Cơ hội xuất khẩu thủy sản trực tiếp vào thị trường bắc âu nhờ EVFTA. Truy cập ngày 14/-05/2023 tại: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/xuat-khau-thuy-san-sang- eu-nam-bat-co-hoi-tu-evfta.html
- 7.GDP bình quân đầu người của Đức, truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023 https://solieukinhte.com/gdp-binh-quan-dau-nguoi-cua-duc/ 8.Dân số Đức, truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023 https://danso.org/duc/ 9.Tổng quan về nước Đức, truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2023. https://megastudy.edu.vn/du-hoc-duc/tong-quan-ve-nuoc-duc-a1316.html 10. Xuất nhập khẩu trực tiếp và gián tiếp, truy cập ngày 12/5/2023, tại : https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/xuat-nhap-khau-truc-tiep-va-gian-tiep.html 11. Sài Thành Food- Công TY TNHH TM DV Sản Xuất Sài Thành, truy cập ngày 12/5/2023, tại : https://www.yellowpages.vn/lgs/1187866989/sai-thanh-food-cong-ty-tnhh- tm-dv-san-xuat-sai- thanh.html/#:~:text=S%C3%A0i%20Thanh%20Food%20l%C3%A0%20th% C6%B0%C6%A1ng,he%2C%20t%C3%B4m%20h%C3%B9m%2C.. 12. Sài thành food, truy cập ngày 13/5/2023, tại : https://saithanhfoods.business.page/about 13. Xuất khẩu thủy sản sang EU, truy cập ngày 13/5/2023, tại : https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/xuat-khau-thuy-san-sang- eu-nam-bat-co-hoi-tu-evfta.html 14. Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU, truy cập ngày 13/5/2023, tại : https://vtv.vn/kinh-te/co-hoi-day-manh-xuat-khau-thuy-san-sang-eu- 20220721132911763.htm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo môn Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua điện thoại thông minh của nhân viên văn phòng tại TP. HCM
32 p | 2204 | 190
-
Luận văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ Phần Kinh Doanh Thương Mại Và Sản Xuất Việt An
86 p | 494 | 172
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kinh tế nhà nước
33 p | 337 | 146
-
Đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần giầy Hưng Yên"
61 p | 314 | 123
-
Báo cáo tốt nghiệp: " XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁO CÁO BỘ PHẬN PHỤC VỤ QUẢN LÝ NỘI BỘ Ở CÔNG TY DU LỊCH VIÊT NAM TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG "
48 p | 362 | 93
-
Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần giầy Hưng Yên
63 p | 320 | 86
-
Đề tài “Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà”
96 p | 321 | 83
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Xi măng Tiên sơn Hà tây
39 p | 254 | 71
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty Cổ Phần Dệt may Hapaco
100 p | 210 | 61
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội
38 p | 199 | 54
-
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn
66 p | 200 | 48
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty Cổ Phần Xây dựng và Vận tải Thăng Long
95 p | 161 | 42
-
Luận văn: Thực trạng và một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây
61 p | 151 | 33
-
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải
91 p | 164 | 33
-
Đề Tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty cổ phần giày Hưng Yên
63 p | 125 | 30
-
Luận văn: Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Cơ Điện Hà Nội
79 p | 136 | 21
-
Đề tài "Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây"
57 p | 106 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn