intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo kết quả 3 năm duy trì và phát triển danh hiều làng văn hóa Hoàng Các

Chia sẻ: Nguyễn Nụ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

624
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo Báo cáo kết quả 3 năm duy trì và phát triển danh hiều làng văn hóa Hoàng Các. Làng đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu làng văn hóa. Từ đó đến nay làng tiếp tục duy trì và phát triển các phong trào nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng làng văn hóa, đã đạt những kết quả như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo kết quả 3 năm duy trì và phát triển danh hiều làng văn hóa Hoàng Các

  1.        CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc  KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA”                                   =====***=====         XàTIÊN TIẾN BAN VẬN ĐỘNG THÔN HOÀNG CÁC                       Số:      /BC­BVĐ Tiên Tiến, ngày 05 tháng 12 năm 2014   BÁO CÁO KẾT QUẢ 3 NĂM DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN  DANH HIỀU LÀNG VĂN HÓA HOÀNG CÁC Kính gửi:  ­ BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng     đời sống văn hóa” huyện Phù Cừ ­ BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng     đời sống văn hóa” xã Tiên Tiến Làng Hoàng Các thuộc xã Tiên Tiến được UBND huyện quyết định công   nhận danh hiệu làng văn hóa năm 2008 và được công nhận lại năm 2011. Làng đã tổ  chức lễ  đón nhận danh hiệu làng văn hóa. Từ  đó đến nay làng   tiếp tục duy trì và phát triển các phong trào nhằm giữ  vững và nâng cao chất   lượng làng văn hóa, đã đạt những kết quả cụ thể như sau: I­ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH Làng Hoàng Các nằm  ở phía Đông Nam của xã; phía đông và phía nam giáp  xã Tam Đa, phía Tây giáp làng Hoàng Xá cùng xã, phía bắc giáp xã Nhật Quang.  Trên 90% dân số  của làng sống chủ  yếu bằng nghề  thuần nông là sản xuất nông   nghiệp. 1­ Thuận lợi: Sau khi được công nhận và tổ chức đón nhận danh hiệu làng văn hóa và đã   được công nhận lại lần 1 vào năm 2011, cán bộ, đảng viên và nhân dân Hoàng Các  1
  2. rất vinh dự và tự hào coi đây là phần thưởng cao quý cho ý chí, nỗ lực vượt khó đi   lên. Song đây cũng là thời cơ  mới để  Hoàng Các tiếp tục đi lên hòa nhập với sự  phát triển chung của toàn xã hội. Bên cạnh đó còn được sự quan tâm của HĐND –  UBND – UBMT TQ và các ban ngành đoàn thể trong xã tạo điều kiện để Ban vận   động thôn cùng với cán bộ đảng viên và nhân dân duy trì và phát triển. Làng có một chi bộ Đảng và có 386 hộ  gia đình với 1.350 nhân khẩu và 14  dòng họ luôn luôn đoàn kết, gắn bó, là nền tảng cơ bản trong việc duy trì và phát  triển phong trào xây dựng làng văn hóa. 2­ Khó khăn:  Trong quá trình duy trì và thực hiện nâng cao chất lượng làng văn hóa vẫn  còn gặp một số khó khăn như: thời tiết diễn biến phức tạp  ảnh hưởng đến năng  suất lúa, hoa màu, cây trồng, vật nuôi. Từ  đó làm giảm thu nhập, chất lượng đời  sống nhân dân, những tiêu cực phát sinh từ mặt trái cơ chế thị trường cộng với sự  gia tăng của các tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì và nâng  cao danh hiệu làng văn hóa. II­ CÔNG TÁC CHỈ  ĐẠO DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO XÂY  DỰNG LÀNG VĂN HÓA 1­ Công tác triển khai thực hiện: Nhận thức được vấn đề  đạt danh hiệu làng văn hóa đã là khó nhưng việc   gìn giữ danh hiệu còn khó hơn. Nên ngay sau khi được công nhận danh hiệu làng  văn hóa, Chi bộ  đã tiếp tục duy trì sự  chỉ  đạo sát sao, cụ  thể  đối với Ban vận  động, các đoàn thể  của thôn để  nhằm giữ  vững danh hiệu làng văn hóa đã đạt  được. Đồng thời đặt ra mục tiêu chỉ  đạo thôn Hoàng Các phấn đấu được công  nhận lại sau 3 năm. Trên cơ  sở  nghị  quyết cơ  sở  đã đề  ra, Ban vận động thôn đã có kế  hoạch  duy trì thực hiện nâng cao các tiêu chí của làng văn hóa nhằm hướng tới mục tiêu  được công nhận lại lần 2 vào năm 2014. 2
  3. Các tổ chức đoàn thể quần chúng là thành viên của Ban vận động thôn, trên  cơ  sở  chức năng nhiệm vụ  của mình cũng có kế  hoạch phối hợp thực hiện trong   công tác xây dựng làng văn hóa. Năm 2012, Ban vận động thôn được kiện toàn gồm 8 ông bà do ông Trần  Văn Đổi là trưởng ban, phó ban là bà Nguyễn Thị Bích và 6 ủy viên. Ban vận động thôn đã phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. 2­ Công tác tuyên truyền: Trong những năm qua bằng hình thức tuyên truyền trên hệ  thống truyền   thanh của thôn, thôn đã duy trì thường xuyên việc vận động tuyên truyền giáo dục  trong nhân dân để nhân dân nắm rõ hơn về mục đích, ý nghĩa, tác dụng  của việc   xây dựng làng văn hóa. Một số  văn bản như: Tiêu chuẩn gia đình văn hóa, làng văn hóa, quy  ước   của làng, cũng được tuyên truyền để nhân dân nắm được và thực hiện. Ngoài hình thức tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, thôn còn tiến hành  tuyên truyền lồng ghép vào các hội nghị đoàn thể quần chúng những nội dung về  xây dựng làng văn hóa. III­ KẾT QUẢ CỤ THỂ 1­ Kết quả đạt được theo 5 tiêu chuẩn: 1.1­ Tiêu chuẩn 1: Đời sống kinh tế: ­ Trồng lúa: Những năm gần đây, thiên tai, thời tiết có nhiều biến động bất thường gây  không ít khó khăn cho mùa vụ; sâu bệnh có nhiều diễn biến phức tạp làm  ảnh  hưởng đến năng suất cây trồng. Song với tinh thần cần cù, sáng tạo, khắc phục  mọi khó khăn về thời tiết, thiên tai, sâu bệnh nên năng suất lúa luôn ổn định. Năng  suất được đẩy lên năm sau cao hơn năm trước. ­ Về trồng cây ăn quả: Phong trào trông câu ăn quả ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhân dân đã xóa  bỏ  hoàn toàn vườn tạp, chuyển sang trông nhãn, vải, cam quyết là các cây có giá   3
  4. trị  kinh tế  cao. Hằng năm cho thu nhập từ  vườn cây ăn quả  với số  tiền khá lớn,   ước tính hàng tỷ đồng. Song song với phát triển sản xuất nông nghiệp môt số  nhân dân còn đi lao  động nước ngoài, tận dụng lao động lúc nông nhàn đi lao động, làm việc khắp mọi  miền trên cả nước, đem lại nguồn thu nhập cho quê hương và gia đình khá lớn. Bên cạnh cây lúa và cây màu vụ đông, nhân dân tích cực chuyển đổi mô hình  VAC, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Năm 2012, mới có một số mô hình nhỏ  lẻ năng suất thấp, kém hiệu quả. Năm 2014 đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi   khá như chăn nuôi lợn, gà, vịt tăng thu nhập cao hơn 2012 gấp 2 lần. Đặc biệt đã  có mô hình trang trại cấp tỉnh và được Trung ương về thăm, tặng giấy khen, bằng  khen. ­ Năm 2012:  + Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp ngành nghề dịch vụ và các khoản thu   nhập khác đạt khoảng 29 tỷ 500 triệu đồng.  + Bình quân thu nhập trên đầu người trên năm ước đạt 21 triệu đồng ( Năm   2011 là 18 triệu đồng) + Số hộ khá và giàu là 154/386 hộ đạt 40% + Số hộ trung bình là 183/386 hộ đạt 47% + Số hộ nghèo là 49/386 hộ chiếm 13% ­ Năm 2013 + Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp ngành nghề  dịch vụ  và các khoản thu   nhập khác ước đạt khoảng 36 tỷ 450  triệu đồng.  +   Bình   quân   thu   nhập   trên   đầu   người   trên   năm   ước   đạt   27   triệu  đồng/người/năm. + Số hộ khá và giàu là 170/386 hộ đạt 45% + Số hộ trung bình là  187/386 hộ đạt  47 % + Số hộ nghèo là 35/386 hộ chiếm 6,3 % 4
  5. ­ Năm 2014:  + Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp ngành nghề dịch vụ và các khoản thu   nhập khác đạt khoảng 42 tỷ 500 triệu đồng.  + Bình quân thu nhập trên đầu người trên năm ước đạt 31,5 triệu đồng + Số hộ khá và giàu là 170/386 hộ đạt  45% + Số hộ trung bình là 187/386 hộ đạt 49,1% + Số hộ nghèo là 29/386 hộ chiếm 5,9% (theo tiêu chí mới) ­  Đường làng, ngõ xóm: Toàn thôn có tổng số 5 km đường. Trong đó có 5km đường đã được lát gạch  vỉa nghiêng đạt 100%. Trong 3 năm qua  nhân dân trong làng đã đóng góp tu sửa   những đoạn đường bị xuống cấp, xây được gần  100m kè bờ  ao, chống sạt lở, trị  giá  88 triệu đông. Và làm mới 1km đường bê tông trị giá 1,6 tỷ đồng. Số tiền trên  đều do nhân dân tự nguyện đóng góp và con em làm ăn xa tài trợ. + 100% hộ gia đình được sử dụng điện, không có vụ việc mất an toàn do sử  dụng điện xảy ra. + 100% số  hộ  gia đình hưởng  ứng với Nhà nước về  phong trào xây dựng   nông thôn mới. 1.2­ Tiêu chí 2: Đời sống văn hóa: a. Các thiết chế phục vụ hoạt động thông tin, thể  dục thể  thao, giáo dục, y  tế: Năm 2008, thôn đã xây dựng được nhà văn hóa to đẹp, khang trang với diện   tích là 212m2, có đầy đủ  tường bao quanh, sân và các công trình phụ  trợ, có đủ  trang thiết bị như bàn ghế, ti vi. Giá trị đầu tư trên 720 triệu đồng. Từ đó, nhân dân  trong làng có chỗ hội họp thoáng mát rộng rãi. Hệ thống truyền thanh của thôn có 03 cụm loa truyền thanh. ­ Thôn có một tủ sách, trong thời gian qua số sách được bổ sung là 15 cuốn,   nâng tổng số sách lên 80 cuốn. Đáp ứng một phần nào nhu cầu mượn – đọc sách   của một số nhân dân trong thôn. 5
  6. ­ Hoạt động văn hóa văn nghệ được duy trì tổ chức vào các dịp lễ, tết và các  ngày kỷ  niệm lớn trong năm, do đội văn nghệ  của thôn đảm nhiệm (nòng cốt là   hội viên hội Phụ nữ). b. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ  hội và sinh   hoạt cộng động. ­ Về  việc cưới: Thực hiện Luật hôn nhân gia đình từ  năm 2012 đến nay  trong làng không có trường hợp nào tảo hôn, cưới không đăng ký, hầu hết các đám  cưới được tổ  chức đảm bảo lành mạnh, tiết kiệm, không phô trương hình thức,   không gây tốn kém quá mức so với kinh tế gia đình. ­ Về  việc tang: 100% các gia đình có người thân gia đời đã thực hiện các  quy định về việc tang như không để thi hài người chết trong nhà quá 36 giờ, không  thổi kèn, đánh trống quá 22 giờ  và trước 5 giờ  sáng, không tổ  chức ăn uống linh   đình, mà chỉ  làm cơm cho những người trong gia đình và những người  ở  xa về.   Thực hiện chôn cất đúng nơi quy định. So với khi được công nhận việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc  cưới, việc tang được duy trì và giữ vững.  Nghĩa trang nhân dân đã được quy hoạch nề  nếp và duy trì thực hiện theo   quy định của làng. c­ Tệ nạn xã hội: Trong 3 năm qua, thôn không có người mắc tệ  nạn xã hội, tàng trữ  và sử  dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành. d­ Gia đình văn hóa: Hàng năm, được sự  chỉ  đạo, hướng dẫn của phòng Văn hóa và thông tin  huyện, Ban vận động thôn đã phối hợp với Ban công tác mặt trận tiến hành bình  xét các gia đình đủ tiêu chuẩn để đề nghị UBND xã quyết định công nhận. Nếu như số gia đình văn hóa 2011 là  82% thì nay số gia đình văn hóa đã tăng  lên 342hộ/386hộ, đạt 88%. Số gia đình đạt gia đình văn hóa 3 năm liền là 231/386   hộ đạt 60%. Nhìn chung các gia đình văn hóa chấp hành tốt chủ trương, đường lối,   6
  7. chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa  phương. Nhìn chung các gia đình văn hóa thực hiện khá tốt quy  ước của làng, đoàn  kết một lòng giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Năm   2012, 2013, 2014 thôn đều được công nhận là khu dân cư  tiên tiến.  Trong 3 năm có 20 hộ  gia đình được tặng danh hiệu “Ông bà, cha mẹ  mẫu mực,   con trung hiếu, cháu thảo hiền”. Số người sinh con thứ 3 trong 3 năm là 7 trường hợp. Trong đó năm 2012 là   3 trường hợp; năm 2013 là 3 trường hợp; năm 2014 là 1 trường hợp ( tỷ  lệ  sinh  con thứ 3 năm sau giảm so với năm trước). e­ Giáo dục: ­ Năm 2012 số trẻ đi nhà trẻ là  60/60cháu, đạt 100% ­ Năm 2013 số trẻ đi mẫu giáo là 57/57cháu, đạt 100% ­ Năm 2014 số trẻ đi mẫu giáo là 55/55 cháu đạt 100% Các cháu trong độ  tuổi đi học Tiểu học, Trung học cơ  sở  đạt 100%, làng  không có cháu nào bỏ học, không có người mù chữ. ­ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS các năm đạt 100% ­ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT các năm đạt 98% ­ Trong làng có 4 quỹ khuyến học của 4 dòng họ đó là dòng họ Hoàng, dòng  họ  Trần, dòng họ  Nguyễn và họ  Đặng. Hằng năm các cháu thi đỗ  Đại học, Cao   đẳng và các cháu có thành tích cao ở các cấp đều được tuyên dương, phát thưởng. f­ Tình hình dịch bệnh: ­ Trong những năm qua thôn không có dịch bệnh xảy ra ­ Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: Năm 2012 là 1/20 cháu, tỷ lệ 5% Năm 2013 là 1/25 cháu, tỷ lệ  4% Năm 2014 là 0/  cháu, tỷ lệ 0% 7
  8. ­ Trẻ  em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ  theo quy định là 44 /44cháu, đạt  100%. ­ Phụ nữ có thai được khám định kỳ đạt 100%. 1.3­ Tiêu chuẩn 3: Về môi trường cảnh quan: Để đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất các dịch bệnh   xảy ra, làm cho diện mạo quê hương ngày càng đẹp hơn. Nhân dân trong làng   thường xuyên dọn vệ  sinh, quét dọn đường làng ngõ xóm, phát quang 2 bên lề  đường, khơi thông cống rãnh, không để  nước  ứ đọng, không đổ  rác thải bừa bãi,  không vứt súc vật chết ra đường gây ô nhiễm môi trường  ảnh hưởng đến sức   khỏe của nhân dân. Năm 2009, thôn đã xây được 1 hố  chứa rác thải và thành lập thu gom rác   thải, tổ  đã đi vào hoạt động, hàng ngày thu gom rác thải vận chuyển về  nơi quy   định. Vì vậy đường làng, ngõ xóm cơ bản giữ được phong quang, sạch sẽ. ­ Số hộ sử dụng nước giếng khoan, nước mưa là: Năm 2012 là 308 hộ, đạt  80%. Năm 2014 là 386/386 hộ đạt 100%. ­ Số hộ có hố xí hợp vệ sinh năm 2014 là 386/386hộ, đạt  100% Làng có một ngôi đền đã bị xuống cấp, thời gian gần đây đã được nhân dân   đóng góp tu sửa thành một ngôi đền to đẹp thu hút nhân dân trong thôn, trong xã và  khách thập phương về dự lễ đền vào các dịp lễ, tết. 1.4­ Tiêu chuẩn 4: Chấp hành chủ  trương chính sách của Đảng, pháp luật  của Nhà nước. Trong những năm qua chính quyền rất quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ  biến pháp luật cho nhân dân. Vì vậy tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho nhân  dân   được tiến hành kịp thời, nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành. Thực hiện quy   chế dân chủ ở cơ sở những vấn đề thuộc thẩm quyền của nhân dân đều được đưa  ra bàn bạc dân chủ, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Về kinh tế: Thực hiện công khai các khoản thu – chi, báo cáo rõ ràng, minh  bạch cho dân biết, những điều dân thắc mắc đều được giải trình rõ ràng không có  8
  9. biểu hiện tiêu cực trong thu – chi tài chính, nên được nhân dân tin tưởng. Vì vậy   suốt 3 năm qua không có khiếu kiện xảy ra. ­ Nhân dân trong thôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính   sách pháp luật của Nhà nước. Về  công tác quân sự, thực hiện luật nghĩa vụ quân   sự, trong 3 năm qua việc gọi công dân lên đường nhập ngũ đều đạt chỉ  tiêu quân  số  cấp trên giao, không có trường hợp nào chống lệnh gọi nhập ngũ, không có  quân nhân nào đảo ngũ. Luật đất đai cơ bản được nhân dân thực hiện tốt. Việc duy trì thực hiện quy ước làng văn hóa được đông đảo nhân dân đồng   tình hưởng ứng. Các nội dung của quy ước vẫn được giữ nguyên không có sự thay   đổi, bổ sung nào. ­ Về  an ninh trật tự: Do làm tốt công tác vận động toàn dân đoàn kết giữ  vững trật tự an ninh trong thôn xóm nên 3 năm qua tình hình trong thôn ổn định về  chính trị, an ninh được giữ vững, làng xóm được bình yên, các tệ nạn xã hội được   đẩy lùi. ­ Kết quả xếp loại chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể: Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 ­ Chi bộ TSVM TSVM TSVM ­ Ban Công tác Mặt trận Tốt Tốt Tốt ­ Chi hội Nông dân Xuất sắc Xuất sắc Xuất sắc ­ Chi hội Phụ nữ Xuất sắc Xuất sắc Xuất sắc ­ Chi hội CCB Xuất sắc Xuất sắc Xuất sắc ­ Chi hội NCT Tốt Tốt Tốt ­ Đoàn thanh niên Khá Khá Khá ­ Các đối tượng chính sách trên địa bàn của thôn được cấp ủy, chính quyền,  đoàn thể quan tâm giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần nên 100% các hộ  gia đình  chính sách đều có mức sống từ trung bình trở lên. ­ 3 năm qua thôn không có trọng án hình sự. 9
  10. 1.5­ Tiêu chí 5: Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ  lẫn nhau trong cộng  đồng: Nhìn chung trong 3 năm từ  2012 đến nay, tình hình địa phương luôn giữ  được ổn định, vụ việc mâu thuẫn, mất đoàn kết giảm nhiều, ít có các trường hợp   xảy ra. Thôn có 02 tổ hòa giải gồm 10 thành viên, mỗi tổ gồm 5 thành viên, đã hòa  giải thành công 5/6 vụ, còn 1 vụ lập biên bản gửi lên xã giải quyết. ­ Việc tham gia các loại quỹ: Thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền  ơn đáp nghĩa, giúp đỡ  người già, người cô đơn không nơi nương tựa, người bị  nhiễm chất độc da cam. Trong 3 năm qua làng đã tổ chức xây dựng các loại quỹ do  Nhà nước phát động như: Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam, quỹ đền ơn đáp   nghĩa, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ ngày vì người nghèo với tổng số tiền đóng góp trên   25 triệu đồng, hoàn thành 100% chỉ tiêu trên giao.       Các đối tượng chính sách được quan tâm giúp đỡ, có mức sống trung bình trở  lên.       Ngoài ra làng còn vận động xây dựng quỹ khuyến học do xã phát động; ủng hộ  các cháu thanh niên tham gia hoạt động hè, các cháu nhi đồng tổ  chức Tết Trung   Thu với số tiền hơn 15 triệu đồng. Bên cạnh các hoạt động trên, nhân dân trong thôn còn có phong trào giúp  nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, được thể  hiện qua hoạt động của các tổ  chức đoàn thể như chi hội Phụ nữ, chi hội Nông dân. 2­ Hạn chế, yếu kém cần khắc phục: ­ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của thôn có thời điểm chưa được tập trung cao,   phải tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ quan trọng khác. ­ Tình hình phát triển kinh tế còn chậm, chưa tích cực chuyển đổi các loại   giống cây trồng, sản xuất còn manh mún. Do vậy, năng suất còn thấp so với mặt  bằng của huyện. Chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phân tán thu nhập thấp. ­ Thôn chưa có sân thể thao  ­ Phong trào hoạt động văn hóa văn nghệ  thể  dục thể  thao còn trầm, chưa   được tổ chức thường xuyên. 10
  11. ­ Vẫn còn có người vi phạm chính sách dân số KHHGĐ ­ Nghĩa trang nhân dân tuy đã được quy hoạch, đã có quy định cụ thể nhưng  vẫn còn một số gia đình vi phạm trong việc xây cất mồ mả. ­ Đường làng, ngõ xóm có đoạn bị xuống cấp chưa được tu sửa kịp thời ­ Tỷ lệ hộ gia đình có công trình hợp vệ sinh chưa cao ­ Việc duy trù tổng kết đánh giá thực hiện quy  ước làng chưa được tiến   hành thường xuyên. IV­ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO 1­ Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo ­ Tăng cường sự  lãnh đạo của cấp  ủy, chi bộ  Đảng đối với chính quyền,   Ban vận động, Ban công tác mặt trận và các đoàn thể quần chúng của thôn, phấn  đấu duy trì giữ vững và nâng cao các tiêu chuẩn của làng văn hóa, đáp ứng yêu cầu   của tình hình mới. Đặc biệt là thời kỳ trước mắt khi tiến hành xây dựng nông thôn  mới. ­ Ban vận động của thôn cần được kiện toàn kịp thời khi có sự  thay đổi  nhân sự  và hàng năm xây dựng kế  hoạch hoạt động để  thúc đẩy phong trào phát   triển, nâng cao các tiêu chí làng văn hóa. ­ Các tổ  chức đoàn thể  quần chúng như  thanh niên, phụ  nữ, nông dân, hội  người cao tuổi, hội cựu chiến binh cần phối hợp chặt chẽ h ơn n ữa, đồng bộ  hơn  nữa trong việc tham gia xây dựng làng văn hóa. 2­ Những mục tiêu cần tập trung: Để góp phần thực hiện thành công mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn  mới giai đoạn 2012 – 2015 trên địa bàn toàn thôn, trong đó có các tiêu chí thuộc lĩnh   vực văn hóa, chúng tôi cần xác định những mục tiêu như sau: ­ Phấn đấu giảm hộ nghèo mỗi năm theo mức bình quân chung của huyện ­ Phấn đấu 100% đường làng, ngõ xóm được đổ  bê tông, lát gạch theo tiêu  chí nông thôn mới. 11
  12. ­ Tiếp tục tu bổ những đoạn đường làng đã bị xuống cấp theo tiêu chí nông  thôn mới. ­ Phấn đấu đến năm 2018 có sân thể thao của thôn         ­ Đầu tư nâng cấp chất lượng trang thiết bị phục vụ hoạt động của nhà văn  hóa thôn. ­ Thành lập 1 CLB thể  dục thể  thao; Nâng cao chất lượng hoạt động của  các đội, CLB văn hóa văn nghệ hiện có. ­ Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện  tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ  hội. Đặc biệt là việc xây  cất mồ mả theo đúng quy định. Có những hình thức xử lý phù hợp đối với những  trường hợp vi phạm quy ước làng. ­ Không để các tệ nạn xã hội phát sinh. ­ Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa. Phấn đấu là thôn không có người  sinh con thứ 3 trở lên. ­ Giữ vững thành tích đã đạt được về giáo dục và y tế. ­ Vận động nhân dân thực hiện giữ  gìn tốt vệ  sinh đường làng ngõ xóm,   thực hiện xây dựng và sử dụng các công trình vệ sinh đảm bảo hợp vệ sinh. ­ Phấn đấu duy trì tốt hàng năm đánh giá tổng kết việc thực hiện quy  ước   làng. ­Duy trì, nâng cao chất lượng xếp loại của chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn  thể ­   Tích   cực   tuyên   truyền   vận   động   nhân   dân   chấp   hành   tốt   chủ   trương,   đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa  phương, quy ước của làng đề ra. Trên đây là báo cáo kết qủa 3 năm duy trì và phát triển danh hiệu Làng văn  hóa của cán bộ  và nhân dân thôn Hoàng Các. Ban vận động thôn Hoàng Các đề  nghị  Ban chỉ  đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”  huyện Phù cừ, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn  hóa” xã Tiên Tiến xét, công nhận lại danh hiệu Làng văn hóa cho làng Hoàng Các. 12
  13.     T/M. BCĐ PT “TDĐKXDĐSVH” XàTIÊN TIẾN T/M. BVĐ THÔN Trưởng ban      Trưởng ban                     Nguyễn Quý Bình                                     Trưởng thôn                                                            Tr ần Văn Đổi BCĐ PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN             CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA”                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc         XàTIÊN TIẾN                                    =====***===== BAN VẬN ĐỘNG THÔN NẠI KHÊ                                                                                           Số:      /BC­BVĐ                                                   Tiên Tiến, ngày 25 tháng 10 năm  2014   BÁO CÁO KẾT QUẢ 3 NĂM DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN  DANH HIỀU LÀNG VĂN HÓA NẠI KHÊ Kính gửi:  ­ BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng     đời sống văn hóa” huyện Phù Cừ ­ BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng     đời sống văn hóa” xã Tiên Tiến Làng Nại Khê thuộc xã Tiên Tiến được UBND huyện quyết định công nhận  danh hiệu làng văn hóa năm 2007 và được công nhận lại năm 2011. Làng đã tổ  chức lễ  đón nhận danh hiệu làng văn hóa. Từ  đó đến nay làng   tiếp tục duy trì và phát triển các phong trào nhằm giữ  vững và nâng cao chất   lượng làng văn hóa, đã đạt những kết quả cụ thể như sau: 13
  14. I­ CÔNG TÁC CHỈ  ĐẠO DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO XÂY  DỰNG LÀNG VĂN HÓA 1­ Công tác triển khai thực hiện: Nhận thức được vấn đề  đạt danh hiệu làng văn hóa đã là khó nhưng việc   gìn giữ danh hiệu còn khó hơn. Nên ngay sau khi được công nhận danh hiệu làng  văn hóa, Chi bộ  đã tiếp tục duy trì sự  chỉ  đạo sát sao, cụ  thể  đối với Ban vận  động, các đoàn thể  của thôn để  nhằm giữ  vững danh hiệu làng văn hóa đã đạt  được. Đồng thời đặt ra mục tiêu chỉ đạo thôn Nại Khê phấn đấu được công nhận  lại định kỳ sau 3 năm. Trên cơ  sở  nghị  quyết cơ  sở  đã đề  ra, Ban vận động thôn đã có kế  hoạch  duy trì thực hiện nâng cao các tiêu chí của làng văn hóa nhằm hướng tới mục tiêu  được công nhận lại lần 2 vào năm 2014. Các tổ chức đoàn thể quần chúng là thành viên của Ban vận động thôn, trên  cơ  sở  chức năng nhiệm vụ  của mình cũng có kế  hoạch phối hợp thực hiện trong   công tác xây dựng làng văn hóa. Năm 2013, Ban vận động thôn được kiện toàn gồm 8 ông bà do ông Nguyễn  Văn Chánh là trưởng ban, phó ban là ông Nguyễn Văn Đặng và 6 ủy viên. Ban vận động thôn đã phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. 2­ Công tác tuyên truyền: Trong những năm qua bằng hình thức tuyên truyền trên hệ  thống truyền   thanh của thôn, thôn đã duy trì thường xuyên việc vận động tuyên truyền giáo dục  trong nhân dân để nhân dân nắm rõ hơn về mục đích, ý nghĩa, tác dụng  của việc   xây dựng làng văn hóa. Một số  văn bản như: Tiêu chuẩn gia đình văn hóa, làng văn hóa, quy  ước   của làng, … cũng được tuyên truyền để nhân dân nắm được và thực hiện. Ngoài hình thức tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, thôn còn tiến hành  tuyên truyền lồng ghép vào các hội nghị đoàn thể quần chúng những nội dung về  xây dựng làng văn hóa. II­ KẾT QUẢ CỤ THỂ 14
  15. 1­ Kết quả đạt được theo 5 tiêu chuẩn: 1.1­ Tiêu chuẩn 1: Đời sống kinh tế: * Về sản xuất nông nghiệp: Những năm gần đây, thiên tai, thời tiết có nhiều biến động bất thường gây  không ít khó khăn cho mùa vụ; sâu bệnh có nhiều diễn biến phức tạp làm  ảnh  hưởng đến năng suất cây trồng. Song với tinh thần cần cù, sáng tạo, khắc phục  mọi khó khăn về thời tiết, thiên tai, sâu bệnh nên săng suất lúa luôn ổn định. Năng  suất được đẩy lên năm sau cao hơn năm trước với tổng diện tích gieo cấy là   90,35ha. Năm 2012 bình quân ước đạt 6,7 tấn/ha; tổng sản lượng 65.345kg Năm 2013 năng suất lúa đạt 7,7 tấn/ha; tổn sản lượng 67.762kg Cây vụ  đông vẫn duy trì đều đặn ngày càng phát triển, nhiều giống cây  trông có năng suất cao, có giá trị  kinh tế  cao như  bí xanh; ngô đông, rau màu các  loại, dưa chuột xuất khẩu đã xuất hiện nhiều hơn trên ruộng đồng Nại Khê. Năm 2012 tổng diện tích là 25 mẫu, ước tính năng xuất bình quân 1,5 triệu  đồng/mẫu; tổng thu là 375 triệu đồng. Năm 2013, tổng diện tích trồng các loại cây là 30 mẫu, năng suất thu 2 triệu   đồng/ mẫu. Tổng thu là 600 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 150 triệu đồng. Bên cạnh cây lúa và cây màu vụ đông, nhân dân tích cực chuyển đổi mô hình  VAC, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Năm 2012, mới có một số mô hình nhỏ  lẻ năng suất thấp, kém hiệu quả. Năm 2014 đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi   khá như  chăn nuôi lợn, gà, vịt, tăng thu nhập cao hơn 2012 gấp 2 lần. Hằng năm  cho thu nhập ước tính đạt hàng tỷ đồng. * Về trồng cây ăn quả: Phong trào trông câu ăn quả ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhân dân đã xóa  bỏ  hoàn toàn vườn tạp, chuyển sang trông nhãn, vải, cam quyết là các cây có giá   trị  kinh tế  cao. Hằng năm cho thu nhập từ  vườn cây ăn quả  với số  tiền khá lớn,   ước tính hàng tỷ đồng. 15
  16. Song song với phát triển sản xuất nông nghiệp môt số  nhân dân còn đi lao  động nước ngoài, tận dụng lao động lúc nông nhàn đi lao động, làm việc khắp mọi  miền trên cả nước, đem lại nguồn thu nhập cho quê hương và gia đình khá lớn. Năm 2012, tổng thu nhập bình quân  ước tính 19.360 triệu đồng, bình quân  thu nhập là  18 triệu đồng/ người/ năm Năm 2014, tổng thu nhập  ước tính là 24.805 triệu đồng, bình quân thu nhập  là 20,5 triệu đồng/người/ năm. Do điều kiện thu nhập ngày càng cao nên đời sống ngày càng  ổn định và   được cải thiện. Số hộ khá, hộ giàu tăng lên, số hộ đói bị xóa hoàn toàn. Năm 2014 có 30 hộ/283 hộ có đời sống kinh tế ổn định, đạt 10,6% Năm 2014 số hộ trung bình, khá, giàu là 237 hộ/283 hộ, chiếm 83,7%% Số hộ nghèo năm 2012 là 25hộ/283 hộ, chiếm 8,8 % Số hộ nghèo năm 2014 là 16 hộ/283. hộ, chiếm 5,7 % ( theo tiêu chí mới) Số  hộ  xây nhà mái bằng hoặc lợp ngói năm 2012 là   283hộ/283 hộ, đạt  100%. Số hộ xây nhà mái bằng hoặc lợp ngói  năm 2014 là 283  /283hộ, đạt 100% Trong đó số nhà cao tầng là 15hộ/283hộ, đạt 5,3 %. * Đường làng, ngõ xóm: Toàn thôn có tổng số3,5 km đường. Trong đó có 3km đường đã được lát  gạch vỉa nghiêng đạt 85,7%. Trong 3 năm qua  nhân dân trong làng đã đóng góp tu   sửa những đoạn đường bị  xuống cấp, xây đượng gần  150m kè bờ  ao, chống sạt  lở, trị giá  200 triệu đông. ­ 100% hộ gia đình được sử dụng điện, không có vụ việc mất an toàn do sử  dụng điện xảy ra. 1.2­ Tiêu chí 2: Đời sống văn hóa: a. Các thiết chế phục vụ hoạt động thông tin, thể  dục thể  thao, giáo dục, y  tế: 16
  17. Năm 2007, thôn đã xây dựng được nhà văn hóa to đẹp, khang trang với diện   tích là 2.000m2, có đầy đủ  tường bao quanh, sân và các công trình phụ  trợ, có đủ  trang thiết bị như bàn ghế, ti vi. Giá trị đầu tư trên 300 triệu đồng. Từ đó, nhân dân  trong làng có chỗ hội họp thoáng mát rộng rãi. Hệ thống truyền thanh của thôn có 03 cụm loa truyền thanh. ­ Thôn có một tủ sách, trong thời gian qua số sách được bổ sung là 14 cuốn,   nâng tổng số sách lên 55 cuốn. Đáp ứng một phần nào nhu cầu mượn – đọc sách   của một số nhân dân trong thôn. ­ Hoạt động văn hóa văn nghệ được duy trì tổ chức vào các dịp lễ, tết và các  ngày kỷ niệm lớn trong năm, do đội văn nghệ  của thôn đảm nhiệm ( nòng cốt là  hội viên hội phụ nữ). b. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ  hội và sinh   hoạt cộng động. ­ Về  việc cưới: Thực hiện Luật hôn nhân gia đình từ  năm 2012 đến nay  trong làng không có trường hợp nào tảo hôn, cưới không đăng ký, hầu hết các đám  cưới được tổ  chức đảm bảo lành mạnh, tiết kiệm, không phô trương hình thức,   không gây tốn kém quá mức so với kinh tế gia đình. ­ Về  việc tang: 100% các gia đình có người thân gia đời đã thực hiện các  quy định về việc tang như không để thi hài người chết trong nhà quá 36 giờ, không  thổi kèn, đánh trống quá 22 giờ  và trước 5 giờ  sáng, không tổ  chức ăn uống linh   đình, mà chủ  làm cơm cho những người trong gia đình và những người  ở  xa về.   Thực hiện chôn cất đúng nơi quy định. So với khi được công nhận việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc  cưới, việc tang được duy trì và giữ vững. c­ Tệ nạn xã hội: Trong 3 năm qua, thôn không có người mắc tệ  nạn xã hội, tàng trữ  và sử  dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành. d­ Gia đình văn hóa: 17
  18. Hàng năm, được sự  chỉ  đạo, hướng dẫn của phòng Văn hóa và thông tin  huyện, Ban vận động thôn đã phối hợp với Ban công tác mặt trận tiến hành bình  xét các gia đình đủ tiêu chuẩn để đề nghị UBND xã quyết định công nhận. Nếu như số gia đình văn hóa 2011 là 85 % thì nay số gia đình văn hóa đã tăng  lên 10hộ  và đã đạt 93 %. Nhìn chung các gia đình văn hóa chấp hành tốt chủ  trương, đướng lối, chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các   quy định của địa phương. Nhìn chung các gia đình văn hóa thực hiện khá tốt quy  ước của làng, đoàn  kết một lòng giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Năm 2012, 2013 thôn đều được công nhận là khu dân cư tiên tiến. Năm 2014   có 4 hộ  được tặng danh hiệu “Ông bà, cha mẹ  mẫu mực, con trung hiếu, cháu   thảo hiền” đạt 1,41 %, so với năm 2012 tăng 1 hộ = 0,35% e­ Giáo dục: ­ Năm 2012 số trẻ đi nhà trẻ là 30 cháu/ 30cháu, đạt 100% ­ Năm 2013 số trẻ đi mẫu giáo là 25cháu/ 25 cháu, đạt 100% Các cháu trong độ  tuổi đi học Tiểu học, Trung học cơ  sở  đạt 100%, làng  không có cháu nào bỏ học, không có người mù chữ. ­ Năm 2012, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS là 100% ­ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT là: 97% f­ Tình hình dịch bệnh: ­ Trong những năm qua thôn không có dịch bệnh xảy ra ­ Số trẻ em dưới 3 tuổi suy dinh dưỡng: Năm 2012 là 4/25 cháu, tỷ lệ 16% Năm 2013 là 1/30cháu, tỷ lệ 0,4% Năm 2014 là 0/30 cháu, tỷ lệ 0 %  ­ Trẻ  em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ  theo quy định là 32 /32cháu, đạt   100%. ­ Phụ nữ có thai được khám định kỳ đạt 100%. 18
  19. 1.3­ Tiêu chuẩn 3: Về môi trường cảnh quan: Để đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất các dịch bệnh   xảy ra, làm cho diện mạo quê hương ngày càng đẹp hơn. Nhân dân trong làng   thường xuyên dọn vệ  sinh, quét dọn đường làng ngõ xóm, phát quang 2 bên lề  đường, khơi thông cống rãnh, không để  nước  ứ đọng, không đổ  rác thải bừa bãi,  không vứt súc vật chết ra đường gây ô nhiễm môi trường  ảnh hưởng đến sức   khỏe của nhân dân. Năm 2009, thôn đã xây được 1 hố  chứa rác thải và thành lập thu gom rác   thải, tổ  đã đi vào hoạt động, hàng ngày thu gom rác thải vận chuyển về  nơi quy   định. Vì vật đường làng, ngõ xóm cơ bản giữ được phong quang, sạch sẽ. ­ Số hộ sử dụng nước giếng khoan, nước mưa là: Năm 2012 là 226 hộ, đạt  80%. Năm 2014 là 283/283 hộ đạt 100%. ­ Số hộ có hố xí hợp vệ sinh năm 2014 là 283/283 hộ, đạt 100 % Làng có một ngôi đền đã bị xuống cấp, thời gian gần đây đã được nhân dân   đóng góp tu sửa thành một ngôi đền to đẹp thu hút nhân dân trong thôn, trong xã và  khách thập phương về dự lễ đền vào các dịp lễ, tết. 1.4­ Tiêu chuẩn 4: Chấp hành chủ  trương chính sách của Đảng, pháp luật  của Nhà nước. Trong những năm qua chính quyền rất quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ  biến pháp luật cho nhân dân. Vì vậy tuyên truyền và phổ viến pháp luật cho nhân  dân   được tiến hành kịp thời, nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành. Thực hiện quy   chế dân chủ ở cơ sở những vấn đề thuộc thẩm quyền của nhân dân đều được đưa  ra bàn bạc dân chủ, với phương châm “dân biết, dân bàn, kiểm tra”. Về kinh tế: Thực hiện công khai các khoản thu – chi, báo cáo rõ ràng, minh  bạch cho dân biết, những điều dân thắc mắc đều được giải trình rõ ràng không có  biểu hiện tiêu cực trong thu – chi tài chính, nên được nhân dân tin tưởng. Vì vậy   suốt 3 năm qua không có khiếu kiện xảy ra. ­ Nhân dân trong thôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính   sách pháp luật của Nhà nước. Về  công tác quân sự, thực hiện luật nghĩa vụ quân   19
  20. sự, trong 3 năm qua việc gọi công dân lên đường nhập ngũ đều đạt chỉ  tiêu quân  số  cấp trên giao, không có trường hợp nào chống lệnh gọi nhập ngũ, không có  quân nhân nào đảo ngũ. Luật đất đai cơ bản được nhân dân thực hiện tốt. Số người sinh con thứ 3 là: 01 trường hợp Việc duy trì thực hiện quy ước làng văn hóa được đông đảo nhân dân đồng   tình hưởng ứng. Các nội dung của quy ước vẫn được giữ nguyên không có sự thay   đổi, bổ sung nào. ­ Về  an ninh trật tự: Do làm tốt công tác vận động toàn dân đoàn kết giữ  vững trật tự an ninh trong thôn xóm nên 3 năm qua tình hình trong thôn ổn định về  chính trị, an ninh được giữ vững, làng xóm được bình yên, các tệ nạn xã hội được   đẩy lùi. ­ Kết quả xếp loại chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể: Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 ­ Chi bộ TSVM TSVM ­ Ban Công tác Mặt trận Tiên tiến Tiên tiến ­ Chi hội Nông dân Xuất sắc Xuất sắc ­ Chi hội Phụ nữ Xuất sắc Xuất sắc ­ Chi hội CCB TSVM TSVM ­ Chi hội NCT Xuất sắc Xuất sắc ­ Đoàn thanh niên TSVM TSVM ­ Các đối tượng chính sách trên địa bàn của thôn được cấp ủy, chính quyền,  đoàn thể quan tâm giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần nên 100% các hộ  gia đình  chính sách đều có mức sống từ trung bình trở lên. ­ 3 năm qua thôn không có trọng án hình sự 1.5­ Tiêu chí 5: Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ  lẫn nhau trong cộng  đồng: Nhìn chung trong 3 năm từ  2012 đến nay, tình hình địa phương luôn giữ  được ổn định, vụ việc mâu thuân, mất đoàn kết giảm nhiều, ít có các trường hợp   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2