Báo cáo khảo sát tuyến điểm du lịch Hà Nội - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam
lượt xem 316
download
Lời Mở Đầu Du lịch là “sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc”. Trên thế giới, du lịch hiện được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó mang lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo khảo sát tuyến điểm du lịch Hà Nội - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam
- Báo cáo khảo sát tuyến điểm du lịch Hà Nội - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam
- Lời Mở Đầu Du lịch là “sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc”. Trên thế giới, du lịch hiện được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - x• hội mà nó mang lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đ• đặt ra mục tiêu “Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực. Phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực”. Kế hoạch phát triển kinh tế x• hội 5 năm 2006-2010 cũng xác định mục tiêu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực; Phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lượng cao; Đảm bảo quan hệ hài hoà giữa phát triển du lịch và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hoá. Bên cạnh đó việc đào tạo cán bộ công nhân viên của ngành du lịch đang được nước ta hết sức quan tâm, những học sinh, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về ngành du lịch ngày càng được quan tâm, chú ý và được dành khá nhiều chế độ đào tạo đặc biệt. Ngoài khối lượng kiến thức được truyền tải trên lớp, qua sách vở, báo chí, kênh thông tin đại chúng thì những chuyến đi thực tế là không thể thiếu, chỉ khi đi thực tế chúng ta mới hiểu bản chất, được cụ thể hoá những vấn đề đ• học. Kinh nghiệm thực tế qua những chuyến đi rất cần cho sinh viên du lịch để làm quen với công việc của mình sau này, giúp cho sinh viên củng cố được rất nhiều kiến thức hình thành nên ý tưởng định hình cho công việc sau này. Đáp ứng với yêu cầu cấp bách trên, để đào tạo sinh viên theo chiều sâu, giúp sinh viên cọ sát với thực tế, vừa qua khoa du lịch trường đại học dân lập Đông Đô đ• kết hợp với công ty du lịch Nam Việt tổ chức cho sinh viên khoá 12 khoa du lịch đi thực tế khảo sát tuyến điểm du lịch: “Hà Nội - Nghệ An - Quảng Bình - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam” từ ngày 23/3 – 3/4/2009. Qua chuyến đi thực tế sinh viên đ• học được rất nhiều kiến thức bổ ích, mở rộng tầm nhìn tầm hiểu biết. Đặc biệt qua chuyến đi khảo sát tuyến điểm du lịch vừa qua giúp cho sinh viên, những người làm du lịch trong tương lai cảm thấy tự tin hơn khi nói với du khách những điểm đ• đi qua. Con mắt nhìn về Việt Nam đ• rộng hơn, tự hào hơn. Chuyến đi cũng gắn kết những người làm du lịch trong tương lai lại bên nhau, lời hứa cùng giúp nhau thành công.
- Qua chuyến đi này em xin chân thành cảm ơn tiến sỹ Vũ Đình Thụy cùng các thầy cô trong khoa đ• hết sức tận tình chỉ bảo giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện chuyến hành trình. Do thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi sai sót mong quý thầy cô giúp đỡ cho bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Lê Văn Thái 1. Tính cấp thiết của vấn đề Trên bước đường phát triển của Việt Nam hiện nay, du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - x• hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó tuyến điểm du lịch là những phân vị quan trọng trong tổ chức l•nh thổ du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh phát triển du lịch của cả nước. Vậy làm thế nào để hiểu rõ được các tuyến điểm du lịch của cả nước? Nắm bắt các tài nguyên thiên nhiên trên các tuyến điểm đó để có thể tìm ra những thế mạnh và tiềm năng của từng tuyến điểm để có thể phát triển trong tương lai đưa du lịch trở thành trọng điểm kinh tế của đất nước. Báo cáo khảo sát tour tuyến giúp cho chúng ta có thể nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng tuyến, điểm du lịch. Xác định rõ các tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng thế mạnh của từng tuyến điểm để có thể phát triển tuyến điểm du lịch đó cũng như phát triển du lịch, đưa đất nước ta trở nên ngày càng giàu mạnh hơn. Báo cáo khảo sát tuor tuyến hết sức quan trọng và cần thiết, góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra trong phát triển du lịch Việt Nam. 2. Mục đích và ý nghĩa a. Mục đích Tìm hiểu rõ về phạm vi, vai trò của tuyến điểm: “ Hà Nội - Nghệ An - Quảng Bình - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam” trong công cuộc đổi mới và phát triển du lịch bền vững đối với đất nước. Tìm hiểu và nêu rõ tiềm năng du lịch nổi trội của các tuyến điểm đ• đi qua, các tiềm năng thế mạnh của từng vùng miền để được định hướng và phát triển tối ưu trong tương lai. Xác định chính xác về đường đi, quốc lộ, tỉnh lộ, mốc đánh dấu đường, thời gian di chuyển và khoảng cách giữa các tuyến điểm đ• tham quan. Báo cáo chất lượng của dịch vụ du lịch. b. ý nghĩa
- Qua chuyến đi thực tế sinh viên đ• bước đầu định hướng và nắm bắt được công việc của mình trong tương lai và khám phá được những kinh nghiệm mới trong các chương trình du lịch. Sinh viên có thể tận mắt tham quan các danh lam thắng cảnh trên các tuyến điểm tham quan. Có thể đánh giá nhận xét về các khu du lịch, các địa điểm đ• tham quan. Giúp sinh viên nắm bắt được các tuyến điểm du lịch, tiềm năng du lịch của từng địa phương. Từ thực trạng của từng tuyến điểm du lịch, sinh viên những nhà làm du lịch trong tương lai có thể đưa ra những ý kiến nhận xét đánh giá về các điểm mạnh và điểm yếu trong du lịch của từng địa phương. Đưa ra các định hướng và giải pháp để phát triển du lịch trong tương lai. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về thực trạng các giá trị tiềm năng, tài nguyên của các tuyến điểm đi qua. Nghiên cứu về các hiện trạng khai thác tài nguyên phục vụ du lịch, tính hấp dẫn của các điểm du lịch đối với khách du lịch. Nghiên cứu về lịch trình đường đi, quốc lộ và khoảng cách giữa các tuyến điểm đ• tham quan. Tìm hiểu vah công tác quản lý và bảo tồn di sản tại các địa điểm tham quan. Nghiên cứu về chất lượng của các dịch vụ. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về các giá trị tài nguyên phục vụ du lịch của từng địa phương đ• đi qua và tham quan. Tập chung nghiên cứu các giá trị tài nguyên tại địa điểm tham quan Các tỉnh đ• đi qua mà không tham quan thì chỉ mô tả mức độ, các tỉnh tham quan thì cần mô tả chi tiết các giá trị tài nguyên và tiềm năng du lịch, các điều kiện và tiềm năng có thể phát triển du lịch trong tương lai. Nghiên cứu về phương pháp hướng dẫn, điều hành du lịch và tổ chức chương trình du lịch. Nghiên cứu về các dịch vụ liên quan tới chương trình du lịch như: khách sạn, vận chuyển, ăn uống…. 5. Kết cấu của báo cáo Bố cục của báo cáo gồm 3 chương: Chương I: Chương trình và giá tuor Chương II: Tiềm năng và thực trạng Chương III: Định hướng và giải pháp
- CHƯƠNG I: CHƯƠNG TRìNH Và GIá TOUR I. CHƯƠNG TRìNH Hà Nội - Quảng Bình - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Nghệ An - Hà Nội (Thời gian: 11 ngày - 10 đêm - Phương tiện: Ôtô - Thuyền) Ngày thứ 1: Hà Nội – Quảng Bình Sáng: 05h30 hướng dẫn viên cùng xe đón quý khách đi Vinh. Quý khách nghỉ ăn sáng tại Phủ Lý (Quý khách tự túc trả tiền) 12h30 Quý khách ăn trưa tại thành phố Vinh. Chiều: 13h30 Xe tiếp tục đưa quý khách đi Đồng Hới. 17h30 Tới Đồng Hới quý khách nhận phòng nghỉ ngơi (Tại khách sạn Đồng Hới hoặc tương đương) 19h00 Quý khách ăn tối tại khách sạn. Sau khi ăn tối quý khách tự do đi thăm quan tượng đài Mẹ Suốt, thành cổ Đồng Hới, chiến lũy Đào Duy Từ, b•i biển Nhật Lệ. Ngày thứ 2: Phong Nha – Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn – Quảng Trị Sáng: Quý khách tự do ăn sáng, làm thủ tục trả phòng. 07h00 xe đưa quý khách đi dộng Phong Nha. Quý khách lên thuyền đi thăm động Phong Nha (Quý khách chỉ đi thăm động nước). 2h00 Quý khách ăn trưa tại Phong Nha. Chiều: 13h00 Xe tiếp tục đưa quý khách đi Đông Hà theo đường Hồ Chí Minh. Trên đường đi xe đưa quý khách vào thăm nghĩa trang Trường Sơn đoàn vào làm lễ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ. Quý khách tiếp tục hành trình trên đường đi quý khách tìm hiểu về đường 9 lịch sử, căn cứ Khe Sanh, căn cứ Làng Vây, sân bay Tà Cớn. Tới Đông Hà quý khách nhận phòng tại khách sạn Thành Quả (Hoặc tương đương). Quý khách ăn tối tại khách sạn. 20h00 Quý khách tự do tham khảo và mua săm hàng hóa tại thị x• Đông Hà. Ngày thứ 3: Quảng Trị – Huế
- Sáng: 6h30 Quý khách tự do ăn sáng, làm thủ tục trả phòng. 07h00 Quý khách lên xe, xe đưa quý khách ghé thăm Thành Cổ Quảng Trị đoàn làm lễ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đ• hy sinh tại Thành Cổ Quảng Trị. (nằm bên sông Thạch H•n). Quý khách tham quan bảo tàng, tìm hiểu về 81 ngày đêm máu lửa tại Thành Cổ Quảng Trị, chụp ảnh lưu niệm. 10h00 Xe đưa quý khách về Huế. 11h30 Tới Huế xe đưa quý khách ăn tại nhà hàng. 12h00 Quý khách nhận phòng nghỉ ngơi tại khách sạn Đồng Lợi (Hoặc tương đương). Chiều: 14h30 Xe đưa quý khách đi tham quan tại b•i biển Thuận An. 17h00 Quý khách lên xe về khách sạn, nghỉ ngơi tại khách sạn. 19h00 Quý khách ăn tối tại khách sạn. Quý khách tự do đi tham quan thành phố Huế. Ngày thứ 4: Tham quan Huế mộng mơ Sáng: 06h30 Quý khách tự do ăn sáng 07h00 Xe đưa quý khách đi tham quan cầ Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ, Đại Nội với lầu Ngũ Phụng, Điện Thái Hòa, Tử cấm Thành, Thế Miếu, Cửu Đỉnh…. 11h30 Quý khách ăn trưa tại khách sạn. Chiều: 14h00 Xe đưa quý khách đi tham quan Lăng Tự Đức, Lăng Khải Định, Đàn Nam Giao. 18h30 Đoàn ăn tối nghỉ ngơi. 20h10 Quý khách lên thuyền nghe ca Huế trên sông Hương Quý khách tự do tham quan Thành Phố Huế về đêm. Ngày thứ 5: Huế Sáng: 06h30 Quý khách tự do ăn sáng. 07h00 Quý khách lên xe đi thăm Lăng Minh Mạng, chùa Từ Đàm. 11h30 Quý khách ăn trưa tại khách sạn. Chiều: 14h00 Quý khách tự do đi chợ mua sắm tại chợ Đông Ba. 18h00 ăn tối tại khách sạn. Ngày thứ 6: Huế - Đà Nẵng - Hội An.
- Sáng: 06h00 Xe và hướng dẫn viên đưa quý khách đi Đà Nẵng, quý khách dùng chân tại b•i biển Lăng Cô. Xe tiếp tục đưa quý khách đi chui qua đèo Hải Vân trên đường đi quý khách ngắm nhìn cảnh thành phố Đà Nẵng. 11h15 Xe đua quý khách tới Hội An. 11h30 Quý khách ăn trưa, nhận phòng nghỉ ngơi tại khách sạn ở Hội An. Chiều: 14h00 Quý khách tham quan phố cổ Hội An ( Chùa Cầu Nhật Bản, Hội Quán Phúc Kiến). 19h00 Ăn tối tại khách sạn sau đó quý khách tự do tham quan thị x• Hội An về đêm. Ngày thứ 7: Hội An - Mĩ Sơn - Đà Nẵng Sáng: 06h30 Quý khách tự do ăn sáng làm thủ tục trả phòng. 07h00 Xe và hướng dẫn viên đưa quý khách đi thăm Thánh Địa Mỹ Sơn (Tại huyện Du Xuyên). 11h00 Xe đưa quý khách về Đà Nẵng, quý khách nhận phòng nghỉ ngơi. ( Tại khách sạn Công Đoàn Thanh Bình). 12h30 Quý khách ăn trưa nhận phòng nghỉ ngơi. Chiều: 14h30 Xe đưa quý khách đi tham quan khu du lịch Nôn Nước, Núi Ngũ Hàng Sơn, làng trạm khắc đá. 17h45 Xe đưa quý khách về khách sạn 18h30 Quý khách ăn tối tại nhà hàng hoặc khách sạn, tự do tham quan sông Hàn, tự do xem bắn pháo hoa quốc tế. Ngày thứ 8: Tham quan tại Đà Nẵng Sáng: 07h00 Quý khách tự do ăn sáng, xe đưa quý khách đi thăm bảo tàng Chăm (Quý khách nghe giới thiệu về văn hóa của dân tộc Chăm Pa). 11h30 Quý khách ăn trưa tại nhà hàng hoặc khách sạn. Chiều: 14h00 Quý khách tự do đi chợ và tham quan thành phố Đà Nẵng… 18h30 Quý khách ăn tối tại khách sạn, tự do tham quan sông Hàn…. Ngày thứ 9: Đà Nẵng – Đồng Hới Sáng: 07h00 Quý khách tự do ăn sáng, quý khách làm thủ tục trả phòng, xe đua quý khách về Đồng Hới. Trên đường đi quý khách ghé tham quan chợ Đông Hà. 11h30 Quý khách ăn trưa tại nhà hàng hoặc khách sạn.
- Chiều: 12h30 Xe cùng hướng dẫn đưa quý khách về Quảng Bình, trên đường quý khách tìm hiểu về căn cứ Cồn Tiêu - Dốc Miếu, khu DMZ…. Quý khách nghe giới thiệu về sông Bến Hải – Cầu Hiền Lương, vĩ tuyến 17 thiêng liêng. Xe đưa quý khách đi thăm địa đạo Vịnh Mốc, tìm hiểu về cuộc sống của người dân Vĩnh Linh trong địa đạo. 16h30 Tới Đồng Hới, quý khách nhận phòng nghỉ ngơi tại khách sạn Đồng Hới. Quý khách ăn tối tại khách sạn, tự do tham quan thành phố Đồng Hới, tự do đi mua sắm tại các cửa hàng, siêu thị…. Ngày thứ 10: Đồng Hới - Cửa Lò Sáng: 06h30 Quý khách tự do ăn sáng. 07h00 Quý khách làmg thủ tục trả phòng, 07h30 xe đưa quý khách về Cửa Lò. Trên đường đi quý khách ghé thăm ng• ba Đồng Lộc. Đoàn làm lễ dâng hương tưởng niệm các hùng liệt sỹ đ• hy sinh tại ng• ba Đồng Lộc. Quý khách tham quan bảo tàng, tìm hiểu về sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái thanh niên xung phong tại ng• ba Đồng Lộc, chụp ảnh lưu niệm. Xe tiếp tục hành trình đưa quý khách về Nghệ An 12h30 Quý khách ăn trưa tại thành phố Vinh. Chiều: 13h30 Xe đưa quý khách về cửa lò. 14h30 Xe tiếp tục đưa quý khách về Cửa Lò về tới Cửa Lò quý khách nhận phòng nghỉ ngơi tại khách sạn. Quý khách tự do tham quan b•i biển Cửa Lò. 19h00 Quý khách ăn tối tại khách sạn Ngày thứ 11: Cửa Lò - Quê Bác - Hà Nội Sáng: 06h30 Quý khách tự do ăn sáng 07h30 Quý khách trả phòng, xe đưa quý khách đi thăm quê Bác (Quê Ngoại, quê Nội, Nhà lưu niệm Bác Hồ). 11h30 Xe đưa quý khách về thành phố Vinh 12h00 Quý khách ăn trưa tại nhà hàng hoặc khách sạn. Chiều: 13h00 Xe đưa quý khách về Hà Nội. Kết thúc chương trình. II: GIá TOUR Giá trọn gói: 2360.000 Đồng/ 01 khách
- Mức giá bao gồm: Xe ôtô Huyndai Aerospacec máy lạnh, đưa đón theo chương trình Thuyền du lịch tham quan Phong Nha. Thuyền đi trên sông Hương nghe ca Huế Các bữa ăn theo chương trình (mức ăn 60.000 đồng/người/ngày bao gồm 2 bữa ăn chính mỗi bữa 30.000 đồng và không bao gồm ăn sáng). Phòng nghỉ tiêu chuẩn: Điều hòa, tivi, vệ sinh khép kín có khóa an toàn (ở từ 04-06 sinh viên/phòng. Trong phòng có 2 giường ở 4 sinh viên, 3 giường ở 6 sinh viên, 2 giường to phòng víp cũng ở 6 sinh viên). Vé thắng cảnh 01 lần tại tất cả các điểm tham quan theo chương trình. Tiền lễ dâng hương tại nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn. Tiền lễ dâng hương tại Thành Cổ Quảng Trị. Tiền Lễ dâng hương tại ng• ba Đồng Lộc. Tiền lễ dâng hương tại quê nội và quê ngoại Bác Hồ. Bảo hiểm du lịch suốt tuyến ( Mức cao nhất là 10.000.000 đồng /01 vụ) Hướng dẫn viên có kinh nghiệm nhiệt tình hướng dẫn suốt tuyến (tới các điểm tham quan có các hướng dẫn viên tại điểm tham quan thuyết minh) Không bao gồm: Chi phí cá nhân như giặt là, điện thoại, thuế VAT. III. NHậN XéT Ưu điểm: Với chương trình du lịch kéo dài trong 11 ngày 10 đêm với mức giá 2360.000 đồng là tương đối hợp lý. - Chương trình của công ty đưa ra đ• khai thác được trọng tâm các tuyến điểm du lịch du lịch của các vùng miền tiêu biểu và đặc sắc. Chương trình đ• biết lựa chọn thời gian đúng thời điểm bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng. Chương trình đ• gây được hứng thú hấp dẫn cho du khách trước chuyến đi. Nhược điểm: Công ty Nam Việt đ• có những thay đổi rút ngắn về thời gian trong quá trình thực hiện chương trình du lịch. Trong quá trình thực thi hợp đồng công ty Nam Việt đ• giảm bớt không đi tham quan ở một số nơi như: Chùa từ Đàm, Đàn Nam Giao tại Huế. Về chương trình thời gian tự do của du khách quá nhiều, vai trò của người hướng dẫn còn chưa được sử dụng triệt để. Bởi vậy nhiều du khách không
- có người hướng dẫn nên không thể tận dụng tối ưu hoá khoảng thời gian rảnh rỗi của mình và nhiều nơi họ không thể biết được các giá trị vẻ đẹp tiềm ẩn điểm bên trong của điểm đến. CHƯƠNG II: TIềM NĂNG Và THựC TRạNG I. Khái quát tài nguyên du lịch tại các điểm đi qua ? Hà Nội Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay có diện tích 3.324,92 km², gồm một thị x•, 10 quận và 18 huyện ngoại thành. Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là thành phố lớn thứ hai Việt Nam về dân số với 6,233 triệu người. Thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đ• sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của những triều đại Lý, Trần, Lê, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay. Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Hà Nội mở rộng địa giới, ngành du lịch cũng đứng trước vận hội, điều kiện mở rộng hơn những tiềm năng mới từ vùng đất vốn giàu có di tích văn hóa và đầy ắp huyền thoại lịch sử của tỉnh Hà Tây trước đây với định hướng phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, lễ hội và làng nghề.Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống, kiến trúc.... Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn. ? Hà Nam Diện tích: 849,5 km2 Dân số: 811,126 người (2006) với mật độ dân số 941 người/km2
- Hà Nam nằm ở tọa độ địa lý trên 20o vĩ độ Bắc và giữa 105o-110o kinh độ Đông, phía Tây-Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Vị trí địa lý, sự đa dạng về đất đai, địa hình và thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu thuỷ văn thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật-công nghệ, hạ tầng kinh tế - x• hội đ• phát triển của Hà Nam là những yếu tố tích cực để phát triển một nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp tiên tiến và đa dạng, cả về chăn nuôi và trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản. Tiềm năng về phát triển kinh tế của tỉnh còn rất lớn, với sự đầu tư mạnh mẽ, khai thác và sử dụng một cách hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - x• hội trong tương lai. Các điểm du lịch tại đây quy mô tuy nhỏ nhưng với nhiều phong cảnh đẹp nằm trong phạm vi bán kính hẹp đi lại dễ dàng, đây là những tiềm năng để phát triển du lịch nếu được sự đầu tư tôn tạo. ? Ninh Bình Diện tích: 1.400 km² Dân số: khoảng 900.000 người (2003) với mật độ dân số 643 người/km² Ninh Bình tiếp giáp với 4 tỉnh: Hòa Bình ở phía tây bắc, Hà Nam ở phía bắc, Nam Định ở phía đông, Thanh Hóa ở phía tây nam, biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông nam. Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Địa danh này nằm ở vị trí cửa ngõ cực nam của tam giác châu thổ sông Hồng và miền Bắc, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh gắn với vùng đất là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X với nhiều di tích lịch sử. Trong quy hoạch phát triển vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ, Ninh Bình được ưu tiên phát triển thành một trung tâm du lịch. Ninh Bình có tiềm năng du lịch rất lớn, nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư , Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Vườn quốc gia Cúc Phương, khu du lịch sinh thái hang động Tràng An… ? Thanh Hóa Diện tích: 11.106 km², đứng thứ 6 trong cả nước. Dân số: 3,62 triệu người(2005), đứng thứ hai cả nước. Mật độ dân số trung bình: 317 người/km². Thanh Hoá là hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam, nằm ở phía Nam vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, có tiềm năng phát triển với chính sách đầu tư hấp dẫn, vị trí mang tính chiến lược lâu dài, rất thuận tiện để phát triển một nền kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ hiện đại và hoàn chỉnh.
- Thanh Hoá được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Nói đến du lịch Thanh Hoá, trong tâm trí mỗi người đều nghĩ đến Sầm Sơn - nơi tắm biển lý tưởng mà người Pháp đ• biết khai thác cách đây 100 năm và nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng. Tuy nhiên, với bờ biển dài trên 100km còn cho phép Thanh Hoá đầu tư phát triển thêm nhiều khu du lịch biển hấp dẫn khác, như khu du lịch nghỉ mát Nam Sầm Sơn, khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến (huyện Hoằng Hoá), khu du lịch nghỉ mát Hải Hoà (huyện Tĩnh Gia).... II. Các giá trị tài nguyên du lịch tại điểm tham quan ? Nghệ An ? Đôi nét về tỉnh Nghệ An Diện tích: 16.371 km2. Dân số (2004): 2.994.731 người. Tỉnh lỵ: Thành phố Vinh. Nghệ An là một tỉnh lớn ở phía Bắc Trung bộ, phía Bắc giáp Thanh Hóa, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp Hà Tĩnh. Địa hình của tỉnh Nghệ An bao gồm núi, đồi và thung lũng, độ dốc thoải dần từ tây bắc xuống đông nam. Hệ thống sông ngòi dày đặc, quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn chạy qua tỉnh dài hơn 94 km. Bờ biển dài 82 km, có Cửa Lò là cảnh biển quan trọng của miền Trung. Tỉnh có sân bay Vinh, có đường biên giới với Lào dài 419 km. Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không đều thuận lợi. Nghệ An là một mảnh đất đ• sản sinh nhiều danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn nổi tiếng như Mai Hắc Đế, thi sĩ Hồ Xuân Hương... Cũng như các tỉnh khác của Việt Nam, truyền thống văn hóa của tỉnh rất phong phú. Là một tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều mang một bản sắc văn hóa, ngôn ngữ riêng giàu truyền thống. Nghệ An là xứ sở của nền văn hóa dân gian đặc sắc với những điệu hò, hát phường vải, hát đò đưa... Du khách đến với bất kỳ lễ hội nào của tỉnh Nghệ An đều có thể thưởng thức loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc này. Các dân tộc ít người của tỉnh Nghệ An có những loại hình âm nhạc riêng. Dân tộc Khơ-mú có âm nhạc nữ đuổi chim thú, nhạc khí gắn trên gậy chọc lỗ, tra hạt. Thăm đao là loại nhạc cụ bằng tre nứa; đàn môi được chế tạo bằng những mảnh cật tre vót mỏng. Ngoài ra họ còn có nhiều loại sáo, khèn... Còn người H'Mông lại có nhiều loại khèn và đàn môi để bày tỏ tình cảm, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, của quê hương đất nước.
- ? Quê ngoại Bác Hồ Trong chương trình du lịch đoàn du lịch đại học Dân Lập Đông Đô chúng tôi cùng công ty Nam Việt đ• dừng chân ghé thăm quê Bác Hồ, vị cha già kính yêu của chúng ta. Khi về thăm quê Bác, điểm đầu tiên chúng tôi dừng chân là quê ngoại Bác. Đầu tiên tôi cứ phân vân m•i: “Tại sao chúng ta không đi thăm quê nội Bác trước mà lại đi thăm quê ngoại?” Mặc dù khoảng cách từ quê nội và quê ngoại của Bác cách nhau không xa, chỉ cách khoảng 2km. Khi đến nơi hỏi thăm những người hướng dẫn viên tại điểm tôi mới biết rằng nơi đây chính là nơi bác đ• sinh ra và sống trong suốt qu•ng đời ấu thơ và khi lớn lên những năm rời Huế sau khi mẹ mất Bác mới cùng cha của mình là cụ Sinh Sắc trở về quê nội sinh sống. Khi hỏi thăm tôi cũng mới biết rằng không chỉ riêng đoàn chúng tôi mà tất cả các đoàn du lịch khác khi về thăm quê Bác cũng đều như vậy. Phải chăng người ta muốn giới thiệu, dẫn dắt người tham quan theo trình tự thời gian từ khi Bác sinh ra đến khi Bác lớn lên…. Điểm dừng chân đầu tiên chúng tôi đến làng Chùa( hay còn gọi là làng Hoàng Trù): Quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi Người cất tiếng khóc chào đời và được mẹ nuôi dạy trong những năm ấu thơ. Khu này rộng 3500m2, có 3 ngôi nhà, 2 ngôi nhà tranh một ngôi là nơi ông bà ngoại Bác ở và một ngôi nơi Bác cùng cha mẹ ở và một ngôi nhà mái (là nơi thờ tự của dòng họ Hoàng). Từ khi Bác theo cha mẹ về quê Nội thì lần duy nhất Bác về thăm lại quê Ngoại là vào ngày 9/12/1961 sau hơn 50 năm xa cách Người đ• thốt lên: " Quê hương nghĩa trọng, tình cao Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình ..." ảnh: Căn nhà quê ngoại chủ tịch Hồ Chí Minh Bước vào ngôi nhà tranh tre 3 gian đơn sơ ấy chỉ với những vật dụng thông thường nhưng khi nghe hướng dẫn viên giới thiệu nhiều người đ• không cầm được nước mắt. Ngôi nhà tranh nhỏ bé đơn sơ đ• chứa đựng biết bao tình thương yêu của người mẹ tần tảo sớm chiều nuôi con. Khi bước vào trong ngôi nhà tranh nhỏ bé ấy, ấn tượng nhất đối với tôi là khung cửi của mẹ Bác Hồ, ngày xưa chỉ với khung cửi ấy bà đ• sớm chiều dệt vải nuôi chồng nuôi con. Khung cửi ấy với tôi không chỉ là vật dụng thông thường mà nó còn là
- một đại diện cho một người vợ tần tảo, của một tình yêu bao la vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Không những vậy, nó còn là một đại diện cho người phụ nữ Việt Nam anh hùng…. Một ấn tượng nữa là giọng nói có sức truyền cảm rất lớn, đi vào lòng khách tham quan của các cô hướng dẫn viên tại điểm nói giọng Sứ Nghệ đặc trưng này. Từ lời kể của các cô hướng dẫn viên này, những mẩu chuyện thời ấu thơ của Bác dần hiện lên trong tôi. Những mẩu chuyện ấy được thuyết minh thật hay, truyền tải đến người nghe không chỉ là nội dung mà còn chứa đựng nhiều cảm xúc làm người nghe xúc động vô cùng. ? Quê nội Bác Rời quê ngoại của Bác, chúng tôi tiếp tục hành trình tới thăm làng Sen quê nội của Bác tên chữ là Kim Liên ( bông sen vàng). Làng có nhiều hồ thả sen suốt hai bên đường. Ngôi nhà Bác sống thuở nhỏ dựng bằng tre, gỗ 5 gian lợp tranh. Trong nhà có những đồ dùng giống như các gia đình nông dân: phản gổ, chõng tre, võng gai, bàn thờ... Nhà được dựng năm 1901 do công sức và tiền của dân làng góp lại làm tặng Ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Bác khi Ông Sắc đỗ Phó Bảng đem lại vinh dự cho cả làng. Điều đặc biệt mà chúng ta nhận thấy khi về thăm quê Bác là cả quê nội lẫn quê ngoại Bác đều trồng những hàng cau xanh mướt, những vườn rau, khoai và hoa màu… Bởi lẽ khi Bác về thăm quê có người đề nghị với Bác là vườn trồng hoa Bác mỉm cười và nói: “Bác đồng ý trồng hoa nhưng nên trồng khoai lang, rau cải những loại cây lương thực dễ trồng. Củ và lá có thể thu hoạch phục vụ đời sống nhân dân lại còn có cả hoa nữa”. Bởi vậy, theo lời dặn của Người, mọi khu đất quanh nhà đều trồng khoai lang và hoa màu… Quê nội, quê ngoại Bác Hồ và các di tích nơi đây đ• minh chứng cho một con người lịch sử vĩ đại và trở thành một quần thể du lịch hấp dẫn, độc đáo mỗi ngày thu hút hàng ngàn lượt người từ khắp mọi miền về hội tụ, bày tỏ lòng biết ơn và thành kính sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Một lần về thăm quê Bác đ• để lại trong tôi và những người tới thăm nơi đây những ấn tượng đẹp không phai. Thăm quê Bác cũng như mỗi lần nghĩ về Bác lòng tôi lại cảm thấy rạo rực lạ thường. ? B•i biển Cửa Lò
- Vị trí: B•i biển Cửa Lò thuộc thị x• Cửa Lò, tỉnh Nghệ An; cách thành phố Vinh 18km. Đặc điểm: B•i biển rộng dài, một trong những b•i tắm đẹp nhất nước, nằm giữa quần thể du lịch - văn hóa xứ Nghệ. ở đây có nguồn hải sản phong phú, đặc biệt có mực nhảy và mực câu nổi tiếng cả nước. Cửa Lò nằm giữa quần thể du lịch - văn hóa xứ Nghệ và đang tiến dần đến "công nghiệp du lịch" nhưng thị x• biển này vẫn giữ được nhiều nét "hoang sơ". Nơi tiếp giáp Cửa Hội, Cửa Lò đang hình thành khu du lịch sinh thái. Với b•i tắm rộng dài hơn 10km, dọc đường Bình Minh (con đường rộng, thoáng nhất thị x•) được bao quanh bởi rừng phi lao bạt ngàn, rừng cây vừa chắn cát, vừa là điểm dạo chơi lý thú. Sông Lam đổ ra Cửa Hội, dòng chảy mạnh ra biển Đông theo hải lưu hướng về phía nam mang theo bao phù sa để biển Cửa Lò quanh năm trong xanh, nước biển trong vắt nhìn thấy cát, nước biển Cửa Lò không mặn chát mà vừa phải. Mùa hè, cũng là lúc gió tây nam vượt Trường Sơn đổ về, buổi sáng gió tây nam đìu hiu ru sóng biển dập dìu; chiều muộn, trước khi hoàng hôn buông xuống thì cũng là lúc gió tây ngừng thổi nhường chỗ cho gió nồm. Trong một ngày, Cửa Lò đón hai luồng gió, với hai cảm giác khác nhau. Đến Cửa Lò du khách còn được thưởng thức các loại hải sản cua, ghẹ mực với giá bình dân. ? Hà Tĩnh ? Tổng quan Diện tích: 6.055,6 km² Dân số: 1.286.700 người, mật độ dân số 212 người/km² Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°50’ vĩ Bắc và từ 103°48’ đến 108°00’ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp nước Lào, phía đông giáp biển Đông. Hà Tĩnh là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, Hà Tĩnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh, quê hương của nhiều bậc danh nhân. Cảnh quan của tỉnh có thác Vũ Môn, vườn quốc gia Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ, suối nước nóng Sơn Kim, đèo Ngang, chùa Hương Tích, Hòn Bớc, Hòn Lám, các b•i tắm đẹp như Thiên Cầm, Đèo Con, Xuân Thành, Chân Tiên. Các thắng cảnh phần lớn đều phân bổ dọc đường quốc lộ 1A và quốc lộ 8. Hà Tĩnh nổi tiếng về "Văn vật Hồng Lam" với các di chỉ khảo cổ rú Dầu, rú Rơm, đồ sắt Vân Chàm, Minh Long, đồ đồng Đức Lâm, đồ gốm Cảm Trang,
- đồ mộc Thái Yên, lụa Hạ, vải Hồ. D•y Hoành Sơn còn lưu giữ lũng cổ đắp ghép từ thế kỷ thứ 4. Sự giao hòa, đan xen giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học làm cho môi trường văn hóa, giá trị nhân văn của Hà Tĩnh có sức thu hút du lịch rất lớn. ? Ng• ba Đồng Lộc Có lẽ không ai trong chúng ta không ít nhất một lần được nghe đến địa danh "Ng• ba đồng Lộc", một cái tên đ• đi vào lịch sử dân tộc và gắn liền với những chiến công của các đơn vị Thanh niên xung phong trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Song không phải tất cả chúng ta đều đ• có dịp đến Ng• ba Đồng Lộc, đ• nhìn thấy những gì còn lại trên mảnh đất này và đ• nghe câu chuyện về những con người ở đây trong thời kỳ máu lửa. Hôm nay, đoàn sinh viên Đông Đô chúng tôi đ• có mặt tại nơi đây để ngắm nhìn lại những tàn dư của chiến tranh, tái hiện lại những hình ảnh đấu tranh anh dũng của nhân dân ta trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ng• ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Ng• ba Đồng Lộc có tổng diện tích 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lên xuống đường làm cản trở giao thông. Ng• Ba đồng Lộc là yết hầu của mạch giao thông nối liền "hậu phương lớn miền Bắc" với "tiền tuyến lớn miền Nam". Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải vượt qua ng• ba Đồng Lộc. Ng• ba Đồng Lộc được coi như cổ họng, vượt qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào nam. Ng• ba Đồng Lộc là trọng điểm có tầm quan trọng chiến lược nên trong chiến tranh phá hoại kẻ địch âm mưu ném bom huỷ diệt nhằm chặn đứt sự chi viện sức người, sức của, vũ khí, súng đạn, lương thực... của hậu phương lớn miền Bắc x• hội chủ nghĩa đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968 không quân địch đ• trút xuống đây 48.600 quả bom các loại. Cũng từ mảnh đất anh hùng ấy, đ• xuất hiện bao tấm gương anh hùng trẻ tuổi gan dạ, sẵn sàng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh như “vua” phá bom Vương Đình Nhỏ, Chị nữ anh hùng La Thị Tám…. Điển hình hơn đó là sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái thanh niên xung phong mà chúng tôi đ• có vinh dự được đến nơi đây kính viếng hương hồn các chị và lắng nghe lại những câu chuyện xúc động một thời kỳ oanh liệt những năm kháng chiến chống mỹ cứu nước.
- Theo lời anh Quân, hướng dẫn viên tại ng• ba Đồng Lộc kể lại mà tôi đ• ghi âm lại được với một giọng nói vô cùng xúc động chúng tôi dần lạc vào câu chuyện của các cô gái thanh niên xung phong tại ng• ba Đồng Lộc: “Các cô gái thanh niên xung phong này đ• có mặt tại Ng• ba Đồng Lộc vào những ngày ác liệt nhất. Thường thì mọi hoạt động ở Ng• ba Đồng Lộc đều diễn ra về đêm, ban ngày để mặc cho máy bay Mỹ bắn phá. Nhưng đêm ngày 23/7/1968 có lệnh đặc biệt phải thông đường. Nhận được lệnh của đại đội, 10 cô gái TNXP đ• ra ng• ba giữa ban ngày với cuốc xẻng trên vai. Ra ng• ba giữa ban ngày làm nhiệm vụ, chỉ có mấy chiếc hầm sơ sài ở chân đồi che chở, mạng sống chỉ hoàn toàn trông chờ vào sự may mắn. đúng như dự đoán, sau mấy lần máy bay trinh sát điện tử A35 rẹt qua, buổi chiều hôm ấy 15 lần các tốp máy bay lao tới trút bom vào mục tiêu nhỏ xíu phía dưới ng• ba mù mịt vì khói bom, 3 lần tiểu đội các cô bị bom vùi, nhưng sau đó các cô lại rũ đất đứng lên tiếp tục công việc. Nhưng đến lượt bom thứ 15 ấy, lúc công việc đang dở dang, một quả bom rơi ngay trước cửa hầm của họ. Một phút trôi qua...rồi năm phút trôi qua, trên đài quan sát không thấy ai trong số mười cô rũ đất đứng dậy. Cả trận địa lặng đi rồi òa lên tiếng khóc nức nở của những người đồng đội. Các cô đ• hy sinh rồi!...” Khi nghe kể đến đây, Chúng tôi cùng các thầy cô giáo có mặt trong viện Bảo tàng đều rưng rưng nước mắt. Nhưng mọi người thực sự òa lên khóc khi nghe người hướng dẫn kể chuyện về cái chết của tiểu đội phó Hồ Thị Cúc. “Sau hơn hai tiếng đồng hồ, đồng đội đ• đào đất tìm được xác chín người, đặt lên 9 cái cáng xếp hàng ngang, chỉ riêng có Hồ Thị Cúc là vẫn chưa tìm được. Cả mặt trận quyết tâm phải tìm bằng được Cúc bởi mười cô gái đ• cùng chiến đấu bên nhau, gắn bó thân thiết với nhau như chị em một nhà, nên mọi người quyết định phải tìm bằng được Cúc rồi mới tổ chức an táng cho các cô. Nhưng 2 tiếng, 3 tiếng...và đến hết ngày hôm đó, đồng đội vẫn chưa tìm được Cúc. đồng đội bật khóc…” nhà thơ Yến Thanh đ• viết thành một bài thơ: Cúc ơi Tiểu đội đ• xếp một hàng ngang Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp? Chín bạn đ• quây quần đủ hết Nhỏ-Xuân-Hà-Hường-Hợi-Rạng-Xuân- Xanh A trưởng Võ Thị Tần điểm danh Chỉ thiếu mình em (Chín bỏ làm mười răng được!) Bọn anh đ• bới tìm vết cuốc
- Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng Cúc ơi! Em ở đâu? Đất nâu lạnh lắm Da em xanh áo em thì mỏng! Cúc ơi! Em ở đâu? Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố Ăn quýt đỏ Sơn Bằng Chăn trâu cắt cỏ Bài toán lớp Năm em còn chưa nhớ Gối còn thêu dở Cơm chiều chưa ăn ở đâu hỡi Cúc Đồng đội tìm em Đũa găm, cơm úp Gọi em Gào em Khan cổ cả rồi Cúc ơi! Phải chăng hương hồn cô Cúc linh thiêng đ• nghe được lời đồng đội. Ba ngày sau, đồng đội tìm thấy thi thể cô nằm sâu trong lòng đất đá, đầu vẫn đội nón, vai vác cái cuốc, các đầu ngón tay đều thâm tím. Mọi người bảo rằng cô đ• cố gắng bới đất chui lên nhưng hầm sâu quá... Cuối cùng thì các cô cũng lại được quây quần cùng nhau dưới lòng đất mẹ, khu mộ của các cô đặt dưới một ngọn đồi thoai thoải, cách tượng đài chiến thắng 200 mét. Dù trời vẫn còn đang lác đác mưa ngâu, theo chân anh hướng dẫn viên thầy và trò chúng tôi cùng nhau ra khu mộ của mười cô gái thanh niên xung phong thắp hương tưởng niệm cho giấc ngủ vĩnh hằng của các chị. Hôm nay chiến tranh không còn nữa, nhưng khúc ca hào hùng và bi tráng của các chị vẫn còn vang m•i. Tên tuổi của các chị sẽ m•i m•i sống cùng với Ng• ba Đồng Lộc! ? Quảng Bình ? Tổng quan Diện tích: 8.055 Km2 Dân số: 854.918 người (Số liệu năm 2007)
- Tỉnh Quảng Bình nằm gọn giữa Đèo Ngang và Đèo Hải Vân nơi giao thoa những điều kiện tự nhiên, kinh tế - x• hội miền Bắc và miền Nam, có đường biên giới tiếp giáp với Lào hơn 200 km... là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch. Bờ biển Quảng Bình: trải dài hơn 116 km, với 5 cửa sông lớn (S.Roòn, S.Ranh, S.Lý Hoà, S.Dinh và S.Nhật Lệ), đây là một dạng bờ biển bồi tụ và mài mòn xen kẽ tạo cho biển Quảng Bình nhiều b•i tắm đẹp như Nhật Lệ, Đá Nhảy, Bảo Ninh, Quang Phú. Ngoài khơi còn có 5 hòn đảo nhỏ là Hòn La, Hòn Gió, Hòn Cỏ, Hòn Nồm, Hòn Chùa trong đó đáng chú ý là Hòn Gió - nhân dân trong vùng quen gọi là Đảo Chim - đây là nơi sinh sống của rất nhiều loài chim, một giá trị sinh thái đặc biệt hấp dẫn du khách…. Trong số các hang động đó, đáng chú ý nhất là hệ thống hang động thuộc phạm vi khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Đây là khu vực vừa được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Ngoài ra, Quảng Bình là cái nôi của kho tàng văn hoá văn nghệ dân gian đa dạng, thể hiện ở đây có nhiều loại nhạc cụ như trống, thanh la, chiêng núm, kèn, đàn, khèn bè, đàn ống, lồ ô, sáo 6 lỗ..., các làng x• văn hoá nổi tiếng như Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ..., các lễ hội truyền thống như: lễ hội cầu ngư, hội trải Quảng Bình, đua thuyền Lệ Thuỷ.... Quảng Bình còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng: các dấu tích của thời kỳ đồ đá, đồ đồng, dấu tích của vương quốc Chăm Pa cổ cũng được tìm thấy ở đây khá nguyên vẹn. Hệ thống luỹ thành do Đào Duy Từ xây dựng - dấu tích của một thời kỳ nội chiến tương tàn giữa Nhà Nguyễn ở Đàng Trong và Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài kéo dài hơn 2 thế kỷ - cũng là một điểm có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Quảng Bình là một trong những chiến trường ác liệt nhất đồng thời cũng là nơi lưu lại dấu ấn về những chiến công vang dội mà quân và dân Quảng Bình đ• lập nên, tiêu biểu là làng chiến đấu Cự Nẫm, Cảnh Dương, đường mòn Hồ Chí Minh... ? Phong Nha Kẻ Bàng Trên đường thiên lý từ Bắc vào Nam, qua đèo Ngang, ranh giới tự nhiên của Hà Tĩnh và Quảng Bình, tiếp theo là sông Gianh, du khách đi dộ 16km nữa là đến huyện Bố Trạch, rẽ vào con đường hướng Tây Bắc chừng 17km là gặp dòng sông Son, nước trong vắt, uốn khúc quanh co giữa vùng đồi cỏ tranh, lau sậy và rừng thưa. Sông Son còn có những tên khác là sông Chài, sông Troóc, là một chi nhánh của sông Gianh, trên thủy trình lặng lẽ đ• phối hợp với những hang động đá
- vôi với miền Tây Quảng Bình, tạo nên một dải kỳ quan trong lòng núi: hệ thống hang động Phong Nha kỳ bí và ngoạn mục, hấp dẫn lạ thường. Du khách phải dùng thuyền và chuẩn bị đèn pin khi vào quan sát động này. Nhìn từ xa, cửa động dường như áp sát, mật nước. Cửa vòm thẳng, xéo từ phải hạ thấp xuống qua trái, cao gần 10m và rộng tới 25m, một cái mõm chệch qua bên của một m•nh thú khổng lồ. Thạch nhũ từ trên vòm buông xuống tua tủa như những chiếc răng cực lớn. Gió từng đợt thổi ào ào, luồn lách qua nhiều hang hốc, khe đá, đôi lúc thoát ra những tiếng rú, rền rĩ, vang động kéo dài theo vách đá âm u. Vì thế mới được gọi là Phong Nha, vì Phong là gió, Nha là răng. Tới cửa động, thuyền dừng lại, tắt máy và người ta phải cố chèo chống để luồn vào hang trên một dòng nước trào ra trong tối tăm. Dòng nước như muốn đẩy thuyền lùi lại, không cho vào. Bên cửa động có bàn thờ sơn thần và dấu tích một tượng Chàm (chỉ còn lại cái bệ, tượng đ• mất từ lâu). Động dài tời 1451m, chia ra nhiều đoạn khúc. Sâu vào phía trong khoảng 600m, có lối rẽ ngang phía phải, dẫm vào một nhánh động phủ hình thước thợ, có một cạnh gần song song với động chính, dài chừng 300m. Tận cùng là một b•i rộng, ngổn ngang những khối đá lớn, khá vuông vức, phẳng phiu như đ• qua bàn tay đẽo gọt của con người. Trong động phụ này, cách chỗ rẽ vào khoảng 200m có một bàn thờ của người Chăm đặt giữa hai cột đá thiên nhiên, dưới một cái vòm tuyệt đẹp. Trên vách có tới gần 100 mảng khắc chữ Chăm cổ. Xung quanh có nhiều bệ tượng. Dưới nền động, giữa những phế tích là những tượng nhỏ hình thù kỳ dị. Chính vì những di tích này mà động Phong Nha còn có tên là Chùa Hang. Lòng động chính có chỗ rộng tới 40m, chỗ hẹp chỉ còn 8m. Trần động có chỗ cao tới 50m trên mặt nước. Chỗ thấp là 2m. Từ cửa động vào sâu khoảng 100m lòng động thắt hẹp lại, trần sa thấp xuống như gần chạm tới mặt nước. Thạch nhũ buông rèm càng làm tăng thêm vẻ bí hiểm, xung quanh tối om. Thuyền khéo lách qua, tới bên kia, lòng động lại nới rộng ra; trần động cao dần lên. ở hỗ vừa hẹp vừa thấp, tối ấy, mực nước cũng sâu nhất, trên 12m. Từng tiếng động nhỏ như tiếng hòn sỏi rơi, tiếng mái chèo khẽ khuấy nước, kể cả tiếng nói thì thầm, tiếng nước nhẹ nhỏ giọt cũng đều được lòng hang vòm động chuyển thành những âm vang vọng kỳ lạ. Dưới ánh đèn, người ta tìm thấy đá lóng lánh muôn màu. Những cột đá dầm chân dưới lòng sông, in bóng trên mặt nước phản chiếu ánh sáng lung linh,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu thực vật địa phương
26 p | 159 | 28
-
Báo cáo thực tập thiên nhiên tuyến: Hà Nội – Ninh Bình – Sầm Sơn
25 p | 210 | 17
-
Báo cáo y học: "ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC ĐIỂM KÍNH HIỂN VI PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN NĂM 2009"
7 p | 131 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Cà Mau với vấn đề công tác xây dựng Đảng (khảo sát Báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2018 – 2019)
115 p | 55 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Đặc điểm cấu tạo biểu thức ngữ vi rào đón trong lời thoại nhân vật (qua khảo sát truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại)"
8 p | 126 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác tuyến đường tránh Nguyễn Hoàng (QL1A) đi qua địa phận thành phố Tam Kỳ
26 p | 96 | 12
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐH: Nghiên cứu mức độ đáp nhu cầu nhân lực của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngoại – Đại học Đà Nẵng tại khu kinh tế trọng điểm miền Trung
27 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Báo chí Công an nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay
137 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo in với vấn đề giáo dục tư tưởng lối sống cho thanh niên Đồng bằng sông Cửu Long (khảo sát Báo Bạc Liêu, Cà Mau từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2019)
129 p | 43 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Một số kết quả khảo sát tr-ờng tốc độ âm biển Đông "
10 p | 44 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Tuyên truyền phát triển kinh tế tư nhân trên báo chí ở nước ta
149 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn