intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học " ĐỘ TIN CẬY PHỤ THUỘC THỜI GIAN CỦA CÔNG TRÌNH "

Chia sẻ: Mua Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

66
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài báo này các tác giả đề xuất một phương pháp mới để xác định độ tin cậy phụ thuộc thời gian của công trình. Ý tưởng chính của phương pháp như sau: n ⎛→ →⎞ - Tải trọng là các quá trình ngẫu nhiên cơ bản có dạng Q ⎜ x , t , θ ⎟ = ϕ0 (t ) + ∑ θiϕi (t ) trong đó ϕo,ϕI là i =1 ⎝ ⎠ các hàm tất định, θI là các biến ngẫu nhiên độc lập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học " ĐỘ TIN CẬY PHỤ THUỘC THỜI GIAN CỦA CÔNG TRÌNH "

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ISSN 1859-2996 TÓM TẮT - SỐ 9/5-2011 ĐỘ TIN CẬY PHỤ THUỘC THỜI GIAN CỦA CÔNG TRÌNH GS.TS Nguyễn Văn Phó, PGS.TS Lê Ngọc Thạch, ThS. Chu Thanh Bình Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Trong bài báo này các tác giả đề xuất một phương pháp mới để xác định độ tin cậy phụ thuộc thời gian của công trình. Ý tưởng chính của phương pháp như sau: ⎛→ →⎞ n - Tải trọng là các quá trình ngẫu nhiên cơ bản có dạng Q ⎜ x , t , θ ⎟ = ϕ0 (t ) + ∑ θiϕi (t ) trong đó ϕo,ϕI là ⎝ ⎠ i =1 các hàm tất định, θI là các biến ngẫu nhiên độc lập. - Thay thế phương trình dao động ngẫu nhiên bằng phương trình dao động tất định bằng cách thay đại lượng ngẫu nhiên bởi kỳ vọng của chúng. - Tính quãng an toàn M, kỳ vọng μM và độ lệch chuẩn σM - Xác định độ tin cậy theo 2 phương pháp: Tính chỉ số độ tin cậy β và xấp xỉ độ tin cậy bởi tần số an toàn. Một thí dụ đơn giản đã được xét để minh họa phương pháp đề xuất. KIỂM TRA THỰC NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VẾT NỨT TRONG DẦM CHỊU UỐN BẰNG PHÂN TÍCH WAVELET CỦA CÁC CHUYỂN VỊ TĨNH PGS.TS Trần Văn Liên, ThS. Nguyễn Thị Hường - Trường Đại học Xây dựng TS. Nguyễn Việt Khoa - Viện Cơ học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Việc xác định vết nứt trong kết cấu công trình là một vấn đề quan trọng, cần thiết, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam. Các nghiên cứu hiện nay trong lĩnh vực này tập trung chủ yếu vào việc xác định vết nứt dựa vào biến đổi wavelet của chuyển vị. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đây mới chỉ dừng lại cho kết cấu đơn giản là dầm có một vết nứt. Trong các bài báo [2,3], các tác giả đã trình bày các kết quả tính toán lý thuyết về xác định vết nứt trong các kết cấu dầm, khung có nhiều vết nứt dựa trên phân tích wavelet các chuyển vị tĩnh. Trong bài báo này, các tác giả trình bày các kết quả kiểm tra thực nghiệm để khẳng định phương pháp xác định vị trí, độ sâu vết nứt của dầm có một hoặc nhiều vết nứt bằng phân tích wavelet các chuyển vị tĩnh hoàn toàn có thể dùng được trong thực tế. Các kết quả nghiên cứu nhận được là mới, là cơ sở cho việc xây dựng một phương pháp đơn giản và hiệu quả để xác định vết nứt trong các kết cấu hệ thanh. TÍNH TOÁN LIÊN KẾT BU LÔNG TRONG NÚT KHUNG NHÀ CÔNG NGHIỆP ThS. Nguyễn Thanh Hà, Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng
  2. Ở Việt Nam hiện nay việc tính toán cấu tạo liên kết bu lông ở nách khung thép nhà công nghiệp còn chưa thống nhất vì chưa có chỉ dẫn cụ thể trong tiêu chuẩn thiết kế. Bài viết này đề cập đến một số cách tính cho liên kết bu lông ở nách khung, cụ thể là giả thiết liên kết quay quanh trục trung hòa; quay quanh hàng bu lông ngoài cùng và quay quanh tâm cánh nén của tiết diện cột. Kết quả tính toán làm rõ hơn ưu nhược điểm khi áp dụng các cách tính này. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG HIỆU QUẢ TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU NÓNG ẨM TS. Hồ Ngọc Khoa, ThS. Nguyễn Hùng Cường Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu bằng thực nghiệm mức độ ảnh hưởng của phương pháp bảo dưỡng bê tông toàn khối, thi công trong điều kiện khí hậu nóng ẩm Việt Nam đến các quá trình vật lý (sự bay hơi nước và biến dạng dẻo) xảy ra trong bê tông trong thời gian đầu đóng rắn và sự phát triển cường độ bê tông. Từ đó, đề xuất phương pháp bảo dưỡng bê tông hiệu quả nhằm đảm bảo chất lượng và cường độ bê tông trước ảnh hưởng bất lợi của điều kiện thời tiết. TỐI ƯU PHÂN PHỐI DUNG TÍCH PHÒNG LŨ HẠ DU CHO HỆ THỐNG HỒ THỦY ĐIỆN PGS.TS Nguyễn Thượng Bằng, ThS. Nguyễn Đình Nguyên Khoa Xây dựng Công trình thủy, Trường Đại học Xây dựng Bài báo tóm tắt kết quả nghiên cứu mô hình bài toán tối ưu phân phối dung tích phòng lũ hạ du cho các hồ chứa thủy lợi - thủy điện ở thượng lưu. Mô hình đã được áp dụng vào hệ thống hồ chứa Hòa Bình - Sơn La - Lai Châu trên dòng chính sông Đà và cho kết quả đáng tin cậy. NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ THÀNH PHẦN BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO DÙNG CHO CÔNG TRÌNH THỦY CÔNG CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY CÓ LƯU TỐC LỚN PGS.TS Hoàng Văn Tần, PGS.TS Phạm Hữu Hanh, ThS. Nguyễn Ngọc Lâm Trường Đại học Xây dựng Trong các công trình thủy công, vật liệu bị phá hoại rất nhanh, đặc biệt là dưới tác dụng của dòng chảy có lưu tốc lớn. Vì vậy, việc nghiên cứu chế tạo vật liệu phù hợp với những công trình quan trọng này rất cần thiết. Trong bài báo này, các tác giả trình bày phương pháp thiết kế thành phần bê tông cường độ cao dùng cho các công trình thủy công chịu tác động của dòng chảy có lưu tốc lớn. Từ đó các tác giả đã kiến nghị chế tạo bê tông cường độ cao dùng cho các công trình thủy công bằng vật liệu trong nước với tỷ lệ cốt liệu tối ưu. Bê tông này có khả năng chịu mài mòn và xói mòn, chịu uốn, chống thấm tốt, cao gấp 3 lần so với bê tông mác 30 đang sử dụng. NGUY£N NH¢N VÀ C¥ CHÕ PH¸ HñY CñA LíP GIA Cè M¸I §£ BIÓN D−íi t¸c dông cña sãng b·o
  3. TS. Trần Văn Sung, KS. Trịnh Ngọc Hoàng Khoa Xây dựng Công trình thủy, Trường Đại học Xây dựng Dựa trên các kết quả khảo sát sạt lở của đê, kè biển ở miền Bắc nước ta trước và sau bão, bài báo này đi sâu phân tích nguyên nhân và cơ chế phá hoại của lớp gia cố mái đê, kè biển. Từ đó đề xuất các giải pháp kết cấu hợp lý nhằm nâng cao khả năng ổn định chống sóng của mái đê kè biển trong điều kiện Việt Nam. TÍNH TOÁN LAN TRUYỀN CỦA CHẤT Ô NHIỄM TRONG ĐẤT VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM TS. Phạm Quang Hưng, Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường Đại học Xây dựng Tính toán lan truyền của chất ô nhiễm trong đất là một vấn đề mới và khó không những ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới. Trong bài báo này, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết và một quy trình tính toán lan truyền của chất ô nhiễm. Việc xác định các thông số đầu vào của bài toán lan truyền là rất khó khăn, vì vậy tác giả cũng đề xuất cách thức lựa chọn thông số đầu vào một cách đơn giản và dễ áp dụng trong điều kiện của Việt Nam. Một ví dụ minh họa cho quy trình tính cũng được trình bày trong báo cáo này. CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CHO DÂY CHUYỀN PHỐI LIỆU TS. Nguyễn Thiện Hoàng, Trường Đại học Xây dựng KS. Nguyễn Thị Thu Hường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Dây chuyền phối liệu là dây chuyền cung cấp nguyên liệu theo tỉ lệ công nghệ của các nguyên liệu thành phần. Độ chính xác của dây chuyền phối liệu có vai trò quyết định đối với chất lượng thành phẩm như xi măng hay bê tông.... Hệ điều khiển lại đóng vai trò quyết định đối với độ chính xác dây chuyền phối liệu. Vì vậy hệ thống điều khiển dây chuyền phối liệu là hệ thống có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng thành phẩm. Bài báo đưa ra các giải pháp thiết kế hệ điều khiển cho dây chuyền phối liệu dựa trên các thiết bị điều khiển công nghiệp. Đối với mỗi giải pháp, bài báo cũng trình bày các đặc tính công nghệ và ví dụ thiết kế. NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TIN HỌC CÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG TRONG CƠ CẤU NÂNG CẦN TRỤC DẪN ĐỘNG ĐIỆN ThS. Đồng Xuân Khang, Khoa Cơ khí Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các thiết bị và dây chuyền công nghệ máy xây dựng cũng không ngừng được cải tiến nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao tính an toàn và độ tin cậy của các thiết bị đồng thời hướng tới vấn đề tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Việc nghiên cứu chế tạo các bộ biến đổi điện luôn đi đôi với công nghệ bán dẫn và các kỹ thuật điều khiển. Một trong những phương pháp nghiên cứu hiệu quả là có sự hỗ trợ của máy tính kết hợp với việc sử dụng các phần mềm tin học công nghiệp chuyên dụng. Nghiên cứu dưới đây đưa ra một mô hình mô phỏng trên máy tính hệ biến tần ma trận - động cơ không đồng bộ ba pha dùng trên cơ cấu nâng vật nhằm bước đầu khẳng định khả năng áp dụng các tiến bộ công nghệ trong việc giải quyết các yêu cầu mà thực tế đặt ra. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA
  4. TS. Nguyễn Đình Thi, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Mặt trái của quá trình đô thị hoá cũng như sự buông lỏng quản lý trong vấn đề quy hoạch kiến trúc nhà ở nông thôn một cách tuỳ tiện đang làm mất đi hình ảnh văn hoá kiến trúc nhà ở truyền thống dân gian đầy bản sắc của vùng Đồng bằng Sông Hồng nói riêng và kiến trúc nhà ở nông thôn Việt Nam nói chung. Mặt khác, đô thị hóa cũng đã làm phá vỡ cấu trúc làng xã, không gian kiến trúc nhà ở vốn bền vững ngàn đời nay của nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng. Do đó, việc nghiên cứu các giải pháp giữ gìn, bảo tồn quy hoạch làng xã cũng như tổ chức các loại hình không gian kiến trúc nhà ở truyền thống nhằm phát triển bền vững một nền văn hoá kiến trúc nông thôn đầy tính nhân văn của vùng đồng bằng sông Hồng dưới tác động ảnh hưởng của đô thị hóa là việc làm cần thiết và cấp bách. QUY TRÌNH THIẾT KẾ ĐÔ THỊ CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG - NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO CÁC ĐỒ ÁN THIẾT KẾ ĐÔ THỊ CÁC ĐƯỜNG PHỐ Ở HÀ NỘI TS. Phạm Thuý Loan, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Cũng như xu hướng chung trên thế giới, sự tham gia của người dân vào quá trình quy hoạch nói chung và vào các đồ án thiết kế đô thị (TKĐT) nói riêng trong suốt quá trình phát triển đô thị hiện là một chủ đề nghiên cứu và thực hành đang rất được quan tâm ở Việt Nam. Bài báo trình bày các kết quả của về Quy trình TKĐT có sự tham gia của cộng đồng (TGCĐ) cho các đường phố tại Hà Nội được thực hiện từ năm 2008 đến hết 2010. Với phương pháp nghiên cứu kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, đề tài đã đưa ra được những nội dung khoa học về TKĐT và sự TGCĐ, đồng thời đề xuất được một ‘Quy trình TKĐT’ với các bước thực hiện rất cụ thể, kết hợp các nội dung chuyên môn và các công cụ, kỹ năng lôi cuốn sự TGCĐ vào quá trình lập đồ án, hướng đến không chỉ chất lượng chuyên môn mà còn cả những đồng thuận về mặt xã hội - là nền tảng cho tính khả thi và bền vững của các đồ án, dự án sau này. NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BÊ TÔNG NHẸ CÁCH NHIỆT – CHỐNG CHÁY SỬ DỤNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP ThS. Chu Thị Hải Ninh, Học viện Hậu Cần ThS. Nguyễn Văn Đồng, PGS.TS. Vũ Minh Đức, PGS.TS. Nguyễn Đình Thám Trường Đại học Xây dựng Trên cơ sở xi măng pooclăng hỗn hợp Chinfon, các tác giả đã nghiên cứu sử dụng phụ gia khoáng nghiền mịn sa mốt chế tạo chất kết dính chịu nhiệt và bê tông nhẹ cách nhiệt - chống cháy. Loại vật liệu này có khả năng làm việc ở nhiệt độ cao 8000C, khối lượng thể tích từ 0,750-0,850g/cm3, độ dẫn nhiệt thấp từ 0,18-0,25 kCal/m.0C.h, có thể sử dụng trong các kết cấu xây dựng dân dụng và công nghiệp: tường, sàn, mái,… ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ PHẾ LIỆU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thái, NCS. Lương Thị Mai Hương
  5. Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Bài báo trình bày kết quả khảo sát, đánh giá hoạt động quản lý chất thải rắn từ một số làng nghề tái chế phế liệu ở Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy, hoạt động tái chế mang lại nhiều lợi ích cho người lao động và cho xã hội, tuy nhiên, người lao động chịu nhiều rủi ro liên quan tới sức khỏe bởi các chất gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động này. Trên cơ sở nghiên cứu, một số giải pháp thực tiễn được đề xuất nhằm cải thiện chất lượng môi trường sống cho làng nghề tái chế. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NON TẢI TÍCH HỢP - IPLV CHO MÁY LẠNH Ở ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU VIỆT NAM ThS. Phạm Văn Lương, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Để lựa chọn được hệ thống điều hoà không khí tiêu thụ điện năng ít nhất, người thiết kế phải biết cách tính toán điện năng tiêu thụ của máy lạnh và lựa chọn máy lạnh có chỉ số tiêu thụ điện thấp khi vận hành thông qua giá trị non tải tích hợp - IPLV. Bài báo trình bày cách xác định giá trị IPLV trong điều kiện khí hậu Việt Nam. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CỦA THIẾT BỊ THÔNG GIÓ THU HỒI NHIỆT TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ThS. Phạm Minh Chinh, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Bài báo tính toán và phân tích hiệu quả tiết kiệm năng lượng khi sử dụng giải pháp thông gió thu hồi nhiệt trong hệ thống điều hòa không khí trong các công trình ở Hà Nội nhằm đánh giá và đề xuất khả năng áp dụng hiệu quả hệ thống này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2