intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÁO CÁO KHOA HỌC: "SO SÁNH TÁM GIỐNG KHOAI TÂY TRỒNG Ở ĐIỀU KIỆN TRUNG DU VĨNH PHÚC VỀ QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT"

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

89
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây khoai tây (Solanum tuberosum L) là cây cung cấp tinh bột chủ yếu của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu. Ở Việt Nam khoai tây được trồng rộng rãi vào vụ đông. Khoai tây có thời gian sinh trưởng phát triển ngắn, do vậy có thể thiết kế hai vụ lúa và một vụ khoai tây ở các tỉnh miền Bắc nhằm nâng cao hiệu suất kinh tế trên một đơn vị diện tích [1].

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÁO CÁO KHOA HỌC: "SO SÁNH TÁM GIỐNG KHOAI TÂY TRỒNG Ở ĐIỀU KIỆN TRUNG DU VĨNH PHÚC VỀ QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT"

  1. SO SÁNH TÁM GIỐNG KHOAI TÂY TRỒNG Ở ĐIỀU KIỆN TRUNG DU VĨNH PHÚC VỀ QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT Nguyễn Văn Đính Trường Đại học Sư pham Hà Nội 2 Nguyễn Như Khanh Trường Đại học Sư pham Hà Nội MỞ ĐẦU Cây khoai tây (Solanum tuberosum L) là cây cung cấp tinh bột chủ yếu của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu. Ở Việt Nam khoai tây được trồng rộng rãi vào vụ đông. Khoai tây có thời gian sinh trưởng phát triển ngắn, do vậy có thể thiết kế hai vụ lúa và một vụ khoai tây ở các tỉnh miền Bắc nhằm nâng cao hiệu suất kinh tế trên một đơn vị diện tích [1]. Hiện nay trung tâm giống cây trồng Trung ương đã nhập nội, lai tạo một số giống khoai tây có triển vọng năng suất cao đang được đưa vào sản xuất
  2. để nâng cao năng suất cây khoai tây [3]. Tuy nhiên, mỗi vùng sinh thái khác nhau đều có đặc điểm về địa chất, nước, nhiệt độ khác nhau. Vì vậy để xác định được giống phù hợp với vùng sinh thái Vĩnh Phúc, trên cơ sở đó khuyến cáo cho người sản xuất xác định được giống phù hợp chúng tôi tiến hành “ So sánh khả năng quang hợp, năng suất một số giống khoai tây trồng ở điều kiện đất và thời tiết tỉnh Vĩnh Phúc”. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu Trong đề tài này chúng tôi sử dụng tám giống khoai tây KT3; Mariella; Eben; Redstar; Hồng Hà 7 (HH7); Diamont; CV38.6 và Solara do Trung tâm nghiên cứu cây có củ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cung cấp.
  3. Phương pháp nghiên cứu Khoai tây được trồng trên đất Xuân Hoà (Vĩnh Phúc) vụ đông năm 2004, diện tích trồng 750 m2 và được chia làm 24 ô. Cách bố trí thí nghiệm đảm bảo theo nguyên tắc bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng, chế độ chăm sóc đảm bảo sự đồng đều giữa các công thức Để đánh giá về khả năng quang hợp của các giống khoai tây khác nhau chúng tôi tiến hành lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu vào 3 thời điểm định kì là sau khi trồng 20 ngày (GĐ1), 35 ngày (GĐ2), 50 ngày( GĐ3). * Hàm lượng diệp lục được đo trên máy chuyên dụng OPTI-SCIENCES made in USA model CCM- 200. Mỗi công thức đo 30 mẫu ngẫu nhiên. * Cường độ quang hợp đo bằng lượng micromol CO2 được hấp thụ trên 1m2 lá trong 1 giây bằng máy chuyên dụng LCi của hãng ADC BioScientific Ltd - Anh. Mỗi công thức
  4. đo 20 mẫu ngẫu nhiên. * Các yếu tố cấu thành năng suất: số củ/khóm; khối lượng củ/khóm (g/ khóm); năng suất thực tế (kg/ 360 m2) KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Khả năng quang hợp của các giống khoai tây Để đánh giá khả năng quang hợp của các giống khoai tây trồng ở điều kiện đất và thời tiết tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi tiến hành xác định chỉ tiêu hàm lượng diệp lục và khả năng cố định CO2. Kết quả được trình bày ở bảng 1 và bảng 2 Phân tích kết quả bảng 1 chúng tôi thấy: các giống đều có hàm lượng diệp lục cao nhất vào giai đoạn 35 ngày, sau đó hàm lượng diệp lục giảm. Phân tích chung cả ba giai đoạn hàm lượng diệp lục trong lá của các giống được nghiên cứu có thể xếp theo thứ tự
  5. Diamont > Eben > Solara > Redstar = HH7 > CV38.6 > KT3 > Mariella. Từ kết quả bảng 2 cho thấy cường độ quang hợp của các giống khoai tây đạt giá trị cao nhất vào giai đoạn 35 ngày, điều này phù hợp với hàm lượng diệp lục cao trong lá ở giai đoạn này. Phân tích cường độ quang hợp chung của các giai đoạn có thể xếp khả năng quang hợp của các giống theo thứ tự KT3 > Diamont > Mariella > Eben > Radstar > CV38.6 > Solara > HH7. Bảng 1: Hàm lượng diệp lục các giống khoai tây (Đơn vị: mg/cm2)
  6. Bảng 2: Cường độ quang hợp các giống khoai tây ( Đơn vị: àmol CO2m-2s-1) Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống
  7. khoai tây Năng suất là kết quả tổng hợp của các quá trình sinh lí, sinh hoá trong cơ thể thực vật, năng suất cũng là một trong các mục đích trong sản xuất. Để đánh giá năng suất các giống khoai tây chúng tôi tiến hành xác định số củ trung bình/ khóm và khối lượng củ trung bình / khóm của 30 khóm ngẫu nhiên, Năng suất thực tế được tính trung bình trên các ô thí nghiệm. Kết quả được trình bày trong bảng 3. Bảng 3: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống khoai tây Phân tích số củ/ khóm các giống khoai tây cho thấy cao
  8. nhất là giống CV38.6 (9,30), thấp nhất là Eben ( 5,73) nhưng do kích thước củ lớn và khối lượng củ/ khóm cao nên năng suất lại cao. Khối lượng củ/khóm cao thuộc các giống Eben, CV38.6; khối lượng củ/ khóm thấp thuộc các giống Mariella, HH7; các giống khác có khối lượng củ/ khóm trung bình. Năng suất thực tế cao hơn cả thuộc các giống Eben, CV38.6, Redstar; năng suất thấp thuộc các giống HH7, Solara; các giống còn lại có năng suất trung bình. KẾT LUẬN So sánh khả năng quang hợp, năng suất tám giống khoai tây trồng ở điều kiện đất và thời tiết tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy: các giống có khả năng quang hợp tốt hơn cả là Eben, Redstar, Diamont; các giống có khả năng quang hợp thấp là HH7, Solara; các giống còn lại khả năng quang hợp ở mức
  9. trung bình. Năng suất thực tế cao hơn cả là ở các giống Eben, CV38.6, Redstar; giống HH7 và Solara có năng suất thấp; các giống còn lại có năng suất trung bình. LỜI CẢM ƠN Công trình được hoàn thành với sự tài trợ của chương trình nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học tự nghiên. This work was completed with financial suport from the Naional Basis Research Program in Natural Science. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạ Thị Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, 2000. Giáo trình cây rau. Nxb Nông nghiệp.
  10. 2. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Như Khanh, 2004. Khảo sát khả năng sinh trưởng, huỳnh quang và năng suất một số giống khoai tây trồng trên nền đất Vĩnh Phúc. Báo cáo hội nghị Khoa học toàn quốc 2004, 361- 364. 3. Đào Mạnh Hùng, 1997. Khả năng sử dụng các giống khoai tây nhập nội từ Đức vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp. 4. Nguyễn Thị Kim Thanh, Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, 1996. Khả năng sinh trưởng và năng suất của khoai tây trồng từ củ invitro. Kết quả nghiên cứu khoa học trồng trọt 1994- 1996. Nxb Nông Nghiệp, 45- 49. 5. Nguyễn Văn Viết, 1990. Điều kiện khí hậu và cây khoai tây vụ Đông ở đồng bằng Bắc Bộ. Một số kết quả nghiên cứu khoa học cây khoai tây 1986- 1990. Nxb Nông nghiệp, 90- 92.
  11. SUMMARY Comparison eight patato breeds in the soil midland of vinh phuc province of photosynthesis and productivity Comparing eight patato breeds growth in the soil of Xuan Hoa of Vinh phuc province photosynthesis after 20 days; 35 days and 50 days of growth, we have found the following: the total content of chlorophyll, Diamont, Eben and Solara have the greatest capacity; Redstar, HH7 and CV38.6 have the medium capability; KT3 and Mariella have the least. Regarding the photosynthesis, Eben, Redstar and Diamont have the greatest capacity for photosynthesis; KT3, Mariella and CV 38.6 have the medium capability; HH7 and Solara have the least potential. Our Comparing eight patato breeds in productivity shows that: Eben, CV38.6 and Redstar produce the highest yield; KT3, Mariella and Diamont produce the medium yield;
  12. HH7 and Solara produce the lowest yield. Người thẩm định nội dung khoa học: PGS. Nguyễn Văn Mã
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2