Báo cáo khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
lượt xem 25
download
Nghiên cứu điều tra khả năng sử dụng nấm men như là một thực phẩm giá rẻ trong hệ thống nuôi thâm canh và tuần hoàn của luân trùng (Brachionus plicatilis). Thí nghiệm đầu tiên đã được thực hiện để so sánh tốc độ tăng trưởng của luân trùng được nuôi bằng Selco 3000.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
- Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 92-101 Trường Đại học Cần Thơ NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH Dương Thị Hoàng Oanh, Trần Công Bình và Trần Tấn Huy1 ABSTRACT This study investigated the possibility to use yeast as a cheap food in intensive and recirculating culture system of rotifer (Brachionus plicatilis). The first experiment was done to compare the growth rate of rotifers fed with Culture Selco 3000® and yeast. The production and quality of rotifers were determined in the second experiment with 3 different treatments: 1/yeast only; 2/ yeast combined 3% Chlorella and 3/ yeast combined 5% Chlorella. Rotifer with stocking density of 250 ind/mL and 3.000 ind/mL was maintained in the first and second experiment, respectively. The results indicated that rotifers fed with Culture Selco 3000® and yeast had the same growth rate. In diets of yeast combined 3-5% Chlorella, rotifers presented higher and more stable harvested productivity than those fed with Selco 3000®. Moreover, the supplimentation of 5% Chlorella to yeast diet increased significantly LNA and total HUFA contents of cultured rotifers. Keywords: Brachionus plicatilis, recirculating, intensive, yeast Title: Study on the replacement of Selco by yeast in feeding diet of rotifer (Brachionus plicatilis) in intensive culture system TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sử dụng men bánh mì như nguồn thức ăn rẻ tiền để nuôi luân trùng trong hệ thống thâm canh tuần hoàn. Thí nghiệm 1 được thực hiện nhằm so sánh tăng trưởng của luân trùng giữa 2 nghiệm thức thức ăn là Culture Selco 3000® và men bánh mì. Sức sản xuất và chất lượng của luân trùng được xác định trong thí nghiệm thứ 2 với các nghiệm thức là: 1/men bánh mì; 2/ men bánh mì kết hợp với 3% tảo Chlorella và 3/men bánh mì kết hợp với 5% tảo Chlorella. Mật độ luân trùng trong thí nghiệm 1 là 250 ct/mL và thí nghiệm 2 là 3.000 ct/mL. Kết quả cho thấy luân trùng được cho ăn bằng men bánh mì có sức tăng trưởng tương đương với luân trùng nuôi bằng Selco 3000®. Luân trùng được cho ăn bằng men bánh mì có bổ sung 3-5% tảo Chlorella cho năng suất thu hoạch cao và ổn định tương đương với luân trùng được nuôi bằng Selco®. Hơn nữa, việc bổ sung 5% tảo vào thức ăn men bánh mì giúp làm tăng một cách có ý nghĩa hàm lượng LNA và HUFA tổng cộng của luân trùng. Từ khóa: Brachionus plicatilis, tuần hoàn, thâm canh, men bánh mì 1 GIỚI THIỆU Hệ thống nuôi luân trùng thâm canh tuần hoàn sử dụng thức ăn nhân tạo đầu tiên được phát triển tại Đại Học Gent (Suantika et al., 2000). Thức ăn nhân tạo được sử dụng cho hệ thống nuôi này là các loại Culture Selco (Culture selco High, Culture selco 2000, Culture selco 3000) do công ty INVE (Bỉ) cung cấp. Ưu điểm của kỹ thuật này là sử dụng thức ăn nhân tạo được chế tạo công nghiệp và cho năng suất luân trùng rất cao và ổn định hơn so vớ i nuôi từng đợt. Tuy nhiên, thức ăn này lại 1 Bộ môn Thuỷ Sinh Học Ứng Dụng, Khoa Thuỷ Sả n, Đại Học Cầ n Thơ 92
- Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 92-101 Trường Đại học Cần Thơ rất đắt tiền nên không thích hợp vớ i đ iều kiện sản xuất tại Việt Nam. Việc nghiên cứu thay thế thức ăn này bằng men bánh mì trong nuôi luân trùng tuần hoàn là rất cần thiết nhằm sử dụng ưu thế của hệ thống tuần hoàn vớ i men bánh mì sẵn có và rẻ tiền để hạ giá thành sản xuất luân trùng trong các tại sản xuất giống hải sản ở Việt Nam. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng thí nghi ệm Luân trùng nước lợ (Brachionus plicatilis) có nguồn gốc từ Bỉ được nuôi và giữ giống tạ i phòng thí nghiệm nuôi thức ăn tự nhiên thuộc Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng. Quá trình nhân giống được tiến hành trong hệ thống nước tĩnh. Mật độ ban đầu là 50 ct/mL. Khi luân trùng đạt đến mật độ 300-500 ct/mL thì có thể thu hoạch để làm thí nghiệm 2.2 Bố trí thí nghiệm 2.2.1 Thí nghiệm 1: So sánh tăng trưởng của quần thể luân trùng trong hệ thống thâm canh tuần hoàn được nuôi bằng Culture Selco 3000® và men bánh mì Thí nghiệm được thực hiện trong phòng đ iều hoà nhiệt độ ở 25°C. Mật độ thả luân trùng ban đầu 250 ct/mL. Thí nghiệm gồ m 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lạ i. - Nghiệm thức 1 (CS3000): sử dụng thức ăn Culture Selco3000® - Nghiệm thức 2 (Men): sử dụng men bánh mì. Các yếu tố thủy hóa được theo dõi hàng ngày bao gồm TAN và N-NO2- Thức ăn được cho luân trùng ăn bằng máy cho ăn tự động và được tính theo công thức do Suantika et al. (2000) đề nghị áp dụng cho thức ăn nhân tạo Culture Selco® trong hệ thống nuôi luân trùng mật độ cao (3000 ct/mL) có thu hoạch hàng ngày: - m(g) = 0.035Dt 0,415 * V - m : lượng men bánh mì cho bể luân trùng trong một ngày (g) - Dt: Mật độ luân trùng tại thời đ iểm t (ct/mL). - V: Thể tích bể nuôi (L). 2.2.2 Thí nghiệm 2: Xác đị nh sức sản xuất và chất lượng của luân trùng sử dụng thức ăn rẻ tiền là men bánh mì và tảo cho hệ thống nuôi luân trùng thâm canh tuần hoàn Mục tiêu của thí nghiệm nhằm tìm ra tỉ lệ cho ăn kết hợp giữa men bánh mì và tảo thích hợp nhất đế có thể ứng dụng nuôi luân trùng trong hệ thống tuần hoàn kết hợp vớ i bể cá-tảo sau này, trên cơ sở so sánh năng suất, chất lượng của luân trùng khi ăn men bánh mì và tảo ở các tỉ lệ kết hợp khác nhau. Bố trí thí nghiệm Ba nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lạ i. 93
- Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 92-101 Trường Đại học Cần Thơ Luân trùng được bố trí trong bể 25 lít vớ i mật độ 3.000 cá thể/mL, luân trùng được cho ăn tảo cô đặc và men bánh mì bằng máy cho ăn tự động theo tỉ lệ ở từng nghiệm thức (Bảng 1). Nước từ bể nuôi luân trùng sẽ qua lướ i lọc chảy vào bể lắng, từ đây nước được bơm sang thiết bị tách đạm để loại bỏ ra khỏi hệ thống một số protein không tan trong nước, xác tảo chết và cặn bã trước khi nước đi vào bể lọc sinh học và quay trở lạ i bể luân trùng.Mật độ luân trùng được theo dõi hàng ngày và một phần luân trùng sẽ được thu hoạch để đưa mật độ của chúng trở lại mức duy trì (3000ct/mL). Bảng 1: Mô tả tóm tắt thí nghiệm 2 Tên nghiệm thức Mật độ luân Mô tả nghiệ m thức trùng duy trì Thí nghiệm 2 NT Men (đố i chứng) 3000 ct/mL Cho luân trùng ăn hoàn toàn (thực hiện trong bằng men bánh mì phòng, ăn tảo cô NT 3% tảo Cho luân trùng 3% tảo + 97% đặc) men bánh mì NT 5% tảo Cho luân trùng 5% tảo + 95% men bánh mì 2.3 Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1 Thủy lý - Nhiệt độ và ánh sáng được đo 2 lần/ngày vào 8 giờ sáng và 2 giờ chiều bằng nhiệt kế thủy ngân và light meter LT lutron (LX-103, Taiwan). - pH (đo bằng máy pH Scan2, Eutech, Singapore) được đo 1 lần/ngày vào buổi sáng - Nồng độ muối: đo 1 lần/ngày bằng salinometer lúc 8 h. 2.3.2 Thủy hóa Các chỉ tiêu thủy hóa được thu 1 ngày/lần vào buổi sáng. Chỉ tiêu Phương pháp phân tích TAN Indo-phenol blue N-NO3- Salicilate N-NO2- 1-naphthylamine TKN (tổng đạm Kjedahl) Kjedahl so màu bằng Indo- phenol blue P-PO43- Molibden blue TP (tổng lân) Kjedahl so màu bằng molibden blue. 2.3.3 Sinh học - Mật độ tảo được xác định hàng ngày bằng buồng đếm Burker - Số tế bào/mL = ((n1 + n2)/160) * 106 * d n1: số tế bào tảo ở buồng đếm thứ nhất n2: số tế bào tảo ở buồng đếm thứ hai d : hệ số pha loãng - Mật độ luân trùng: được xác định hằng ngày vào buổi sáng 94
- Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 92-101 Trường Đại học Cần Thơ - Hệ số trứng: HST(%) = n/N n: Số cá thể luân trùng mang trứng N: Tổng số luân trùng đếm được - Tốc độ tăng trưởng tương đố i (SGR-Specific growth rate) của luân trùng được tính theo công thức: SGR = (ln Nt – ln No)/t SGR: Tốc độ tăng trưởng tương đố i của luân trùng Nt: Mật độ luân trùng, tảo tại thời gian t (ct/mL) No: Mật độ luân trùng, tảo ban đầu. t: Thờ i gian nuôi (ngày) - Phân tích HUFA mẫu luân trùng: thu 2 mẫu ở thí nghiệm 2, 1 mẫu khi bắt đầu thu hoạch (thu vào ngày thứ 4) và 1 mẫu khi kết thúc thí nghiệm (ngày thứ 16). Mẫu HUFA được gử i phân tích tại Đại Học Gent, Bỉ. 2.3.4 Xử lý số liệu Số liệu được xử lý vớ i chương trình Excel và xử lý thống kê bằng phần mềm Statistica, version 6. Tất cả các số liệu đều được kiểm tra tính đồng nhất và phân phối chuẩn trước khi đưa vào xử lý one-way ANOVA. Sự khác biệt giữa các nghiệm thức được kiểm tra bằng Tukey HSD test. 3 KẾT QUẢ VÀ TH ẢO LU ẬN 3.1 Các yếu tố thủy lý hóa Thí nghiệm kéo dài trong khoảng 14 ngày (thí nghiệm 2) đến 16 ngày (thí nghiệm 1). Giá trị trung bình của các yếu tố thủy lý hóa ở hai thí nghiệm được trình bày trong Bảng 1 và 2. Giá tr ị pH trung bình trong các thí nghiệm thấp hơn khoảng tố i thích cho sinh trưởng của luân trùng (pH = 7,5-8,5) nhưng vẫn còn trong khoảng thuận lợ i cho đời sống của chúng (pH = 5-10). Các yếu tố thủy lý khác của cả hai thí nghiệm đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của luân trùng Bảng 2: Giá trị trung bình các yếu tố thủy lý ở thí nghiệm 1 và 2 Ch ỉ tiêu Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Nhiệt độ (°C) 25,0 ± 0,0 25,95 ± 0,68 PH 7,19 ± 0,51 7,40±0,81 Độ mặn (‰) 25,0 ± 0,0 25,2±0,9 Giá tr ị trung bình của các yếu tố thủy hóa đều nằm trong khoảng thích hợp của luân trùng và không có sự khác biệt có ý ngh ĩa giữa các nghiệm thức (P>0,05) (Bảng 3). Hàm lượng các chất dinh dưỡng gốc đạm đều có khuynh hướng tăng theo thời gian nuôi do sự tích tụ chất thải và thức ăn dư thừa trong hệ thống tuần hoàn vượt quá khả năng của lọc sinh học. Với đ iều kiện pH và nhiệt độ của các thí nghiệm này (Bảng 2), nồng độ NH3 độc hại không vượt quá 0,096ppm (1,92% của tổng lượng TAN), nằm trong khoảng an toàn cho sự phát triển của luân trùng. Như 95
- Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 92-101 Trường Đại học Cần Thơ vậy, hoàn toàn không có sự khác biệt về chất lượng nước ở các nghiệm thức nuôi luân trùng vớ i các khấu phần ăn khác nhau trong hệ thống tuần hoàn. Bảng 3: Hàm lượng trung bình của các yếu tố thủy hóa ở thí nghiệm 1 và 2 Chỉ tiêuThí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 NT men NT CS3000 NT men NT 3% tảo NT 5% tảo 1,19 ± 0,57 1,19 ± 0,57 1,99 ± 0,20a 1,88 ± 0,17 1,87 ± 0,18a a TAN (ppm) - N-NO2 (ppm) 1,08 ± 0,76 0,93 ± 0,49 0,47 ± 0,04a 0,52 ± 0,06a 0,52 ± 0,11a N-NO3- (ppm) 2,26 ± 0,19a 2,42 ± 0,04a 2,53 ± 0,06a Ghi chú: các trị số trên cùng một hàng của cùng một thí nghi ệm với ký tự gi ống nhau để chỉ sự sai bi ệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05, Tukey HSD test) 3.2 Sự phát tri ển của luân trùng Ở thí nghiệm 1, sự phát triển của luân trùng gia tăng liên tục trong 16 ngày nuôi (Hình 1). Mật độ luân trùng sau 16 ngày nuôi của NT Men và NT CS3000 lần lượt là 8.467 ± 126 ct/mL và 8.550 ± 85 ct/mL. Hệ số trứng trung bình trong suốt thờ i gian thí nghiệm của NT men và NT CS3000 lần lượt là 18,4 ± 5,4% và 18,5 ± 5,1%. Phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa (P> 0,05) giữa 2 nghiệm thức cả về mật độ luân trùng hàng ngày, hệ số trứng trung bình và tốc độ tăng trưởng đặc thù (Bảng 4). Mật độ Men Mật độ CS3000 HST Men HST CS3000 10000 35 30 8000 H ệ số t r ứng (%) M ậ t độ ( ct/ml) 25 6000 20 15 4000 10 2000 5 0 0 1 2 3 4 5 6 7 89 10 11 12 13 14 15 16 Ngày Hình 1: Sự phát triển quầ n thể luân trùng trong thí nghiệm 1 (HST: hệ số trứng) Trong thí nghiệm 2, mật độ và năng suất thu hoạch luân trùng hàng ngày trong suốt thời gian nuôi ở từng nghiệm thức được trình bày trong Hình 2. Sau khi thả ở mật độ 3000 ct/mL, luân trùng phải mất khoảng 3 ngày để thích nghi vớ i môi trường và ổn định quần thể. Quần thể luân trùng ở cả 3 nghiệm thức đạt và vượt mật độ duy trì 3000 ct/mL vào ngày thứ 3 và cho thu hoạch tương đối ổn định kể từ ngày thứ 4 trở đi vớ i tỉ lệ thu hoạch trung bình hàng ngày là 14,4 ± 6,2%, 19,9 ± 4,2% và 21,0 ± 0,8% sinh khối quần thể lần lượt cho NT Men, NT 3% tảo và NT 5% tảo (Bảng 3). Kết quả từ Bảng 3 cho thấy năng suất thu hoạch, tốc độ tăng trưởng và hệ số trứng trung bình của luân trùng cao nhất ở NT 5% tảo và thấp nhất ở NT Men. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê trừ hệ số trứng trung bình của NT Men thấp hơn có ý nghĩa so với các NT 3% tảo và NT 5% tảo. Một điểm cần lưu ý là ở nghiệm thức cho ăn men bánh mì, luân trùng bị nhiễm trùng tiêm mao sớm làm cho quần thể luân trùng tàn nhanh hơn các nghiệm thức khác (Hình 2) 96
- Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 92-101 Trường Đại học Cần Thơ Hình 2: Mật độ v à năng suất luân trùng ở thí nghiệm 2 Bảng 3: Các chỉ tiêu năng suất và tăng trưởng của luân trùng ở thí nghiệm 2 Các chỉ tiêu Thí nghiệ m 1 Thí nghiệ m 2 NT Men NT CS3000 NT Men NT 3% tảo NT 5% tảo Năng suất trung bình 433±185a 596±125a 630±23a hàng ngày (ct/mL/ngày) Tỉ lệ thu hoạch (%) 14,4±6,2a 19,9±4,2a 21,0±0,8a SGR 0,198±0,004a 0,191±0,004a 0,12±0,07a 0,18±0,04a 0,19±0,01a Tổng nă ng suất (ct/mL) 5.130±2.062a 6.557±1.375a 6.953±271a Mật độ cuối TN 8.467±126a 8.550±85a (ct/mL) Hệ số trứng trung bình 18,4±5,4a 18,5±5,1a 18,5±0,4a 20,2±1,1b 21,0±0,1b (%) Ghi chú: các trị số trên cùng một hàng của cùng một thí nghi ệm với ký tự gi ống nhau để chỉ sự sai bi ệt không có ý nghĩa thống kê 97
- Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 92-101 Trường Đại học Cần Thơ 3.3 Chất lượng luân trùng Hàm lượng acid béo của luân trùng ở đầu (ngày thứ 4, bắt đầu thu hoạch luân trùng) và cuối chu kỳ nuôi (ngày thứ 14 trước khi kết thúc thí nghiệm) của các nghiệm thức được trình bày ở Bảng 4. Hàm lượng của các acid béo thiết yếu và ∑HUFA ở NT Men là thấp nhất trong các nghiệm thức trong cả hai đợt thu mẫu và sự khác biệt này có ý ngh ĩa thống kê (P0,05, Tukey HSD test) LA: linoleic acid; LNA: linolenic acid; ARA: arachidonic acid; EPA: eicosapentaenoic acid; DHA: docosahexaenoic acid; HUFA: highly unsaturated fatty acid. Ở NT Men, hàm lượng các acid béo thiết yếu không có sự khác biệt ở luân trùng thu hoạch vào ngày thứ 4 và ngày thứ 14 trong cùng một nghiệm thức. Ở NT 3% và NT 5% tảo, hàm lượng các acid béo và ∑HUFA có khuynh hướng tăng từ n gày thứ 4 đến ngày thứ 14 nhưng sự gia tăng này hầu hết không có ý ngh ĩa thống kê (Bảng 4). ∑HUFA tăng theo mức độ tảo cho ăn và thờ i gian sử dụng tảo trong khi hàm lượng EPA, DHA và tỉ lệ DHA/EPA biến động không rõ ràng so vớ i mức độ tảo cho ăn trong các nghiệm thức. 98
- Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 92-101 Trường Đại học Cần Thơ 3.4 Thảo luận Việc dùng thức ăn có thành phần chính là men bánh mì để thay thế thức ăn công nghiệp đặc chế cho luân trùng (nhằm mục tiêu hạ giá thành sản xuất luân trùng) cần phải được xem xét về mặt năng suất và chất lượng luân trùng. Năng suất nuôi luân trùng phụ thuộc nhiều vào chất lượng môi trường nuôi và chất lượng thức ăn trong khi chất lượng luân trùng lạ i phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng thức ăn của chúng. Kết quả thí nghiệm đã khẳng định rằng sự phát triển của luân trùng không chỉ phụ thuộc vào chất lượng thức ăn mà phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nước trong các hệ thống nuôi. Trong thí nghiệm 1, luân trùng ăn hoàn toàn bằng men bánh mì tăng trưởng không sai khác gì so vớ i luân trùng nuôi bằng thức ăn đặc chế Culture Selco3000®. Thí nghiệm được thực hiện trong phòng điều hoà nhiệt độ vớ i các yếu tố thủy lý được giữ ổn đ ịnh, hệ thống lọc sinh học tuần hoàn có kết hợp với bộ tách bọt và ozone hoạt động tốt nên TAN và N-NO2- được giữ ở mức rất thấp, các chất cặn bả lơ lững được loại thải hiệu quả nên chất lượng nước trong bể nuôi luân trùng của NT Men và NT CS3000 đều tốt và không có sự khác biệt. Đây có lẽ là lý do làm cho tốc độ phát triển của luân trùng ở 2 nghiệm thức tương đương nhau trong suốt 16 ngày nuôi (Hình 2). Tương tự, ở thí nghiệm 2, chất lượng nước tốt trong các bể nuôi luân trùng ở cả 3 nghiệm thức dẫn đến năng suất thu hoạch luân trùng sau 14 ngày nuôi không có sự khác biệt có ý nghĩa (Bảng 3). Tuy nhiên, vào cuối chu kỳ nuôi, chất lượng nước trong các bể luân trùng của NT Men suy giảm nhanh hơn các bể nuôi thí nghiệm khác, trùng tiêm mao xuất hiện nhiều hơn trong các bể ở NT Men làm luân trùng của nghiệm thức này suy tàn nhanh hơn các nghiệm thức có bổ sung tảo (Hình 3). Điều này phù hợp với nhận định của Hirayama (1987) và Komis (1992) cho rằng nếu chỉ cho luân trùng ăn hoàn toàn bằng men bánh mì thì năng suất không ổn định và quần thể luân trùng mau tàn mà nguyên nhân chủ yếu là do khó quản lý chất lượng nước nuôi. Hoff & Snell (2004) cũng cho rằng cho luân trùng ăn bằng men bánh mì rất khó giải quyết việc dư thừa thức ăn làm cho thành bể nuôi có độ nhớt cao, nước có mùi hôi và thức ăn dư đóng thành cục trôi nổi trong nước. Mặc dù hệ thống tuần hoàn với tốc độ tuần hoàn 500%/ngày có thể loại bỏ tương đố i hiệu quả chất thải và thức ăn thừa trong bể luân trùng nên không có hiện tượng thức ăn dư đóng thành cục trôi nổi trong nước như mô tả, nhưng lượng thức ăn dư thừa nhiều hơn trong NT Men của thí nghiệm 2 có lẽ là nguyên nhân làm cho trùng tiêm mao phát triển nhiều hơn trong nghiệm thức này. Ngoài chất lượng nước nuôi, chất lượng và số lượng th ức ăn cũng đóng vai trò quan trọng quyết định sự tăng trưởng của luân trùng. Việc bổ sung thêm tảo vào thành phần thức ăn chính là men bánh mì ở thí nghiệm 2 có khuynh hướng ổn định lượng thu hoạch hàng ngày, cải thiện được năng suất nuôi luân trùng (Hình 3), nhưng sự khác biệt này không có ý ngh ĩa thống kê. Trong khi đó, hệ số trứng trung bình của luân trùng ở các nghiệm thức có bổ sung tảo cao hơn có ý nghĩa so vớ i NT Men (P
- Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 92-101 Trường Đại học Cần Thơ và kéo dài trong 14 ngày. Kết quả này tương đương vớ i kết quả được Suantika et al. (2000) công bố, vớ i mật độ ban đầu là 500 ct/mL và mật độ duy trì 3000 ct/mL, cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn Culture Selco High (gọi tắt là CSH – tên ban đầu của thức ăn đặc chế cho nuôi luân trùng thâm canh CS3000), thí nghiệm kéo dài 32 ngày (trong đó có 27 ngày thu hoạch) với năng suất thu hoạch trung bình hằng ngày là 605±285 ct/mL chiếm khoảng 20% quần thể luân trùng duy trì. Như vậy, năng suất thu hoạch hàng ngày của luân trùng được cho ăn bằng men bánh mì có bổ sung thêm 3-5% ở thí nghiệm này không thấp hơn năng suất nuôi hoàn toàn bằng CSH trong thí nghiệm của Suantika et al. (2000). Nói cách khác, về mặt năng suất, có thể sử dụng men bánh mì có bổ sung ít nhất 3-5% tảo Chlorella để thay thế thức ăn luân trùng đặc chế đắc tiền trong nuôi luân trùng thâm canh tuần hoàn. Thời gian sản xuất của hệ thống hay tính ổn định của hệ thống có lẽ phụ thuộc nhiều vào việc duy trì chất lượng nước trong hệ thống hơn là chất lượng thức ăn cho luân trùng. Bên cạnh năng suất nuôi, chất lượng dinh dưỡng của luân trùng mà chủ yếu là hàm lượng HUFA cũng là yếu tố rất quan trọng. Theo Watanabe et al. (1983), luân trùng ch ỉ được cho ăn bằng men bánh mì có chất lượng kém, không thể dùng nuôi phần lớn ấu trùng cá biển. Vì vậy, các tác giả này đề nghị là khi nuôi luân trùng bằng men bánh mì nên kết hợp vớ i tảo nhằm giúp nâng cao chất lượng luân trùng bằng các acid béo cao không no (HUFA) từ tảo. Trong thí nghiệm 2, hàm lượng acid béo của luân trùng tăng theo mức độ tảo cho luân trùng ăn. Luân trùng được cho ăn men bánh mì kết hợp tảo Chlorella nước ngọt mặc dù với các mức độ tảo cho ăn không cao (3-5%) cũng cải thiện một cách có ý nghĩa hàm lượng một số acid béo thiết yếu, đặc biệt là LNA, nhóm (n-6) gồm LA và ARA, và ∑HUFA so vớ i luân trùng chỉ cho ăn toàn men bánh mì. Mặc dù ∑HUFA tăng lên có ý nghĩa nhưng sự gia tăng hàm lượng DHA và EPA lại không rõ ràng. Kết quả này cho thấy tảo Chlorella nước ngọt rất giàu LNA, giàu (n-6) PUFA và HUFA nhưng nghèo DHA và EPA. Điều này phù hợp với nhận xét của Hoff và Snell (2004), luân trùng ăn tảo Chlorella nước ngọt có sinh trưởng tốt nhưng chất lượng dinh dưỡng không cao và đặc biệt hàm lượng các acid béo thiết yếu (HUFA) của tảo Chlorella nước ngọt thấp hơn so với tảo nước mặn Nannochloropsis và Isochrysis. Một khảo sát của Takeuchi (1997) cho thấy sự biến thái của ấu trùng ghẹ xanh được cho ăn luân trùng nuôi bằng tảo Chlorella nước ngọt không tốt bằng ấu trùng cho ăn luân trùng nuôi bằng tảo Nannochloropsis vì tảo Chlorella nước ngọt chứa nhiều LNA nhưng thiếu EPA. Mặc dù LNA là tiền chất để tổng hợp nên EPA và DHA cần thiết cho sinh vật biển nhưng đối vớ i giáp xác và các loài cá biển, sự tổng hợp này ít hoặc không xảy ra được vì thiếu enzym ∆-5-desaturase (Sargent et al., 1989). Một ưu điểm của luân trùng trong các nghiệm thức có bổ sung tảo là có hàm lượng ARA tăng cao có ý ngh ĩa so vớ i luân trùng trong NT Men. Hàm lượng ARA trong luân trùng ở NT Men giảm từ n gày thứ 4 đến ngày thứ 14. Điều này cho thấy, men bánh mì rất thiếu hụt ARA trong khi tảo Chlorella nước ngọt lạ i giàu ARA, một trong ba loại acid béo thiết yếu quan trọng nhất. Như vậy, bổ sung tảo Chlorella nước ngọt vào khẩu phần ăn chính là men bánh mì cho luân trùng mặc dù vớ i tỉ lệ thấp (5%) vẫn có thể cả i thiện được năng suất và chất lượng luân trùng. Tuy nhiên, việc cải thiện chất lượng này còn hạn chế do đặc tính sinh hóa của tảo Chlorella nước ngọt là thiếu DHA và EPA. Kết quả thí 100
- Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 92-101 Trường Đại học Cần Thơ nghiệm khẳng đ ịnh rằng vớ i hệ thống tuần hoàn hoạt động tốt (nhằm duy trì chất lượng nước), có thể nuôi luân trùng hoàn toàn bằng men bánh mì hoặc men bánh mì có bổ sung thêm ít nhất 5% tảo vớ i năng suất cao không thua kém so vớ i nuôi bằng thức ăn đặc chế. Việc bổ sung tảo này có thể cải thiện đáng kể chất lượng luân trùng so vớ i ch ỉ nuôi bằng men nhưng đố i vớ i ấu trùng một số loài thủy sản nước lợ mặn có yêu cầu cao về HUFA, việc giàu hóa luân trùng này là cần thiết. 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT - Đối vớ i hệ thống nuôi luân trùng thâm canh tuần hoàn, luân trùng được cho ăn bằng men bánh mì có sức tăng trưởng tương đương vớ i luân trùng nuôi bằng thức ăn nhân tạo Selco®. Luân trùng được cho ăn bằng men bánh mì có bổ sung 3-5% tảo Chlorella cho năng suất thu hoạch cao và sự ổn định tương đương vớ i luân trùng được nuôi bằng thức ăn luân trùng đặc chế đắc tiền. - Khi nuôi luân trùng trong hệ thống thâm canh tuần hoàn vớ i thành phần thức ăn chính là men bánh mì, việc bổ sung 5% tảo vào thức ăn men bánh mì giúp làm tăng LNA và ∑HUFA của luân trùng một cách có ý nghĩa so vớ i luân trùng ch ỉ cho ăn toàn men bánh mì. - Tiếp tục nghiên cứu chất lượng luân trùng vớ i các mức độ cho ăn tảo khác nhau trong hệ thống nuôi luân trùng thâm canh tuần hoàn kết hợp vớ i bể cá-tảo. TÀI LI ỆU THAM KHẢO Hàn Thanh Phong, 2002. Nuôi luân trùng ( Brachionus plicatilis) trong hệ thố ng nuôi kết hợp tảo - cá rô phi. Chuyên đề tốt nghiệp, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ. Hirayama, K., 1987. A consideration of why mass culture of the rotifer Brachionus plicatilis with baker's yeast is unstable. Hydrobiologia 147, pp: 269-270. Hoff, H. and T. W. Snell (2004). Plankton culture manual. The 6th edition. Florida Aqua Farms, Florida,126 p. Komis, A., 1992. Improve production and ultilization of the rotifer Brachionus plicatilis Muller. in European sea bream (Sparus aurata Linnaeus) and sea bass (Dicentrachus labrax Linnaeus) larviculture. PhD Thesis. University of Gent. Sargent, J.R., R.J. Henderson and D.R. Tocher, 1989. The lipids. In: J. Halver (eds). Fish nutrition, 2nd edition, Acadermic Press, NY, pp: 152-219. Suantika, G., 2001. Development of a recirculation systemfor the mass culturing of the rotifer (Brachionus plicatilis). PhD. thesis. Gent University, Gent, Belgium. Suantika, G., P. Dhert, M. Nurhudah, P. Sorgeloos, 2000. High-density production of the rotifer Brachionus plicatilis in a recirculation system: consideration of water quality, zootechnical and nutritional aspects. Aquaculture Engineering 21, pp 201-214. Takeuchi, T., 1997. Essential fatty acid requirements of aquatic animals with emphasis on fish larvae and fingerlings. Reviews in Fisheries Science 5(1), pp: 1-25. Watanabe, T., C. Kitajima and S. Fujita, 1983. Nutritional values of live organism used in Japan for mass propagation of fish. A review. Aquaculture 34, pp: 115-143. Trần Sương Ngọc (2003), “ Bước đầu tìm hiểu khả năng thu sinh khối tảo- luân trùng (Brachionus plicatilis) trong hệ thố ng nuôi kết hợp luân trùng, tảo và cá rô phi”, luận văn thạc sĩ năm 2003 chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. 101
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu công nghệ làm phân vi sinh từ bã mía thiết kế chế tạo thiết bị nghiền bã mía năng suất 500kg/h trong dây chuyền làm phân vi sinh
51 p | 1045 | 185
-
Bài giảng Hướng dẫn cách làm báo cáo khoa học - ĐH kinh tế Huế
29 p | 702 | 99
-
Báo cáo khoa học: " BÙ TỐI ƯU CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI"
8 p | 299 | 54
-
Báo cáo khoa học: Ảnh hưởng của aflatoxin lên tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá tra (pangasius hypophthalmus)
39 p | 232 | 41
-
Báo cáo khoa học: " XÁC ĐỊNH CÁC CHẤT MÀU CÓ TRONG CURCUMIN THÔ CHIẾT TỪ CỦ NGHỆ VÀNG Ở MIỀN TRUNG VIỆTNAM"
7 p | 248 | 27
-
Vài mẹo để viết bài báo cáo khoa học
5 p | 153 | 18
-
Báo cáo khoa học: So sánh T2W DIXON với T2W FSE và STIR trong khảo sát bệnh lý cột sống thắt lưng
30 p | 17 | 5
-
Báo cáo khoa học: Quy trình chụp cộng hưởng từ sọ não trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng Laura II
26 p | 23 | 4
-
Báo cáo khoa học: Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ sọ não trong chẩn đoán nhồi máu não trên máy cộng hưởng từ 1.5 TESLA.
30 p | 30 | 4
-
Báo cáo khoa học: Kỹ thuật khảo sát mạch máu nội sọ trong chụp cộng hưởng từ
28 p | 18 | 4
-
Báo cáo khoa học: Tìm hiểu một số đặc điểm điện sinh lý nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ bằng hệ thống lập bản đồ ba chiều
33 p | 7 | 4
-
Báo cáo khoa học: Chuỗi xung 3D MRCP nguyên lý và kỹ thuật tối ưu hình ảnh
19 p | 18 | 4
-
Báo cáo khoa học: Chuẩn bị hệ thống ivus trong can thiệp động mạch vành
38 p | 11 | 4
-
Báo cáo khoa học: Các thế hệ máy gia tốc xạ trị và kỹ thuật ứng dụng trong lâm sàng
22 p | 10 | 4
-
Báo cáo khoa học: Một số nhiễu ảnh thường gặp trong chụp cộng hưởng từ và cách khắc phục
15 p | 19 | 4
-
Báo cáo khoa học: Giá trị của Hight Pitch và kV thấp trong kỹ thuật CTPA với liều tương phản thấp
32 p | 7 | 3
-
Báo cáo khoa học: Xác định hệ số tương quan giữa chỉ số BMI và CTDI vol, DLP trong chụp cắt lớp vi tính ở người trưởng thành
23 p | 12 | 3
-
Báo cáo khoa học: Các yếu tố ảnh hưởng đến tương phản hình ảnh trên cắt lớp vi tính tiêm thuốc
22 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn