intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học: "VỀ ĐOẠN KẾT TRONG KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

99
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kim Vân Kiều tân truyện (Truyện Kiều) là một trong những thành tựu nổi bật nhất của văn chương chữ nôm. Giá trị của nó được thể hiện cả trên phương diện tư tưởng nghệ thuật lẫn thi pháp loại hình. Bài viết chứng minh nét độc đáo của tác phẩm thông qua việc khảo sát đọan kết (với 14 câu lục bát).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học: "VỀ ĐOẠN KẾT TRONG KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 VỀ ĐOẠN KẾT TRONG KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN ENDING SENTENCES OF THE NEW STORY OF KIM VAN KIEU Nguyễn Phong Nam Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Kim Vân Kiều tân truyện (Truyện Kiều) là một trong những thành tựu nổi bật nhất của văn chương chữ nôm. Giá trị của nó được thể hiện cả trên phương diện tư tưởng nghệ thuật lẫn thi pháp loại hình. Bài viết chứng minh nét độc đáo của tác phẩm thông qua việc khảo sát đọan kết (với 14 câu lục bát). Chỉ với một đọan này, Nguyễn Du đã thể hiện được tài năng của mình qua khả năng đúc kết, khái quát những vấn đề có tầm triết lý, những suy ngẫm sâu sắc về con người, cuộc sống và một năng lực tiếp biến văn chương xuất sắc. ABSTRACT The New story of Kim Van Kieu is one of the most famous stories of “Nom” literature. The values of this story are represented in both artistic ideology and artistic prosody. This paper proves the unique features of the story by investigating its ending sentences (consisting 14 sentences). With these sentences, Nguyen Du shows his talents by making some conclusions on several philosophical issues, profoundly thinking about human and life with his brilliant ability of acknowledgement and creativeness of literature. Kết thúc Kim Vân Kiều tân truyện (1), sau khi đã thuật lại một cách đầy đủ cuộc đời của các nhân vật chính, Nguyễn Du dành ra 14 câu lục bát để bình luận về câu chuyện mình vừa kể: Ngẫm hay muôn sự tại trời/ Trời kia đã bắt làm người có thân/ Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao/ Có đâu thiên vị người nào/ Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai/ Có tài mà cậy chi tài/ chữ tài liền với chữ tai một vần/ Đã mang lấy nghiệp vào thân/ Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa/ Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài/ Lời quê chắp nhặt dông dài/ Mua vui cũng được một vài trống canh. Xung quanh đoạn thơ này của Nguyễn Du, đã có khá nhiều lời bàn luận, tranh cãi được đưa ra. Có người tán thưởng, xem đây là lời đúc kết sau “bản cáo trạng cuối cùng”(2) đầy ý vị. Nhưng lại có không ít người cho rằng cái đoạn vĩ thanh này là thừa, gượng ép bởi nó chẳng gắn bó gì với cốt truyện, nó làm giảm giá trị của tác phẩm. Đến như hai câu chót lại cũng có nhiều cách hiểu thật khác nhau. Có ý kiến cho rằng cái chuyện “mua vui” chỉ là cách nói (nói khiêm nhường, nói khéo, nói tránh trớ và cả mai mỉa); có người cho đấy là biểu hiện của công thức, của quy phạm (thể loại truyện nôm); lại cũng có người đoán chắc cả trăm phần rằng Nguyễn Du nói thật (bởi, văn chương mà giết nổi ai !)... Rút cuộc, mặc dù câu chữ rất rõ ràng, nhưng mọi chuyện lại không dễ hiểu một chút nào. Sau ngót hai trăm năm nghiền ngẫm bàn luận, rất nhiều điều về Kim Vân Kiều tân truyện dường như vẫn còn mới mẻ. Và đấy lại cũng là chỗ bí ẩn của thiên tài. 1
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 Một câu hỏi được đặt ra: Nguyễn Du “ngẫm” ra được điều gì và ông định nói gì qua đoạn cuối tác phẩm này? Mười bốn câu lục bát kia có giá trị gì không hay đó chỉ là một thoáng lơ đễnh của thi hào? Câu trả lời quả thật không dễ chút nào, song trước hết ta hãy làm một phép thử đơn giản nhất. Giả dụ bây giờ chúng ta loại bỏ phần này ra khỏi tác phẩm; nghĩa là nếu Kim Vân Kiều tân truyện được kết thúc ở câu 3240 với cảnh sum họp đề huề: Phong lưu phú quý ai bì/ Vườn xuân một cửa để bia muôn đời. Điều gì xảy ra nếu như câu chuyện kết thúc tại đây? Nếu thế ta sẽ có một ngay “Kim Vân Kiều tân truyện” khác; một câu chuyện mà tuy tình tiết, nhân vật, cốt truyện... vẫn thế nhưng ý vị thì khác hẳn. Nghĩa là tuy thân xác không có gì mới lạ song cái hồn vía thì thay đổi rất nhiều. Sau khi thuật kể về số phận nàng Kiều với đầy đủ mọi trầm luân khổ ải, nếu như câu chuyện khép lại với cảnh “vườn xuân” an lạc, mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Nếu như thế, câu chuyện này sẽ không có gì khác biệt lớn so với các tác phẩm khác trong loại hình truyện thơ nôm. Trong các truyện thơ nôm Việt Nam, phần kết thúc thường giống nhau. Thông thường, sau khi kẻ xấu bị trừng trị, người tốt được tưởng thưởng, hoặc chí ít cũng được trả lại công bằng thì câu chuyện kết thúc với một vài câu chú thêm về lý do làm truyện. Chẳng hạn ở Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) truyện kết thúc bằng câu: Trăm năm biết mấy tinh thần/ Sinh con sau nối gót lân đời đời, ở truyện Phạm Công Cúc Hoa (khuyết danh): Tôn vua cha thái thượng hoàng/ Cùng là thái hậu nương nương trọn tình; truyện Lưu nữ tướng (khuyết danh): Nay mừng nam bắc đồng nhân/ Mừng dâng hưởng bát thiên xuân thọ trường; Mã Phụng – Xuân Hương (khuyết danh): Đâu đâu khắp hết bốn phương?/ Chúa rằng vạn thọ vô cương đời đời... Cả truyện nôm khuyết danh lẫn truyện nôm có tên tác giả cụ thể đều được kết như thế. Điều này đã trở thành một mô hình ổn định, thành ra một quy phạm nghệ thuật bất di bất dịch. Lối kết truyện “có hậu” vừa nêu là một ưu thế của truyện nôm giáo huấn. Sự viên mãn, trọn vẹn của số phận nhân vật khiến cho người nghe, người đọc yên tâm; chính sự kết thúc gọn gẽ, hậu hĩ cùng thái độ khẳng quyết tự tin toát lên từ ngôn từ kết truyện sẽ tạo nên sức thuyết phục, truyền cho người nghe niềm tin và hy vọng. Nhưng ở trường hợp Kim Vân Kiều tân truyện thì không phải như thế. Cái đoạn kết ở đây có tác dụng nêu tiếp vấn đề; kết nhưng thực chất lại là mở do chỗ tác giả nối thêm vào những luận điểm khiến người nghe phải suy ngẫm. Tiếng là kết thúc song chuyện không chấm dứt, vẫn còn ngân mãi, kéo dài thêm niềm “oán hận”; lại càng ngổn ngang hơn những chuyện tài - mệnh, nghiệp – thân, tâm - phận... Có cảm tưởng sau khi nhóm lên chút niềm lạc quan, tác giả vội vàng cải chính bằng một đoạn triết lý nhuốm đầy âm hưởng bi quan. Chính điều này đã xoá hết cái không khí hân hoan của buổi đoàn viên, nó phá vỡ sự hô ứng có tính công thức (gặp gỡ - lưu lạc – đoàn viên) thường thấy của truyện thơ nôm; hay nói cách khác, nó “huỷ hoại” cái không khí vẹn toàn đầy đặn vốn có của truyện thơ nôm. Cái kết thúc này gợi cho người đọc nhớ lại nhiều điều đã trải qua trong truyện. 2
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 Câu chữ ở đây buộc người đọc phải hồi cố đến chuyện tài mệnh, bỉ sắc tư phong, má hồng bạc phận ở phần mở đầu tác phẩm: Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau/ Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng/ Lạ gì bỉ sắc tư phong/ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen... Nếu nối ghép thêm vào những câu như thế, thì quả nhiên Kim Vân Kiều tân truyện không thể kết thúc mà lại... bắt đầu. Nghĩa là nó tạo một sự hô ứng mới – hô ứng về tư tưởng nghệ thuật thay cho sự hô ứng sự kiện (đã bị phá vỡ). Với đoạn kết này, Nguyễn Du đã tạo ra cảm giác bất an, những mối hoài nghi sâu sắc về hạnh phúc, về số phận con người. Trong sáng tác của mình, Nguyễn Du nói nhiều đến thân phận con người và hạnh phúc trần thế; nó trở thành một nỗi ám ảnh thường trực đối với ông. Đọc thơ ông, ta thường xuyên bắt gặp những câu chữ nói đến cuộc đời, số phận, duyên kiếp... Chỉ riêng Kim Vân Kiều tân truyện, đã có đến 27 lần tác giả nhắc đến kiếp, 43 lần nói đến phận, còn chữ thân thì càng nhiều hơn, những 65 lần (3). Thơ chữ Hán, tính chất triết luận về nhân thế, cõi trần càng đậm đặc hơn; nỗi hoang mang thắc thỏm càng lớn hơn. Đến mức ông phải thốt lên: “Trần thế bách niên khai nhãn mộng” (Cõi trần trăm năm chỉ là giấc mộng lúc đương thức - La Phù giang thuỷ các độc toạ). Và gần như mọi sáng tác của ông đều xoay quanh câu hỏi về thân phận con người, đều bao trùm một mối ưu tư, khắc khoải về hạnh phúc trần thế. Với một tâm trạng như thế, nói theo cách của các nhà triết học hiện đại phương Tây, Nguyễn Du là nhà văn “hiện sinh” nhất trong số các tác gia cổ điển Việt Nam. Nguyễn Du nghĩ gì về số phận con người? Trước khi phân tích điều này, thiết tưởng nên bàn qua về mục đích sáng tác văn chương của Nguyễn Du. Chúng tôi muốn giới hạn phạm vi quán chiếu chỉ ở trường hợp Kim Vân Kiều tân truyện, nơi tư tưởng nghệ thuật của tác giả được thể hiện đầy đủ, tập trung nhất. Từ trước tới nay, khi đánh giá Kim Vân Kiều tân truyện, điều thường được nhà nghiên cứu quan tâm nhất là phương diện phản ánh của tác phẩm (ngoại trừ những nghiên cứu thuần tuý về ngôn ngữ hay về thi pháp). Kết quả là giá trị của tác phẩm được quy chủ yếu vào ý nghĩa xã hội, ý nghĩa lịch sử. Chính vì thế, sẽ rất lúng túng khi lý giải mục đích của hoạt động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Quan niệm có tính mặc định về chức năng phản ánh của văn chương đã khiến không ít điều phân tích về giá trị của tác phẩm trở nên khiên cưỡng. Nhiều khi do quan niệm này mà vô hình trung chúng ta làm tổn hại đến giá trị tác phẩm. Chẳng hạn khi nói đến chủ nghĩa nhân văn, tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du trong Kim Vân Kiều tân truyện, nếu chúng ta chỉ dừng ở quan niệm tác giả lên án cái xấu, bảo vệ và cổ xuý cái tốt, cảm thông với những thân phận bất hạnh... nếu chỉ như thế (tuy cũng đã rất to lớn), thì không chừng chúng ta lại “giáng cấp tư tưởng” đối với Nguyễn Du. Chúng tôi cho rằng chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du còn đi xa hơn thế. Hoặc như khi lý giải hiện tượng tiếp biến trong Kim Vân Kiều tân truyện, khi xem xét cái cách xử lý từ chất liệu tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, nếu chỉ chuyên chú vào việc so sánh để biện giải và kết luận thì dù chứng minh sự tài giỏi, khéo léo của Nguyễn Du trong quá trình tiếp - biến thuyết phục đến mấy, vị tất đã làm nổi bật được tầm vóc tác giả. Bởi vì dù có khéo và tinh xảo cách gì thì về thực chất cũng chỉ là 3
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 bắt chước; nó không đủ để làm nên thiên tài. Ở đây không thể chỉ viện dẫn đến tính quy phạm của văn chương trung đại, bởi vì nhà văn hoàn toàn có đủ khả năng để đưa ra các phép giải nhằm khắc chế quy phạm (nếu thấy cần thiết). Vả, đặc điểm của thiên tài là vượt thoát ra khỏi khuôn thước, đưa ra những sáng tạo chưa hề có tiền lệ để tạo nên những khuôn thước mới. Chúng tôi cho rằng cần xem xét, đánh giá Nguyễn Du trong những hệ quy chiếu khác, có thể là trừu tượng hơn. Và điều này thì liên quan tới mục đích làm văn chương của tác giả. Có thể thấy rằng với Kim Vân Kiều tân truyện, Nguyễn Du đã có một “cuộc” suy ngẫm sâu sắc về số phận con người. Khởi phát từ những điều trông thấy, nhà văn suy nghĩ về “cõi người ta” và “ngẫm hay” được nhiều điều. Kim Vân Kiều tân truyện do vậy là một “sự” tư duy, một lối nhận thức của nhà văn về cuộc sống, về “cõi người”, về “thân phận” con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Du, Kim Vân Kiều tân truyện (Truyện Kiều, Đoạn trường tân thanh). [2] Xuân Diệu (1966), Thi hào dân tộc Nguyễn Du, NXB Văn học, Hà Nội. [3] Đào Duy Anh (1974), Từ điển Truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2