Báo cáo kiến tập: Thực trạng và giải pháp công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tại sở nội vụ tỉnh Hòa Bình
lượt xem 14
download
Báo cáo kiến tập nhằm khái quát vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Sở Nội vụ Tỉnh Hòa Bình và qua thực tế cùng với lý luận về vấn đè đào tạo bồi dưỡng em xin đưa ra một số đề suất nhằm hoàn thiện vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo kiến tập: Thực trạng và giải pháp công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tại sở nội vụ tỉnh Hòa Bình
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC ---------- BÁO CÁO KIẾN TẬP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH HÒA BÌNH TÊN CƠ QUAN: SỞ NỘI VỤ TỈNH HÒA BÌNH Người hướng dẫn : Bùi Thị Hiền Sinh viên : Lê Thanh Hương Ngành đào tạo : Quản trị Nhân lực Lớp : 1205.QTND Khóa : 2012 - 2016 HÀ NỘI - 2015
- Báo cáo kiến tập MỤC LỤC - Nguồn báo cáo thống kê số lượng , chất lượng CB,CC Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình tới đầu năm 2014 Của phòng quản lý công chức.......................................34 SV: Lê Thanh Hương Lớp QTNL 12D
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Nội Vụ tỉnh Hòa Bình, Phòng Quản lý Công chức Viên chức đã tạo mọi điều kiện để Tôi được tìm hiểu, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế và hoàn thành báo cáo kiến tập này. Tôi xin chân thành cảm ơn nhất đến lãnh đạo trường Đại học Nội vụ Hà Nội, lãnh đạo các khoa và các Thầy Cô giáo trong trường đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn của các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Tổ chức và quản lý nhân sự. Đặc biệt hơn hết là Thầy Đoàn Văn Tình chủ nhiệm lớp QTNL 12D,cùng toàn thể các Cô Chú, Anh Chị trong phòng Quản lý công chức đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình kiến tập.
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa từ viết tắt CB Cán bộ CC Công chức
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ mới, thời kỳ đổi mới hội nhập nền kinh tế,toàn bộ đội ngũ CB, CC trong bộ máy hành chính nhà nước tạo thành một nguồn lực lớn phục vụ cho quá trình hoạt động của nhà nước. CB, CC trong thời kỳ mới này cần được trang bị những kiến thức cần thiết để bắt kịp với thời cuộc, cần có sự chuẩn bị, chọn lọc chu đáo để có một đội ngũ CB, CC trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nắm vững đường lối của đảng, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh đầy đủ phẩm chất bản lĩnh chính trị, có năng lực về lý luận pháp luật, chuyên môn, có nghiệp vụ hành chính khả năng thực tiễn để thực hiện những công việc đổi mới. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn liên quan và ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ nói chung và cán bộ nghiệp vụ tổ chức nói riêng. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, công tác tổ chức đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, nhiều đầu mối, ban, ngành, nhiều tổ chức cồng kềnh, kém hiệu quả đã được tinh giản, rút gọn. Nhưng ở một số lĩnh vực, một số ngành dường như càng thu gọn, tinh giản thì các tổ chức, đầu mối lại càng phình ra, chồng chéo nhau, dẫn tới tình trạng “nhập vào rồi lại tách ra” một cách thiếu khoa học, thiếu tổ chức. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ càng đòi hỏi nhân lực của bộ máy nhà nước phải nâng cao năng lực trí tuệ quản lý, năng lực điều hành công việc và xử lý công việc thực tiễn. Do đó công tác Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CB, CC được đặt ra là rất cần thiết Thực tế cho thấy hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã quan tâm hơn đến việc đào tạo CB, CC tuy nhiên nhiều nơi tổ chức đào tạo bồi dưỡng chưa phù hợp chức năng công việc. Những hạn chế đó xuất phát từ lý do các cơ quan tổ chức đào tạo bồi dưỡng chưa có kế hoạch hợp lý gây ra lãng phí về thời gian, tiền của và nguồn nhân lực, do sử dụng nguồn nhân lực không đúng nơi, đúng lúc, đúng chỗ.
- Sở nội vụ Tỉnh hòa bình là cơ quan hành chính của nhà nước, trong những năm qua Sở rất quan tâm đến công tá đào tạo bồi dưỡng CB, CC xác định đó là một yếu tố cơ bản để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Với những kiến thức cơ bản được học tại Trường đại học Nội vụ Hà Nội và qua thời gian kiến tập tại Sở nội vụ tỉnh Hòa Bình em xin trình bày về thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC ở Sở nội vụ tỉnh Hòa Bình và đưa ra một số ý kiến đánh giá kiến nghị giải pháp mang tính cá nhân về công tác này qua đề tài: “ Thực trạng và giải pháp công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tại sở nội vụ tỉnh Hòa Bình”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Báo cáo kiến tập của em nhằm khái quát vấn đề đào tạo bồi dưỡng CB, CC tại Sở Nội vụ Tỉnh Hòa Bình và qua thực tế cùng với lý luận về vấn đè đào tạo bồi dưỡng em xin đưa ra một số đề suất nhằm hoàn thiện vấn đề đào tạo bồi dưỡng CB, CC. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là chú trọng nghiên cứu trong phạm vi CB, CC các phòng ban đơn vị thuộc Sở Nội vụ Tỉnh Hòa Bình, từ đó đưa ra nhận xét đánh giá một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC 3. Phạm vi nghiên cứu. - Mặt không gian : nghiên cứu tại sở Nội vụ Tỉnh Hòa Bình - Mặt thời gian : nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010-1014 4. Phương pháp nghiên cứu. Báo cáo dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ trương, chính sách về đầo tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, CB,CC của chính phủ, Đảng và Nhà nước ban hành. - Phương pháp phân tích tổng hợp, logic lịch sử - Phương pháp điều tra, khảo sát về đào tạo bồi dưỡng CB,CC nhằm đánh giá thực trạng vấn đê nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin từ tài liệu báo cáo đào tạo bồi dưỡng của sở 5. Ý nghĩa đóng góp của đề tài. Báo cáo đã phân tích rõ được một số cơ sở lý luận về công tác đào tạo bồi dưỡng CB,CC trong nền kinh tế thị trường nước ta, đánh giá đúng công tác đào
- tạo bồi dưỡng tại sở Nội vụ tỉnh qua giai đoạn 2010-2014 và đầu năm 2015. Đưa ra được những hạn chế còn tồn đọng, những mặt tích cực đã làm được và những mặt chưa làm được. Dựa vào đó đưa ra những giải pháp tối ưu nhất, hiệu quả nhất nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC. Giúp cho CB,CC thực hiện tốt những nhiệm vụ của cấp trên giao, và hoàn thành nhiệm vụ đã được đề ra. Trên cơ sở đó dề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đầo tạo bồi dưỡng CB,CC trong thời gian tiếp theo. 6. Kết cấu đề tài. -CHƯƠNG I: Khái quát chung về Sở Nội vụ Tỉnh Hòa Bình. -CHƯƠNG II: Thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC của Sở Nội vụ Tỉnh Hòa Bình. -CHƯƠNG III: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC tại Sở Nội vụ Tỉnh Hòa Bình.
- CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ NỘI VỤ TỈNH HÒA BÌNH I. Vị trí và chức năng Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội vụ gồm Tổ chức bộ máy, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước cải cách hành chính, chính quyền địa phương địa giới hành chính, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn tổ chức hội, tổ chức Phi Chính phủ văn thư lưu trữ Nhà nước tôn giáo thi đua - khen thưởng. Sở Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nội vụ. II. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo các quyết định, chỉ thị quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, các đề án, dự án chương trình thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh. 2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình đã được phê duyệt thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao. 3. Về tổ chức bộ máy Tham mưu, thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức đối với các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện việc thành lập, giải thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp tỉnh theo quy định của pháp luật
- 4. Về quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện, hướng dẫn và quản lý việc sử dụng biên chế đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật. 5. Về tổ chức chính quyền Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp giúp Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thống kê số lượng, chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân và thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp để tổng hợp, báo cáo theo quy định. 6. Về công tác địa giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính Theo dõi, quản lý công tác địa giới hành chính trong tỉnh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Nội vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện sau khi có quyết định phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện, hướng dẫn và quản lý việc phân loại đơn vị hành chính các cấp theo quy định của pháp luật Hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện Quy chế dân chủ tại xã, phường, thị trấn và các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. 7. Về cán bộ, công chức, viên chức Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức cấp xã. Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật Thống nhất quản lý và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở trong và ngoài nước sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh
- phê duyệt. Hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và việc thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức nhà nước tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức, viên chức nhà nước cán bộ, công chức cấp xã thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ việc phân cấp quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật. 8. Về cải cách hành chính Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân công các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách các nội dung, công việc của cải cách hành chính tỉnh quyết định các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh triển khai cải cách hành chính Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh đã được phê duyệt Tổng hợp, báo cáo công tác cải cách hành chính, việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế đối với cơ quan nhà nước và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật trình phiên họp hàng tháng của Ủy ban nhân dân tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ về công tác cải cách hành chính theo quy định.
- 9. Về công tác tổ chức hội và tổ chức phi Chính phủ Thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép thành lập, giải thể, phê duyệt điều lệ của hội, tổ chức phi chính phủ trên địa bàn theo quy định của pháp luật Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ đối với hội, tổ chức phi Chính phủ trong tỉnh Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ định xuất và các chế độ, chính sách khác đối với tổ chức hội theo quy định của pháp luật. 10. Về công tác văn thư, lưu trữ Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn chấp hành các chế độ, quy định pháp luật về văn thư, lưu trữ Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn và Trung tâm Lưu trữ tỉnh Thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Danh mục nguồn và thành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh thẩm tra Danh mục tài liệu hết giá trị của Trung tâm Lưu trữ tỉnh và của các cơ quan thuộc Danh mục nguồn nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh và Lưu trữ huyện. 11. Về công tác tôn giáo Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh Làm đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh. 12. Về công tác thi đua, khen thưởng Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác thi đua, khen thưởng cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
- của nhà nước về thi đua, khen thưởng phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác thi đua, khen thưởng. 13. Về công tác thanh tra Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về công tác nội vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý các vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực công tác được Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo quy định của pháp luật. 14. Về công tác thanh niên Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên dự thảo các quyết định, chỉ thị quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm thuộc phạm vi quản lý Nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức có liên quan của tỉnh, tổ chức triển khai thực hiện, phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về thanh niên và công tác thanh niên Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác thanh niên đối với các sở, cơ quan ngang sở, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. 15. Về công tác pháp chế Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng rà soát, xây dựng, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý Nhà nước ở địa phương Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề trong phạm vi ngành lĩnh vực quản lý Nhà nước ở địa phương có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng của Ủy ban nhân dân tỉnh, đóng góp ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác soạn thảo trước khi trình cơ quan, người có thẩm quyền thẩm định
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan lập kế hoạch, phổ biến giáo dục và thực hiện pháp luật dài hạn, hàng năm trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Sở. 16. Thực hiện công tác hợp tác quốc tế về nội vụ và các lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh. 17. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác nội vụ và các lĩnh vực khác được giao đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo các lĩnh vực công tác được giao đối với các tổ chức của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương khác đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh. 18. Tổng hợp, thống kê theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về tổ chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp số lượng các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức cấp xã công tác văn thư, lưu trữ nhà nước công tác tôn giáo công tác thi đua, khen thưởng và các lĩnh vực khác được giao. 19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ, số liệu phục vụ công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ được giao. 20. Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các hoạt động dịch vụ công trong các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý của Sở. 21. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nội vụ về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định. 22. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định. 23. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- 24. Xây dựng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác và trách nhiệm của người đứng đầu của các tổ chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền. 25. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
- III. Cơ cấu tổ chức 1. Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ + Văn phòng; + Thanh tra; + Phòng Tổ chức, cán bộ; + Phòng Quản lý công chức; + Phòng Xây dựng chính quyền; + Phòng Cải cách hành chính; + Phòng Công tác thanh niên + Phòng Tôn giáo 2.Tổ chức trực thuộc Sở: + Ban Thi đua - Khen thưởng (có tư cách pháp nhân, có con dấu) 3. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở: + Chi cục Văn thư – Lưu trữ.
- Phòng công tác thanh niên Chi cục văn thư lưu trữ Thanh tra sở Phòng cải cách hành chính Giám Đốc Phó Giám Đốc Ban tôn giáo Phòng quản lý công chức Văn Phòng sở Phòng xây Ban thi đua khen dựng chính thưởng quyền Phòng tổ chức biên chế
- CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH HÒA BÌNH I. Lý luận chung về đào tạo bồi dưỡng CB, CC. 1. Khái niệm và đối tượng của công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC. 1.1. Khái niệm về đào tạo bồi dưỡng CB, CC. Đào tạo được xem như một quá trình cung cấp và tạo dựng khả năng là việc cho người học và bố chí đưa họ vào các chương trình, khoa học, môn học có một cách hệ thống hoặc nói cách khác là giáo dục một cách hệ thống, có sự kết trong các lĩnh vực khoa học chuyên ngành như kĩ thuật, thương mại văn phòng, tài chính,hành chính hay các lĩnh vực khác nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc cho cá nhân, tổ chức và giúp họ hoàn thành nhiệm vụ và các mục tiêu công tác. Bồi dưỡng là quá trình làm cho người ta tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất, nư vậy đào tạo bồi dưỡng chíh là việc tổ chức ra những cơ hội cho người ta học tập, nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình bằng việc tăng cường năng lực, làm gia tăng giá trị của nguồn lực cơ bản, quan trọng nhất là CB, CC. Đào tạo bồi dưỡng tác động đến con người trong tổ chứ làm cho họ có thể làm việc tốt hơn cho phép họ sử dụng các khả năng tiềm năng vốn có phát huy hết năng lực làm việc. Khái niệm đào tạo, theo điểm 1, điều 5, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP (ngày 05/03/2010) của Chính phủ về đào tạo bồi dưỡng công chức thì:” đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những chi thức, kĩ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học”. Như vậy đào tạo được hiểu là quá trình tác động tới con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo... một cách hệ thống, chuyển bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận sự phân công lao động nhất định, hoàn thành tốt nhiệm vụ công vụ được giao Khái niệm đào tạo, theo điểm 2, điều 5, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP (ngày 05/03/2010) của Chính phủ về đào tạo bồi dưỡng công chức thì:” Bồi
- dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kĩ năng làm việc”. Như vậy, bồi dưỡng là học tập để nâng cao kĩ năng và năng lực liên quan đến công vụ, nhiệm vụ đang làm trên cơ sở của mặt bằng kiến thức đã được đào tạo trước đó nhằm gia tăng khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức và cá nhân CB, CC. Tóm lại đào tạo bồi dưỡng CB, CC là một khâu của công tác cán bộ, là một trong những hoạt động thường xuyên nhằm đảm bảo cho đội ngũ CB, CC đáp ứng được những điều kiện luôn thay đổi trong môi trường công vụ và sự nghiệp phát triển của đát nước. 1.2. Đối tượng đào tạo bồi dưỡng CB, CC Đối tượng của công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ bao gồm : - CB, CC hành chính, công chức dự bị, hợp đồng lao động không xác định thời hạn đang làm việc trong cơ quan hành chính của đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương cấp tỉnh và cấp huyện - Cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong đơn vị sự nghiệp công lập - Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, CB, CC xã phường, thị trấn, cán bộ không chuyên trách cấp xã - Cán bộ thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc ở xã và tổ chức dân phố ở phường thị trấn - Luật sư, cán bộ quản lý doanh nghiệp Như vậy, đối tượng của hoạt động đào tạo bồi dưỡng CB, CC nhà nước là một đội ngũ rất đông đảo những người đang làm việc trong các cơ quan Đảng, nhà nước và đoàn thể từ trung ương đến cơ sở 2. Vai trò và mực tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng 2.1. Vai trò công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC Công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC nhà nước là một yêu cầu khách quan, là đòi hỏi thường xuyên và liên tục của bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển bền vững. Có thể nói đào tạo bồi dưỡng CB, CC nhà nước giữ vai trò trực tiếp trong
- công việc nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu qủa của nền hành chính nhà nước. Bởi hiệu lực hiệu quả của nền hành chính nhà nước nói chung, của nền hành chính nói riếng suy cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực,và kết quả công tác của đội ngũ CB, CC, phẩm chất của đội ngũ CB, CC ngoài khả năng và tinh thần tự học tập lại phụ thuộc rất nhiều vào công tác đào tạo bồi dưỡng thường xuyên kiến thức và kỹ năng thực hành cho họ. trong điều kiện đội ngũ CB, CC hiện nay được đào tạo còn yếu kém chưa phát huy hết được khả năng làm việc của đội ngũ CB, CC , chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, mở cửa hội nhậm với khu vực và cả thế giới, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, nhất là công nghệ tin học và hiện đại hóa nền hành chính công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC trở lên cần thiết hơn bao giờ hết. Có thể khái quát vai trò của công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC qua sơ đồ sau: Đào tạo tập TỔ CHỨC: trung Nhu cầu đào tạo Cách thức - Mục têu bồi dưỡng thực hiện - Chưc năng Tự đào tạo - Nhiệm vụ - Vị trí công tác CB Làm tăng năng lực Sử dụng vào thực Kết quả đào cán bộ, tổ chức tiễn quản lý tạo bồi dưỡng (tăng sự hiểu biết) Tóm lại: Đào tạo bồi dưỡng có vai trò quan trọng trong công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực của các cơ quan, tổ chức Nhà nước nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ CB, CC chuyên nghiệp, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, chung thành với nhà nước, tận tình với công việc. Kết quả mà mỗi công chức
- thu được sau mỗi khóa học không chỉ có ý nghĩa với bản thân họ mà còn có ý nghĩa quan trọng với chất lượng hoạt động cơ quan, đơn vị họ công tác. 2.2. Mục tiêu cuả công tác đào tạo bồi dưỡng. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của công tác cán bộ, là yêu cầu khách quan trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ có số lượng hợp lý, cơ cấu đồng bộ, chất lượng cao kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo bồi dưỡng là yếu tố quan trọng trong công tác cán bộ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Người lãnh đạo muốn biết mình, tốt nhất là phải có thái độ và cách làm việc thật sự dân chủ, để mọi người xung quanh mạnh dạn, thẳng thắn nói những ưu, khuyết điểm của mình. Người lãnh đạo thật sự dân chủ, ý kiến của cán bộ được thật sự tôn trọng, thì khối đoàn kết nội bộ được củng cố, những sáng kiến được nảy nở, công việc nhất định sẽ được hoàn thành tốt đẹp. Người nói: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái và người khác cũng học theo. Càng dân chủ thì càng có nhiều sáng kiến. Sáng kiến chỉ ra đời khi người đó tâm huyết, hăng hái làm việc trong một môi trường dân chủ” Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì muốn có cán bộ tốt thì Đảng phải làm tốt công tác huấn luyện cán bộ, “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Theo Người, huấn luyện cán bộ phải toàn diện, đồng thời phải chuyên sâu và có phương pháp khoa học. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng công tác cán bộ và nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo nội dung tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra nhiệm vụ” xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp vững vàng về chính trị gương mẫu về đạo đức trong sáng về lối sống, có trí tuệ, kiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn , gắn bó với nhân dân. Xấy dựng đội ngũ CB, CC phải có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước gồm 3 mục tiêu cơ bản:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: " THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VỐN BẰNG TIỀN VÀ MỘT VÀI ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC VỐN BẰNG TIỀN TẠI XÍ NGHIỆP PHÚ ĐIỀN "
46 p | 755 | 318
-
Báo cáo Tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Bảo hiểm PJICO, Chi nhánh Sóc Trăng
56 p | 1229 | 167
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế dầu khí
56 p | 1168 | 133
-
Báo cáo kiến tập: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp cơ sở xã, thị trấn của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
66 p | 776 | 121
-
Đề tài: Thực trạng quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng đối với các doanh nghiệp sản xuất tại công ty ACPA
168 p | 440 | 76
-
Báo cáo kiến tập tại Công ty May TNHH Tuấn Đạt - Phạm Thị Kim Loan
21 p | 614 | 63
-
Báo cáo kiến tập giữa khóa: Tổ chức thực hiện hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu FCL tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải
24 p | 312 | 62
-
Báo cáo kiến tập: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng Hà Nội CPM
30 p | 126 | 31
-
Báo cáo kiến tập: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
24 p | 116 | 25
-
Báo cáo kiến tập Pháp luật hành chính: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Hãng luật Anh Bằng
41 p | 121 | 25
-
Báo cáo kiến tập: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân phường Tân Bình
27 p | 98 | 24
-
Báo cáo kiến tập: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của huyện uỷ Hiệp Hoà
30 p | 81 | 20
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng mở rộng cho vay của Chi nhánh Thăng Long đối với các DNNQD
104 p | 80 | 18
-
Báo cáo kiến tập ngành nghề: Thực trạng công tác quản lý văn bản đi tại Văn phòng thành phố Bà Rịa
36 p | 70 | 18
-
Báo cáo kiến tập: Thực trạng công tác quản lý văn bản đi tại Văn phòng thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
50 p | 74 | 17
-
Báo cáo kiến tập: Thực trạng và giải pháp công tác đào tào, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Thanh Chương
24 p | 49 | 15
-
Báo cáo kiến tập: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty Cổ Phần Đầu Tư Quốc Tế ANZ
30 p | 87 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn