intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo kiến tập Pháp luật hành chính: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Hãng luật Anh Bằng

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:41

110
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo tiếp cận với thực tiễn hoạt động của Hãng luật Anh Bằng để kiểm nghiệm kiến thức đã được học; nghiên cứu các quy định về sở hữu trí tuệ theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành; đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Hãng luật Anh Bằng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo kiến tập Pháp luật hành chính: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Hãng luật Anh Bằng

  1. VỀ LĨNH V’ỰC
  2. LỜI CẢM ƠN Được sự  giới thiệu của Trường Đại học Nội vụ  Hà Nội cùng sự  giúp đỡ  tận  tình của các anh, chị tại Hãng luật Anh Bằng trong thời gian vừa qua, em đã hoàn thành  kỳ  kiến tập của mình. Qua đây,  em  xin gửi lời cám  ơn tới những người đã giúp đỡ,   hướng dẫn em trong quá trình kiến tập để em hoàn thành bài báo cáo này. Trước hết, em xin gửi lời cám  ơn tới Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nội vụ  Hà Nội  đã tạo điều kiện, giúp đỡ  cho sinh viên được kiến tập tại các cơ  quan cùng  chuyên môn của mình. Xin gửi lời cám  ơn tới  Hãng luật Anh Bằng đã đồng ý và tạo  điều kiện tiếp nhận em kiến tập tại văn phòng trong suốt thời gian vừa qua. Xin gửi   lời cám  ơn sâu sắc tới anh, chị  trong văn phòng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ   em  trong đợt kiến tập để em hoàn thành nhiệm vụ và có được bài báo cáo cho riêng mình. Qua  thời  gian  học  tập  và  nghiên cứu,  nhờ   sự   quan tâm tận tình  giảng dạy,  hướng dẫn nghiên cứu của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, giúp em  trang  bị  những kiến thức vững vàng, quý báu trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại  cơ quan kiến tập. Em xin chân thành cảm ơn!
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là báo cáo kiến tập độc lập của riêng em. Các số liệu sử  dụng phân tích trong báo cáo có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các  kết quả nghiên cứu trong báo cáo do em tự tìm hiểu, phân tích một cách trung kiến,  khách quan và phù hợp với kiến tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được  công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
  4. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn cơ quan và nội dung kiến tập Kiến tập ngành nghề là một học phần quan trọng trong các học phần đào tạo của  trường Đại học. Sinh sẽ viên bắt đầu được làm quen với môi trường làm việc làm thực  tế chứ không còn như lý thuyết trên sách vở nữa, đây là điều tối quan trọng để những  sinh viên mới ra trường không bị ngợp bới môi trường làm việc thực tại. Là kiến tập  sẽ mang đến cơ hội được thâm nhập vào trong môi trường làm việc bên ngoài xã hội.  Mặt khác nữa là việc kiến tập ngoài thực tế sẽ tạo điều kiện để cho các bạn sinh viên  bắt đầu tự tạo cho mình tinh thần tự lập, tự giác với công việc, cập nhật được những  thông tin mới về chuyên ngành mà các bạn đó đang theo đuổi. Kiến tập giúp những bạn  sinh viên có điều kiện được cọ xát, làm việc nhóm một cách thực tế trước khi chính  thức bước chân vào môi trường công việc thực tế. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng, cùng phát triển với các  nước trên thế giới điểu đó thể hiện qua việc thiết  lập quan hệ ngoại giao với 188  quốc gia thành viên Liên hợp quốc, là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức quốc tế  và khu vực, có quan hệ ngoại giao với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới.  Yếu tố cấu thành của nền kinh tế tri thức – nền kinh tế quyết định sự bền vững và lớn  mạnh của các quốc gia trong tương lai điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sở hữu trí tuệ,  không phân biệt các nước phát triển hay các nước đang phát triển, sở hữu trí tuệ luôn là  điều tiên quyết để xây dựng được khung pháp lý đầy đủ vững chắc làm tiền đề để  quản lý và bảo vệ quyền lợi của chủ thể sở hữu trí tuệ cũng như người sử dụng hợp  pháp sở hữu trí tuệ qua đó mới quyết định được sự lớn mạnh và bền vững của các  quốc gia trong tương lai.  Vì vậy, em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả  hoạt động tư vân trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Hãng luật Anh Bằng” để 
  5. nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt  động trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ của Hãng luật Anh Bằng.  2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ­ Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động  tư vân trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Hãng luật Anh Bằng ­ Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian: tại Hãng luật Anh Bằng Về mặt thời gian: Từ 2018 đến 30 tháng 6 năm 2019 3. Mục đích nghiên cứu ­ Về kiến thức: + Tiếp cận với thực tiễn hoạt động của Hãng luật Anh Bằng để  kiểm nghiệm  kiến thức đã được học. + Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; có cái nhìn tổng   quan về quy trình hoạt động của Hãng luật Anh Bằng. + Nghiên cứu các quy định về sở hữu trí tuệ theo Luật Sở hữu trí tuệ  năm 2005   sửa đổi bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành. + Phân tích, đánh giá một cách toàn diện và khách quan thực trạng các quy định  về sở hữu trí tuệ và thực tiễn thực thi các quy định này từ Hãng luật Anh Bằng + Giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập góp phần nâng cao hiệu quả  hoạt động tư vấn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Hãng luật Anh Bằng. Về kỹ năng: + Có kỹ năng quan sát và ghi chép. + Có kỹ năng viết báo cáo tổng hợp. + Có kỹ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Về thái độ:
  6. + Có nhận thức đúng đắn về  nghề  nghiệp đang theo học, có thái độ  tích cực   trong việc học tập và rèn luyện. + Có ý thức chấp hành nội quy, quy chế của Hãng luật Anh Bằng. + Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao trong quá trình kiến  tập. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Nghiên cứu cơ sở lý luận, mục đích, ý nghĩa của hoạt động tư vấn trong lĩnh   vực sở hữu trí tuệ.  ­ Nghiên cứu, đánh giá thực trạng các quy định về sở hữu trí tuệ theo Luật Sở  hữu trí tuệ  năm 2005 sửa đổi bổ  sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn  thi hành. ­ Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về việc tư vấn trong lĩnh vực sở  hữu trí tuệ tại Hãng luật Anh Bằng.  ­ Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn trong lĩnh  vực sở hữu trí tuệ tại Hãng luật Anh Bằng.  5. Phương pháp nghiên cứu  ­ Phương pháp phân tích: Phân tích các số liệu trong bảng thống kê, phân tích các ưu điểm, hạn chế của công tác tư vấn sở hữu trí tuệ từ đó đưa ra các  đề xuất kiến nghị để nâng cao chất lượng công tác tư vấn ­ Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình làm việc của các anh chị trong văn  phòng để học tập kinh nghiệm. ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu liên  quan đến công tác tư vấn sở hữu trí tuệ tại Hãng luật Anh Bằng, các tài liệu  liên quan đến tư vấn sở hữu trí tuệ tại cơ quan. Nghiên cứu các văn bản quy  phạm pháp luật quy định về sở hữu trí tuệ.  6. Cấu trúc của báo cáo kiến tập
  7. Ngoài phần mở  đầu thì báo cáo kiến tập được chia làm 3 phần chính, cụ  thể  như sau: Phần I. Tổng quan về Hãng luật Anh Bằng Phần II. Thực trạng hoạt động tư vấn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Hãng luật   Anh Bằng Phần III. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực sở hữu trí  tuệ tại Hãng luật Anh Bằng  PHẦN I TỔNG QUAN VỀ HÃNG LUẬT ANH BẰNG 1.1. Lịch sử thành lập Hãng luật Anh Bằng  Hãng luật Anh Bằng | Anh Bang Law với gần 10 năm hoạt động tư vấn, cung ứng   dịch vụ pháp lý về Doanh nghiệp và Sở hữu trí tuệ, đã xây dựng được một thương hiệu  mạnh, có uy tín trên thương trường. Hơn nữa, Hãng luật Anh Bằng cũng có nhiều đóng  góp vào việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về mọi lĩnh vực trong cộng đồng dân cư  nói chung, pháp luật về  kinh doanh thương mại cho cộng đồng Doanh nghiệp, thương  nhân nói riêng và bảo vệ quyền lợi của chủ thể sở hữu trí tuệ cũng như người sử dụng   hợp pháp sở hữu trí tuệ . Văn phòng cũng có đóng góp tích cực vào việc trợ giúp pháp lý,  tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo, nông dân, gia đình, người có công với cách   mạnh, trẻ  em, người già, người dân tộc thiểu số, các đối tượng bị, dễ  bị  tổn thương   khác. Để  ghi nhận những đóng góp đó, Hãng Luật Anh Bằng đã được Sở  Tư  pháp 
  8. Thành phố Hà Nội tặng Giấy khen các năm 2009, 2011, Hội đồng Luật sư toàn quốc ­  Liên đoàn luật sư Việt nam tặng bằng khen năm 2011. Báo chí viết bài ghi nhận. Hãng luật Anh Bằng do Luật sư (Thạc sỹ Luật học) Bùi Minh Bằng sáng lập năm   2007, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội. Hãng luật Anh Bằng thực hiện  dịch vụ  pháp lý bao gồm nhưng không giới hạn các lĩnh vực cụ  thể  như  sau: Luật sư – Tranh  tụng; Tham gia Tố  tụng tại Toà án; Đại diện ngoài tố  tụng; Dịch vụ  Tư  vấn pháp lý  thường xuyên cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp…; Soạn thảo, Tư vấn hợp đồng; Tư  vấn, đăng ký đầu tư, thành lập doanh nghiệp trong và ngoài nước;  Tư  vấn tài chính –  kế toán; Tư vấn luật đất đai; tư vấn lao động – bảo hiểm; Tư vấn sở hữu trí tuệ;  Thực  hiện các Dịch vụ pháp lý khác Để  khẳng định vị  thế  của mình trong khu vực Hà Nội nói chung và khu vực Miền   Bắc nói chung, Hãng luật Anh Bằng đã và đang không ngừng đổi mới cách thức hoạt  động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ  của  đội ngũ Luật sư  có nhiều năm kinh   nghiệm trong lĩnh vực tranh tụng, tư vấn pháp lý cho các đối tác trong và ngoài nước, vì   vậy chất lượng dịch vụ của Hãng luật được khách hàng trong nước cũng như quốc tế  đánh giá cao và vô cùng hài lòng. 1.2. Cơ cấu tổ chức  Nhân sự Văn phòng gồm:  Trưởng văn phòng: Luật sư (Thạc sỹ Luật học) Bùi Minh Bằng
  9. Luật sư cộng sự Chuyên viên pháp lý Kế toán – Thu ngân Sơ đồ 1.. Cơ cấu tổ chức Trang thiết bị vật chất chính trong văn phòng gồm có: ­ 11 máy tính để bàn;  ­ 07 bàn làm việc;  ­ 01 bàn tiếp khách; ­ 02 kệ để hồ sơ, tài liệu và sách, báo pháp luật các loại phục vụ hoạt động nghề  nghiệp;  ­ 02 máy in, 01 máy photo, 01 máy scan; ­ Phương tiện đi lại: mỗi thành viên của văn phòng đều có phương tiện đi lại riêng  phục vụ công việc.  1.3. Lĩnh vực hoạt động Hãng luật Anh Bằng thực hiện dịch vụ pháp lý bao gồm nhưng không giới hạn các  lĩnh vực cụ thể như sau: Luật sư – Tranh tụng; Tham gia Tố tụng tại Toà án; Đại diện   ngoài tố  tụng; Dịch vụ  Tư  vấn pháp lý thường xuyên cho cá nhân, tổ  chức, doanh   nghiệp…; Soạn thảo, Tư  vấn hợp đồng; Tư  vấn, đăng ký đầu tư, thành lập doanh  nghiệp trong và ngoài nước; Tư vấn tài chính – kế toán; Tư vấn luật đất đai; tư vấn lao  động – bảo hiểm; Tư vấn sở hữu trí tuệ; Thực hiện các Dịch vụ pháp lý khác Sau khi thành lập vào năm 2007, Hãng luật Anh Bằng đã ổn định đi vào nề nếp, thực  hiện các dịch vụ pháp lý và thực hiện các lĩnh vực cụ thể như sau: 1.3.1. Luật sư – tranh tụng tham gia tố tụng tại tòa án
  10. Thực hiện dịch vụ pháp lý trong vụ việc tranh tụng, văn phòng sẽ đưa ra đường lối và  phương thức thực hiện cụ thể đảm bảo tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của khách  hàng. Nhanh chóng, hiệu quả, đúng pháp luật là tiêu chí nền tảng mà văn phòng luôn ưu  tiên hàng đầu trong quá trình thực hiện tranh tụng. Kỹ  năng và bề  dày lịch sử  của  văn  phòng đã phục vụ một cách thành công cho khách hàng trong một loạt các lĩnh vực: Dân  sự, hình sự, đất đai, kinh doanh thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình, đầu tư, doanh   nghiệp, sở hữu trí tuệ… Dịch vụ Luật sư – Tranh tụng của  Hãng luật Anh Bằng hỗ trợ khách hàng bao gồm  nhưng không giới hạn những nội dung công việc sau: nghiên cứu hồ sơ vụ việc do khách  hàng cung cấp; tư vấn pháp lý liên quan đến nội dung yêu cầu của khách hàng; tư  vấn,   soạn thảo công văn trao đổi, phúc đáp với bên thứ ba; đại diện quý Khách hàng gặp mặt,   làm việc trực tiếp với bên thứ ba; soạn thảo hồ sơ khởi kiện theo yêu cầu của khách hàng;   soạn thảo các văn bản cần thiết phục vụ quá trình tố tụng; đại diện khách hàng, tham gia   tố tụng tại Toà án với tư cách Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng  trong quá trình hòa giải, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; hỗ trợ khách hàng làm thủ tục giám   đốc thẩm, tái thẩm tại toà án… 1.3.2. Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên Mỗi hoạt động của doanh nghiệp, mỗi ý tưởng, mỗi chiến lược đều gắn liền với   tính pháp lý, và hơn ai hết, Hãng luật Anh Bằng cũng hiểu rằng cần kiểm soát thật tốt các  rủi ro pháp lý có thể  phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Lúc này, có  nhiều sự lựa chọn cho doanh nghiệp, hoặc thuê nhân viên pháp chế, hoặc thuê đơn vị pháp  lý độc lập tư vấn thường xuyên. Mỗi hình thức lại có ưu, nhược điểm riêng, nhưng lựa  chọn hình thức tư vấn pháp lý thường xuyên vẫn là một sự lựa chọn thông minh. Hãng luật Anh Bằng sẽ làm việc với tư cách là pháp chế của khách hàng, giúp rà  soát các giao dịch, yêu cầu pháp lý và cung cấp các tư vấn bằng email hoặc văn bản cho  quý khách hàng, đề xuất các phương án giải quyết cũng như dự trù và khuyến cáo các rủi   ro, thiệt hại mà Quý khách hàng có thể gặp phải. Dịch vụ Tư vấn pháp luật thường xuyên của Hãng luật Anh Bằng bao gồm nhưng  không giới hạn những nội dung công việc sau: tư vấn bằng văn bản hoặc qua điện thoại  
  11. mọi vấn đề  pháp lý doanh nghiệp gặp phải liên quan đến Luật Doanh nghiệp, Luật   Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật   Bảo hiểm y tế, Luật thuế và kế toán, Luật Sở hữu trí tuệ…; tư vấn, soạn thảo, rà soát các  loại Hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hoá, Hợp đồng dịch vụ, Hợp đồng thuê/cho thuê,   Hợp đồng vay/cho vay, Hợp đồng lao động, Hợp đồng đại lý, Hợp đồng hợp tác kinh   doanh…; rà soát, tư vấn, soạn thảo: Hồ sơ Điều hành doanh nghiệp (Quy chế hoạt động;   Biên bản họp; Các vản bản hành chính nội bộ  của  văn phòng); Hồ  sơ  Pháp lý doanh  nghiệp (Điều lệ văn phòng; Thoả thuận, Biên bản góp vốn các thành viên; Hợp đồng mua  bán, sáp nhập, biên bản bàn giao; Hồ sơ giải thể, phá sản); Hồ sơ Đăng ký doanh nghiệp  (Hồ  sơ  xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Các nội dung thay đổi doanh  nghiệp; Hồ sơ thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện); tư vấn, soạn thảo, rà soát Hồ sơ  quản trị nhân sự: Nội quy lao động; Hợp đồng lao động; Quyết định về lao động, nhân sự;  tư  vấn, soạn thảo, đăng ký quyền sở  hữu trí tuệ, bảo hộ  nhãn hiệu, hàng hoá, bảo hộ  quyền tác giả, chống cạnh tranh không lành mạnh (hàng giả, hàng nhái)… 1.3.3. Soạn thảo, tư vấn hợp đồng  Mỗi khách hàng, mỗi trường hợp cụ  thể  đòi hỏi một phương pháp, kỹ  thuật   soạn thảo khác nhau. Với đội ngũ nhân sự  gồm nhiều chuyên gia và luật sư  có kinh   nghiệm, Hãng luật Anh Bằng sẽ tư vấn và soạn thảo hợp đồng theo từng trường hợp  cụ thể cho quý khách hàng nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của khách hàng, dự trù và thông   báo các rủi ro mà quý khách hàng có thể gặp để hạn chế tối đa các thiệt hại có thể xảy   ra. 1.3.4. Tư vấn đăng ký đầu tư  Theo quy định của pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu  tư  tại Việt Nam theo các hình thức đầu tư  sau đây: đầu tư  thành lập tổ  chức kinh tế,   đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, đầu tư  theo hình thức hợp đồng PPP (hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư) và đầu  tư theo hình thức hợp đồng BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh).
  12. Dựa trên những thông tin và nhu cầu từ  khách hàng, Hãng luật Anh Bằng sẽ  xem  xét và đưa ra các tư  vấn toàn diện, rõ ràng và dễ  hiểu để  Khách hàng lựa chọn hình  thức đầu tư phù hợp. Nội dung tư vấn bao gồm: ­ Tư vấn đầu tư dự án có vốn đầu tư nước ngoài: tìm hiểu, phân tích và đánh giá thị  trường; tìm kiếm đối tác thích hợp cho các nhà đầu tư; thông tin về các dự án gọi vốn  đầu tư  nước ngoài được cập nhật từ  những cơ  quan chức năng của Nhà nước Việt   Nam, bao gồm nhiều thông tin chi tiết về  các lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư,   các dự án có thể triển khai… ­ Tư  vấn lập dự  án đầu tư, xin cấp phép đầu tư: hỗ  trợ  nhà đầu tư  thiết lập các   loại hình hoạt động đầu tư  tại Việt Nam; Tư vấn để  khách hàng quyết định cấu trúc   đầu tư thích hợp nhất cho các dự án cụ thể gián tiếp hoặc trực tiếp; đại diện các nhà   đầu tư làm việc với các cơ quan chức năng để triển khai dự án; tham gia đàm phán với   các đối tác, xây dựng các hợp đồng liên doanh, hợp tác kinh doanh, hồ sơ xin cấp phép; – Tư  vấn lập hồ  sơ  xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, xin  ưu đãi đầu tư  và thành  lập doanh nghiệp FDI cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. – Tư vấn và thực hiện dịch vụ thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của thương   nhân nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, Hãng luật Anh Bằng còn tư vấn và hỗ  trợ  khách hàng thực hiện các thủ  tục sau cấp phép, các thủ  tục điều chỉnh đầu tư, giãn tiến độ  đầu tư  và các thủ  tục  khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. 1.3.5. Tư vấn đăng ký doanh nghiệp  Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, nhà đầu tư  nước ngoài lựa   chọn thành lập doanh nghiệp theo một trong các loại hình sau: công ty trách nhiệm hữu  hạn một thành viên hoặc hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Dựa trên những thông tin và nhu cầu từ khách hàng,  văn phòng sẽ đưa ra các tư vấn  toàn diện, rõ ràng và dễ hiểu để Khách hàng lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.  Nội dung tư vấn bao gồm:
  13. Tư vấn các vấn đề khởi nghiệp: tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp, thành lập  doanh nghiệp; tư vấn và biên tập ngành nghề kinh doanh; tư vấn mức vốn điều lệ  và   cơ cấu góp vốn; tư vấn bộ máy điều hành, quản trị nội bộ… Tư vấn tổ  chức, sắp xếp lại doanh nghiệp: thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;  chia tách, sáp nhập doanh nghiệp; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng   cổ  phần, mua bán; tư  vấn xây dựng quản lý doanh nghiệp; tư  vấn pháp lý về  chứng  chỉ, giấy phép kinh doanh. Ngoài ra, văn phòng còn tư vấn và hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục sau cấp   phép như  đăng ký mẫu dấu, công bố  đăng ký doanh nghiệp, thủ  tục tạm ngừng kinh  doanh, giải thể  doanh nghiệp, thủ  tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa  điểm kinh doanh, thủ tục cấp phép hoạt động và kinh doanh (giấy phép kinh doanh lữ  hành, thành lập trung tâm ngoại ngữ/tin học…) và các thủ  tục khác theo quy định của  pháp luật Việt Nam. 1.3.6.Tư vấn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Vấn đề  sở  hữu trí tuệ  là một vấn đề  lớn, được toàn xã hội quan tâm, nhất là  trong bối cảnh hội nhập hiện nay khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với quốc tế thì   việc chấp hành pháp luật sở hữu trí tuệ để bảo vệ chính mình cũng như tôn trọng đối   tác.  Cùng với kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, đội ngũ luật sư thực thi quyền của  văn phòng còn dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, gồm sáng chế, kiểu   dáng công nghiệp, nhãn hiệu (chống hàng giả), quyền tác giả  (chống giả  mạo quyền   tác giả), tên miền, tên thương mại, bí mật thương mại và cạnh tranh không lành mạnh.  Với đội ngũ nàyvăn phòng có thể hỗ trợ khách hàng không chỉ trong việc thiết lập, duy  trì quyền sở hữu trí tuệ mà còn trong việc thực thi những quyền này tại Việt Nam. Do  việc thực thi quyền sở  hữu trí tuệ  đòi hỏi phải có mối quan hệ  mật thiết với các cơ  quan thực thi quyền, văn phòng đã và đang duy trì mối quan hệ  chặt chẽ  với các cơ  quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm Cục Sở  hữu Trí tuệ, cơ  quan quản lý thị  trường, Cục Cạnh tranh, trọng tài và tòa án. Trên hết, chúng tôi được coi là sự lựa chọn   hàng đầu trong lĩnh vực thực thi quyền tại Việt Nam.
  14. 1.3.7. Tư vấn thực hiện một số các thủ tục khác Ngoài tư  vấn, tranh tụng, đại diện ngoài tố  tụng, Hãng luật Anh Bằng còn thực  hiện các dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng, cụ thể như sau: thừa kê, tranh chấp đất  đai, dịch vụ  mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; dịch vụ  liên quan đến quyền sử  dụng   đất… Tiểu kết phần I Trong phần I, em đã giới thiệu tổng quan về Hãng luật Anh Bằng. Chỉ ra cơ cấu tổ  chức, chức năng và các lĩnh vực hoạt động của văn phòng. Phần I còn là tiền đề để  nghiên cứu phần II về thực trạng hoạt động tư vấn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại  Hãng luật Anh Bằng. 
  15.   PHẦN II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ  TẠI HÃNG LUẬT ANH BẰNG 2.1. Cơ sở pháp lý của thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ và hoạt động tư vấn trong   lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Hãng luật Anh Bằng 2.1.1. Các khái niệm liên quan a) Sở hữu trí tuệ  Xã hội đang phát triển, con người càng vă minh hiện nay thì “Sở hữu trí tuệ” 
  16. không còn là khái niệm xa lạ nhưng có không ít người vẫn chưa hiểu hết được vấn  đề này. Sở hữu trí tuệ  (hay tài sản trí tuệ): là một khái niệm đề cập đến sự sáng  tạo của tư duy theo nghĩa rộng: các phát minh, công trình văn học nghệ thuật, và các   biểu tượng, tên, hình ảnh và thiết kế được sử dụng trong thương mại… Sở hữu trí   tuệ  liên quan đến các dạng thức của thông tin và tri thức, có thể  được thể  hiện  trong những vật thể hữu hình đồng thời được nhân bản thành vô số  bản sao ở bất   kỳ  đâu trên thế  giới. Tuy nhiên, khái niệm tài sản được đề  cập đến  ở  đây  không  phải là những bản sao đó mà là lượng thông tin và tri thức chứa đựng trong chúng.  Do vậy, sở  hữu trí tuệ  (tài sản trí tuệ) là một loại tài sản vô hình. Do được hiểu   theo nghĩa rộng và mở  nên ngay cả  Tổ  chức sở  hữu trí tuệ  thế  giới (WIPO) cũng  không đưa ra định nghĩa về SHTT mà chỉ đưa ra khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ ­   quyền đối với các tài sản trí tuệ ­ đồng thời đưa ra các đối tượng được bảo hộ của   quyền sở hữu trí tuệ. Về  đặc điểm của quyền sở  hữu trí tuệ  thì được chia ra thành nhiều khía   cạnh khác nhau: khía cạnh không gian, thời gian và nội dung của quyền mà quyền   sở hữu trí tuệ cần bảo vệ. Cho dù được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ  đều có một số đặc điểm sau đây: Đối tượng được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là các chủ thể quyền sở hữu trí  tuệ. Đó là tác giả của tác phẩm, tác giả của sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp   bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp; chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, chủ sở  hữu quyền sở hữu công nghiệp và một số chủ thể khác theo quy định của pháp luật. Cách thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là áp dụng các biện pháp khác nhau để  xử lí hành vi xâm phạm tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm. Chủ  thể  áp dụng biện pháp bảo vệ  có thể  là chủ  thể  quyền sở  hữu trí tuệ  hoặc các cơ  quan nhà nước khác. Các công ước quốc tế về sở  hữu trí tuệ  cũng như  pháp luật Việt Nam đều cho phép chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tự bảo vệ hoặc yêu   cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ  của mình. Theo   quy định của pháp luật nước ta, thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ  thuộc về: 
  17. Toà án, thanh tra, quản lí thị  trường, hải quan, công an, uỷ  ban nhân dân các cấp  (Điều 200 Luật sở hữu trí tuệ). Mục đích của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp   pháp của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm  quyền sở hữu trí tuệ. Ở  Việt Nam, khái niệm bảo vệ  quyền sở  hữu trí tuệ  lần đầu tiên được quy   định trong Luật sở hữu trí tuệ. Trước khi Luật này được ban hành, những khái niệm  được sử dụng thường xuyên là “bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” và “thực thi quyền sở  hữu trí tuệ”. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là tất cả những hành vi mà Nhà nước  thực hiện nhằm công nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, Nhà nước thực   hiện các thủ  tục xác lập quyền sở  hữu trí tuệ, thực hiện quản lí nhà nước đối với   quyền sở  hữu trí tuệ, quy định các hành vi xâm phạm quyền sở  hữu trí tuệ  và quy   định những biện pháp xử  lí hành vi xâm phạm quyền sở  hữu trí tuệ. Còn thực thi   quvền sở  hữu trí tuệ  không liên quan đến xác lập quyền sở  hữu trí tuệ  mà nhằm   chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo cho quyền sở hữu trí tuệ  được tôn trọng Thực tế, một số  người nhầm lẫn, thậm chí cho rằng ba khái niệm: “bảo hộ  quyền sở hữu trí tuệ”, “thực thi quyền sở hữu trí tuệ” và “bảo vệ  quyền sở  hữu trí   tuệ” hoàn toàn giống nhau. Mặc dù ba khái niệm này có một số  điểm tương đồng,  tuy nhiên, cũng có vài điểm khác biệt: Trước hết, về chủ thể  thực hiện hành vi. Chủ  thể  thực hiện hành vi bảo hộ  quyền sở hữu trí tuệ chỉ là Nhà nước, trong khi đó, chủ thể bảo vệ quyền sở hữu trí  tuệ  có thể  là Nhà nước hoặc chính chủ  thể  quyền sở hữu trí tuệ. Chủ  thể  thực thi  quyền sở  hữu trí tuệ  rất rộng: có thể  là Nhà nước, chủ  thể  quyền sở  hữu trí tuệ  hoặc các chủ thể khác như hiệp hội, tổ chức tập thể (ví dụ: Trung tâm quyền tác giả  văn học Việt Nam, Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam, Trung tâm bảo vệ quyền   tác giả âm nhạc Việt Nam, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.  Về  cách thức thực hiện hành vi. Đối với bảo hộ  quyền sở  hữu trí tuệ, Nhà   nước thực hiện rất nhiều hành vi khác nhau, từ  thực hiện thủ  tục xác lập quyền,  
  18. quản lí nhà nước đến xác định hành vi xâm phạm và quy định biện pháp xử lí hành vi   xâm phạm. Đối với bảo vệ quyền sơ hữu trí tuệ, chủ thể quyền và các cơ quan nhà  nước chỉ  được phép tiến hành các biện pháp bảo vệ  được pháp luật quy định. Còn   đối với việc thực thi, các chủ thể thực thi quyền có thể  áp dụng các biện pháp luật   định và các biện pháp không trái với quy định của pháp luật. Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ  được quy định trong các công ước quốc  tế nền tảng về quyền sở hữu trí tuệ, đó là Công ước Beme năm 1883 về bảo hộ tác   phẩm văn học, nghệ thuật, Công ước Paris năm 1886 về bảo hộ quyền sở hữu công  nghiệp và Hiệp định về  các khía cạnh thương mại của quyền sở  hữu trí tuệ  nãm  1994 (TRIPs). Trong các công ước này, khái niệm được sử dụng là bảo hộ quyền sở  hữu trí tuệ (protection of intellectual property lights) và thực thi quyền sở hữu trí tuệ  (enforcement of intellectual property rights). Theo Tổ  chức sở  hữu trí tuệ  thế  giới (WIPO), khai thác hệ  thống sở  hữu trí   tuệ là công cụ quan trọng, hữu hiệu để tạo ra sự thịnh vượng và giảm đói nghèo. Tuy  nhiên, có pháp luật sở  hữu trí tuệ  chưa đủ, điều quan trọng là Luật sở  hữu trí tuệ  được thực thi như thế nào. Quyền sở hữu trí tuệ sẽ chỉ có giá trị kinh tế rất thấp nếu   như quyền này không được thực thi hiệu quả. Giá trị của hệ thống sở hũu trí tuệ phụ  thuộc rất nhiều vào việc thực thi quyền sở  hữu trí tuệ. Cơ  chế  thực thi quyền sở  hữu trí tuệ hiệu quả là phương tiện tốt nhất để hạn chế sự xâm phạm quyền sở hữu   trí tuệ  và đảm bảo cho chủ thể  quyền cũng như  toàn xã hội được hưởng lợi từ  hệ  thống sở  hữu trí tuệ. Hiện nay, đối với hầu hết các nước trên thế  giới, đặc biệt là  các quốc gia phát triển, cơ  sở  pháp lí cho quyền sở  hữu trí tuệ  đã  ở  mức độ  hoàn  thiện, bởi vậy, các quốc gia này tập trung thúc đấy và đảm bảo thực thi hiệu quả  quyền sở hữu trí tuệ. Đối với Việt Nam, với sự ra đời của Luật sở  hữu trí tuệ  năm  2005 và đặc biệt là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ  năm   2009, hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ của nước ta có nhiều tiến bộ và được coi là  phù hợp với các công ước quốc tế nền tảng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ  (như Công   ước Paris, Công  ước Bern, Hiệp định TRIPs) cũngnhư  các thoả  thuận song phương  được kí kết giữa nước ta với các nước khác về sở hữu trí tuệ (như Hiệp định thương   mại Việt Nam – Hoa Kì năm 1997, Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Thụy Sĩ  về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ năm 1999). 
  19. b) Đăng ký sở hữu trí tuệ Về mặt khái quát thì việc đăng ký sở hữu trí tuệ được hiểu tóm gọn là một  thủ tục pháp lý được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định,   tất nhiên, để được xem xét chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ, chủ thể của sở hữu  trí tuệ cần thực hiện các thủ tục đúng theo yêu cầu tùy vào loại hình  sở hữu trí tuệ  dự  định đăng ký. Việc đăng ký sở  hữu trí tuệ là thủ  tục nên làm nhằm xác lập tư  cách pháp lý của chủ sở hữu trí tuệ.  Trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc chú trọng tới   quyền sở hữu trí tuệ  và khoa học công nghệ  cần phải được tập trung ưu tiên, đầu  tư bởi đây sẽ là yếu tố cốt lõi tạo nên thành công của doanh nghiệp. Việc cập nhật  thông tin, nâng cao nhận thức sẽ giúp doanh nghiệp chủ động bảo vệ những tài sản   vô hình, hữu hình và ý thức tuân thủ pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao sức  cạnh tranh, chủ  động hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế  thế  giới.  Nhà nước hiện  nay đang rất quan tâm đến những vấn đề liên quan đến sở hữu  trí tuệ. Sự quan tâm   này thể hiện qua việc Nhà nước liên tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm  pháp luật về sở hữu trí tuệ; nỗ lực đưa các quy định vào trong thực tiễn cuộc sống.  Nên có thể  khẳng định rằng  yếu  tố  pháp luật là  yếu tố  có  ảnh hưởng mạnh  mẽ  nhất đến ý thức chấp hành luật sở hữu trí tuệ. Luật pháp đưa ra những điều khoản   giúp cho vấn đề này được thực hiện một cách nghiêm minh và hiệu quả hơn. Tóm lại, đăng ký sở hữu trí tuệ là việc đăng ký xác lập tư cách pháp lý cho chủ  sở hữu trí tuệ, xác lập tính hợp pháp của các hoạt động sở hữu trí tuệ dưới sự bảo hộ  bởi pháp luật của Nhà nước nói chung. c) Pháp luật về đăng kí sở hữu trí tuệ Tại Việt Nam, pháp luật về sở hữu trí tuệ là hệ thống các quy tắc xử sự chung   do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh liên quan đến quyền tác   giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, và các quy phạm điều chỉnh các quan hệ liên   quan đến đối tượng quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng. Việt Nam là thành viên của hầu hết các công ước, hiệp ước về quyền sở hữu   trí tuệ, cụ thể như: Công ước Stockholm năm 1967 thành lập tổ  chức SHTT thế giới 
  20. (WIPO); Hệ  thống Madrid gồm Thỏa  ước Madrid năm 1891 về  đăng ký quốc tế  về  nhãn hiệu và Nghị  định thư  liên quan đến thỏa  ước năm 1989; Công  ước Rome năm  1961 về  bảo hộ  người biểu diễn, nhà xuất bản, ghi âm và tổ  chức phát sóng; Công  ước Brussel năm 1974 về  bảo hộ  tín hiệu vệ  tinh mang chương trình được  mã hóa;  Công  ước Geneva năm 1971 về  bảo  hộ  nhà xuất bản, ghi âm chống việc sao chép  không được phép; Công  ước UPOV năm 1961 về bảo hộ giống  cây trồng mới. Theo  đó, pháp luật về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ các điều lệ trong các  công ước đã tham gia, phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung của thế giới. Nhìn chung,   hiện nay pháp luật về sở  hữu trí tuệ  ở  Việt Nam đã tuân thủ  đầy đủ  các tiêu chuẩn   đó. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước phải nỗ lực rất nhiều để  xây dựng  hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ phù hợp với thực tiễn. Để hiện thực hóa vấn đề  này, Nhà nước hiện nay đã xây dựng, ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật  về sở hữu trí tuệ như: Luật sở hữu trí tuệ, các văn bản dưới luật.  Tóm lại, pháp luật về đăng ký sở hữu trí tuệ là tổng thể các quy phạm pháp luật   do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh về điều kiện, nội dung và trình tự,   thủ  tục đăng ký sở  hữu trí tuệ  của các chủ  thể  sở  hữu trí tuệ  tại cơ  quan đăng ký sở  hữu trí tuệ cũng như trong quá trình thực hiện hoạt động sở hữu trí tuệ.  d) Tư vấn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Ta có thể hiểu đơn giản về  hoạt động tư  vấn  trong lĩnh vực sở  hữu trí tuệ là  những việc luật sư, trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng  soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ, khi thực  hiện tư  vấn  trong lĩnh vực sở  hữu trí tuệ, luật sư  phải giúp khách hàng thực hiện   đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ hoặc những người có hiểu  biết về pháp luật có thể giải đáp pháp luật, ứng xử theo quy định của pháp luật trong  những trường hợp cụ thể  nhằm giúp mọi người thực hiện đúng các quyền và nghĩa   vụ hợp pháp của họ sở hữu trí tuệ.  2.1.2. Các loại đối tượng, điều kiện đăng ký  bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ và thủ   tục đăng ký sở hữu trí tuệ a) Các loại đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2