intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Phân tích triết lý kinh doanh của tập đoàn TH True Milk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

108
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Triết lý kinh doanh có vai trò rất quan trọng, là một trong những nguyên nhân tạo nên thành công của các doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp có được định hướng rõ ràng, công cụ để phát triển doanh nghiệp bền vững. Với triết lý kinh doanh của mình, TH True Milk đang từng bước phát triển và khẳng định vị thế của mình trên các thị trường trong và ngoài nước. TH True Milk đã có nhiều thành công và đột phá trong ngành sữa tươi tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của nghiên cứu!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Phân tích triết lý kinh doanh của tập đoàn TH True Milk

  1.                                TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI                                                                                 ­­­­­­­­­­                                                           BÁO CÁO MÔN HỌC Chủ đề: Triết lý kinh doanh của TH True Milk                               Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Quang Chương                          Sinh viên thực hiện:   Nhóm 36 Nguyễn Công Minh            20181650 Bùi Trung Nghĩa                 20181672 Lê Minh Ánh                       20192320 Phùng Văn Tuyên               20173601                                   
  2. MỤC LỤC Lời mở  đầu………………………………………………………………………...2 Phần 1 : Cơ sở lý  thuyết……………………………………………......................3 1. Khái niệm triết lý kinh  doanh……………………………………………….3 2. Các hình thức thể hiện của triết lý kinh  doanh……………………………...3 3. Vai trò của triết lý kinh  doanh…………………………………………........4 4. Điều kiện xây dựng triết lý kinh  doanh………………..................................5 Phần 2 : Triết lý kinh doanh của “người đàn bà sữa tươi”                  Chủ tịch tập đoàn  TH……………………………………………….....7 1. Kinh doanh bắt nguồn từ cải cách giádục………………………..………… 7 2. Triết lý kinh doanh của một người mẹ………………. ……………………..9 3. Triết lí kinh doanh vì cộng đồng………………………. ………………......11 4. Rực rỡ con đường tương lai……………………………. ………………….13 Phần 3 : Bài học rút ra…………………………………….……………………14
  3. Kết  luận…………………………………………………………………………..15 Tài liệu tham khảo……………………………………………………………… 15 Lời mở đầu Đối với các tổ chức vĩ đại, triết lý được hình thành từ  ngày đầu tiên bởi người   sáng lập tổ  chức đó và được duy trì xuyên suốt trong một quá trình dài. Một là  những triết lý được hình thành từnhững ngày đầu tiên, hài là những triết lý được  duy trì xuyên suốt quá trình tồn tại của tổchức. Nhưng điểm thứba đặc biệt là  các triết lý này mặc dù không giống nhau nhưng cùng được duy trì xuyên suốt và   thông qua sự xuyên suốt đó tạo thành sự nhân diện, thành sự khác biệt. Chúng ta  lập kế hoạch cho một công ty, cho một phòng hoặc một nhóm cũng giống như  việc lập kếhoạch cho cuộc đời mình. Hình thành một triết lý sống không quá   khó nhưng quan trọng phải duy trì nó xuyên suốt. Khi ta đứng trước nhiều lựa   chọn tốt thì cần phải quyết định lấy một sự  lựa chọn nào đó. Lúc  ấy, Triết lý  sống chính là bộ lọc giúp chúng ta ra quyết định tốt hơn .
  4.  Triết lý kinh doanh là lý tưởng, là phương châm hành động,là hệgiá trịvà mục   tiêu chung cuảdoanh nghiệp chỉdẫn cho hoạt động kinh doanh ,nhằm làm cho  doanh nghiệp đạt hiệu quảcao trong kinh doanh. ỞViệt nam, triết lý kinh doanh   còn khá mới mẻvới các doanh nghiệp. Vì thếdoanh nghiệp cần khai thác được  vài trò của triết lý kinh doanh và hình thành được triết lý kinh doanh cho mình  đểnhanh chóng phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa những doanh nghiệp nước  ta và những doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội   nhập.  Nhận thấy tập đoàn sữa TH True Milk là một trong những tập đoàn có triết lý   kinh doanh  khá  bài  bản, nêm nhóm em đã lựa  chọn đềtài: “Phân tích triết lý  kinh doanh của tập đoàn TH True Milk”.
  5. Phần 1: Cơ sở lý thuyết 1. Khái niệm triết lý kinh doanh Có một số cách hiểu về triết lý kinh doanh dựa trên các cách tiếp cận khác nhau.   Tuy nhiên, theo quan niệm phổ  biến nhất thì triết lý kinh doanh là những tư  tưởng khái quát sâu sắc được chắt lọc, đúc rút từ  thực tiễn kinh doanh có tác  dụng định hướng, chỉ dẫn cho hoạt động của các chủ  thể kinh doanh. Dựa trên  những niềm tin căn bản, định hướng giá trị các chủ thể kinh doanh sẽ đúc rút từ  thực tiễn kinh doanh những tư tưởng mang tính chất khái quát, sâu sắc. Những  tư  tưởng này sẽ  được coi là kim chỉ  nam để  định hướng cho hoạt động của  doanh nghiệp. Trong môi trường kinh doanh hiện đại, khi tham gia vào các hoạt  động  kinh   doanh,   ngoài   mục  tiêu   lợi   nhuận  thì   các   chủ   thể   kinh  doanh   còn  hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Đây là các giá trị mang tính nhân bản, gắn  liền với con người, là những giá trị  mà mọi người đều hướng tới. Khi chủ  thể  kinh doanh lựa chọn và kết hợp các giá trị nhân văn vào trong triết lý kinh doanh  thì nó sẽ có tác động sâu sắc đến tình cảm của khách hàng, của đối tác, của các   thành viên trong doanh nghiệp và của cả xã hội.  Có thể  nói triết lý kinh doanh là một trong những biểu hiện của văn hoá trong   hoạt động kinh doanh. Vì vậy, lãnh đạo doanh nghiệp cần phải lựa chọn một hệ  thống các giá trị và triết lý hành động đúng đắn đủ  để  có thể  làm động lực lâu   dài và mục đích phấn đấu chung cho tổ chức. Hệ thống các giá trị và triết lý này  cũng phải phù hợp với mong muốn và chuẩn mực hành vi của các đối tượng  hữu quan. 2. Các hình thức thể hiện của triết lý kinh doanh Thông thường, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp thường biểu hiện trong bản   sứ mệnh của doanh nghiệp; Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp; Hệ thống các   giá trị của doanh nghiệp. 2.1: Sứ mệnh của doanh nghiệp    Một văn bản triết lý doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc nêu ra sứ mệnh  của doanh nghiệp hay còn gọi là tôn chỉ, mục đích của nó. Đây là phần nội dung  có tính khái quát cao, được chắt lọc, sâu sắc. Sứ  mệnh kinh doanh là một bản  
  6. tuyên bố “lý do tồn tại” của doanh nghiệp, còn gọi là quan điểm, tôn chỉ, nguyên  tắc, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là lời tuyên bố  mô tả  doanh   nghiệp là ai, doanh nghiệp làm những gì, làm vì ai và làm như thế nào. 2.2: Hệ thống các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp   Sứ mệnh của doanh nghiệp thường được cụ thể hoá bằng các mục tiêu chính,  có tính chiến lược của nó. Các mục tiêu là những điểm cuối của nhiệm vụ của   doanh nghiệp; mang tính cụ  thể  và khả  thi cần thực hiện thông qua các hoạt  động của doanh nghiệp. Việc xây dựng các mục tiêu cơ  bản rất có ý nghĩa đối  với sự  thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Những mục tiêu này   thường tập trung  ở  các vấn đề  như: vị  thế  của doanh nghiệp trên thị  trường,  những sự  đổi mới, năng suất, các nguồn tài nguyên vật chất và tài chính, khả  năng sinh lời, thành tích và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp,   thành tích và thái độ  của công nhân và trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, việc xác   định các mục tiêu này  ở  mỗi công ty có sự  khác nhau. Các công ty Mỹ  thường   nói rõ mục tiêu tiền lãi của công ty, lãi cổ phần cho các cổ đông và việc phục vụ  cộng đồng nơi công ty hoạt động... Các công ty Nhật thường xác lập các mục   tiêu ngoài việc hướng đến lợi nhuận của công ty thì vấn đề trách nhiệm xã hội,   đảm bảo lợi ích của cộng đồng, nâng cao vị thế của quốc gia là những vấn đề  luôn được chú trọng. 2.3: Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp:   Giá trị của một doanh nghiệp là những niềm tin căn bản của những người làm  việc trong doanh nghiệp. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp xác định thái độ  của doanh nghiệp với những đối tượng hữu quan như: người sở hữu, những nhà  quản trị, đội ngũ những người lao động, khách hàng và các đối tượng khác có   liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Các thành viên trong doanh nghiệp   dù là lãnh đạo hay người lao động đều có nghĩa vụ thực hiện các giá trị đã được  xây dựng. Những giá trị này bao gồm:   Giá trị  cốt lõi của doanh nghiệp: là yếu tố  quy định những chuẩn mực chung  và là niềm tin lâu dài của một tổ chức.   Các nguyên lý hướng dẫn hành động, định hướng cho hành vi của tổ chức, có  vai trò rất quan trọng trong nội bộ tổ chức.
  7. 3. Vai trò của triết lý kinh doanh 3.1: Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp, tạo ra phương thức   phát triển bền vững của doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là cơ  sở  đảm bảo cho một doanh nghiệp kinh doanh có   văn hoá và bằng phương thức này, nó có thể phát triển một cách bền vững. Văn  hoá doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố cấu thành, mỗi thành tố của văn hoá doanh  nghiệp có một vị  trí, vai trò khác nhau trong một hệ  thống chung, trong đó, hạt   nhân của nó là các triết lý và hệ giá trị.  3.2: Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và cơ sở để  quản lý chiến lược   của doanh nghiệp: Triết lý kinh doanh thể hiện quan điểm chủ  đạo của những người sáng lập về  sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, triết lý doanh nghiệp cũng thể  hiện vai trò như là kim chỉ nam định hướng cho doanh nghiệp, các bộ phận cũng  như các cá nhân trong doanh nghiệp. 3.3: Triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân   lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp Phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp liên quan tới công tác tuyển dụng,  đào tạo, tổ chức và sử  dụng, đãi ngộ  và thúc đẩy... đội ngũ của nó. Nếu đặt ra  mục tiêu xây dựng một nguồn nhân lực thống nhất, phát huy các yếu tố  nhân  văn của nguồn lực trung tâm này để  làm chủ  thể  cho phương thức phát triển  bền vững của doanh nghiệp thì trong các công việc trên, cần được định hướng  bằng một triết lý chung. 4. Điều kiện xây dựng triết lý kinh doanh 4.1Những điều kiện cơ bản để xây dựng triêt lý kinh doanh Điều kiện về thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của người  lãnh đạo. 
  8. Có một số  doanh nghiệp mới thành lập, trong những tháng năm đầu tiên chưa  đặt ra vấn đề  về  triết lý kinh doanh do doanh nghiệp thường gặp phải những   khó   khăn   chồng   chất   và   chưa   chắc   chắn   về   khả   năng   tồn   tại   trên   thương  trường. Thực tế đã cho thấy trong các nền kinh tế thị trường có mức cạnh tranh  cao thì số doanh nghiệp sống sót qua giai đoạn 3 – 5 năm đầu tiên sau khi ra đời  chỉ  còn dưới 50%. Một số  doanh nghiệp sau khi qua giai đoạn đầu buộc phải  tìm cách phát huy mọi nguồn lực của mình để  phát triển; cùng với việc đẩy   mạnh, mở rộng đầu tư, phát triển công nghệ và nâng cao hiệu suất, nó cũng cần  xác  định bản sắc văn hoá của mình, trong  đó có vấn  đề  triết lý của doanh   nghiệp. Khi doanh nghiệp tồn tại, phát triển càng lâu dài, số  nhân viên của nó  càng nhiều hơn thì vấn đề văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh của nó càng  trở  nên cấp bách hơn. Các nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp có vai trò   quyết định đối với việc tạo lập một triết lý doanh nghiệp cụ  thể. Bản thân  những người này cũng cần có kinh nghiệm và thời gian để  phát hiện các tư  tưởng về  quản trị  doanh nghiệp, và cần thêm nhiều thời gian nữa  để  kiểm  nghiệm, đánh giá về giá trị của các tư tưởng này trước khi có thể công bố trước   nhân viên. Kinh nghiệm, “độ  chín” của các tư  tưởng kinh doanh và quản lý  doanh nghiệp là yếu tố chủ quan song không thể thiếu đối với việc tạo lập một   triết lý doanh nghiệp. Điều kiện về bản lĩnh và năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của một doanh nghiệp nhưng các ý tưởng cơ  bản của nó bao giờ cũng xuất phát từ người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp.   Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đòi hỏi phải thực sự có trí tuệ, lòng dũng cảm và   tài năng bởi bản chất của văn hoá kinh doanh nói chung và triết lý kinh doanh nói   riêng là làm cho cái lợi gắn với cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Nhân cách và phong  thái của nhà sáng lập doanh nghiệp thường được in đậm trong sắc thái của triết   lý doanh nghiệp. Các yếu tố  bản lĩnh, phẩm chất đạo đức của lãnh đạo doanh   nghiệp có tác động trực tiếp tới sự ra đời và nội dung của triết lý kinh doanh do  họ đề xuất. Nếu một nhà lãnh đạo doanh nghiệp kém năng lực thì họ  sẽ  không  có khả  năng rút ra các triết lý kinh doanh. Trường hợp khác, nếu nhà doanh  nghiệp có năng lực kinh doanh, thậm chí giỏi cả  về  quản lý, song nếu không  dám hoặc không muốn nói lên quan điểm cá nhân, không có chủ  kiến của bản   thân về công việc kinh doanh, không nghĩ đến sự phát triển lâu dài và bền vững   của công ty thì họ cũng không xây dựng được triết lý của công ty. Đó là chưa kể  đến một số  doanh nhân và doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu chụp giật, luôn  tìm cơ hội lừa dối khách hàng, trốn tránh pháp luật… để kiếm lời thì họ  khó có 
  9. thể  đưa ra triết lý kinh doanh tích cực. Trường hợp lý tưởng nhất cho triết lý  doanh nghiệp ra đời, về phía chủ thể kinh doanh, là người lãnh đạo vừa có năng  lực vừa có đủ  bản lĩnh và nhiệt tình truyền bá những nguyên tắc, giá trị  mà họ  đã lựa chọn tới mọi nhân viên của doanh nghiệp. Trong thực tế, những nhà lãnh   đạo doanh nghiệp này có phong thái như một nhà truyền giáo, rất say sưa với sứ  mệnh và có niềm tự hào về truyền thống thành đạt của công ty theo một triết lý  đặc thù của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, khi nói về năng lực của người lãnh đạo   cũng cần kể  đến năng lực khái quát hoá và năng lực trình bày tư  tưởng kinh   doanh của họ. Bên cạnh những người “nói được nhưng không làm được” còn có  số người “làm được nhưng không nói được”, trong trường hợp này, sự trình bày   của triết lý doanh nghiệp luôn đòi hỏi sự ngắn gọn, khúc triết và dễ hiểu. Triết  lý doanh nghiệp là sản phẩm của những người làm (kinh doanh) giỏi, có khả  năng tư duy giỏi và khả năng diễn đạt tư tưởng của mình. Phần 2: Triết lý kinh doanh của “người đàn bà sữa tươi” ­ Chủ  tịch tập   đoàn TH   “Không bằng mọi cách tối ưu hóa lợi nhuận, mà hợp lý hóa lợi ích, luôn hướng   tới cộng đồng, vì lợi ích của người tiêu dùng”,   nữ  doanh nhân Thái Hương –  Chủ  tịch Tập đoàn TH, nói như  vậy khi trò chuyện về  triết lí  kinh doanh của  mình.Chính vì thế  mà bà luôn đặt mình vào vị  thế  của một cá nhân, một người  mẹ, một doanh nhân, một người cống hiến, hết mình hi sinh, và đó chúng chính   là nguồn cội để phát triển Tập đoàn TH với những sản phẩm vì cộng đồng. 1.Kinh doanh bắt nguồn từ cải cách giáo dục Ðáng ngạc nhiên, “người đàn bà sữa tươi” Thái Hương mở  đầu câu chuyện   không phải về sữa mà về cải cách giáo dục. Bà say sưa nói về triết lý giáo dục,   về  việc dạy và học trước yêu cầu của hội nhập, về  việc đào tạo và đãi ngộ  thầy cô giáo… “Ðáng tiếc, còn một vế  nữa rất quan trọng cần song hành cùng   cải cách giáo dục, đó là phát triển thể  chất và trí tuệ  cho học sinh, thì dường  như lại chưa được chú trọng đúng mức” ­ bà Thái Hương nói. Lứa tuổi vàng ­ 12 năm đầu tiên của cuộc đời ­ không được ăn uống đủ  chất,  suy dinh dưỡng, chính là nguyên nhân vì sao người Việt vẫn thấp bé, nhẹ  cân 
  10. hơn hầu hết các nước trong khu vực và thế giới. “Là doanh nhân, tôi muốn đồng   hành cùng sự phát triển của đất nước. Nói đổi mới dạy và học rất đúng. Nhưng   cần chú ý tới tháp dinh dưỡng và bữa ăn học đường. Học sinh phải khỏe thì mới  có thể  học tốt. Lứa tuổi vàng cần được chăm sóc kịp thời. Ðể  có một nguồn   nhân lực tốt, cải cách dạy và học cần song hành cùng cải cách trí lực và thể lực.   Tất cả  trẻ  em, không phân biệt giàu nghèo, đều cần được uống những ly sữa   tươi học đường tốt nhất theo quy chuẩn” – bà chia sẻ. Ðược biết, trong hai năm 2013­2014, TH dày công nghiên cứu, chủ  động phối  hợp cùng Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế, Bộ GD&ÐT và các chuyên gia Pháp khảo   sát trên hàng ngàn học sinh của 12 trường mẫu giáo và tiểu học  ở  Nghĩa Ðàn,  Nghệ An. Mỗi ngày các em được uống 1 ly sữa tươi TH True Milk 180ml có bổ  sung vi chất, uống 5 ngày/tuần liên tục trong 5 tháng. Kết quả cho thấy, các chỉ  số chiều cao, cân nặng và tình trạng thiếu vi chất đều được cải thiện rõ rệt. Từ  kết quả  trên, lần đầu tiên tại Việt Nam ra  đời tiêu chuẩn sữa tươi học  đường của TH, được Bộ  Y tế  chính thức công nhận. Nhưng chỉ  một mình TH   làm thôi chưa đủ, hiện nữ  doanh nhân Thái Hương đang tích cực vận động và  kêu gọi ban hành ngay quy chuẩn quốc gia về sữa học đường, không thể  chậm  trễ thêm nữa. Ðược biết, từ  năm 2011, Thủ  tướng cũng đã ban hành Quyết định số  641 phê  duyệt Ðề  án tổng thể  phát triển thể  lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn  2011­2030; trong đó, nêu rõ mục tiêu đến năm 2020 “triển khai chương trình sữa  học đường đối với toàn bộ các trường mẫu giáo và tiểu học”. Chất giọng trầm xứ Nghệ quyết liệt, tư duy táo bạo tràn đầy năng lượng, đó là   cảm nhận chung khi trò chuyện với nữ doanh nhân này. Người ta đúc kết rằng,   những doanh nhân đạt tới một tầm nào đó đều có triết lý kinh doanh riêng làm  kim chỉ nam cho hành động của họ. Giờ đây ngồi đối diện với một trong những  “nữ  doanh nhân quyền lực nhất châu Á”, Tổng GРNgân hàng Bắc Á, Chủ  tịch  Tập đoàn TH, bà Thái Hương, tôi thấy cái lý của đúc kết đó. Doanh nhân nào mà chả  vì lợi nhuận nhưng ngoài việc “không tối đa hóa lợi  nhuận mà hài hòa lợi ích” như  bà tâm sự, tôi còn thấy lấp lánh đâu đó nét kiêu  hãnh, tự  tôn dân tộc  ẩn chứa trong con người phụ nữ gốc Ðô Lương xứ  Nghệ 
  11. này. Bà Thái Hương chia sẻ: “Sữa học đường song hành cùng cải cách giáo dục  chính là một cuộc cách mạng về nguồn lực xã hội. Sẽ tạo ra những thế hệ vàng  cho Việt Nam. Mình đi con đường này không cần phải đi chùa nữa đâu, vì đây là   công đức cho đất nước rồi. Rất mong cộng đồng cùng chung tay vì tầm vóc  Việt!”. Và tôi tin, lời kêu gọi của nữ  doanh nhân này sẽ  được nhiều người  hưởng  ứng bởi cái tâm và tầm của một dự  án dành cho cộng đồng với những   mục tiêu hết sức tốt đẹp và nhân văn. Nhân viên Tập đoàn TH trong một lần đưa sữa đến với trẻ em vùng cao Sơn La. 2.Triết lý kinh doanh của một người mẹ Là chủ TH true MILK cho rằng giới tính nữ cũng là lợi thế kinh doanh, khi hiểu  con mình, gia đình mình cần gì. Các quyết định then chốt của bà đều khởi nguồn  từ  tấm lòng người mẹ.­ Nhìn vào lĩnh vực kinh doanh của bà, người ta thấy   chẳng liên quan gì tới nhau: tài chính ­ ngân hàng, rồi nông nghiệp với sản phẩm  sữa, rau quả, gạo sạch, và bây giờ là đầu tư vào giáo dục. Bà chia sẻ có lẽ cuộc   sống gói gọn trong 2 chữ cơ duyên. Làm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc   Á, một trong những mảng việc chính của chúng tôi là tư  vấn doanh nghiệp.   Chúng tôi thường hướng họ theo con đường phát triển vì sức khỏe cộng đồng,  vì sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
  12. Đến năm 2008, thông tin sữa của Trung Quốc nhiễm melamin khiến hàng triệu  quả  thận trẻ em chảy máu, một bà mẹ  có 3 đứa con như  tôi cảm thấy day dứt.   Khi đó, các con tôi đều đang uống sữa nhập ngoại. Làm sao để các con tôi và trẻ  em Việt Nam nói chung có được những sản phẩm sạch, an toàn là câu hỏi khiến  tôi trăn trở, thôi thúc tôi đi tìm câu trả lời. Và TH true MILK ra đời từ đó. Với TH School, điều thôi thúc tôi cũng là tâm thế  của một bà mẹ  có 2 con du  học nước ngoài. Từng theo chân con sang nước bạn học tập, tôi thấm thía nỗi   lòng người mẹ  phải đánh đổi thời gian quý giá tuổi thơ  của con để  các con có  cơ hội hưởng thụ nền giáo dục tốt nhất. Vì vậy, tôi mong ước và tâm huyết xây  dựng một ngôi trường cho con trẻ được giáo dục, phát triển đầy đủ và toàn diện   nhất ngay trên mảnh đất quê hương mình. Vì thế, trường kết hợp các chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, tiên tiến trên  thế  giới như  IPC, IMYC, IGCSE, AS&A level với chương trình Việt Nam học  tinh lọc. Học sinh ra trường sẽ được nhận chứng chỉ quốc tế cấp ngay tại Việt   Nam.
  13. Nói về TH School, trong khi nhiều người mơ  ước sở hữu đất để kinh doanh bất   động sản kiếm lời, doanh nghiệp của bà sở  hữu mảnh đất  ở  vị  trí đất kim   cương Chùa Bộc (Hà Nội), với diện tích lên tới 20.000m2 nhưng bà lại chọn  đầu tư xây trường. Không ít người gọi đó là quyết định điên rồ. Nhưng bà nghĩ  thực ra không phải cái gì cũng đong đếm bằng tiền. “Phương châm kinh doanh  của tôi không nhằm tối  ưu hoá lợi nhuận mà hướng tới hài hòa lợi ích, hướng   tới một doanh nghiệp yêu nước, đóng góp thiết thực cho quốc gia.Trong kinh  doanh, lợi nhuận dễ  làm người ta mờ  mắt mà nếu không có cái tâm làm trụ  người ta rất dễ  làm hại cộng đồng. Với tôi, từ  TH true MILK đến TH School,   lợi nhuận lớn hơn rất nhiều: là sức khỏe, là trí tuệ cộng đồng. Nếu không vì lợi  ích chung, lớn hơn của khách hàng, của xã hội, thì doanh nghiệp có lãi nghìn tỷ  cũng nên hổ  thẹn.” Đúng là với 20.000m2 đất  ở  vị  trí đắc địa Chùa Bộc, có   nhiều cách để  kiếm tiền thu lợi nhanh, thay vì đầu tư  cho giáo dục. Nhưng tôi  xây dựng ngôi trường này bằng trái tim và tấm lòng của người mẹ.  Với TH true MILK và nông sản sạch, chúng tôi muốn có một thế hệ mạnh khỏe   về  thể  chất và với ngôi trường như  TH School, đó là  ước mơ  về  một thế  hệ  khỏe mạnh về trí lực, có thể cạnh tranh toàn cầu. Ngôi trường là mong  ước nhân văn của một người mẹ  luôn muốn làm những   điều tốt đẹp nhất để  con được phát triển đầy đủ  và toàn diện ngay trên mảnh   đất quê hương mình. Đó là mong ước đầy trách nhiệm của một người Việt Nam   yêu nước muốn mang hạnh phúc đích thực cho con trẻ bằng sự truyền thụ nền   giáo dục tiên tiến của thế giới và tinh hoa giáo dục Việt Nam. Yêu đồng đất quê hương, luôn muốn “kinh doanh vì cộng đồng”, bà Thái Hương  ­ Tổng Giám đốc BẮC Á BANK, nhà sáng lập và tư  vấn đầu tư  của Tập đoàn  TH, đã không ngần ngại chọn lối đi đầy gai góc là “nâng bước” cho các dự  án   nông nghiệp công nghệ cao. 3.Triết lí kinh doanh vì cộng đồng Yêu đồng đất quê hương, luôn muốn “kinh doanh vì cộng đồng”, bà Thái Hương  đã không ngần ngại chọn lối đi đầy gai góc là “nâng bước” cho các dự án nông  nghiệp công nghệ  cao. Quyết định này đã đưa BAC A BANK trở  thành một  trong những ngân hàng thành công nhất  ở Việt Nam hiện nay trong tư vấn đầu   tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
  14. Nhiều năm trước đây, bà Thái Hương đã sáng lập Tập đoàn TH và quyết định  triển khai Dự án Chăn nuôi bò và Chế biến sữa 1,2 tỷ USD  ở Nghĩa Đàn (Nghệ  An). Nếu khi bà quyết định đầu tư ở Nga nhiều người nghi ngờ như thế nào, thì  khi triển khai dự án  ở  Nghĩa Đàn, cũng từng  ấy những nghi ngờ, thậm chí còn   nhiều hơn thế. Bởi khi bà quyết định sang Nga, hành trang mang theo đã là những thành công  lớn lao của dự án Nghĩa Đàn. Còn khi bà bắt tay vào xây dựng đồng cỏ châu Âu   giữa lòng xứ Nghệ, không một ai tin Việt Nam có thể thành công trong chăn nuôi  bò sữa ở vùng đất nắng cháy quanh năm, khí hậu khắc nghiệt như thế.  “Như  khi bắt tay vào làm TH true MILK với việc triển khai dự  án bò sữa  ở  Nghệ An, tôi mua trực tiếp công nghệ của Israel, Đức, New Zealand… thuê nông  dân của họ sang làm việc để  hướng dẫn cho công nhân dự  án. Sau vài năm, hệ  thống của TH đã xong phần chuyển giao công nghệ, người lao động có thể làm  chủ công nghệ. Thậm chí, rất nhanh thôi, chúng tôi sẽ cho ra mắt sữa hữu cơ. Sữa hữu cơ TH là   một trong những sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được chứng nhận của Mỹ  và châu Âu, hai thị trường khắt khe nhất. Nói cách khác, trẻ em Việt Nam có thể  được uống sữa với chất lượng tốt như sản phẩm dành cho trẻ con những nước   tiên tiến nhất.” Nhưng bà đã thành công bằng tôn chỉ kinh doanh mạnh mẽ “tôn trọng tự  nhiên,  nâng niu đất mẹ, kết hợp với khoa học ­ công nghệ  cao và công nghệ  4.0”. Và   hơn nữa là từ triết lý kinh doanh tử tế, muốn làm một người nội trợ tử tế, mang   đến những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất, ngọt lành nhất cho người tiêu dùng.   Bà muốn kinh doanh bằng trái tim và tấm lòng người mẹ.
  15. Chuyên gia Nga và Việt Nam trên cánh đồng ngô ngàn ha. Triết lý kinh doanh vì cộng đồng ấy không chỉ  được áp dụng cho riêng TH, mà   còn với cả  BAC A BANK ­ đơn vị  mà bà Thái Hương đang nắm quyền Tổng   Giám đốc. Thay vì tập trung cho các dịch vụ dễ kiếm lợi nhuận nhanh như phần  đông các ngân hàng TMCP khác, BAC A BANK lại chọn một hướng đi rất gai  góc. Một mặt vẫn cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính ­ ngân   hàng, mặt khác, BAC A BANK tập trung tư vấn đầu tư và cấp tín dụng cho các  dự  án có mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống, như  chế  biến thực phẩm   sạch, sữa sạch, ngành y, dược sạch, hay các bệnh viện và trường học đạt tiêu  chuẩn hàng đầu quốc tế ngay tại Việt Nam ­ những ngành khó thu hồi vốn hơn   nhiều. Bà gọi, đó là “những quyết định đến từ trái tim mình”. Không chỉ thành công với sản phẩm sữa, BAC A BANK và bà Thái Hương đã tư  vấn đầu tư  thành công cho hàng loạt dự  án khác, từ  dự  án dược liệu và xây   dựng nhà máy chiết xuất tại chỗ, cung cấp các thực phẩm chức năng, tân dược   ra thị  trường trong nước và nước ngoài mang thương hiệu TH Herbals, đến dự  án trồng rau sạch FVF với công nghệ  trồng rau nhà kính và cánh đồng mở; rồi  dự  án gỗ  MDF, quy mô 120 triệu USD; hay hệ  thống trường liên cấp quốc tế 
  16. TH Shool… Và tất nhiên, không thể không kể tới Dự  án TH  ở  Nga, đang chắp   cánh cho khát vọng toàn cầu hóa của TH, của BAC A BANK. Một cách rất rõ ràng, tất cả các dự  án mà BAC A BANK tư vấn đầu tư dường  như  đều xoay quanh 2 chữ “con người”, đời sống con người, từ việc học hành,  ăn ngủ, tới phát triển toàn diện thể lực và trí lực của mỗi người Việt Nam. Đó  chính là cách mà bà Thái Hương đã chọn, thậm chí chấp nhận hy sinh lợi nhuận   trước mắt vì lợi ích lâu dài của người Việt Nam. 4.Rực rỡ con đường tương lai Chặng đường phía trước còn rất dài, nhưng nhìn những cánh đồng bát ngát hôm  nay, thấy những chú bò đang cho ra những dòng sữa ngọt lành, hoàn toàn có thể  kỳ vọng và tin tưởng vào một thành công rực rỡ  của TH, không chỉ  là TH True  Milk, TH School,.. Mà còn là một hệ sinh thái tôn vinh cuộc sống Việt Nam. Với nguyên tắc : “Cái gì chưa làm được thì học thôi. Nguyên tắc quan trọng  nhất của tôi là không mò mẫm tìm giải pháp. Thế  giới đã làm rồi, tôi chỉ  tìm   công nghệ tốt nhất, tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu của mình, của doanh nghiệp  mình để nhập về thôi.” Với bà, quan trọng nhất là được làm những việc mình thích và có giá trị  cho  cộng đồng. Với TH True Milk, đó không chỉ  đem lại dòng sữa chất lượng mà  còn là cả  một kế  hoạch thay đổi nhận thức và cải tiến chất lượng cuộc sống.   Tương tự, với TH School, bà mong muốn một hệ tiêu chuẩn quốc tế sẽ được áp  dụng khoa học và triệt để, từ  chương trình đào tạo đến cơ  sở  vật chất, từ  phương pháp giáo dục đến đội ngũ giáo viên. Với những triết lí không chỉ  sáng suốt trong việc kinh doanh, bà Thái Hương  cùng tập đoàn TH không chỉ  giải quyết được chính nhu cầu của mình, mà còn   giải quyết những vấn đề cho người khác, cho cộng đồng. Xin mượn câu nói của  tỷ  phú Mỹ  Donald J.Trump để  khẳng định tư  duy và chiến lược của bà Thái  Hương : “Không có chính phủ  nào có thể  tạo ra việc làm cả. Chỉ  có những  doanh nhân mới có thể nhìn thấy tương lai và biến chúng thành sự  thật,  rủi ro,  thất bại, và thành công lặp đi lặp lại. Trong quá trình đó, họ tạo ra những ngành  nghề mới và những cơ hội mới cho mọi người trên khắp thế giới”. 
  17. Phần 3: Những bài học rút ra: Không vì lợi nhuận mà mờ mắt  Trong kinh doanh, ý tố lợi nhuận luôn được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.  Nhưng không vì thế  mà chúng ta đánh mất đi những đạo đức trong kinh doanh.  Trong sản xuất sữa thì ý tố  sức khỏe và chất lượng sản phẩm phải được lên  trên hết. Tập đoàn TH True Milk đã làm rất tốt điều đó, đem lại cho khách hàng  những ly sữa tươi ngon, mát lành, hoàn toàn từ thiên nhiên. Luôn sáng tạo  Thị trường thay đổi rất nhanh. Doanh nghiệp muốn có được thành công thì phải   luôn đổi mới, sáng tạo trong tư  duy và cách thực hiện. Để  có được thành công   như  ngày hôm nay, TH True Milk cũng đã phải có những luôn đổi mới. Ví dụ  như tạo ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau: sữa collagen tươi làm đẹp cho phụ  nữ, pho mai, pho mát, kem, váng sữa,…mở rộng chuỗi cung  ứng để  khách hàng  tiếp cận một cách dễ dàng. Thất bại là mẹ thành công  Trên con đường kinh doanh của mình thì TH True Milk cũng gặp rất nhiều khó  khăn và thất bại. Là 1 doanh nghiệp đến sau ở thị trường sữa Việt Nam. Nhưng  nhờ  vào những quyết định đầy táo báo và đột phá, đã giúp doanh nghiệp thành  công. Giữ gìn bản sắc dân tộc   TH True Milk là tập đoàn có triết lý kinh doanh luôn hướng về cộng động. Tạo  ra những sản xuất chất lượng để phát triển thế hệ Việt Nam tương lai. TH True   Milk cũng đầu tư  xây dựng trường học đạt tiêu chuẩn quốc tế  ( TH School),   giúp cho Việt Nam chúng ta tiếp cận với môi trường học tập chất lượng.   KẾT LUẬN
  18.  Triết lý kinh doanh có vai trò rất quan trọng, là một trong những nguyên nhân  tạo nên thành công của các doanh nghiệp.   Nó giúp cho doanh nghiệp có được  định hướng rõ ràng, công cụ để phát triển doanh nghiệp bền vững. Với triết lý  kinh doanh của mình, TH True Milk đang từng bước phát triển và khẳng định vị  thế của mình trên các thị trường trong và ngoài nước. TH True Milk đã có nhiều  thành công và đột phá trong ngành sữa tươi tại Việt Nam.  Triết lý “kinh doanh sạch” là một triết lý rất đúng đắn, giúp doanh nghiệp có  thể  đứng vững giữa các biến động của thị  trường. Chính vì thế, TH True Milk   cần theo đuổi đến cùng triết lý của mình để tạo nên cho mình những thành công  mới. Triết  lý  kinh doanh ấy mang đậm tính nhân văn, tình thân ái, tinh thần kỷ  luật,... xứng đáng là tấm gương sáng cho các doanh nghiệp khác học tập Tài liệu tham khảo 1.Giáo trình Văn hóa kinh doanh – PGS.TS Dương Thị Liễu 2. Bài giảng Văn hóa kinh doanh của Th.S Nguyễn Quang Chương 3. Các nguồn tham khảo trên internet  vietnambusinessinsider.vn doanhnghiepthuonghieu.vn prezi.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2