intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo một trường hợp cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công nghi tắc mạch ối sau mổ lấy thai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tắc mạch ối trong thai kỳ rất hiếm gặp và khi xảy ra thì thường để lại những hậu quả nặng nề, chẩn đoán và xử trí kịp thời luôn là thách thức lớn đối với bác sĩ gây mê hồi sức với tỉ lệ tử vong rất cao. Chẩn đoán tắc mạch ối là chẩn đoán loại trừ nhưng cần nghĩ tới trong bất kì trường hợp nào, hiện nay chủ yếu vẫn là dựa vào các triệu chứng lâm sàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo một trường hợp cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công nghi tắc mạch ối sau mổ lấy thai

  1. Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 10-14 A CASE REPORT ON SUCCESSFUL CARDIOPULMONARY RESUSCITATION FOLLOW BY AMNIOTIC FLUID EMBOLISM AFTER CESAREAN DELIVERY Luu Xuan Vo1*, Nguyen Duc Lam2,3, Tran Van Cuong3 1 Hanoi Medical University Hospital - No.1 Ton That Tung, Dong Da, Hanoi, Vietnam 2 Hanoi Medical University - No.1 Ton That Tung, Dong Da, Hanoi, Vietnam 3 Hanoi Obstetrics and Gynecology Hospital - No. 929, La Thanh Street, Ngoc Khanh, Ba Dinh, Hanoi, Vietnam Received: 14/09/2023 Revised: 03/10/2023; Accepted: 30/10/2023 ABSTRACT Introduction: Amniotic fluid embolism during pregnancy is very rare and often has serious consequences when it occurs. Timely diagnosis and treatment is always a great challenge for anesthesiologists with very high mortality rates. The diagnosis of amniotic fluid embolism is an exclusive diagnosis, but it needs to be considered in any case. Currently, it is mainly based on clinical symptoms. Methods: A clinical case of a pregnant woman suspected of amniotic fluid embolism after a cesarean section was successfully reported in the Department of Anesthesiology and Intensive Care Unit, Hanoi Obstetrics and Gynecology Hospital. Clinical case: A case report on effective cardiopulmonary resuscitation in a pregnant woman followed by amniotic fluid embolism after cesarean delivery. Female, 37y, PARA 2002, 37w, cesarean delivery with combined spinal-epidural. After spinal anesthesia, hemodynamic was stable, 5 minutes after delivery of the newborn, the patient had sudden cardiac arrest. After 2 times of cardiopulmonary resuscitation, the patient was revived with severe disseminated intravascular coagulation. The reason for cardiac arrest may be amniotic fluid embolism. The patient was treated with positive resuscitation with blood products, sedative, mechanical ventilation, ice packs round the head to protect the brain, surgery: Subtotal (supracervical) hysterectomy, antibiotics. The patient improves gradually day by day, 6th day: Extubation, now: Patient survives with an intact neurologic survival. Conclusion: Early detection and diagnosis of amniotic fluid embolism, prompt management, and intensive resuscitation will improve survival and reduce long-term complications. Key words: Pregnancy, cesarean delivery, amniotic fluid embolism, cardiac arrest.   *Corressponding author Email address: Luuxuanvo@hmu.edu.vn Phone number: (+84) 968400115 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i11 10
  2. L.X. Vo et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 10-14 BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN THÀNH CÔNG NGHI TẮC MẠCH ỐI SAU MỔ LẤY THAI Lưu Xuân Võ1*, Nguyễn Đức Lam2,3, Trần Văn Cường3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam 1 2 Trường Đại học Y Hà Nội - Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam 3 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội - Số 929, Đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận bài: 14/09/2023 Chỉnh sửa ngày: 03/10/2023; Ngày duyệt đăng: 30/10/2023 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tắc mạch ối trong thai kỳ rất hiếm gặp và khi xảy ra thì thường để lại những hậu quả nặng nề, chẩn đoán và xử trí kịp thời luôn là thách thức lớn đối với bác sĩ gây mê hồi sức với tỉ lệ tử vong rất cao. Chẩn đoán tắc mạch ối là chẩn đoán loại trừ nhưng cần nghĩ tới trong bất kì trường hợp nào, hiện nay chủ yếu vẫn là dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo ca lâm sàng cấp cứu thành công sản phụ ngừng tuần hoàn nghi tắc mạch ối sau mổ lấy thai tại khoa Gây mê Hồi sức bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Trường hợp lâm sàng: Một trường hợp sản phụ ngừng tuần hoàn nghi tắc mạch ối sau mổ lấy thai đã được cấp cứu thành công. Sản phụ 37 tuổi, PARA 2002, thai 37 tuần, chỉ định: Mổ lấy thai vì mổ cũ, phương pháp vô cảm: Gây tê tủy sống - ngoài màng cứng phối hợp. Sau gây tê tuỷ sống huyết động ổn định, sau lấy thai 5 phút sản phụ xuất hiện ngừng tuần hoàn. Tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn đúng theo phác đồ, tim đập lại, sản phụ kèm theo rối loạn đông máu rất nặng với tình trạng đông máu nội mạch rải rác. Nguyên nhân được hướng đến là tắc mạch ối. Sản phụ được hồi sức tích cực, bù các chế phẩm máu, an thần, thở máy, đắp đá lạnh quanh đầu bảo vệ não, phẫu thuật cắt tử cung bán phần và thắt động mạch cầm máu, kháng sinh điều trị. Sản phụ tiến triển dần tốt lên, ngày thứ 6 rút được ống nội khí quản, hiện tại sản phụ bình phục hoàn toàn, không có di chứng thần kinh. Kết luận: Phát hiện và chẩn đoán sớm tắc mạch ối, xử trí trí kịp thời, hồi sức tích cực sẽ tăng tỉ lệ sống sót và giảm các biến chứng về lâu dài. Từ khoá: Sản phụ, mổ lấy thai, tắc mạch ối, ngừng tuần hoàn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ối, các tác giả đưa ra giả thuyết rằng sự xâm nhập của nước ối (chứa các tế bào thai nhi) vào hệ tuần hoàn của Tắc mạch ối trong thai kỳ rất hiếm gặp và thường để lại người mẹ dẫn đến sự kích hoạt bất thường của các quá hậu quả nặng nề, thường xảy ra trong quá trình chuyển trình miễn dịch và thể dịch, đồng thời giải phóng các dạ hoặc sinh nở với tỉ lệ 2-8 trên 100.000 sản phụ, chất hoạt tính và gây rối loạn đông máu, tương tự như thường gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng trong hội chứng phản ứng viêm toàn thân. Trong phần lớn các với tỉ lệ tử vong cao 20-60%, dù có hồi phục cũng để lại trường hợp, tắc mạch ối xảy ra trong quá trình chuyển di chứng thần kinh nặng nề, chỉ có tỉ lệ 7% sống sót hồi dạ và sinh nở, hoặc trong vòng 30 phút sau khi sinh. phục được thần kinh(1–3). Cơ chế bệnh sinh liên quan Theo một nghiên cứu thì 70% trường hợp xảy ra trong đến sự khởi đầu của một "cơn bão cytokine" do tiếp xúc quá trình chuyển dạ, 11% sau khi sinh đường âm đạo với kháng nguyên có thể liên quan đến thành phần nước và 19% khi sinh mổ(4). Tắc mạch ối cũng có thể xảy ra *Tác giả liên hệ Email: Luuxuanvo@hmu.edu.vn Điện thoại: (+84) 968400115 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i11 11
  3. L.X. Vo et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 10-14 sau khi phá thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa, sau sẩy đo được, chân tay tím lạnh. Khí máu động mạch xét thai, chọc ối. Chẩn đoán tắc mạch ối là chẩn đoán loại nghiệm ngay có tái lập tuần hoàn: PH: 7,65, PaCO2: trừ nhưng phải luôn nghĩ đến trong bất kì trường hợp 9, PaO2: 208, Lac: 7,4, K:4,9, Glucose: 6, Hematocrit: nào, trên lâm sàng dựa theo 4 tiêu chuẩn: Suy sụp tuần 30%. Sau 3 phút tái lập tuần hoàn: Sản phụ lên cơn rung hoàn nhanh chóng, đông máu nội mạch rải rác, diễn ra thất, huyết áp tâm thu: 20-30mmHg, tiến hành cấp cứu trong chuyển dạ hoặc sau sinh 30 phút, không có tình ngừng tuần hoàn lần 2, ép tim ngoài lồng ngực, tim trạng sốt trong quá trình chuyển dạ(5). nhanh chóng đập trở lại, tần số tim: 150-170 l/p, huyết áp: 130-170/80-110 mmHg (vận mạch liều cao), SpO2: -Đột ngột ngừng tim hoặc tụt huyết áp nhanh chóng 99-100% (FiO2: 100%), đồng tử 2 bên 3mm, có phản (huyết áp tâm thu
  4. L.X. Vo et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 10-14 Bảng 1: Các chỉ số xét nghiệm máu Sau Sau Trước mổ ngừng truyền Ngày 1 Ngày 2 tuần hoàn máu RBC (T/l) 5 4 3,88 3,4 4 HGB g/l 133 107 109 99 119 PLT (G/l) 238 35 174 80 146 PT(%)/INR 96 45/1,84 62/1,41 85/1,1 83/1,1 APTT (s) 24 88,6 32,7 30 26 Fibrinogen (g/l) 3,95 0,4 1,46 3 5 D-Dimer >10000 Ure/Creat 3,3/53 3,7/55 3,7/62 Ngày thứ 6 sản phụ mở mắt tự nhiên, không làm theo máu. Các xét nghiệm đông máu trước phẫu thuật bình lệnh, các thông số lâm sàng và xét nghiệm ổn định, thường, sản phụ không có các nguy cơ của tắc mạch được tiến hành rút ống nội khí quản. Ngày thứ 11 sau phổi, siêu âm tim cũng không có giá trị phân biệt tắc mổ lấy thai: Sản phụ tỉnh chậm, làm theo lệnh chậm, mạch ối và tắc mạch phổi, tuy nhiên cũng có giá trị gợi các thông số hô hấp huyết động ổn định, sản phụ được ý khi không có hình ảnh suy tim phải, D-Dimer cũng xuất viện sau 14 ngày nằm viện. Sau 3 tháng sản phụ cao trong bệnh cảnh DIC, bệnh viện chúng tôi không hồi phục gần như hoàn toàn so với trước phẫu thuật, có chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán chính xác tắc mạch hồi phục về chức năng thần kinh gần như bình thường. phổi hay không. Nguyên nhân nghĩ tới là tắc mạch ối dựa trên bệnh cảnh lâm sàng phù hợp, dù nguyên nhân là gì thì do tình trạng diễn biến nhanh chóng của trụy 3. BÀN LUẬN hô hấp, tim mạch quan trọng là sản phụ đã được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngừng tuần hoàn trong chuyển dạ có tỉ lệ rất hiếm khoảng 1/30.000 sản phụ, có rất nhiều nguyên nhân có Những nguyên tắc cơ bản khi cấp cứu ngừng tuần hoàn thể dẫn đến ngừng tuần hoàn trong chuyển dạ, tắc mạch nghi do tắc mạch ối: Hồi sinh tim phổi (cấp cứu ngừng ối là một trong các nguyên nhân đó với tỉ lệ rất hiếm tuần hoàn cơ bản và nâng cao, hỗ trợ huyết động: Bù nhưng khi đã xảy ra thì tỉ lệ tử vong cao nếu không dịch, vận mạch, hỗ trợ hô hấp), kiểm soát tình trạng chẩn đoán và cấp cứu kịp thời, đặc biệt là khi kết hợp chảy máu và rối loạn đông máu, mổ lấy thai nếu thai thêm có ngừng tuần hoàn, suy hô hấp và rối loạn đông nhi còn trong bụng mẹ và chẩn đoán tắc mạch ối khi đã máu hoặc khi nguyên nhân là do rau bong non, vỡ ối loại trừ các nguyên nhân có thể xảy ra. sớm(3,6). Triệu chứng lâm sàng của tắc mạch ối thường Sản phụ được theo dõi bằng monitor liên tục trước trong là khó thở, suy hô hấp và ngừng tuần hoàn đột ngột, rối và sau quá trình gây tê tuỷ sống và mổ lấy thai, được loạn đông máu nặng, được chẩn đoán xác định khi mổ theo dõi bằng ECG liên tục với 2 chuyển đạo D2 và V5, tử thi và cần loại trừ các nguyên nhân khác như: Sốc mất SpO2, huyết áp đo tay 3 phút/lần. Khi phát hiện ngừng máu, sốc nhiễm khuẩn, sốc phản vệ, ngộ độc thuốc tê, tuần hoàn thì sản phụ được cấp cứu ép tim ngoài lồng tụt huyết áp do gây tê tuỷ sống,…. Có nhiều các yếu tố ngực, thông khí với oxygen 100% và đặt ống nội khí nguy cơ như rau bong non là nguyên nhân thường gặp quản để thông khí có hiệu quả. Ngay sau khi huyết động nhất, vỡ ối sớm, tiền sản giật, mẹ lớn tuổi, mổ lấy thai, và hô hấp ổn định, sản phụ rối loạn đông cầm máu nặng, đẻ nhiều lần,.. và trong trường hợp này nguyên nhân là bệnh cảnh đông máu nội mạch rải rác gặp trong tắc nghĩ đến đến tắc mạch ối đầu tiên với những nguy cơ mạch ối, sản phụ được truyền các chế phẩm máu kịp nhất định như tuổi mẹ > 35 tuổi, đẻ nhiều lần và mổ lấy thời. Sản phụ được theo dõi và giải quyết tình trạng thai, con trai (3,7). Diễn biến lâm sàng và xét nghiệm ngoại khoa kịp thời khi mà tình trạng sản phụ diễn biến giúp loại trừ các nguyên nhân khác, sản phụ không có không thể điều trị đơn thuần bằng hồi sức nội khoa. Sản tiền sử cao huyết áp và huyết áp luôn luôn bình thường, phụ đã được phẫu thuật cắt bán phần tử cung và thắt các không có tiền sử sốt, lâm sàng và xét nghiệm loại trừ động mạch buồng trứng và hạ vị để cầm máu. Trường nhiễm trùng huyết, trong quá trình theo dõi sản phụ hợp sản phụ cần phẫu thuật cắt tử cung sớm hơn vì sản không có các tiền triệu của sốc phản vệ như mẩn đỏ, phụ đã có 3 con và đang có rối loạn đông máu rất nặng, ngứa,.. Sản phụ được loại trừ nguyên nhân sốc mất máu nguy cơ đờ tử cung rất cao, cần cầm máu kĩ sau khi cắt do kiểm tra trong ổ bụng và tử cung thì không có chảy tử cung và thắt các động mạch hạ vị, động mạch buồng 13
  5. L.X. Vo et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 10-14 trứng… để tránh chảy máu thứ phát khi huyết áp sản TÀI LIỆU THAM KHẢO phụ ổn định được nâng lên so với trình trạng sốc mất [1] Lisonkova S, Kramer MS, Amniotic fluid embo- máu. Bệnh nhân đã được tiến hành làm các xét nghiệm lism: A puzzling and dangerous obstetric prob- khí máu động mạch, sinh hoá, huyết học, đông máu, bù lem. PLoS Medicine. 2019;16(11):e1002976. thêm máu và các chế phẩm máu cần thiết. Cần lưu ý [2] Clark SL, Amniotic fluid embolism. Obstetrics tổn thương não sau ngừng tuần hoàn, cấp cứu kịp thời, & Gynecology. 2014;123(2 PART 1):337–48. đảm bảo huyết động, thở máy, an thần sâu và làm giảm [3] Mazza GR, Youssefzadeh AC, Klar M et tiêu thụ oxy não bằng hạ thân nhiệt cục bộ (đắp đá lạnh al., Association of Pregnancy Characteris- quanh đầu), theo dõi và duy trì thân nhiệt ổn định tránh tics and Maternal Mortality With Amniot- các tổn thương lan rộng trên thần kinh trung ương. Theo ic Fluid Embolism. JAMA Network Open. dõi huyết động, tình trạng ổ bụng, dẫn lưu, siêu âm ổ 18/11/2022;5(11):e2242842–e2242842. bụng và xét nghiệm huyết sắc tố liên tục nhằm phát [4] Clark SL, Hankins GD, Dudley DA et al., Am- hiện tình trạng chảy máu trong ổ bụng sau mổ. Radhe niotic fluid embolism: Analysis of the nation- Sharan và cộng sự báo cáo cấp cứu một sản phụ ngừng al registry. Am J Obstet Gynecol. Tháng Tư tuần hoàn thành công khi tiến hành cấp cứu kịp thời, sản 1995;172(4 Pt 1):1158–67; discussion 1167- phụ xuất viện sau 9 ngày với tổn thương thần kinh gần 1169. như hồi phục hoàn toàn (8). Yuki Kinishi và cộng sự báo [5] Clark SL, Romero R, Dildy GA et al., Pro- cáo cấp cứu một trường hợp sản phụ tắc mạch ối thành posed diagnostic criteria for the case definition công, sản phụ xuất viện sau 16 ngày với tổn thương thần of amniotic fluid embolism in research studies. kinh gần như hồi phục hoàn toàn (9). Trường hợp sản American journal of obstetrics and gynecology. phụ này được an thần thở máy, kháng sinh, chống đông 2016;215(4):408–12. dự phòng huyết khối khi không còn tình trạng chảy máu [6] Campbell TA, Sanson TG. Cardiac arrest and và xét nghiệm đông máu ổn định, theo dõi các dấu hiệu pregnancy. Journal of Emergencies, Trauma and sinh tồn, nuôi dưỡng tĩnh mạch ngày đầu và sau đó nuôi Shock. 2009;2(1):34. dưỡng tiêu hoá tăng dần, tri giác sản phụ dần cải thiện [7] Fitzpatrick KE, Tuffnell D, Kurinczuk JJ et al., và xuất viện sau 14 ngày với tình trạng thần kinh phục Incidence, risk factors, management and out- hồi gần như hoàn toàn. comes of amniotic‐fluid embolism: A popula- tion‐based cohort and nested case–control study. BJOG: An International Journal of Obstetrics & 4. KẾT LUẬN Gynaecology. 2016;123(1):100–9. [8] Sharan R, Madan A, Makkar V et al., Case re- Tắc mạch ối sau mổ lấy thai cơ chế còn chưa rõ ràng, port on effective cardiopulmonary resuscitation cần có thêm các nghiên cứu, tỉ lệ là rất hiếm gặp nhưng in a pregnant woman. Anesthesia, Essays and cần nghĩ đến trong mọi trường hợp. Chẩn đoán tắc mạch Researches. 2016;10(1):122. ối trên lâm sàng vẫn là chẩn đoán loại trừ, chủ yếu vẫn [9] Kinishi Y, Ootaki C, Iritakenishi T et al., A case là dựa vào chẩn đoán lâm sàng. Tắc mạch ối thường gây of amniotic fluid embolism successfully treated ra những hậu quả nghiêm trọng như ngừng tuần hoàn và by multidisciplinary treatment. JA Clinical Re- để lại các di chứng nặng nề về thần kinh về thần kinh. ports. 28/11/2019;5(1):79. Chẩn đoán sớm và cấp cứu đúng và kịp thời sẽ giúp cho sản phụ hồi phục tốt và ít để lại các di chứng về lâu dài. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2