Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công ở các tỉnh thành của Việt Nam
lượt xem 10
download
Đề tài đánh giá thực nghiệm tác động của chất lượng thể chế (thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI) lên đầu tư công với các biến kiểm soát như chi thường xuyên, nguồn thu ngân sách, lực lượng lao động, GDP bình quân đầu người thực, độ mở thương mại, chỉ số giá tiêu dùng, và cơ sở hạ tầng cho 52 tỉnh/thành của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2014 thông qua phương pháp ước lượng GMM sai phân bảng Arellano-Bond và so sánh tác động này giữa ba khu vực: miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công ở các tỉnh thành của Việt Nam
- QT6.2/KHCN1-BM17 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ISO 9001 : 2008 BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ LÊN ĐẦU TƯ CÔNG Ở CÁC TỈNH /THÀNH CỦA VIỆT NAM Chủ nhiệm đề tài: HUỲNH VĂN MƯỜI MỘT Chức danh: Giảng viên Đơn vị: Phòng Quản trị Thiết bị Trà Vinh, ngày tháng 02 năm 2017
- QT6.2/KHCN1-BM17 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ISO 9001 : 2008 BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ LÊN ĐẦU TƯ CÔNG Ở CÁC TỈNH /THÀNH CỦA VIỆT NAM Xác nhận của cơ quan chủ quản Chủ nhiệm đề tài (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Huỳnh Văn Mười Một Trà Vinh, ngày tháng 02 năm 2017 2
- TÓM TẮT Nghiên cứu áp dụng phương pháp GMM sai phân bảng Arellano-Bond để đánh giá thực nghiệm tác động của thể chế lên đầu tư công cho 52 tỉnh/thành ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2014. Kết quả ước lượng cho thấy thể chế có tác động dương ý nghĩa lên đầu tư công ở mẫu tổng thể, miền Bắc và miền Trung, trong khi tác động của nó là âm có ý nghĩa lên đầu tư công ở miền Nam. Nghiên cứu cũng phát hiện một số yếu tố như chi thường xuyên, nguồn thu ngân sách, chỉ số giá tiêu dùng và độ mở thương mại có tác động lên đầu tư công ở các tỉnh/thành. Các phát hiện này đưa ra một số hàm ý quan trọng cho chính quyền ở các tỉnh/thành liên quan đến cải cách thể chế và đầu tư công địa phương. 4
- MỤC LỤC Trang Thông tin chung về đề tài 3 Tóm tắt 4 Danh mục các từ viết tắt 6 Danh mục bảng biểu 7 Lời cám ơn 8 PHẦN MỞ ĐẦU 9 1. Tính cấp thiết của đề tài 9 2. Tổng quan nghiên cứu 11 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 11 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 11 3. Mục tiêu 15 4. Đối tương, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 15 4.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 15 4.2. Quy mô nghiên cứu 15 4.3. Phương pháp nghiên cứu 15 PHẦN NỘI DUNG 17 1. Mô hình và dữ liệu nghiên cứu 17 2. Kết quả nghiên cứu 21 PHẦN KẾT LUẬN 28 1. Kết quả đề tài và thảo luận 28 2. Kiến nghị 29 Tài liệu tham khảo 30 5
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Bảng 1: Thống kê mô tả các biến 20 Bảng 2: Ma trận tương quan giữa các biến 20 Bảng 3: Kết quả ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng 23 Arellano-Bond cho tổng thể mẫu (52 tỉnh/thành) Bảng 4: Kết quả ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng 25 Arellano-Bond cho khu vực miền Bắc (20 tỉnh/thành) Bảng 5: Kết quả ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng 26 Arellano-Bond cho khu vực miền Trung (15 tỉnh/thành) Bảng 6: Kết quả ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng 27 Arellano-Bond cho khu vực miền Nam (17 tỉnh/thành) 6
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CPI : Provincial Competitiveness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh FDI : Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GMM : Generalized Method of Moments 7
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, Tác giả chân thành cảm ơn: - Các Giáo sư, Thầy, Cô giảng dạy các chuyên đề NCS Khóa 2014 tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. - Quý lãnh đạo, Ban Quản lý đề tài nghiên cứu khoa học, Phòng Khoa học Công nghệ Trường Đại học Trà Vinh. - Các đồng nghiệp tại Khoa Kinh tế, Luật và Phòng Quản trị Thiết bị Trường Đại học Trà Vinh. - Các bạn NCS Khóa 2014 tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Đã tận tình giảng dạy, hỗ trợ giúp đỡ Tác giả trong thời gian thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Huỳnh Văn Mười Một 8
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư công có vị trí quan trọng, nhất là trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia và nhà nước nào. Hầu hết các nghiên cứu tại các nước phát triển đều nhận định đầu tư công có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, trong khi đó một số nghiên cứu ở các nước đang phát triển và chuyển đổi cho thấy có kết quả khác nhau về vai trò của đầu tư công. Theo Grigoli & Mills (2014), thể chế đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định liệu đầu tư công sẽ sinh ra nguồn vốn có năng suất hay chỉ là sự đầu tư lãng phí và kém hiệu quả cho nền kinh tế. Grigoli và Mills cho rằng các cơ chế về thể chế sẽ quyết định liệu các dự án có được phân tích về mặt chi phí – lợi ích chặt chẽ để đánh giá lợi ích kinh tế và xã hội của chúng hay không, liệu chúng có được thực thi kịp tiến độ, liệu các quá trình mua sắm trang thiết bị có đúng quy định, liệu chúng có phù hợp với chi phí dự toán và liệu chúng có được bảo trì đầy đủ. Vì thế, với một nền tảng thể chế yếu kém, rủi ro đưa đến là đầu tư công được dùng để phục vụ cho lợi ích của tầng lớp quan chức, dẫn đến việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia có chất lượng thấp. Ngoài ra, các nhà chính trị sẽ tìm mọi cách để trục lợi khi vẫn còn quyền lực và tất nhiên điều này xảy ra nhiều hơn ở các quốc gia với thể chế yếu kém và dẫn đến sự thất thoát của vốn đầu tư công. Vậy chất lượng thể chế có tác động đến đầu tư công như thế nào? Grigoli & Mills (2014) cho rằng giữa đầu tư công và chất lượng thể chế có mối quan hệ nghịch và chất lượng quản trị thấp làm gia tăng tính thay đổi của đầu tư công. Xu & Yao (2015) phát hiện các trưởng làng đến từ hai dòng tộc lớn nhất ở một làng nọ (đại diện cho chất lượng thể chế của địa phương) làm gia tăng đáng kể chi tiêu công địa phương và mối quan hệ này càng mạnh hơn khi các dòng tộc có vẻ gắn kết hơn. Arslan & Sağlam (2011) kết luận tham nhũng có tác động dương đến đầu công ở Thổ Nhĩ Kỳ. Như vậy, một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy tùy vào bộ dữ liệu thể chế và đặc điểm của từng quốc gia mà chất lượng thể chế có tác động thúc đẩy hoặc làm giảm đầu tư công. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với nhịp độ khá cao, tính bình quân giai đoạn 2001 – 2010 mỗi năm GDP tăng 7,26%; do ảnh hưởng của khủng 9
- hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng GDP có giảm xuống kể từ năm 2008. Sự tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong thời gian khá dài đó chủ yếu nhờ có tỷ lệ tích lũy và đầu tư lớn. So với một số nước trong khu vực Đông và Đông Nam Á, tỷ trọng đầu tư trong GDP của Việt Nam thuộc loại đứng đầu. Xét về cơ cấu thì khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng đầu tư xã hội; theo số liệu năm 2000, cơ cấu này là Kinh tế nhà nước 59,1%, Kinh tế ngoài nhà nước 22,9 %; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 18%; đến năm 2010 các con số tương ứng là Kinh tế nhà nước 38,1%, Kinh tế ngoài nhà nước 36,1 %; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 25,8% (Nguyễn Đức Kiên, 2014). Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định ba trọng tâm đột phá trong đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với tái cơ cấu là: thể chế kinh tế thị trường, cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Đại hội XII của Đảng khẳng định lại chủ trương: “ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đồng bộ, tổng thể nền kinh tế và các ngành, các lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; tập trung vào các lĩnh vực quan trọng: cơ cấu lại đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; …” (Văn kiện Đại hội đại biệu toàn quốc lần thứ XII). Đại hội XII cũng xác định mục tiêu đến năm 2020 là : “phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa nhà nước và thị trường…”(Văn kiện Đại hội đại biệu toàn quốc lần thứ XII). Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công vẫn chưa có nghiên cứu thực hiện. Nguyễn Đức Thành và Đinh Tuấn Minh (2011) chỉ đánh giá tác động của cơ chế đầu tư lên đầu tư công. Hai tác giả cho rằng đầu tư công của Việt Nam có xu hướng tăng nhưng lại kém hiệu quả có nguyên nhân bắt nguồn từ cơ chế đầu tư, đồng thời đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm đổi mới thể chế, cơ chế và những giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công. Nguyễn Quốc Việt và Chu Thị Nhường (2012) nghiên cứu tác động của tham nhũng đến quy mô và chất lượng của đầu tư công tại Việt Nam, tác giả tiếp cận dưới góc độ kinh tế học thể chế. Tuy nhiên, nghiên cứu này nhấn mạnh về tác động của tham nhũng đến đầu tư công. Vấn đề đặt ra ở đây là chất lượng thể chế có tác động như thế nào lên đầu tư công ở các tỉnh/thành của Việt Nam? Liệu có sự khác biệt gì không về tác động này giữa ba miền Bắc, Trung và Nam? 10
- Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu này, đề tài đánh giá thực nghiệm tác động của chất lượng thể chế (thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI) lên đầu tư công với các biến kiểm soát như chi thường xuyên, nguồn thu ngân sách, lực lượng lao động, GDP bình quân đầu người thực, độ mở thương mại, chỉ số giá tiêu dùng, và cơ sở hạ tầng cho 52 tỉnh/thành của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2014 thông qua phương pháp ước lượng GMM sai phân bảng Arellano-Bond và so sánh tác động này giữa ba khu vực: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước Nguyễn Đức Thành và Đinh Tuấn Minh (2011) nghiên cứu về thực trạng đầu tư công ở Việt Nam và tác động của cơ chế đầu tư công đối với tình trạng đầu tư công của Việt Nam, bằng các số liệu thống kê từ năm 2000- 2010, nghiên cứu kết luận đầu tư công của Việt Nam có xu hướng tăng nhưng lại kém hiệu quả có nguyên ngân bắt nguồn từ cơ chế đầu tư đồng thời đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm đổi mới thể chế, cơ chế và những giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công trong một vài năm tới. Nguyễn Quốc Việt và Chu Thị Nhường (2012) phân tích tác động của tham nhũng đến quy mô và chất lượng của đầu tư công tại Việt Nam. Nghiên cứu kế thừa phương pháp hồi quy theo mô hình tuyến tính của Tanzi và Davoodi (1997, 1998); sử dụng dữ liệu thống kê Việt Nam giai đoạn 1995- 2010, nghiên cứu kết luận tham nhũng có mối quan hệ cùng chiều với đầu tư công; mức độ tham nhũng cao tỷ lệ thuận với tăng quy mô đầu tư và chất lượng đầu tư suy giảm. 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Đầu tư công được xem là một công cụ điều hành vĩ mô của chính phủ và có ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động kinh tế và tăng trưởng của một quốc gia. Theo đó, hầu hết các chính phủ sử dụng đầu tư công vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, vào việc phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng y tế để thúc đẩy các hoạt động kinh tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các nghiên cứu hiện nay trên thế giới về tác động của thể chế lên đầu tư công còn khá hạn chế và có hai hướng nghiên cứu chính, một là xem xét tác động của 11
- tham nhũng lên đầu tư công và hai là đánh giá tác động của quản trị công/chất lượng thể chế lên đầu tư công. Tác động của tham nhũng lên đầu tư công Các nghiên cứu như Tanzi & Davoodi (1998), Chakraborty & Dabla- Norris (2009), De la Croix và Delavallade (2009), Dartanto (2010), Arslan & Sağlam (2011) và Haque & Kneller (2014) đều cho rằng tham nhũng cao đưa đến đầu tư công nhiều hơn. Các tác giả này đều nhận định gia tăng đầu tư công là phương cách để các quan chức phụ trách trục lợi. Có thể có nhiều nguyên nhân khiến cho việc tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công tăng lên nhưng một điều có thể thấy là việc quản lý, giám sát và kiểm tra yếu kém trong quá trình mua sắm trang thiết bị và quá trình thực hiện các dự án đầu tư công góp phần quan trọng cho sự phát triển của tham nhũng. Tham nhũng, đặc biệt tham nhũng chính trị, làm móp méo toàn bộ quá trình ra quyết định gắn với các dự án đầu tư công (Tanzi & Davoodi, 1998). Mức độ móp méo tăng lên ở những nơi có chất lượng thể chế giám sát yếu kém. Tanzi và Davoodi sử dụng phương pháp OLS để đánh giá tác động của tham nhũng lên đầu tư công cho 95 quốc gia từ 1982 đến 1995. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy tham nhũng càng cao thì đầu tư công càng cao. Thêm vào đó, tham nhũng được cho là nguyên nhân cản trở các quốc gia nghèo bắt kịp các quốc gia giàu có (De la Croix & Delavallade, 2009). Trong bài viết của mình, De la Croix và Delavallade đưa ra một mô hình lý thuyết để xem xét tác động của tham nhũng lên phân bổ đầu tư công, các yếu tố quyết định mang tính pháp lý và chính trị của chúng. Để minh chứng, các tác giả sử dụng phương pháp ước lượng 2SLS và dữ liệu bảng gồm 62 quốc gia trong giai đoạn 1996 – 2004 để đánh giá thực nghiệm vấn đề này. Kết quả phân tích và thực nghiệm cho thấy tham nhũng đưa đến các kiểu móp méo ngân sách khác nhau tùy theo chất lượng của thể chế luật pháp và chính trị và trình độ phát triển. Vì thế, có thể nói đầu tư của khu vực công là môi trường béo bở để các quan chức trục lợi. Cụ thể, Arslan & Sağlam (2011) cho rằng ở Thổ Nhĩ Kỳ sự gia tăng của tham nhũng khiến cho việc đầu tư công cũng tăng lên. Để minh chứng, Arslan và Sağlam xem xét mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư công ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1975 – 2007 bằng phân tích đồng liên kết Johansen. Kết quả phân tích đồng liên kết cho thấy bằng chứng về một mối quan hệ dài hạn giữa tham nhũng và đầu tư công. Mặt 12
- khác, kết luận được rút ra là tham nhũng có tác động dương đến đầu công ở Thổ Nhĩ Kỳ. Để làm rõ tác động của tham nhũng lên đầu tư công, nhiều mô hình lý thuyết và thực nghiệm đã được phát triển. Chakraborty & Dabla-Norris (2009) phát triển một mô hình tăng trưởng nội sinh chỉ ra trình độ phát triển, tham nhũng và chất lượng đầu tư kém có sự phụ thuộc lẫn nhau. Khung lý thuyết của họ cũng minh họa việc quản lý đầu tư công kém hiệu quả làm giảm năng suất, chèn lấn đầu tư tư nhân và làm giảm tốc độ tăng trưởng. Trong khi đó, Haque & Kneller (2014) phát triển một mô hình tăng trưởng nội sinh với thông tin bất cân xứng giữa chính phủ và bộ máy quan liêu trong đó các viên chức có thể đưa ra các báo cáo giả dối về việc đấu thầu mua sắm có chi phí cao và chất lượng cao mà thực chất là các sản phẩm có chi phí thấp và chất lượng thấp. Điều này làm giảm chất lượng dịch vụ công, làm tăng chi tiêu công và làm sụt giảm kinh tế. Các tác giả sử dụng phương pháp ước lượng 3SLS và bộ dữ liệu bảng gồm 63 quốc gia trong giai đoạn 1980 – 2003 để kiểm định mô hình lý thuyết này. Kết quả cho thấy tham nhũng làm gia tăng đầu tư công. Tuy vậy, Dartanto (2010) sử dụng các chiến lược hỗn hợp của cân bằng Nash để làm rõ mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư công. Theo đó, Dartanto cho rằng mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư công có thể vừa dương vừa âm tùy vào mức tham nhũng. Để có thể làm rõ vấn đề này hơn, tác giả sử dụng bộ dữ liệu khảo sát năm 2004 ở 21 tỉnh/thành (phỏng vấn 1.305 doanh nhân) và năm 2006 ở 32 tỉnh/thành (phỏng vấn 1.760 doanh nhân) ở Indonesia và phương pháp ước lượng OLS. Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư công có dạng phi tuyến bậc hai. Theo đó, đầu tư công tiến tới mức thấp nhất khi chỉ số tham nhũng nằm trong khoảng 4.42 – 4.64. Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công Hầu hết các tác giả nghiên cứu vấn đề này đều nhận định đầu tư công có mối quan hệ nghịch với chất lượng thể chế. Theo đó, ở những quốc gia nào mà chất lượng thể chế yếu kém thì mức đầu công cao hơn và ngược lại. Nguyên nhân là các chính phủ có thể xem đầu tư công như là phương tiện để trục lợi, mang lại lợi ích cho một vài cá nhân (Keefer & Knack, 2007; Grigoli & Mills, 2014). Keefer & Knack (2007) cho rằng ở những nước có chất lượng quản trị công kém, không có bầu cử trạnh tranh thì mức đầu tư công cao. Để mình chứng điều này, Keefer và Knack đánh giá thực nghiệm tác 13
- động của quản trị công lên đầu tư công thông qua phương pháp ước lượng OLS và bộ dữ liệu trong giai đoạn1974 – 1998. Để lý giải cho kết quả này, hai tác giả lập luận rằng các chính phủ sử dụng đầu tư công không hiệu quả, xem đầu tư công như là phương tiện để trục lợi. Bằng chứng này cũng cho thấy việc gia tăng đầu tư công thường đi kèm với việc quản lý yếu kém. Vì vậy, hai tác giả cho rằng việc mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư công trong nước sẽ có ít tác động đến tăng trưởng kinh tế. Hai tác giả khuyến nghị là các nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng có lượng vốn đầu tư công lớn nên đi kèm với các chương trình chống tham nhũng để đảm bảo các nguồn lực được đầu tư hiệu quả. Song song đó Grigoli & Mills (2014) nhận thấy chất lượng quản trị thấp làm gia tăng tính thay đổi của đầu tư công và ủng hộ giả thuyết cho rằng chính phủ sử dụng đầu tư công như một phương tiện để trục lợi. Để làm rõ nhận định, Grigoli và Mills đánh giá tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công thông qua việc sử dụng dữ liệu bảng của 144 quốc gia trong giai đoạn 1984-2008 và phương pháp ước lượng OLS và GMM. Kết quả ước lượng xác nhận một mối quan hệ nghịch giữa đầu tư công và chất lượng thể chế. Trái với các nghiên cứu của Keefer & Knack (2007) và Grigoli & Mills (2014) sử dụng các biến đo lường chất lượng thể chế đến từ quản trị công của chính phủ, Xu & Yao (2015) sử dụng các biến chất lượng thể chế đến từ mối quan hệ giữa các dòng tộc trong làng xã của Trung Quốc để nghiên cứu tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công. Theo hai tác giả này, các thể chế chính thống, các quy tắc và chuẩn mực được thiết lập và thực thi bởi các nhóm xã hội có thúc đẩy quản trị công địa phương tốt hơn trong môi trường mà tính dân chủ còn thấp hoặc tính quan liêu cao? Hai tác giả cho rằng câu hỏi này khó mà trả lời bởi vì có nhiều thách thức trong việc định nghĩa và đo lường các thể chế chính thống và xác định các tác động nhân quả của chúng. Để làm rõ nhận định của mình, hai tác giả nghiên cứu tác động của các nhóm dòng tộc, một trong những đại diện quan trọng nhất của các thể chế chính thống ở các vùng nông thôn Trung Quốc, lên việc chi tiêu hàng hóa công địa phương. Bằng cách sử dụng bộ dữ liệu bảng của 220 làng mạc Trung Quốc từ năm 1986 đến năm 2005 và phương pháp ước lượng OLS và fixed effects, hai tác giả phát hiện các trưởng làng đến từ hai dòng tộc lớn nhất ở một làng nọ làm gia tăng đáng kể chi tiêu công địa phương, mối quan hệ này càng mạnh hơn khi các dòng tộc có vẻ gắn kết hơn. 14
- Kết luận: Các nghiên cứu trong nước chú ý đầu tư công (hoặc chi tiêu công) đến tăng trưởng kinh tế, đánh giá hiệu quả đầu tư công hay tác động của tham nhũng đến đầu tư công. Các nghiên nước ngoài về tác động của thể chế lên đầu tư công còn khá hạn chế và có hai hướng nghiên cứu chính, một là xem xét tác động của tham nhũng lên đầu tư công và hai là đánh giá tác động của quản trị công/chất lượng thể chế lên đầu tư công. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu đi sâu xem xét tác động của thể chế đến đầu tư công đến các tỉnh /thành của Việt Nam. 3. Mục tiêu Mục tiêu chung: Đánh giá tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công ở các tỉnh/thành của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2014. • Mục tiêu cụ thể 1: Đánh giá thực nghiệm tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công cho mẫu tổng thể gồm 52 tỉnh/thành ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2014. • Mục tiêu cụ thể 2: So sánh tác động này cho ba khu vực ở Việt Nam (miền Bắc, miền Trung và miền Nam). 4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 4.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là chất lượng thể chế và đầu tư công ở 52 tỉnh/thành của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2014 . Các biến kiểm soát như chi thường xuyên, nguồn thu ngân sách, lực lượng lao động, GDP bình quân đầu người, độ mở thương mại, chỉ số giá tiêu dùng, và cơ sở hạ tầng. 4.2.Quy mô nghiên cứu Quy mô dự kiến là tất cả các tỉnh/thành của Việt Nam, tuy nhiên trong quá trình thu thập dữ liệu, chỉ có thể nghiên cứu trên 52 tỉnh thành của Việt Nam. 4.3.Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với phương pháp hồi quy D-GMM. Phương pháp hồi quy GMM sai phân được phát triển bởi Arellano và Bond (1995) và Blundell và Bond (1998) để xử lý các vấn đề này. Phương pháp 15
- hồi quy GMM sai phân dữ liệu bảng Arellano-Bond sử dụng các độ trễ thích hợp của các biến được công cụ (instrumented variables) để tạo nên các biến công cụ (instruments). Ngoài ra nó còn khai thác dữ liệu gộp của bảng và không ràng buộc độ dài chuỗi dữ liệu thời gian của các đơn vị bảng trong bảng dữ liệu. Điều này cho phép sử dụng một cấu trúc trễ thích hợp để thai thác đặc tính động của dữ liệu. Tính phù hợp của các biến công cụ trong ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng được đánh giá thông qua thống kê Sargan và thống kê Arellano-Bond. Kiểm định Sargan với giả thuyết null H0: biến công cụ có tính ngoại sinh, nghĩa là nó không tương quan với sai số. Vì thế p-value của thống kê Sargan càng lớn càng tốt. Kiểm định Arellano-Bond được dùng để phát hiện tự tương quan chuỗi ở sai phân bậc 1. Vì thế, kết quả kiểm định tương quan chuỗi bậc một AR(1) không cần quan tâm trong khi tự tương quan chuỗi bậc hai AR(2) được kiểm định dựa trên chuỗi sai phân bậc 1 của sai số để phát hiện hiện tượng tự tương quan bậc một của nó. 16
- PHẦN NỘI DUNG 1.Mô hình và dữ liệu nghiên cứu 1.1.Mô hình nghiên cứu Để đánh giá tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công cho các tỉnh/thành ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2014, đề tài thực hiện mô hình ước lượng sau: GINV: biến đầu tư công và INS: biến chất lượng thể chế. Phương trình (1) là mô hình động. ΔGINV= GINVit – GINVit-1 là sai phân bậc nhất của GINV, đại diện cho tốc độ gia tăng của đầu tư công; GINVit-1 ở phía bên phải của phương trình đại diện mức đầu tư công ban đầu; Xit là vector bao gồm các biến kiểm soát, bao gồm chi thường xuyên, nguồn thu ngân sách, lực lượng lao động, GDP bình quân đầu người, độ mở thương mại, chỉ số giá tiêu dùng và cơ sở hạ tầng; ηi là sai số không quan sát được (đặc điểm riêng của từng tỉnh/thành, bất biến theo thời gian) và ζit là sai số quan sát được. Có nhiều vấn đề nghiêm trọng về kinh tế lượng từ việc ước lượng các phương trình thực nghiệm (1) như sau: (1) Một số biến như chẳng hạn chi thường xuyên, nguồn thu ngân sách có thể là các biến nội sinh (có mối quan hệ hai chiều giữa các biến này với biến đầu tư công). Vì thế, các biến nội sinh này có thể tương quan với đại lượng sai số, đưa đến hiện tượng nội sinh. (2) Các đặc tính vùng miền, bất biến theo thời gian (các tác động cố định) như là địa lý, văn hóa và nhân chủng học, có thể tương quan với các biến giải thích. Các tác động cố định này hiện diện trong đại lượng sai số ηi của các phương trình thực nghiệm. (3) Sự hiện diện của biến trễ của biến phụ thuộc GINVit-1 đưa đến khả năng tự tương quan cao. (4) Dữ liệu bảng có thời gian quan sát ngắn (T = 10) và số lượng các đơn vị bảng (các tỉnh/thành) lớn (N = 52). Tất cả 4 vấn đề trên có thể khiến hồi quy OLS không nhất quán và ước lượng bị chệch và phương pháp GMM sai phân sẽ khắc phục được các vấn đề trên. 17
- 1.2. Dữ liệu nghiên cứu Bộ dữ liệu nghiên cứu được trích xuất để hình thành dữ liệu bảng của 52 tỉnh/thành trong giai đoạn 2005 – 2014 từ Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO). Có 11 trong số 63 tỉnh/thành bị loại bỏ khỏi dữ liệu nghiên cứu do số liệu không đầy đủ. Các biến trong mô hình nghiên cứu được xác định và tính toán như sau: • Đầu tư công (GINV): vốn đầu tư công, đây là khoản chi đầu tư phát triển tại địa phương. Biến này dùng dưới dạng tỷ lệ % của GDP. • Chất lượng thể chế (PCI): đây là chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh. Chỉ số này có được từ các cuộc khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam, được thực hiện kết hợp bởi Cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, để đánh giá và xếp hạng các chính quyền địa phương dựa vào môi trường luật lệ của các tỉnh/thành nhằm giúp cho sự phát triển của khu vực tư nhân. Chỉ số PCI được sử dụng trong khá nhiều nghiên cứu về quản trị công của các tỉnh/thành ở Việt Nam như Malesky & Taussig (2009), Malesky (2008), Tran et al. (2008), Vu et al. (2007), Nguyen & van Dijk (2012), Dang (2013), và Nguyen (2015a). Biến này được sử dụng dưới dạng chỉ số khảo sát được công bố. • Chi thường xuyên (GEXP): chi thường xuyên của địa phương. Biến này được dùng dưới dạng % của GDP. • Nguồn thu ngân sách (GREV): nguồn thu ngân sách chủ yếu từ thuế của tỉnh/thành. Biến này được dùng dưới dạng % của GDP. • Lực lượng lao động (LABO): tỷ lệ giữa người trong độ tuổi lao động (15 – 64) và tổng dân số của một tỉnh/thành (%). • GDP bình quân đầu người thực (GDP): biến này đại diện cho tăng trưởng kinh tế ở một tỉnh/thành. Biến được sử dụng dưới dạng logarithm. • Độ mở thương mại (OPEN): tỷ lệ giữa tổng xuất nhập khẩu và GDP của tỉnh/thành (%). Biến này đại diện cho chính sách mở cửa của một tỉnh/thành. • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): đại diện cho lạm phát của tỉnh/thành. Biến được sử dụng dưới dạng logarithm. 18
- • Cơ sở hạ tầng (TELE): Cơ sở hạ tầng có thể được đo lường theo nhiều cách khác nhau như độ dài của đường cao tốc trên 1 kilomet vuông (Du et al., 2008), chiều dài của đường ray xe lửa (Kuzmina et al., 2014) hoặc số thuê bao điện thoại trên 100 dân (Bissoon, 2011; Nguyen, 2015a & 2015b). Biến này đại diện cho sự phát triển cơ sở hạ tầng ở một quốc gia. Trong nghiên cứu này, biến này được lấy theo số thuê bao điện thoại trên 100 dân và đại diện cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng ở tỉnh/thành. Biến được dùng dưới dạng logarithm. Ngoài hai biến chính trong mô hình nghiên cứu (chất lượng thể chế và đầu tư công), các biến kiểm soát sau được lựa chọn và sử dụng dựa trên các nghiên cứu trước đó như: nguồn thu ngân sách (Grigoli & Mills, 2014), lực lượng lao động (Keefer & Knack, 2007; De la Croix & Delavallade, 2009; Dartanto, 2010; Grigoli & Mills, 2014), GDP bình quân đầu người (Keefer & Knack, 2007; Dartanto, 2010; Grigoli & Mills, 2014), chỉ số giá tiêu dùng (Keefer & Knack, 2007; Grigoli & Mills, 2014), cơ sở hạ tầng (Grigoli & Mills, 2014). Thêm vào đó, bài viết còn đưa thêm hai biến chi thường xuyên và độ mở thương mại vào để nghiên cứu. Thống kê mô tả các biến được trình bày trong Bảng 1. Kết quả cho thấy đầu tư công trung bình ở các tỉnh/thành ở Việt Nam chiếm tỷ lệ khoảng 6.44% GDP. Đây là tỷ lệ cũng ở mức vừa phải. Tuy nhiên mức chênh lệch giữa tỉnh có mức đầu tư cao nhất và thấp nhất là khá lớn, 27.274% so với mức 0.831%. Số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê Việt Nam 2014 cho thấy phần lớn đầu tư công cao tập trung ở các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và các tỉnh thuộc miền Trung như Ninh Thuận, Đăk Nông, đa phần các tỉnh này có chất lượng cơ sở hạ tầng chưa tốt. Đáng chú ý cũng có sự chênh lệch khá cao ở chất lượng thể chế giữa tỉnh có chất lượng thể chế tốt nhất và tỉnh có chất lượng thể chế thấp nhất với mức 77.2 điểm và 37.96 điểm. Trong những năm gần đây, những tỉnh được xem là có chất lượng thể chế khá tốt phần lớn tập trung ở khu vực phía Nam (Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, An Giang, Bình Dương,…). Đáng chú ý một số tỉnh phía Bắc có sự nâng cao chất lượng thể chế khá tốt như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bắc Ninh. 19
- Bảng 1: Thống kê mô tả các biến Các biến Số quan Giá trị Độ lệch Nhỏ Lớn sát trung bình chuẩn nhất nhất Đầu tư công (GINV) 520 6.446 4.488 0.831 27.274 Chất lượng thể chế (PCI) 520 57.236 6.287 37.96 77.2 Chi thường xuyên (GEXP) 520 12.379 6.983 1.021 51.583 Thu ngân sách (GREV) 520 27.613 14.823 5.576 98.279 Lực lượng lao động (LABO) 520 55.765 4.890 36.62 67.396 GDP bình quân đầu người (GDP) 520 25.329 31.962 7.262 298.691 Độ mở thương mại (OPEN) 520 87.820 117.98 1.052 894.168 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 520 110.462 6.325 99.2 140 Cơ sở hạ tầng (TELE) 520 623.200 130.73 338.7 1135.29 Bảng 2: Ma trận tương quan giữa các biến GINV PCI GEXP GREV LABO GDP OPEN CPI TELE GINV 1.00 PCI -.025 1.00 GEXP .546*** -.332*** 1.00 GREV .396*** .057 .279*** 1.00 LABO -.169*** .009 .262*** -.070 1.00 GDP -.349*** .388*** -.588*** -.085* -.096 1.00 OPEN -.175*** .307*** -.345*** .033 .091** .415*** 1.00 CPI .082* -.102** .037 .035 -.040 -.116*** -.025 1.00 TELE -.214*** .289*** -.282*** .061 .131*** .541*** .243*** .011 1.00 *** ** , và * mức ý nghĩa ở sai biệt thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10%. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến được cho trong Bảng 2. Ngoại trừ chất lượng thể chế, tất cả các hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê. Theo đó, chi thường xuyên, nguồn thu ngân sách, chỉ số giá tiêu dùng có tương quan dương trong khi lực lượng lao động, tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại và cơ sở hạ tầng có tương quan âm với đầu tư công. Ngoài ra, độ lớn của tất cả các hệ số tương quan giữa các biến độc lập nhỏ 20
- hơn 0.8, giúp loại trừ khả năng đa cộng tuyến giữa các biến này. Vì vậy, nghiên cứu quyết định sử dụng tất cả các biến trong mô hình thực nghiệm. 2.Kết quả nghiên cứu Kết quả ước lượng từ phương pháp GMM sai phân bảng Arellano – Bond được trình bày trong Bảng 3. Dấu dương của hệ số ước lượng của chất lượng thể chế ngược với dấu âm của hệ số tương quan giữa chất lượng thể chế và đầu tư công trong Bảng 2. Điều này cho thấy có sự hiện diện của hiện tượng nội sinh giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp GMM sai phân bảng Arellano – Bond với các biến công cụ có thể phù hợp cho mô hình thực nghiệm này. Để đánh giá tính phù hợp của biến công cụ trong ước lượng GMM sai phân và tính tự tương quan chuỗi của sai số, nghiên cứu thực hiện kiểm định Sargan và kiểm định Arellano – Bond. Các kết quả từ những kiểm định này (Bảng 3, Bảng 4, Bảng 5 và Bảng 6) cho thấy tất cả các giả thuyết null đều bị bác bỏ (p-value có giá trị lớn hơn 0.1). Vì thế, các biến công cụ là phù hợp và không có hiện tượng tự tương quan chuỗi ở sai phân bậc hai. Kết quả ước lượng tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công cho mẫu tổng thể được trình bày trong Bảng 3. Theo đó, (1) Biến trễ của đầu tư công có tác động âm ý nghĩa lên đầu tư công, xác định sự hội tụ về tỷ lệ đầu tư công theo GDP ở các tỉnh/thành của Việt Nam; (2) Chất lượng thể chế có tác động dương ý nghĩa lên đầu tư công; (3) Chi thường xuyên, nguồn thu ngân sách, và chỉ số giá tiêu dùng có tác động dương ý nghĩa trong khi độ mở thương mại có tác động âm ý nghĩa lên đầu tư công. Kết quả ước lượng cho mẫu tổng thể ở Bảng 3 cho thấy chất lượng thể chế có tác động thúc đẩy sự gia tăng của đầu tư công ở các tỉnh/thành nói chung ở Việt Nam. Điều này cũng khá phù hợp nghiên cứu của Xu & Yao (2015) khi cho thấy rằng việc gia tăng chất lượng thể chế thúc đẩy việc đầu tư công nhiều hơn. Tuy nhiên, kết quả này cũng trái ngược với các nghiên cứu của Keefer & Knack (2007) và Grigoli & Mills (2014) cho rằng việc tăng cường chất lượng thể chế sẽ làm giảm đầu tư công. Vậy điều này sẽ được lý giải như thế nào cho trường hợp của Việt Nam? Thứ nhất, đầu tư công có tác động dương lên tăng trưởng kinh tế bởi vì nó góp phần vào cải thiện và duy trì chất lượng cơ sở hạ tầng để thúc đẩy các hoạt động kinh tế và gia tăng tích lũy vốn con người thông qua các dự án đầu tư công trong y tế và giáo dục (Blankenau & Simpson, 2004). 21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1366 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 305 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 225 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 386 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 436 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 349 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 194 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 188 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn