intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ CƠ GIỚI HÓA KHÂU THU HOẠCH LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

142
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả điều tra thực trạng cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ CƠ GIỚI HÓA KHÂU THU HOẠCH LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ "

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ CƠ GIỚI HÓA KHÂU THU HOẠCH LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Ngọc, Phan Hòa Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Kết quả điều tra thực trạng cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Nhưng do chưa có quy hoạch phát triển cụ thể, nên việc đầu tư máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp còn mang tính tự phát; nhiều người dân mua máy nhưng chưa làm chủ được kỹ thuật sử dụng nên làm giảm hiệu quả và tuổi thọ của máy, gây nhiều lãng phí. Ngoài ra, do điều kiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn yếu kém, đất canh tác được phân cho các hộ còn manh mún, đường giao thông, hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập…, Từ đó đã làm chậm quá trình cơ giới hóa sản xuất lúa nước, trong đó có khâu thu hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa tại tỉnh Thừa Thiên Huế (đến năm 2015) làm cơ sở để chính quyền địa phương xây dựng các định hướng chiến lược và quy hoạch cụ thể, mang tính đồng bộ, nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng các máy móc thiết bị, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 1. Đặt vấn đề Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền Trung, có diện tích trồng lúa 50.200 ha với sản lượng 252.000 tấn, phân bố chủ yếu ở các huyện đồng bằng. Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch phát triển cụ thể, sự đầu tư trang thiết bị phục vụ nông nghiệp còn mang tính tự phát, dẫn đến việc phân bố máy không đều, có vùng thừa máy, có vùng lại thiếu máy. Bên cạnh đó, việc sử dụng các máy móc trang thiết bị còn nhiều tồn tại. Đa số người dân chưa làm chủ được quy trình công nghệ và kỹ thuật sử dụng các loại máy móc, dẫn đến năng suất của máy chưa cao, quy trình sử dụng chưa hợp lý, làm giảm hiệu quả và tuổi thọ của máy. 79
  2. Ngoài ra, các cơ quan lãnh đạo của địa phương chưa quản lý tốt quá trình trang bị và sử dụng máy móc công cụ của các hộ dân trên địa bàn. Cá biệt có xã, cán bộ lãnh đạo chưa nắm được số lượng máy đầu tư trên địa phương mình quản lí. Mặt khác, do điều kiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn yếu kém, đất canh tác được phân cho các hộ còn manh mún, đường giao thông, hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập… Tất cả các yếu tố đó đã làm chậm quá trình cơ giới hóa sản xuất lúa nước, trong đó có khâu thu hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế. Để đáp ứng tính thời vụ trong sản xuất lúa, nâng cao giá trị nông sản, sử dụng hợp lý và hiệu quả các máy móc thiết bị hiện có và từng bước trang bị thêm, cần phải có những nghiên cứu tổng quan trên cơ sở đánh giá thực trạng để đưa ra một số giải pháp hợp lý về khoa học - kỹ thuật, về chính sách quản lý và đào tạo nguồn nhân lực, ... nhằm nâng cao hơn nữa mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa là một vấn đề vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn và hết sức cần thiết. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu. - Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê. 3. Nội dung và kết quả nghiên cứu 3.1. Tình hình trang bị, sử dụng máy thu hoạch lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế Hiện nay ở Thừa Thiên Huế, vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp trong đó có khâu thu hoạch lúa đã được lãnh đạo tỉnh và bà con nông dân quan tâm, chú trọng hơn trước. Nhiều loại máy gặt rải hàng, máy đập lúa, ô tô vận tải và cả máy thu hoạch liên hợp cũng đã được nhiều nông dân đầu tư, bước đầu nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian, giảm tổn thất khi thu hoạch, mở ra triển vọng về lĩnh vực cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa. Tuy nhiên, do điều kiện ở Thừa Thiên Huế, ruộng lúa có diện tích nhỏ hẹp, giao thông, thủy lợi nội đồng và nhiều yếu tố khác chưa đảm bảo nên máy móc chưa phát huy hiệu quả. Khâu gặt: Hiện nay, các huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, khâu gặt lúa được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau. - Ở những huyện có diện tích đất canh tác manh mún, nhiều lô thửa nhỏ, địa hình phức tạp, khó khăn, ruộng đất hay ngập úng, … thì người dân gặt lúa chủ yếu bằng thủ công, sử dụng các công cụ như: liềm, hái, vằng… 80
  3. Máy/100ha 1,77 1,80 1,60 1,44 1,38 1,40 Máy GRH 1,26 1,20 Máy GĐLH 1,00 0,80 0,60 0,34 0,40 0,23 0,15 0,20 0,07 0,06 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Huyện 0,00 Quảng Phong Hương Hương Phú Phú Nam A Điền Điền Thủy Lộc Đông Lưới Trà Vang Hình 3.1. Biểu đồ biểu thị mức độ đầu tư máy GRH và máy GĐLH trên 100 ha của các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế - Ở những huyện có hệ thống giao thông, thủy lợi thuận tiện, diện tích đất canh tác lớn, người dân sử dụng phương pháp gặt bằng máy. Các hộ đã chủ động đầu tư máy gặt rải hàng GRH-1,2 của Công ty Cơ khí An Giang để gặt lúa nhà mình và và làm dịch vụ. Ngoài ra, ở hai huyện Hương Trà và Hương Thủy đã đầu tư 08 máy gặt đập liên hợp GĐLH-1,4 do Công ty Cơ khí An Giang sản xuất. Bước đầu thử nghiệm cho thấy, loại máy này làm việc tốt, chất lượng đảm bảo, cơ bản phù hợp với điều kiện ruộng lúa của địa phương. Qua quá trình điều tra và xử lý số liệu, số lượng máy gặt rải hàng và máy gặt đập liên hợp trên100ha đất trồng lúa của các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện ở hình 3.1. Có thể khẳng định rằng, khâu gặt lúa là một trong những khâu nặng nhọc, tốn nhiều thời gian và nhân công. Việc sử dụng máy gặt rải hàng và đặc biệt là máy gặt đập liên hợp trên địa bàn đã nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian thu hoạch, góp phần giải phóng sức lao động cho nông dân. Nhưng quá trình sử dụng các loại máy này còn tồn tại nhiều nhược điểm, đó là: Máy thường hay hư hỏng, cắt lúa không đều, tỷ lệ sót còn khá cao, hệ số sử dụng máy còn thấp. Khâu đập, tuốt lúa: Hiện nay, nhiều xí nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đưa ra nhiều mẫu máy đập lúa có năng suất và chất lượng đập khác nhau. Nhưng phổ biến hơn cả là máy đập lúa của Cơ khí Nguyễn Hân và Cơ khí Công Thành. 81
  4. Qua quá trình điều tra và xử lý số liệu, số lượng máy đập lúa và guồng tuốt lúa trên 100ha của các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện ở hình 3.2. Máy/100ha 3,93 4,00 3,50 Máy đập lúa 2,96 2,86 3,00 2,55 Guồng tuốt lúa 2,50 1,75 2,00 1,51 1,30 1,50 1,00 0,66 0,40 0,40 0,50 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Huyện 0,00 Phong Quảng Hương Hương Phú Phú Nam A Điền Điền T h ủy Lộc Đông Lưới Trà Vang Hình 3.2. Biểu đồ biểu thị mức độ đầu tư máy đập lúa và guồng tuốt lúa trên 100 ha của các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế Khâu vận chuyển: Chiếc/100ha 1,53 1,60 1,40 1,20 0,97 0,93 0,92 1,00 0,80 0,71 0,66 0,55 0,60 0,35 0,40 0,20 Huyện 0,00 Quảng Hương Hương Phong Phú Phú Nam A Điền Điền T h ủy Lộc Đông Lưới Trà Vang Hình 3.3. Biểu đồ biểu thị mức độ đầu tư phương tiện vận chuyển trên 100 ha của các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, mức độ cơ giới hóa khâu vận chuyển còn tương đối thấp. Phần lớn đường giao thông nội đồng là đường đất nhỏ hẹp, nên nhiều nơi bà con nông dân còn phải gánh lúa hoặc dùng các phương tiện thô sơ (xe bò, xe cải tiến) để vận chuyển lúa đến nơi tập kết rất xa và tốn nhiều công sức. Nhưng cũng đã có một số hộ 82
  5. nông dân tự trang bị các loại xe ô tô tải cỡ nhỏ hoặc máy kéo Công nông để vận chuyển lúa. Mức độ đầu tư phương tiện vận chuyển trên 100 ha ở tỉnh Thừa Thiên Huế được trình bày trên hình 3.3. Tình hình phân bố công suất động lực máy thu hoạch lúa ở Thừa Thiên Hu ế Quá trình điều tra và xử lý số liệu cho thấy, kết quả tổng công suất động lực/100ha ở các huyện thể hiện trên hình 3.4. CV/100ha 100 92,75 3 90 80,52 78,11 80 70,25 70 57,62 60 50 37,60 40 01 30 20 14,91 10 2,52 Huyện 0 Quảng Phong Hương Hương Phú Phú Nam A Điền Điền T hủ y Lộc Đông Lưới Trà Vang Hình 3.4. Biểu đồ biểu thị công suất động lực trên 100ha của các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế Ảnh hưởng của việc cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua điều tra nghiên cứu, thấy rằng cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa có tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp. Các tác động chính ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đó là: Đảm bảo thời vụ, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, phát triển ngành nghề, phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó nói lên rằng, người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là hạn chế về vốn và khoa học kỹ thuật nên việc đầu tư máy móc còn hạn chế. 83
  6. 3.2. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2.1. Thuận lợi - Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà trước hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. ở , đời sống nông dân ngày càng - được cải thiện, nên việc cơ giới hóa nông nghiệp, trong đó có cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa được người dân quan tâm nhiều hơn. , thiết bị máy móc - . - Tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trương phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp - du lịch, dịch vụ - nông nghiệp và phát triển nông nghiệp toàn diện, trong đó đẩy mạnh cơ giới hóa kết hợp với tích tụ ruộng đất là một nội dung quan trọng trong quá trình phát triển. 3.2.2. Khó khăn - Tỉnh Thừa Thiên Huế có địa hình phức tạp, thời tiết không thuận lợi, lũ lụt thường xuyên xảy ra. Do đó, thời gian sử dụng máy trong một năm tương đối ngắn. - Quy mô sản xuất còn nhỏ, diện tích mỗi thửa ruộng quá ít, sản xuất còn tùy tiện, hạ tầng kỹ thuật đồng ruộng chưa đảm bảo cho máy móc di chuyển và hoạt động. - Ngành nghề nông thôn chưa phát triển, phần lớn các làng xã ở Thừa Thiên Huế sống bằng nông nghiệp chuyên canh, rất ít nơi có ngành nghề phụ. - Công tác khuyến nông, khuyến công trong sản xuất nông nghiệp còn nặng về giống, kỹ thuật sản xuất cây, con mà chưa thật sự chú trọng lĩnh vực cơ giới hóa. - Phần lớn nông dân còn nghèo, vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế và nhiều người chưa mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp. - Công tác dịch vụ sau bán máy chưa tốt… 3.3. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa tại tỉnh Thừa Thiên Huế Thu hoạch lúa là khâu quan trọng, mất nhiều thời gian và phụ thuộc nhiều vào thời tiết, điều kiện đồng ruộng, ảnh hưởng đáng kể đến số lượng, chất lượng sản phẩm. Ngoài việc quan tâm cơ giới hóa các khâu khác như làm đất, gieo cấy, chăm sóc thì đẩy mạnh cơ giới hóa khâu thu hoạch là hết sức cần thiết nhằm giải phóng sức lao động, rút ngắn thời gian, giảm tổn thất trong thu hoạch và nâng cao hiệu quả kinh tế. Để làm được điều đó, cần phải thực hiện một số giải pháp kỹ thuật chủ yếu sau: 84
  7. - Thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất, đảm bảo mỗi thửa ruộng tối thiểu có diện tích là 1000m2.Với diện tích này sẽ tạo điều kiện cho các loại máy thu hoạch lúa làm việc đạt năng suất cao, giảm thời gian quay đầu bờ. - Đẩy mạnh công tác quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông nội đồng với bề rộng đường tối thiểu là 3m để xe cơ giới có thể đi lại; củng cố và hoàn thiện hệ thông kênh mương thủy lợi để chủ động trong việc tưới tiêu nước; đắp các bờ vùng, bờ thửa để hình thành các tuyến đường đi bộ, tạo điều kiện cho nông dân tập kết lúa khi thu hoạch. - Khuyến khích các nhà khoa học về lĩnh vực nông học nghiên cứu chọn, tạo các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt nhưng phải cứng cây, thấp cây có độ dai giữa hạt và bông cao. - Tích cực hơn nữa trong công tác khuyến công, cung cấp đầy đủ thông tin về các loại máy thu hoạch để nông dân có thể lựa chọn các kiểu máy phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình. Hiện tại, đối với khâu gặt nên chọn máy gặt lúa rải hàng GRH-1,2 và nơi có điều kiện nên chọn máy gặt đập liên hợp GĐLH – 1,4 của Công ty Cơ khí An Giang. Đối với khâu đập lúa nên chọn các loại máy đập lúa của Xí nghiệp Cơ khí Nguyễn Hân và Cơ khí Công Thành. Đối với khâu vận chuyên nên chọn các loại xe ô tô có trọng tải từ 2 - 4 tấn, kết hợp với ghe thuyền và xe trâu bò kéo. - Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thanh niên nông thôn trở thành những người công nhân sử dụng máy có trình độ chuyên môn, tay nghề vững vàng, biết vận hành và chăm sóc bảo dưỡng máy đúng kỹ thuật. Khi có những kỹ thuật mới trong quản lý, sử dụng máy cần tổ chức tập huấn kịp thời. - Củng cố và hoàn thiện các dịch vụ bảo hành, sửa chữa, cung ứng phụ tùng, vật tư, nhiên liệu cho máy móc hoạt động kịp thời. - Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để mua máy móc thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp nói chung và máy thu hoạch lúa nói riêng. Đồng thời, cần phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề để thu hút lao động nông thôn khi đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn. 4. Kết luận Qua quá trình thực hiện đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: - Điều tra được thực trạng cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên địa bàn toàn Tỉnh Thừa Thiên Huế; thấy được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa. 85
  8. - Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là những giải pháp chung cho toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tùy theo điều kiện thực tế như quy mô sản xuất, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương để triển khai áp dụng các giải pháp một cách thiết thực và hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Đức Dũng, Võ Thanh Bình, Báo cáo tình hình nghiên cứu và kết quả ứng dụng trong lĩnh vực cơ giới hoá thu hoạch cây trồng sau 20 năm đổi mới. [2]. Đinh Vương Hùng, Báo cáo kết quả dự án xây dựng một số mô hình nông hộ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, 2006. [3]. Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế, 2007. [4]. Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. [5]. Hội thảo quốc tế về cơ giới hóa nông nghiệp, những vấn đề ưu tiên trong giai đoạn phát triển mới, Viện Cơ điện nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2002. [6]. Kế hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2010, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, 2007. SITUATION AND TECHNICAL SOLUTIONS TO ENHANCE THE LEVEL OF MECHANIZATION OF RICE HARVEST IN THUA THIEN HUE PROVINCE Nguyen Thi Ngoc, Phan Hoa College of Agriculture and Forestry, Hue University SUMMARY Survey results on situations of mechanization of rice harvest in Thua Thien Hue province show that in recent years, along with the growth of agricultural production, the use of mechanization in rice production in the province Thua Thien Hue has made some positive changes, contributing to raising labour productiveness and quality of products. However, without any specific plans, the investment in machinery and agricultural equipment is spontaneous, so the distribution of machines is uneven; Some kind of machines do not suit with the characteristics of the local; Many farmers have not mastered the technique used to reduce the effectiveness and time of using of the machines, causing more wastage. On the other hand, the technical conditions of rural infrastructure is not good, the areas of plots also s catter and small; The roads and irrigation systems remain in bad condition... All of these factors have 86
  9. retarded the mechanization process of rice production in Thua Thien Hue province. On that basis, proposing some solutions to enhance the level of mechanization of rice harvesting in the province of Thua Thien Hue (to 2015) is the basis of data for local government to build strategic directions and specific plans, having uniformity, improving effective investment and efficiency of the use of machinery - equipments, accelerating industrialization - modernization of Agriculture and Rural Vietnam. 87
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1