intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "HIỆN ĐẠI HÓA CHÍNH TRỊ TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Halinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

107
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng quan về hiện đại hóa chính trị I.1. Bản chất và nội dung của hiện đại hóa chính trị Hiện đại hóa chính trị là một bộ phận của hiện đại hóa xã hội. Đó là toàn bộ quá trình biến đổi và thay thế những cấu trúc nhà nước và các thiết chế chính trị nói chung từ chế độ độc đoán, gia trưởng, quan liêu, trì trệ, bảo thủ của xã hội cũ (chủ yếu là xã hội phong kiến – nông nghiệp) sang những cấu trúc và thiết chế chính trị dân chủ đầy sức sống,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "HIỆN ĐẠI HÓA CHÍNH TRỊ TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á"

  1. HIỆN ĐẠI HÓA CHÍNH TRỊ TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á NGUYỄN CẢNH HỢP TS., GV Khoa Luật Hành Chính - ĐH Luật TP.HCM I. Tổng quan về hiện đại hóa chính trị I.1. Bản chất và nội dung của hiện đại hóa chính trị Hiện đại hóa chính trị là một bộ phận của hiện đại hóa xã hội. Đó là toàn bộ quá trình biến đổi và thay thế những cấu trúc nhà nước và các thiết chế chính trị nói chung từ chế độ độc đoán, gia trưởng, quan liêu, trì trệ, bảo thủ của xã hội cũ (chủ yếu là xã hội phong kiến – nông nghiệp) sang những cấu trúc và thiết chế chính trị dân chủ đầy sức sống, có khả năng bảo đảm và thúc đẩy sự nghiệp hiện đại hóa xã hội nói chung. Trong xã hội truyền thống, các cấu trúc quyền lực chính trị chỉ đủ sức hoàn thành những chức năng chính trị-xã hội hạn chế như quân sự, duy trì trật tự xã hội, thu thuế và đảm nhận một số dịch vụ công
  2. khác. Đặc trưng của các thiết chế nhà nước chính trị của xã hội nông nghiệp là tính quan liêu, trì trệ. Trong xã hội đã hoặc đang hiện đại hóa, các cấu trúc quyền lực chính trị có vai trò và khả năng to lớn hơn rất nhiều, quyết định tiến trình phát triển của các quốc gia, trong đó tập trung nhất là vai trò hoạch định và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trung tâm của toàn bộ sự nghiệp hiện đại hóa. Bản chất của nền chính trị hiện đại hóa là dân chủ với những đặc trưng phổ biến sau đây: 1. Quyền lực nhà nước được thực hiện trên cơ sở phân công và phối hợp giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. 2. Kết hợp được một cách hài hòa vai trò lãnh đạo tập trung của chính quyền Trung ương với quyền tự quản ở địa phương. 3. Các thể chế dân chủ được hiến pháp khẳng định và bảo đảm trên thực tế như bảo đảm các quyền tự do
  3. chính trị, đặc biệt là quyền tự do biểu hiện ý chí bằng bầu cử và phủ quyết. 4. Xác lập những cơ sở của nhà nước pháp quyền, tôn trọng pháp chế, thực hiện chế độ hiến pháp. 5. Bảo đảm sự thống nhất và hòa hợp của các lực lượng xã hội cơ bản như là cơ sở của dân chủ, bảo đảm sự tham gia sâu rộng của các tầng lớp nhân dân vào các quá trình chính trị. 6. Hạn chế, loại bỏ các nhân tố chính trị dẫn đến đặc quyền đặc lợi, tham nhũng, gia trưởng, độc đoán v.v... Như vậy, bản chất của hiện đại hóa chính trị là dân chủ hóa các quan hệ và cấu trúc chính trị, phát huy tính tích cực chính trị của nhân dân, bảo đảm cho hệ thống chính trị với vai trò trung tâm là nhà nước, thật sự là động lực lãnh đạo công cuộc cải cách kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia.
  4. I.2. Quá trình hiện đại hóa chính trị và mô hình hiện đại hóa chính trị của các quốc gia trên thế giới Cũng như hiện đại hóa xã hội nói chung, hiện đại hóa chính trị có một quá trình lịch sử nhiều thế kỷ. Hiện đại hóa xã hội được coi là quá trình gắn liền với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản Châu Âu và Bắc Mỹ. Hình thức này được gọi là hiện đại hóa truyền thống hay hiện đại hóa tư bản chủ nghĩa. Về chính trị, quá trình hiện đại hóa tư bản chủ nghĩa bắt đầu từ sự phá vỡ cấu trúc quyền lực truyền thống phong kiến trung cổ và thiết lập nền dân chủ nghị viện. Nói như thế cũng có nghĩa là hiện đại hóa chính trị bắt đầu với những cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu. Ở Anh, quá trình đấu tranh giữa nền quân chủ chuyên chế với nghị viện tư sản trải qua 5 thế kỷ và quá trình hiện đại hóa chính trị chỉ được coi là hoàn thành vào giữa thế kỷ hai mươi (1).
  5. Đặc điểm chủ yếu của hiện đại hóa chính trị tư bản chủ nghĩa là sự thiết lập mang tính đồng loạt các thể chế dân chủ, hình thành các thiết chế chính trị nhà nước, pháp luật của xã hội tư sản từ trong lòng xã hội phong kiến. Tất nhiên, quá trình hiện đại hóa chính trị cũng trải qua nhiều bước thụt lùi khi nền dân chủ tư sản ở những giai đoạn khác nhau bị thay thế bằng chế độ chuyên chế, độc đoán. Tuy vậy, dân chủ hóa vẫn là quá trình phổ quát có tính tất yếu chung và là quy luật của hiện đại hóa chính trị. Quá trình hiện đại hóa chính trị gắn liền với những bước tiến căn bản của kinh tế, xã hội, văn hóa với quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi ở Tây Âu và Bắc Mỹ đã hình thành một hệ thống chính trị dân chủ, thì Nga và các nước phương Đông còn chìm trong chế độ quân chủ chuyên chế. Tuy nhiên, nếu như Nga Sa hoàng tiếp thu nền chính trị Âu-Mỹ một
  6. cách tiêu cực và bảo thủ (vào cuối thế kỷ XIX, Nga chưa hề có ý định chấp nhận Nghị viện), thì tại Nhật Bản cải cách Minh Trị năm 1868 và bản Hiến pháp Nhật 1889 tuy vẫn duy trì nền quân chủ chuyên chế nhưng Nhà nước – với vai trò là người khởi xướng và tổ chức công cuộc hiện đại hóa – lại bắt đầu từ hiện đại hóa kinh tế và từng bước thiết lập những thiết chế dân chủ tư sản, trước hết là Nghị viện, tuyên bố các quyền tự do công dân, ban hành các Bộ luật Hình sự và Tố tụng Hình sự 1880 v.v... và vì vậy đã mở đầu cho quá trình hiện đại hóa chính trị ở phương Đông. Đây chính là điểm đặc thù của Nhật Bản so với hiện đại hóa chính trị ở các nước Tây Âu. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, vào những năm 40 - 60, với việc giành độc lập của một loạt các nước thuộc địa Á, Phi và cùng với các nước châu Mỹ La- tinh, quá trình hiện đại hóa trong đó có hiện đại hóa chính trị trở thành một xu thế toàn cầu.
  7. Quá trình hiện đại hóa chính trị ở các nước “thế giới thứ ba” diễn ra trong điều kiện gần như hoàn toàn khác với các nước tư bản phát triển phương Tây về hình thức cũng như điều kiện . Đặc điểm lớn nhất, chi phối quá trình hiện đại hóa nói chung ở đây là sự lựa chọn con đường hiện đại hóa. Thoát khỏi ách nô dịch thực dân, các nước mới giành độc lập được phân chia thành hai khối: một khối lựa chọn con đường phát triển Tư bản chủ nghĩa, khối khác theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Sự lựa chọn trước hết vào lực lượng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, sau đó là sự can thiệp và sức ép của các nước “mẫu quốc” cũ. Từ đây hình thành hai hệ thống chính trị: mô phỏng nền dân chủ phương Tây truyền thống và mô phỏng nền chính trị Xô viết. Cả hai sự mô phỏng này dần dần đã chứng tỏ không có sức sống và nền chính trị của các nước thuộc địa cũ (và nói chung các nước “thế giới thứ ba” ngoại trừ
  8. một số nước như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ...) đã vận động gần như theo những quy luật riêng của mình, phù hợp và chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố với các quan hệ chính trị phong kiến, đẳng cấp, gia trưởng, tôn giáo, cát cứ, phe phái, quan liêu, đặc quyền đặc lợi hòa quyện vào những yếu tố ngoại lai, tạo nên một mô hình chính trị nửa dân chủ, nửa chuyên chế, phi chính thống, thiếu bền vững, trong đó phổ biến là thiết lập và củng cố chế độ độc đoán chuyên quyền với nền dân chủ hạn chế. Mô hình hiện đại hóa chính trị ở các nước thế giới thứ ba có thể chia thành ba nhóm chính: 1. Thiết lập chế độ độc đoán chuyên quyền ngay từ đầu và tồn tại suốt cả chặng đường dài tiếp theo; 2. Tiếp thu và hoàn thiện từng bước chế độ dân chủ Nghị viện; 3. Pha tạp giữa dân chủ Nghị viện và chuyên quyền độc đoán.
  9. Quá trình này cũng đặc trưng cho những nước Đông Nam Á (ngoại trừ Việt Nam, Lào). Tại các nước Đông Nam Á cũng không có một mô hình đồng nhất nhưng cơ bản cũng có những nét chung của các mô hình trên đây. II. Hiện đại hóa chính trị tại các nước Đông Nam Á II.1. Lựa chọn con đường hiện đại hóa và sự bất lực của chế độ dân chủ Nghị viện Ngoại trừ Thái Lan, tất cả các nước ASEAN đều đã là thuộc địa của các nước phương Tây: Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, vào những năm 50 - 60, các nước ASEAN đều đã tiến hành cuộc chiến tranh bền bỉ, kiên cường chống lại các cường quốc đế quốc để giữ vững nền độc lập non trẻ của mình. Mặc dù vậy phần lớn các nước ASEAN (trừ Việt Nam, Miến Điện và sau này là Lào) đều lựa chọn con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, đi vào quỹ đạo
  10. hiện đại hóa tư bản chủ nghĩa, chịu sự chi phối trước hết là kinh tế và quân sự của Mỹ. Điều này chỉ có thể giải thích bằng lý do chủ yếu sau đây: Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành và giữ độc lập, liên minh rộng rãi của mặt trận chống đế quốc thực dân và giải phóng dân tộc ở các nước đó do giai cấp tư sản lãnh đạo. Nói cách khác, cách mạng giải phóng dân tộc đã tiến hành theo đường lối và lập trường của các tầng lớp tiểu tư sản cấp tiến và giai cấp tư sản dân tộc. Vào cuối những năm 40 đầu những năm 50, sự lựa chọn con đường phát triển trở nên gay gắt với sự phân cực mạnh mẽ giữa lực lượng cánh hữu và cánh tả. Các Đảng Cộng sản dần dần trở thành lực lượng đối đầu với các thế lực cầm quyền. Nhiều Đảng Cộng sản chuyển sang đấu tranh vũ trang (Philippin, Mianma, Malaysia, Inđônêxia). Các cuộc bạo động do Đảng Cộng sản lãnh đạo lần lượt thất bại và bị đàn áp ở một số nước, chủ nghĩa chống cộng được coi là quốc sách và nền tảng tư tưởng, các đạo luật chống
  11. cộng lần lượt được ban hành (Thái Lan, Philippin). Phong trào công nhân bị chia rẽ, phá vỡ. Giai cấp tư sản câu kết với đại địa chủ với sự hỗ trợ của quân đội lần lượt nắm chính quyền và gạt bỏ các lực lượng cánh tả, trong đó có Đảng Cộng sản khỏi liên minh giải phóng dân tộc. Tại các nước này, cách mạng giải phóng dân tộc mặc dù hết sức kiên cường, ý chí độc lập và tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân rất cao, bối cảnh chung của cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập cơ bản giống nhau, thế nhưng sự lựa chọn con đường phát triển lại khác nhau: phần lớn các nước từ chỗ chống thực dân đế quốc lại lựa chọn sự phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa thân đế quốc và dựa vào đế quốc. Một vài nước khác: Việt Nam, Miến Điện, Lào lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa hay theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Rõ ràng sự lựa chọn con đường phát triển phụ thuộc quyết định vào
  12. lập trường, vị trí và lực lượng của giai cấp lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mặt khác, sau khi các nước này giành được độc lập thì các nước thực dân “mẫu quốc” cũ đều đã dùng mọi thủ đoạn, kể cả xâm lược vũ trang với lực lượng rất lớn nhằm khôi phục lại địa vị thống trị của mình. Trong bối cảnh sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á trở thành một khu vực tập trung sự đối đầu căng thẳng của hai hệ thống chính trị – xã hội thế giới: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Sở dĩ như vậy vì phong trào giải phóng dân tộc ở đây đã giáng một đòn quyết định mở đầu sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của các thế lực thực dân, trở thành ngọn cờ cổ vũ mạnh mẽ nhất cho phong trào giải phóng dân tộc ở các khu vực khác, trước hết là Châu Á và Châu Phi. Vì vậy, các đế quốc phương Tây đã tìm mọi cách can thiệp, duy trì và củng cố các chế độ phi xã hội chủ nghĩa ở các nước này. Cuộc đối đầu trực tiếp của
  13. hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa thể hiện qua sự xâm lược vũ trang của Mỹ vào Đông Dương. Về mô hình chính trị: Vào những năm 50 - 60, các nước Đông Nam Á không xã hội chủ nghĩa đã tiếp thu mô hình dân chủ Nghị viện phương Tây. Trong điều kiện vừa mới thoát ra khỏi sự đô hộ thực dân, với một cơ sở xã hội gần tuyệt đại đa số là nông dân, các tầng lớp trung gian còn nhỏ bé (chủ yếu là lực lượng ít ỏi các tiểu chủ), vai trò và ảnh hưởng của quân đội rất lớn và là một lực lượng chính trị độc lập chi phối nhà nước, và là chỗ dựa của chính quyền, sự tranh giành quyền lực trong các thế lực chóp bu, các phong trào ly khai, phản kháng, bạo động của các lực lượng đối lập, nền dân chủ chưa có gốc này đã không đủ sức đưa ra và thực hiện đến cùng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Bất ổn chính trị mà phổ biến là các cuộc đảo chính và sự thay đổi chính phủ
  14. thường xuyên xảy ra là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội chứng tỏ cần phải có một nhà nước mạnh để tiến hành các cải cách kinh tế. Như vậy, sau khi giành độc lập (trong khoảng cuối những năm 40 đến đầu những năm 60) các nước ASEAN đã tiếp thu nhưng không thành công mô hình hiện đại hóa chính trị theo kiểu dân chủ Nghị viện phương Tây. Hay nói cách khác, mô hình dân chủ phương Tây không thích ứng ngay được với điều kiện chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa, dân tộc, truyền thống v.v...đặc thù ở đây (cũng như nhiều nước thế giới thứ ba nói chung) và đã không trở thành động lực thúc đẩy quá trình hiện đại hóa xã hội. Hạn chế lớn nhất của mô hình dân chủ này là không đủ sức xác lập và duy trì sự thống nhất xã hội (Consensus) ở một mức độ nhất định, không có trung tâm lãnh đạo ổn định để hoạch định và tiến hành đến cùng các chính sách kinh tế xã hội. Hầu hết các chính phủ chỉ
  15. tồn tại rất ngắn, mặc dù có nhiều chính phủ được bầu theo con đường hợp hiến với đa số phiếu của Nghị viện. Các thiết chế dân chủ phương Tây chỉ có thể trở thành tác nhân của hiện đại hóa xã hội khi có những điều kiện và trong những điều kiện xã hội - lịch sử nhất định, trên cơ sở tập hợp thống nhất được xã hội. Điều này ở một mức độ nhất định có thể có được chỉ ở Thái Lan và Malaysia. Các nước còn lại vào giữa những năm 60 đến 70 nền dân chủ Nghị viện đã bị thay thế bằng chế độ độc đoán chuyên quyền hoặc chế độ độc tài. Lịch sử cho thấy, dân chủ chỉ tồn tại trong một xã hội cơ bản có sự nhất trí hòa hợp, nói cách khác, dân chủ đòi hỏi phải có sự tự nguyện. Nếu như quyền lực chuyên chế, độc đoán có thể áp đặt nhanh chóng th ì dân chủ khó có được khả năng đó. Sự bất ổn nhiều hay ít của xã hội là đương nhiên mỗi khi dân chủ chưa có cơ sở kinh tế - xã hội tương đối chín muồi, ý
  16. thức dân chủ của quảng đại quần chúng chưa được xác lập một cách phổ biến. Điều này cũng đã thể hiện ở các nước châu Phi, ngay cả vào những năm cuối 80 đầu 90, sự yếu kém của dân chủ trên thực tế đã dẫn đến sự phục hồi các thể chế độc đoán, chuyên quyền. Tại các nước ASEAN, điều này cũng trong một mức độ nào đó biểu hiện ở Philippin dưới chính quyền Côraxôn Akinô, sau khi xóa bỏ chế độ độc tài của Mác-côx (1986) và là nước có truyền thống dân chủ nhiều hơn so với các nước ASEAN khác. Như vậy có thể nói rằng sự thất bại của nền dân chủ Nghị viện mô phỏng ở các nước ASEAN trong giai đoạn giành và giữ độc lập chủ yếu vì những nguyên nhân sau: 1. Mặt trận yêu nước và phong trào chống thực dân giành độc lập dân tộc do các lực lượng của giai cấp tư sản lãnh đạo nhưng là giai cấp tư sản của xã hội gia trưởng phong kiến phương Đông cấu kết với địa chủ.
  17. 2. Trước khi giành được độc lập, các thiết chế dân chủ Nghị viện đã được thiết lập trong lòng xã hội thực dân nửa phong kiến chỉ là những thiết chế hình thức, được bảo trợ bởi thực dân phương Tây. Sau khi giành được độc lập thì các thiết chế dân chủ đó không thể duy trì được vì không có một lực lượng xã hội thống nhất, thay vào đó là tranh giành quyền lực “giữa ta với mình”, giữa các phe phái. 3. Nguy cơ của lực lượng cánh tả sử dụng các thiết chế dân chủ để giành chính quyền làm gay gắt thêm các xung đột xã hội, các phong trào ly khai và kể cả nội chiến. Chính trị trở thành mặt trận chính của các nước này chứ không phải là kinh tế. Ngay cả khi chính quyền đã thuộc về giai cấp tư sản, nhưng đường lối chính trị vẫn chưa hoàn toàn ngả về cánh hữu, lực lượng của liên minh giai cấp tư sản địa chủ vẫn bị đe dọa bởi các lực lượng cánh tả (như thời kỳ
  18. “dân chủ chỉ đạo” của Xu-các-nô cuối những năm 50 đầu năm 60). 4. Các nước phương Tây quyết tâm giữ vị trí thống trị ở các nước này, mà cách tốt nhất là thông qua một thế lực chính trị độc đoán chuyên quyền thậm chí độc tài, phát xít (một nhóm chóp bu, một tập đoàn, một gia đình hoặc một cá nhân) II.2. Từ dân chủ đến độc đoán chuyên quyền Cho đến nay có nhiều cách đánh giá về chế độ chính trị độc đoán ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Trước hết, quan điểm phổ biến và phù hợp với thực tế là chế độ độc đoán chuyên quyền trở nên thịnh hành và là chế độ chính trị chủ yếu ở các nước chậm phát triển vào giữa thế kỷ XX khi các nước Á, Phi giành độc lập về chính trị, còn các nước Châu Mỹ la- tinh thì giành được ở một mức độ nhất định sự tự chủ về kinh tế, và chế độ chính trị đó đã trở thành lực lượng quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
  19. hóa ở nhiều nước đang phát triển. Vì vậy nhiều người cho rằng chế độ độc đoán chuyên quyền hình như đã trở thành một giai đoạn tất yếu trong quá trình hiện đại hóa chính trị của các nước chậm tiến (2). Những nhận định trên đây cũng cơ bản phù hợp với các quá trình chính trị diễn ra ở các nước Đông Nam Á. 2.1 Nguyên nhân và điều kiện hình thành chế độ độc đoán chuyên quyền a) Nền chính trị độc đoán chuyên quyền ra đời là phản ứng và là kết quả tất yếu của sự bất lực của chế độ dân chủ hay dân chủ nửa vời, hệ quả của những mâu thuẫn và khủng hoảng kinh tế đã tích tụ trong suốt thời kỳ của nền dân chủ đó (Xu-các-nô ở Indonexia, những năm 50 đến 60; Thái Lan những năm 60 đến 70). Tại thời điểm đó “Tư sản bản địa cần chính quyền mạnh, đó là chính quyền độc đoán”(3).
  20. b) Chế độ độc đoán chuyên quyền cũng chưa thể thay thế được chế độ dân chủ nếu chỉ vì khủng hoảng kinh tế – xã hội. Ở đây mâu thuẫn của các thế lực chóp bu về chính trị và kinh tế trong việc lựa chọn con đường phát triển, về các chính sách kinh tế cũng là một nguyên nhân. Chính lực lượng quân đội không chỉ làm nhiệm vụ hậu thuẫn chính trị mà trước hết quân đội cũng có lập trường kinh tế, tham gia quyết định các chiến lược kinh tế khi các lực lượng dân chủ cầm quyền không đưa ra được những chương trình kinh tế, những kế hoạch phát triển kinh tế phù hợp. Về sau, chính các chương trình kinh tế đúng đắn và được bảo đảm thực hiện có hiệu quả là cơ sở để duy trì, củng cố chế độ độc đoán chuyên quyền. c) Cũng phải kể đến vai trò cá nhân của “người cầm lái” và thế lực thân cận (Lý Quang Diệu ở Singapore ; Xu-hát-tô ở Indonexia). Đây là những nhân vật không chỉ có bàn tay cứng rắn để duy trì trật tự mà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0