intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " HIỆU QUẢ TRỒNG BƯỞI THANH TRÀ Ở HUYỆN HƯƠNG THUỶ"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

85
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hương Thuỷ là một huyện nằm ở phía Nam của thành phố Huế có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây Thanh trà sinh trưởng và phát triển. Kể từ sau trận lũ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " HIỆU QUẢ TRỒNG BƯỞI THANH TRÀ Ở HUYỆN HƯƠNG THUỶ"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 54, 2009 HIỆU QUẢ TRỒNG BƯỞI THANH TRÀ Ở HUYỆN HƯƠNG THUỶ Hoàng H u Hoà ữ Tr ng i h c Kinh t , i h c Hu ờư ọ ạĐ ọ ạĐ ế ế TÓM TẮT B i Thanh trà là m t lo i qu c s n Th a Thiên Hu nói chung và huy n H ng ởư ộ ạ ở ả ặđ ả ừ ế ệ ơư Thu nói riêng. Trên c s i u tra ch n m u ng u nhiên 60 h tr ng Thanh trà 2 xã i di n ỷ ềđở ơ ẫọ ẫ ồộ ở ệ ạđ (Thu B ng và D ng Hoà) c a huy n H ng Thu , bài vi t kh ng nh: các h nông dân u ỷ ằ ơư ủ ơư ệ ỷ ịđ ẳ ế ộ ầđ t tr ng b i Thanh trà là có hi u qu (c tr c m t và lâu dài); thu nh p t lo i cây này ồư ởư ệ ắ ớư ả ả ạừậ chi m t tr ng ngày càng cao trong thu nh p c a nông h ; ti m n ng phát tri n lo i cây này ế ọỷ ủậ ộ ề ă ểđ ạể còn r t l n. ng th i phát tri n c n th c hi n y các bi n pháp v k thu t canh tác và ấ ồĐ ớ ểđ ờ ể ủđ ầđ ệ ự ầ ệ ậ ỹề v th tr ng; c n s ph i h p ch t ch gi a các h nông dân v i các nhà nghiên c u, ho ch ịề ờư ầ ợốự ặ ữẽ ộ ớ ứ ạ nh chính sách và các doanh nghi p. ịđ ệ Bưởi Thanh trà là một loại quả đặc sản có nhiều công dụng và giá trị kinh tế cao được trồng từ lâu đời trên vùng đất phù sa của các lưu vực Sông Hương, Sông Bồ, Sông Ô Lâu và Sông Truồi tỉnh Thừa Thiên Huế. Hương Thuỷ là một huyện nằm ở phía Nam của thành phố Huế có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây Thanh trà sinh trưởng và phát triển. Kể từ sau trận lũ lịch sử năm 1999, với sự hỗ trợ của nhiều chương trình dự án, các vườn cây Thanh trà được khôi phục, cải tạo và phát triển. Đến năm 2007, toàn huyện có 128,6 ha diện tích bưởi Thanh trà, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho các hộ nông dân. Tuy nhiên, hiệu quả trồng loại quả đặc sản này như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả của nó? Và để nâng cao hiệu quả bưởi Thanh trà cần có những giải pháp nào? Để trả lời những vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 60 hộ trồng Thanh trà theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên ở 2 xã đại diện Thuỷ Bằng (truyền thống) và Dương Hoà (mới phát triển). Dùng hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả trồng bưởi Thanh trà và dùng phương pháp hiện giá để đánh giá hiệu quả đầu tư dài hạn (cả chu kỳ kinh doanh) của loại cây dài ngày này. 1. Tình hình thu hoạch của các vườn Thanh trà Số liệu ở bảng 1 cho thấy: quy mô diện tích vườn Thanh trà bình quân là 0,17 ha (gần 3,5 sào - 1 sào tương đương 500 m2), trong đó Thủy Bằng lớn hơn Dương Hoà. Diện tích trồng Thanh trà ở 2 xã này có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây 33
  2. nhờ kết quả thực hiện của nhiều chương trình dự án trồng mới Thanh trà; cải tạo vườn tạp, chuyển từ đất màu kém hiệu quả sang trồng Thanh trà. Số lượng cây trồng/vườn (xấp xỉ 41 cây) là quá dày so với tiêu chuẩn kỹ thuật (6 x 7 m) và tỷ lệ cây cho thu hoạch (sau 5 năm trồng mới) còn thấp (khoảng 27%). Năng suất bình quân 1 cây cho thu hoạch đạt 140 quả (Thuỷ Bằng cao hơn Dương Hoà 9 quả), thấp hơn nhiều so với tiềm năng (dưới 50%) và so với các địa phương khác (chỉ xấp xỉ 50% năng suất của Hương Trà). Trọng lượng bình quân / 1 quả từ 500 - 600 gam (cao hơn ở thành phố Huế nhưng thấp hơn ở huyện Hương Trà). Mật độ trồng dày và không thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây Thanh trà (đặc biệt bón phân) là nguyên nhân làm cho năng suất của các hộ điều tra chưa cao (gần 70% số hộ được điều tra không thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật). B ng 1. M t s ch tiêu v k t qu thu ho ch c a các v n Thanh trà ốộ ỉ ếề ả ạ ủ ờư ả Chỉ tiêu ĐVT Thuỷ Bằng Dương Hoà Bình quân 1. Diện tích vườn bình quân Ha 0,18 0,16 0,17 2. Số cây/vườn Cây 42,17 40,33 41,25 3. Số cây thu hoạch/vườn Cây 12,13 10,53 11,33 4. Số quả/cây Quả 144,50 135,67 140,09 5. Trọng lượng bình quân/quả Gam 600,00 500,00 550,00 (Ngu n: S li u i u tra n m 2007 và tính toán c a tác gi ) ồ ềđ ệ ố ă ủ ả 2. Hiệu quả đầu tư vườn Thanh trà Bưởi Thanh trà là cây ăn quả dài ngày, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản (trồng mới) 5 năm mới cho thu hoạch (bước vào thời kỳ kinh doanh). Chi phí đầu tư xây dựng vườn cây khá lớn; theo kết quả điều tra bình quân hàng năm trong thời kỳ trồng mới người nông dân đã đầu tư 1,157 triệu đồng/sào, và trong thời kỳ kinh doanh khoảng 0,958 triệu đồng/sào. Như vậy, để có một vườn Thanh trà đưa vào kinh doanh, người làm vườn đã đầu tư trên 15 triệu đồng; đây quả là lượng vốn không nhỏ đối với người nông dân, mặc dù so với yêu cầu thì mức đầu tư này còn quá thấp. Vì thế, có người nói rằng, Thanh trà là “cây làm giàu” nhưng chỉ có “người giàu” mới làm. Để thấy rõ hiệu quả đầu tư trong các chu kỳ sản xuất của một vườn Thanh trà (20 năm) có thể quan sát số liệu trình bày ở bảng 2. Giá trị hiện tại ròng (NPV) cả chu kỳ cây Thanh trà tính trên 1 sào ở cả 2 xã Thuỷ Bằng và Dương Hoà đều lớn hơn không (>0), nghĩa là người trồng Thanh trà có thể bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi. Chỉ tiêu tỷ suất lợi ích/chi phí theo hiện giá (B/C) cho biết cụ thể hơn 1 đơn vị chi phí đầu tư có thể tạo ra 1,88 đơn vị doanh thu ở Thuỷ Bằng và 1,64 đơn vị doanh thu ở Dương Hoà. Tỷ suất nội hoàn vốn (IRR) đều cao hơn mức 43
  3. lãi suất vay ngân hàng để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp trong cùng thời gian (r=12%/năm); chứng tỏ việc đầu tư trồng Thanh trà là có hiệu quả cả trước mắt lẫn lâu dài. Mặt khác, so với các loại cây ăn quả dài ngày khác trên địa bàn, trồng bưởi Thanh trà có hiệu quả cao và ổn định hơn. B ng 2. Hi u qu ut v n Thanh trà c a các h i u tra ệ ờư ư ầđ ả ủ ềđộ ả Chỉ tiêu ĐVT Thuỷ Bằng Dương Hoà Bình quân 1000 đ/sào 1. NPV 7.733,60 6.064,49 6.899,78 Lần 2. B/C 1,88 1,64 1,76 %/năm 3. IRR 29 27 28 (Ngu n: S li u i u tra và tính toán c a tác gi ) ồ ềđ ệ ố ủ ả Những điều này đã giải thích vì sao cây Thanh trà đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trong khi điều kiện kinh tế còn khó khăn người nông dân vẫn lựa chọn loại cây này trong cơ cấu đầu tư và sản xuất của mình. Đương nhiên, để phát triển bền vững và hiệu quả, đòi hỏi các hộ trồng Thanh trà phải vươn lên để tự giải quyết những khó khăn của chính mình về vốn đầu tư, kỹ thuật thâm canh và thị trường tiêu thụ; mặt khác cũng cần nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ của các ngành các cấp trong việc giải quyết những vấn đề này. 3. Hiệu quả sản xuất bưởi Thanh trà Kết quả và hiệu quả sản xuất các vườn Thanh trà được điều tra trong năm 2007 (xem bảng 3) cho thấy: một sào Thanh trà thu hoạch trong năm 2007 bình quân chung các hộ điều tra có được 2,52 triệu đồng GO; 2,03 triệu đồng VA và 1,75 triệu đồng MI. Với quy mô diện tích vườn hiện tại, cùng trong năm này một hộ trồng Thanh trà thu được: gần 8 triệu đồng GO; 6,4 triệu đồng VA và 5,5 triệu đồng MI. Về hiệu suất chi phí trung gian, tính bình quân theo GO trên 5 lần, theo VA trên 4 lần và theo MI trên 3,5 lần. Rõ ràng hiệu suất chi phí là khá cao. Nếu so sánh giữa 2 xã thì hiệu quả các vườn Thanh trà ở Thuỷ Bằng cao hơn Dương Hoà. So với các loại cây trồng khác chuyển đổi sang trồng Thanh trà thì hiệu quả loại bưởi này cao hơn hẳn. Một đơn vị chi phí trung gian cho cây Thanh trà mang lại trên 5 đơn vị giá trị sản xuất, trên 4 đơn vị giá trị gia tăng và gần 3,5 đơn vị thu nhập hỗn hợp, trong khi các loại cây trồng khác chỉ khoảng 60% so với các chỉ tiêu trên. Kết quả tìm hiểu cơ cấu giá trị sản xuất của các hộ trồng Thanh trà còn cho thấy: GO của Thanh trà chiếm xấp xỉ 75% GO ngành trồng trọt và trên 36% tổng giá trị sản xuất của hộ. Rõ ràng bưởi Thanh trà không chỉ là cây có hiệu quả kinh tế khá cao mà còn là nguồn thu quan trọng của các nông hộ ở huyện Hương Thủy nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Tuy nhiên, để mở rộng diện tích tăng thêm thu nhập từ loại cây này cần phân tích rõ các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả của nó, từ đó có giải pháp phù hợp cho thời gian tới. 53
  4. B ng 3. Hi u qu s n xu t b i Thanh trà c a các h i u tra n m 2007 ệ ảả ởư ấ ủ ềđộ ă ả Chỉ tiêu ĐVT Thủy Bằng Dương Hoà Bình quân 1. Tính trên 1 sào 1000 đ - GO 2.680,04 2.359,31 2.519,68 1000 đ - VA 2.167,76 1.892,33 2.030,05 1000 đ - MI 1.876,36 1.612,73 1.744,55 2. Tính trên 1 hộ 1000 đ - GO 8.683,33 7.266,67 7.975,00 1000 đ - VA 7.023,53 5.828,37 6.425,95 1000 đ - MI 6.029,41 4.967,21 5.498,31 3. Hiệu suất IC Lần - GO/IC 5,23 5,05 5,14 Lần - VA/IC 4,23 4,05 4,14 Lần - MI/IC 3,63 3,45 3,54 (Ngu n: S li u i u tra n m 2007) ồ ềđ ệ ố ă 4. Phân tích các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất bưởi Thanh trà Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất bưởi Thanh trà, chúng tôi đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng: LnY=LnA + α1LnX1+ α2LnX2+ α3LnX3+ α4LnX4+ α5D Trong đó: Y - Giá trị sản xuất Thanh trà (1000 đ/sào) X1 - Tuổi cây (năm) X2 - Phân hữu cơ (1000 đ/sào) X3 - Phân vô cơ (1000 đ/sào) X4 - Thuốc BVTV (1000 đ/sào) D - Biến giả loại vườn: D=1 vườn thuần; D=0 vườn tạp αi (i=1÷5) là các hệ số hồi quy (hệ số co giãn tính bằng %). Kết quả ước lượng hàm sản xuất được trình bày ở bảng 4. 63
  5. B ng 4. K t qu cl ng các nhân t nh h ng n GO cây Thanh trà ế ợư ớư ả ảố ởư ếđ ả Các biến và chỉ tiêu Hệ số hồi quy Sai số chuẩn T-stat P-Value 1. Hệ số tự do 3,750*** 0,395 9,485 4,29 E-13 2. LnX1 (tuổi cây) 0,276*** 0,060 4,631 2,33 E-05 3. LnX2 (phân hữu cơ) 0,190*** 0,059 3,226 0,0021 4. LnX3 (phân vô cơ) 0,258*** 0,074 3,488 0,0010 5. LnX4 (thuốc BVTV) 0,109* 0,046 2,367 0,0215 6. D (loại vườn) 0,234* 0,089 2,639 0,0109 R2 0,8950 Số quan sát n 60 F 92,06 (Ngu n: S li u i u tra n m 2007 và tính toán c a tác gi ) ồ ềđ ệ ố ă ủ ả Chú thích: *; **; *** m c ý ngh a c a h s h i quy t ng ng v i 90%;95%;99% ứ ĩ ủ ồốệ ơư ứ ớ Như vậy, mối quan hệ của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc là rất chặt chẽ và ảnh hưởng biến động của các yếu tố đầu vào đang xét đến biến động của hiệu quả sản xuất Thanh trà (GO/sào) lên đến 89,5%, các yếu tố còn lại ngoài mô hình chỉ chiếm 10,5%. Về hiệu lực tác động của các yếu tố: mạnh nhất là biến X1, khi tuổi cây tăng 1% thì GO của Thanh trà trên 1 sào tăng tương ứng 0,276%. Nghĩa là việc gia tăng tuổi cây sinh lý trong thời kỳ kinh doanh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Kết quả điều tra cũng cho thấy những cây thuộc nhóm 10 - 15 năm cho năng suất cao nhất ở các địa phương điều tra. Tiếp đến là phân vô cơ, đầu tư thêm 1% loại phân này sẽ làm cho GO/sào tăng 2,58%. Phân bón hữu cơ hiệu lực tác động thấp hơn 2 yếu tố trên, nhưng cả 3 yếu tố đều có mức ý nghĩa thống kê cao (99%). Sự khác biệt giữa 2 loại vườn (vườn thuần và vườn tạp) cũng rất rõ nét; chênh lệch giữa vườn thuần và vườn tạp là 1,264 lần. Điều đó cũng nói lên rằng việc cải tạo vườn tạp thành vườn thuần ở Hương Thuỷ có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả trồng Thanh trà. Thuốc bảo vệ thực vật tác động không mạnh đến hiệu quả trồng loại cây này và ý nghĩa thống kê của biến này cũng như biến giả không cao (90%). 5. Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả trồng bưởi Thanh trà của các hộ nông dân Từ các kết quả trên đây, để nâng cao hiệu quả trồng Thanh trà các hộ cần quan tâm thực hiện các giải pháp: - Trên cơ sở quy hoạch của huyện, khi xây dựng và cải tạo các vườn Thanh trà 73
  6. cần thiết kế vườn cây theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật (đặc biệt là mật độ cây trồng). - Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản phải thực hiện đầy đủ các yếu tố kỹ thuật thâm canh cây trồng; trong đó cần chú ý bón đủ phân các loại (hữu cơ và vô cơ) vì sự phát triển của cây Thanh trà trong thời kỳ này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những năm sau khi bước vào thời kỳ kinh doanh. - Nắm vững tình hình sâu bệnh hại cây Thanh trà và các biện pháp phòng trừ (đặc biệt là phòng trừ tổng hợp); sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và khuyến nông. - Tích cực cải tạo vườn tạp thành vườn Thanh trà thuần để vừa nâng cao hiệu quả kinh tế vừa thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch... - Ngoài ra cũng cần quan tâm đến việc chọn giống cây (chú ý sử dụng các giống ghép); tưới tiêu chủ động; tỉa cành tạo tán... - Để nâng cao hiệu quả trồng Thanh trà của các hộ nông dân, ngoài sự nỗ lực của bản thân họ, sự hỗ trợ giúp đỡ của các cấp các ngành cũng hết sức quan trọng; trong đó, chính sách tín dụng, đất đai, hỗ trợ thông tin thị trường, quảng bá thương hiệu, tổ chức bao tiêu sản phẩm... cho các hộ nông dân là những giải pháp hàng đầu. Tóm lại, trong ngắn hạn cũng như dài hạn trồng bưởi Thanh trà của các hộ nông dân ở huyện Hương Thủy có hiệu quả khá cao. Vì thế, đây là cây trồng được các hộ nông dân lựa chọn trong cơ cấu đầu tư và sản xuất của họ, thu nhập từ loại cây này đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu thu nhập của nông hộ góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, để cây trồng này phát triển hiệu quả và bền vững tương xứng với tiềm năng của nó đòi hỏi các hộ làm vườn cần chủ động thực hiện đầy đủ các giải pháp về kỹ thuật thâm canh cây trồng và giải pháp thị trường. Đồng thời sự hỗ trợ của các cấp, các ngành giúp các hộ nông dân tháo gỡ khó khăn cũng đóng vai trò rất quan trọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. V Công H u, Tr ng cây n qu Vi t Nam, NXB NN, 1999. ồ ă ệả ũ ậ 2. H i Nông dân Vi t Nam, Cam quýt và cây có múi khác, NXB NN, 2001. ộ ệ 3. Tr ng V n Lung, Tìm hi u c tính c a quýt H ng c n, b i Thanh trà và th ặđ ể ủ ơư ầ ởư ử ơư ă nghi m nhân gi ng Th a Thiên Hu , S KHCN MT TT Hu , 1997. ệ ố ở ừ ế ở ế 4. Võ Hùng, i u tra, thu th p, b o t n và ánh giá m t s gi ng cây n qu cs n ềĐ ậ ồả đ ốốộ ă ặđ ả ởả m t s t nh mi n Trung và Th a Thiên Hu , 1997. ỉố ộ ề ừ ế 5. UBND t nh Th a Thiên Hu , Báo cáo án quy ho ch chuy n i m t s cây tr ng t i ềđ ạ ổđ ể ốộ ồ ạ ỉ ừ ế t nh Th a Thiên Hu n n m 2010. ỉ ừ ếđ ế ă 83
  7. 6. UBND huy n H ng Thu , Báo cáo tình hình di n tích, n ng su t, s n l ng cây n ệ ă ấ ợư ả ă ệ ơư ỷ qu lâu n m giai o n 2005-2007. ả ă ạđ ECONOMIC EFFICIENCY OF POMELO CULTIVATION IN HUONG THUY DISTRICT Hoang Huu Hoa College of Economics, Hue University SUMMARY B i thanh trà (pomelo) is a special kind of fruit of Thua Thien Hue province in general ởư and Huong Thuy district in particular. On the basis of a survey with random selection of 60 households planting pomelo in two representative communes (Thuy Bang and Duong Hoa) of Huong Thuy district, this paper asserts that farmer households’ investment in pomelo cultivation is effective (both at present and in the long run), that income from pomelo occupies a higher and higher proportion in the income structure of farmer household and there is a great potential to develop the planting of pomelo in Thua Thien Hue. In addition, in order to push up pomelo cultivation, it is necessary to fully implement the measures on cultivating techniques and markets. Close cooperation between households and researchers, policy-makers and enterprises is also required. 93
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2