Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢO SÁT ĐỘ TIN CẬY CỦA PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT - BỘ CÔNG CỤ ĐO CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP NGÔN NGỮ CỦA OXFORD TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI VIỆT NAM HỌC TIẾNG PHÁP"
Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8
lượt xem 7
download
Bài viết tập trung khảo sát quy trình chuyển dịch và độ tin cậy của bộ công cụ đo chiến lược học tập ngôn ngữ (Strategy Inventory for Language Learning – SILL) do tác giả Oxford biên soạn năm 1990. Công việc chuyển dịch đã được thực hiện theo phương pháp dịch – dịch ngược (translation – back-translation) và phiên bản SILL-80 tiếng Việt đã có những điều chỉnh cho phù với với cú pháp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢO SÁT ĐỘ TIN CẬY CỦA PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT - BỘ CÔNG CỤ ĐO CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP NGÔN NGỮ CỦA OXFORD TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI VIỆT NAM HỌC TIẾNG PHÁP"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 KHẢO SÁT ĐỘ TIN CẬY CỦA PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT - BỘ CÔNG CỤ ĐO CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP NGÔN NGỮ CỦA OXFORD TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI VIỆT NAM HỌC TIẾNG PHÁP RELIABILITY ASSESSEMENT OF VIETNAMESE VERSION OF OXFORD’S STRATEGY INVENTORY FOR LANGUAGE LEARNING ON VIETNAMESE LEARNERS OF FRENCH Nguyễn Hữu Bình Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bài viết tập trung khảo sát quy trình chuyển dịch và độ tin cậy của bộ công cụ đo chiến lược học tập ngôn ngữ (Strategy Inventory for Language Learning – SILL) do tác giả Oxford biên soạn năm 1990. Công việc chuyển dịch đã được thực hiện theo phương pháp dịch – dịch ngược (translation – back-translation) và phiên bản SILL-80 tiếng Việt đã có những điều chỉnh cho phù với với cú pháp tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. Việc khảo sát độ tin cậy (reliability) thông qua các phương pháp thử - thử lại (test – retest) và phương pháp nhất quán nội tại (internal consistency reliability) trên 246 đối tượng đã cho phép khẳng định SILL-80 tiếng Việt có đủ độ tin cậy để được sử dụng trong các nghiên cứu về sau trên đối tượng người Việt học tiếng Pháp như là ngoại ngữ. ABSTRACT This paper focuses on the translation and the reliability of the Strategy Inventory for Language Learning (SILL) compiled by Oxford in 1990. The translation was done by translation- back-translation method and the Vietnamese Sill-80 version was adjusted in line with Vietnamese syntax and culture. The assessement of the Vietnamse SILL-80 reliability through the test-retest reliability and internal consistency reliability in a sample of 246 subjects have enabled the Vietnamese Sill-80 to have sufficient reliability to be used in future studies on the Vietnamese learners of French as a foreign language. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, trước những đòi hỏi của xã hội, ngành giáo dục đã có những đổi mới rất cơ bản, quan niệm lấy người học làm trung tâm ngày càng được nhận thức một cách triệt để và được ứng dụng sâu rộng trong giảng dạy. Ngành ngoại ngữ cũng không nằm ngoài xu thế này của giáo dục hiện đại. Các nghiên cứu đã và đang tập trung nhiều hơn vào việc tìm hiểu mọi khía cạnh liên quan đến người học nhằm đưa ra những phương pháp phù hợp hơn với từng đối tượng người học. Một trong những hướng nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới đó là tìm hiểu các chiến lược học tập ngôn ngữ (laguage learning strategy) mà người học áp dụng nhằm làm cho việc học của mình dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn. 21
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã xây dựng được một khung lý thuyết khá đầy đủ cho hướng nghiên cứu này. Ngoài việc đưa ra được định nghĩa của chiến lược học tập ngôn ngữ, xây dựng bảng xếp loại các chiến lược, các kết quả nghiên cứu đã cho phép tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa các chiến lược học tập ngôn ngữ như là giới tính, trình độ ngoại ngữ, động lực, niềm tin, văn hóa ... Tại Việt Nam, việc nghiên cứu các chiến lược học tập ngôn ngữ chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đúng như tầm quan trọng của nó. Các nghiên cứu trong lĩnh vực này ở nước ta còn tập trung chủ yếu vào việc dạy và học Anh văn. Một trong những lý do của thực tế này là chúng ta chưa có công cụ đo các chiến lược học tập phù hợp với người Việt, văn hóa Việt và có thể dùng để nghiên cứu nhiều ngoại ngữ khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung vào việc miêu tả công việc chuyển dịch và khảo sát độ tin cậy của bảng câu hỏi điều tra chiến lược học ngoại ngữ do Oxford (1990) biên soạn trên đối tượng người Việt học ngoại ngữ Pháp văn. Bài viết này được chia ra 3 phần chính. Phần đầu chúng tôi xin trình bày sơ lược cơ sở lý thuyết của chiến lược học tập ngôn ngữ và bảng câu hỏi điều tra – Strategy Inventory for Language Learning (SILL) của tác giả Oxford. Chúng tôi dành phần thứ hai để nói về công việc chuyển dịch bảng câu hỏi từ tiếng Anh sang tiếng Việt và phần thứ ba để khảo sát độ tin cậy của bộ công cụ đo này. 2. Chiến lược học tập ngôn ngữ 2.1 Định nghĩa và phân loại : Chiến lược học tập ngôn ngữ đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Rubin (1987 : 23) định nghĩa chiến lược học tập ngôn ngữ như là “các chiến lược góp phần vào sự phát triển hệ thống ngôn ngữ mà người học phát triển và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học”. Oxford (1990 : 8) đã đề nghị một định nghĩa có tích chất tổng quát hơn khi cho rằng “chiến lược học tập là những hành động đặc biệt mà người học thực hiện nhằm làm cho việc học tập trở nên dễ dàng nhất, nhanh nhất, vui vẻ hơn, chủ động hơn, hiệu quả hơn và có thể dễ dàng hơn trong việc áp dụng các kiến thức đã học vào tình huống mới”. O’Malley và Chamot (1990:1), dựa trên các quan sát về tiến trình tri nhận thông tin, miêu tả chiến lược học tập như là “cách thức tri nhận thông tin có tính chất riêng biệt và làm nổi bật các quá trình hiểu, nhận thức và ghi nhớ thông tin”. Trong bài viết này, chúng tôi chọn định nghĩa của Oxford (1990) vì nó có tính chất tổng quát và phù hợp hơn với các nghiên cứu miêu tả chiến lược học tập của đối tượng người Việt Nam học ngoại ngữ mà chúng tôi dự định thực hiện sau này. Chiến lược học tập cũng được các nhà nghiên cứu phân loại theo nhiều cách khác nhau. Chúng tôi chọn giới thiệu bảng phân loại của Oxford (1990) vì nó phù hợp với các nghiên cứu về việc sử dụng các chiến lược học tập (Hsiao & Oxford, 2002) và 22
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 cho phép tạo mối liên kết giữa từng chiến lược, từng nhóm chiến lược với với các kỹ năng thực hành tiếng: nghe, nói, đọc, viết (Oxford & Burry-Stock, 1995). Theo tác giả này các chiến lược học tập ngôn ngữ có thể được sắp xếp vào 6 nhóm khác nhau được đặt tên lần lượt là: chiến lược ghi nhớ (memory strategy), chiến lược nhận thức (cognitive strategy), chiến lược bù đắp (compensation strategy), chiến lược điểu khiển nhận thức (metacognitive strategy), chiến lược về mặt tâm lý (affective strategy) và chiến lược xã hội (social strategy). Từ định nghĩa và bảng phân loại nêu trên, Oxford đã tiến thêm một bước khi xây dựng bộ cộng cụ khảo sát chiến lược học tập ngôn ngữ - Stategy Inventory for Language Learning (SILL) mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong phần tiếp theo. 2. Bảng hỏi khảo sát chiến lược học ngôn ngữ (SILL) của Oxford SILL đã được tác giả Oxford phát triển từ năm 1986 cho đến nay. Đầu tiên bảng hỏi này được xây dựng để điều tra tần suất sử dụng các chiến lược học tập của sinh viên Học viện Bảo vệ Ngôn ngữ (Defense Language Institute) tại Monterey thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ. Từ phiên bản đầu tiên này đã được tiếp tục phát triển thành hai bảng hỏi khác nhau. Một bảng hỏi (80 items) dành cho những người nói tiếng Anh học ngoại ngữ khác và một bảng hỏi khác ngắn hơn (50 items) dành cho những người học tiếng Anh như là ngoại ngữ hay ngôn ngữ thứ hai. Cả hai phiên bản này đã được tác giả công bố trong tác phẩm Language Learning Strategies: What Every Teachers Should Know được xuất bản năm 1990. Cả hai phiên bản SILL đều sử dụng thang độ Likert 5 bậc (từ rất đồng ý đến hoàn toàn không đồng ý) và các nhóm phát ngôn (items) được chia tương ứng với các nhóm chiến lược trong bảng phân loại của Oxford. Với mong muốn sử dụng SILL trong các nghiên cứu về chiến lược học tập trên đối tượng người Việt Nam học ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh và các ngoại ngữ khác, chúng tôi chọn phiên bản thứ nhất với 80 items dù biết số lượng lớn items là một khó khăn không nhỏ cho việc thực hiện điều tra và sử lý dự liệu sau này. Sự phân bố các phát ngôn (items) cho từng nhóm chiến lược học tập như sau : chiến lược ghi nhớ (15 items), chiến lược nhận thức (25 items), chiến lược bù đắp (compensation strategy), chiến lược điểu khiển nhận thức (metacognitive strategy), chiến lược về mặt tâm lý (affective strategy) và chiến lược xã hội (social strategy) Từ ngày được công bố cho đến nay, SILL đã được sử dụng rất rộng rãi trên toàn thể giới để nghiên cứu các chiến lược học tập ngôn ngữ trên nhiều đối tượng khác nhau. Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, SILL đã được các nhà nghiên cứu chuyển dịch sang tiếng Hoa, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Hàn, tiếng Thái, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ukraina … và nhiều ngôn ngữ khác nữa. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu trong lĩnh vực này như Lưu Quý Khương (1997), Lê Thị Xuân Ánh (2001) Trần Thu Thảo (2009)… nhưng các nghiên cứu này chỉ tập trung vào Anh văn và sử dụng phiên bản SILL 50 items. Những lý đo này đã thôi thúc chúng tôi thực hiện việc chuyển dịch phiên bản SILL 80 items (SILL-80) sang tiếng Việt và khảo 23
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 sát độ tin cậy của công cụ này trên đối tượng người Việt Nam học tiếng Pháp như là một ngoại ngữ. 3. Chuyển dịch SILL-80 sang tiếng Việt Để chuyển dịch SILL từ nguyên bản tiếng Anh sang tiếng Việt, chúng tôi đã tuân thủ đầy đủ các quy trình được khuyến cáo trong nghiên cứu khoa học với các bước: chuyển dịch và kiểm tra tương quan giữa hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt. Công việc chuyển dịch : Chúng tôi đã chọn phương pháp dịch – dịch ngược (translation – back translation). Đầu tiên, phiên bản tiếng Anh đã được tác giả của bài viết này dịch sang tiếng Việt. Bản dịch tiếng Việt đầu tiên này được dịch trở lại tiếng Anh. Cả hai người dịch cùng thảo luận với nhau về các điểm khác biệt trong hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt để đi đến một thống nhất chung về cách dịch sang tiếng Việt của SILL-80. Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của một nhà nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt để có được những nhận xét về cú pháp tiếng Việt. Một vài sửa đổi đã được thực hiện, chủ yếu tập trung vào việc làm cho các phát ngôn (items) tuân thủ hơn các cấu trúc của tiếng Việt. Khi có được phiên bản thứ ba này, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của 2 học sinh trường Trung học Phổ thông Phan Chu Trinh, đối tượng mà chúng tôi cho rằng sẽ gặp nhiều khó khăn nhất trong việc hiểu rõ các phát ngôn. Đúng như dự đoán, khá nhiều phát ngôn (items) trong bảng hỏi còn mập mờ, khó hiểu đối với hai học sinh này. Vì lý do đó, chúng tôi đã quyết định dựa vào các ví dụ trong tác phẩm Language Learning Strategies: What Every Teachers Should Know của Oxford (1990) để thêm những ví dụ và minh họa cho các phát ngôn của SILL-80 phiên bản tiếng Việt với mục đích làm cho các phát ngôn này trở nên dễ hiểu hơn. Cụ thể là chúng tôi đã thêm ví dụ cho các items 1, 2, 3, 4, 5, 8, 12, 14, 34, 35, 46 và 79; thêm minh họa cho các items 9, 11. Từ một ý kiến mà chúng tôi cho là rất quan trọng của Hambleton (1994 : ) “việc lựa chọn những người am tường cả hai ngôn ngữ để nhận xét bản dịch là chưa đủ; kinh nghiệm trong lĩnh vực đang nghiên cứu cần phải được coi trọng”, chúng tôi đã nhờ hai nhà nghiên cứu thông thạo cả tiếng Việt và tiếng Anh và nhất là đã có những công trình trong lĩnh vực này xem xét thêm một lần nữa phiên bản đã thêm các ví dụ và minh họa. Một vài sửa đổi nhỏ đã được thực hiện để có được phiên bản thứ tư của SILL-80 tiếng Việt. Ở công đoạn cuối cùng, chúng tôi đã dùng phiên bản thứ tư của SILL-80 tiếng Việt để điều tra thử nghiệm trên 28 học sinh lớp 12 của trường Trung học Phổ thông Phan Chu Trinh – Đà Nẵng. Thử nghiệm này nhằm mục đích đánh giá thời lượng cần thiết thể thực hiện điều tra và xem xét một lần cuối phiên bản SILL-80 tiếng Việt trước khi đưa ra sử dụng trong các nghiên cứu. Kết quả: một sửa đổi nhỏ đã được thực hiện tại phát ngôn (item) số 23 và thời gian cần thiết để trả lời bảng hỏi này là từ 25 đến 30 phút. 24
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Tương quan giữa nguyên bản và SILL-80 tiếng Việt : Chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 36 học viên cao học học bằng 2 hệ vừa làm vừa học tại Khoa Tiếng Pháp của trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN) thuộc Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN). Chúng tôi đã chọn đối tượng này vì đây là những người đang học tiếng Pháp và biết tiếng Anh. Hai phiên bản SILL-80 tiếng Anh và tiếng Pháp được sử dụng trên cùng một đối tượng này và khoảng cách giữa hai lần điều tra là 14 ngày. Sau đó, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để phân tích hệ số tương quan giữa kết quả của hai lần điều tra. Hệ số tương quan thu được là r:0.83. Như vậy có thể kết luận có sự tương quan rất cao giữa kết quả điều tra của hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt. Điều này khẳng định giá trị so sánh chéo (cross validity) của phiên bản SILL-80 tiếng Việt. 4. Khảo sát độ tin cậy của phiên bản SILL-80 tiếng Việt 4.1 Người tham gia Chúng tôi đã tiến khảo sát trong khoảng thời gian từ giữa tháng 09/2010 đến giữa tháng 10/2010. 267 phiếu điều tra đã được phát ra và 246 phiếu thu về, đạt tỉ lệ 92.1%. Sở dĩ chúng tôi có được số phiếu thu về cao như vậy là nhờ việc chúng tôi nhờ các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy thực hiện điều tra ngay tại lớp trong giờ giải lao và thu ngay phiếu điều tra đã điền đầy đủ. 21 phiếu (7.9%) chúng tôi không thu được là số phiếu chúng tôi nhờ người tham gia điều tra làm tại nhà và gởi lại cho chúng tôi vào ngày hôm sau. Một trong các phương pháp khảo sát độ tin cậy của thang đo đó là phương pháp thử - thử lại (test-retest reliability). Để áp dụng phương pháp này, chúng tôi đã đề nghị 34 người (13.8%) trong số 246 người tham gia điều tra điền phiếu điều tra hai lần và hai lần cách nhau 10 ngày. 4.2 Phương pháp Để đánh giá độ tin cậy của SILL-80 tiếng Việt, chúng tôi tiến hành thực hiện hai phương pháp: phương pháp thử - thử lại (test-retest reliability) và phương pháp nhất quán nội tại (internal consistency reliability) với hai kỹ thuật: kỹ thuật chia đôi (half- split reliability) và hệ số alpha của Cronbach. Phương pháp thử - thử lại: Các đo lường được lặp lại trong điều kiện như nhau và cánh nhau một khoảng thời gian ngắn nhằm xem xét độ ổn đinh trong trả lời. Kết quả của phương pháp này là hệ số tương quan giữa hai lần thử (r). Hệ số r đạt đến giá trị 1 nếu kết quả của hai lần thử hoàn toàn giống nhau. Nhưng trong thực tế trường hợp này rất khó xảy ra, cho nên nếu r ≥ 7 được xem là chấp nhận được hay tốt. Kỹ thuật tách đôi: Kỹ thuật tách đôi là một kỹ thuật để đánh giá độ nhất quá nội tại của thang đo. Theo đó, các items của thang đo sẽ được chia làm hai phần để đánh giá tương quan giữa hai phần này. Hệ số R ≥ 7 được xem là chấp nhận được hay tốt. 25
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Hạn chế của kỹ thuật này là kết quả phụ thuộc vào cách thức chúng ta chia các items làm đôi. Chính vì thế, chúng ta cần xem xét hệ số alpha của Cronbach (alpha’s Cronbach) Hệ số alpha của Cronbach: Yêu cầu tối thiểu của hệ số này là α = 0.6 (Nunnally & Burnstein, 1994) Để thực hiện các đánh giá này, chúng tôi đã sử dụng phần mềm PASW 18.0. 4.3 Kết quả và bàn luận 4.3.1 Phương pháp thử - thử lại: 34 người tham gia trả lời đã điền phiếu thăm dò lần hai với khoảng cách giữa hai lần là 10 ngày. Kết quả đạt được với r = 0.83. Giá trị này của r cho phép chúng tôi khẳng định tương quan của hai lần thử là cao, điều đó có nghĩa SILL-80 tiếng Việt có khả năng cho ra kết quả có độ ổn định cao trong các nghiên cứu sau này có sử dụng công cụ này. 4.3.2 Kỹ thuật tách đôi: Bảng 1 : Kết quả kỹ thuật tách đôi Cronbach's Alpha Part 1 Value .891 40a N of Items Part 2 Value .908 40b N of Items Total N of Items 80 Correlation Between Forms .788 Spearman-Brown Coefficient Equal Length .881 Unequal Length .881 Guttman Split-Half Coefficient .879 a. The items are: 1 40. b. The items are: 41 80. Các chỉ số thu được sau khi sử lý bằng phần mềm PAWS 18.0 được trình bày trong Bảng 1. Chúng ta thấy rõ là tương quan giữa hai lần thử r = 0.79 và alpha của Cronbach cho từng phần là α = 0.89 và α = 0.91. Ngoài ra tất cả các chỉ số khác trong bảng thống kê đều rất cao. Tất cả điều đó cho phép chúng tôi khẳng định SILL-80 tiếng Việt thỏa mãn các yêu cầu trong kỹ thuật tách đôi. 4.3.3 Hệ số alpha của Cronbach: Bảng 2. Kết quả khảo sát alpha của Cronbach Biến tiềm ẩn Số biến quan sát Alpha của Cronbach Chiến lược ghi nhớ 15 7.38 Chiến lược nhận thức 25 8.69 Chiến lược bù đắp 8 6.69 26
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Chiến lược điều khiển nhận thức 16 8.84 Chiến lược về mặt tâm lý 7 6.67 Chiến lược xã hội 9 7.47 SILL-80 tiếng Việt 80 9.43 Theo kết quả từ Bảng 2, hệ số alpha của Cronbach cho các biến tiểm ẩn giao động từ 6.67 đến 8.84 và giá trị của hệ số này cho toàn bộ bảng hỏi là 9.43. Kết quả này hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu của Nunnally & Burnstein (1994) để khẳng định độ tin cậy của SILL-80 tiếng Việt. 5. Kết luận Mục tiêu của bài viết này là đánh giá quá trình chuyển dịch SILL-80 từ nguyên bản tiếng Anh sang tiếng Việt và khảo sát độ tin cậy của công cụ này trên đối tượng người Việt Nam học tiếng Pháp. Công việc chuyển dịch như mô tả ở trên cho thấy SILL-80 đã được chuyển dịch sang tiếng Việt với các điều chỉnh cần thiết để phiên bản này trong sáng về tiếng Việt mà vẫn giữ nguyên các nội dung của nguyên bản tiếng Anh. Tất cả các hệ số trong quá trình khảo sát độ tin cậy đều chứng tỏ SILL-80 có độ tin cậy cao và có thể được áp dụng trong thời gian tới trong các nghiên cứu chiến lược học tập của người Việt học tiếng Pháp như là ngoại ngữ. Tuy nhiên, sự thận trọng vẫn là cần thiết khi sử dụng những kết luận của bài viết này vì những lý do sau. Thứ nhất, số lượng người tham gia điều tra còn thấp (n=246) so với số lượng biến (n=80). Thứ hai, nghiên cứu chỉ tập trung trên các đối tượng tại địa bàn thành phố Đà Nẵng nên tính đại diện còn hạn chế mặc dù chúng tôi đã cố gắng thu thập dự liệu trên nhiều loại hình đào tạo tiếng Pháp tại thành phố Đà Nẵng: chuyên ngữ, không chuyên, hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học, học tiếng Pháp tại trung tâm ngoại ngữ, cấp độ đại học, phổ thông… Thứ ba, trong bài viết này chúng tôi chỉ tập trung đánh giá SILL-80 ở phương diện độ tin cậy. Một phương diện khác nữa cũng không kém phần quan trọng là độ chính xác (validity) mà chúng tôi sẽ trình bày kết quả khảo sát trong một bài viết khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hambleton R. K. (1996), “Guidelines for Adapting Educational and Psychological Test”, The Annual Meeting of the National Council on Measuring in Education, New York. [2] Hsiao T. Y. & Oxford R. L. (2002) “Comparing theories of language learning strategies: A Confirmatory Analysis”, The Modern Language Journal, 86, iii, 368-383 27
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 [3] Lê Thị Xuân Ánh (2001), An investigation into Listerning Strategies Used by Thirth and Fourth Year Students of English Departement of College of Foreign Languages – The University of Da Nang, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. [4] Lưu Quý Khương (1997), An Investigation of English Learning Strategies of Vietnamse Learners at the Intermediate Level of English Proficiency, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [5] Nunnally, J. C. (1994) & Bernstein, I. H., Psychometric Theory (3rd Ed.), New York: McGraw-Hill. [6] O’Malley, M., & Chamot, A. U. (1990), Learning Strategies in Second Language Acquisition, Cambridge: CUP. [7] Oxford R. L. (1990), Language Learning Strategies: What Every Teachers Should Know, Newbury House Publishers, New York. [8] Oxford R. L. & Burry-Stock J. (1995), “Assessing the Use of Language Learning Strategies Worldwide with the ESL/EFL Version of the Strategy Inventory for Language Learning (SILL)”, System, 23 (1), 1-23. [9] Rubin J. (1987), “Learner Strategies: Theoretical Assumptions, Research History and Typology”, in Wenden & Rubin (Eds), Learner Strategies in Language Learning, Englewood, NJ: Prentice Hall. [10] Trần Thu Thảo (2009), The Effects of Metacognitive Strategies Training on High School Students’ English Language Performance, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Hà Nội. 28
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 528 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 313 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 229 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 387 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 356 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 350 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 348 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 195 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 190 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn