Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NHÂN DIÊN CỔ TÍCH THẦN KỲ NGƯỜI VIỆT ̣ ̣"
lượt xem 6
download
Phần lớn các nhà nghiên cứu Folklore Việt Nam đều cho có loại cổ tích thần kỳ trong thể loại cổ tích. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cổ tích thần kỳ chỉ là một tiểu loại trong loại cổ tích có yếu tố kỳ ảo. Nhưng hiện nay, chúng vẫn được xếp chung cùng một đặc trưng thi pháp. Chúng tôi đề xuất trong loại cổ tích kỳ ảo có các tiểu loại sau: cổ tích hoang đường, cổ tích thần kỳ và cổ tích hóa thân và mỗi nhóm có thi pháp riêng. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NHÂN DIÊN CỔ TÍCH THẦN KỲ NGƯỜI VIỆT ̣ ̣"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 NHÂN DIÊN CỔ TÍCH THẦN KỲ NGƯỜI VIỆT ̣ ̣ DISCOVERING THE FACE OF VIETNAM’S MARVELLOUS LEGENDS LÊ ĐỨC LUẬN Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Phần lớn các nhà nghiên cứu Folklore Việt Nam đều cho có loại cổ tích thần kỳ trong thể loại cổ tích. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cổ tích thần kỳ chỉ là một tiểu loại trong loại cổ tích có yếu tố kỳ ảo. Nhưng hiện nay, chúng vẫn được xếp chu ng cùng một đặc trưng thi pháp. Chúng tôi đề xuất trong loại cổ tích kỳ ảo có các tiểu loại sau: cổ tích hoang đường, cổ tích thần kỳ và cổ tích hóa thân và mỗi nhóm có thi pháp riêng. ABSTRACT Most of the Viet Nam’s Folklore researchers mention a kind of marvellous legend. However, in our viewpoint, a marvellous legend is only a sub-kind in the miraculous legend, though they have been classified in the same kind of poetic language. W e propose that the kind of miraculous legend has a number of sub-divisions: fabulous legend, marvellous legend, legend of changed karma and each of them has a different poetic language. 1. Đặt vấn đề Lâu nay, các nhà Folklore học đã phân chia truyện cổ tích thành các loại khác nhau, trong đó có loại cổ tích thần kỳ hoặc cổ tích hoang đường. Tuy nhiên, trong loại này lại có ba tiểu loại khác biệt nhau về đặc trưng thi pháp mà hiện tại các nhà nghiên cứu Folklore vẫn chưa phân biệt rạch ròi, thậm chí chúng được cho cùng một đặc trưng thi pháp. Bài viết này nhằm phân tích để đi đến nhận diện rõ loại cổ tích thần kỳ người Việt. 2. Giải quyết vấn đề Thần kỳ là một khái niệm có nhiều cách gọi khác nhau: huyền thoại, kỳ ảo hay huyền ảo, thần kỳ, hoang đường. Huyền thoại, kỳ ảo hay huyền ảo chỉ đặc trưng chung của các thể loại ảnh hưởng từ thế giới quan thần thoại. Thần kỳ và hoang đường là hai tên gọi khác nhau nhưng đều chỉ loại cổ tích có yếu tố thần kỳ: cổ tích hoang đường, cổ tích sinh hoạt và cổ tích lịch sử (Giáo trình các trường Đại học sư phạm); cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt (Đỗ Bình Trị); cổ tích loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt (Hoàng Tiến Tựu); cổ tích loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt và cổ tích lịch sử (Lê Chí Quế , Võ Quang Nhơn , Nguyễn Hùng Vĩ ). Chỉ riêng giáo trình của các tác giả Đinh Gia Khánh , Chu Xuân Diên va Võ Qu ang Nhơn không có loại truyện cổ tích có ̀ yếu tố thần kỳ: truyện cổ tích thế sự và truyện cổ tích lịch sử. Như vậy, tên gọi cổ tích thần kỳ được sử dụng phổ biến hơn [2]. Hầu hết các nhà nghiên cứu Folklore Việt Nam đã thống nhất về cơ bản loại cổ tích thần kỳ nằm trong hệ thống các loại cổ tích và có một số công trình nghiên cứu về 70
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 thi pháp cổ tích thần kỳ nhưng chúng tôi thấy vẫn chưa thoả đáng. Theo chúng tôi cổ tích thần kỳ đích thực phải chịu sự tác động của nhân vật thần kỳ (Bụt, tiên, thiên thần ...) và các yếu tố thần kỳ như sự biến hóa, các vật thần như cung thần, đàn thần... Nhân vật chính chịu sự chi phối của nhân vật thần kỳ mà thiếu nó thì cốt truyện không tiến triển được. Chẳng hạn, truyện Tấm Cám, nếu không có nhân vật Bụt giúp đỡ làm sao Tấm có thể vượt qua được những khó khăn, không có sự biến hóa kỳ diệu thì làm sao tránh được sự truy sát của mẹ con Cám để rồi lại đoàn tụ với Hoàng tử. Nhân vật chính trong cổ tích thần kỳ thường theo hướng lý tưởng hoá và khái quát hoá theo đối tuyến (nhân vật tuyến thiện hoàn toàn tốt và nhân vật tuyến ác hoàn toàn xấu, không có lẫn tuyến). Nếu không có những đặc điểm trên thì nó chỉ là loại cổ tích nằm trong địa hạt chung của văn học kỳ ảo (huyền ảo, hoang đường). Hiện nay, việc nghiên cứu loại truyện cổ tích thần kỳ chưa được phân giới một cách rõ rệt, hay nói cách khác, tất cả các truyện cổ tích có yếu tố kỳ ảo đều được gọi là cổ tích thần kỳ. Để phân giới loại truyện cổ tích có yếu tố kỳ ảo (hoang đường, thần kỳ) cần có những tiêu chí cụ thể, khoa học. Theo chúng tôi căn cứ vào các tiêu chí sau đây: 1. Tác động của yếu tố thần kỳ đối với nhân vật chính, 2. Có hay không có nhân vật thần kỳ, 3. Loại nhân vật chính được xây dựng, 4. Đặc điểm cốt truyện, 5. Vai trò của yếu tố kỳ ảo đối với chủ đề truyện. Chúng tôi đưa ra nhiều tiêu chí để có nhiều điểm nhìn soi chiếu. Căn cứ vào tiêu chí trên, chúng tôi thấy có 3 tiểu loại truyện có yếu tố kỳ ảo: - Tiểu loại thứ nhất, chúng tôi gọi là cổ tích hoang đường. Tiểu loại này là nhóm truyện nói về ma quỷ, tiên thoại, phật thoại. Một số truyện tiêu biểu cho nhóm này là: Mục Liên, Nam Hải quan thế âm, Từ Đạo Hạnh, Thần giữ của, Ma cà rồng, Quỷ nhập tràng, Thần trùng, Từ Thức lấy vợ tiên… Đây là nhóm truyện thể hiện chủ đề tôn giáo, tín ngưỡng. Cốt truyện được xây dựng nhằm mục đích lý giải những chuyện hoang đường như về ma quỷ, thần tiên, các phép thuật có yếu tố tôn giáo. Nhân vật chính là những con người hoạt động tôn giáo, thích thoát tục, hoá thân thành ma quỷ… Tác động của yếu tố thần kỳ đối với nhân vật chính theo hướng tôn giáo, mê tín. Nhân vật không được xây dựng theo hướng lý tưởng hóa. - Tiểu loại thứ hai, chúng tôi gọi là cổ tích thần kỳ. Tiểu loại này là nhóm truyện thể hiện lý tưởng xã hội của nhân dân “Ở hiền gặp lành”. Một số truyện tiêu biểu cho nhóm này: Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt… Đây là nhóm truyện mà nhân vật chính là những con người bình dân, bất hạnh: mồ côi, xấu xí, nghèo. Nhân vật chính được ưu ái. Cốt truyện xây dựng nhằm mục đích lý tưởng hoá, nhân vật chính tốt đẹp, hoàn thiện và cuối cùng được đổi đời, sống sung sướng, kết thúc có hậu. Nhân vật thần kỳ có tác động làm thay đổi số phận nhân vật, dẫn đến kết thúc tốt đẹp, thực hiện được ước mơ của nhân vật chính. Truyện Cây khế không phải là truyện cổ tích thần kỳ đích thực bởi cổ tích thần kỳ đích thực thì số phận nhân vật phải được giải quyết bởi nhân vật thần kỳ. Chim đại bàng trong Cây khế không thiên vị ai, cả anh và em đều được đối xử như nhau. Người anh chết do tham lam, không nghe theo lời chim dặn, mang vàng bạc quá nặng, cánh chim chao đảo nên người anh bị rơi xuống biển. Cùng 71
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 kiểu truyện như Cây khế nhưng truyện Chim Phùng náo của người Nùng mới là cổ tích thần kỳ đích thực vì ở truyện này có sự can thiệp của yếu tố thần kỳ là thần Mặt trời, người anh tham lam bị thần thiêu cháy. Truyện Cây khế là một kiểu trung gian giữa cổ tích thần kỳ và cổ tích hiện thực, chim đại bàng chỉ như là biện pháp nghệ thuật để phân định tính cách nhân vật tham lam và thật thà. - Tiểu loại thứ ba, chúng tôi gọi là cổ tích hóa thân bởi hóa thân là biện pháp chủ đạo để kết thúc truyện. Đây là nhóm truyện thể hiện những vấn đề nhân sinh, thường có tên truyện bắt đầu với cụm từ “sự tích”. Một số truyện tiêu biểu cho nhóm này: Sự tích hòn Vọng Phu, Sự tích trầu cau, Sự tích con sam, Sự tích con muỗi, Sự tích ông táo, Sự tích cây vú sữa, Sự tích chim đa đa, Sự tích chim hít cô, Sự tích củ mài, Sự tích chim chèo bẻo… Nhóm này nói về những chuyện đời thường, con người đời thường với những sai lầm rất đời, những nỗi éo le, có cả tốt lẫn xấu. Nhân vật có những sai lầm đời thường nhưng họ rất giàu tình thương và trách nhiệm với đời như các truyện Sự tích trầu cau, Sự tích ông táo, Sự tích hòn Vọng Phu, Sự tích chim chèo bẻo… Nhân vật có tính cách xấu như các truyện Sự tích con muỗi, Sự tích bình vôi… Nhân vật tốt nhưng do hoàn cảnh , do rủi ro mà phải chị u bất hạnh như truyện Sự tích con sam, Sự tích cây vú sữa, Sự tích củ mài… Nhân vật loại này không có biện pháp lý tưởng hoá nên không có nhân vật đối tuyến như truyện Cổ tích thần kỳ, kết thúc bi thương nhưng được thi vị hoá bằng cách hoá kiếp. Sự hoá kiếp này như là chứng tích, nghĩa là dấu tích minh chứng để nhân dân ghi nhớ. Những chứng tích ấy có thể để lại tiếng tốt về tình nghĩa vợ chồng, anh em, cha mẹ, con cái trong các truyện như Sự tích trầu cau, Sự tích cây vú sữa, sự tích con sam…; để lại tiếng xấu như truyện Sự tích con muỗi, Sự tích bình vôi, Sự tích chim đa đa… Rõ ràng thi pháp xây dựng nhân vật, cốt truyện và chủ đề của nhóm truyện này khác xa với nhóm truyện cổ tích thần kỳ. Loại truyện này có đề cập đến nhân vật mồ côi là loại nhân vật điển hình của cổ tích thần kỳ như truyện Sự tích trầu cau nhưng không phải với mục đích lý tưởng hoá nhân vật. Ba nhân vật trong truyện không có ai xấu, không có đối tuyến và kết thúc không có hậu. Nếu cho đây là có hậu thì là có hậu theo kiểu khác, nghĩa là họ chết nhưng vẫn như sống, luôn ở bên nhau chứ không sống để hưởng thụ cuộc đời trần thế như cổ tích thần kỳ. Nhân vật cô vợ trong Sự tích con muỗi cũng không phải là nhân vật đối tuyến với người chồng bởi cô không đối kháng với chồng mà chỉ là loại người vong ân bội nghĩa để trở thành con vật xấu xa. Phải nói rằng tên truyện mở đầu bằng “sự tích” không phải chỉ có ở thể loại cổ tích mà truyền thuyết cũng có. Loại truyền thuyết về địa danh, về một vùng đất, về phong tục đều có tên truyện mở đầu kiểu như thế. Nhưng điểm khác về thi pháp là nếu cổ tích sự tích nhằm lý giải một sự tích gắn liền với lý giải mối quan hệ nhân sinh còn truyền thuyết về sự tích lại chủ yếu nhằm lý giải một sự kiện hay nhân vật lịch sử gắn liền với sự tích như Sự tích Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm). Truyện Sự tích bánh chưng bánh dày lâu nay đang tranh cãi giữa truyền thuyết và cổ tích. Vậy nó là cổ tích thì thuộc tiểu loại nào? Cổ tích hóa thân? Không phải vì nhân vật chính không hoá thân. Cổ tích thần kỳ? Không thoả đáng bởi nhân vật chính là Lang Liêu là nhân vật có tên 72
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 tuổi, lý lịch rõ ràng, mặc dù mẹ bị thất sủng, bị vua cha đuổi về quê sống và quãng đời của Lang Liêu gắn với làng quê nhưng không phải là kiểu nhân vật mồ côi hoặc bất hạnh đích thực. Lang Liêu vẫn được coi là Hoàng tử, được tham gia thi tài và được chọn kế vị. Ở đây không có nhân vật đối tuyến. Lang Liêu không bị các nhân vật khác bức hại như cổ tích thần kỳ. Cổ tích hoang đường lại càng không đúng. Vậy truyện này là truyền thuyết về phong tục. Có một số truyện cũng bắt đầu cái tên “sự tích” như Sự tích con khỉ thì cũng không thuộc loại cổ tích hóa thân mà thuộc loại cổ tích thần kỳ vì có sự đối tuyến giữa cô gái đi ở với nhà trưởng giả, cô gái được đổi đời còn nhà trưởng giả biến thành khỉ. Tuy nhiên, hiện nay một số nhà nghiên cứu cổ tích lại xếp hai nhóm truyện là cổ tích thần kỳ và cổ tích hóa thân vào một loại, cùng chung thi pháp và gọi với cái tên Thi pháp cổ tích thần kỳ. [1], [5]. 3. Kết luận Từ những lý giải nêu trên, chúng tôi cho rằng loại cổ tích kỳ ảo có ba tiểu loại: cổ tích hoang đường, cổ tích thần kỳ và cổ tích hóa thân và mỗi tiểu loại có thi pháp riêng. Cổ tích thần kỳ mà lâu nay được dùng chung cho loại cổ tích có yếu tố kỳ ảo, chúng tôi dùng để gọi cho tiểu loại cổ tích nhân vật chính được đổi phận nhờ yếu tố kỳ diệu. Như vậy, truyện cổ tích có các loại sau: cổ tích kỳ ảo, cổ tích sinh hoạt hay cổ tích hiện thực, cổ tích động vật. Các loại truyện có sự đan xen, có tác phẩm nằm ở ranh giới giữa hai loại truyện nên phải có sự nghiên cứu riêng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đưa ra những kiến giải bước đầu, mong các nhà nghiên cứu Folklore có sự trao đổi, nghiên cứu sâu hơn. Về việc nêu rõ đặc trưng từng tiểu loại cổ tích kỳ ảo, chúng tôi sẽ trở lại vào dịp khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp Văn học dân gian, Nxb KHXH, H. [2] Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2001), Một thế kỷ sưu tầm nghiên cứu Văn nghệ dân gian, Nxb VHTT, H. [3] E. M. Meletinsky, Thi pháp huyền thoại, Trần Nho Thìn – Song Mộc dịch (2004), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Tăng Kim Ngân (1994), Cổ tích thần kì người Việt. Đặc điểm, cấu tạo, cốt truyện, Nxb KHXH, H. [5] Lê Trường Phát (2000), Thi pháp Văn học dân gian, Nxb GD, H. [6] V. IA. Prôp (1976), Phônclo và thực tại, Nxb Khoa học, M. (Chu Xuân Diên dịch). 73
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1366 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 305 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 226 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 386 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 436 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 349 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 194 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 189 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn