intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

80
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên mỗi lưu vực, tài nguyên nước đã và đang liên tục được khai thác phục vụ cho phát triển của các ngành kinh tế xã hội. Nhưng việc khai thác trên lại thiếu quản lý và quy hoạch thống nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 50, 2009 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Văn Cư Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Hoàng Sơn Trường Đại học Sư phạm, Đại họcHuế TÓM TẮT Trên mỗi lưu vực, tài nguyên nước đã và đang liên tục được khai thác phục vụ cho phát triển của các ngành kinh tế xã hội. Nhưng việc khai thác trên lại thiếu quản lý và quy hoạch thống nhất. Nhiều lưu vực đang xảy ra tình trạng mất cân đối giữa khả năng và nhu cầu kể cả về số lượng và chất lượng nước. Hiện nay, trên lưu vực sông Hương, nhất là vùng hạ du, nhu cầu sử dụng nước không ngừng tăng lên do yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ nhanh. Để tài nguyên nước không bị suy thoái kể cả lượng và chất, việc nghiên cứu các biện pháp nhằm khai thác tài nguyên nước trên quan điểm phát triển bền vững là rất cần thiết. I. Đặt vấn đề Lưu vực sông Hương nằm trọn vẹn trong lãnh thổ Thừa Thiên Huế, có diện tích lưu vực khoảng 2.830 km2, chiếm gần 3/5 diện tích của toàn tỉnh, trong đó có hơn 80% là đồi núi, 5% là cồn cát ven biển, phần còn lại khoảng 37.000 ha đất canh tác. Hệ thống sông Hương được tạo thành từ 3 nhánh chính là sông Bồ, sông Hữu Trạch, sông Tả Trạch. Hai nhánh Hữu Trạch và Tả Trạch gặp nhau ở ngã ba Tuần (cách thành phố Huế 15 km về phía Nam) hợp thành dòng chính sông Hương, rồi hội lưu với sông Bồ ở ngã ba Sình (cách Huế 8 km về phía Bắc) và đổ vào phá Tam Giang theo hướng Đông Bắc trước khi chảy ra biển ở cửa Thuận An. Sông Hương giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Với gần 75% dân số sử dụng nguồn nước từ sông Hương và khoảng 70% diện tích cây trồng trong tỉnh được sông Hương cung cấp nước tưới. Tuy nhiên, do áp lực của sự gia tăng dân số, của hoạt động công nghiệp, nước cho các nhu cầu ngày càng có xu hướng cạn kiệt về số lượng và suy giảm về chất lượng. Theo dự báo đến năm 2020, tổng nhu cầu dùng nước của các ngành trong lưu vực sông Hương khoảng 639,0 triệu m3/năm, trong đó: nước sinh hoạt 43,5 triệu m3/năm, công nghiệp 24,0 triệu m3/năm, nông nghiệp 420,0 triệu m3/năm, chăn nuôi 5,5 triệu m3/năm và thủy sản 146,0 triệu m3/năm, tổng lượng nước sử dụng của các ngành 17
  2. chiếm khoảng 16% tổng lượng nước của lưu vực sông Hương (639,0 triệu m3/năm / 4.115,4 triệu m3/năm), lượng nước còn lại chiếm khoảng 84% [3]. Nhưng lượng nước tập trung chủ yếu vào 4 tháng mùa mưa (chiếm đến 80 - 87%), trong đó có tháng đạt đến 30% lượng nước cả năm gây ra lũ lụt nghiêm trọng, còn thời gian mùa khô tình trạng thiếu nước xảy ra ở nhiều nơi gây hạn hán trên diện rộng. Tình trạng ô nhiễm do nước thải của các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện… cao hơn nhiều so với tiêu chuNn cho phép. Trước bối cảnh như vậy, việc đảm bảo sự phát triển bền vững đòi hỏi phải tiến hành những biện pháp thích hợp trong khai thác, sử dụng, quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường nước. II. Nguyên nhân không bền vững của tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông Hương 2.1. Sự phân bố tài nguyên nước lưu vực sông Hương 2.1.1. Tài nguyên nước mưa Nằm trong vùng núi cao đón gió nhiều chiều nên lượng mưa mang đến lưu vực sông Hương lớn, trung bình đạt 3.160 mm - vượt hơn nhiều so với lượng mưa trung bình của lãnh thổ Việt Nam. Hàng năm, trên lưu vực sông Hương nhận tổng lượng nước mưa là 9,03 tỷ m3 và đã sinh ra 6,51 tỷ m3 nước đổ vào mạng lưới sông suối tương ứng với lớp dòng chảy trung bình đạt 2.306 mm và hệ số sinh dòng chảy của lưu vực cao đạt tới α = 0,72. Theo không gian: Lượng mưa có xu hướng tăng dần từ đông sang tây và từ bắc vào nam tăng theo sự tăng của độ cao địa hình. Lượng mưa lớn nhất tập trung ở khu vực Tây A Lưới - Động Ngại - Nam Đông với lượng mưa trung bình năm từ 3.400 - 4.000 mm, lượng mưa nhỏ nhất ở Ka Kút với lượng mưa trung bình năm khoảng 2.515 mm, các nơi khác thường đạt 2.700 - 2.900 mm. Lượng mưa (mm) 1200 C Bi Phú c 1000 Hu 800 Phú Bài Bình ði n 600 L c Trì Tà Lươ ng 400 A Lư i 200 Nam ðông Thư ng Nh t 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 tháng Hình 1: Lượng mưa trung bình nhiều năm trên lưu vực sông Hương 18
  3. Theo thời gian: Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng IX và kết thúc vào tháng XII. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng I và kết thúc vào tháng VIII. Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 70% - 75% và lượng mưa mùa khô chỉ chiếm 25% - 30% tổng lượng mưa hàng năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm là tháng X và thường chiếm khoảng 28% lượng mưa năm, lớn nhất chiếm tới 33,8% (tại Tà Lương), thấp nhất cũng chiếm tới 26,9% lượng mưa năm (hình 1). Tóm lại, vùng lưu vực sông Hương có chế độ mưa khá đa dạng, lượng mưa biến đổi mạnh mẽ theo không gian và thời gian. Điều đó tạo nên một trữ lượng nước phong phú phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhưng đồng thời cũng gây khó khăn trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên nước. 2.1.2. Tài nguyên nước mặt - Về dòng chảy năm: Tuy mưa là yếu tố chủ yếu sản sinh dòng chảy sông ngòi, nhưng thời gian kéo dài của mùa mưa và mùa ít mưa không trùng khớp hoàn toàn với mùa lũ và mùa cạn, trong đó mùa lũ chính có 3 tháng (tháng 10 - 12), còn mùa cạn kéo dài đến 9 tháng (tháng 1 - 9). Dòng chảy năm phân bố không đều theo lãnh thổ, tăng dần từ Đông sang Tây và từ Bắc vào Nam (hình 2). Với độ sâu dòng chảy trung bình năm Y0 trên dưới 2000 mm, hàng năm có khoảng 10 tỷ m3 nước được sản sinh ra. Tuy nhiên, lượng dòng chảy này lại phân bố không đều giữa các tháng, các mùa trong năm và giữa năm này với năm khác. Tổng lượng dòng chảy (W0) của năm nhiều nước có thể gấp 3 lần tổng lượng dòng chảy năm ít nước; tổng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm tới 62 - 65% tổng lượng dòng chảy năm. Lượng dòng chảy chuNn M0 lớn nhất trên sông Tả Trạch (87,63 l/s/km2), nhỏ nhất trên sông Bồ (78,06 l/s/km2), sông Hữu Trạch đạt 79,12 l/s/km2. Hình 2: Bản đồ tài nguyên nước mặt lưu vực sông Hương 19
  4. - Về dòng chảy lũ: Mùa lũ chính kéo dài 3 tháng từ tháng X đến tháng XII, tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng X; thời kỳ có lũ tiểu mãn xảy ra trong 4 tháng (VI - IX), nhiều nhất là tháng VI. Lũ lịch sử đã từng xảy ra năm 1999 với lưu lượng lớn nhất điều tra được 14.000 m3/s tại Kim Long. - Về dòng chảy mùa cạn: chế độ dòng chảy mùa cạn ở Thừa Thiên Huế cũng biến động theo thời gian lẫn không gian. Lượng mưa 9 tháng ít mưa chỉ chiếm 25 - 32% tổng lượng mưa trung bình năm nên dòng chảy mùa cạn cũng không vượt quá 35 - 38% tổng lượng dòng chảy năm. Ngoài ra, gió mùa Tây Nam khô nóng thường tạo ra hai cực tiểu mưa vào tháng 3, 4 và tháng 7, 8 lại càng làm cho dòng chảy thêm suy kiệt trong khoảng thời gian đó. 2.1.3. Tài nguyên nước dưới đất Trên lãnh thổ lưu vực sông Hương đã xác lập được các đơn vị chứa nước và không chứa nước sau đây [9]: - Các tầng chứa nước lỗ hổng: + Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen: có chiều dày chứa nước 20,4 - 30,6 m, trung bình 11,72 - 24,5 m. Lưu lượng nước ở các lỗ khoan 1,76 - 7,95 l/s. + Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen: có chiều dày chứa nước trung bình 15 – 40 m, có nơi đạt 145,8 m. Lưu lượng nước ở các lỗ khoan đạt 3,4 - 21,29 l/s, tương đương 300 - 1.800 m3/ngày, có trữ lượng nước lớn. + Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Neogen có chiều dày chứa nước 39 - 117,8m. Lưu lượng nước ở các lỗ khoan 2,86 - 10,72 l/s. - Các tầng chứa nước khe nứt: + Hệ tầng Alin có lưu lượng nước từ 0,04 - 4,48 l/s + Hệ tầng Phong Sơn có lưu lượng nước từ 1,38 - 14,9 l/s + Hệ tầng Tân Lâm có lưu lượng nước từ 0,8 - 3,66 l/s + Hệ tầng Long Đại có lưu lượng nước từ 0,27 - 1,09 l/s + Tầng các đá biến chất có lưu lượng nước từ 0,04 - 1,0 l/s. Nhìn chung, tầng chứa nước khe nứt có lưu lượng nước kém và chất lượng nước tốt, còn tầng chứa nước lỗ hổng có trữ lượng tốt và chất lượng nước khá tốt, có thể phục vụ ăn uống và sinh hoạt cho dân sinh. 2.2. Một số nguyên nhân của sự không bền vững về tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông Hương 2.2.1. Sự không cân đối trong sử dụng khai thác theo vùng lãnh thổ - Lượng nước bình quân đầu người bên ngoài địa phận lưu vực sông Hương 20
  5. thuộc lãnh thổ Thừa Thiên Huế rất dồi dào, đạt 27.690 m3/người/năm; trong khi đó, bình quân đầu người toàn lưu vực thấp hơn nhiều, chỉ đạt 5.619 m3/người/năm. - Trên lưu vực sông Hương tổng lượng nước dùng hiện nay khoảng 1.147 . 6 3 10 m , trong đó lượng nước dùng trong mùa kiệt chiếm khoảng 85,6%. - Cân bằng giữa nguồn nước và nhu cầu dùng nước: Trên lưu vực sông Hương tình trạng thiếu nước xảy ra từ tháng IV đến tháng IX, tùy theo từng tiểu vùng. Kết quả tính toán cho thấy: + Tiểu vùng cát Phong Quảng: tình trạng thiếu nước diễn ra vào tháng IV, V, VII và tháng VIII. Vào tháng IV, lượng nước cần vượt quá 47% so với tổng lượng nước đến, tháng V vượt 14%, tháng VII là 140% và tháng VIII vượt 31%. + Tiểu vùng đồng bằng Bắc sông Hương tình trạng thiếu nước diễn ra từ tháng V đến tháng VIII. Tháng V lượng nước cần vượt quá 55% lượng nước đến, trong lúc đó, tháng VI con số này là 153%, tháng VII là 352% và tháng VIII là 296%. + Tiểu vùng đồng bằng Nam sông Hương tình trạng thiếu nước diễn ra vào tháng VII và tháng VIII, với lượng nước cần cho tháng VII vượt quá 30% lượng nước đến, tháng VIII vượt 10%. + Tiểu vùng ven biển Phú Vang - Phú Lộc xảy ra tình trạng thiếu nước từ tháng VI đến tháng IX, với lượng nước cần vượt quá lượng nước đến từ 0,4% vào tháng IX, 8% vào tháng VI, 91% vào tháng VII và 122% xảy ra vào tháng VIII. + Tiểu vùng Nam Đông chỉ thiếu nước vào tháng VII với lượng nước đến chỉ cung cấp được khoảng 92% so với lượng nước cần. + Tiểu vùng đồi Hương Trà - A Lưới và tiểu vùng Bắc Phú Lộc không xảy ra tình trạng thiếu nước. Nhìn chung, trong mùa cạn trên toàn lưu vực sông Hương lượng nước cần đạt khoảng 17% lượng nước đến. 2.2.2. Sự cạn kiệt tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương ngày càng gia tăng - Do gia tăng dân số: dân số trên lưu vực sông Hương tăng khá nhanh, tỷ lệ sinh từ năm 1991 đến năm 2000 đạt 2,01%, giai đoạn 2000 - 2005 tốc độ tăng tự nhiên dân số bình quân là 1,44%/năm, năm 2006 tỷ lệ đó giảm xuống còn 1,28% với tổng dân số khoảng 1.016.072 người. - Do biến đổi khí hậu, hiểm họa về nước tăng: nhiệt độ trái đất đang có xu thế nóng lên. Theo dự báo thì cuối thế kỷ này nhiệt độ trung bình năm có thể tăng khoảng 2,5 - 2,60C [7]. Biến đổi khí hậu làm thay đổi dòng chảy trong khoảng từ 4% - 19%. Dòng chảy cạn thay đổi đáng kể, từ -2% đến -24%. Các kết quả tính toán cho thấy đến năm 2070, đối với các sông nhỏ và trung bình như sông Hương, dòng chảy năm sẽ bị 21
  6. giảm tối đa là 23 - 40,5%. Bốc hơi tiềm năng tương ứng là 3% và 8% [6]. - Nước biển dâng: nước biển dâng do bão có tác động nguy hiểm nhất, như cơn bão CECIL năm 1985 nước dâng do bão ở Thuận An là 1,9m, ở Lăng Cô là 1,7m cộng với nước thủy triều lúc bão là 1,4m làm mực nước biển dâng cao từ 3,1 - 3,3m, tràn qua đê ngăn mặn đi sâu vào đất liền 2 - 3km. - Do nhu cầu dùng nước tăng: chỉ tính nước sinh hoạt trên lưu vực sông Hương cũng cần tới trên 13,4 triệu m3/năm, công nghiệp 2,0 triệu m3/năm, nông nghiệp 390 triệu m3/năm, chăn nuôi 3,0 triệu m3/năm và thủy sản 36,0 triệu m3/năm. Tổng lượng nước sử dụng của các ngành chiếm khoảng 11% lượng nước đến tần suất 75% của lưu vực sông Hương (4.115,4 triệu m3/năm). Theo dự báo đến năm 2020, tổng nhu cầu dùng nước của các ngành trên lưu vực sông Hương khoảng 639,0 triệu m3/năm [3]. - Do rừng đầu nguồn bị thu hẹp: trên lưu vực sông Hương trong giai đoạn 2000 - 2005 diện tích rừng giảm đi nhanh chóng, tổng diện tích các loại thảm thực vật giảm từ 390.513,6 ha xuống còn 262.500 ha, trong đó rừng giàu giảm nhanh nhất từ 17.156,9 ha năm 2000 xuống còn 11.385,6 ha năm 2005. Tốc độ thu hẹp của rừng mỗi năm không ngừng suy giảm nếu con người chưa nhận thức được lợi ích lâu dài do rừng mang lại. - Tình trạng sạt lở ngày càng gia tăng: hiện nay, trên lưu vực sông Hương có trên 36 km bờ sông xảy ra sạt lở nghiêm trọng, tập trung chủ yếu dọc theo sông Bồ, sông Hương ảnh hưởng đến 2.419 hộ, trên 508 hộ phải di dời. Đặc biệt, sạt lở hệ thống sông Hương gây ô nhiễm môi trường, tăng cường độ đục làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của dân cư thành phố Huế và vùng hạ lưu. 2.2.3. Ô nhiễm nước ngày một trầm trọng - Do công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh, sản lượng sản xuất của một số sản phNm chủ lực của địa phương có mức tăng trưởng khá, đạt 15,9% như Menfrit, Imenic, Zincon, sợi, bia, xi măng… Đã hình thành một số ngành, cơ sở công nghiệp mũi nhọn, tạo chuyển biến khá rõ trong các ngành chế biến thực phNm, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may… Do đó, nước thải, chất bNn sẽ tăng lên nhiều lần. - Do dùng hóa chất bảo vệ thực vật. Hàng năm, nông dân trên lưu vực đã sử dụng khoảng 1.200 - 1.800 tấn thuốc trừ sâu và diệt cỏ. Số thuốc này, cây cối chỉ hấp thụ khoảng 50%, phần còn lại sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất và nước ngầm. - Do nước thải từ các công trình công cộng, chợ búa, dân cư sống gần sông, ao hồ, dân vạn đò, các lò mổ, cống thải bệnh viện… thường xuyên thải trực tiếp ra sông rất nhiều chất thải bNn nguy hiểm gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là vi khuNn gây bệnh. Hàng năm, vào mùa hè, các bệnh như tả, lỵ thường xuất hiện và lây lan rất mạnh. Theo kết quả quan trắc trong những năm qua [5] có thể đưa ra những nhận xét chủ yếu về chất lượng nước sông Hương như sau: + Nhìn chung, các thông số chất lượng nước sông đều đạt loại A (theo TCVN 22
  7. 5942 - 1995), trừ đoạn sông chảy qua trung tâm thành phố có thông số vi khuNn gây bệnh không đạt. + Mật độ vi khuNn cao: mật độ Total Coliform và E.Coli (các thông số vệ sinh) dao động trong khoảng rộng, từ 2300 - 3800 MPN/100ml, chất lượng nước không đạt yêu cầu loại A so với TCVN 5942 - 1995. Nếu so với tiêu chuNn EPA năm 1986 thì nước sông Hương từ Dã Viên đến cầu Bãi Dâu, do có mật độ vi khuNn quá lớn nên chỉ có thể dùng cho các mục đích công nghiệp, nông nghiệp, không dùng được cho thủy sản, giải trí có tiếp xúc với nước. Tại khu vực nhà máy nước Vạn Niên, mật độ vi khuNn cũng tương đối cao, nhưng nhìn chung đạt yêu cầu loại A so với TCVN 5942 - 1995. + Hàm lượng chất hữu cơ cao, thể hiện qua thông số COD và BOD, nhất là đoạn chảy qua thành phố Huế. Trừ điểm Vạn Niên có COD thỏa mãn tiêu chuNn loại A (TCVN 5942 - 1995), còn các điểm khác từ Dã Viên về phía hạ lưu vượt quá tiêu chuNn loại B. Sự tăng COD và BOD kéo theo sự giảm oxy hòa tan (DO), ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh và tác động xấu đến hệ sinh thái nước sông Hương. + Hàm lượng phốt pho khá cao, dao động khoảng 0,01 - 0,02 mg/l, có nguy cơ gây phú dưỡng. Vào mùa kiệt, một số vùng đã bị hiện tượng “tảo nở hoa”, mật độ tảo khá cao, dao động 40.000 - 3.000.000 tế bào/m3 nước. III. Các biện pháp để phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông Hương 3.1. Phòng chống thiên tai - Chống úng: hiện nay trên lưu vực sông Hương đã xây dựng được 28 công trình, trong đó có 16 công trình bơm tiêu, 12 công trình tưới tiêu kết hợp và gần 100 cống dưới đê làm nhiệm vụ tiêu tự chảy ra các đầm phá, sông và kênh trục tiêu. Diện tích bơm tiêu thiết kế là 4.938 ha nhưng thực tế chỉ tiêu được 3.802 ha đạt hiệu ích công trình 76,7%. Công trình tiêu ở đây chỉ thiết kế theo tần suất P = 10% đầu vụ đông xuân. - Công trình chống lũ, ngăn mặn: các công trình chống lũ ở Thừa Thiên Huế nói chung và lưu vực sông Hương nói riêng đều tập trung chủ yếu vào chống lũ tiểu mãn và lũ hè thu nhằm hạn chế thiệt hại cho mùa màng. Hình thức công trình là đê bao chống lũ. Hiện nay, trên toàn lưu vực sông Hương đã xây dựng được 3.450 km đê ven sông chống lũ, bảo vệ 100 km đất canh tác ở Nam sông Hương, 84,4 km đê khoanh vùng bảo vệ 2.685 ha đất cach tác và 20 km đê ngăn mặn. Để loại trừ sóng triều truyền sâu vào trong sông làm nhiễm mặn đã xây dựng một số các công trình đập dâng ngăn mặn trên sông, điển hình là các đập: + Đập Thảo Long ngăn mặn ngang sông Hương có chiều dài 540 m. 23
  8. + Cống ngăn mặn An Xuân, Quán Cửa, Cầu Long, Cống Quan… + Cống ngăn mặn, lấy nước Phú Cam, La Ỷ… - Xây dựng hồ chứa và khu phân chậm lũ: trên lưu vực sông Hương hiện đang xây dựng các hồ chứa nước trên thượng lưu bao gồm: + Hồ Dương Hòa (Tả Trạch): dung tích 610 triệu m3 và dung tích hữu ích là 538 triệu m3. + Hồ Bình Điền (Hữu Trạch): dung tích 230 triệu m3, dung tích hữu ích là 182 triệu m3. + Hồ Hương Điền (sông Bồ): dung tích 242 triệu m3 và dung tích hữu ích là 167 triệu m3. Khi hoàn thành 3 hồ chứa trên, mực nước tại Kim Long sẽ đạt ở mức +4,7m, đảm bảo chống ngập lụt cho vùng hạ du, trong đó có thành phố Huế ở mức lũ có tần suất xuất hiện 5%. - Bảo vệ và khôi phục rừng đầu nguồn: Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất. Lập vườn rừng, vườn đồi, trồng cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế cao, cây có cải tạo đất, định canh định cư. Đây là nhiệm vụ hàng đầu của công tác bảo vệ và tái tạo nguồn nước trên lưu vực. Tính trên toàn lãnh thổ Thừa Thiên Huế trung bình mỗi năm trồng được trên 3.000 ha rừng. Theo kế hoạch, đến 2.010 rừng sẽ chiếm 71,3% diện tích tự nhiên của tỉnh. - Chỉnh trị lòng sông, cửa sông, thông thoát lũ: trên lưu vực sông Hương có 14 công trình kè vừa có tác dụng bảo vệ xói lở bờ vừa có tác dụng chỉnh trị sông. Trên sông Hương, hàng năm phải nạo vét bùn cát ở 4 khu vực của đoạn sông Tả Trạch, 1 khu vực trên sông Hữu Trạch và 9 khu vực trên sông Hương. - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: phát triển kinh tế nhằm sử dụng hợp lý nhất về mặt tài nguyên và môi trường nước, phát huy tác dụng của nông nghiệp trong việc duy trì cân bằng sinh thái trên lưu vực. Bố trí hợp lý thành phố, thị xã, thị trấn và các khu công nghiệp, giảm tới mức thấp nhất việc lấy đất nông, lâm nghiệp vào việc phát triển công nghiệp và đô thị. 3.2. Hạn chế suy thoái tài nguyên nước - Nâng cao dân trí kết hợp với các biện pháp kinh tế, thể chế hóa Luật Nước, Luật Môi trường và các văn bản pháp quy cho nhân dân trong lưu vực, nhất là nhân dân các dân tộc ít người nhận thức và thực hiện; Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý bảo vệ môi trường; Tăng thêm đầu tư bảo vệ môi trường, tạo các điều kiện cần thiết để đội ngũ này có khả năng làm tốt nhiệm vụ. Đây là một biện pháp rất cần được quan tâm. - Tiết kiệm nước: cần phải có quy hoạch tổng thể và quản lý thống nhất việc khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước. Tưới tiết kiệm, chống rò rỉ, giảm tổn thất. 24
  9. - Nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng của các công trình khai thác nguồn nước; Xác định ngưỡng cho phép và khai thác ở mức dưới ngưỡng để tài nguyên nước có thể tái tạo kịp. 3.3. Xử lý chất thải và nước thải Rác thải sinh hoạt, chất thải rắn của các ngành công nghiệp cần được thu gom và xử lý. Đồng thời cần có các quy định bắt buộc đối với các nhà máy, bệnh viện… phải xử lý chất thải trước khi xả thải, trước mắt là nhà máy xi măng Long Thọ, bệnh viện Trung ương Huế, nhà máy bia Huế, xí nghiệp Đông Lạnh… Tìm các biện pháp xử lý nước thải tại các đô thị, các khu dân cư tập trung. Đây là những biện pháp cần thiết ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước. 3.4. Sử dụng công nghệ tiên tiến Lấy phòng ngừa làm mục tiêu chính, tăng cường các phương tiện, thiết bị hiện đại trong dự báo diễn biến của thiên nhiên; Cần nâng cấp, trang bị hiện đại nhằm kiểm soát, xử lý ô nhiễm tại các khu công nghiệp, tạo ra các sản phNm tiêu dùng không gây ô nhiễm môi trường. 3.5. Đầu tư xây dựng các công trình trữ nước bằng nhiều hình thức và quy mô Tập trung các nguồn lực để xây dựng các công trình trữ nước như hồ chứa, đập dâng, các công trình ngăn mặn để đảm bảo nguồn nước, chống thất thoát nước. Tăng cường khai thác, sử dụng nguồn nước mưa, nước mặt ở quy mô nhỏ theo các biện pháp truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa, vừa tiết kiệm vừa hiệu quả. Thường xuyên chú trọng công tác thuỷ lợi, ưu tiên đầu tư các công trình thuỷ lợi ở các vùng khó khăn như Quảng Lợi, Quảng Thái, vùng cồn cát ven biển Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc… Tập trung nguồn lực để sớm hoàn thành chương trình kiên cố hoá kênh mương, tăng kinh phí thường xuyên cho công tác nạo vét kênh mương, sông rạch… Qua thực tiễn cho thấy, đầu tư cho việc nạo vét kênh mương để tăng cường sức trữ nước được các chuyên gia đánh giá là có lợi hơn nhiều so với một số giải pháp khác mà lại dễ dàng thực hiện. 3.6. Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng Cần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng về khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong quá trình lập, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông và các dự án về tài nguyên nước. 25
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Cư & nnk, Nghiên cứu xây dựng xêri bản đồ ngập lụt tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết đề tài, Hà Nội, 2001. 2. Nguyễn Lập Dân & nnk, Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh lũ lụt ở miền Trung, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước mã số KC - 08 - 12, Hà Nội, 2004. 3. JICA- MARD, Nghiên cứu về phát triển và tài nguyên nước tại Việt Nam, Báo cáo cuối cùng Nippon Koei Co. Ltd, Hà Nội, 2003. 4. Trần Văn Nâu, Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nước và quản lý tổng hợp các lưu vực sông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng hợp Dự án, Hà Nội, 2006. 5. Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế, Quy hoạch tổng thể cấp nước đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2002 - 2020, Huế, 2002. 6. Trần Thục, Lê Nguyên Tường, Khí hậu - biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, Hội thảo Khoa học lần thứ 9 - Viện Khí tượng Thủy văn, Hà Nội. 7. Lê Nguyên Tường, Trần Mai Kiên, Trần Quỳnh, Một số kết quả bước đầu trong nghiên cứu khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương và huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội thảo Khoa học lần thứ 9 - Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, Hà Nội. 8. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 và tầm nhìn đến 2020, Huế 11/2007. 9. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Địa chí tỉnh Thừa Thiên Huế, phần Tự nhiên, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005. SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF WATER RESOURCES AND ENVIRONMENT ON HUONG RIVER VALLEY, THUA THIEN HUE PROVINCE Nguyen Van Cu General Deparment of Sea and Islands of Vietnam Nguyen Hoang Son College of Pedagogy, Hue University SUMMARY On the river valley, the water source has been exploited aiming at serving the socio- economic development. However, the exploitation has not been closely controlled and unified in project. In some water valleys, there occurs the unbalance between the ability and need of both water quantity and quality. At present, on Huong river valley, especially on the lowlands, the need of using water increases continuously because of the need of speedy industrialization, modernization and urbanization. In order to protect the quantity and quality of the water source, it is necessary to find out the measures of exploiting the water source in terms of firm development. 26
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2