Báo cáo nghiên cứu khoa học: " SỰ DỊCH CHUYỂN KHÔNG GIAN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ"
lượt xem 11
download
Tuyển tập các báo cáo nghiên cứu khoa học của trường đại học huế: SỰ DỊCH CHUYỂN KHÔNG GIAN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " SỰ DỊCH CHUYỂN KHÔNG GIAN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 54, 2009 SỰ DỊCH CHUYỂN KHÔNG GIAN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ Nguy n Th Kim Ngânễ ị Tr ng i h c S ph m, i h c Hu ờư ạĐ ọ ư ạ ạĐ ọ ế TÓM TẮT Truy n c tích là m t trong nh ng th lo i c x a nh t trong th lo i t s dân gian, là ệ ổ ộ ữ ể ạ ưổ ấ ể ựựạ m t trong nh ng hình m u c i n c a Folklore. M c dù c hình thành trong th i k ch ộ ữ ẫ ểđổ ủ ặ ợưđ ờ ỳ ộđ ế c ng s n nguyên th y tan rã nh ng ngu n g c sâu xa c a truy n c tích ã bén r t th i k ộ ả ủ ư ồ ố ủ ệ ổ đ ừễ ờ ỳ ti n giai c p. Trong s k t c u c a truy n c tích có th th y rõ hình dáng c a các nghi l ề ấ ế ồđ ơ ấ ủ ệ ổ ể ấ ủ ễ hi n t c a con ng i t th i vi n c . M t trong nh ng nhóm motif có liên quan tr c ti p n ế ủế ừ ờư ờ ễ ổ ộ ữ ự ếđ ế ngu n g c ti n giai c p và các nghi l hi n t y trong truy n c chính là cu c vi n du sang m t ồ ố ề ấ ễ ế ấế ệ ổ ộ ễ ộ th gi i khác c a nhân v t c tích. Chính i u này óng vai trò nh m t th pháp ngh thu t ã ế ớ ủ ậ ổ ềđ đ ư ộ ủ ệ đậ t o nên s d ch chuy n không gian c áo, làm nên s k o và th n tiên c a các câu chuy n ạ ịự ể đ ộđ ảỳ ự ầ ủ ệ c . S d ch chuy n không gian c a các nhân v t c tích không ch c dùng nh là nh ng n n ổ ịự ể ủ ậ ổ ợưđ ỉ ư ữ ề t ng c b n c a th gi i t ng t ng mà còn c dùng t o nên tính h p d n c a m t s ả ảơ ủ ế ởư ớ ợư ợưđ ạ ểđ ấ ẫ ủ ộ ố l ng l n các câu chuy n c tích. ợư ớ ệ ổ Sẽ là không quá khi khẳng định rằng truyện cổ tích là thể loại có khả năng kết nối chúng ta với những di sản văn hóa của quá khứ một cách ưu việt. Bởi lẽ nó có khả năng hé mở cho chúng ta mối liên hệ với những tinh hoa truyền thống và bức tranh tín ngưỡng từ thời xa xưa cũng như giúp cho chúng ta phát hiện ra những giá trị nhân bản thuộc về phần hồn của dân tộc. Truyện cổ tích là một trong những thể loại cổ xưa trong các thể loại tự sự dân gian, là một trong những hình mẫu điển hình của Folklore. Đằng sau những sợi tơ kỳ diệu kết nối nên một thế giới mộng ảo với những câu chuyện thần tiên thì truyện cổ tích vẫn luôn tồn tại những yếu tố trần tục. Những yếu tố ấy tồn tại trong truyện cổ tích chính là sợi dây kết nối nó với đời sống hiện thực, với thiết chế xã hội nơi nó được sinh thành, với đời sống diễn xướng nơi nó thiên di và thay đổi hình dạng qua nhiều vùng miền khác nhau và đặc biệt là với quá khứ xa xôi, quá khứ khởi thủy của chính nó. Một trong những vấn đề thể hiện rõ nhất những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của truyện cổ tích cũng như sự nối kết của thể loại này với quá khứ chính là vấn đề “dịch chuyển không gian” của các nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ. Đó vừa là sự thể hiện “những hồi ức câm lặng” nghi lễ hiến tế từ thời xa xưa vẫn còn tồn tại và xuất hiện thấp thoáng đằng sau kết cấu căn bản của truyện cổ tích, vừa là xung năng căn bản nhất trong nghệ thuật truyện kể dân dân gian. 39
- Trong truyện cổ tích, thường xuyên xuất hiện tình trạng nhân vật vì một lý do tự nguyện hay bắt buộc, nhân vật phải rời khỏi môi trường sống quen thuộc của mình và đi đến một nơi xa lạ. I.U.Lotman trong công trình nghiên cứu “Cấu trúc văn bản nghệ thuật” đã nói rằng: “Trạng thái khởi đầu của nhân vật truyện cổ tích thần kỳ là việc nó không có chỗ trong thế giới mà nó đang sống, nó bị xua đuổi, không được thừa nhận, không biểu lộ bản chất đích thực của mình”. Sau đấy nhân vật ra đi để khắc phục cái ranh giới phân chia giữa thế giới này với thế giới kia” [10/231]. Sự ra đi do không có chỗ đứng này của nhân vật cổ tích thường tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể nhân vật bị lạc lối vào một khu rừng rậm, một đầm lầy, một thế giới kỳ lạ khác. Có thể nhân vật bị xua đuổi, bị buộc phải ra đi. Nhưng cũng có thể nhân vật tự nguyện nhận một nhiệm vụ nào đấy và lên đường đi đến một thế giới xa xôi. Nghĩa là luôn có những lý do hoặc “đích thực” hoặc “giả tạo” để đẩy nhân vật ra khỏi không gian sống quen thuộc của mình. Dẫu là với những lý do chính đáng hay lý do giả tạo, thì diễn biến của câu chuyện cổ tích chỉ thực sự bắt đầu khi nhân vật “ra đi”. Sự dịch chuyển không gian theo từng bước chân và số phận của nhân vật cũng bắt đầu từ đó. Chức năng “ra đi” này, trong sơ đồ 31 chức năng - 7 nhân vật trong truyện cổ tích, do Propp đề xướng theo phương pháp cấu trúc hình thái được ký hiệu là (R), đóng vai trò thắt nút, là xung lực cho toàn bộ diễn biến của một câu chuyện cổ tích. Sith Thompson, nhà Folklore nổi tiếng người Mỹ, trong phần nghiên cứu về các hình thức dịch chuyển từ thế giới này sang thế giới khác của truyện cổ tích vùng Anh Điêng Bắc Mỹ đã đề cập đến vấn đề di chuyển giữa các thế giới của nhân vật cổ tích như sau: “Ta đã từng biết đến những câu chuyện mà trong đó người anh hùng thực hiện một cuộc hành trình đi đến một thế giới khác. Đôi lúc đó là những thế giới ở dưới thấp như địa ngục của Đantê hoặc có thể là thế giới ở trên cao như thiên đường. Đôi khi hướng di chuyển của những hành trình đến những thế giới khác không được chỉ ra một cách rõ ràng. Không hiếm khi đó là những hành trình đi xuyên qua thế giới của nước.” [11/256]. Sith Thompson cũng khẳng định rằng sự dịch chuyển của nhân vật cổ tích từ thiên đường, sang địa ngục về trần gian hay các chiều ngược lại, hoặc đơn giản là sự di chuyển của nhân vật từ xứ sở này đến một xứ sở khác ở trần gian không chỉ được dùng như là những nền tảng cơ bản của thế giới tưởng tượng mà còn được dùng để tạo nên tính hấp dẫn của một số lượng lớn các câu chuyện cổ tích. Vậy một câu hỏi được đặt ra là tại sao sự dịch chuyển giữa các mô hình không gian trong truyện cổ tích lại được xem là nền tảng cơ bản của thế giới tưởng tượng mà không phải là một hình thức khác? Tại sao nó làm nên tính hấp dẫn của cốt truyện cổ? Sự dịch chuyển đơn thuần chỉ là một thủ pháp đặc trưng của nghệ thuật kể chuyện cổ tích hay đằng sau đó còn chứa đựng những vấn đề mang tính tư tưởng? Chúng tôi thử lần lượt xem xét vấn đề trên các bình diện dân tộc học, xã hội học, văn hóa học và thi pháp truyện cổ tích để minh giải vấn đề như sau: 49
- Franz Boas, nhà Folklore nổi tiếng trên thế giới, nhận xét việc sử dụng thần thoại với tư cách là chất liệu nghệ thuật cụ thể là một khả năng lớn, một chỗ dựa vĩ đại cho nghệ thuật, đã có một nhận định nổi tiếng:“Dường như thế giới thần thoại được xây dựng nên chỉ là để lại tan vỡ ra và các thế giới mới lại được xây dựng nên từ các mãnh vỡ”. Đấy là một nhận định mang tính hình tượng nhưng cũng chứa đựng một luận điểm khoa học chắc chắn về gốc rễ thần thoại của các thể loại tự sự dân gian. Trong số đó, truyện cổ tích cũng không phải là một biệt lệ. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng truyện cổ tích đã ra đời như một thể loại cơ bản vào thời kỳ tan rã của của chế độ cộng sản nguyên thủy, thế nhưng, bản thân nó đã được hoài thai từ thời kỳ tiền giai cấp, khi tư duy con người vẫn còn tồn tại trong “tiền logic”. Dẫu là thể loại có mặt từ rất sớm nhưng truyện cổ tích vẫn là thể loại có nguồn gốc và thoát thai từ thần thoại, một thứ thần thoại đã được “giải thiêng” và “thế tục hóa”. Chính vì lẽ đó mà dẫu đã tạo dựng được cho mình một sự tồn tại đẳng lập với một thế giới nghệ thuật có những cấu tạo riêng biệt nhưng truyện cổ tích vẫn kế thừa một cách tích cực thế giới quan của thần thoại và thể hiện nó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong các câu chuyện cổ. Qua việc tìm hiểu những thuộc tính đặc trưng của tư duy người nguyên thủy cũng như cơ chế sản sinh ra các mô hình không gian đặc trưng được thể hiện trong thần thoại chúng ta có thể thấy rõ: Con người từ khởi thủy đã luôn tin rằng có một đời sống vĩnh hằng tiếp nối sau đời sống hữu hạn. Do đó, họ tri giác và hình dung thế giới theo nguyên tắc nhị phân và mô hình tam thế giới. Thế giới trên cao (thiên đường, những hành tinh xa xôi, mặt trăng, mặt trời và các vì tinh tú), thế giới trên mặt đất (bao gồm cả những thế giới khác cùng tồn tại trên mặt đất), và thế giới dưới mặt đất (âm ty, địa phủ và thế giới thủy cung). Mô hình tam thế giới từ trong thần thoại này đã được truyện cổ tích kế thừa một cách tích cực và cấp cho nó những ý nghĩa hiện thực mới. Điều này đã làm nảy sinh hiện tượng các nhân vật trong cổ tích thường xuyên dịch chuyển một cách tự do giữa các thế giới hiện thực và kỳ ảo, giữa các thế giới không đồng chất một cách phi cản trở trong không gian. Đây là nguyên nhân chính yếu làm nên thế giới biến ảo, kỳ lạ và thần tiên của các câu chuyện cổ. Mặt khác, truyện cổ tích có mối quan hệ sinh thành trực tiếp từ cơ cấu xã hội. Rất nhiều các motif trong đó thể hiện rất rõ các định chế xã hội mà truyện cổ tích ra đời. Trong đó, các nghi lễ hiến tế, nghi lễ thụ pháp và nghi lễ trưởng thành chiếm một vai trò vô cùng đặc biệt. Rõ ràng, các nhà khoa học không khẳng định rằng nguồn gốc trực tiếp của các câu truyện cổ hoàn toàn xuất phát từ nghi lễ của con người thời cổ, thế nhưng, họ cũng không thể thể phủ nhận rằng một phần không nhỏ trong gia tài các câu chuyện cổ là sự thoát thai từ các nghi lễ của con người từ thời xa xưa. Đặc biệt, những nhà nghiên cứu theo trường phái Nhân học quan niệm rằng truyện cổ tích là sự phản ánh trực tiếp các phong tục tập quán sinh hoạt mà sau này bị phai tàn đi theo thời gian và chỉ còn được giữ lại dưới dạng những tàn tích. Vấn đề “dịch chuyển không gian” trong truyện cổ tích thần kỳ cũng có thể tìm thấy lời giải đáp từ phương diện này. 59
- Theo Prop trong công trình nghiên cứu “Các gốc rễ thần kỳ của truyện cổ tích” sau những nghiên cứu kỹ lưỡng về các cấu trúc hạt nhân trong truyện cổ tích ông đã đưa ra một bức tranh tương đối hoàn chỉnh về các câu chuyện cổ được phân loại theo nguồn gốc và sự tương ứng lịch sử như sau: Nhóm truyện có liên quan đến nghi lễ trưởng thành có các motif chủ yếu như sau: đưa đi, hoặc đuổi con cái vào rừng hay là chúng bị thần rừng bắt đi, ngôi nhà gỗ, sự bán tháo nhân vật bị mụ phù thủy hành hạ, cắt ngón tay, chỉ cho những kẻ còn lại những dấu hiệu bí ảo của cái chết, bếp lò của phù thủy, cảnh chết đi và sống lại, nuốt vào và khạc ra, nhận phép thần thông hoặc người giúp đỡ có phép màu, đổi lốt, đạo sĩ trong rừng và việc sử dụng mẹo lừa. Thời kỳ tiếp theo trước đám cưới và thời điểm quay về được phản ánh trong các ngôi nhà đồ sộ trong đó có cái bàn đầy thức ăn, motif về người thợ săn, kẻ cướp, chị em gái, người đẹp trong quan tài, người đẹp trong vườn thần và trong lâu đài kỳ diệu trong các motif nàng lọ lem, người chồng dự đám cưới của vợ, vợ dự đám cưới của chồng, khu nhà cấm và một số motif khác. Một nhóm khác có sự tương ứng với truyện cổ tích là nhóm những motif chứa những ý niệm về cái chết (tử thần) đó là: hành động bắt cóc gái đẹp của lũ rắn, các kiểu sinh nở thần kỳ, cảnh người chết trở về, xuất hành với chiếc hài sắt… khu rừng, lối vào vương quốc lạ, mùi của nhân vật, phun nước vào cánh cửa, bữa tiệc ở nhà phù thủy, hình ảnh người dẫn đường, chuyến đi dài bằng ngựa, bằng thuyền hay đại bàng… giao chiến với kẻ canh cửa lúc nào cũng muốn nuốt sống người phương xa mới đến, cần linh hồn và đi đến vương quốc lạ với những điều kỳ diệu ở đó. Đây chính là nhóm motif có gốc rễ từ các nghi lễ hiến tế có liên quan trực tiếp đến việc chuyển dịch không gian của các nhân vật trong truyện cổ tích. Cùng với V.IA.Propp, E.M.Meletinsky trong những nghiên cứu theo hướng cấu trúc lịch sử của truyện cổ tích cũng dẫn ra rằng: “một số cốt truyện cổ tích chẳng hạn như truyện về những người vợ kỳ diệu - những con vật tôtem, những truyện về những con ăn thịt người, những con ác thần, về sự đánh nhau với trăn thần và đặc biệt là những chuyến viễn du sang một thế giới khác đều có khởi nguồn từ thời kỳ tiền giai cấp và mang dấu vết của các nghi lễ hiến tế của người cổ sơ”[6/25]. Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ rằng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong những ý niệm của con người thời cổ chính là ý niệm về thế giới bên kia, đặc biệt là những chuyến viễn du đến những vùng miền xa lạ. Ý niệm này đã được chuyển hóa vào trong các nghi lễ hiến tế liên quan đến cái chết và tử thần rồi đi vào trong thần thoại. Truyện cổ tích đã kế thừa thế giới quan của thần thoại và do vậy, đã mang theo trong nó những ý niệm xa xôi của con người thời cổ về những cuộc hành trình kỳ lạ đó. Tuy nhiên, khi đi vào truyện cổ tích, việc dịch chuyển không gian và du hành của các nhân vật đã không còn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu như trong thần thoại. Nó là một hình thức được kế thừa có chọn lọc và cộng sinh thêm nhiều nhân tố khác thuộc về ý thức xã hội 69
- và các nguyên tắc sáng tạo của nghệ thuật có ý thức. Cốt truyện về một cuộc viễn du nguy hiểm trước đây có ý nghĩa là một chuyến đi sang thế giới bên kia khi chuyển hóa vào trong truyện cổ tích đã được chuẩn bị bằng một sự thắt nút hiện thực xác định, bằng những lý lẽ trong đời sống và lại còn có một kết thúc hiện thực. Nhân vật cổ tích có thể dịch chuyển từ trần thế lên thiên đường, từ thiên đường về địa ngục hoặc các chiều ngược lại một cách tự do. Thế nhưng, bản thân những tình tiết của chuyến đi, những cuộc chạm trán với quái vật kỳ ảo và việc đi thăm một vương quốc kỳ ảo dưới đất hoặc một vương quốc khác nào đó đã biến từ những quan niệm thần thoại trước đây được tiếp thu như là tri thức chính xác và xác thực thành một lĩnh vực trong đó trí tưởng tượng của người kể và người nghe bay bổng tự do hơn. Đồng thời, các nghệ nhân trong quá trình kể chuyện có thể bổ sung hoặc rút ngắn đường dây của cốt truyện tùy theo những nhu cầu của mình và đem lại cho nó những màu sắc phong phú khác. Như vậy, qua những nghiên cứu và nhận định của những nhà Folklore nổi tiếng như V.IA.Propp và Meletinsky, chúng ta đều thấy rõ hai nhà khoa học đều chứng minh được rằng việc nhân vật trong cổ tích thường xuyên dịch chuyển không gian và thực hiện những chuyến viễn du đến những vừng miền xa lạ có liên quan một cách xa xôi với những ý niệm của con người thời cổ về những chuyến du hành của con người khi mà sự sống bước từ trạng thái tạm dung sang trạng thái vĩnh hằng là cái chết. Ý niệm này vốn đã được con người thời cổ chuyển hóa vào trong các nghi lễ. Và rồi nghi lễ này, một cách rất đặc biệt, lại được thể hiện dưới một “hình thức ngược” là sự chuyển dịch không gian của các nhân vật trong truyện cổ tích. Về phương diện nghệ thuật, xung năng cơ bản nhất của nghệ thuật kể chuyện và nghe chuyện cổ tích ấy chính là khát vọng vượt thoát ra khỏi đời sống hằng ngày để đắm chìm vào thế giới của sự hình dung và tưởng tượng về những điều kỳ diệu. Để đạt được điều đó, nghệ thuật truyện cổ tích hướng vào việc xây dựng những câu chuyện tự sự kể về những cuộc vượt thoát, phiêu lưu, những chuyện kể về sự dịch chuyển thần kỳ, để gợi cuốn người nghe theo những cuộc phiêu lưu, về những cuộc trốn thoát mang tính tưởng tượng thường xuyên chứa đựng những sự trốn thoát thật sự của nhân vật truyện. Nghệ thuật của những câu chuyện cổ tích đã đáp ứng một cách rất xuất sắc nhu cầu tạm thời biến mất khỏi hoàn cảnh hiện tại của độc giả để sống một đời sống khác. Do đó, một số lượng lớn các danh mục motif của truyện kể dân gian đều liên quan đến vấn đề “dịch chuyển”. Theo V.IA.Propp, vấn đề của truyện cổ tích không phải là sự tập hợp các motif mà là sự hình thành một số các cấu trúc cơ bản và các cấu trúc đó tập hợp lại xung quanh nó các motif. Hay nói cách khác, các motif thường châu tuần lại xung quanh nó một số các cấu trúc hạt nhân cấu thành nên một câu chuyện cổ tích. Nếu khẳng định như vậy, thì vấn đề dịch chuyển trong truyện cổ tích trở thành một trong những cấu trúc trọng tâm nhất và tập hợp lại xung quanh nó một số lượng rất lớn các motif. 79
- Vấn đề “dịch chuyển” trong cổ tích bao hàm rất nhiều các hình thức khác nhau. Nhìn vào bảng tra các motif dịch chuyển trong bảng chỉ dẫn của S. Thompson trong Bảng tra cứu các motif của văn học dân gian (Motif index of Folklore - Literature) và “Từ điển A-T” của trường phái Địa lý - lịch sử của Phần Lan có thể thấy: Trong những câu chuyện cổ tích trên toàn thế giới chứa đựng những hình thức dịch chuyển như con người biến đổi sang giới tính khác (D10), hay di chuyển đến cảnh giới thấp hơn hoặc cao hơn (D20), biến thành tộc người khác (D30), thay đổi kích cỡ (D55), biến thành một người khác (D40), thành một người già (D56.1) hay trẻ con (D55.2.5). Một người đẹp trai có thể biến thành kẻ xấu xí (D52.1) và một người xấu xí có thể biến thành một người đẹp trai (D52.2). Bảng tra cứu cũng đề cập đến nhiều motif mà ở đó vật biến thành người (D300-D399), nhiều hình thức biến đổi khác (D400-D499), nhiều phương tiện biến đổi khác (D500-D599) và nhiều motif biến đổi tình cờ (D600-D99)… Trong tất cả những motif có liên quan đến việc “dịch chuyển” thì phần dịch chuyển đến một không gian khác kéo dài từ mục F0-F199, bao gồm khoảng 460 motif lớn nhỏ khác nhau. Nghĩa là nó chiếm một trọng số rất lớn. Đó là một trong những bằng chứng cho thấy hình thức sự dịch chuyển không gian trong cổ tích không chỉ có ý nghĩa và mối quan hệ về mặt dân tộc học, lịch sử, nhân học xã hội mà hơn hết chúng còn là một yêu cầu bắt buộc đối với các nghệ nhân trong quá trình tạo tác ra các câu chuyện, là một trong những yêu cầu nghiêm ngặt của các thủ pháp nghệ thuật, là “những quy định mang tính sử thi” (Axel Olrik) trong quá trình sáng tạo để tạo nên một thế giới kỳ lạ và làm nên sức hấp dẫn của một số lượng lớn các câu chuyện cổ tích. Như vậy, bản thân việc dịch chuyển không gian trong truyện cổ tích cũng chứa đựng rất nhiều các vấn đề cốt tủy trong nghiên cứu và tìm hiểu truyện cổ tích thần kỳ. Một mặt, bản thân việc dịch chuyển chỉ đóng vai trò như xung lực cho cho cốt truyện diễn tiến, tạo điểm thắt nút cho việc nhân vật rời khỏi môi trường của nó và xâm lấn vào một không gian khác. Chỉ là điểm (C↑) khởi động cho chuyến du hành của nhân vật trong thế giới của mình như trong một cấu trúc lớn 31 chức năng 7 nhân vật của Propp. Các không gian mà nhân vật xuất phát và tìm đến lúc đó dường như vắng mặt. Chúng đơn thuần chỉ là đi và đến một địa điểm. Chúng được nhắc đến mà không hề được miêu tả, được đề cập đến mà không hề phơi bày bản chất. Những địa điểm đó chỉ đơn thuần đóng vai trò như một phông nền, một địa chỉ nơi diễn ra các sự kiện quan trọng. Khu rừng hay đầm lầy chỉ là nơi nhân vật bị lạc lối, thế giới kỳ ảo khác chỉ là nơi nhân vật phải vượt qua thử thách. Cánh đồng chỉ là nơi quyết đấu để tranh dành người đẹp của những chàng dũng sĩ… Nhưng mặt khác, sự dịch chuyển không gian lại dường như lại là nguyên nhân khởi phát và chi phối kết cấu và toàn bộ các chi tiết dù là nhỏ nhất của một câu chuyện cổ. Nhờ sự dịch chuyển, toàn bộ không khí thần tiên của chuyện cổ mới được phơi bày một cách phong phú nhất, tính phi cản trở thống nhất độc đáo duy có ở cổ tích mới được thể hiện một cách đầy đủ. Hơn thế nữa, sự dịch chuyển không gian chính là một “hồi ức câm lặng” của quá khứ đã lưu dấu vào trong truyện cổ tích. Chúng 89
- ta nhờ lần theo dấu vết của những “hồi ức câm lặng” ấy mới có thể phát hiện ra sợi dây vô cùng bền chặt kết nối nó với quá khứ xa xôi của con người từ thời viễn cổ, mới hiểu được cái thứ logic “tiền lôgic”, sự tham dự của các “kinh nghiệm thần bí” (Levy Bruhl) và “tư duy ma thuật độc đáo” (Jame Frazer) của người nguyên thủy. Mới có thể hiểu được nguồn cội và hình thức khởi thủy của nghi lễ hiến tế được móc xích một cách đặc biệt trong từng tình tiết tạo nên nền tảng và một phần trong dạng thức chung của các câu chuyện cổ. Ngoài ra, nó còn là sự thể hiện những yêu cầu mang tính quy định trong nghệ thuật xây dựng truyện cổ. Đặc biệt, nó còn thể hiện khát vọng không cùng của con người từ thuở xa xưa trong việc thực hiện những cuộc trốn thoát mang tính tưởng tượng của con người vào trong thế giới tưởng tượng thần tiên để bù đắp lại những thiếu thốn về dịch chuyển không gian trong hiện thực. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A.J.A.Gurevich, Các ph m trù v n hóa trung c , NXB GD, 1996. ạ ă ổ 2. Lesvi Bruhl, Kinh nghi m th n bí và bi u t ng ng i nguyên th y, Nxb Th gi i, ệ ầ ể ợư ở ờư ủ ế ớ 2008. 3. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, T i n bi u t ng v n hóa th gi i, Nxb à N ng, ểđừ ợư ể ă ớế Đ ẵ 2002. 4. V.Guxep, M h c Folklore, Nxb à N ng, 1995. ọỹ Đ ẵ 5. E.M.Meletinsky, Thi pháp c a huy n tho i, Nxb HQGHN, 2005. ủ ề ạ Đ 6. E.M.Meletinsky, Nhân v t trong truy n c tích hoang ng, xu t x c a hình t ng, ậ ệ ổ ờưđ ủứ ấ ợư NXB VH Ph ng ông, 1958. ơư Đ 7. Jame Frazer, Cành vàng-bách khoa th v v n hóa nguyên th y, Nxb Lao ng, 2007. ăềư ủ ộđ 8. Tuy n t p V.IA.PROPP, NXBVHDT, 2003. ậể 9. Tr nh Bá nh, Ch ngh a c u trúc và v n h c, Nxb V n hóa, Hà n i, 2002. ủ ĩ ấ ă ọ ị ĩĐ ă ộ 10. Nguy n ng Chi, Kho tàng truy n c tích Vi t Nam, Nxb Giáo d c, (2001), 1- 5. ệ ổ ệ ổĐ ễ ụ 11. S. Thompson, Folktale, The Dryden press, New York, 1946. 12. S. Thompson, Motif-index of folk – literature, Indiana University Press, 1955 -1958. 99
- THE SPACE TRANSFORMATION IN MAGIC FOLKTALE Nguyen Thi Kim Ngan College of Pedagogy, Hue University SUMMARY Folktale is one of the most primitive forms among traditional narratives. It is also the most important form of folklore. Although folktale is considered to have been formed in the time of the disintergration of primitive communism, it had emerged before the appearance of social class. Therefore, in folktale, there are remnants of sacrifice ceremonies of premitive people. Wandering to other worlds is one the motifs clearly revealing that those sacrifice ceremonies emerged before the existence of social class. It has created a significant transformation in folktale. By nature, it was actually the preparation for the life after death of primitive people. Due to the belief that there may be a immortal life after the physical one, primitive people defined the world by binary principle. In their imagination, there were three different worlds. The free movement between the real and unreal world in the art space of folktale created miracles and significances in folktale. This movement is not only used as the foundation of the imagination but also as a crucial technique to make the folktale more attractive. 001
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 529 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 323 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 320 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 230 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 388 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 269 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 357 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 368 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 353 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 348 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 197 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 190 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn