intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " SỨC MẠNH LẬP LUẬN CỦA PHẢN NGỮ TRONG DIỄN VĂN CHÍNH TRỊ ANH - VIỆT"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

98
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lập luận hiệu quả dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có sức mạnh của lý lẽ đanh thép và sức quyến rũ của phong cách ngôn ngữ trong phần phản ngữ. Diễn văn chính trị tiếng Anh - Việt là một trong những mảnh đất màu mỡ ở đó người nghiên cứu có thể tìm hiểu và phát hiện ra những yếu tố cơ bản tạo ra sức mạnh to lớn của lập luận, nhất là ở phần phản ngữ. Vì lẽ đó, sau khi đã thống kê, kiểm chứng và phân tích một khối lượng tài liệu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " SỨC MẠNH LẬP LUẬN CỦA PHẢN NGỮ TRONG DIỄN VĂN CHÍNH TRỊ ANH - VIỆT"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 SỨC MẠNH LẬP LUẬN CỦA PHẢN NGỮ TRONG DIỄN VĂN CHÍNH TRỊ ANH - VIỆT ARGUMENTATION POWER OF ANTITHESIS IN ENGLISH AND VIETNAMESE POLITICAL SPEECHES TS. PHAN VĂN HÒA Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN LÊ THỊ HOÀNG VÂN Học viên cao học khóa 2005-2008 TÓM TẮT Lập luận hiệu quả dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có sức mạnh của lý lẽ đanh thép và sức quyến rũ của phong cách ngôn ngữ trong phần phản ngữ. Diễn văn chính trị tiếng Anh - Việt là một trong những mảnh đất màu mỡ ở đó người nghiên cứu có thể tìm hiểu và phát hiện ra những yếu tố cơ bản tạo ra sức mạnh to lớn của lập luận, nhất là ở phần phản ngữ. Vì lẽ đó, sau khi đã thống kê, kiểm chứng và phân tích một khối lượng tài liệu đáng tin cậy, người viết bài này sẽ tập trung vào (a) xác định và phân loại một số khái niệm liên quan, (b) nêu lên những chứng cứ nghiên cứu đã đánh giá và xác minh về sức mạnh của lập luận ở phần phản ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt, (c) và đưa đến những kết luận hệ thống về các đặc trưng của lập luận nói chung, của phần phản ngữ nói riêng, để thấy rằng ngôn ngữ Anh và Việt có những điểm tương đồng và dị biệt trong bản chất mỗi ngôn ngữ cũng như trong sự thể hiện của ngôn ngữ trong diễn văn chính trị. ABSTRACT Argumentation power is based on various linguistic features, especially on argumentative ability and stylistic power of antithesis. Political speeches in English and Vietnamese are a ‘ rich land’ where the writer of this article can investigate and discover the basic features that endow the argumetative power to speeches, especially in the antithesis of argumentation. After doing statistics, checking reliable materials, and making scientific analysis of some typical speeches in English and Vietnamese, the writer will (a) explain some new concepts involved, (b) present study evidence evaluating and verifying argumentation power of antithesis in English and Vietnamese, and (c) discover the similarities and differences of these features in political speeches between the two languages. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lập luận đóng vai trò rất quan trọng. Song, là “một khoa học- khoa học của lời nói” [6:137], lập luận còn có ý nghĩa hơn trong xu hướng toàn cầu hoá, khi mà, lập luận càng sắc bén, thuyết phục thì mục đích đạt được càng cao.Vì lẽ đó, người viết đi sâu tìm hiểu bằng cách nào đó mà phản ngữ góp phần quan trọng trong cấu trúc lập luận để tạo ra sức mạnh to lớn của lời. Lập luận không phải là một vấn đề mới. Oswald Ducrot [1983], Jean Claude Anscombre [1983], Đỗ Hữu Châu [2001], Nguyễn Đức Dân [1998], Đỗ Thị Kim Liên [2005]… đã có những nghiên cứu rất thú vị về lập luận nói chung. Tuy nhiên, nghiên cứu 159
  2. về sức mạnh lập luận của phản ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt vẫn là một địa hạt còn cần phải tiếp tục nghiên cứu. 2. PHẢN NGỮ VÀ LẬP LUẬN 2.1. Phản ngữ: Khái niệm và phân loại Tuy có một số điểm chưa thật thống nhất về phản ngữ nhưng Galperin [1971], Đinh Trọng Lạc [1996], Cù Đình Tú [1883], Trần Ngọc Thêm [1999]… đều cho rằng phản ngữ là phép tu từ trong đó người ta đặt trong cùng một chuỗi cú đoạn những khái niệm hình ảnh ý nghĩa đối lập nhau được diễn đạt bằng những đơn vị lời nói khác nhau, nhằm nêu bật bản chất của đối tượng được miêu tả nhờ thế đối lập tương phản [5:165]. Theo Trần Ngọc Thêm [8:105], nếu căn cứ vào đặc điểm của các phương tiện dùng làm chủ tố và đối tố, có thể phân loại phản ngữ thành: đối bằng từ trái nghĩa, đối bằng từ không trái nghĩa (đối lâm thời), đối bằng dạng phủ định và đối bằng dạng miêu tả . 2.2. Lập luận: Khái niệm và phân loại Đỗ Hữu Châu [3], Nguyễn Đức Dân [2], Đỗ Thị Kim Liên [6] cùng cho rằng lập luận là “một hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (hay một số) kết luận hay chấp nhận một (hay một số) kết luận nào đó” [2:165]. Theo Đỗ Hữu Châu, một lập luận gồm tiền đề (premise) và kết đề (conclusion) [3:156]. + Tiền đề (TĐ) là những khẳng định chứa chứng cứ hay lí lẽ để suy ra kết đề [7:14]. + Kết đề (KĐ) là một khẳng định đích hay là một khẳng định mục tiêu [2:181]. Đỗ Hữu Châu [3:166], Nguyễn Đức Dân [2:185], Đỗ Thị Kim Liên [6:147] phân lập luận thành 2 loại: lập luận logic và lập luận đời thường. + Trong lập luận logic, quan hệ lập luận xảy ra giữa các mệnh đề [6:146]: Hôm nay ai là người Việt Nam thì đến họp mặt ở câu lạc bộ này Tôi là người Việt Nam. Tôi đến họp mặt ở câu lạc bộ này. Kết luận của lập luận logic là hệ quả tất yếu của 2 TĐ và của thao tác suy diễn. Lập luận logic không có phản lập luận [3:166 -167]. + Lập luận đời thường có TĐ là những "lẽ thường", những kinh nghiệm sống [3:167] và mang đặc thù địa phương hay dân tộc [6:158]. Trong khi đó, chính trị là “những hoạt động kết hợp với cai trị một quốc gia hay một khu vực” [14]. Chính vì lẽ đó, qua khảo sát sơ bộ, lập luận đời thường của phản ngữ có tần số xuất hiện rất thấp trong các bài diễn văn chính trị. Và lẽ hiển nhiên đây cũng không phải là mối quan tâm của bài báo này. 3. DIỄN GIẢI Bài viết này dựa vào cách phân loại phản ngữ và lập luận của các tác giả trên để khảo sát. Chúng tôi tiến hành khảo sát các bài diễn văn chính trị tiếng Anh (DVCTTA) và diễn văn chính trị tiếng Việt (DVCTTV) từ những năm 1990 trở lại đây. 450 lập luận chứa phản ngữ tiếng Anh và 450 lập luận chứa phản ngữ tiếng Việt được tìm thấy ngẫu nhiên trong các bài diễn văn này sẽ được phân tích, thống kê tần số xuất hiện và giải thích để tìm ra nét giống cũng như khác nhau về sức mạnh lập luận của phản ngữ giữa 2 ngôn ngữ. 160
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 3.1. Lập luận logic có phản ngữ ở vị trí TĐ 3.1.1. TĐ 1 > < “But they have failed” là luận cứ vững chắc để rút ra KĐ “our country is strong”. KĐ dựa trên sự trái ngược, đối lập giữa 2 TĐ làm cho lập luận trở nên chặt chẽ, có sức thuyết phục mạnh mẽ và nhờ đó niềm tin của người nghe vào sự việc cũng tăng lên nhiều lần so với việc chỉ đưa ra kết luận chung chung. Cách lập luận này cũng được thể hiện trong các bài DVCTTV. TĐ 1: Tổng thống Giôn –xơn nói nhiều về nền “độc lập” của miền Nam Việt Nam, miền Nam “không bị sự can thiệp của nước ngoài, không bị sự ràng buộc bởi một khối liên minh nào, không nhận một căn cứ quân sự của bất kì nước nào”. TĐ 2: Nhưng hiện nay chính đế quốc Mỹ là kẻ đang cố sống cố chết bám lấy miền Nam Việt Nam, đang tăng cường ngày càng nhiều đơn vị chiến đấu Mỹ vào miền Nam, và đang đánh phá miền Bắc cũng chính là để cố bám lấy miền Nam. KĐ: Rõ ràng như ban ngày, chính phủ Mỹ là kẻ xâm lược miền Nam mà còn trơ tráo vu khống miền Bắc “xâm lược” miền Nam. [11] Cách lập luận logic đối chọi nhau giữa 2 TĐ “nói nhiều về nền “độc lập” của miền Nam Việt Nam” >
  4. người Mỹ thiên về lối “tư duy phân tích” [9:25] nên KĐ thường trước 2 TĐ chứa phản ngữ. 3.1.2. KĐ → TĐ 1> < >< TĐ 1+ KĐ 1, TĐ 2 + KĐ 2 TĐ 1:Thế cách mạng của nhân dân ta tiếp tục đi lên, KĐ 1: không một lực lượng phản động nào có thể ngăn nổi. TĐ 2: Thế của địch đang trên đà đi xuống, KĐ 2: dù chúng cố tìm trăm phương nghìn kế cũng không cứu vãn được. [12] Như ta thấy, cách các câu đối được bố trí nêm vần thật chặt, những cặp hình ảnh đối nhau chan chát, móc xích là hiện tượng thường thấy nên trong lập luận logic, ta cũng bắt gặp phản ngữ nằm trong cấu trúc móc xích. Sự đối lập xen kẽ giữa “Thế cách mạng của nhân dân ta tiếp tục đi lên” >< “if you break the law” cũng như giữa KĐ 1 và KĐ 2 “you should be protected” >
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 tạo nhịp điệu, sự chặt chẽ và tính logic cao cho lập luận, giúp người nghe dễ tiếp thu và thấy rõ sự trái ngược của vấn đề một cách dễ dàng. Qua khảo sát (bảng 1), ta thấy cấu trúc móc xích tồn tại trong lập luận chứa phản ngữ trong DVCTTA chiếm 17,73% lập luận chứa KĐ so với 9,18% trong DVCTTV. Theo Trần Ngọc Thêm, phương Tây có lối tư duy phân tích nên một tư tưởng được coi là khoa học khi nó “được biện giải, lập luận một cách chặt chẽ, lý tính” [16:41]. Do đó, tính chặt chẽ, logic cao rất được coi trọng để thuyết phục người nghe trong DVCTTA. 3.1.4. KĐ ẩn ( Ø KĐ + TĐ 1 >
  6. KĐ chứa phản ngữ “ must not >< address and master the future together” không những khẳng định lại nội dung đã nêu ở TĐ mà còn đưa ra yêu cầu, thậm chí là mệnh lệnh: phải xác định, chọn hướng đi, không có do dự, chần chừ. Bảng 3: Kết quả phân bố của phản ngữ ở KĐ Phản ngữ ở KĐ Tiếng Anh 34 (7,6%) Tiếng Việt 102 (22,67%) TĐ 1: Lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí đấu tranh cho tự do và độc lập của đất nước, sức mạnh và trí tuệ không bờ bến của quần chúng nhân dân, khả năng thiên biến vạn hoá của cuộc chiến tranh nhân dân, đó là những điều mà bọn xâm lược Mỹ hoàn toàn không thể hiểu được. TĐ 2: Chúng tính toán một cách rất chủ quan rằng: đầu năm 1965, chúng có ở miền Nam ba vạn quân, nếu đến cuối năm chúng có độ 20 vạn quân hoặc nhiều hơn nữa thì nhất định chúng sẽ nắm ưu thế tuyệt đối và sẽ làm chủ tình hình. KĐ: Ước mơ của chúng to lớn bao nhiêu thì thất bại của chúng nặng nề bấy nhiêu.[11] Phản ngữ trong KĐ “ước mơ của chúng to lớn” >< “thất bại của chúng nặng nề” đã nhấn mạnh sự ảo tưởng, cay đắng của “chúng” trước sự thất bại ngoài sức tưởng tượng. Không chỉ tóm tắt sự việc súc tích, ngắn gọn, phản ngữ trong KĐ còn giúp người nghe hiểu được bản chất của sự việc và có cái nhìn đúng đắn về 2 chủ thể - ai đúng , ai sai, nên theo ai… Chiến lược giao tiếp này được các chính trị gia Việt rất quan tâm vì nó phù hợp với tâm lý người Châu Á [4]. Việc giúp người nghe có những nhận định chính xác về tính chất của vấn đề một cách cô đọng, chặt chẽ, hợp lý, dễ hiểu là một trong những tiêu chí quan trọng để thuyết phục. Đó cũng chính là lí do tại sao phản ngữ trong KĐ được sử dụng nhiều trong DVCTTV (22,67%) so với DVCTTA (7,6%). 3.3. Lập luận logic có phản ngữ ở vị trí TĐ và KĐ TĐ 1: Ta chỉ giữ non sông, đất nước ta. Chỉ chiến đấu cho quyền thống nhất và độc lập của Tổ Quốc. TĐ 2: (Còn) thực dân phản động Pháp thì mong ăn cướp nước ta, mong bắt dân ta làm nô lệ. KĐ: Vậy ta là chính nghĩa , địch là tà. Chính nhất định thắng tà. [13] Trong hai TĐ này, ta thấy có sự xuất hiện của phản ngữ “ta” >
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 Trong tự nhiên cũng như trong xã hội, hai hiện tượng thường có quan hệ với nhau. Quan hệ logic phổ biến của chúng là quan hệ nhân quả: A (nguyên nhân) B (kết quả) hay C (điều kiện) D (kết quả)…. Nhưng không phải lúc nào A cũng dẫn đến B hay C dẫn tới D mà A có thể tới –B hay C dẫn tới -D. Xét ví dụ: All this will not be finished in the first 100 days (1). Nor will it be finished in the first 1,000 days, nor in the life of this Administration, nor even perhaps in our lifetime on this planet (2). But let us begin (3). [14] Ta thấy mối quan hệ nghịch nhân quả giữa “this will not be finished”, “nor will it be finished” và “let us begin”. Khi nghe phát ngôn (1) và (2), ta nghĩ rằng việc chồn bước trước khó khăn là điều dĩ nhiên. Kết quả tất yếu theo dự đoán phải là “let us surrender”. Thế nhưng, kết quả ở đây lại hoàn toàn ngược lại “let us begin”. Ta cũng dễ dàng tìm thấy cấu trúc nghịch nhân quả sử dụng hình ảnh phản ngữ trong DVCTTV. Nay tuy châu chấu đấu voi Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra. [13] Khi nghe “châu chấu đấu voi”, ta thường liên tưởng đến hình ảnh “châu chấu” sẽ bị “voi” đè bẹp. Chính kết quả ngược “voi bị lòi ruột ra” làm người nghe bất ngờ thú vị. Lập luận logic nghịch nhân quả chính là “sự “lạ hoá”, sự phá vỡ phán đoán thông thường quen thuộc, chống lại cái sáo mòn, cái mặc nhiên thừa nhận, tạo sức sống cho phát ngôn” [10] cuốn hút sự chú ý, kích thích người nghe tìm hiểu thực chất của vấn đề. Vì vậy, ý nghĩa rút ra sau khi suy ngẫm, hiểu, nắm bắt được vấn đề sẽ đọng lại rất lâu trong tâm trí. Qua khảo sát, lập luận logic nghịch nhân quả trong trong DVCTTA chiếm tỉ lệ cao (12,67%) hơn so với DVCTTV (9,3%). Theo Trần Ngọc Thêm, “văn hóa phương Tây trọng động, luôn mang trong mình tham vọng chinh phục và chế ngự thiên nhiên” [16] nên người Mỹ thích sự thử thách, thích cảm giác chinh phục. Giải mã kết quả phân bố của cấu trúc nghịch nhân quả sử dụng hình ảnh phản ngữ đưới đây, chúng ta sẽ hiểu sâu hơn vấn đề này. Bảng 4: Kết quả phân bố của lập luận logic nghịch nhân quả Lập luận logic nghịch nhân quả 57 (12, 67%) Tiếng Anh Danh từ Động từ Tính từ 32 (56,14%) 19 (33,33%) 6 (10,53%) 42 (9, 3%) Tiếng Việt Danh từ Động từ Tính từ 11 (26,19%) 24 (57,14%) 7 (16,67%) Qua kết quả khảo sát, danh từ đóng vai trò phản ngữ trong lập luận logic nghịch nhân quả ở các DVCTTA chiếm 56,14% trong khi đó động từ lại chiếm 57,14% ở các DVCTTV. Điều này được Trần Ngọc Thêm lý giải “người Việt có thiên hướng nói đến những nội dung tĩnh bằng hình thức động (cấu trúc động từ, từ ngữ linh hoạt)” , ngược lại, người phương Tây “lại có thiên hướng nói đến nội dung động bằng hình thức tĩnh (cấu trúc danh từ, ngữ pháp hình thức chặt chẽ)” [9:165]. 4. KẾT LUẬN Qua phân tích và diễn giải trên các cứ liệu chân thực, chúng ta thấy phản ngữ là một hạt nhân quan trọng, một chất kết dính góp phần tạo ra sự chặt chẽ, logic trong lập 165
  8. luận. Với những hình ảnh, những cụm từ đối lập, bài diễn văn sẽ trở nên đẹp hơn, lung linh hơn, hấp dẫn hơn và đặc biệt là có sức thuyết phục cao hơn. Đây chính là thành công của nghê thuật ngôn từ. Sự giống nhau và khác nhau qua các thông số sử dụng phản ngữ và các cách lập luận trong diễn văn chính trị Anh – Việt vừa nêu, bước đầu gợi ra những suy nghĩ mới. Đặc biệt là gợi ra một hướng nghiên cứu mới về lĩnh vực này. Hướng nghiên cứu này cần được tiếp tục đi sâu hơn nữa nhằm phát hiện những vấn đề liên quan không những chỉ đến bút pháp mà còn đến tấm lòng của chủ thể lập ngôn, đến ý định sâu xa của người sáng tạo ra diễn văn. Và chắc chắn, khi nghiên cứu như vậy, sẽ đóng góp vào phương pháp phân tích văn bản đồng thời phương pháp sáng tạo văn bản ở thể loại diễn văn chính trị tiếng Anh và tiếng Việt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Galperin, I.R. (1971), Stylistics, High school publishing house, Moscow. [2] Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ Dụng Học, NXB Giáo Dục, Hà Nội. [3] Đỗ Hữu Châu (2001), Đại Cương Ngôn Ngữ Học, NXB Giáo Dục, Hà Nội. [4] Kaplan, R. B. (1966), “Cultural Thought Patterns in Intercultural Education”, Language Learning, 16(1), pp. 1-20. [5] Đinh Trọng Lạc (1996), 99 Phương Tiện và Biện Pháp Tu Từ Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. [6] Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo Trình Ngữ Dụng Học, NXB Đại học Quốc gia Hà nội, Hà Nội. [7] Võ Thị Thanh Ngà (2006), An Investigation into Semantic and Functional Features of Commonly – Used Connectors Expressing Contrastive Argumentation English vs. Vietnamese, Master Thesis, Danang. [8] Trần Ngọc Thêm (1999), Hệ Thống Liên Kết Văn Bản Tiếng Việt, NXB Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. [9] Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ Sở Văn Hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. [10] Nguyễn Thế Truyền (2005), Nghịch ngữ-phép tu từ của những mâu thuẫn thống nhất, Ngôn ngữ, số 8, tr. 23-36. [11] Phạm Văn Đồng, Những bài nói và viết chọn lọc tập 1, Nxb sự thật, 1987. [12] Nguyễn Duy Trinh, Mặt trận ngoại giao thời kì chống Mỹ cứu nước 1965- 1975, Nxb Sự thật, 1979. [13] Hồ Chí Minh tuyển tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, 2002. [14] http://www.americanrhetoric.com/top100speechesall.html (truy cập 27/6/2007). [15] http://www.askoxford.com/concise_oed/politics (truy cập 15/11/2007). [16] http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/GiaoDuc (truy cập 14/1/2008). [17] http://www.dunglac.net/tranngocthem/BSc1m2.pdf (truy cập 18/2/2008). [18] http://www.dunglac.net/tranngocthem/nuocvanhoahoinhap.htm (truy cập 18/2/2008). [19] http://www.vanhoahoc.edu.vn/site/index.php?option (truy cập 18/2/2008). 166
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2