intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: Tình hình và một số yếu tố liên quan đến bướu giáp đơn ở học sinh 8-12 tuổi huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

92
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ hiện mắc bướu giáp và nồng độ iốt-niệu ở học sinh 8-12 tuổi tại huyện Nam Giang; 2. Đánh giá nồng độ iốt trong nước, trong muối ăn và một số chỉ tiêu môi trường tại huyện Nam Giang. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: Tình hình và một số yếu tố liên quan đến bướu giáp đơn ở học sinh 8-12 tuổi huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 55, 2009 TÌNH HÌNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BƯỚU GIÁP ĐƠN Ở HỌC SINH 8 - 12 TUỔI HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM Hoàng Tr ng S ọ ĩ Tr ng ih cYD c, i h c Hu ờư ạĐ ọ ạĐ ợư ọ ế TÓM TẮT Vi t Nam, m c dù B Y t ã th c hi n ch ng trình ph mu i i t toàn qu c cách ây ệỞ ặ đế ộ ệự ơư ủ ốố ố đ h n 10 n m, song do tác ng c a nhi u y u t nh môi tr ng, ch t kháng giáp, t p quán n ơ ă ộđ ủ ốếề ư ờư ấ ậ ă u ng, nên hi u qu c a ch ng trình này th ng khác bi t nhau các a ph ng. Vì v y,c n ố ệ ủả ơư ờư ệ ở ịđ ơư ầậ ph i ánh giá k t qu vi c th c hi n ch ng này. Nhóm nghiên c u g m 577 h c sinh t 8 n đả ế ệ ự ệả ơư ứ ồ ọ ếđ ừ 12 tu i t i huy n mi n núi Nam Giang, t nh Qu ng Nam. Xác nh t l b u giáp b ng khám ạổ ệ ề ỉ ả ịđ ớư ệ ỷ ằ lâm sàng. o n ng i t ni u và i t trong n c b ng ph ng pháp tr c quang ng h c xúc ệ ố ộđ ồ Đ ố ằ ớư ơư ắ ộđ ọ tác. o n ng i t mu i n; c ng và ch t h u c trong n c b ng ph ng pháp chu n . ố ộđ ồ Đ ứ ộđ ă ố ơữấ ằ ớư ơư ộđ ẩ trung v i t ni u 11,34 µgI-/dl. N ng K t qu cho th y, t l m c b u giáp 3,6%. N ng ế ả ớư ắ ệ ỷ ấ ộđ ồ ệ ốị ộđ ồ i t trong n c và mu i n l n l t 1,8 ± 1,1µgI-/L và 27,1 ± 12,1 ppm. N ng ch t h u c và ố ớư ợư ầ ă ố ơ ữ ấ ộđ ồ c ng trong n c l n l t 1,1mg O2/L và 68,6 ± 49,3mg CaCO3/l. ứ ộđ ợư ầ ớư 1. Đặt vấn đề Sau hơn một thập niên (1995-2007) thực hiện chương trình “Phủ muối iốt toàn quốc”, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc phòng và chống các rối loạn thiếu hụt iốt. Tuy nhiên, do yếu tố môi trường, thực phẩm, tập quán ăn uống cũng như chất lượng muối iốt rất khác nhau ở các vùng sinh thái; vì thế, tỷ lệ mắc bướu giáp đơn cũng khác biệt nhau ở các địa phương. Do vậy, việc nghiên cứu tình hình phủ muối iốt và tỷ lệ mắc bướu giáp ở các vùng sinh thái là hết sức cần thiết nhằm đánh giá kết quả của chương trình phòng và chống các rối loạn thiếu hụt iốt. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ hiện mắc bướu giáp và nồng độ iốt-niệu ở học sinh 8-12 tuổi tại huyện Nam Giang; 2. Đánh giá nồng độ iốt trong nước, trong muối ăn và một số chỉ tiêu môi trường tại huyện Nam Giang. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu: học sinh tiểu học có độ tuổi từ 8-12 tuổi tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam; iốt trong muối ăn, chất hữu cơ và độ cứng trong nước sinh hoạt. 149
  2. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu ngang trên mẫu ngẫu nhiên - Loại mẫu sử dụng: mẫu chùm. Giai đoạn 1 chọn cụm (xã), huyện Nam Giang có hai vùng (vùng thấp có độ cao trung bình 400 m có 3 xã và vùng cao có độ cao 900 m có 6 xã). Ở vùng thấp chọn 1 xã (Tà Bing) và vùng cao chọn 2 xã (Chà Vàn và La Dê). Giai đoạn 2 chọn cá thể vào mẫu. Khung mẫu gồm tất cả các lớp học có học sinh độ tuổi từ 8-12 tuổi của 3 xã đã chọn ở giai đoạn 1. Chọn ngẫu nhiên số lớp học sao cho có đủ số học sinh cần thiết vào mẫu. - Cỡ mẫu: tính các cỡ mẫu hợp lý cho mỗi biến số cần đo lường trong nghiên cứu ngang. * Cỡ mẫu dùng để khám bướu giáp: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ngang: z 2 . p (1 − p ) n= (1) e2 Trong đó: - P: là tỷ lệ bướu giáp ước đoán trong quần thể bằng 6% - e: là độ chính xác tuyệt đối, chấp nhận e = 0,02 - Ứng với khoảng tin cậy 95%, z = 1,96 Thay vào công thức (1), tính được n = 542. * Cỡ mẫu dùng để xác định mức iốt niệu: Theo khuyến cáo của WHO và ICCIDD trong giám sát chương trình can thiệp phòng chống CRLTI, cỡ mẫu cần định lượng iốt niệu: n = 50/mỗi cụm [6]. * Cỡ mẫu dùng cho định lượng iốt muối cũng theo khuyến cáo của WHO và ICCIDD trong giám sát chương trình can thiệp phòng chống CRLTI, cỡ mẫu cần lấy: n = 30/mỗi cụm [7] * Cỡ mẫu nước sinh hoạt: n = 10/ cụm. - Xác định bướu giáp bằng khám lâm sàng; định lượng iốt-niệu và iốt trong nước bằng phương pháp trắc quang động học xúc tác; đinh lượng iốt trong muối ăn, chất hữu cơ và độ cứng trong nước bằng phương pháp chuẩn độ [4]. - Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học. 150
  3. 3. Kết quả 3.1. Tỷ lệ bướu giáp và nồng độ iốt-niệu ở học sinh 8-12 tuổi 3.1.1. Tỷ lệ bướu giáp B ng 1. T l b u giáp c a h c sinh 3 xã nghiên c u ả ớư ệ ỷ ủ ọ ở ứ Số mắc bướu Tỷ lệ bướu Xã n p giáp giáp (%) Tà Bing 190 8 4,2 Chà Vàn 184 7 3,8 p>0,05 La Dê 203 6 2,9 Tổng 577 21 3,60 - Tỷ lệ bướu giáp ở xã Tà bing (4,2%) cao hơn so với hai xã Chà Vàn (3,8%) và La Dê (2,9%) B ng 2. T l b u giáp c a h c sinh theo tu i ả ớư ệ ỷ ủ ọ ổ Số học sinh Tỷ lệ bướu Tuổi mắc bướu n p giáp (%) giáp 8 78 1 1,3 9 95 3 3,2 10 176 9 5,1 p > 0,05 11 138 5 3,6 12 90 3 3,3 Tổng 577 21 3,6 Các lứa tuổi từ 8 đến 12 tuổi đều có mắc bướu giáp B ng 3. T l b u giáp c a h c sinh theo gi i ả ớư ệ ỷ ủ ọ ớ Số học sinh Tỷ lệ bướu Giới mắc bướu n p giáp (%) giáp Nam 289 9 3,10 Nữ p > 0,05 288 12 4,10 Tổng 577 21 3,60 151
  4. - Tỷ lệ mắc bướu giáp giữa học sinh nam và nữ khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê B ng 4. T l b u giáp theo l n c a tuy n giáp ả ớư ệ ỷ ớ ộđ ủ ế Độ IA Độ IB Số mắc bướu giáp Tổng số Tổng số Xã n % % Tà Bing 190 8 3 37,5 5 62,5 Chà Vàn 184 7 3 42,9 4 57,1 La Dê 203 6 3 50,0 3 50,0 Tổng 577 21 9 42,9 12 57,1 - Chỉ có bướu giáp thể lan tỏa, bướu độ IB (57,1%) và cao hơn độ IA (42,9%) những không đáng kể 3.1.2. Nồng độ iốt-niệu B ng 5. N ng i t-ni u c a h c sinh 3 xã nghiên c u ả ồ ố ộđ ệ ủ ọ ở ứ Trung vị Xã n Min- Max Trung bình (X ± SD) p Tà Bing 50 14,4 5,1-56,8 17,9 ± 13,3 Chà Vàn 50 12,7 4,9-40,2 14,9 ± 8,3 p< 0,05 La Dê 50 10,7 4,9-40,3 12,3 ± 8,4 Tổng 150 11,3 4,9-56,8 15,1 ± 10,4 - Nồng độ iốt-niệu trung vị của ba xã và chung cho ba xã đều trên mức khuyến cáo. 3.2. Chất lượng muối iốt và một số yếu tố môi trường liên quan bệnh bướu giáp 3.2.1. Chất lượng muối iốt tại huyện Nam Giang B ng 6. N ng i t trong mu i n ả ồ ố ộđ ăố Trung vị Xã n Min- Max Trung bình (X ± SD) p Tà Bing 30 24,85 8,50-76,20 27,16 ± 14,30 Chà Vàn 30 25,95 13,80-48,70 29,55 ± 10,05 p>0,05 La Dê 30 23,80 6,30-70,90 24,58 ± 11,36 Tổng 90 24,30 6,30-76,20 27,10 ± 12,07 - Nồng độ iốt-muối ăn của ba xã và chung cho ba xã đều trong mức khuyến cáo 152
  5. 3.2.2. Những yếu tố môi trường liên quan đến bướu giáp B ng 7. N ng (trung bình) c a m t s y u t liên quan nb u giáp ả ồ ộđ ủ ếố ộ ố ếđ ớư Iốt trong Chất hữu cơ Độ cứng trong nước nước trong nước Xã n p (mgCaCO3/L) (µgI-/L) (mgO2/L) Tà Bing 10 1,7 ± 1,0 1,2 ± 0,4 72,1 ± 40,2 Chà Vàn 10 1,9 ± 0,4 1,2 ± 0,8 66,3 ± 30,7 p>0,05 La Dê 10 1,9 ± 0,9 0,9 ± 0,7 67,2 ± 40,0 Tổng 1,8 ± 1,1 1,1 ± 0,7 68,6 ± 49,3 30 - Nồng độ chất hữu cơ trong nước sinh hoạt ở mức khuyến cáo, nồng độ iốt và độ cứng trong nước ngoài mức giới hạn khuyến cáo. 4. Bàn luận 4.1. Tỷ lệ bướu giáp Hiện nay, bướu giáp vẫn còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam [2]. Qua khảo sát 577 học sinh 8-12 tuổi ở 3 xã Tà Bing, Chà Vàn và La Dê, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ hiện mắc bước giáp chung là 3,6%. Trong đó, xã Tà Bing có tỷ lệ bướu giáp cáo nhất 4,2%, thấp nhất là xã La Dê 2,9%. Tỷ lệ bướu giáp ở các lứa tuổi, giữa nam và nữ học sinh khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Các học sinh mắc bướu giáp đều ở độ I (IA chiếm 42,9% và IB chiếm 57,1%) và đều mắc bướu giáp thể lan tỏa. Theo mục tiêu của Chương trình Quốc Gia phòng chống các rối loạn thiếu iốt; một vùng không thiếu iốt khi tỷ lệ bướu giáp ở lứa tuổi 8-12 ≤ 5% [3]. So với mục tiêu này, 3 xã nghiên cứu thuộc huyện Nam Giang không nằm trong vùng thiếu iốt. 4.2. Nồng độ iốt-niệu Nồng độ iốt niệu là chỉ số phản ảnh trung thực tình trạng dinh dưỡng iốt của cơ thể; đồng thời qua chỉ số này cũng đánh giá được kết quả của Chương trình phủ muối iốt toàn quốc của Bộ Y tế. Kết quả ở bảng 5 cho thấy, trung vị iốt niệu chung ba xã là 11,3 µgI/dl; trong đó cao nhất là xã Tà Bing 14,1 µgI/dl và thấp nhất là xã La Dê 10,7 µgI/dl. Theo WHO/UNICEF/ICCIDD [6], khi iốt-niệu ở học sinh tiểu học trong mức 10-20 µgI/dl được xem là vùng không thiếu iốt. Đối chiếu với khuyến cáo này, huyện Nam Giang vào thời điểm nghiên cứu không nằm trong vùng thiếu iốt. 4.3. Nồng độ iốt trong muối ăn Nồng độ iốt trong muối ăn chung của ba xã nghiên cứu là 27,1 ppm (95% CI: 24,6-29,6), trong đó cao nhất là xã Chà Vàn 29,6 ppm (95% CI: 24,6-29,6) và thấp nhất 153
  6. là xã La Dê 24,6 ppm (95% CI: 24,6-29,6). Như vậy, nồng độ iốt trong muối ăn của ba xã nghiên cứu đều ở mức khuyến cáo (20-40 ppm) [7]. 4.4. Những yếu tố môi trường liên quan đến bướu giáp Nồng độ iốt trong nước sinh hoạt là chỉ điểm cho iốt trong môi trường sống; và mức khuyến cáo tối thiểu là 2 µgI/l [4]. Kết quả ở bảng 7 cho thấy, nồng độ iốt trong nước chung ở 3 xã nghiên cứu là 1,8 µgI/l (95% CI: 1,4-2,2). Như vậy, tất cả các xã nghiên cứu đều có nồng độ iốt thấp hơn mức khuyến cáo; và môi trường sống ở vùng này thiếu iốt. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu trước đây, cho rằng, đa số nước sinh hoạt tại miền núi đều thiếu iốt [1]. Nước uống có độ cứng cao liên quan đến tỷ lệ mắc bướu giáp; nếu môi trường sống thiếu iốt, và độ cứng trong nước cao sẽ làm nặng thêm tình trạng bướu giáp địa phương [1]. Kết quả ở bảng 7 cho thấy độ cứng trong nước của 3 xã nghiên cứu đều trên mức khuyến cáo (< 60 mg CaCO3/l). Một số chất kháng giáp có mặt trong chất hữu cơ như phenol, resorcinol, axit humic...Vì thế, nếu sử dụng nước có nồng độ chất hữu cơ cao sẽ ảnh hưởng đến sự thu nhập iốt của cơ thể [5]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả các mẫu nước sinh hoạt tại địa phương nghiên cứu đều có nồng độ chất hữu cơ trong mức khuyến cáo (≤ 2 mgO2/l). Như vậy, chất hữu cơ trong nước uống ở địa phương nghiên cứu chưa tác động đến sự thu nhập iốt của người dân sinh sống tại đây. Từ kết quả nghiên cứu, có thể nhận định, mặc dù môi trường sống thiếu iốt, độ cứng trong nước cao; song, nhờ vào việc sử dụng muối trộn iốt có chất lượng tốt và rộng khắp, nên tỷ lệ bướu giáp trong quần thể nghiên cứu vẫn đạt yêu cầu (≤ 5%). 5. Kết luận - Tỷ lệ bướu giáp chung và nồng độ iốt niệu của học sinh 8-12 tuổi tại ba xã nghiên cứu lần lượt là 3,6% (95% CI: 2,1-5,1) và 11,3 µgI/dl. Nồng độ iốt trong muối ăn và trong nước uống chung ba xã Tà Bing, Chà Vàn và La Dê lần lượt là 27,1ppm (95% CI: 24,6-29,6) và 1,8 µgI/l (95% CI: 1,4-2,2). - Nồng độ chất chữu cơ trong nước của ba xã 1,1 mgO2/l (95%CI: 0,9-1,4) dưới mức khuyến cáo. Chất hữu cơ trong các nguồn nước sinh hoạt chưa ảnh hưởng đến sự thu nhập iốt của người dân. Độ cứng trong nước chung cho ba xã là 68,6 mg CaCO3/l (95%CI: 50,9-86,2). Độ cứng trong nước ở mức cứng vừa nên có thể ảnh hưởng đến sự thu nhập iốt của người dân địa phương. Từ kết quả nghiên cứu có thể kết luận: ba xã Tà Bing, Chà Vàn và La Dê thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam không nằm trong vùng thiếu iốt. 154
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. V n Ái, Lê M , Tóm t t c i m a hoá i t và m t s vi l ng khác trong các ă ỗĐ ỹ ể đ ặđ ắ ịđ ố ốộ ợư thành t o a ch t liên quan n b nh b u c và n ng c a con ng i thu c m t ịđ ạ ấ ệ ếđ ớư ổ ộđ ầđ ủ ờư ộ ộ s t nh mi n núi phía B c, T p chí Các R i lo n Thi u h t i t, (1994), s 10, 10. ạ ạố ốụ ế ố ỉố ề ắ 2. B Y t (2005), Báo cáo s k t 6 tháng u n m 2005 ánh giá ho t ng Phòng ộ ế ếơ ầđ ă đ ộđ ạ ch ng các r i lo n thi u h t i t giai o n 2001- 2005, H i th o xây d ng k ho ch ảộ ạế ư ố ố ạ ế ốụ ạđ hành ng phòng ch ng các r i lo n thi u h t i t giai o n 2006- 2010, à N ng, ộđ ố ố ạ ốụ ế ạđ ẵĐ (2005), 15-18. 3. Nguy n Thanh Hà, Hoàng Kim c và cs, ánh giá tình tr ng các r i lo n thi u h t ễ ớƯ Đ ạ ố ạ ế ụ i t c a h c sinh ti u h c trong toàn qu c, K y u toàn v n công trình nghiên c u khoa ếỷ ă ứ ủố ọ ể ọ ố h c n i ti t và chuy n hoá, Nhà xu t b n Y h c, Hà N i, (2000), 218- 225. ếộọ ể ảấ ọ ộ 4. H H u Hoàng, Nghiên c u tình hình s d ng mu i i t và t l b u giáp h c sinh 8- ữồ ứ ụử ốố ớư ệ ỷ ọở 10 tu i huy n Phú Vang, Th a Thiên Hu , Lu n v n Th c s Y h c, Tr ng i h c Y ăậ ỹạ ọ ọ ạĐ ờư ổ ệ ừ ế khoa Hu , 2004. ế 5. WHO/UNICEF/ICCIDD, The thyroid and its diseases, Geneva, 2005. 6. WHO/UNICEF/ICCIDD, Progress towards the elimination of iodine deficiency disorder, Geneva, 1999. 7. WHO/UNICEF/ICCIDD, Recommended iodine levels in salt and guidelines for monitoning their adequacy and effectiveness, Geneva, 1996. SITUATION AND SOME FACTORS RELATED TO SIMPLE GOITER PREVALENCE OF PULPILS AGED FROM 8 TO 12 IN NAM GIANG DISTRICT - QUANG NAM PROVINCE Hoang Trong Si College of Medicine and Pharmacy, Hue University SUMMARY In Viet Nam, the Ministry of Public Health established “The programme on the whole country table salt iodine cover” over ten years ago. However, the impact of many factors such as envirronment, goistrogen, the eating and drinking customs...has resulted in different results in each location. The research was done on 577 students aged from 8 to 12 years in the moutainous Nam Giang district, Quang Nam province. Goiter prevalence was determined by clinic examination. Urinary and water iodine concentrations were measured by spectrophotometric method. Iodine salt, the hardness and organic contents of water were determined by titration. The results showed that (1) the goitre prevalence was 3,6%, (2)the 155
  8. median urinary iodine was 11,34 µgI-/dl, (3) iodine concentrations in water and in salt were 1,8 ± 1,1 µgI/L and 27,1 ± 12,1 ppm, respectively, and (4) the hardness of water was 1,1 mgO2/l with organic concentration of 68,6 ± 49,3 mgCaCO3/l. These results have proved that it has been a positive step to carry out the program aimed at preventing disorders due to iodine deficiency in Nam Giang district. 156
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2