Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TỪ CHÍNH SÁCH “MỞ CỬA” TRUNG QUỐC HIỂU THÊM VỀ TÍNH THỰC DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX"
Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6
lượt xem 8
download
Vào tháng 9/1899, nước Mỹ đề ra “chính sách mở cửa Trung Quốc”, bắt đầu xâm nhập vào thị trường rộng lớn này. Chỉ bằng một lời tuyên bố, nước Mỹ đã nghiễm nhiên trở nên bình đẳng trong việc khai thác thị trường Trung Quốc bên cạnh các nước đế quốc khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TỪ CHÍNH SÁCH “MỞ CỬA” TRUNG QUỐC HIỂU THÊM VỀ TÍNH THỰC DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX"
- TAÛP CHÊ KHOA HOÜC, Âaûi hoüc Huãú, Säú 47, 2008 TỪ CHÍNH SÁCH “MỞ CỬA” TRUNG QUỐC HIỂU THÊM VỀ TÍNH THỰC DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX Dương Quang Hiệp Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Vào tháng 9/1899, nước Mỹ đề ra “chính sách mở cửa Trung Quốc”, bắt đầu xâm nhập vào thị trường rộng lớn này. Chỉ bằng một lời tuyên bố, nước Mỹ đã nghiễm nhiên trở nên bình đẳng trong việc khai thác thị trường Trung Quốc bên cạnh các nước đế quốc khác. Nghiên cứu về “chính sách mở cửa Trung Quốc”, chúng ta sẽ thấy được tính thực dụng - một đặc điểm xuyên suốt trong chính sách đối ngoại Mỹ từ khi lập quốc đến nay. Thực dụng luôn là một đặc điểm xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ khi lập quốc đến nay, đặc biệt trong những năm cuối thế kỷ XIX - thời điểm đánh dấu sự vươn đến quyền lực thế giới của nước Mỹ. Việc Mỹ xâm chiếm Cuba, Puerto Rico, Philippines từ tay Tây Ban Nha thông qua cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên giữa Mỹ và Tây Ban Nha năm 1898 đã cho chúng ta thấy tính thực dụng trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ này. Cuba, Puerto Rico và Philippines - đối tượng cho chính sách xâm lược của Hoa Kỳ - là những mắt xích yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ. Vào thời điểm cuối thế kỷ XIX, Tây Ban Nha đang trở nên già cỗi, ốm yếu và không thể quản lý nổi các thuộc địa nằm sát biên giới của Hoa Kỳ trong lúc phong trào đòi độc lập dân tộc lại liên tiếp nổ ra. Đó chính là cơ hội và là “thời khắc quyết định” cho tham vọng bành trướng xâm lược, mở rộng thuộc địa của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, xét trên phương diện lợi ích kinh tế và thương mại, vào cùng thời điểm, tính thực dụng của chính sách đối ngoại của Mỹ trong ứng xử với Trung Quốc - một vùng đất rộng lớn, nơi có nhiều sự tranh chấp giữa các nước đế quốc, cũng đã được thể hiện rõ nét. Sau khi đứng chân ở Philippines và khẳng định vị trí vững chắc ở Hawaii vào buổi giao thời giữa hai thế kỷ, Hoa Kỳ đã có những hy vọng và toan tính lớn trong việc buôn bán với Trung Quốc – nơi chứa đựng “những triển vọng tốt đẹp cho đất nước, cũng như lợi nhuận và quyền lực trong cái đế quốc tự cho là trung tâm ấy” [4,228]. Trung Quốc là một thị trường khổng lồ, một bàn tiệc mà bất cứ đế quốc nào cũng thèm muốn. Song, đợi cho đến khi Mỹ có thực lực để hướng đến Trung Quốc thì quả là muộn màng so với các nước đế quốc “lão làng” khác. Trong khi đó, từ khi Nhật Bản đánh bại Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 – 1895), các nước đế quốc phương Tây đã giành được các căn cứ hải quân, thuê lãnh thổ và thiết lập các phạm vi ảnh hưởng – các “tô giới” riêng. Những nước này cũng đã chiếm được các độc quyền buôn bán cũng
- như sự nhượng bộ của chính quyền Trung Quốc trong việc xây dựng đường sắt và phát triển khai thác mỏ. Lo sợ những “phạm vi ảnh hưởng” ở Trung Quốc của các nước châu Âu sẽ dần dần trở thành những thuộc địa thực sự, nơi mà vốn đầu tư và quyền lợi thương mại của Hoa Kỳ sẽ bị loại ra ngoài, Hoa Kỳ đã thi hành một chính sách ngăn chặn nguy cơ nói trên bằng việc ban bố một thủ đoạn ngoại giao mới, chính thức kêu gọi các nước đế quốc cùng thực hiện “chính sách mở cửa” (The Open Door Policy) đối với Trung Quốc. Tháng 9 – 1899, Ngoại trưởng Mỹ Jonh hay dưới quyền của Tổng thống W. McKinley đã gửi công hàm ngoại giao tới các nước có liên quan, thông báo về chính sách mở cửa đối với Trung Quốc “nhằm duy trì nguyên trạng lãnh thổ Trung Quốc” [2,415], theo đó: - Các nước thừa nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. - Hàng hoá của các nước phải theo chế độ thuế quan của Trung Quốc và do Chính phủ Trung Quốc thu thuế. - Không can thiệp vào lợi ích của các nước theo những điều đã ký. - Tàu thuyền các nước đi lại trong thương cảng thuộc phạm vi các nước khác không được đánh thuế nhập khẩu cao hơn thuế suất quy định cho tàu thuyền của nước mình. Luận điểm này cũng được áp dụng trên lĩnh vực (vận tải bằng) xe lửa. Như vậy, với việc ban bố chính sách mở cửa đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ đã nhấn mạnh đến sự bình đẳng về những đặc quyền thương mại cho tất cả các quốc gia trên lãnh thổ Trung Quốc - đó là sự bình đẳng của mọi cơ hội buôn bán (bao gồm các biểu thuế quan, các khoản thuế bến cảng và cả các giá cước vận chuyển đường sắt) ở những khu vực học kiểm soát. Gạt đi những yếu tố lý tưởng này, chính sách mở cửa Trung Quốc của Hoa Kỳ về thực chất đã trở thành một thủ đoạn ngoại giao để đoạt lấy những lợi thế ở thuộc địa mà không cần phải dùng vũ lực để chiếm lấy các lợi thế này từ tay người Trung Quốc [1]. Thực ra, vào thời điểm những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, Hoa Kỳ vẫn chưa đủ sức để có thể can thiệp một cách trực tiếp vào Trung Quốc. Vì lúc này, Trung Quốc mặc dù đang rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu, song không phải là Philippines, và lại càng không giống hơn khi trên lãnh thổ Trung Quốc đang hiện diện tất cả các anh tài từ Âu sang Á (như Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật,…). Vì vậy, không có phương sách nào khả dĩ hơn bằng chính việc tuyên bố thực hiện chính sách “mở cửa” đối với Trung Quốc, duy trì nguyên trạng, đảm bảo “sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền độc lập” của Trung Quốc. Qua đó, Hoa Kỳ đàng hoàng hiện diện để xâu xé những quyền lợi trên đất Trung Quốc mà không bị ai phản đối, bao gồm cả Trung Quốc lẫn các nước đế quốc khác. Đồng thời, với chính sách này Hoa Kỳ muốn “ngăn chặn các nước đế quốc tiếp tục xâm chiếm Trung Quốc để hàng hoá Mỹ xâm nhập vào Trung Quốc và chờ thời cơ cho Mỹ len chân vào thị trường này” [5,266]. Đó là một mưu đồ chiến lược thực sự chứ không phải là việc “chịu ảnh hưởng quá mức của các quốc gia khác - những quốc gia ở một mức độ nào đó đã thao túng các quan chức Washington ngây thơ” [3, 578] như lập
- luận của Goerge Kennan trong cuốn Ngoại giao Hoa Kỳ 1900 – 1950 (American Diplomacy 1900 – 1950). G. Kennan cho rằng, việc Hoa Kỳ trở thành một cường quốc quan trọng đối với châu Á trong giai đoạn 1898 – 1900 không phải bởi vì Hoa Kỳ nhận thức được những giá trị thực sự của họ trong các vấn đề châu Á, mà là vì họ bị các quan chức Anh lôi kéo để ủng hộ một chính sách “mở cửa” ở Trung Quốc. Điều này hoàn toàn trái ngược với những hành động mà Hoa Kỳ thực hiện ở Trung Quốc cũng như trái ngược với những dư luận đánh giá về nó ngay tại chính bản thân nước Mỹ. Việc thực hiện chính sách mở cửa đối với Trung Quốc của Jonh Hay đã được dư luận Mỹ đánh giá rất cao. Chính sách này, theo người Mỹ, là một trong những chính sách đáng được ghi nhớ nhất trong lịch sử đối ngoại Hoa Kỳ. Mark Sullivan trong cuốn sách “Thời đại của chúng ta: sự chuyển đổi thế kỷ” (Our Times: The Turn of the Century) đã viết: Chính sách “mở cửa” ở Trung Quốc là một ý tưởng của người Mỹ. Nó được hình thành nhằm tương phản với chính sách “phạm vi ảnh hưởng” được thực thi bởi các cường quốc khác. Chính sách “mở cửa” là một trong những chương/đoạn đáng được khen ngợi nhất trong lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ, là một minh chứng của năng lực và kỹ năng khôn ngoan, sắc sảo đi kèm là sự thúc đẩy thiện chí trong quá trình đàm phán. Không một chính khách và quốc gia nào không thể không đồng ý với những mong muốn mà chính sách của John Hay đưa ra, John Hay đã nhìn nhận thông suốt vấn đề một cách hoàn hảo [6,21-22]. “Thiện chí’ mà Hoa Kỳ muốn thúc đẩy ở đây chẳng qua là sự duy trì nguyên trạng Trung Quốc, tạo điều kiện cho Mỹ thâm nhập sâu hơn vào thị trường rộng lớn này chứ không phải Hoa Kỳ hào hiệp đứng ra “đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” cho Trung Quốc. Với chính sách này, Mỹ thực sự trở thành một kẻ xâm lược khôn ngoan và dấu mặt. Điều này lại càng rõ ràng hơn khi Mỹ cùng với các nước đế quốc khác tham gia trấn áp phong trào Nghĩa hoà đoàn, làm áp lực buộc triều đình Mãn Thanh phải ký kết thêm Hiệp ước Tân Sửu (1901) cho phép các nước có quân đội bảo vệ đường giao thông và bồi thường 450 triệu lạng bạc. Riêng Mỹ được 25 triệu USD. Thực tế đó chứng tỏ rằng chính sách “mở cửa” chỉ là một bước, một thủ đoạn của quá trình xâm lược của Mỹ vào Trung Quốc mà thôi [5,226]. Trong những năm đầu tiên của thế kỷ XX, nhìn chung, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn là sự tiếp tục cấu kết với các nước khác xâm nhập sâu hơn để rồi xâu xé Trung Quốc. Tháng 2 – 1904, cuộc Chiến tranh Nga - Nhật nhằm tranh giành ảnh hưởng ở vùng đông bắc Trung Quốc nổ ra. Nhận thấy có thể lợi dụng cuộc chiến tranh này để tiến thêm một bước trong việc thâm nhập sâu hơn vào Trung Quốc, Mỹ đã đứng về phía Nhật Bản. Trong cuộc chiến tranh này, Mỹ đã cảnh cáo Đức và Pháp không được can thiệp bằng cách đứng về phe Nga chống lại Nhật Bản. Với sự trợ giúp về ngoại giao, nhất là vai trò trung gian hòa giải hòa bình giữa Nga và Nhật thông qua việc ký kết Hiệp ước Portsmouth (do vậy, Tổng thống T. Roosevelt được tặng
- giải thưởng Nobel hòa bình năm 1906) * [7,744-745], Hoa Kỳ đã được Nhật Bản nhân nhượng cho một số quyền lợi như thực hành chính sách “mở cửa” đối với Mãn Châu, thừa nhận Mỹ có quyền len chân vào vùng lãnh thổ đông bắc Trung Quốc. Chính sách “mở cửa” Trung Quốc năm 1899 của Mỹ thực ra không phải là điểm khởi đầu và là minh chứng duy nhất cho tính thực dụng trong ngoại giao của đất nước nước này. Sự thực dụng vẫn luôn là một đặc điểm lớn trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ từ khi lập quốc cho đến nay. Chẳng hạn như vào năm 1803, khi nước Pháp đang chuẩn bị một cuộc chiến mới với Anh, Napoleon đã quyết định bổ sung thêm ngân sách và đặt vùng đất Louisiana (thuộc Pháp) ra ngo ài tầm với của Anh bằng cách rao bán vùng đất này cho Hoa Kỳ. Mặc dù Hiến pháp Mỹ không cho phép chính phủ có quyền mua bán lãnh thổ, song oổng thống T.Jefferson đã quyết định mua vùng đất này với lập luận rằng “lương tri của đất nước sẽ sửa đổi tội lỗi của một sự giải thích không chặt chẽ khi sự giải thích ấy sẽ sản sinh ra những kết quả không ho àn hảo” [8,103]. Với giá chỉ 15 triệu USD, Hoa Kỳ đã có vùng đất Louisiana với 2,6 triệu km2, bao gồm cả cảng New Orleans. Việc mua bán này được đánh giá rất cao, và là “một thành công quan trọng nhất” [7, 125] của chính quyền T.Jefferson. Với 15 triệu USD ( 3 cent = 1 mẫu đất), nước Mỹ đã có được một vùng đất bao la gồm những đồng bằng màu mỡ, những dãy núi, những khu rừng và những hệ thống sông ngòi (trong đó quan trọng nhất là hệ thống sông Missisippi) mà “trong vòng 80 năm sẽ trở thành ‘miền đất trung tâm’ của nước Mỹ và là ‘một trong những vựa thóc lớn của thế giới’’ [8]. Vùng đất Louisiana trở thành lãnh thổ không thể tách rời của Mỹ như là một biểu tượng của sự nhạy bén, biết chớp lấy thời cơ, nắm bắt cơ hội trong chính sách đối ngoại của đất nước này. Việc tận dụng thành công cơ hội mua Louisiana từ Pháp khi Pháp đang còn vướng bận vào cuộc chiến tranh với Anh (mặc dù chỉ đang sắp diễn ra) đã mở đầu co một truyền thống, đó là tính cơ hội, tính thực dụng hay chủ nghĩa thực dụng trong trong đường lối đối ngoại của Hoa Kỳ. Đặc điểm này được tiếp tục phát triển và thể hiện rõ hơn trong những năm 20 của thế kỷ XIX, khi các nước vùng Trung và Nam Mỹ đã giành được độc lập từ Tây Ban Nha. Ngay sau khi các quốc gia Mỹ Latinh tuyên bố độc lập, Hoa Kỳ đã nhanh chóng công nhận các nước này. Tuy nhiên, trước những lo ngại rằng Tây Ban Nha có thể sẽ giành lại các thuộc địa cũ của họ ở châu Mỹ Latinh và Nga có thể sẽ mở rộng quyền khai thác của mình tại Alaska sang cả vùng Oregon, người Mỹ bắt đầu lo lắng. Thêm vào đó, nước Anh cũng tiến hành nhiều hoạt động nhằm ngăn ngừa Tây Ban Nha khôi phục lại đế quốc của họ, bởi lẽ, lợi ích thương mại từ châu Mỹ Latinh là quan trọng đối với các quyền lợi của Anh. Đứng trước tình hình đó, vào tháng 12.1823, Tổng thống Mỹ J.Monroe trong thông điệp hàng năm gửi Quốc hội, đã công bố những điều sau này trở * Với vai trò hoà giải hoà bình giữa Nga và Nhật trong cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904 – 1905), Tổng thống T. Roosevelt được tặng giải thưởng Nobel Hoà bình năm 1906. Ông là người Mỹ đầu tiên nhận vinh quang này. T. Roosevelt đã giành toàn bộ tiền thưởng là 36.735 USD để lập ra một quỹ ủng hộ hoà bình, hạn chế đình công công nghiệp. Nhưng khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất nổ ra và Mỹ tham chiến thì Roosevelt lại quyết định chuyển toàn bộ quỹ này (lúc này đã là 45.000 USD) cho công việc cứu trợ các nạn nhân chiến tranh.
- thành học thuyết ngoại giao nổi tiếng - Học thuyết Monroe (Monroe Doctrine) như một lời cảnh cáo các cường quốc châu Âu một cách rõ ràng rằng: Chúng tôi (Mỹ) sẽ coi mọi sự can thiệp của bất cứ cường quốc châu Âu nào nhằm áp bức và thống trị những chính phủ vừa tuyên bố và duy trì nền độc lập của họ mà chúng tôi (Mỹ) vừa thừa nhận như một biểu hiện thiếu thân thiện đối với Mỹ” [4, 161]. Như vậy, chỉ bằng một lời tuyên bố, J.Monroe buộc các cường quốc châu Âu phải tôn trọng ưu thế và địa vị của Hoa Kỳ đối với toàn bộ lục địa châu Mỹ. Từ chỗ châu Mỹ vốn là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây, với học thuyết Monroe, châu Mỹ đã trở thành của riêng người châu Mỹ và sau này là “châu Mỹ của người Mỹ”. Tóm lại, có thể nói rằng chính sách “mở cửa” đối với Trung Quốc là một sự nối tiếp của truyền thống thực dụng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Đây thực chất là một đòi hỏi mang tính đế quốc chủ nghĩa khi Hoa Kỳ chưa chuẩn bị đầy đủ một sức mạnh cần thiết, hay chưa tạo ra được những ưu thế tuyệt đối cho những hành động đơn phương của mình trên đất Trung Quốc. Sẽ không dễ dàng gì trong việc “chia sẻ” Trung Quốc với các nước đế quốc khác vốn đã có nhiều lợi ích ở đây nếu Mỹ không thực hiện một thủ đoạn ngoại giao nhằm cân bằng quyền lực của tất cả các nước đế quốc đang tham gia vào quá trình xâu xé Trung Quốc. Qua đó, tạo cho Hoa Kỳ một hướng đi đúng với thực lực và phù hợp với hoàn cảnh khi tính đến việc thâm nhập vào thị trường rộng lớn này. Thủ đoạn mà Hoa Kỳ thực hiện thông qua chính sách “mở cửa” Trung Quốc đáng được xem là minh chứng cho tính thực dụng (pragmatic) trong chính sách đối ngoại của Mỹ. “Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của Trung Quốc thông qua chính sách “mở cửa” thực chất chỉ là những mĩ từ nhằm biện minh cho tham vọng bành trướng của chủ nghĩa đế quốc Mỹ để khắc phục sự chậm trễ của nó trong quá trình tìm kiếm những giá trị to lớn ở thị trường khổng lồ này. Và trong một khoảng thời gian dài, chừng nào Hoa Kỳ còn lạc hậu, hay chưa chuẩn bị đầy đủ sức mạnh thì chính sách “mở cửa” vẫn còn là nguyên tắc chủ đạo trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. “Mở cửa” suy cho cùng cũng chỉ là sự lợi dụng hoàn cảnh, lợi dụng mâu thuẫn trong việc xâu xé Trung Quốc giữa các cường quốc và rêu rao những giá trị “độc lập” kiểu Mỹ, tất cả chỉ để dọn đường cho những bước thâm nhập sâu hơn vào “bàn tiệc” Trung Quốc của Hoa Kỳ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Howard Cincotta, Khái quát về lịch sử nước Mỹ, bản dịch (lưu tại Đại sứ quán Hoa Kỳ). 2. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học KHXH & NV - Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Phòng Thông tin Văn hoá, Tiếp cận nghiên cứu Hoa Kỳ học và kinh nghiệm cho Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Hà Nội, 2003. 3. Eric Foner, Lịch sử mới của nước Mỹ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. 4. Nguyễn Nghị, Lê Minh Đức, Lịch sử nước Mỹ, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1994. 5. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng. Lịch sử thế giới cận đại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
- Nội. 6. Goerge F. Kennan, American Diplomacy 1900 – 1950, The University of Chicago Press, Chicago/Illinois. 1951. 7. William A. Degregorio, 42 đời tổng thống Hoa Kỳ, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998. A DEEPER UNDERSTANDING ABOUT PRAGMATIC OF AMERICAN DIPLOMACY IN THE END OF NINETEEN CENTURY FROM “CHINA OPEN-DOOR POLICY” Duong Quang Hiep College of Sciences, Hue University SUMMARY In September 1899, The United States of America proposed the “China Open Door Policy”, starting the entry into this large market. Without any trouble, only by an address, United States became equal to the other Empire countries in exploitating China market. Doing this research about “China Open Door Policy”, we have found out the pragmatic – a main characteristic in American Foreign Policy since the foundation of the state.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 528 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 316 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 229 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 388 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 357 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 368 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 351 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 348 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 195 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 190 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn