Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " 7 Lĩnh vực cơ hội nghiên cứu và phát triển "
lượt xem 8
download
Mục tiêu Quốc gia: Tăng cường cung cấp gỗ lớn từ rừng tự nhiên và rừng trồng để đáp ứng nhu cầu chế biến gỗ và ngành nội thất để tăng cường xuất khẩu và sử dụng trong nước, đồng thời giảm nhập khẩu gỗ. 1.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu để tăng năng suất và chất lượng gỗ từ rừng tự nhiên và rừng trồng, lựa chọn loài cây, tăng cường số cây, quy hoạch và đặc tính loài, nâng cao kỹ thuật lâm sinh, khai thác, kỹ thuật xử lý và chế biến gỗ, tiêu thụ và sản xuất gỗ, đồng thời quản...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " 7 Lĩnh vực cơ hội nghiên cứu và phát triển "
- XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN CHO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM --------------------------------------------------------- HỘI THẢO VỀ LÂM NGHIỆP THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU 7 ARDO 7 Lĩnh vực cơ hội nghiên cứu và phát triển (ARDOs) ARDO 1: Gỗ lớn ARDO 2: Gỗ nhỏ và bột giấy ARDO 3: Tre, nứa, song, mây ARDO 4: Lâm sản ngoài gỗ ARDO 5: Đa dạng sinh học và bảo tồn ARDO 6: Môi trường và dịch vụ ARDO 7: Chính sách Lâm nghiệp THÁNG 07/2007
- 1 ARDO 1. GỖ LỚN 1. XÁC ĐỊNH ARDO 1.1. Mục tiêu Quốc gia: Tăng cường cung cấp gỗ lớn từ rừng tự nhiên và rừng trồng để đáp ứng nhu cầu chế biến gỗ và ngành nội thất để tăng cường xuất khẩu và sử dụng trong nước, đồng thời giảm nhập khẩu gỗ. 1.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu để tăng năng suất và chất lượng gỗ từ rừng tự nhiên và rừng trồng, lựa chọn loài cây, tăng cường số cây, quy hoạch và đặc tính loài, nâng cao kỹ thuật lâm sinh, khai thác, kỹ thuật xử lý và chế biến gỗ, tiêu thụ và sản xuất gỗ, đồng thời quản lý rừng bền vững. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: • Rừng tự nhiên: khai thác cây bản địa và thường tập trung vào những loài ít được biết đến/ ít được sử dụng. • Rừng trồng: các loài Keo (đặc biệt tập trung vào Keo A. auriculiformis); Bạch đàn; các loài Thông (đặc biệt là Thông caribea); các loài cây bản địa: Hopea odorata, Dipterocarpus alatus, Parashorea cochinchinensis, Anisoptera spp. , Prumus arborea, Trám, Endospermum chinesis, Quế, Quercus wallichiana, Melia azedarach 2. THÔNG TIN VỀ ARDO1 2.1 Tình hình chung Rừng Việt Nam có tiềm năng khá lớn nhưng chưa được sử dụng hợp lý và hệ thống quản lý còn kém làm cho tài nguyên rừng bị suy thoái. Do nhận biết chưa đúng đắn về nội dung và khái niệm triết lý quản lý rừng, nên có nhiều sai lầm liên quan tới chính sách trước kia và khái niệm trong phát triển, sử dụng và tổ chức ngành. Chính sách ngành Lâm nghiệp đã đi từ phạm vi khai thác (với nhận biết về tài nguyên rừng là vô hạn) tới việc hạn chế khai thác (chỉ tập trung vào bảo vệ và phát triển rừng). Kết quả của những sai lầm trong ngành lâm nghiệp là: (i) Năng suất và sản lượng rừng tự nhiên bị giảm dần và không liên quan tới tiềm năng tự nhiên; (ii) Năng suất rừng trồng thấp và không hiệu quả; (iii) rừng không đáp ứng được nhu cầu của ngành chế biến. Mức tăng trưởng và đóng góp của ngành lâm nghiệp cho GDP còn khá thấp và tỷ lệ phần trăm của ngành trong GDP tiếp tục giảm. Trong những năm gần đây, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã trải qua: • Rừng tự nhiên được phục hồi (từ năm 1995 – 2005, đã phục hồi khoảng 2 triệu ha rừng) • Diện tích rừng trồng tăng dần, độ che phủ rừng tăng từ 27.2% trong năm 1990 tới 36.7% trong năm 2004. Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
- 2 • Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng khoảng 2.5 triệu m³ mỗi năm, trong đó 1 triệu m³ là từ rừng trồng và số còn lại là từ vườn nhà và rừng trồng rải rác, cung cấp vật liệu thô cho ngành công nghiệp và giảm sức ép lên rừng tự nhiên. • Ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm từ rừng phát triển trong những năm gần đây, đóng góp quan trọng cho sản lượng xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên: • Diện tích, chất lượng và đa dạng sinh thái rừng tự nhiên vẫn bị giảm chủ yếu do vấn đề bảo tồn diện tích đất rừng cho mục đích sử dụng khác và phương pháp khai thác không bền vững; • Năng suất, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh yếu; • Sản lượng gỗ từ rừng tự nhiên đã giảm từ 2 triệu m³/năm trong những năm 1990 tới 700,000 m³/năm trong những năm 2000và 300,000 m³ trong năm 2003 và hiện nay chỉ là 200,000 m³/năm. • Rừng trồng chưa đáp ứng được nhu cầu vật liệu thô cho ngành công nghiệp và xuất khẩu; • Phải nhập khẩu 80-90% số lượng gỗ để sản xuất các mặt hàng để xuất khẩu. • Ngành chế biến gỗ mặc dù phát triển nhanh, nhưng thiếu chiến lược và chưa cạnh tranh được, đồng thời còn thiếu nguồn nguyên liệu. 2.2. Đặc điểm và triển vọng của ARDO1 • Các hoạt động lâm nghiệp được chuyển đổi chủ yếu từ lâm nghiệp quốc doanh sang lâm nghiệp xã hội với sự tham gia ngày càng tăng của các chủ thể phi chính phủ; • Ngành lâm nghiệp đã tạo nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho hàng triệu người sống trong và xung quanh khu vực rừng. 2.3. Các mục tiêu phát triển Mục tiêu chung tới năm 2020 là trồng, bảo vệ, quản lý và phát triển bền vững 14.3 triệu rừng thông qua sự tham gia và huy động của các chủ thể trong phát triển lâm nghiệp và góp phần phát triển xã hội, kinh tế, bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống cho cộng đồng người dân sống trong và xung quanh khu vực rừng. Rừng theo quy hoạch và đất rừng (triệu ha) Loại đất 2004 2010 2020 Tổng diện tích quy hoạch cho đất rừng 16,2 16,2 16,2 1. Diện tích rừng Nhà nước lâu dài 12,3 14,0 14,3 a. Rừng phòng hộ 5,9 5,7 5,7 b. Rừng đặc dụng 1,9 2,3 2,3 c. Rừng sản xuất 4,5 6,0 6,3 2. Diện tích rừng sản xuất khác - - 1,9 3. Đất rừng không có rừng 3,9 2,2 0 Độ che phủ rừng (%) 36,7 43 43 Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
- 3 Mục tiêu cụ thể: • Rừng sản xuất tăng 4-5% mỗi năm; • Duy trì lâu dài 2.3-2.4 triệu ha rừng sản xuất và 4 triệu ha rừng tự nhiên; • Trồng 200 triệu cây rải rác mỗi năm; 3 • Sản xuất khoảng 20 triệu m gỗ/năm (trong đó 10 triệu m³ gỗ lớn) và 25-26 triệu m³ gỗ nguyên liệu, (tổng cộng là 45-46 triệu m3); • Tăng cường xuất khẩu sản phẩm rừng lên tới 4 tỉ US$; • Các dịch vụ khác từ rừng đạt tới 2 tỉ US$ vào năm 2020. • Trên 30% diện tích rừng sản xuất được chứng nhận; • Tạo việc làm cho hơn 2 triệu người (bao gồm số người lao động trong ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ); • Tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho 70% hộ nghèo trong vùng lâm nghiệp; • Hoàn thành giao đất giao rừng và trao quyền sở hữu đất trước năm 2010; • Tăng cường kiến thức và kỹ năng cho người lao động đặc biệt là người dân vùng cao và nhóm hộ nghèo. Chiến lược phát triển dựa trên cơ sở vùng sinh thái là: (1) Vùng miền núi phía Bắc: • Vùng Tây Bắc (Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu): (i) Trồng và duy trì hệ thống rừng phòng hộ tại đầu nguồn sông Đà; (ii) Xây dựng vùng nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ và LSNG, tập trung vào thị trường Trung quốc. • Vùng Đông Bắc (Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lao Cai, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Yên Bái): (i) Xây dựng vùng nguyên liệu liên kết với ngành chế biến dựa trên 1.5 triệu ha rừng trồng; (ii) xây dựng vùng tam giác thương mại công nghiệp Hà Nội- Hải Phòng-Quảng Ninh cho sản phẩm rừng; phát triển các làng nghề thủ công. Tăng cường xuất khẩu tập trung vào thị trường Trung quốc; (iii) Xây dựng và củng cố hệ thống rừng đặc dụng và rừng phòng hộ trong vùng. (2) Vùng châu thổ sông Hồng • (Hà Nam, Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình): (i) Xây dựng và củng cố hệ thống rừng phòng hộ dọc bờ biển và xung quanh các thành phố lớn, trồng cây rải rác; (ii) Phát triển các làng nghề thủ công; (iii) Củng cố và bảo vệ các vườn quốc gia như Vườn quốc gia Cúc Phương, Ba Vì, Cát Bà, Xuân Thuỷ. (3) Vùng Bắc trung bộ • (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế): (i) Xây dựng và củng cố hệ thống rừng phòng hộ dọc bờ biển, vùng cát xoáy (moving sand) và vùng đầu nguồn; (ii) Củng cố, bảo vệ và phát triển các vườn quốc gia Pù Mát, Vụ Quang, Bến Én, Bạch Mã, Phong Nha-Kẻ Bàng; (iii) phát triển các khu nguyên liệu gỗ và LSNG kết nối với các ngành chế biến địa phương. Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
- 4 (4) Ven biển miền Trung • (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận): (i) Tập trung bảo vệ rừng đầu nguồn và dọc bờ biển; (ii) phát triển vùng nguyên liệu kết nối với rừng tại Chu Lai-Qui Nhơn Đà Nẵng; (iii) Phát triển hệ thống rừng nghèo kiệt tại Ninh Thuận và Bình Thuận. (5) Tây Nguyên • (Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng): (i) Xây dựng khu sản xuất cung cấp gỗ lớn và củng cố rừng phòng hộ đầu nguồn; (ii) Phát triển rừng tại Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Pleiku, An Khê (6) Vùng Đông Nam • (Bad Raving Tao, Bin Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Hồ Chí Minh city, Tây Ninh): (i) Củng cố chế biến sản phẩm rừng để cung cấp nguyên liệu cho khu công nghiệp thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh city-Biên Hoà-Bình Dương-Vũng Tàu và nguyên liệu bột giấy cho Tân Mai, Đồng Nai; (ii) Củng cố rừng phòng hộ đầu nguồn với các nhà máy thuỷ điện quan trọng như: Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ; đồng thời bảo tồn đa dạng sinh thái các vườn quốc gia. (7) Vùng Châu thổ sông Mêkông • (Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Cà Mau): (i) Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn; (ii) trồng cây rải rác. Diện tích và sản lượng trồng Cho tới nay, Việt Nam có khoảng 2.2 triệu ha rừng trồng; trong đó khoảng 59% là rừng sản xuất. Phân phối rừng trồng sản xuất theo diện tích như sau (do ông Phạm Đình Tam thực hiện năm 2005): - Vùng núi phía Bắc: 35,325 ha - Vùng Bắc Trung bộ: 257,331 ha - Ven biển miền Trung: 286,178 ha - Tây Nguyên: 23,468 ha - Vùng Đông Nam: 53,182 ha - Các vùng khác: 216.796 ha Tỷ trọng cây trồng là: - Thông: 14,82% - Keo: 15,50% - Bạch đàn: 23,65% - Styrax tonkinensis: 4,34% - Các loài khác (dưới 4%): 41,69% Hầu hết các khu rừng sản xuất được trồng để lấy nguyên liệu và gỗ nhỏ, tỷ lệ gỗ lớn rất thấp và hầu như được trồng để phòng hộ. Sản xuất Năng suất trung bình của một số rừng trồng: Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
- 5 18-25 m3/ha/a - Keo: Bạch đàn (Eucalyptus camadulensis): 18-20 m3/ha/a - Bạch đàn (E. europhylla): 20-30 m3/ha/a - Thông nhựa: 15 m3/ha/a - Thông (Pinus kesya): 15 m3/ha/a - Styrax tonkinensis: 13,5 m3/ha/a - Manglietia conifera: 11 m3/ha/a - Giá trị và thị trường Giá trị sản phẩm gỗ và LSNG xuất khẩu (triệu US$) S.phẩm 1996 1997 1989 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Gỗ 61,0 - 108,0 - 219,0 334,0 435,0 567,0 1034,0 1500,0 LSNG - - - 78,4 98,3 108,3 138,6 154,7 198,1 87,9* Nguồn: Ông Phan Sinh., Phòng Thông kê & Thương mại, Tổng Cục Hải quan tháng 7/2005 (* Số liệu 5 tháng đầu năm 2005). Lợi thế cạnh tranh Có tiềm năng lớn về điều kiện vật chất (khí hậu, đất) đem lại tỷ lệ tăng trưởng rừng • sản xuất lớn; Chi phí lao động thấp có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác; • Năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ có khả năng giúp cho các nhà máy • và doanh nghiệp chế biến gỗ nâng cao khả năng cạnh tranh của mình… Các hộ có năng lực và sẵn sàng áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất sản xuất • rừng. Các chính sách của Nhà nước: Các chính sách liên quan nhiều nhất tới sản xuất gỗ lớn là: Luật đất đai (sửa đổi năm 2003); • Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi năm 2004); • Các chính sách giao đất gia rừng; • Quyết định 178 về Quyền và nghĩa vụ của các hộ gia đình và cá nhân trong giao đất • giao rừng. Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về • quản lý rừng. 3. PHÂN TÍCH LĨNH VỰC ARDO1 3.1. Cơ cấu, qui mô Lâm trường (sản xuất gỗ): Trong những năm 1960, hầu hết rừng ở Việt Nam đều do các Lâm trường Quốc • doanh (LTQD) quản lý. Đầu những năm 1990 có 413 LTQD, trong đó có 138 LTQD thuôc chính quyền huyện, 199 thuộc Tỉnh, số còn lại là những LTQD lớn hơn báo cáo trực tiếp lên cơ quan cấp Trung ương. Những LTQD này quản lý 6.3 triệu ha rừng và Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
- 6 khai thác 150.000 ha/năm. Kết quả là về cơ bản họ đã làm suy thoái tài nguyên rừng. Vào năm 1996, khoảng một nửa số LTQD đã khai thác rừng cạn kiệt một cách lãng phí và Chính phủ đã triển khai một chương trình trên cả nước cho tất cả các LTQD. Những thay đổi về quản lý rừng dần dần được chuyển đổi sang những người quản lý • không thuộc Nhà nước và phần lớn đất của các LTQD được giao cho các chủ đất này hoặc giao khoán cho họ. Vào năm 1997, theo quyết định số 187/1999/QD-TTg tháng 9/1999 và Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 về thay đổi, cải tổ và phát triển Nông trại và Lâm trường Nhà nước đã tạm ngưng khai thác gỗ kinh doanh cho 300 LTQD. Các LTQD được thay đổi theo bốn hình thức tổ chức: • 1. Lâm trường dịch vụ rừng hỗ trợ các hoạt động trồng, quản lý và bảo vệ của các hộ gia đình; 2. Lâm trường khai thác và chế biến mang lại lợi ích kinh tế; 3. Các nhóm ngành rừng; 4. Lâm trường/ Cơ sở bảo vệ môi trường. Các LTQD tiếp tục quản lý các khu đất rừng quan trọng ở Việt Nam. Hầu hết những • diện tích đất này sẽ được giao khoán để bảo vệ và trồng bổ sung. Hiện nay, chỉ khoảng 32% diện tích đất rừng do các hộ quản lý và tỷ lệ này sẽ tăng • lên 80% vào năm 2020 theo chiến lược ngành Lâm nghiệp 2006-2020. Hầu hết gỗ lớn được dùng để sản xuất thương mại là đều từ rừng tự nhiên, từ rừng • trồng là rất thấp. Cần phát triển hơn qua tập trung đầu tư cho các vùng nghiên cứu. 3.2 Cơ sở hạ tầng hỗ trợ Ngành chế biến gỗ: Có khoảng 1,200 doanh nghiệp/ cơ sở chế biến gỗ trong đó: • a. Doanh nghiệp do Bộ NN&PTNT quản lý chiếm 10,3% b. Doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài chiếm 3, 3%. c. Doanh nghiệp do Tỉnh quản lý chiếm 20, 8%. d. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 65.6%. (Không có số liệu cụ thể về sản lượng chế biến của mỗi loại hình doanh nghiệp). Hầu hết các doanh nghiệp này đều ở Vùng Đông Nam (367); một số doanh nghiệp ở • Vùng Châu thổ Sông Hồng (189); Vùng Bắc Trung bộ (170); Ven biển miền Trung (161); Tây nguyên (153); Châu thổ sông Mekong (88) và Tây Bắc (11). Hầu hết cơ sở chế biến gỗ đều cũ, công nghệ lạc hậu chủ yếu sử dụng các thiết bị • nhập khẩu từ Trung Quốc, Đông Âu hoặc trong nước. Các máy móc như máy cưa cho ra các bán sản phẩm và chủ yếu các máy dùng cho • sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Một số xưởng chế biến cũng tập trung đầu tư cải tiến công nghệ và thiết bị nâng cao • chất lượng sản phẩm nhưng mới ở quy mô nhỏ và có ít tác động tới sản xuất số lượng lớn để có thể cạnh tranh trong khu vực. Phát triển cơ sở hạ tầng còn thấp và chưa đạt đến mức tối ưu để cung cấp nguyên liệu • thô cho các cơ sở chế biến. Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
- 7 3.3. Thị trường Các sản phẩm được nâng cao giá trị dần dần đa dạng hơn, số lượng và chất lượng • được cải tiến, và cũng dần dần đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ gỗ rừng tự nhiên, tuy nhiên việc • sử dụng gỗ từng rừng trồng cho những sản phẩm này còn hạn chế. Thị trường chính cho các sản phẩm từ gỗ sản xuất tại Việt Nam là Trung Quốc, Đài • Loan, Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ, Canađa, nhưng những thị trường này, nhưng những thị trường này chưa ổn định do trữ lượng xuất khẩu thấp, mẫu mã, chất lượng và khả năng cung cấp sản phẩm chưa liên tục và đồng nhất. Khuyến khích thương mại của sản phẩm gỗ Việt Nam thông qua triển lãm, hội chợ thương mại và quảng cáo còn hạn chế. Cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam chắc chắn sẽ tăng nhờ hội nhập kinh tế toàn • cầu, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, điều này cũng sẽ có nhiều thách thức, khó khăn nhưng cũng tạo cơ hội cho ngành lâm nghiệp và chế biến gỗ của Việt Nam. 3.4. Xu hướng và các vấn đề thị trường trong tương lai 2003 2005 2010 2015 2020 3 Nhu cầu (1000 m ) 4.561 5.378 8.030 10.266 11.993 Cung cấp trong nước 3.700 10.000 Nhập khẩu 4.300 2.000 Nguồn: Chiến lược phát triển Lâm nghiệp quốc gia 2006-2020 (bản dự thảo ngày 4/4/2006). 4. THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ARDO1 4.1. Các lĩnh vực nghiên cứu chính Phân tích ngành lâm nghiệp, dự báo các xu hướng phát triển của ngành chế biến gỗ • và khoảng trống cung/ cầu trên thế giới và Việt Nam. Lập kế hoạch và các lĩnh vực ưu tiên lựa chọn cho sản xuất gỗ lớn; • Nghiên cứu để cải thiện chính sách giao/ sở hữu đất rừng, chia sẻ lợi ích, khuyến • khích tài chính và các hỗ trợ khác cho các chủ đất; Nghiên cứu để phát triển hệ thống các kỹ thuật khai thác bền vững và phục hồi rừng • sau khi khai thác; Nghiên cứu để phát triển các kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng đã bị suy thoái theo • định hướng tập trung; Nghiên cứu để xác định các loài cây kinh tế chính để cung cấp gỗ lớn cho mỗi vùng • sinh thái… Kết hợp cải thiện phát triển các loài cây với các giải pháp lâm sinh để tạo ra rừng • trồng các loài cây gỗ lớn; Phòng chống sâu bệnh hại và cháy rừng; • Nghiên cứu nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm gỗ. • 4.2. Các cơ quan hỗ trợ nghiên cứu chính Bộ NN&PTNT Viện KHLNVN • Viện điều tra quy hoạch rừng • Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
- 8 Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên; • Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp các tỉnh miền núi Phía Bắc; • Viện Kinh tế và Chiến lược Nông Lâm nghiệp • Các trường đại học Trường đại học Lâm nghiệp Xuân Mai; • Trường đại học Nông lâm nghiệp thành phố Hồ Chí Minh; • Trường đại học Tây nguyên; • Trường đại học Nông lâm nghiệp thành phố Huế • Trường đại học Nông lâm nghiệp Thái nguyen • Các tổ chức khác Các Cục, Vụ, Chi cục Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, các Trung tâm khuyến nông khuyến lâm… Các nhà tài trợ chính/Các tổ chức hợp tác quốc tế: CIFOR, CSIRO, ACIAR, AusAID, SIDA, IUCN, JICA, TBI, FAO, UNDP, • APAFRI, FORESPA 4.3. Ngân sách tài trợ Cho tới nay, trong ngân sách quốc gia đối với gỗ lớn chưa được xác định là ARDO • tại Việt Nam, do vậy chưa có số liệu cụ thể về tổng ngân sách tài trợ cho sản phẩm gỗ lớn. Nhìn chung, đầu tư cho nghiên cứu và sản xuất gỗ lớn vẫn còn thấp so với các lĩnh vực khác trong ngành lâm nghiệp. ODA • Hợp tác song phương • Nguồn tài trợ khác • 4.4. Những thành tựu nghiên cứu chính đạt được cho tới nay Những kết quả nghiên cứu đạt được cho tới nay trong sản xuất gỗ lớn là: • Phân loại đất rừng, đánh giá tiềm năng đất và tính thích ứng của các loài cây, phân loại lập địa là cơ sở lập kế hoạch trồng rừng; • Xác định quyền sở hữu gỗ cần thiết là cơ sở phân loại gỗ cho mục đích sử dụng cuối cùng và công nghệ chế biến; • Cơ sở khoa học khai thác rừng và phục hồi rừng sau khi khai thác; • Xác định danh mục các loài cây cho rừng sản xuất ở các khu kinh tế sinh thái khác nhau (46 loài cây); • Nhân giống và cải thiện giống cây có năng suất cao, có tính thích ứng cao (chịu hạn… như Bạch đàn và Keo) • Các kỹ thuật lâm sinh để quản lý rừng; • Công nghệ chế biến gỗ từ rừng trồng; • Các công nghệ xử lý gỗ; • Nhiều hướng dẫn kỹ thuật, quy định, tiêu chuẩn từ kết quả nghiên cứu và áp dụng hiệu quả trong thực tiễn. Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
- 9 4.5 Các tác động của nghiên cứu trong ngành và kinh tế quốc gia Khoảng 70% diện tích rừng sản xuất là rừng nghèo kiệt và rừng mới phục hồi với trữ • lượng sản xuất là 30-90m3/ha; Năng suất rừng tự nhiên (tăng hàng năm) dự tính là 3- 5 m3/ha/năm và năng suất rừng trồng là 9-12 m3/ha/năm. Nghiên cứu có thể đóng góp cải thiện ít nhất 3-4 triệu ha rừng sản xuất để đạt được • trữ lượng sản xuất trung bình là 300 m3/ha với năng suất 10-15 m3/ha/năm trong năm 2020 và tăng cường khả năng cung cấp rừng sản xuất đối với 30-45 triệu m3 gỗ (ít nhất 50% trong đó là gỗ lớn, tương đương 15-20 million m3/năm) đáp ứng nhu cầu thời điểm đó. 3 • Nghiên cứu cũng góp phần tăng năng suất rừng trồng lên tới 18-20 m /ha/năm; 40% trong đó là gỗ lớn. • Việc nâng cao năng suâtá rừng sẽ cải thiện tính bền vững cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ cũng như nâng cao dịch vụ môi trường và xã hội của rừng. Đồng thời cũng khuyến khích phát triển các ngành chế biến sản phẩm gỗ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tăng cường đóng góp của ngành lâm nghiệp đối với GDP, tạo việc làm cho người dân và cộng đồng vùng miền núi. 4.1 Khung thời gian: - Thời gian dự kiến để đạt được kết quả nghiên cứu: 15-20 năm - Phạm vi áp dụng kết quả nghiên cứu là rất lớn. 5. PHÂN TÍCH SWOT Điểm mạnh Điểm yếu Điều kiện về tự nhiên (khí hậu, đất), đa dạng Chu kỳ sản xuất dài (đặc biệt đối với sản xuất • • sinh thái tạo tiềm năng lớn cho phát triển; gỗ lớn) chu kỳ thời gian giữa đầu tư ban đầu Chính sách được cải thiện tạo ra môi trường đến khi có được thu nhập còn dài. • pháp lý tốt cho những người sản xuất; Địa hình diện tích lâm nghiệp còn nhiều khó • Có nhiều chương trình đầu tư để xây dựng cơ khăn, cơ sở hạ tấng kém… trình độ còn thấp • sở hạ tầng để kết nối rừng với các vùng do vậy chưa thu hút được các nhà đầu tư. nguyên liệu. 80-90% gỗ được sử dụng để tăng giá trị cho gỗ • Tiềm năng thị trường lớn; nhập khẩu. • Số lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ là khá Diện tích và tính đa dạng sinh thái rừng tự • • cao; nhiên tiếp tục giảm; Chi phí nhân công và sản xuất thấp có lợi thế Mức độ lãng phí cao trong ngành sản xuất gỗ • • cạnh tranh so với các nước khác. và thiết bị còn lạc hậu, công nghệ sử dụng Năng lực nghiên cứu và chuyển giao công thấp; • nghệ khá cao; Đất rừng bị các Lâm trường quốc doanh khai • Tổ chức sản xuất và các hộ gia đình đều có thác bừa bãi; • khả năng và sẵn sàng áp dụng công nghệ mới Năng suất và sản lượng rừng tự nhiên còn • để tăng năng suất rừng. thấp; Nổi tiếng trên thị trường quốc tế về sản phẩm Năng suất rừng trồng đạt dưới mức tiềm năng; • • gỗ và đồ gia dụng Gỗ không đáp ứng được nhu cầu các ngành • chế biến; Thị trường sản phẩm gỗ còn nhỏ và chưa bền • vững, mức độ cung cấp chưa chắc chắn. Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
- 10 Có nhiều cơ quan nghiên cứu, nhưng sự điều • phối chức năng và các dự án nghiên cứu còn kém, dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực nghiên cứu chưa hiệu quả. Sự tham gia của những người sử dụng kết quả • nghiên cứu còn hạn chế trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện nghiên cứu. Thiếu tập trung vào các hoạt động nghiên cứu • và áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Thiếu khả năng thu hút các cán bộ lâm nghiệp • trên hiện trường ở vùng sâu vùng xa; Các hoạt động nghiên cứu và sản xuất còn tách • biệt, thiếu sự kết nối chặt chẽ, do vậy kết quả nghiên cứu chưa được áp dụng đúng mức trong sản xuất. Thiết bị và phương pháp chế biến còn lạc hậu, • kết nối với các vùng nguyên liệu còn hạn chế dẫn tới chi phí cao và lợi thế cạnh tranh còn hạn chế. Nhà sản xuất và các công ty kinh doanh không • có thương hiệu cho sản phẩm của họ. Số doanh nghiệp/lâm trường được chứng nhận • còn hạn chế. Cơ hội Thách thức • • Nâng cao phục hồi rừng tự nhiên thông qua Cháy rừng, những thảm hoạ thiên nhiên khác năng suất tăng từ rừng trồng nhờ phát triển và sâu bệnh hại ảnh hưởng rất nhiều đối với các loài cây và kỹ thuật lâm sinh; rừng cây gỗ lớn trong chu kỳ dài. • • Nâng cao nhận biết của xã hội về rừng và Thiếu sự đầu tư của khối Nhà nước và tư nhân lâm nghiệp trong việc tạo việc làm và vai trò trong việc mở rộng rừng trồng và hiện đại hoá của rừng để phát triển kinh tế, xã hội, môi các hệ thống chế biến; • trường và sử dụng đất bền vững. Nguồn lực còn hạn chế để tăng năng lực nhà • Tăng năng suất rừng tự nhiên từ 3- nghiên cứu và nhà sản xuất gỗ. • 5m³/ha/năm lên tới 10-15m³/ha/năm. Tăng cường toàn cầu hoá và gia nhập WTO • Tăng năng suất rừng trồng từ 9- có thể giảm khả năng cạnh tranh của ngành 12m³/ha/năm lên tới 18-20m³/ha/năm trong lâm nghiệp Việt Nam; • đó 40% là các loài gỗ lớn. Thiếu khả năng đáp ứng các yêu cầu khắt khe • Tạo việc làm thông qua diện tích rừng trồng của quốc tế đối với chất lượng sản phẩm và tăng lên, thông qua năng suất và giá trị tăng. chứng nhận chuỗi sản phẩm. • Năng suất thu nhập cao chắc chắn là nhờ kết quả từ các loài cây và nghiên cứu lâm sinh được cải thiện; • Đầu tư tư nhân trong rừng trồng và hợp tác giữa nghiên cứu và khối tư nhân có thể giúp tăng giá trị gỗ. • Hội nhập quốc tế đảm bảo cho các tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học có thể giao tiếp, thực hiện các phương pháp nghiên cứu hiện đại, mới và công nghệ cao. Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
- 11 ARDO 2. GỖ NHỎ VÀ BỘT GIẤY 1 XÁC ĐỊNH ARDO2 1.1. Mục tiêu quốc gia: Tăng năng suất và chất lượng rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ, nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ nhỏ cho sản xuất ván nhân tạo, dăm gỗ xuất khẩu, bột giấy và gỗ trụ mỏ,… 1.2. Phạm vi nghiên cứu và phát triển (R&D): - Nghiên cứu công nghệ chọn, tạo và nhân giống cây rừng cung cấp gỗ nhỏ có năng suất và chất lượng cao. - Nghiên cứu chọn loài cây trồng rừng phù hợp với các điều kiện lập địa và vùng sinh thái. - Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh và nuôi dưỡng rừng. - Nghiên cứu sâu, bệnh hại rừng. - Nghiên cứu công nghệ chế biến và thị trường sản phẩm từ gỗ nhỏ. - Nghiên cứu các cơ chế, chính sách phát triển trồng rừng cung cấp gỗ nhỏ. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Gỗ nhỏ, đường kính D1,3< 25-30 cm 2. SỐ LIỆU THÔNG TIN VỀ ARDO2 2.1. Giới thiệu Trong những năm vừa qua, diện tích rừng trồng ở Việt Nam đã không ngừng tăng. Hiện nay có 2,2 triệu ha rừng trồng, hầu hết là thuộc các loài cây sinh trưởng nhanh để làm giấy và dăm gỗ. Các loài cây gỗ chính gồm: Keo lai (Acacia hybrids), Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Mỡ (Manglietia conifera), Luồng (Dendrocalamus membranaceus), Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis) và Bạch đàn Úc (Eucalyptus urophylla). Nghiên cứu của các loài cây này về kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng đã dẫn đến việc phát triển công nghiệp chế biến gỗ rộng lớn, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và cho quốc gia, tạo cơ hội việc làm cho nhân dân địa phương. Nhu cầu về nguyên liệu và các sản phẩm giấy, dăm gỗ đang tăng lên cùng với nhu cầu trong nước và xuất khẩu cao. 2.2. Các đặc tính và triển vọng của lĩnh vực Các vùng trồng và sản lượng. - Các lâm trường nhà nước, các công ty có khoảng 1000ha đến nhiều ngàn hecta đất để trồng rừng. Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
- 12 - Đối với các hộ cá thể, diện tích biến động từ 0,5ha đến nhiều hecta. - Tích tụ diện tích đất, phát triển cộng đồng các hộ gia đình để trồng rừng cung cấp những khối lượng đủ lớn nguyên liệu cho các vùng chế biến là cần thiết. Sản xuất . Quy hoạch diện tích cho các loài cây rừng chính như sau: - Nhóm các loài Acaci: 375.000ha - Nhóm các loài Eucalyptus: 350.000ha - Nhóm các loài tre: 146.000ha . Các vùng trồng rừng chính là: Vùng trung tâm Bắc Việt Nam, vùng Đông Bắc Bắc Việt Nam, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Việt Nam. . Chiến lược phát triển chú trọng tập trung các diện tích rừng trồng trên quy mô công nghiệp để cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến gỗ ở địa phương và sử dụng nguồn lao động địa phương cho sản xuất và chế biến. . Ở miền Bắc Việt Nam năng suất tăng từ khoảng 10m3/ha/năm lên 15-20 m3/ha/năm và ở miền Nam Việt Nam là 20-25 m3/ha/năm nhờ sử dụng công nghệ mới. Trong một số trường hợp năng suất cao tới 30-35m3/ha/năm. . Các rừng trồng diện tích nhỏ thường được trồng bằng kỹ thuật quảng canh các rừng trồng diện tích lớn hơn thường là thâm canh hơn, có sử dụng hạt giống cải thiện và phân bón. Các rừng trồng diện tích lớn thường có năng suất cao hơn. Giá trị và thị trường - Nhu cầu về giấy và ván nhân tạo được trông đợi sẽ tiếp tục tăng mạnh, do vậy cần phải thúc đẩy trồng rừng cung cấp nguyên liệu. Giấy - Tổng tiêu thụ giấy: năm 2003: 967.000 tấn; năm 2005: 1.232.331 tấn - Mức nhập khẩu cho tiêu thụ: năm 2003: 44%; năm 2005: 45%. - Nhu cầu về sợi: năm 2003: 668.750 tấn; năm 2005: 808.333 tấn Bột giấy - Nhập khẩu bột giấy: năm 2003: 668.750 tấn; năm 2005: 808.333 tấn (khoảng 20% tổng nhu cầu trong nước) - Sử dụng phế liệu gỗ: năm 2003: 17%; năm 2005: 20% - Tre: năm 2003: 113.688 tấn; năm 2005: 166.333 tấn - Nhu cầu bột giấy và sợi: năm 2003-2005: 2.568.000 tấn/năm. Dăm gỗ Tiêu thụ ván dăm: năm 2003: 80.000m3; năm 2005: 95.500m3. - - Mức nhập khẩu cho tiêu dùng: năm 2003: 25%; năm 2004: 33%. Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
- 13 Sản xuất ván dăm: năm 2003: 60.000m3; năm 2005: 148.000m3 - Nhu cầu gỗ nhỏ: năm 2003: 139.535m3; năm 2005: 148.837m3. - Ván sợi Tiêu thụ ván sợi: năm 2003: 40.100m3; năm 2005: 49.100m3. - - Mức nhập khẩu cho tiêu thụ: năm 2003-2005: 27% /năm. Sản xuất ván sợi: năm 2003: 30.000m3; năm 2005: 35.754m3. - Nhu cầu gỗ nhỏ: năm 2003: 69.767m3; năm 2005: 83.148m3. - Lợi thế tương đối - So sánh với sản xuất gỗ lớn, nhiều nông dân thích gỗ cây nhỏ hơn vì luân kỳ ngắn hơn. - Sản lượng trên ha thấp hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh ở Việt Nam nhưng đất đai dễ kiếm hơn và chi phí lao động thấp. - Sản xuất trong nước không thoả mãn được thị trường lớn trong nước tạo cơ hội lớn cho nhập khẩu để đáp ứng. - Một số nước nhập dăm gỗ hoặc gỗ cây nhỏ từ Việt Nam. Chính sách của Chính phủ - Chỉ thị số 19/CT-Ttg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp tăng cường tiêu thụ gỗ rừng trồng. - Chỉ thị số 18/1999/CT-Ttg ngày 01/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp hoàn chỉnh quyền sử dụng đất nông lâm nghiệp trong năm 2000. - Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/12/1999 của Chỉnh phủ về giao đất rừng, cho thuê cho đối tượng là tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài và ổn định phục vụ mục đích lâm nghiệp. - Quyết định số 538/QĐ/KL ngày 13/07/1993 của Bộ Lâm nghiệp về bổ sung, cải tiến quản lý rừng công nghiệp, các quy định về bảo vệ. - Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000 của Chính phủ về một số đường lối và chính sách thay đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. - Quyết định số 145/1998/QĐ-Ttg ngày 15/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và sử dụng rừng trồng do FAO hỗ trợ. - Quyết định số 162/1999/QĐ-Ttg ngày 7/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về chia sẻ lợi ích của các hộ gia đình, cá nhân tham gia vào các dự án do Chính phủ Đức hỗ trợ. - Quyết định số 187/1999/QĐ-Ttg ngày 16/09/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới tổ chức và cơ chế các lâm trường quốc doanh. Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
- 14 - Nghị định số 22-CP ngày 9/03/1995 của Chính phủ ban hành quy định về phòng chống cháy rừng. - Chỉ thị số 286/Ttg mgày 2/05/1997 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp khẩn cấp bảo vệ và phát triển rừng. - Quyết định số 202/Ttg ngày 2/05/1994 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về bảo vệ rừng, xúc tiến tái sinh tự nhiên và hợp đồng rừng trồng. - Nghị định số 08/1997/QH của kỳ họp thứ hai của Quốc hội khoá X về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. - Quyết định số 661/QĐ-Ttg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và thực thi dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. - Thông tư liên tịch số 28/1999/TT-LT ngày 3/02/1999 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 661/QĐ-Ttg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về các mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách thực thi dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. - Quyết định số 65/1998/QĐ-Ttg ngày 24/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ về xuất khẩu sản phẩm từ gỗ, các lâm sản và nhập khẩu nguyên liệu gỗ, lâm sản. - Quyết định 136/1998/QĐ-Ttg ngày 31/07/1998 về sửa đổi một số quy định về xuất khẩu sản phẩm từ gỗ và lâm sản. - Quyết định số 02/1999/QĐ-BNN-PTLN ngày 5/01/1998 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành về khai thác gỗ và lâm sản. - Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/06/1999 của Chính phủ về tín dụng phát triển của Nhà nước. - Quyết định 264/CT ngày 22/07/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về đầu tư phát triển rừng và chính sách khuyên khích. - Quyết định 1999/QĐ-BNN-PTLN ngày 22/01/2002 của Bộ NN&PTLN thông qua “Chiến lược phát triển rừng” giai đoạn 2001-2010. 3. PHÂN TÍCH LĨNH VỰC ARDO2 3.1. Cơ cấu, qui mô Không có số liệu nào về qui mô đất đai song trung bình là 3-5ha, một số trường hợp tới 30ha. 3.2. Cơ sở hạ tầng hỗ trợ Tại các vùng nguyên liệu tập trung hiện có các nhà máy/đơn vị chế biến quy mô lớn: - Hạ tầng cơ sở gồm các nhà máy chế biến gỗ, xí nghiệp và đường xá phát triển tốt. - Có khoảng 100 cơ sở chế biến bột giấy và giấy có quy mô khác nhau, 8 nhà máy sản xuất ván nhân tạo. Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
- 15 - Tại các vùng này quy mô sản xuất và hạ tầng cơ sở chế biến gỗ là lơn và thường dựa vào các Lâm trường nhà nước và Công ty nhà nước. - Gần đây đã xuất hiện một số trang trại lâm nghiệp có hiệu quả. Năng lực chế biến Các vùng rừng trồng cung cấp nguyên liệu đã được quy hoạch và mỗi vùng đều có các phương tiện chế biến gỗ. Năng lực của các nhà máy giấy và gỗ ván sợi vùng Đông Bắc thường vượt quá nguồn nguyên liệu cung cấp nhưng ở các vùng khác nguyên liệu cung cấp lại vượt khả năng chế biến. Có một số phương tiện chế biến có năng lực cao như: Về bột giấy và giấy: - Công ty giấy Bãi Bằng (Tỉnh Phú Thọ): Công suất 61.000 tấn bột giấy và 100.000 tấn giấy mỗi năm. - Công ty giấy Việt Trì (Tỉnh Phú Thọ): Công suất 100 tấn bột giấy và 35.000 tấn giấy mỗi năm. - Công ty giấy Hoàng Văn Thụ (Tỉnh Thái Nguyên): Công suất 20.000 tấn giấy mỗi năm. - Công ty giấy Đồng Nai (Tỉnh Đồng Nai): Công suất 20.000 tấn giấy mỗi năm. - Công ty giấy Tân Mai (Tỉnh Đồng Nai): Công suất 40.000 tấn bột giấy và 68.500 tấn giấy mỗi năm. - Nhà máy gỗ Cầu Đuống (TP Hà Nội): Công suất 100.000 tấn sợi và giấy mỗi năm. - Công ty liên doanh giấy Vạn Điểm (Tỉnh Hà Tây): Công suất 1.500 tấn bột giấy và 19.000 tấn giấy mỗi năm. - Công ty liên doanh giấy Xuân Dục (TP Hồ Chí Minh): Công suất 2.000 tấn bột giấy và 20.000 tấn giấy mỗi năm. - Công ty trách nhiệm hữu hạn Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh): Công suất 40.000 tấn giấy mỗi năm. Về ván gỗ Nhà máy ván gỗ Việt Trì (Tỉnh Phú Thọ): công suất 4.000m3 và 2.000 tấn ván - sợi mỗi năm. Nhà máy gỗ MDF (Tỉnh Gia Lai): công suất 54.000m3/năm. - Công ty ván dăm Thái Nguyên (Thái Nguyên): Công suất 60.000m3/ năm. - Nhà máy gỗ MDF Quảng Trị (Tỉnh Quảng Trị): Công suất 60.000m3/ năm. - Nhà máy gỗ MDF Nghệ An (Tỉnh Nghệ An): Công suất 30.000m3/năm - Ở những vùng không có những nhà máy/ đơn vị chế biến gỗ lớn: Nhìn chung ở những vùng này cơ sở hạ tầng kém phát triển, vận tải gỗ khó khăn, không có các Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
- 16 đơn vị chế biến vì vậy diện tích rừng trồng nhỏ và phân tán. 3.3. Thị trường Thị trường trong nước - Thị trường giấy và công nghệ ván gỗ ở Việt Nam đã phát triển. Nhu cầu trong nước vượt cung cấp nguyên liệu làm cho nhập khẩu giấy, bột giấy, ván bột ván MDF và ván sợi tăng. - Nhìn chung, cung vật liệu cho thị trường là ổn định. Ở một số vùng cung và cầu không cân bằng chẳng hạn như cung cấp nguyên liệu ở vùng nguyên liệu Bãi Bằng mấy năm gần đây cực kỳ thấp. - Các phương tiện chế biến gỗ nhỏ được cung cấp nguyên liệu thoả mãn song các phương tiện chế biến gỗ trung bình không có đủ nguyên liệu. Nhập khẩu và xuất khẩu Loại Nhập khẩu Xuất khẩu Nă m 2003 2005 2003 2005 3 3 Ván sợi và ván MDF 10.900m 31.500m Ván bột 20.000 tấn 31.500 tấn Giấy 425.000 tấn 556.331 tấn Bột giấy 668.750 tấn 803.333 tấn Dăm gỗ xuất khẩu 80.000 tấn 1.000.000 tấn Gỗ tròn nhỏ để chế biến 1.440.000 tấn 1.800.000 tấn dăm gỗ Thị trường xuất khẩu chính là Nhật, EU, Trung Quốc. Việt Nam nhập các gỗ cây lớn có chất lượng cao từ các nước khác song nói chung không nhập gỗ cây nhỏ để chế biến. 3.4. Các chiều hướng trong tương lai và các vấn đề thị trường chính. - Việt Nam có tiềm năng lớn về các ngành công nghiệp giấy, dăm gỗ và ván gỗ cả đối với thị trường trong nước và xuất khẩu. - Người ta trông đợi thị trường xuất khẩu sẽ phát triển hơn nữa khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). - Năng lực chế biến thoả đáng với các phương tiện quy mô nhỏ có thể chế biến nguyên liệu ở các vùng núi và các phương tiện chế biến lớn hơn ở gần các thành phố. - Cần phải tăng sản xuất để thoả mãn đầy đủ các cơ hội chế biến và xuất khẩu. Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
- 17 4. THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ARDO2 4.1. Các lĩnh vực nghiên cứu chính - Chọn tuyển các loài cây và các kỹ thuật tạo cây đối với các loài cây gỗ nhỏ. - Quy hoạch các rừng trồng quy mô lớn, phân loại lập địa và các loài cây thích hợp với lập địa. - Các kỹ thuật cải tiến để thiết lập và điều chế các rừng trồng thâm canh. - Chính sách khuyến khích đầu tư vào trồng rừng, sử dụng đất rừng, tiêu thụ gỗ và rừng trồng. - Kỹ thuật chế biến và bảo quản lâm sản. 4.2. Các cơ quan nghiên cứu chính Bộ NN và PTNT - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV): Hầu hết mọi công việc nghiên cứu Lâm nghiệp ở Việt Nam đều do FSIV tiến hành. Thành lập năm 1961, Viện có 6 phòng nghiên cứu về các đề tài sau đây: Lâm sinh, kinh tế - chính sách, chế biến gỗ, bảo quản gỗ, tài nguyên thực vật rừng và bảo vệ rừng, sinh thái và môi trường rừng, lâm sản ngoài gỗ; 8 trung tâm vùng ở Sơn La, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Trị, Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai, Cà Mau và một Phân viện ở thành phố Hồ Chí Minh. - Viện Điều tra quy hoạch rừng (FIPI): Chức năng và nhiệm vụ chính của FIPI là quy hoạch đất rừng và điều tra tài nguyên lâm nghiệp ở Việt Nam. Ngoài ra, FIPI cũng còn tiễn hành một số nghiên cứu liên quan đến điều chế lưu vực, cấu trúc và sinh trưởng của rừng và các lâm sản ngoài gỗ. Các trường đại học - Cơ quan đóng góp chính cho nghiên cứu là trường Đại học Lâm nghiệp - Các cơ quan khác gồm: trường Đại học Nông lâm Thủ Đức, trường Đại học Tây Nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trường Đại học Nông lâm Huế. Các cơ sở khác - Các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên, các trung tâm kiểm lâm thuộc Cục kiểm lâm; Trưởng Lâm nghiệp Quảng Ninh … Số dự án nghiên cứu và đề tài nghiên cứu là ít so với các cơ quan nghiên cứu và trường đại học. - Viện nghiên cứu các loài cây làm nguyên liệu giấy. - Viện nghiên cứu giấy và xenlulo Nhìn chung cán bộ nghiên cứu của ARDO có khá nhiều kinh nghiệm và đã được đào tạo ở Việt Nam và ở nước ngoài, số lượng có bằng cao học và tiến sĩ là lớn. Các hiện trường thí nghiệm tại thực địa đã được thiết lập tại nhiều vùng sinh thái khác nhau. Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
- 18 Trang thiết bị nghiên cứu và các phương tiện khác đã được cải thiện trong vài năm gần đây. Hợp tác quốc tế được tăng cường, quan hệ giữa các nhà khoa học và người sản xuất được chặt chẽ hơn. 4.3. Đầu tư kinh phí - 80% kinh phí nghiên cứu do Bộ NN & PTNT cung cấp qua Vụ khoa học công nghệ. - Các nguồn kinh phí nghiên cứu lâm nghiệp khác từ Bộ NN&PTNT cấp qua Cục Lâm nghiệp và trong dự án 661 (trồng mới 5 triệu ha rừng). - Một số kinh phí nghiên cứu được cấp qua Bộ Khoa học và công nghệ cho các dự án cấp quốc gia. - Các dự án Hợp tác Quốc tế: Khu vực lâm nghiệp được hỗ trợ bởi nhiều tổ chức quốc tế và có Chương trình hỗ trợ lâm nghiệp và đối tác với sự tham gia của nhiều nhà tài trợ. Một quỹ đã được thiết lập trong chương trình này nhằm đầu tư trong phát triển lâm nghiệp. Các nhà tài trợ chính là FAO, Ngân hàng thế giới, ADB, Đức, Nhật. - Tổng đầu tư tài chính cho khu vực lâm nghiệp năm 2006 là 60 tỉ đồng Việt Nam. 4.4. Những thành tựu chính cho đến hiện nay - Một số loài cây, hạt giống, dòng vô tính có năng suất cao đã được chọn tuyển và tạo lập để thiết lập các rừng trồng công nghiệp chẳng hạn như một số dòng vô tính của Keo lai để cho năng suất cao hơn các dòng thông thường tới 20-30%. - Sản lượng của các rừng trồng Acacia tăng từ 5-7m3/ha/năm lên 12-15m3/ha/năm và cao nhất tới 20-30% năm. - Một số phác hoạ và quy trình trong cải thiện giống cây rừng đã được công bố và áp dụng. - Các loài cây và các dòng vô tính đã được khảo nghiệm là Acacia hybrid, A. mangium, A. auriculiformis, Eucalyptus hybrid, Casurina equisetifolia, tre cho năm. Có khoảng 67 dòng vô tính các loài cây rừng được coi như các tiến bộ kỹ thuật, chẳng hạn BV10, BV16, BV32, TB3, TB5, TB6, TB12, KL2 của Keo lai và U6, PN2, PN10, PN14, PN46 và PN47 của Eucalyptus và dòng 601 và 701 của Casuarina equisetifolia. Các dòng này đã được trồng rộng rãi trên khắp đất nước. - Trong những năm gần đây việc sử dụng ưu thế tính lai đã thành công trong việc tạo ra các dòng vô tính lai chẳng hạn Eucalyptus hybrid UC, UT, UM, SM và GM, năng suất đã được nâng cao 20-30% so với bố mẹ. Tại những lập địa tốt năng suất đã tăng 70- 80%. Các dòng vô tính Acacia hybrid AM1, AM2, MA1, MA2 đã cho tăng trưởng cao hơn A. hybrid hiện hữu 20-30% và tổ hợp Melaleuca LC cho tăng trưởng cao hơn 25- 30% so với các dòng thông thường. - Hai dòng vô tính Eucalytus là SM16 và SM23 được công nhận là sinh trưởng nhanh Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
- 19 và kháng bệnh. - Những cải tiến về kỹ thuật nhân giống đã mở rộng việc sản xuất cây mạ từ hạt và rễ sang bằng hom, nuôi cấy mô và ghép. Nhiều vườn ươm quy mô lớn đã được thiết lập tại mỗi tỉnh và cây mạ cung cấp đã đủ để đáp ứng nhu cầu trồng. - Chọn tuyển cây cho từng vùng sinh thái đã được thực hiện song chọn lập địa chưa được làm một cách chi tiết. - Đã thiết lập rừng trồng và vườn ươm thâm canh bao gồm cả các kỹ thuật điều chế kể cả xuất bản các tài liệu cẩm nang. - Đã xây dựng các chính sách đầu tư phát triển rừng trồng. 5. PHÂN TÍCH SWOT Ưu điểm Nhược điểm - Điều kiện tự nhiên ở Việt Nam thích hợp cho - Thời gian từ khi trồng đến cho thu sự phát triển của nhiều loài cây rừng. nhập tương đối dài - Đất trống đồi núi trọc để trồng rừng rất dồi - Khó thu hút vốn đầu tư để trồng rừng dào. - Nhiều nông dân ở các vùng núi còn - Các chính sách của chính phủ mở rộng diện nghèo không thể đầu tư vốn cho trồng tích trồng rừng và phát triển rộng lớn các rừng cũng như phương tiện chế biến ngành công nghiệp chế biến khuyến khích sự lâm sản. phát triển của bộ phận lâm nghiệp này. - Công nghệ và công cụ chế biến cũ và - Nhiều dự án và chương trình trồng rừng lạc hậu. được chính phủ và các tổ chức quốc tế hỗ trợ. - Hiệu quả sử dụng gỗ nguyên liệu còn - Một hệ thống các chính sách quản lý rừng đã thấp. được ban hành và hàng năm lại được cải thiện. - Diện tích đất đai sau khi được giao là - Lao động rẻ, hạ tầng cơ sở được cải thiện. quá nhỏ, khó phát triển vùng sản xuất - Đã xác định được các loài cây cũng như kỹ nguyên liệu tập trung. thuật trồng cho các rừng trồng cung cấp - Tại một số vùng cơ sở hạ tầng không nguyên liệu. Đã tìm được nhièu dòng vô tính phát triển tốt nhất là ở những vùng hẻo có chất lưọng cao. lánh. - Thu nhập là vào khoảng 25-32 triệu đồng - Thiếu thông tin thị trường thường Việt Nam/ha/luân kỳ 5 năm. Cần khoảng 5 dẫn đến các giá cả thấp đối với các hộ triệu đồng Việt Nam để tái tạo rừng. cá thể. - Xuất khẩu các sản phẩm gỗ trong mấy năm - Thiếu nguyên liệu, phải nhập khẩu. qua đã tăng đạt tới 2 tỷ USD/năm(từ gỗ nhỏ - Thiếu trang thiết bị nghiên cứu hiện và gỗ lớn). đại. - Luân kỳ ngắn trong sản xuất cây gỗ nhỏ sinh - Chuyển giao công nghệ yếu và chậm. trưởng nhanh so với các gỗ cây lớn giảm rủi - Sự phát triển của các vùng không như Hội thảo xếp hạng ưu tiên Lâm nghiệp Thông tin va Dữ liệu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 378 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 169 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 359 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 131 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 134 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 123 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 136 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 128 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 95 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 108 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 107 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 109 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 89 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 121 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 88 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn