Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2007-2012 - XÁC ĐỊNH ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU TẠI NHA TRANG "
lượt xem 5
download
Các nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành thủy sản. Các nghiên cứu nhằm tìm ra hướng mở rộng các hệ thống nuôi tôm Sú, từ đó đã cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu và thu về hơn 1 tỉ USD. Sự phát triển nhanh chóng của thủy sản, bên cạnh việc mang lại lợi nhuận lớn hơn cho nhà sản xuất, hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể kèm theo như dịch bệnh, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2007-2012 - XÁC ĐỊNH ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU TẠI NHA TRANG "
- Ministry of Agriculture & Rural Development CÁC ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2007-2012 HỘI THẢO XÁC ĐỊNH ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU TẠI NHA TRANG Tháng 3/2007
- Mục Lục 1 Giới thiệu .................................................................................................................... 1 2 Phương pháp ..............................................................Error! Bookmark not defined. 2.1 Mục tiêu...............................................................Error! Bookmark not defined. 2.2 Khung ưu tiên nghiên cứu ...................................Error! Bookmark not defined. 2.3 Chuẩn bị trước Hội thảo......................................Error! Bookmark not defined. 2.3.1 Kế hoạch và tổ chức.....................................Error! Bookmark not defined. 2.3.2 Tập huấn về phương pháp xác định ưu tiên.Error! Bookmark not defined. 2.3.3 Các lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu ................................................................... 4 2.3.4 Bảng thông tin, dữ liệu, đánh giá và hướng dẫn Hội thảo Error! Bookmark not defined. 2.4 Cấu trúc hội thảo .................................................Error! Bookmark not defined. 2.4.1 Địa điểm Hội thảo và khung chương trình ................................................... 5 2.4.2 Chủ trì Hội thảo và nhóm làm việc............................................................... 5 2.4.3 Quá trình Hội thảo .......................................Error! Bookmark not defined. 3 Các kết quả Hội thảo................................................................................................... 5 3.1 Lợi nhuận từ đầu tư nghiên cứu .........................Error! Bookmark not defined. 3.2 Tính hấp dẫn......................................................................................................... 7 3.3 Tính khả thi ........................................................................................................ 10 4 Các ưu tiên trong từng ARDO .................................................................................. 11 5 Danh mục đầu tư ........................................................Error! Bookmark not defined. 6 Các bước tiếp theo .....................................................Error! Bookmark not defined. Tài liệu đi kèm Tài liệu hướng dẫn cách xác định ưu tiên nghiên cứu cho ngành Thủy sản Bảng thông tin và số liệu dùng để xác định ưu tiên nghiên cứu cho ngành Thủy sản 1. Giới thiệu Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ Việt Nam đã phác thảo yêu cầu đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn. Bộ Thủy sản (nay là một phần của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) là cơ quan hỗ trợ các nghiên cứu đối với nuôi trồng thủy sản, Các ưu tiên Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản 1
- đánh bắt và chế biến thủy sản. Sản lượng thủy sản đã tăng lên hơn 3 lần kể từ giữa những năm 80 và xuất khẩu hiện nay đã thu về hơn 2,5 tỉ USD. Do đó, thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và là nguồn thu đổi ngoại tệ chính cho Việt Nam. Các nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành thủy sản. Các nghiên cứu nhằm tìm ra hướng mở rộng các hệ thống nuôi tôm Sú, từ đó đã cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu và thu về hơn 1 tỉ USD. Sự phát triển nhanh chóng của thủy sản, bên cạnh việc mang lại lợi nhuận lớn hơn cho nhà sản xuất, hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể kèm theo như dịch bệnh, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường. Lĩnh vực này cũng phải đổi mặt với sự cạnh tranh và giảm giá đối với những sản phẩm có số lượng xuất khẩu lớn. Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm tăng thêm sự cạnh tranh đồng thời đòi hỏi sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt hơn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Các thách thức đặt ra cho nghiên cứu do đó cũng thay đổi. Việc gia tăng sản lượng dựa trên phát triển diện tích dần không còn phù hợp. Hướng thay đổi sẽ tập trung vào đa dạng hóa sản phẩm, tập trung vào các loài có giá trị cao, thêm vào đó phải phù hợp với việc quản lý và phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, chi phí hợp lý. Các ưu tiên đối với nghiên cứu nhằm đóng góp nhiều hơn của ngành thủy sản vào GDP của đất nước, do vậy các nghiên cứu cũng trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên những hạn chế về nguồn lực nghiên cứu (nhân lực, tài chính và cơ sở hạ tầng) có thể trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, vì vậy cần phải lựa chọn những nghiên cứu mang lại hiệu quả đầu tư cao để tập trung đầu tư. Câu hỏi được đặt ra là những nghiên cứu nào sẽ được đầu tư?. Việc xây dựng khung ưu tiên nghiên cứu và danh mục đầu tư là bước khởi đầu của chiến lược nghiên cứu nhằm cải thiện tính thực tiễn và hiệu quả của nghiên cứu. Vì vậy xác định các lĩnh vực cơ hội cho ưu tiên nghiên cứu là một bước quan trọng trong việc bố trí các nguồn lực nghiên cứu. Phương pháp xác định các lĩnh vực cơ hội cho ưu tiên nghiên cứu đã được chấp nhận sử dụng ở Việt Nam do Chương trình hợp tác nông nghiệp và phát triển nông thôn (CARD) thực hiện dưới sự tài trợ của AusAID. Báo cáo này trình bày cụ thể phương pháp và kết quả đạt được từ Hội thảo “Xác định ưu tiên nghiên cứu cho ngành thủy sản” được tổ chức tại Nha Trang ngày 17 tháng 12 năm 2006. Kết quả hội thảo là bước đầu tiên trong việc xác định các chương trình nghiên cứu và xác định danh mục đầu tư ưu tiên. Một khi nhiệm vụ này hoàn thành, Bộ NN và PTNT sẽ xây dựng và công bố Kế hoạch nghiên cứu Trung hạn cho ngành Thủy sản. 2. Phương pháp 2.1. Mục đích Đưa ra phương pháp xác định ưu tiên hợp lý và phù hợp để Bộ NN và PTNT sử • dụng trong tương lai Các ưu tiên Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản 2
- Xác định các lĩnh vực ưu tiên để đầu tư trong số những lĩnh vực cơ hội nghiên • cứu và phát triển (sau đây xin được viết tắt là ARDO) đối với Thuỷ sản Xác định ưu tiên giữa các đối tượng thủy sản trong từng ARDO • Phác thảo những bước tiếp theo trong việc xây dựng các chiến lược nghiên cứu • đối với các Chương trình nghiên cứu được ưu tiên cao và xây dựng Kế hoạch nghiên cứu Trung hạn 2.2. Khung ưu tiên nghiên cứu Phân tích ưu tiên được dựa vào Khung phân tích các Tiêu chí đã được chấp nhận ở nhiều điều kiện khác nhau tại các nước đang phát triển. Khung khái niệm được trình bày trong Sơ đồ 1. Sơ đồ 1 Khung ưu tiên nghiên cứu Lợi ích/Tác động tiềm năng Tính hấp dẫn Các yếu tố thúc đẩy và ngăn cản khả năng đạt được Lợi ích tiềm năng Lợi nhuận từ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển Đóng góp tiềm năng của Nghiên cứu đối với phát triển NN và nông thôn Tính khả thi Năng lực nghiên cứu Phương pháp đã được trình bày cụ thể trong Tài liệu Hội thảo (Tài liệu 1) với trợ giúp của các Bản Thông tin và Dữ liệu về các ARDO (Tài liệu 2). Mục đích của Hội thảo là tạo quyền sở hữu qua việc xây dựng sự nhất trí giữa người sử dụng kết quả nghiên cứu và người cung cấp kết quả nghiên cứu đối với các lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu. 60 đại biểu đại diện cho nghiên cứu và quản lý nghiên cứu, cán bộ khuyến ngư, trường đại học, công ty Nhà nước, tư nhân đã tham dự Hội thảo. Các ưu tiên Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản 3
- Hội thảo yêu cầu đại biểu đọc Tài liệu và cho điểm từng ARDO theo 4 Tiêu chí và mang kết quả chấm điểm sơ bộ đến Hội thảo. 4 Tiêu chí gồm Lợi ích tiềm năng, Khả năng (hoặc những cản trở) để đạt được Lợi ích tiềm năng, Tiềm năng nghiên cứu và Năng lực nghiên cứu. Hội thảo chia đại biểu thành các Nhóm làm việc. Mỗi Nhóm được một cán bộ (của Vụ KHCN hoặc Viện nghiên cứu) điều khiển, các cán bộ này đã được tập huấn cách hướng dẫn Nhóm. Trong từng Nhóm, đại biểu nêu lý do chấm điểm từng ARDO và sau khi thảo luận đại biểu có thể sửa lại điểm đã cho trước đây nếu thấy cần thiết. Bảng điểm do từng đại biểu chấm được thu lại và được nhập vào phần mềm Excel. Sau khi đã xếp hạng các ARDO, các loài/đối tượng thủy sản trong mỗi ARDO cũng được xác định ưu tiên. Đây là bước đầu tiên hướng tới việc xây dựng các Chương trình nghiên cứu tổng hợp (đa ngành). 2.3. Chuẩn bị trước Hội thảo 2.3.1. Tổ chức và lập kế hoạch Bộ NN và PTNT đã thành lập Nhóm xây dựng ưu tiên nghiên cứu và phát triển. Nhóm có nhiệm vụ đưa ra những căn cứ và hướng dẫn xây dựng các ưu tiên cho nghiên cứu nông nghiệp. Một Hội thảo phác thảo quy trình xây dựng ưu tiên đã trao đổi với Nhóm/thành viên của Nhóm đảm trách việc thúc đẩy tiến độ và điều khiển, chủ trì các Hội thảo xây dựng ưu tiên. 2.3.2. Tập huấn Phương pháp xác định ưu tiên Bộ NN và PTNT đã thành lập Mạng lưới Theo dõi và Đánh giá (M&E). Mạng lưới gồm các cán bộ của Vụ KHCN và của các Viện nghiên cứu với trách nhiệm theo dõi và đánh giá. CARD đã tổ chức 2 Hội thảo tập huấn với Nhóm này. Trong hai Hội thảo, 12 thành viên của Nhóm từ Bộ NN và PTNT và Bộ Thủy sản đã thể hiện sự hiểu biết về phương pháp. Sau đó các thành viên của Nhóm đã điều khiển các Hội thảo xác định ưu tiên và hướng dẫn Nhóm trong các Hội thảo xác định ưu tiên nghiên cứu và phát triển. 2.3.3. Các lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu (ARDOs) Hội thảo lần thứ nhất gồm cán bộ chủ chốt của các Vụ, Cục, Viện nghiên cứu Thủy sản đã được tổ chức để thảo luận và thống nhất đưa ra các lĩnh vực cơ hội ưu tiên nghiên cứu trong thủy sản (viết tắt là ARDO). Chín lĩnh vực cơ hội ưu tiên nghiên cứu (ARDO) đã được xác định. Biểu mẫu thu thập thông tin dữ liệu và bản đánh giá cho từng lĩnh vực ARDO được thiết kế. Các cán bộ chủ chốt có kiến thức sâu rộng về ngành thủy sản của các Viện nghiên cứu đã được chỉ định làm nhóm trưởng của các ARDO với trách nhiệm thu thập và viết bản Thông tin, dữ liệu và Bản đánh giá cho từng ARDO. 9 Lĩnh vực cơ hội ưu tiên nghiên cứu và phát triển (ARDOs) bao gồm: ARDO 1: Cá biển ARDO 2: Cá nước lạnh ARDO 3: Giáp xác Các ưu tiên Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản 4
- ARDO 4: Nhuyễn thể ARDO 5: Cá nước ngọt ARDO 6: Công nghệ sau thu hoạch, chế biến gia tăng giá trị ARDO 7: Chiết xuất các hoạt chất sinh học ARDO 8: Quản lý và bảo tồn nguồn lợi ARDO 9: Cơ giới hóa 2.3.4. Bản thông tin và đánh giá, cho điểm và tài liệu hướng dẫn hội thảo Sau khi Tài liệu về thông tin và đánh giá của các ARDO được viết và gửi về Văn phòng quản lí dự án của CARD, Văn phòng kiểm tra và biên tập lại để đảm bảo các bản tài liệu có đủ các thông tin quan trọng và có cùng hình thức. Tài liệu thông tin về các ARDO được in thành tập riêng và gửi tới đại biểu trước hội thảo. Đại biểu được hướng dẫn cụ thể phương pháp đọc tài liệu và cách cho điểm sơ bộ đối với từng Tiêu chí trong tổng số 4 Tiêu chí đánh giá. 2.4. Tổ chức Hội thảo 2.4.1. Địa điểm hội thảo và khung chương trình Hội thảo được tổ chức tại Đại học Thủy sản Nha Trang ngày 17 tháng 12 năm 2006. 2.4.2. Chủ trì hội thảo và nhóm làm việc TS. Vũ Văn Triệu (Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thủy sản) và TS. Phạm Văn Thọ (Vụ KHCN, Bộ Thủy sản) điều hành hội thảo. Các thành viên của Nhóm M&E và một số cán bộ của các Viện nghiên cứu Thủy sản và ĐH Nha Trang đã làm việc Điều phối viên Kỹ thuật của Chương trình CARD trước buổi Hội thảo để thảo luận và thống nhất cách thức hỗ trợ các Nhóm thảo luận trong Hội thảo. Những cán bộ hướng dẫn thảo luận Nhóm gồm: Hồ Mạnh Tuấn (Đại học Nha Trang) • Nguyễn Quốc Nghị (Vụ KHCN- Bộ NN và PTNN) • Hoàng Tùng (Đại học Nha Trang) • Nguyễn Thi Kim Anh (Đại học Nha Trang) • Đoàn Thanh Loan (Viện nghiên cứu thủy sản 1) • Trần Đình Luân (Viện nghiên cứu thủy sản 1) • Mai Văn Hạ (Viện nghiên cứu thủy sản 1) • 2.4.3. Tiến trình Hội thảo: Hội thảo đã tiến hành theo trình tự như sau: 1. Đưa ra cách thức và tiến trình Hội thảo, trong đó có bản giới thiệu tóm tắt về phương pháp và phác thảo Khung ưu tiên 2. Mô tả cụ thể tiêu chí đánh giá Lợi ích tiềm năng trong đó có những nội dung đánh giá chủ yếu 3. Mỗi đại biểu cho điểm sơ bộ tiêu chí Lợi ích tiềm năng của từng ARDO 4. Thảo luận Nhóm về lý do tại sao cho điểm cao nhất và thấp nhất về Lợi ích tiềm năng. Các đại biểu xem lại điểm mình đã cho và điều chỉnh nếu thấy cần Các ưu tiên Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản 5
- 5. Thu các bản chấm điểm của đại biểu và nhập điểm vào excel cho tiêu chí Lợi ích tiềm năng 6. Lặp lại các bước từ 2 đến 5 cho 3 tiêu chí đánh giá còn lại (Khả năng đạt đựơc Lợi ích tiềm năng, Tiềm năng nghiên cứu và Năng lực nghiên cứu) 7. Chia lại các đại biểu theo các Nhóm chuyên ngành (theo ARDO) để xác định ưu tiên các đối tượng/sản phẩm đầu ra trong mỗi ARDO 8. Trình bày kết quả Hội thảo 9. Phác thảo Những Bước Cần Thiết Tiếp Theo để xây dựng các ưu tiên nghiên cứu 3. Kết quả Hội thảo 3.1. Lợi nhuận thu được nếu đầu tư nghiên cứu Lợi nhuận thu được nếu đầu tư nghiên cứu được xác định bởi Tính hấp dẫn và Tính khả thi của hoạt động đầu tư nghiên cứu. Lợi nhuận tương đối từ đầu tư ở mỗi ARDO được trình bày vắn tắt dưới đây: Lợi nhuận từ đầu tư R ET U R N FR OM IN VEST MEN T IN EACH AR EA OF R ES EAR CH OPPOR T U N IT Y 1. Nuôi biển 2. Nước lạnh 3. Giáp xác 80 4. Nhuyễn thể 5. Nuôi nước ngọt 60 3 6. Sau thu hoạch 7. Chiết xuất chế phẩm Attractive- 15 40 ness 8. Quản lý và bảo tồn nguồn 6 4 lợi 8 9. Cơ giới hóa 20 7 92 0 0 20 40 60 80 Feasibility 28 Nhận xét Các điểm chính từ hội thảo về lợi nhuận từ đầu tư là: Nhóm các ARDO có lợi nhuận cao nhất Lợi nhuận cao nhất từ đầu tư là nghiên cứu Giáp xác. Điều này phản ánh đây là • một lĩnh vực lớn đưa lại hiệu quả tiềm năng cao và cho thấy nghiên cứu về lĩnh vực này góp phần tương đối lớn vào hiệu quả tiềm năng. Đại biểu đánh giá tương đối tốt về năng lực nghiên cứu của lĩnh vực Giáp xác; tuy nhiên cần xem xét lại Các ưu tiên Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản 6
- kỹ năng nghiên cứu và chuyển hướng từ tập trung vào sản lượng sang nâng cao năng suất và thực hành quản lý tốt hơn, quản lý dịch bệnh và nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Những thay đổi này có thể nâng cao tính khả thi và nâng cao khả năng lợi nhuận từ đầu tư nghiên cứu. Nhóm các ARDO có lợi nhuận trung bình Nhóm này bao gồm Cá nước ngọt, Cá biển, nghiên cứu Công nghệ sau thu hoạch • và quản lý bảo tồn nguồn lợi. Đại biểu đánh giá mức độ lợi nhuận từ đầu tư nghiên cứu về Cá nước ngọt, Cá • biển tương đối cao hơn đầu tư nghiên cứu về Công nghệ sau thu hoạch và quản lý bảo tồn nguồn lợi. Lý do có thể do khả năng tiếp thu kết quả nghiên cứu cao hơn dẫn đến tăng cao lợi ích tiềm năng. Điều này cũng đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực nghiên cứu đối với lĩnh vực cá biển. Việc nâng cao kỹ năng nghiên cứu và đầu tư cho lĩnh vực ARDO này sẽ có khả năng tăng lợi nhuận thu được từ đầu tư. Vai trò của tư nhân trong lĩnh vực chế biến sau thu hoạch là rất quan trọng vì hầu • như việc cải thiện tính khả thi (và vì vậy lợi nhuận từ đầu tư) sẽ tăng lên thông qua việc đầu tư của khu vực tư nhân và việc nhập những quy trình kỹ thuật và thiết bị hiện đại. Nhóm các ARDO có lợi nhuận thấp Trong khi lợi nhuận tiềm năng mang lại từ việc cải thiện quản lý và bảo tồn nguồn • lợi là tương đối rõ ràng, thì lợi nhuận từ đầu tư trong lĩnh vực này lại thấp hơn, nguyên nhân có thể do khó khăn trong việc áp dụng các phương thức quản lý nguồn lực tiên tiến trong môi trường Việt Nam. Giá trị lợi nhuận đối với lĩnh vực cá Nước lạnh, Cơ giới hóa và Chiết xuất chế • phẩm sinh học bị giới hạn bởi nhiều yếu tố bao gồm quy mô của lĩnh vực, tiềm năng đối với thị trường nội địa và xuất khẩu, môi trường tiếp thu kỹ thuật khó khăn và những giới hạn trong việc đóng góp của nghiên cứu đối với phát triển lĩnh vực. 3.2. Tính hấp dẫn Tính hấp dẫn là một ước tính có tính thực tế của lợi ích tương đối có thể đạt được. Nó được đánh giá bằng biểu đồ gồm một trục là Lợi ích tiềm năng và một trục là Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng. Hình dưới đây tổng kết điểm số do các thành viên của hội thảo đưa ra. Các ưu tiên Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản 7
- Kết quả hội thảo- Tính hấp dẫn POT EN T IAL IMPACT OF R &D FOR EACH AR D O 1. Nuôi biển 2. Nước lạnh 3. Giáp xác 10.0 4. Nhuyễn thể 5. Nuôi nước ngọt 7.5 3 1 6. Sau thu hoạch 6 5 4 Potential 7. Chiết xuất chế phẩm 8 5.0 Benefits 8. Quản lý và bảo tồn nguồn lợ i 7 92 2.5 9. Cơ giới hóa 0.0 0.0 2.5 5.0 7.5 10.0 Likelihood of uptake 26 Nhận xét: Các điểm chính từ việc đánh giá tính hấp dẫn do hội thảo đưa ra gồm: Các Lĩnh vực có mức hấp dẫn cao Lĩnh vực Giáp xác, Cá biển và Cá nước ngọt được xem là những lĩnh vực có tiềm • năng nhất về mức hấp dẫn. Điểm số cao cho lĩnh vực Giáp xác có thể phản ảnh quy mô của lĩnh vực này, • chúng chiếm khoảng 50% tổng giá trị trong lĩnh vực thủy sản. Chỉ cần một sự tăng nhỏ về giá trị thông qua việc áp dụng công nghệ tiên tiến là có thể mang lại lợi ích tương đối lớn về tổng giá trị cho lĩnh vực này. Khả năng áp dụng kỹ thuật tiên tiến cũng được đại biểu cho điểm cao, điều này phản ánh kinh nghiệm của người sản xuất trong lĩnh vực nuôi tôm và mức độ phù hợp của cơ sở hạ tầng đối với sản xuất. Ngược lại, điểm số cao đối với lĩnh vực Cá biển có thể phản ánh giá trị cao của các • loài nuôi như cá Mú. Sự phát triển của các hệ thống sản xuất qui mô lớn hơn và triển vọng mở rộng nhanh chóng của lĩnh vực này trong tương lai sẽ làm gia tăng cơ hội việc làm cho người dân. Cá biển được xem như hướng lựa chọn tiềm năng đối với người nuôi tôm khi vấn về dịch bệnh xảy ra không quản lý được. Khả năng chấp nhận kết quả nghiên cứu của lĩnh vực này thấp hơn Giáp xác. Nguyên nhân Các ưu tiên Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản 8
- chủ yếu là Cá biển là một lĩnh vực sản xuất tương đối mới, ngoài ra chi phí cho sản xuất cũng là một yếu tố giới hạn đối với các hộ dân riêng lẻ. Tuy nhiên, sự quan tâm đến lĩnh vực có hệ thống sản xuất qui mô lớn được đầu tư bởi khu vực tư nhân có thể dẫn đến việc khu vực tư nhân áp dụng các kỹ thuật mới nhiều hơn. Qui mô của lĩnh vực Cá nước ngọt cho thấy lợi ích rõ ràng sẽ từ việc cải thiện quá • trình sản xuất và nhất là khâu chế biến sau thu hoạch, gia tăng giá trị. Trong khi nhiều cơ sở nuôi trồng thủ sản dựa vào nguồn giống tự nhiên thì việc quản lý nguồn lực hợp lý và kỹ thuật bảo tồn là rất cần thiết. Tuy nhiên khó khăn trong việc thực hiện quản lý và bảo tồn nguồn lực được xác định là do khả năng áp dụng kỹ thuật mới tương đối thấp của lĩnh vực Cá nước ngọt. Các Lĩnh vực có mức hấp dẫn trung bình Các ARDO trong nhóm này gồm Nhuyễn thể, Chế biến sau thu hoạch và Quản lý • bảo tồn nguồn lợi. Nhu cầu cho thị trường nội địa đối với Nhuyền thể tăng mạnh dẫn đến gia tăng sản • xuất, từ đó tạo cơ hội cho việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Ngoài ra, còn có tiềm năng sử dụng Nhuyễn thể cùng với cây trồng để cải thiện điều kiện môi trường và cung cấp thức ăn cho cho cá biển, tôm…với điều kiện là kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản của VN được tiếp thu và áp dụng ở mức tương đối cao. Nhìn chung lĩnh vực Chế biến thủy sản không có hiệu quả cao, việc sử dụng công • nghệ hiện đại còn tương đối thấp và việc cải thiện về đa dạng hóa và giá trị của sản phẩm chế biến có thể tạo một sự tăng có ý nghĩa trong thu nhập từ xuất khẩu. Lợi ích tiềm năng đem lại từ cải thiện trong chế biến làm tăng giá trị sản phẩm đã được đại biểu cho điểm tương đối cao. Việc áp dụng kỹ thuật mới bị miễn cưỡng do khả năng tài chính để nhập khẩu quy trình và thiết bị tiên tiến của lĩnh vực chế biến. Quản lý và bảo tồn nguồn lợi là lĩnh vực có mức hấp dẫn trung bình, thấp hơn so • với Nhuyễn thể và Chế biến sau thu hoạch. Mặc dù lợi ích tiềm năng tương đối cao nhưng khó thực thi các kỹ thuật quản lý và bảo tồn nguồn lực. Các Lĩnh vực có mức hấp dẫn thấp Các ARDO có mức hấp dẫn thấp là Chiết xuất các hoạt chất sinh học, Cơ giới hóa • và Cá nước lạnh. Các lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu và phát triển này được xem là bị hạn chế về lợi ích tiềm năng và khả năng tiếp thu áp dụng kỹ thuật mới. Chiết xuất các chế phẩm sinh học có nguồn nguyên liệu đầu vào khá phong phú và • là cơ hội để thay thế cho các sản phẩm nhập khẩu, tuy nhiên để làm được điều này cần phải có đầu tư đáng kể trong khâu tách chiết và xử lý nhằm đạt được chất lượng theo yêu cầu xuất khẩu. Mức hấp dẫn thấp đối với Cá nước lạnh phản ánh quy mô sản xuất trong lĩnh vực • này là tương đối nhỏ. Tuy vậy giá sản phẩm trong thị trường nội địa tương đối cao. Cơ giới hóa nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất đánh bắt và việc bảo quản ngay • sau thu hoạch sẽ yêu cầu phải đầu tư cho một lượng lớn tàu đánh bắt loại nhỏ. Việc thay thế các tàu nhỏ bằng các tàu lớn nhằm nâng cao khả năng đánh bắt là cần thiết và đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Các ưu tiên Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản 9
- 3.3. Tính khả thi Tính khả thi là sự ước tính thực tế phần lợi ích tương đối có thể đạt được. Tính khả thi được đánh giá bằng cách xây dựng đồ thị mô tả mối quan hệ giữa Lợi ích tiềm năng của ARDO với Khả năng khai thác (đạt được) lợi ích tiềm năng đó. Đồ thị dưới đây trình bày các giá trị trung bình của điểm số do các thành viên tham gia Hội thảo chấm. Kết quả hội thảo- Tính khả thi FEASIBILIT Y OF R &D FOR EACH AR O 1. Nuôi biển 2. Nước lạnh 10.0 3. Giáp xác 4. Nhuyễn thể 7.5 1 5. Nuôi nước ngọt 3 6. Sau thu hoạch R&D 6 7 4 5 7. Chiết xuất chế phẩm 5.0 Potential 8 8. Quản lý và bảo tồn nguồn 2 l ợi 2.5 9 9. Cơ giới hóa 0.0 0.0 2.5 5.0 7.5 10.0 R&D Capacity 27 Nhận xét: Những điểm chính cần lưu ý trong kết quả đánh giá của Hội nghị đối với tính khả thi của nghiên cứu là: Tiềm năng nghiên cứu và phát triển (R&D) • Nghiên cứu Cá biển được xem là có khả năng đóng góp cao vào việc đạt được tác động tiềm năng. Giá trị cao của Cá biển và cơ hội gia tăng giá trị cho thấy việc thúc đẩy nghiên cứu trong tương lai có thể cho thu về lợi ích cao hơn so với các ARDO khác. • Cá nước ngọt, Giáp xác, Nhuyễn thể, Quản lý bảo tồn nguồn lợi, Công nghệ sau thu hoạch, Chiết xuất chế phẩm sinh học có tiềm năng nghiên cứu tương tự nhau nhưng Cá biển đóng góp thấp hơn vào việc đạt được tác động tiềm năng. • Hội thảo đánh giá tiềm năng R&D đối với Cơ giới hóa và Cá nước lạnh tương đối thấp. Nguyên nhân là: đối với Cơ giới hóa, việc tăng cường công nghệ có thể cần phải nhập khẩu máy móc và thiết bị hiện đại, còn đối với lĩnh vực Cá nước lạnh có Các ưu tiên Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản 10
- thể khả năng khu vực tư nhân sẽ phát triển các hệ thống sx chuyên biệt và qui mô lớn hơn và có sử dụng đầu tư và mô hình được xây dựng của các nước khác. Năng lực R&D Một điểm có thể nhận thấy rằng năng lực nghiên cứu có thể được nâng cao đối với • tất cả các ARDO. Tuy nhiên nguồn để phát triển năng lực cho tất cả các lĩnh vực đều bị giới hạn. Câu hỏi được đặt ra là vấn đề gì cần ưu tiên để phát triển năng lực nghiên cứu? • Phát triển năng lực cũng nên đi cùng với các ưu tiên nghiên cứu. Đối với các ARDO nằm phía trên đường chéo, tính khả thi (đầu ra của nghiên cứu) có thể được cải thiện bằng cách nâng cao kỹ năng và nguồn lực. Điều này đặc biệt rõ đối với lĩnh vực Cá biển và Chiết xuất chế phẩm sinh học. • Kết quả đánh giá của Hội thảo cho thấy các ARDO nằm ở phía dưới đường chéo của đồ thị có đủ năng lực để cho phép khai thác toàn bộ tiềm năng nghiên cứu dự đoán. • Trong kế hoạch chuẩn bị phát triển năng lực, kết quả Hội thảo đề xuất có thể chuyển một phần nguồn lực hiện có của lĩnh vực Giáp xác và Cá nước ngọt và thông qua trực tiếp đào tạo lại nguồn lực đó (nếu thấy cần) để bổ sung cho lĩnh vực Cá biển. • Việc điều chuyển kỹ năng và nguồn lực đối với lĩnh vực Chiết xuất chế phẩm sinh học có khó khăn hơn và việc tăng năng lực trong lĩnh vực này có thể phải từ đội ngũ mới. 4. Các ưu tiên trong từng ARDO Các thành viên tham gia Hội thảo đã sắp xếp các sản phẩm đầu ra (giống/sản phẩm vv…) theo mức độ quan trọng trong mỗi ARDO. Việc sắp xếp theo thứ tự này là khâu đầu tiên của quá trình xây dựng các Chương trình ưu tiên nghiên cứu. Tuy nhiên để có thể hoàn thành Kế hoạch nghiên cứu Thủy sản trung hạn thì sẽ còn nhiều việc phải làm để trước hết xây dựng các chiến lược nghiên cứu cho các Chương trình có mức ưu tiên cao. Bảng 1 liệt kê các vấn đề ưu tiên nghiên cứu trong mỗi ARDO ưu tiên. Bảng 1: Các chương trình ưu tiên đố với các ARDO (sơ thảo lần 1) ARDO (Sắp xếp theo khả năng lợi Các nội dung ưu tiên (của từng ARDO) nhuận thu được) Số TT ARDO Giáp xác Tôm Sú 3 Tôm Hùm Cua biển Tôm càng xanh Nuôi nước ngọt Cá da trơn 5 Rô phi Các ưu tiên Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản 11
- Nuôi biển Các Song 1 Cá Hồng Cá Giò Barramundi Măng sữa Cá Dìa Cá Tráp Nhuyễn thể Hàu 4 Sò Trai Bào ngư Ốc hương Điệp Công nghệ sau thu hoạch Bảo quản kịp thời và giảm thiểu mất mát 6 Công nghệ bảo quản an toàn và hiệu quả Sản phẩm chế biển đa dạng, gia tăng giá trị sản phẩm Sử dụng các phế phẩm từ quá trình chế biến Quản lý và bảo tồn nguồn Điều tra, phân tích nguồn lợi thủy sản 8 lợi Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái biển Chính sách quản lý nguồn lợi thủy sản Các loại lưới đánh bắt hiệu quả với khả năng chọn lọc Đa dạng sinh học biển Chiết xuất các hợp chất sinh Tách chiết Chitosan và sử dụng các hợp chất hoạt 7 học tính Tách chiết và sử dụng rong biển Tách chiết các hợp chất hoạt tính từ phế phẩm Tách chiết và sử dụng độc tố cho y học Nuôi nước lạnh Các hồi 2 Cá tầm Các hồi thị trắng Các loài các nước lạnh bản địa Cơ giới hóa Công cụ đánh bát và công nghệ đánh bắt 9 5. Danh mục vốn đầu tư cho nghiên cứu Một trong những mục tiêu của việc xác định ưu tiên nghiên cứu là nhằm cho phép đánh giá và điều chỉnh (nếu cần thiết) các nguồn vốn sẵn có cho các nghiên cứu trong Thủy sản. Mục đích là để cải thiện tính hiệu quả của việc phân bổ các nguồn lực cho nghiên cứu. Việc kiểm tra lại quá trình sử dụng các nguồn lực nghiên cứu dựa trên các chương trình ưu tiên nên được thực hiện thường xuyên (3-5 năm một lần). Các ưu tiên cho phát triển năng lực nghiên cứu và cung cấp trang thiết bị chuyên dụng cũng nên gắn với các chương trình ưu tiên nghiên cứu. Một cách để xây dựng danh mục vốn đầu tư là phân bổ kinh phí rộng rãi (đối với tất cả các nguồn lực sử dụng cho nghiên cứu) dựa trên các ARDO được ưu tiên. Quyết định Các ưu tiên Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản 12
- phân bổ này là trách nhiệm của nhà hoạch định chính sách nghiên cứu nhưng có thể lấy kết quả sắp xếp mới nhất thứ tự ưu tiên của các ARDO làm ví dụ để xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí mang tính định hướng trong tương lai. Đem mức phân bổ kinh phí này so sánh với phân bổ kinh phí hiện tại và kết quả so sánh này có thể được dùng để điều chỉnh kinh phí theo thời gian (3-5 năm). Với giả thiết việc dành 5% nguồn kinh phí hiện có làm kinh phí dự phòng (sẽ được dùng cho các nghiên cứu cụ thể chẳng hạn do Bộ trưởng chỉ định hoặc để hỗ trợ các ý tưởng mới và sáng tạo nhưng không nằm trong các Chương trình nghiên cứu) thì ví dụ mang tính gợi ý cho Bảng danh mục vốn đầu tư cho nghiên cứu giai đoạn 2008-2012 của các ưu tiên nghiên cứu trong Thủy sản được thể hiện trong Bảng 2. Bảng 2: Danh mục vốn đầu tư cho nghiên cứu trong tương lai của các ưu tiên trong lĩnh vực Thủy sản (% tổng ngân sách sẵn có) ARDO (Mức độ ưu tiên) Kinh phí phân bổ dự kiến (%) 1 Giáp xác 23 Nuôi nước ngọt 21 Nuôi biển 18 Nhuyễn thể 12 Công nghệ sau thu hoạch 9 Quản lý và bảo tồn nguồn lợi 8 Tách chiết hoạt chất 2 Nuôi nước lạnh 1 Cơ giới hóa 1 Chưa xác định 5 Tổng 100 6. Các bước tiếp theo Việc định ra các Chương trình ưu tiên nghiên cứu trong từng ARDO ưu tiên sẽ dẫn đến kết quả là có nhiều Chương trình ưu tiên cao trong các ARDO có mức độ ưu tiên cao được cấp kinh phí hơn so với các Chương trình ưu tiên cao của các ARDO có mức độ ưu tiên nghiên cứu thấp hơn. Các bước tiếp theo bao gồm: 1. Thành lập các tổ chuyên gia cho mỗi Chương trình ưu tiên nghiên cứu đã được thống nhất và lựa chọn. 2. Xác định mục tiêu của Chương trình (Kết quả mong muốn) cho mỗi chương trình ưu tiên nghiên cứu. 1 Phần trăm ngân quy chỉ định dựa vào đánh giá của hội thảo đối với thủ hồi vốn. Mục tiêu chi nhân sách cuối cùng sẽ được đưa ra bởi các nhà xây dựng chính sách của MARD. Các ưu tiên Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản 13
- 3. Đảm bảo rằng Mục tiêu của Chương trình sẽ đem đến hướng tiếp cận đa ngành để đạt được các kết quả mong muốn thông qua việc xác định và ưu tiên các chiến lược nghiên cứu (các ngành, chủ đề nghiên cứu). 4. Tiến hành lựa chọn và ký kết hợp đồng nghiên cứu theo hình thức đấu thầu rộng rãi để khuyến khích sự sáng tạo và hợp tác giữa các bộ phận trong cùng cơ quan nghiên cứu cũng như giữa các cơ quan nghiên cứu khác nhau. Các ưu tiên Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 366 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 168 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 348 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 128 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 132 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 131 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 120 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 135 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 93 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 104 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 104 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 107 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 87 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 119 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn