Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Cải thiện chất lượng nước từ ao cá chảy vào đường nước "
lượt xem 7
download
Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam, chất lượng nước là cực kỳ quan trọng cho sức khỏe con người và hạnh phúc cũng như cho hệ sinh thái. Nuôi cá da trơn ở ĐBSCL hầu như giới hạn ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và Vĩnh Long, được xem như là nguồn gây ô nhiễm nước ở các tỉnh này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Cải thiện chất lượng nước từ ao cá chảy vào đường nước "
- Báo cáo kỹ thuật (CARD 023/06 VIE) Cải thiện chất lượng nước từ ao cá chảy vào đường nước Cao văn Phụng1 và Bell R.W.2 1. Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ, Vietnam. Email: caovanphung@hcm.vnn.vn 2. School of Environmental Science, Murdoch University, Murdoch 6150, Australia. Tóm lược Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam, chất lượng nước là cực kỳ quan trọng cho sức khỏe con người và hạnh phúc cũng như cho hệ sinh thái. Nuôi cá da trơn ở ĐBSCL hầu như giới hạn ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và Vĩnh Long, được xem như là nguồn gây ô nhiễm nước ở các tỉnh này. Một cuộc điều tra trên 240 nông dân nuôi cá ở tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ, và của nông dân nuôi cá Trê ở Cần Thơ khẳng định rằng việc xả chất thải lỏng và rắn ra nguồn nước cộng đồng có hơn 75% trường hợp vào sông rạch. Những người dân dùng nước ở các khu vực này nơi có các ao nuôi cá cho rằng nước thải từ các ao nuôi cá là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng nước. Mẫu nước được thu ở 2 nơi xả thải của tỉnh An Giang trong 5 tháng khẳng định rằng việc xả thải làm cho nước kênh vượt các tiêu chuẩn xả thải về COD, TSS và NH4. Tuy nhiên, ngay cả mức chất lượng nền tảng trước cũng thường trên mức ấn định để sử dụng cho sinh hoạt. Hai nghiên cứu tình huống cho thấy khi đưa nước thải ao nuôi ca Trê qua ruộng lúa hoặc nước có chứa chất thải ao nuôi cá Trê đi qua ruộng lúa thì chất lượng nước được cải thiện về cơ bản, bằng cách giảm được về cơ bản TSS, COD, BOD, N và P. Cùng với chứng cứ là chất thải ao nuôi cá có thể thay thế được một phần nhu cầu phân bón dùng cho lúa, các kết quả này cho thấy tái chế chất thải rắn và nước thải từ ao nuôi cá có thể thúc đẩy một kỹ thuật hữu hiệu dể cải thiện chất lượng nước cho cộng đồng. Mới đây việc giảm mật độ ao nuôi cá ở vùng ĐBSCL, do lợi tức thấp, có thể có tác động tốt cho chất lượng nước. 1 Corresponding author Cuu Long Rice Research Institute, O’Mon district, Cantho city-Vietnam. Phone No (84) 710861452. Fax: (84) 710861457. Email: caovanphung@hcm.vnn.vn
- Nội dung • Dẫn nhập • Điều tra cơ bản • Chất lượng nước trong kênh nhận chất thải từ ao nuôi cá • Nghiên cứu chất lượng nước trong hệ thống VAC • Chất lượng nước sau khi qua ruộng lúa • Ruộng lúa tải chất thải ao cá • Khuôn khổ chiến lược để xác định áp dụng chất thải ao cá
- Dẫn nhập Mục tiêu chính của dự án này là tìm ra phương pháp hữu hiệu để làm giảm ô nhiễm nước do chất xả thải từ ao nuôi cá. Trong các báo cáo khác, việc xử lý nước và chất thải rắn đã được nghên cứu (Cao et al. 2010a,b). Trong báo cáo này, nhấn mạnh vào chất lượng nước trong ao cá và trong nước bị ảnh hưởng do xả thải. Báo cáo xem vấn đề chất lượng nước gắn liền với cá Tra cũng như cá Trê nuôi trong hệ thống VAC. Trong báo cáo này, kết quả của điều tra cơ bản được đùng để chứng minh dạng của ô nhiễm nước do chất xả thải từ ao nuôi cá Tra theo cách nhìn của nông dân và còn do lấy mẫu trên đồng ruộng ở tại 2 địa điểm. Mẫu nước thu thập được dùng để xác định hiệu quả của xử lý nước bằng cách tái chế qua ruộng lúa. Sau cùng có thảo luwjn về nguyên tắc dự kiến cho việc áp dụng để xử lý nước trong tương lai bằng cách xả thải qua ruộng lúa. Điều tra cơ bản ở Cần Thơ và An Giang Điều tra được tiến hành vào tháng 10 và tháng 11 năm 2007 ở Cần Thơ và vào tháng Giêng và tháng Hai năm 2008 ở tỉnh An Giang. Trong tổng số 240 phiếu phỏng vấn hoàn tất do các bên có liên quan (nông dân trồng lúa và nông dân nuôi cá được chọn ngẫu nhiên với số lượng bằng nhau) được thu thập (2 huyện/tỉnh) (Bảng 1, 2). Kết quả điều tra cơ bản được báo cáo đầy đủ vào tháng Tư năm 2009 (Cao et al. 2009). Kết quả chính của nghiên cứu này được thảo luận bên dưới để nêu bật mối quan tâm chính về chất lượng nước như các nông dân nông dân nhận thức. Thêm vào đó, kết quả điều tra báo cáo về tình hình lan tràn bệnh trên cá và trên người mà chúng có thể là dấu hiệu cho sự ô nhiễm. Chất lượng nước Nhìn chung khoảng phân nửa số nông dân hài lòng về chất lượng nước và 15-24 % cho rằng chất lượng nước kém. Chỉ có 5-8 % nông dân nuôi cá có ao lắng riêng và đa số họ thải trực tiếp chất thải vào kênh rạch mà không qua xử lý. Phan et al. (2009) trong cuộc điều tra 89 trại nuôi cá dọc theo sông ở DDBSCL thấy chỉ có 3 % nông dân cho biết là có ao lắng riêng. Tuy nhiên 15-24 % nông dân nuôi cá trong nghiên cứu này xử dụng ruộng lúa làm nơi xả thải. Chất thải ao cá được nhìn nhận là tác nhân chính gây ô nhiễm ở An Giang trong khi ở Cần Thơ 37 % trả lời cho rằng ao cá Tra là nguyên nhân chính làm cho chất lượng nguồn nước kém. Một phần cho lý do có sự khác biệt này là do 50 % của người được phỏng vấn ở An Giang sử dụng nước sông cho mục đích sinh hoạt trong khi có một tỉ lệ hộ tương tụ ở Cần Thơ sử dụng nước giếng khoan (Cao et al. 2009). Nông dân cũng quan tâm đến hiểm họa cho việc nuôi cá do thuốc trừ sâu thải ra từ ruộng lúa. Loại thức ăn và các phụ liệu cung cấp cho cá làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Ở thành phố cần Thơ phần lớn nông dân nuôi cá bằng thức ăn viên trong khi ở An Giang hầu hết nông dân tự chế thức ăn (Bảng 3). Cả hai nơi bổ sung trong thức ăn với các loại vitamins, enzymes và khoáng. Theo De Silva et al. (2010) thức ăn tự chế làm gia tăng P thải ra chứ không phải N so với thức ăn viên.
- Bảng 1. Nhận thức của nông dân về chất lượng nước mặt gần nhà và việc thực hành xả thải hiện nay của các nông dân nuôi cá Tra. Giá trị tính theo % của người được phỏng vấn trong đó N=60 là số người trong 4 nhóm trả lời. Cần Thơ An Giang Danh mục Nuôi cá Trồng lúa Nuôi cá Trồng lúa Chất lượng nước (%) - Tốt 30 55 51 46 - Trung bình 52 22 25 39 - Xấu 18 23 24 15 Nước xả thải - Sông hoặc kênh 80 100 68 100 - Ruộng lúa 15 24 - Ao lắng 5 8 Bảng 2: Lý do làm xấu chất lượng nước dùng để tưới tiêu và cho sinh hoạt gia đình theo nông dân trồng lúa và nuôi cá. Giá trị tính theo % của người trả lời ở mỗi tỉnh. Danh mục An Giang (%) Cần Thơ (%) Chất thải từ ao cá 91 37 Thuốc trừ sâu từ ruộng lúa 9 15 Khác 0 48 Để xử lý nước ao nuôi cá, gần 50 % nông dân ở hai nơi sử dụng Vikong, BKC, Bioca, Yucca, Aquapure, Prawbac và một số các chất khác (Bảng 4). Họ cũng sử dụng kháng sinh để chủ trị các bệnh do vi khuẩn gây ra trong đường tiêu hóa của cá Tra. Một số thuốc kháng sinh thông thường được sử dụng để trị bệnh đường tiêu hóa cho cá Tra như Amoxycilline, Cotrim, Penicilline, Kanamycine, Oxamet, Tetracylline.được sử dụng để trộn vào thức ăn ở An Giang (96 %) hoặc hòa vào nước trực tiếp 40% nông dân ở Cần Thơ. Hầu như tất cả nông dân đều sử dụng thuốc kháng sinh ở liều lượng được khuyến cáo. Để trừ rong tảo trong ao nuôi cá, 93 % nông dân ở Cần Thơ và khoảng 66 % ở tỉnh An Giang dùng copper sulphate, BKC, Vikong, Chlorine, jucca và ngay cả muối ăn và vôi bột (Bảng 4). Điều đáng ghi nhận là chất thải rắn ao nuôi cá thường có shuwas một lượng đánh kể Cu nhưng không đến mức dư thừa (Bảng 14). Trong số các hóa chất sử dụng, BKC và chlorine là phổ biến nhất cho cả hai nơi An Giang và Cần Thơ. Bảng 3: Đặc tính của thức ăn và phụ gia được sử dụng trong nông trại nuôi cá Tra. Giá trị theo % của người trả lời phỏng vấn N= 60 tại mỗi tỉnh. Danh mục Cần Thơ An Giang Loại thức ăn (%) Viên (Công nghiệp) 55 27 Bánh (thức ăn tự chế) 37 58
- Hổn hợp (viên+bánh) 8 15 Sử dụng phụ gia 88 66 Loại chất bổ sung Vitamins 64 69 Enzyme 57 74 Khoáng 23 36 Bảng 4: Hóa chất sử dụng để xử lý nước ở trại nuôi cá Tra. Giá trị theo % của người trả lời với N= 60 ở mỗi tỉnh. Danh mục Cần Thơ An Giang Sản phẩm sinh học (%) 48 43 Kháng sinh (%) 72 54 Trộn vào thức ăn 60 96 Hòa vào nước ao nuôi cá 40 4 Xử lý nước 97 100 BKC 21 28 Vikong 43 5 Copper sulfate 7 8 Chlorine 21 10 Khác 8 49 Hầu hết nông dân thường rải vôi hoặc muối ăn dọc bờ ao và đáy ao nuôi sau khi lập ao mới hoặc sên ao sau khi thu hoạch. Lượng vôi và muối biến thiên từ 300-400 kg/ ha. Ao được phơi khô trong 3-5 ngày trước khi cho nước vào để nuôi vụ kế tiếp. Có hơn 95 % nông dân thay và/ hoặc châm thêm nước vào ao thường xuyên (khoảng 1/3 thể tích ao hàng ngày) và có khoảng 50 % nông dân ở cả hai nơi thực hành vệ sinh đáy ao bằng cách bơm bùn ngoài trong lúc nuôi cá. Thêm vào đó, tất cả nông dân đều bơm bùn ra khỏi ao sau khi thu hoạch cá (Bảng 5). Thực hành bơm chất thải rắn trực tiếp vào nguồn nước được 63-70 % nông dân nuôi cá thực hiện (Bảng 6). Hầu hết nông dân đều có máy đo pH cầm tay để giám sat chất lượng nước (Bảng 5). Cách khác để phát hiện chất lượng nước bằng cách quan sát màu hoặc mùi nước. Nông dân kết luận rằng thiếu oxygen khi hầu hết cá nổi lên mặt ao ravào sáng sớm. Bảng 5: Quản lý nước trong ao nuôi cá Tra. Giá trị theo % của người trả lời với N= 60 ở mỗi tỉnh. Danh mục Cần Thơ An Giang Thay nước ao cá (%) 100 100 Xử lý vôi (kg/ha) 425 350 Muối (kg/ha) 325 300 Sên ao (%) 100 100
- Phơi ao (ngày) 3.5 4 Châm thêm nước hoặc thay nước định 98 100 kỳ (%) Lượng nước châm thêm hoặc thay 1/3 1/3 Chất lượng nước pH 95 90 Màu và mùi 8 12 NH3 và Oxygen 62 65 Nông dân nuôi cá thường vét sạch chát thải hữu cơ trong ao cá để ngăn ngừa bệnh lây lan cho cá (Bảng 6). Số liệu điều tra cho thấy hầu hết bùn được thải trực tiếp ra đường nước (63 %), các cách sử dụng bùn khác như để lấp chổ trủng hoặc tôn gốc cây ăn trái (37 %). Bơm bùn ra từ 1 hoặc 2 lần (97 %), nhưng có khi hơn 2 lần là không phổ biến. Bơm bùn thường bằng máy bơm đáy ao (86%) hoặc bơm nước ra rồi vét bùn bằng tay (14 %) Bệnh cá Như đã cho thấy ở trên, hầu hết nông dân được phỏng vấn ở Cần Thơ và An Giang đều xả thải trực tiếp vào sông rạch . Việc xả chất thải từ ao cá có lẻ là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh cho các ao lân cận. Trong điều tra cơ bản, nông dân ở Cần Thơ và An Giang cho biết là bệnh cá thường hiện hữu ở hai tỉnh này (Bảng 7). Hơn 65-73 % nông dân nuôi cá có kinh nghiệm nhận diện triệu chứng bệnh xuất huyết hoặc phù đầu cá Tra, đặc biệt ở giai đoạn còn nhỏ. Ở các huyện Châu Phú, Phú Tân, Thốt Nốt và Cần Thơ nơi có mật độ ao nuôi tương đối cao so với diện tích tự nhiên, thường ở các nơi dễ tiếp cận với nước sông hoặc kênh chính. Tất cả các ao dọc theo kênh hoặc sông lấy nước cho ao cá Tra từ một nguồn nước chung. Như vậy, vi sinh vật gây bệnh có thể sản sàng lây lan từ người này sang người khác. Việc phát tán bệnh –do vi sinh vật trong kênh rạch không được khảo sát trong nghiên cứu này, mặc dù việc phát tán chất rắn lơ lững trong chất thải tối thiểu là 600 m từ điểm xả thải. Trong khi nông dân cho biết thường có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát các loài dịch bệnh chính, giảm thiểu sự lây lan bệnh tật bằng chất lượng nước tốt hơn có lẻ là kết quả của biện pháp xử lý chất thải ao nuôi cá hiệu quả hơn. Bảng 6: Quản lý chất thải rắn ở trại nuôi cá Tra. Giá trị theo % của người trả lời phỏng vấn với N= 60 ở mỗi tỉnh. Danh mục Cần Thơ An Giang Mục đích của vét bùn Vệ sinh 51 65 Kierm soát dịch bệnh 46 35 Phương pháp vét bùn Bơm bùn 86 89 Vét bằng tay 14 11
- Nơi thải bùn Đường nước 70 63 Lấp chổ trũng 30 Tôn gốc cây ăn trái 37 Sô lần vét bùn Một lần 37 35 Hai lần 60 59 Ba lần 3 6 Thời điểm nạo vét bùn Trong khi nuôi cá (%) 50 50 Sau khi thu hoạch 60 75 Tường trình về bệnh trên ngườido ô nhiễm: Khảo sát về bệnh trên người do ô nhiễm được hoàn tất ở huyện Ô Môn và Thốt Nốt của TP. Cần Thơ và ở huyện Châu Phú và Phú Tân tỉnh An Giang. Theo số liệu thu thập được từ Trung tâm Y tế Dự phòng ở huyện Ô Môn và Thốt Nốt, trong năm 2006 và 2007 bệnh sốt xuất huyết gia tăng. Bệnh này lại xảy ra vào cuối năm 2008 chủ yếu ở miền Nam Việt Nam, tình rất nghiêm trọng ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp (Cục Y Tế Dự Phòng – MOH Việt Nam, 2008). Số liệu trong Bảng 8 cũng cho thấy bệnh tiêu chảy vào năm 2007 vao hơn năm 2006. Bệnh sốt xuất huyết, tiêu chảy và lỵ ở Phú Tân cao hơn ở Châu Phú và chúng có chiều hướng gia tăng (Bảng 9). Dịch bệnh có liên quan đến hệ thống đê bao khép kín ở huyện Phú Tân nơi mà mước kênh không thoát được. Như đã báo cáo trong kết quả điều tra cơ bản, đa số nông dân ở tỉnh An Giang (57 %) hiện vẫn còn dùng nước kênh rạch là nguồn cung cấp nước cho cho gia đình sử dụng. Bảng 7: Bệnh trên cá Tra, giai đoạn xuất hiện và biệm pháp phòng trừ. Giá trị tính theo % của người trả lời N= 60 tại mỗi tỉnh. Danh mục Cần Thơ An Giang Triệu chứng Xuất huyết 55 67 Phù đầu 10 6 Tuột nhớt 0.1 4 Giai đoạn xuất hiện Cá giống tới 1 tháng 72 88 Từ 1-3 tháng 17 8
- Hơn 3 tháng tuổi 11 4 Hiệu quả chữa trị Xuất huyết 92 82 Phù đầu 77 Tuột nhớt 100 Trong khi không phải là số liệu chính, thông tin về chiều hướng bệnh trên người ở 2 huyện có mật độ ao nuôi cá cao có lẻ liên quan đến sự mở rộng nhanh chóngao nuôi cá trong những năm gần đây. Bảng 8: Bệnh trên người theo báo cáo của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng năm 2006 & 2007 tại huyện Ô Môn và Thốt Nốt Bệnh Ô Môn Thốt Nốt 2006 2007 2006 2007 Sốt xuất huyết 179 237 246 546 Sốt thương hàn 2 0 Tiêu chảy 159 220 3210 2822 Bệnh lỵ 0 1 138 31 Bảng 9: Bệnh trên người theo báo cáo của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng năm 2006 & 2007 tại huyện Phú Tân và Châu Phú Bệnh Phú Tân Châu Phú 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Sốt xuất huyết 112 300 495 411 595 438 Sốt thương hàn 169 153 71 Tiêu chảy 752 957 1502 189 187 200 Bệnh lỵ 202 250 463 21 10
- Chất lượng nước ở kenh nhận chất xả thải từ ao nuôi cá Các địa điểm được chọn để thu mẫu nước là: huyện Châu Phú và Phú Tân ở tỉnh An Giang; huyện Thốt Nốt ở Cần Thơ. Khu vực nghiên cứu có mật độ ao nuôi cá cao (Phan et al. 2009). Việc thu mẫu nước cũng được tiến hành ở huyện Bình Thủy và Phong Điền gần TP Cần Thơ, trên mô hình VAC. Mẫu nước ở Châu Phú và Phú Tân trong mùa khô và mùa mưa (đặc biệt ở mùa lũ) được thu ở cống xả, 100 m ngược dòng và 100, 200, 300, 400 và 500 m xuôi dòng. Mẫu nước được đo pH, EC, TSS, COD và NH4-N. Mẫu nước trong kênh được thu định kỳ 15 ngày/lần trong 5 tháng vào 2 thời điểm trước khi xả thải 1-2 giờ và sau khi xả thải (Tháng Mười hai đến tháng Tư). Số liệu trong hình 1 cho thấy pH nước trước khi mở cống cao hơn sau khi xả thải; tuy nhiên chúng không khác biệt nhau (P < 0.05) trong cả hai mùa mưa và nắng. Trong mùa lũ, sự khác biệtt của hai bộ số liệu còn nhỏ hơn là vào mùa nắng do yếu tố pha loãng trong lúc lũ cao hơn nhiều (số liệu không được trình bày). Tóm lại pH nước trong kênh sau khi xả thải vẫn còn nằm trong giới hạn chấp nhận được cho nước dùng cho sinh hoạt (TCVN-5492- 2005). Độ dẫn điện đo được sau khi mở cống xả thải cao hơn so với giá trị trước khi mở cống (Fig. 2). Tuy nhiên, trị số pH, EC của các lần thu mẫu trong mùa lũ là không khác biệt nhau có ý nghĩa về thống kê. Không giống như pH, nhưng tương tự như EC, trị số trung bình của COD rất khác biệt nhau qua phân tích thống kê trước và sau khi mở cống (Hình. 3). Sự gia tăng trị số COD hiện hữu ngay cả khi mùa lũ. Trung bình, trị số COD giảm theo khoảng cách từ điểm xả thải. Tại điểm 500 m cách nơi xả thải, chúng chỉ vào khoảng một nửa nhưng vẫn còn cao hơn trị số trước khi xả thải. 7.5 7.4 7.3 Before pH 7.2 After 7.1 7 6.9 -100 0 100 200 300 400 500 m Hình 1: pH của nước kênh trước và sau khi mở cống xả chất thải ao nuôi cá vào nguồn nước. Giá trị trung bình cho 40 số được thu 15 ngày 1 lần trong 5 tháng (Tháng Mười Hai đến tháng Tư) ở hai địa điểm của tỉnh An Giang (huyện Phú Tân và Châu Phú).
- 350 300 Ec (uS/cm) 250 Before 200 150 After 100 50 0 -100 0 100 200 300 400 500 m Hình 2: Độ dẫn điện (EC) của nước kênh trước và sau khi xả chất thải ao nuôi cá. Giá trị trung bình cho 40 số được thu 15 ngày 1 lần trong 5 tháng (Tháng Mười Hai đến tháng Tư) ở hai địa điểm của tỉnh An Giang (huyện Phú Tân và Châu Phú). Thông thường COD của chất thải lỏng từ ao nuôi cá vượt trị số cho phép nước sử dụng cho sinh hoạt (dưới10 mg/L) ngoại trừ trong mùa lũ (tháng Mười – tháng Giêng). Thật vậy, ngay cả trị số trong kênh chính trước và sau khi xả thải thường > 10 mg /L. Tất cả các trị số trước avf sau khi xả thải vẫn nằm trong khoảng chấp nhận được cho chất thải thủy sản vào nguồn nước (35 mg/L
- trong mùa khô khi nồng độ nitrite và nitrate trong nước kênh đạm đặc hơn mùa lũ (số liệu không được trình bày). Trị số trung bình TSS trong nước kênh sau khi xả thải (261± 64 mg/l) cao hơn gấp 5 lần trước khi xả thải (54 ± 20 mg/l). Hình 5 cho thấy rằng hầu hết trị số TSS trong nước kênh do tác động của xả thải cao hơn từ 10-13 lần Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942-1995 (cột A- TSS nhỏ hơn 20 mg/l). Ngay cả giá trị cho phép (nhỏ hơn 80 mg/L) chất thải ao cá xả vào nguồn nước mặt theo Thông Tư số 02 của Bộ Thủy Sản cũng thường bị vượt quá. Như vậy kết quả lấy mẫu cho thấy rõ rằng tác động đo đạc được của nước thải trên chất lượng nước kênh tối thiểu 100 m ngược dòng và 500 m xuôi dòng nước chảy. Chất lượng nước đo được suy giảm do COD, NH4 và TSS tăng cao. Số liệu chất lượng nước này bổ trợ cho kết quả điều tra cơ bản của nông dân. Tại Cần Thơ và An Giang, 7-36 % nông dân đánh giá chất lượng nước là xấu, mà trong đó 37 đến 91 % là do chất lượng nước xấu do các ao cá thải ra. Một tỉ lệ nông dân ở An Giang cao hơn nông dân ở Cần Thơ bị lâm nguy do chất lượng nước kém, có lẻ bởi vì tỉ lệ hộ gia đình cao hơn vẫn còn lệ thuộc vào nước sông rạch dùng cho sinh hoạt. 0.0800 Ammonia (mg/L) 0.0600 After 0.0400 Before 0.0200 0.0000 0 100 200 300 400 500 Distance (m) Hình 4: Nồng độ ammonium trong nước kênh trước và sau khi mở cống xả nước thải ao cá. Giá trị trung bình 40 mẫu được thu 15 ngày 1 lần trong 5 tháng (Tháng Mười Hai đến tháng Tư) ở hai địa điểm của tỉnh An Giang (huyện Phú Tân và Châu Phú).
- 300 250 TSS (mg/L) 200 After 150 Before 100 50 0 -100 0 100 200 300 400 500 Distance (m) Hình 5: Tổng chất rắn lơ lững trong nước kênh trước và sau khi xả nước thải ao cá. Giá trị trung bình 40 mẫu được thu 15 ngày 1 lần trong 5 tháng (Tháng Mười Hai đến tháng Tư) ở hai địa điểm của tỉnh An Giang (huyện Phú Tân và Châu Phú). Điều kiện lũ vào mùa mưa cải thiện được tác động xấu nhưng vẫn không tránh được nước thải vượt tiêu chuẩn xả thải theo TCVN 5942-1995 hoặc trị số cho phép của chất thải từ ao nuôi cá thải vào nguồn nước theo Thông Tư số 02 của Bộ Thủy Sản. Nếu cống xả thải nước ao cá bên cạnh cách khoảng dưới 500 m sẽ làm tác động tích lủy trên chất lượng nước. trong khi Bosma et al. (2009) chứng tỏ rằng tác động dồn của chất thải ao cá Tra lên chất lượng nước trên dòng chính sông Mekong sẽ không có ý nghĩa, trong các kênh sườn và trong hệ thống đê bao khép kín, sự suy giảm chất lượng nước đo lường được là bằng chứng trong các mẫu nước ở huyện Châu Phú và Phú Tân. Thật vậy, sau khi xả thải, mẫu nước trong kênh dưới mức tiêu chuẩn về TSS, COD và NH4. Trong nghiên cứu này chúng tôi không khảo sát các đỉnh cao nồng độ về chất lượng nước tồn tại bao lâu theo phút, giờ hay ngày. Sự hiện diện của các đỉnh trong nước ô nhiễm do chất thải ao nuôi cá xả ra dường như có liên quan dến mức độ ô nhiễm của nước thải, thể tích của nước thải quan hệ với dòng nước chảy trong kênh. Kênh nhỏ vào mùa nắng với dòng chảy thaaspddeer tẩy rữa dường như chịu suy giảm về chất lượng nước. Chất lượng nước trong ao nuôi cá: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng Mười Hai năm 2007 đến tháng Sáu 2008 ở huyện Phú Tân và Châu Phú của tỉnh An Giang trên chất lượng nước của 12 ao nuôi cá sử dụng 2 loại thức ăn viên và thức ăn tự chế. Kết quả cho thấy rằng trị số pH vẫn nằm trong mức chấp nhận được (7.0-8.0) mặc dù có sự khác biệt giữa các ao sử dụng thức ăn viên và thức ăn tự chế (kết quả không được trình bày). Tất cả các ao cá đều có độ đục cao hơn mức cho phép để ao cá xả thải (80 mg/L; kết quả không được trình bày). Ao cá ở Phú Tân có TSS thấp hơn ở Châu Phú bởi vì hầu hết ao ở Phú Tân gần sông lớn để họ có thể thay nước tốt cho ao cá (số liệu không trình bày). Trị số TSS và BOD trong ao nuôi thức ăn viên thấp hơn ao nuôi bằng thức ăn tự chế nhưng không khác biệt về thống kê. COD ở cả hai nơi đều cao hơn giới hạn cho phép về nước thải ao nuôi thủ
- sản thải ra nguồn nước mặt điều này cũng phù hợp với mẫu thu trong kênh có xả thải (Hình Fig. 3). Bảng 10: So sánh chất lượng nước ao nuôi cá Tra ở tinh An Giang (huyện Phú Tân và Châu Phú) dùng thức ăn khác nhau. Giá trị trung bình của 4 ao nuôi bằng thức ăn viên và 8 hộ nuôi bằng thức ăn tự chế. TN TP NO3- PO43- TAN BOD COD TSS (mg/L) (mg/L) (mg/L) (mg/L) (mg/L) (mg/L) (mg/L) (mg/L) TĂ viên 0.145 0.032 0.134 0.662 0.416 13.3 69.4 86.9 TĂ tự 0.077 0.104 0.569 0.318 73.3 chế 0.138 18.0 90.7 LSD 0.012 0.012 0.246 0.093 14.5 (5%) 0.017 1.94 15.3 Ao nuôi bằng thức ăn viên có trị số N hữu dụng và tổng P cao hơn thức ăn tự chế do thức ăn viên có dinh dưỡng đậm đặc hơn (Bảng 10). Tuy nhiên , nồng độ nitrite và nitrate trong ao nuôi bằng thức ăn viên thấp hơn. Tổng đạm hữu dụng, nitrite, nitrate, phosphate, tổng N và P gia tăng theo thời gian sau khi thả cá nhưng không có sự khác biệt gì đáng kể cho cả hai nơi (số lieju không trình bày ở đây. Nghiên cứu chất lượng nước ở hệ thống VAC Hệ tống VAC thường ở các khu vực đất cao ven sông. Những nơi này có sa cấu đất thịt có độ thấm rút nước cao thích hợp cho việc lập vườn cây ăn trái và trồng các loại rau màu. Một nghiên cứu nhỏ được tiến hành trên hệ thống VAC ở 2 quận/huyện Bình Thủ và Phong Điền của TP Cần Thơ. Vườn cây ăn trái được bố trí trên những chổ đất cao cạnh các mương vườn và ao nuôi cá. Cây ăn trái gồm nhã, vú sữa, sầu riêng, chôm chôm hoặc cam quít/chanh là các loại cây phổ biến nhất ở những nơi này. Vịt được nuôi nhiều nhất kế đến là gà hoặc heo. Cá rô phi, cá mè và cá tai tượng được nuôi trong các mương vườn. Những loài này thường được nuôi với mật số thấp (
- hoặc mua nguyên liệu từ lối xosmvowsi giá 2,500-3,000VND/kg. Cá Trê được bán với giá 12,000-20,000VND/kg tùy theo nhu cầu của thị trường. Canh tác cá Trê (Clarias sp.) gây ra ô nhiễm nguồn nước mặt cao hơn cá Tra bởi vì nước thải chủ yếu xả vào sông rạch. Nước thải từ ao nuôi cá Trê có đặc trưng là màu đen, các chỉ tiêu TSS, BOD và COD rất cao, mùi tanh do thiếu oxy (Bảng 12). Tác động sâu sắc nhất của nước thải ao cá Trê là làm cho cá tự nhiên trong sông rạch bị chết do có nồng độ oxygen thấp trong nước thải. Bùn tích tụ trong ao nuôi cá Trê là không đáng kể do các chất thải hầu như lơ lũng do mật độ cá trong ao cao và độ sâu thấp nên được quậy liên tục (khoảng 120-150 con/ m2 diện tích mặt ao). Chất thải rắn được trộn với nước và thải ra môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, các vật chất lơ lững sẽ lắng tụ dọc đường nước và kênh rạch làm ngăn trở giao thông thủy. Bảng 11: Thông tin tổng quát về nuôi cá Trê ở hai huyện của tỉnh Cần Thơ. Danh mục Bình Thủy Phong Điền Loại cá nuôi (%) Cá Trê (%) 86 92 Khác 14 8 Thời gian nuôi trung bình (tháng) 3.5-5 3.5-5 Từ cá bột – cá hương (tháng) 1.2 1.3 Từ cá hương – cá thành phẩm (tháng) 7.2 7.5 Kích thước ao (m2) 500-3000 1000-3000 Chiều sâu ao (m) Nuôi cá giống 1.2 1.1 Nuôi cá thành phẩm 1.8 1.6 Mật độ cá /m2 90-120 70-100 Hệ số biến chuyển thức ăn (thức 3.5 3.6 ăn/thịt) Bảng 12: Chất lượng nước ao cá Trê thu mẫu ở ao tại quận/huyện Bình Thủy và Phong Điền của TP. Cần Thơ. Danh mục Bình Thủy Phong Điền
- BOD5 (200C) (mg/L) 120 104 TSS (mg/L) 312 258 oxygen hòa tan(mg/L) 0.05 0.1 COD (mg/L) 128 117 Tất cả các ao nuôi cá Trê qua điều tra cho thấy đều thải nước trực tiếp vào đường nước làm cho ô nhiễm cao ở các khu vực này. Sự xung đột giữa nông dân nuôi cá Trê và cư dân trong vùng là phổ biến vì vậy rất khó để thuyết phục học hợp tác để xử lý chất thải. Mặc dù chính quyền địa phương đã xiết chặt việc cấm xả thải trực tiếp vào nguồn nước nhưng vấn đề này hầu như vượt ngoài tầm kiểm soát. Do hầu hết nông dân nuôi cá Trê không có ao lắng hoặc ruộng để áp dụng xử lý, ô nhiễm nguồn nước trong khu vực này rất nghiêm trọng. Dù cá Trê có thể sống được trong nước bị ô nhiễm, nó cũng bị các bệnh do vi khuẩn gây ra nhưng tỉ lệ hao hụt thì thấp hơn nhiều so với cá Tra. Các chất hóa học và sinh học dùng cho nuôi cá Trê ít nhiều cũng giống như trong việc nuôi cá Tra. (Bảng 13). Bảng 13: Hóa chất dùng cho xử lý nước và trị bệnh cá Tra. Giá trị được tính theo % của nông dân có sử dụng sản phẩm. Danh mục Bình Thủy Phong Điền Sản phẩm sinh học: biozyme, US-zyme, 56 34 biomix Xử lý nước (vệ sinh 76 82 BKC, 32 24 Vikong 16 22 Copper sulfate, potassium permanganate 39 48 Chlorine, formol 7 110 Xử lý đáy ao (zeolite, lime) 62 75 Chất lượng nước sau kho đi qua ruộng lúa Tác động của đường nước thải đi qua ruộng lúa trên chất lượng nước được đánh giá ở 2 địa điểm Châu Phú và Phong Điền. Trong trường hợp đầu nước di vào kênh dẫn chứa nước thải nhiều ao cá tập trung. Nước đước hướng đi qua ruộng lúa bằng kênh khác. Mẫu nước được
- thu trên các kênh dẫn này. Trong trường hợp thứ hai, nước được thu từ ao nuôi cá Trê và rồi sau khi đi qua một số các dòng kênh dẫn để đỗ về kênh chính thì mẫu nước được thu để đánh giá sự thay đổi chất lượng nước. Tại Châu Phú, mẫu nước được thu dọc đường kênh chính nơi tiếp nhận nước thải nước thải từ các ao cá, qua các đường nhánh nhỏ đi qua ruộng lúa, ao lắng và vùng đất ngập nước nhỏ để rồi sau đó đổ vào kênh cính khác (Hình 6). Mẫu nước được phân tích về ammonium-N, nitrate-N, tổng N, TSS, COD và tổng P (Bảng 14). Trên đường nước ở Châu Phú từ kênh chính dẫn nước ô nhiễm đi đến kênh xả thải, nồng độ N và P giảm 3-4 lần (Bảng 14). Trị số COD cũng giảm xuống từ hơn 230 mg /L xuống khoảng 100 mg/L. Tuy nhiên TSS gia tăng chút ít với trị số ở VTT10 và VTT11 vẫn giữ ở khoảng 100 mg/L và cao hơn tiêu chuẩn cho phép xả thải nước ao cá (80 mg/L) và cho hộ gia đình là nước sinh hoạt (20 mg/L). Nơi ao lắng và khu đất ngập nước, thành phần của nước khó mà thay đổi so với trên các kênh nhỏ dẫn nước đi lên ruộng, thật vậy đạm ammonium-N và nitrate-N gia tăng. Hình 6. Các điểm thu mẫu nước ở Châu Phú từ dòng kênh chính (VTT1, VTT2- đầu trái), đường thoát nước nước nhỏ trên ruộng (VTT3,4,5), ao lắng (VTT6), khu đất ngập nước (VTT7,8), đường thoát nước ruộng (VTT9) và kênh dẫn nước chính (VTT10,11).
- Nước từ ao cá Trê ở Phong Điền được cho chảy qua ruộng lúa trước khi thải ra kênh. Mẫu nước được thu ở 15 vị trí (Hình. 7) từ nơi ao nuôi cá cho đến kênh chính và được phân tích các chỉ tiêu về pH, EC, BOD, COD, TSS, tổng N, nitrate-N và tổng P (Bảng 15). Bảng 14. Thành phần của nước ở các điểm trình bày trong hình 6. NH4 NO3 TSS COD TP TN (mg/L) (mg/L) (mg/L) (mg O2/l) (mg/L) (mg/L) VTT1 0.22 0.16 142 248 1.16 1.34 VTT2 0.16 0.54 128 232 1.14 1.28 VTT3 0.15 0.44 122 214 1.08 1.12 VTT4 0.17 0.64 118 220 1.02 0.94 VTT5 0.22 0.84 116 180 1.06 0.86 VTT6 0.26 1.24 115 152 0.84 0.78 VTT7 0.16 0.33 122 124 0.56 0.64 VTT8 0.22 0.35 114 128 0.62 0.82 VTT9 0.06 0.08 112 82 0.34 0.28 VTT10 0.06 0.08 98 98 0.28 0.31 VTT11 0.09 0.05 104 64 0.32 0.34 Sites 13,14,15 Điểm 10,11,12 (xuôi dòng); thải ra kênh chính (vòng màu xanh- Điểm 13,14,15).
- Nước ao cá Trê có độ đục cao, BOD dư thừa và có nồng độ cao tổng N, nitrate-N và tổng P (Bảng 15). Nước sau khi đi qua ruộng lúa đã giảm được TSS xuống 15 lần và cả hai TSS và BOD giảm xuống đến mức chấp nhận cho xả thải. Tổng N và nitrate-N cả hai giảm 3 tới 4- lần, trong khi tổng P chỉ giảm xuống khoảng 25 %. Thành phần của nước chảy ra khỏi ruộng lúa cũng giống như kênh gần đó theo chiều xuôi cũng như chiều ngược, cũng như tại điểm xả thải ra nơi kênh chính gần nhất. Bảng 15. Chất lượng nước trong ao cá Trê ở Phong Điền (Điểm 1-3), sau khi đi qua ruộng lúa (Điểm 4-6) và ở chiều xuôi kênh (Điểm 7-15). Giá trị trung bình của 3 điểm lấy mẫu cho mỗi vị trí. Xem Hình 7 sơ đồ vị trí thu mẫu. COD BOD EC TSS (mg TN NO3 TP (mg (mS/cm) (mg/L) (mg/L) (mg/L) (mg/L) Vị trí pH O2/L) O2/L) 1,2,3 6.64 0.22 618 35 17.0 16.3 1.2 119 4,5,6 6.86 0.14 43 19 4.8 3.7 0.9 70 7,8,9 6.83 0.14 35 19 4.1 3.5 0.9 69 10,11,12 6.81 0.14 32 16 3.9 3.3 1.1 68 13,14,15 6.76 0.14 42 13 3.5 3.1 1.0 70 Chất thải ao cá tải qua ruộng lúa Hai trường hợp nghiên cứu trên cho thấy rằng đường dẫn nước thải ao cá Tra và cá Trê đi qua ruộng lúa có thể cải thiện chất lượng nước bằng cách lọc, lắng và đồng hóa chất dinh dưỡng nơi đường nước và ở trên ruộng lúa. Trong một báo cáo khác, chúng tôi đã cho thấy chất thải rắn từ ao nuôi cá Tra và nước thải từ ao nuôi cá Tra và cá Trê có thể được sử dụng để thay thế một lượng đáng kể phân bón dùng cho lúa (Cao et al. 2010a,b). Để áp dụng rộng rãi thực hành xử lý chất thải và cải thiện chất lượng nước trong kênh rạch, một số các yếu tố cần được lưu ý đến. Tải lượng chất thải vào đất tùy thuộc vào tối ưu hóa 4 tiêu chuẩn: tải lượng nước, chất rắn, phản ứng hóa học của chất thải; và khả năng đồng hóa dưỡng chất của hệ thống. Việc tối ưu hóa các yếu tố này trong mối tương quan với chất thải ao cá ao dụng lên ruộng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long được thảo luận bên dưới. Ao cá tạo ra nước thải liên tục trong năm, trong khi chất thải rắn từ đáy ao được lấy đi không thường xuyên, thường vào lúc thu hoạch cá sau 6 tháng (Bảng 6). Áp dụng của hai loại chất thải được lưu ý dưới đây. Khoảng phân nữa cuộc điều tra ở Cần Thơ và An Giangcho thấy việc bơm chất thải rắn định kỳ trong khi nuôi cá (Cao et al. 2009; Phan et al. 2009) làm gia tăng chất dinh dưỡng, COD, BOD và TSS trong nước thải xả ra. Nồng độ các chất dinh dưỡng và mức COD và BOD trong chất thải rắn cao hơn trong nước thải, nhưng thể tích nước thải lớn có nghĩa là tổng tải lượng dinh dưỡng có lẻ cũng cao. Với việc thay nước thường
- xuyên, thành phần của nước thải có lẻ không quá khác biệt với nước trong kênh (Bosma et al. 2009). Trong cuộc điều tra ở Cần Tho và An Giang, Người nuôi ccas trong ao thay nước ao hàng ngày khoảng 33 % để tránh dưỡng chất và chất hữu cơ tăng cao, và để giảm mức độ nhiễm bệnh cho cá (Cao et al. 2009). Trong một nghiên cứu khác, việc thay nước ao hàng ngày trong khoảng 20-40 % (Phan et al. 2009), mặc dù tần suất được báo cáo là thay đổi theo với chu kỳ nuôi của cá da trơn. Trong giai đoạn đầu nuôi cá Tra, ít cần thay nước hơn và đến khi sắp thu hoạch thì nước được thay nhiều hơn. Ao thay nước thường xuyên có lẻ tích tụ chất thải rắn chậm. Ngược lại, khi người nuôi cá thay nước ít thường xuyên làm cho ao ao sẽ có nhiều dinh dưỡng và các bon và tích tụ chất thải rắn lớn hơn vào thời điểm thu hoạch. Số lượng cá và kích cở cá thả nuôi (cả hai yếu tố này đều làm ảnh hưởng đến lượng thức ăn cung cấp hàng ngày) sẽ ảnh hưởng dến thành phần của nước thải. Việc sử dụng thức ăn viên cũng như thức ăn tự chế cũng có thể ảnh hưởng đến nước thải và chất thải rắn tích tụ do sự khác biệt về lượng thức ăn, thành phần của thức ăn và hệ số biến chuyển thức ăn. Theo Bosma et al. (2009) hệ số biến chuyển thức ăn của 89 trại nuôi cá ở DDBSCL là 1.86, trong khi Phan et al. (2009) báo cáo hệ số biến chuyển thuwssc ăn trung bình của thức ăn viên là 1.69 và của thức ăn tự chế là 2.25. Khoảng dao động dường như là từ 1,45-3. 1. Tải nước thải Lúa được trồng bằng cách tưới hoàn toàn vào mùa khô ở DDBSCL và được tưới bổ sung vào đầu vụ mùa mưa. Vào lúc mưa chính vụ, tháng Chín-tháng Mười một, DDBSCL ít có trồng lúa do bị mực nước sâu. Lượng nước lũ và nước mưa phân bố trong năm sẽ quyết định đến lượng nước thải có thể tải trên ruộng lúa. Biến động về nhiệt độ làm giới hạn tác động đến vận tốc bốc thoát hơi nước (ET) ở ĐBSCL. Mây trong mùa mưa cũng có thể làm giới hạn đến vận tốc bốc thoát hơi nước (Bảng 16). Với chất thải rắn ao cá, tải lượng nước trên một đơn vị diện tích nhỏ hơn chất thải lỏng và nó không được xem xét đến nữa trong phần này. Ngập đất ruộng để làm đất cần nhiều nước (300- 700 mm theo Greenland 1997). Hơn thế nữa duy trì ruộng lúa ở điều kiện ngập nước về cơ bản tiêu tốn một lượng nước cho cây trồng phát triển. Tùy theo độ bốc thoát hơi nước, vận tốc nước thấm lậu và lượng nước chảy tràn trên đồng ruộng, cần 1020-2860 mm nước cho lúa cấy có thời gian sinh trưởng 100 ngày (Greenland 1997). Lúa nước sử dụng 4000 kL/ tấn hạt (Greenland 1997). Để sản xuất 6 tấn lúa trong mùa khô cần có 24,000 kL nước tưới (2400 mm nước), trong khi sản xuất 3 tấn vào mùa mưa chỉ cần 12,000 kL (2000 mm), trong đó 75-100 % được mưa cung cấp. Lịch tưới nước cho lúa điển hình như sau (Bảng 16). Lịch này có lẻ đại diện cho giới hạn cao cho tải nước thải ao nuôi cá. Nó cho thấy sự biến động theo mùa về lượng nước thải có thể áp dụng. Như vậy vào lúc mưa chính vụ, biện pháp xử lý khác như ao lắng có lẻ cần để xử lý nước thải. Vào mùa mưa, một diện tích ruộng lúa lớn hơn cần để phục vụ cho việc tưới nước từ một ao cá. Thời điểm mưa cũng quan hệ với thời điểm áp dụng nước thải cho ruộng lúa. Mưa trước có thể làm ngưng trệ việc sử dụng nước thải trong một ruộng đặc thù trong nhiều ngày. Như vậy, điều quan trọng là phải uyển chuyển khi vận hành ao cá để thu xếp thêm
- ruộng lúa hoặc ao lắng để có thể áp dụng nước thải tránh trường hợp không có chổ chứa nước thải một khi cần thải nước ao cá. Từ nghiên cứu thí điểm ở Châu Phú thuộc tỉnh An Giang Province, báo cáo cho thấy trồng 3 vụ lúa trong năm cần tưới 12-13 lần, mỗi lần tưới khoảng 75 mm nước. Như vậy tại nơi này cần 900-1000 mm nước tưới cho một năm. Nhiều nơi chỉ trồng 2 vụ lúa mỗi năm, nhưng ở Châu Phú trồng lúa 3 vụ và vụ lúa mùa mưa chính vụ không cần tưới nước. Như vậy việc ước lượng trong Bảng 18 là 835 mm nước cần tưới hàng năm dường như là hợp lý cho lúa 3 vụ hoặc 2 vụ, mặc dù có lẻ việc ước lượng là dè dặt. Thể tích nước lớn hơn cần thải ra từ ao cá. Giả định ao có chiều sâu 3 m (Phan et al. 2009) và 9.2 cm nước thải cho mỗi lần bơm lên ruộng lúa, 1 ha ao nuôi cs cần khoảng 33 ha ruộng lúa cho mỗi lần ao cần thay sạch nước trong ao. Giả định lúa cần 4.6 mm nước mỗi ngày (bốc thoát hơi – xem bảng 18) để áp dụng 9.2 mm nước thải cần xảy ra trong mỗi 2 ngày. Trong thực tế nông dân bơm tưới 50-100 mm nước cho mỗi 10 days vào mùa khô và mỗi 18-22 ngày trong đầu mùa mưa. Việc thay nước ao 33 % mỗi ngày là thông thường như vậy tính ra việc thay sạch nước ao diễn ra theo chu kỳ 3 ngày. Như vậy cần có diện tích ruộng 10-20 ha để sử dụng nước thải tạo ra trong mùa khô do 1 ha ao nuôi cá giả sử chỉ có nước ao cá được sử dụng để tưới. Đầu mùa mưa, mưa làm cho việc tưới nước thải bị đình trệ như vậy để sử dụng nước thải 1 ha ao nuôi cần có 20-40 ha ruộng lúa. Bảng 16. Ví dụ nhu cầu tưới hàng tháng cho ruộng lúa ở DDBSCL và lượng mưa (trung bình cho Long Xuyên và Cần Thơ), và tiềm năng bốc thoát hơi (PE) từ TP. Hồ Chí Minh. Ghi nhận rằng lúa cũng lấy nước từ nước thỷ cấp lúc triều cường. Tháng Vũ lượng PE Tưới (R) (R – PE)* (mm) L/ha (mm) (mm) L/ha Giêng 15 150,000 160 145 1,450,000 Hai 0 0 175 175 1,750,000 Ba 15 150,000 215 200 2,000,000 Tư 70 700,000 200 130 1,300,000 Nă m 190 1,900,000 150 - - Sáu 170 1,700,000 100 - - Bảy 210 2,100,000 110 - - Tám 205 2,050,000 130 - - Chín 255 2,550,000 100 - -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 380 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 170 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 362 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 132 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 136 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 133 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 128 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 139 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 129 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 96 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 110 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 107 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 110 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 93 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 92 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 122 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 89 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn