Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai sữa - MS3 "
lượt xem 14
download
Dự án được xây dựng nên để nâng cao năng suất chăn nuôi tại các nông hộ nhỏ ở Việt nam thông qua việc tăng cường quản lý thú y, đặc biệt là giai đoạn lợn trước cai sữa. Ngoài ra, dự án còn thiết lập các test chẩn ddoans nhanh các nguyên nhân gây tiêu chảy của lợn con trước cai sữa để tăng cường tốc đọ và độ chính xác của các chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Phần thứ 3 cảu dự án là sản xuất thử nghiệm và đánh giá hiệu lực của 1 loại vaccin...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai sữa - MS3 "
- Ministry of Agriculture & Rural Development Báo cáo tiến độ của Dự án Chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai sữa CARD Project 001/04VIE MS3: Báo cáo 6 tháng lần thứ hai 10/2005 – 03/2006 1
- Mục lục 1. Các thông tin về các đối tác ................................................................................................. 3 2. Tóm tắt dự án ....................................................................................................................... 4 3. Tóm tắt các hoạt động .......................................................................................................... 4 4. Giới thiệu và cơ sở khoa học................................................................................................ 4 5. Tiến triển của dự án.............................................................................................................. 5 5.1 Giải trình các thắc mắc của báo cáo 1 .............................................................................. 5 5.2 Các hoạt động nổi bật....................................................................................................... 8 5.3 Lợi ích của các nông hộ chăn nuôi .................................................................................. 9 5.4 Khả năng đào tạo.............................................................................................................. 9 5.5 Thông tin đại chúng ......................................................................................................... 9 5.6 Quản lý dự án ................................................................................................................. 10 6. Báo cáo về 1 số vấn đề ảnh hưởng đến dự án .................................................................... 10 6.1 Môi trường ..................................................................... Error! Bookmark not defined. 6.2 Giới tính và các các vấn đề về xã hội ............................................................................. 10 7. Thực hiện và 1 số vấn đề tồn tại ........................................................................................ 10 7.1 Một số khó khăn ............................................................................................................. 10 7.2 Cách khắc phục .............................................................................................................. 10 7.3 Tồn tại ............................................................................................................................ 11 8. Các bước hoạt động tiếp theo ............................................................................................. 11 9. Kết luận .............................................................................................................................. 11 10. Lời cam đoan ............................................................................................................................................. 11 Tiến triển của dự án so với mục tiêu đặt ra, kế hoạch, hoạt động và kết quả thu được ............. 15 Phụ lục 1...................................................................................... Error! Bookmark not defined. Phụ lục 2..................................................................................... Error! Bookmark not defined. Phụ lục 3...................................................................................... Error! Bookmark not defined. 2
- 1. Các thông tin về các đối tác: Chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai Tờn dự ỏn: sữa Viện Thú Y (NIVR) Đối tác phía Việt nam TS. Trương Văn Dung Trưởng dự án phía Việt nam The University of Queensland/Victorian Department of Đối tác phía Australia Primary Industry Dr Darren Trott, Dr Ian Wilkie, Dr Tony Fahy Những thành viên chính phía Australia 13/4/2005 Ngày bắt đầu 1/2007 Ngày kết thúc (ban đầu) 4/2007 Ngày kết thúc (sau khi thay đổi) 10/2005 – 3/2006 Thời gian báo cáo Các đầu mối liên lạc: Phía Australia: Trưởng dự án Dr Darren Trott 617 336 52985 Tên Telephone: Giảng viên chính 617 336 51355 Chức vụ Fax: Trường Thú y, thuộc trường Đại d.trott@uq.edu.au Cơ quan Email: học Tổng hợp Queensland Phía Australia: Liên lạc về hành chính May Montecino 61 7 33652651 Tên Telephone: Quản lý các dự án nghiên cứu 61 7 33651188 Chức vụ Fax: Trường Thú y, thuộc trường Đại m.montecino@uq.edu.au Cơ quan Email: học Tổng hợp Queensland Phía Vietnam Dr Cu Huu Phu 84 4 8693923 Tên Telephone: Trưởng BM Vi trùng 84 4 8694082 Chức vụ Fax: NIVR cuhuuphu@netnam.org.vn Cơ quan Email: 3
- 2. Tóm tắt dự án: Dự án được xây dựng nên để nâng cao năng suất chăn nuôi tại các nông hộ nhỏ ở Việt nam thông qua việc tăng cường quản lý thú y, đặc biệt là giai đoạn lợn trước cai sữa. Ngoài ra, dự án còn thiết lập các test chẩn ddoans nhanh các nguyên nhân gây tiêu chảy của lợn con trước cai sữa để tăng cường tốc đọ và độ chính xác của các chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Phần thứ 3 cảu dự án là sản xuất thử nghiệm và đánh giá hiệu lực của 1 loại vaccin E. coli sản xuất tại Việt nam. Trong suốt 6 tháng thực hiện dự án, các số liệu vẫn đang được tập hợp. Các thử nghiệm ở trại đã cũng đã được đánh giá, xem xét và những gợi ý cho các bước tiếp theo cũng đã được tiến hành. Có 1 tình huống không mong đợi để giải quyết vấn đề chế tạo kháng huyết thanh chẩn đoán cho loại fimbriae mới ở Việt nam đã xảy ra. Các kết quả của dự án đã được báo cáo tại Hội nghi bệnh lợn Quốc tế 2006. 3. Tóm tắt kế hoạch: Dự án được bắt đầu với 3 mục tiêu chính: 1. Chế tạo và thử nghiệm vacxin sản xuất nội địa 2. Lập kế hoạch chăn nuôi để phòng bệnh tiêu chảy trước cai sữa, sử dụng mô hình cải tiến liên tục 3. Tăng cường năng lực chẩn đoán bệnh tiêu chảy trước cai sữa Trong suốt 6 tháng thứ 2 thực hiện, các tiến triển của dự án đối với cả 3 mục tiêu nói trên là rõ ràng, theo đúng kế hoạch đặt ra, cho dù có 1 vài vấn đề khó khăn đã gặp phải. Loại kháng nguyên bám dính mới (fimbriae) đã không thể được tinh chế (kể cả ở Viện Thú Y và Australia) từ các chủng serotyp O8 Việt nam mà đã được xác định là mang 1 loại kháng nguyên bám dính không giống như các chủng bình thường khác, nhưng cơ hội để tiến hành nghiên cứu có sức sống còn này tại 1 phòng thí nghiệm có uy tín trên thế giới đã xuất hiện. Các trại thí nghiệm và trại đối chứng đã được kiểm tra lại, nhưng 1 vài trại đã không tuân thủ những hướng dẫn về thay đổi cách thức chăn nuôi hoặc ghi chép năng suất chăn nuôi không đầy đủ để có thể quan sát thấy mức độ cải thiện. Các mẫu chẩn đoán tiếp tục được gửi tới Viện Thú Y để xác định các nguyên nhân khác nhau quan trọng của tiêu chảy trước cai sữa và các kết quả trong 8 tháng đầu thực hiện (tổng cộng là 118 mẫu) đã được TS. Đỗ Ngọc Thuý báo cáo tại Hội nghị bệnh lợn Quốc tế tổ chức tại Copenhagen. Sự thành công của dự án được dựa vào các cán bộ nghiên cứu phía Việt nam đã có đủ trình độ qua tập huấn thực tế đã hiểu biết và nhận ra các yếu điểm của công tác chăn nuôi và chuồng trại thông qua 1 dự án tương đương (004/05VIE) mà đối tượng là các hộ chăn nuôi nhỏ. Hai trại lợn có sản lượng cao đã được xác định và lựa chọn để có thể làm mô hình cho các tập huấn tiếp theo có thể được tiến hành. 4. Đặt vấn đề & Cơ sở khoa học: 4
- Tiêu chảy trong giai đoạn theo mẹ của lợn là 1 trong những bệnh chủ yếu, gây thiệt hại về kinh tế chô cả chăn nuôi lợn quy mô nhỏ và lớn tại Việt nam. Các nghiên cứu đã được tiến hành trước đây đã khẳng định rằng sự xuất hiện của 1 loại kháng nguyên bám dinh mới của các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh Colibacillosis ở Việt nam và bởi vậy bệnh khó có thể khống chế bằng các loại vacxin đang có sẵn trên thị trường. Hơn nữa, các loại vacxin hiện nay ở Việt nam là vacxin nhập ngoại, có giá thành cao. Bên cạnh đó, có rất nhiệu nguyên nhân gây tiêu chảy trước cai sữa mà các nguyên nhân đó có thể chưa được biết đến với điều kiện ở Việt nam. Tất cả những nguyên nhân này đều bị ảnh hưởng với chăn nuôi và chăm sóc trong suốt giai đoạn mang thai và nuôi con. Dự án 001/04VIE (Chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai sữa) đã được bắt đầu với 3 mục tiêu để giải quyết vấn đề này: 1. Chế tạo và thử nghiệm vacxin sản xuất nội địa 2. Lập kế hoạch chăn nuôi để phòng bệnh tiêu chảy trước cai sữa, sử dụng mô hình cải tiến liên tục (CIP) 3. Tăng cường năng lực chẩn đoán trong phòng thí nghiệm bệnh tiêu chảy trước cai sữa 5. Các tiến triển của dự án: 5.1 Giải trình các thắc mắc của báo cáo 1: 1. Việt nam là 1 nước nhiệt đới với các điều kiện khí hậu nóng ẩm, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc Việt nam. Tiêu chảy ở lợn trước cai sữa là 1 tổ hợp của rất nhiều các nguyên nhân gây bệnh. Trong các điều kiện như vậy, 1 số các câu hỏi liên quan đến việc nhận biết tác nhân gây bệnh chính có sự thay đổi về tính gây bệnh cùng với thời gian và trong các môi trường khác nhau nên được cân nhắc, xem xét. Mục đích của dự án là thiết lập 1 số trại thí nghiệm và đối chứng và giám sát các yếu tố chăn nuôi và bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ qua 1 khoảng thời gian nhất định, gồm cả các ảnh hưởng về mùa đối với tỷ lệ bệnh. Việc này được tiến hành đồng thời với các đào tạo kỹ năng trong phòng thí nghiệm để nhận biết các nguyên nhân gây bệnh 1 cách chính xác. Các số liệu thu thập được qua 1 khoảng thời gian sẽ được phân tích (và sẽ được báo cáo) trong 6 tháng tiếp theo. 2. Điều đáng chú ý từ báo cáo của các trại phần lớn các trại trong quá trình điều tra là tương đối quy mô. Với mô hình chăn nuôi nhỏ (1-3 lợn/hộ), thì hệ thống chăn nuôi đã được xây dựng nên sẽ được áp dụng như thế nào? Các nghiên cứu ban đầu của chúng tôi đã xác định rằng: 1) Sự thiếu hụt lớn về tập huấn, quản lý và cách ghi chep các theo dõi ở các trại nuôi tập trung ở các tỉnh miền Bắc Việt nam 2) Các thiếu hụt của các nơi cung cấp dịch vụ thú y về chẩn đoán bệnh và đánh giá, kiểm tra trại Bởi vậy chúng tôi đã phát triển 1 mô hình từ trên xuống dưới, tập huấn cho những cán bộ chủ chốt 1 cách thức mà sau này sẽ được nhận rộng ra cả trong dự án 004/05VIE. Đối 5
- với dự án 001/04VIE, điều quan trọng ban đầu là thiết lập các trại thí nghiệm có quy mô lớn, mà ở đó các thay đổi về cách thưc chăn nuôi và chăm sóc có thể dễ dàng đượctiến hành và được kiểm tra, đánh giá lại. Các trại này sau đó sẽ đóng vai trò như những nơi chuyển giao kỹ thuật. Cho dù lợi ích của mô hình này có thể sẽ không đươc nhận thấy 1 cách rõ ràng ngay đối với các nông hộ nhỏ, nhưng điều đó là cần thiết nếu tính về lâu dài để áp dụng phương thức chăn nuôi liên tục ở các nông hộ nhỏ, khi mà họ đã có các nền tảng và kiến thức cơ bản. Những kỹ thuật đã được áp dụng cho 100 lợn nái cũng tưong tự như đối với 1 lợn nái; phương thức chăn nuôi tốt thì có thể áp dụng ở bất cứ mô hình nào. 3. Có 2 vấn đề dường như là có liên quan tới nhau và cần được giải thích rõ ràng: a. Ít nhất là cho tới thời điểm này, các ông đã không nhận biết được 1 chủng Vietnam nào thuộc serotyp O8 trong số các mẫu thu thập được b. Huyết thanh chế qua thỏ không đặc hiệu với các chủng 5F-08 Có 1 vài câu hỏi đặt ra ở đây: (i) Đây là do vấn đề về kỹ thuật hay vấn đề là sự thiếu vắng của các chủng. Nếu là do vấn đề thiếu vắng của các chủng thì: a. Cái gì sẽ liên quan đến kế hoạch số 5 – Chế tạo vacxin và thử hiệu lực? b. Cái gì là bằng chứng cho việc rằng các chủng O8 có gây thiệt hại đáng kể về kinh tế? c. Nếu việc thiếu các chủng O8 là đặc điểm chung thì cái gì sẽ là điểm nhấn cho vacxin chế tạo trong nước? Sự thiếu vắng của các chủng 5F-O8 ETEC không bình thường mà được sự đoán là có mang 1loại fimbriae mới vẫn đang trong quá trình được nghiên cứu với 1 thực tế là các chủng vi khuẩn này là dạng gây bệnh phổ biến thứ 2 tại các trại nuôi tập trung ở phía Bắc Việt nam trong nghiên cứu đã được TS. Đỗ Ngọc Thúy trình bày trong luận văn của mình (Do et al., J Med Microbiol. 2006 55:93-9). Chúng tôi cũng đảm bảo chắc chắn rằng các chủng này trong thực tế là các chủng độc bởi vì chúng có chứa đầy đủ các yếu tố độc tố đường ruột và gây bệnh thực nghiệm cho các lợn con mới sinh (Do et al., Vet Pathol. 2006 43:150-60). Sự vắng mặt của chúng trong nghiên cứu này có thể được giải thích là do các chủng vi khuẩn này không có độc lực mạnh như các chủng ETEC phổ biến trên toàn thế giới có mang F4 và F5 (ví dụ như kháng nguyên fimbriae trên bề mặt của các chủng O8 có đặc tính bám dính kém hơn vào niêm mạc ruột). Tuy nhiên, nếu các chủng có mang F4 và F5 độc hơn có thể được phòng bằng vacxin thì nó sẽ tạo ra 1 khoảng trống mà chính các chủng 5F-O8 có thể lấp vào đó. Chúng tôi cũng đã quan sát thấy hiện tượng này rất nhiều lần đối với các đàn lợn ở Australia. Các phân tích từ các mẫu chuyển đến từ 10 trại thí nghiệm (xem bên dưới) đã chỉ ra rằng TGE và rotavirus, và ít hơn là cầu trùng là các tác nhân gây bệnh quan trọng đối với giai đoạn trước cai sữa. Vì vậy rất có khả năng là ở các trại thí nghiệm, các chủng O8 là hoàn toàn vắng bóng bới vì có rất ít các trường hợp vi tiêu chảy trong vòng 1-4 ngày tuổi, chứng tỏ rằng chương trình tiêm vacxin ETEC hiện tại (sử dụng vacxin nhập ngoại như LitterGuard) là có tác dụng tốt. Chúng tôi cũng cho rằng phương thức chăn nuôi kém là 1 trong những lý do mà gây ra tỷ lệ tiêu chảy rất cao ở các lợn trong giai đoạn bú mẹ ở Việt nam và các báo cáo từ trại và các số liệu phòng thí nghiệm sẽ kiểm chứng cho điều này. Việc chế kháng huyết thanh serotyp O8 qua thỏ chưa thành công không phải là điều không bình thường bởi vì bước chuẩn bị kháng nguyên là vi khuẩn dùng để tiêm tối miễn dịch qua thỏ là toàn bộ tế bào vi khuẩn. Tuy nhiên, nó cũng vẫn rất có giá trị khi thử nghiệm 1 phương pháp đơn giản như vậy tại NIVR so với 1 phương pháp chiết tách kháng nguyên fimbriae tinh 6
- khiết cực kỳ phức tạp. Điều này cũng đã bộc lộ 1 thực tế rằng NIVR thiếu các trang thiêt sbị cần thiết để chiết tách kháng nguyên tinh khiết, cũng như là thiếu các chuyên gia bên phía Australia cần thiết cho lĩnh vực này. Chúng tôi đã thảo luận vấn đề này với đồng nghiệp của chúng tôi, Dr. John Fairbrother làm việc tại phòng thí nghiệm chuyên khảo về E. coli, tại khoa Thú y, trường Đại học Tổng hợp Montreal, Canada. Ông là chuyên gia đứng đầu thế giới về vi khuẩn ETEC ở lợn (và phòng thí nghiệm này đã được công nhận là phòng thí nghiệm chuyên khảo về E. coli của OIE). Ông đã rất quan tâm đến khả năng về 1 loại fimbirae mới tồn tại ở Việt nam và đã mời Dr. Thuy sang làm việc tại phòng thí nghiệm có đầy đủ các trang thiết bih để chiết tách fimbriae của ông vào giữa năm 2006, cùng với thời gian Hội nghị bệnh lợn quốc tế được tổ chức. Nếu không tiến hành 1 điều tra mang tính toàn quốc thì sẽ khó có thể xác định được tới mức độ nào mà loại fimbriae mới có tồn tại ở Việt nam và mức độ thiệt hại về kinh tế của chúng. Việc nhận biết ra các chủng này ở tất cả các lứa tuổi của lợn trong giai đoạn theo mẹ, đặc tính dung huyết của chủng và 1 thực tế là chúng sản sinh ra cả 3 loại độc tố đường ruột đã gợi ý rằng chúng có thể phố biến ở Việt nam hơn là chúng tôi nghĩ. Cho tới khi điều này được xác định rõ ràng thì phương cách tốt nhất là nên kết hợp loại fimbriae này vào với loại vacxin đa giá chế tạo trong nước. Chúng ta cũng nên ghi nhớ 1 điều rằng loại vacxin này không chỉ là để phòng riêng cho các chủng O8 mà nó còn bao gồm cả các chủng có mang F4 và F5 phổ biến. Một lý do chính nữa cho việc sử dụng vacxin sản xuất trong nước là về vấn đề giá cả. Giá cho 1 liều vacxin sản xuất trong nước thấp hơn rất nhiều so với vacxin LitterGuard. 4. Một điều đáng chú ý từ các số liệu của các trại là có 1 số vấn đề nổi trội lên như 1 ảnh hưởng đáng kể đến năng suất chăn nuôi. Bệnh ghẻ và việc hạn chế lợn nái được ăn dường như là có ảnh hưởng rõ ràng hơn là tỷ lệ tiêu chảy, ít nhất là trong số các trại điều tra. Nghiên cứu này đã ủng hộ cho việc xây dựng 1 quy trình chăn nuôi thực tế để cải thiện năng suất chăn nuôi và sự kết hợp giữa lợi ích và lợi nhuận. Vấn đề này đã và sẽ được giải thích thỏa đáng trong dự án CARD mới 004/05VIE. Báo cáo 6 tháng đầu tiên sẽ được nộp vào cuối tháng 9/2006 (thực tế, 1 trong những lý do chính trong việc chậm trễ nộp báo cáo này là do phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức trong việc xây dựng 1 dự án hợp tác lớn giữa 7 cơ quan nghiên cứu và phải tham gia chương trình tập huấn cho 6 cán bộ nghiên cứu phía Việt nam) 5. Có 1 điều đáng chú ý rằng 1 số trang thiết bị đã được cung cấp cho NIVR, gồm cả 1 số hóa chất và máy PCR. Mặc dù theo hợp đồng đã được thảo luận thì yêu cầu việc chi trả theo tổng thể để đảm bảo với AusAID rằng 1 số các trang thiết bị đầu vào đã được cung cấp. Tờ cam đoan nên cho vấn đề này nên được trình và nên được hoàn chỉnh về những chi tiết đã phát sinh này trong vòng 6 tháng báo cáo. Các ông có thể đảm bảo với văn phòng điều hành CARD rằng chúng tôi sẽ nhận được lời cam đoan đó càng sớm càng tốt không? 6. Khi chúng tôi nhìn vào hợp đồng đã ký kết (hoặc là vào mục dự toán kinh phí), chúng tôi không thấy có liệt kê về máy PCR? Hay là chúng tôi có thiếu sót gì chăng? Không có vấn đề gì trong việc thay đổi 1 chút các trang thiết bị cung cấp miễn là tổng số kinh phí không được tăng lên. Nếu các ông có quyết định về 1 số trang thiết bị nên được ưu tiên thay đổi, các ông có thể làm ơn thông báo với văn phòng điều hành dự án có được không? Chúng tôi đã có quyết định rất nhanh về việc mua trang thiết bị này vì vào thời điểm mua đó, chúng tôi đã tiết kiệm được thêm giá trị tương đương $8000 1 số các trang thiết bị được 7
- khuyến mại theo để gửi đến NIVR. Một bản cam đoan sẽ được gửi kèm theo báo cáo này. Một bức thư xin ý kiến về việc thay đổi này cũng đã được gửi tới Hassell and Associates 5.2 Các hoạt động nổi bật: 1) Chuyến thăm Việt nam lần thứ 3 của các nhà khoa học Australia diễn ra vào tháng 11/2005. Các đánh giá tại trại đã được tiến hành để xác định các kiến thức và kỹ năng cập nhật đã được gợi ý từ chuyến thăm trước (xem phụ lục 1: Báo cáo trại 11/2005) Có thể tóm tắt như sau: a) Nổi bật là các quan ngại về lịch trình dùng vacxin 1 cách rất tự nhiên tại mỗi trại. Dr. Tony Fahy đã xây dựng 1 quy trình tiêm phòng vacxin chung cho tất cả các trại thí nghiệm (xem tài liệu gửi kèm: Lịch trình tiêm vacxin). b) Một vài trại lợn đã không tuân thủ các khuyến cáo từ các chuyến thăm trước đó. Chúng tôi tin tưởng rằng việc chuyển giao kỹ thuật chỉ có thể thực hiện được khi chính các nhà khoa học phía Việt nam được tập huấn, đào tạo 1 cách đầy đủ để có thể tiến hành các kiểm tra đánh giá tại trại và khuyến cáo các thay đổi với những người có thẩm quyền phía Việt nam. Đây chính là động lực chính cho dự án CARD 004/05VIE, bởi vì rất nhiều vấn đề có tính biện chứng trong thực tế hơn là dấu hiệu của của bệnh tiêu chảy của lợn theo mẹ nói riêng(mà thực tế đây lại chính là vấn đề lớn nhất!). Nếu nhìn nhận 1 cách lạc quan nhất, trại thí nghiệm ở tỉnh Bình Định là trại có sự tiến triển rõ ràng nhất và sẽ là trại mô hình lý tưởng nhất cho các chương trình tập huấn trong tương lai. 2) Hai báo cáo tường được chấp nhận đã báo cáo chi tiết các kết quả của dự án (do TS. DO Ngoc Thuy, NIVR viết) đã được báo cáo tại Hội nghị bệnh lợn quốc tế lần thứ 19 tại Copenhagen, Đan mạch, tổ chức vào tháng 7/2006 (xem tài liệu gửi kèm Tóm tắt báo cáo IPVS 1 và 2). Báo cáo 1 trình bày kết quả của các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về 117 mẫu phân từ 10 trại thí nghiệm gửi đến NIVR để chẩn đoán các nguyên nhân gây tiêu chảy của lợn theo mẹ trong giai đoạn 8 tháng thực hiện dự án. Các kết quả đã khẳng định sự có mặt của nhiều tác nhân gây bệnh ở tất cả các trại. Có thể tóm tắt như sau: a) Có rất ít trường hợp là ETEC trong giai đoạn lợn 1-4 ngày tuổi, chứng tỏ rằng ở riêng các trại này, loại vacxin ETEC nhập nội là có hiệu lực. b) Trong khi đó, các nguyên nhân phổ biến hơn lại là TGEV và rotavirus. Một tỷ lệ cao của các nguyên nhân này có thể đã phản ánh tình trạng chăm sóc, vệ sinh kém. c) Cầu trùng và Cryptosporidium là cũng có xuất hiện ở Việt nam. Nguyên nhân về cầu trùng là hoàn toàn có thể được phòng bằng cách dùng Baycox trong giai đoạn bú sữa. d) Clostridium perfringens cũng được nhận biết như là 1 tác nhân gây bệnh quan trọng trong 1 số trường hợp tiêu chảy trước cai sữa ở Việt nam. Các chủng vi khuẩn này, nhiều khả năng là type A, 1 trong số các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trước cai sữa ở lợn rất phổ biến trên toàn thế giới. Báo cáo 2 trình bày kết quả nghiên cứu về các yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ lợn bị bệnh phù đầu và tiêu chảy sau cai sữa. Đây là lần đầu tiên 1 nghiên cứuu như vậy được tiến hành ở Việt nam, sử dụng kỹ thuật PCR mà chính máy này được mua như 1 8
- phần trang thiết bị của dự án 001/04VIE. Việc xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn sau cai sữa đã trợ giúp cho việc sản xuất 1 loại vacxin phòng bệnh phù đầu có hiệu quả. 3) Lập kế hoạch thử nghiệm vacxin ETEC tại NIVR vào 3/2006 (xem Phụ lục 2: Quy trình kiểm tra an toàn và hiệu lực cho vacxin E. coli) 4) Chuyến thăm Việt nam lần thứ 4 của các nhà khoa học Australia vào tháng 2/2006 được lập kế hoạch trùng với cuộc họp để thảo luận về 1 dự án hợp tác lớn hơn 004/05 VIE và là cơ hội để Dr. Trish Holyoake, 1 người có nhiều năm kinh nghiệm trong chăn nuôi và bệnh lợn hợp tác với các nhà khoa học Việt nam (xem phụ lục 3: Báo cáo về chuyến thăm trại 2/2006). Dr Trish Holyoake đã có những nhận xét rất giá trị như sau đối với các chương trình tập huấn đào tạo trong tương lai: • Những người tham gia tập huấn phía Việt nam, trong thời gian học tập ở Australia nên được đào tạo các để tiến hành đặt câu hỏi để giải quyết các vấn đề ở trại. Các kỹ năng cơ bản như “Những con lợn đã ốm được bao lâu rồi?”, “Các con lợn đã được điều trị trong bao lâu rồi?”, “Có tiến triển gì không?” • Nếu xây dựng được các sơ đồ có hình ảnh minh hoạ về các bệnh thông thường hay gặp tại trại và cách điều trị sẽ rất có ích. Các sơ đồ này nên được treo tại văn phòng của các trại, bao gồm cả các hình ảnh về các loại thuốc không thích hợp để điều trị cho lợn. • Những người tham gia tập huấn cần có hướng dẫn về việc sử dụng các trang thiết bị chuồng nuôi, các mục tiêu phối giống, nhận ra các điểm không hợp lý, tầm quan trọng của việc thụ tinh nhân tạo đối với chăn nuôi để đạt được năng suất cao. • Cần có các ghi chép chi tiết và đầy đủ hơn về năng suất chăn nuôi 5) Theo lời mời chính thức của Dr. John Fairbrother, Dr. Thuý đã sang thăm và làm việc tại phòng thí nghiệm tại Montreal và tiếp tục các nghiên cứu về các chủng O8 không bình thường và các chủng ETEC khác phân lập được tại Việt nam từ lợn trước và sau cai sữa. 5.3 Lợi ích của các nông hộ chăn nuôi: 1) Thiết lập và xây dựng khả năng chẩn đoán các bệnh tiêu chảy trước và sau cai sữa của lợn tại NIVR 2) Xác định 1 cách rõ ràng 2 trại mô hình (1 trại tại Bình Định và 1 trại tại Hải Phòng) để có thể được dùng cho mục đích tập huấn trong 2 năm của dự án 004/05 VIE 3) Tiếp tục việc tập huấn cho những cán bộ nòng cốt sẽ tham gia tổ chức các buổi hội thảo nhằm có các ghi chép số liệu chính xác và các cải thiện liên tục sẽ được thực hiện 1 cách hoàn hảo trong dự án 004/05VIE. 5.4 Cơ hội đào tạo: Không có gì thay đổi so với báo cáo trước. Dự án vẫn đang trong giai đoạn tập trung số liệu. Cơ hội để tiến hành tinh chế kháng nguyên fimbriae tại phòng thí nghiệm của Dr. Fairbrother cũng cần có thời gian để chế tạo loại kháng huyết thanh đặc hiệu, phục vụ cho các chẩn đoán chính xác về loại fimbriae mới này. 5.5 Thông tin đại chúng: 9
- Có 2 cơ hội tốt cho việc quảng bá các kết quả của dự án trên các phương tiện thông tin đại chúng: 1) Tham dự và trình bày các kết quả của dự án tại Hội nghị bệnh lợn quốc tế tại Copenhagen. 2) Thăm và làm việc tại phòng thí nghiệm chuyên khảo về E. coli reference tại Montreal để tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu. Chúng tôi cũng rất vui lòng để đăng bài và ảnh về các hoạt động của dự án trong số CARD newsletter tiếp theo. 5.6 Quản lý dự án: Việc quản lý hoạt động của dự án tiếp tục được chia sẻ giữa Viện Thú Y (Bộ môn Vi trùng), Phòng Công nghiệp cơ bản, bang Victoria, và trường Tổng hợp Queensland. TS. Steve Driesen đã nghỉ hưu và TS. Tony Fahy hiện đóng vai trò là người điều hành trực tiếp của dự án. Văn phòng quản lý các dự án nghiên cứu thuộc Khoa đất và thức ăn, trường Queensland, nơi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lý các dự án nghiên cứu nông nghiệp quốc tế chịu trách nhiệm trong việc quản lý hành chính của dự án. 6. Báo cáo về 1 số vấn đề có liên quan: 6.1 Môi trường: Không có gì thay đổi so với báo cáo trước 6.2 Các vấn đề về giới tính và xã hội: Không có gì thay đổi so với báo cáo trước 7. Thực hiện & 1 số tồn tại: 7.1 Một số khó khăn: Như đã được nhận biết trước đó, khó khăn chính đối với thành công của dự án này là thiếu các cán bộ thú y tại cơ sở được đào tạo lành nghề để có thể tiến hành các kiểm tra đánh giá tại trại 1 cách chính xác và đầy đủ và bởi vậy có thể tiến hành các thay đổi về quản lý, chăm sóc 1 cách thích hợp để cải thiện tình hình chăn nuôi và tăng năng suất. Việc này cần có thời gian mới có thể khắc phục được. 7.2 Cách khắc phục: Chúng tôi đã thiết kế và xây dựng được 1 bản liệt kê các vấn đề cần phải kiểm tra tại trại mà có thể được dùng để "tập huấn cho các giáo viên" hoặc có thể được dùng như là các đánh giá chính về các yếu điểm chính về chăn nuôi tại mỗi trại khi xuống kiểm tra. Sử dụng bản liệt kê này sẽ cho phép các nhà khoa học đánh giá mức độ thuần thục của mỗi cán bộ Việt nam khi tham gia đánh giá. Tuy nhiên, để phương pháp này có thể được thực hiện 1 cách hoàn hảo, thì yêu cầu bức xúc cho việc đào tạo các nhà khoa học Việt nam ở Australia cần được xúc tiến trong dự án CARD mới (004/05VIE và 020/05VIE). Các câu hỏi đánh giá tại trại và bản liệt kê sẽ được trình bày trong báo cáo dự án 6 tháng đầu tiên của dự án 004/05VIE. 10
- 7.3 Tồn tại: Không có gì tồn tại tại giai đoạn này của dự án 8. Các việc cần tiến hành tiếp theo: Các việc cần tiến hành trong 6 tháng tiếp theo của dự án bao gồm: 1) Thử an toàn và hiệu lực của vacxin E. coli sản xuất tại NIVR theo như quy trình đã xây dựng 2) Chuyển chủng E. coli và tinh chế kháng nguyên bám dính tại phòng thí nghiệm chuyên khảo về E. coli tại Montreal 3) Kết thúc các theo dõi ở trại thí nghiệm và trại đối chứng 4) Kiểm tra trại và tiến hành các chương trình tập huấn cho các cán bộ khoa học phía Việt nam (đối với dự án 004/05VIE), bởi vậy họ có thể tiếp thu và chuyển giao các chương trình tập huấn đầu tiên cho dự án 001/04VIE vào tháng 9/2006. 9. Kết luận: Việc thu thập các số liệu ở giai đoạn này của dự án là rất cần thiết. Các vấn đề liên quan đến phương pháp chế tạo kháng huyết thanh và việc tinh chế kháng nguyên fimbriae của các chủng O8 sẽ được trả lời thỏa đáng. Những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án này sẽ được khuyến cáo cho dự án CARD mới. Hai dự án sẽ có vai trò hỗ trợ cho nhau rất tích cực. 10. Lời cam đoan: 11
- LỜI CAM ĐOAN CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Tên dự án CARD: Chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ Dự án CARD số: 001/04/VIE Chúng tôi xin cam đoan rằng trong suốt thời gian từ 01/10/2005 đến 31/03/2006, chúng tôi đã có những đóng góp sau trong việc hỗ trợ thực hiện dự án nói trên. 1: ĐÓNG GÓP VỀ NGÀY CÔNG: Tên cán bộ phía Australia Ngày làm việc ở Ngày làm việc ở Số chuyến đi đến Vietnam Australia Vietnam DR TONY FAHY 20 12 2 MS KAREN MOORE 20 12 2 DR TRISH HOLYOAKE 10 0 1 DR DARREN TROTT/DR IAN 0 12 0 WILKIE Tổng số 50 36 5 Tên cán bộ phía Việt nam Ngày làm việc ở VIETNAM DR. TRUONG VAN DUNG 12 DR. CU HUU PHU 24 DR. DO NGOC THUY 48 Các nhân viên chẩn đoán trong phòng thí 24 nghiệm 2: TRANG THIẾT BỊ VÀ CÁC DỊCH VỤ KHÁC: Mô tả trang thiết bị và các dịch vụ khác Chi phí 12
- Chữ ký của người có trách nhiệm phía Chữ ký xác nhận Australian có sự xác nhận Họ tên và chức vụ Họ tên và chức vụ 3; TRANG THIẾT BỊ VÀ CÁC DỊCH VỤ ĐƯỢC CHUYỂN GIAO: Chữ ký của người có trách nhiệm phía Chữ ký xác nhận Việt nam có sự xác nhận Họ tên và chức vụ Họ tên và chức vụ 13
- 14
- TiÕn triÓn cña dù ¸n so víi môc tiªu ®Æt ra, kÕ ho¹ch, ho¹t ®éng vµ kÕt qu¶ thu ®−îc Tên dự án: Chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ Cơ quan thực hiện: Viện Thú Y §¸nh gi¸ sù thùc hiÖn C¸c gi¶ ®Þnh C¸c th«ng tin yªu cÇu T−êng thuËt C¸c th«ng tin yªu cÇu Các mục tiêu: 1a. Nhận biết và giám định các Chứng thực và xác định rõ ràng cơ Tác nhân gây bệnh mới có tính Xác định đặc tính của các chủng 1. Chế tạo và thử nghiệm vacxin thành phần kháng nguyên cần có chế của tác nhân gây bệnh mới tương tự về đặc tính gây bệnh như vacxin, đặc biệt là việc phân lập sản xuất trong nước trong vacxin, bao gồm cả chủng vi Chuẩn bị kháng nguyên cho việc các chủng cổ điển trước đây và sẽ loại fimbriae mới, xác định các gen khuẩn mới được phân lập chế vacxin và các hóa chất để chẩn tạo ra đáp ứng miễn dịch theo cách mã hoá cho fimbriae do Dr. Đỗ 1b. Chế tạo vacxin đoán tương tự. Các thử nghiệm ban đầu Ngọc Thuý tiến hành tại phòng thí 1c. Thử nghiệm hiệu quả của Ché tạo vacxin đã cho phép kết luận những giả nghiệm của Dr John Fairbrother, vacxin Hoàn chỉnh các thí nghiệm thử an định này là chính xác. Montreal, Canada. Fimbriae tinh 1d. Thử nghiệm vacxin trên thực toan và hiệu lực của vacxin tại chế có thể được sử dụng để chế địa NIVR kháng huyết thanh chẩn đoán. 1e. Thương mại hoá vacxin Hòan chỉnh thử nghiệm trên thực địa Các kiểm tra về hiệu lực và an toàn Các theo dõi về các lô vacxin được được trì hoãn tới tháng 3/2006. đánh giá cẩn thận 2a. Chương trình phòng chống Các số liệu mang tính chất định Ngay sau cuộc hội thảo và các Tổ chức hội thảo với các nông hộ Các cuộc hội thảo với các nhóm bệnh tiêu chảy cho lợn trước cai lượng về sức khoẻ đàn lợn, tỷ lệ chuyến thăm trại đầu tiên, chúng đối tác sẽ dẫn tới 1 phương thức để có được kế hoạch thực thi rõ sữa tôi đã ngay lập tức nhận ra rằng thống nhất và 1 kế hoạch chăn sống sót và tỷ lệ tăng trưởng ràng việc chuyển giao thông tin và kỹ Tiến hành thực hiện kế hoạch đề ra nuôi, quản lý có hiệu quả. Tỷ lệ mắc bệnh và nguyên nhân thuật từ các nhà khoa học Australia các bệnh của lợn con trước cai sữa tại một số trại tiêu biểu tới ngươì chăn nuôi sẽ là không Tiến hành tập huấn để chuyển giao hiệu quả do việc thiếu nói chung kỹ thuật cho các tỉnh và các vùng về trình độ tập huấn cho các thú y khác viên về các kỹ năng quản lý sức Phân phát các tài liệu tập huấn khoẻ ho đàn gia súc. Bởi vậy, Giảm tỷ lệ chết của lợn trước cai chúng tôi đã triển khai mô hình sữ a "tập huấn cho các giáo viên". Hội thảo để thảo luận các điều tra 15
- và tập huấn 2b. Kế hoạch phát triển liên tục Phân tích các số liệu thu thấp được Các trại được lựa chọn làm mô Điều tra và giám sát bệnh, tiến trong và sau dự án hình hiện nay cũng đang trong giai (CIP) hành ghi nhận các số liệu về quản đoạn thu thập số liệu. Phương thức lý chăm sóc đàn lợn chăn nuôi liên tục sẽ được củng cố Các ký thuật viên được tập huấn về thêm trong mỗi chuyến thăm tới các kỹ thuật quản lý súc khoẻ đàn Các quy trình, tài liệu hương dẫn, Việt nam. tập huấn cho các cán bộ thú y cơ Các nông hộ sẽ được lợi vì năng lợn suất chăn nuôi tăng lên. sở và các nhân viên phòng thí Như đã đề cập tới ở phần trên, Thu thập các thông tin cần thiết về nghiệm được tiếp tục biên soạn cẩn chúng tôi đã nhận ra 1 khía cạnh thận các điều kiện tại địa phương khác của việc tập huấn bằng việc đào tạo cho những người có trình Biên soạn và phổ biến các tài liệu độ cao và có va chạm với thực tế tập huấn, các giáo trình đã được trong qua trình tập huấn. Việc này đánh giá là thành công đến những sẽ được tiến hành đầy đủ trong dự nhân viên phòng thí nghiệm (Cả án 004/05VIE. 3. Tăng cường khả năng chẩn phía Australia và Việt nam) Các loại hóa chất để tăng tốc độ và đoán bệnh tiêu chảy của lợn tính chính xác của các chẩn đoán Khả năng đầy đủ của phòng thí trước cai sữa Các kỹ thuật đã được chuyển giao Mức độ có sẵn của các loại thuốc trong phòng thí nghiệm nghiệm thành công, các số liệu chính xác thử được thông qua và phê chuẩn Khả năng của các nông hộ và Cần thời gian để hoàn thành các về các nguyên nhân gây tiêu chảy Tập huấn cho cán bộ tại cơ sở về những người được tập huấn sẽ test thử của lợn theo mẹ đang được biên các kỹ thuật chẩn đoán đại thể nhận được: soạn. Phương pháp phân loại nguyên nhân chết vào một loại bệnh cụ thể - Các nông hộ nhỏ - Các trại nuôi tập trung quy mô lớn -Các nhân viên phòng thí nghiệm của NIVR -Xưởng sản xuất vacxin của NIVR Gây miền dịch qua thỏ để chế tạo KẾT QUẢ kháng huyết thanh đa giá nhằm 1. Các chủng ETEC phân lập được Kỹ thuật: Sản xuất vacxin quy mô Các số liệu được đánh giá, các Như trên nhận biết các chủng O8 mới đã chủng được phân lập và giữ.lại. tại Việt nam đã được tiến hành xác lớn, có hiệu lực phòng bệnh cao không có kết quả là chế tạo được 1 Các chủng vacxin được nuôi cấy loại kháng huyết thanh đặc hiệu. 16
- định các đặc tính đối với các chủng ETEC. và kết hợp lại. Quá trình miễn dịch sẽ được làm lại, sử dụng kháng nguyên fimbriae Khả năng của Viện nghiên cứu: Các số liệu từ các thử nghiệm tại đã được tinh khiết. Tăng cường các xét nghiệm chẩn trại sẽ được thu thập và đánh giá. Một cơ hội chưa lường trước đã đoán tại NIVR để có thể điều tra bệnh tại trại 1 cách chính xác/thử đến với các nhân viên NIVR để nghiệm vacxin tại thực địa, đặc nhận được tập huấn về nhận biết 1 biệt chú trọng đến loại fimbriae loại kháng nguyên mới ở 1 phòng mới. thí nghiệm khác, làm việc với 1 chuyên gia đứng đầu thế giới về Lợi ích về tài chính: Xưởng sản lĩnh vực này - người cũng rất quan xuất vacxin của NIVR sẽ tăng sản tâm về các chủng vi khuẩn này. Đã lượng sản xuất vacxin, đủ để cung có lời mời chính thức cho việc này. cấp cho cả nước. Vacxin được sản xuất với giá thành hạ, ít sử dụng kháng sinh, giảm tỷ lệ kháng kháng sinh (cả cho trang trại lợn và nhỏ). Các sản phẩm xuất khẩu: giảm mối lo về sức khoẻ cộng đồng đối với các sản phẩm thịt lợn như vấn đề kháng kháng sinh, tăng năng suất chăn nuôi với giá thành hạ. Vacxin Với sự ủng hộ nhiệt tình từ NIVR, có thể được xuất khẩu sang 1 số các trại thí nghiệm đã được kiểm nước láng giềng như Lào và Như trên tra, đánh giá 2 lần để tiếp tục củng Campuchia. 2a. Chương trình phòng chống Số liệu được thu thập từ các trại. cố phương thức chăn nuôi liên tục. bệnh tiêu chảy cho lợn trước cai Tỷ lệ chết trước cai sữa giảm. Một vài trại đã tiếp thu những Kiến thức: Các báo cáo từ các trại sữa đóng góp và đã làm những thay và các đánh giá; giám sát sức khoẻ Thu thập và phân tích các số liệu đổi, trong khi đó, 1 só trại vẫn giữ 2b. Kế hoạch phát triển liên tục đàn lợn từ thực địa. nguyên. Tuy nhiên, nếu không có (CIP) Ước tính thu nhập của nông dân. các tập huấn đào tạo thích hợp Khả năng của Viện nghiên cứu: các nhà khoa học được tập huấn để Các ghi chép được viết và thảo trong tương lai cho các thú y viên tiến hành các đánh giá tại trại và luận/các bằng chứng cho các công để có thể tiến hành các kiểm tra việc đang diễn ở trại và thực địa. đánh giá tại trại 1 cách độc lập và đưa ra các lời khuyên Báo cáo về các chứng chỉ đã được đưa ra các gợi ý xác đáng thì Lợi ích về tài chính: tạo được các cấp cho các kỹ thuật viên thú những thay đổi đã làm cũng chỉ có trại mô hình để thí điểm các thay y/những người trực tiếp quản lý giá trị giới hạn nhất định. Điều này đổi trong việc quản lý chuồng trại trại lợn và các đánh giá của các kết sẽ được trả lời thoả đáng trong dự để tăng năng suất chăn nuôi và lợi quả điều tra. án 004/05VIE. 17
- nhuận về tài chính; các ghi chép và các trại sau đó có thể được sử dụng cho các cuộc hội thảo trong tương lai để đào tạo cho các hộ chăn nuôi nhỏ. Các lợi ích về mặt xã hội: tập huấn, đào tạo đầy đủ cho phụ nữ trong việc quản lý trang trại Phòng thí nghiệm của NIVR đã Như trên biết cách xác định nhanh và chính 3. Tăng cường khả năng chẩn xác các nguyên nhân gây tiêu chảy Cải thiện khả năng chẩn đoán đoán bệnh tiêu chảy của lợn của lợn theo mẹ tại các trại thí nhanh và chính xác bệnh. Các phân Kỹ thuật và kiến thưc: Cung cấp tích chính xác hơn về các nguyên trước cai sữa nghiệm và trại đối chứng. Các số các hoá chất cho chẩn đoán nhanh nhân và tuổi đối với tỷ lệ chết. liệu đang được biên soạn và sẽ và các tập huấn phù hợp tại NIVR được trình bày ở Hội nghị bệnh lợn cho việc xét nghiệm nhanh và quốc tế t chức tại Copenhagen vào chính xác 6 nguyên nhân chính gây tháng 7/2006. tiêu chảy lợn con theo mẹ. Khả năng của Viện nghiên cứu: Tăng cường khả năng để tiến hành các xét nghiệm chính xác tại NIVR đối với các mẫu nhận được từ các trại thí nghiệm (mẫu phân và mẫu tăm bông) Lợi ích về tài chính: tăng kiến thức hiểu biết về các bệnh chính gây thiệt hại cho chăn nuôi và các phương pháp tốt nhất để phòng Các lợi ích về mặt xã hội: Phần lớn các nhân viên trong phòng thí nghiệm của NIVR là phụ nữ Tổ chức những cuộc hội thảo đầu Chuyến đi khảo sát đầu tiên của 0-2 tháng CÁC HOẠT ĐỘNG tiên ở Australia và Vietnam (2a) các chuyên gia Australia và cuộc hội thảo đầu tiên đã hoàn thành. 0-3 tháng Các trại thử nghiệm và đối chứng Tìm các trại phối hợp thực hiện dự (5 trại mỗi loại) được lựa chọn ở 1 18
- án (1, 2a, 2b) số tỉnh. Mỗi trại đều được kiểm tra, đánh giá. Việc thu thập số liệu về tình hình Bắt đầu thực hiện các theo dõi vể bệnh tật đã được bắt đầu tiến hành 0-6 tháng sức khỏe đàn lợn (2a, 2b) tại mỗi trại. Các số liệu đang được thu thập và việc đánh giá các trại Tập huấn cho các cán bộ cơ sở và được các chuyên gia Australia nhận biết các phân tích rủi ro đánh giá 2 lần trong thời gian báo 0-12 tháng (2a, 2b) cáo (11/2005; 2/2006) (được sửa đổi trong vòng 0-24 Sau cuộc hội thảo đầu tiên, có 1 tháng) điều rõ ràng rằng việc tập huấn cho các cán bộ cơ sở cần có thêm thời gian và nguồn lực, không thể chỉ dựa vào dự án này. Phương thức tập huấn "Tập huấn cho giáo viên" theo "1 phương thức thực tế để tăng cường toàn bộ các phạm vi của chăn nuôi" là trọng tậm của dự án CARD 004/05VIE, tập trung chủ yếu vào các hộ chăn nuôi nhỏ. Các trại được thiết lập trong dự án hiện tại, cùng với các theo dõi về chăn nuôi đạt được sẽ là các nguồn tập huấn quan trọng. Các phân tích về theo dõi trại đối vưói các trại thí nghiệm và đối chứng sẽ được báo cáo trong báo cáo lần 3. Xác định đặc tính của chủng ETEC 0-6 tháng Hoạt động này sẽ cần triển khai mới (1) trong vòng 24 tháng như đã được (được sửa đổi trong vòng 0-24 chỉ ra trước đó, 1 phần bởi vì tháng) kháng huyết thanh chẩn đoán chưa có đủ, sự cần thiết phải thay đổi để chế tạo kháng nguyên và 1 phần bởi vì các cơ hội ngày càng tăng lên để tiến hành các nghiên cứu sâu hơn ở 1 phòng thí nghiệm 19
- khác. Các hoá chất, thuốc thủ cho chẩn đoán đã được thu nhận từ Australia, các nhân viên phòng thí Thiết lập và tiến hành các phản 0-8 tháng nghiệm đã được tập huấn đầy đủ ứng chẩn đoán thích hợp. về cách sử dụng và tẩt cả các kỹ thuật hiện đang được áp dụng tại NIVR, trừ phần chẩn đoán với kháng huyết thanh O8F-. Máy PCR đã được mua và dùng cho việc xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng ETEC. Các số liệu thu thập đã được báo cáo tại Hội nghị bệnh 0-12 tháng lợn quốc tế 7/2006. Thiết lập các chủng vaxin. Chuyển (được sửa đổi trong vòng 0-18 giao công nghệ sản xuất vacxin. Các chủng vacxin được chọn lựa tháng) và các yếu tố gây bệnh của chúng được kiểm tra lại. Chế tạo vacxin, các kết quả về an toàn và hiệu lực sẽ được trình bày trong báo cáo tiếp theo. 1) Các xét nghiệm chẩn đoán Tr−êng University of Queensland Nguån ®Çu vµo và tập huấn phòng thí Trung t©m nghiªn cøu bÖnh lîn nghiệm (Australia và Vietnam) NIVR 2) Các trang thiết bị phòng thí nghiệm 3) Hội thảo về quản lý và chăn nuôi 4) Đánh giá trại, hệ thống ghi chép số liệu và phân tích số liệu được tiếp tục, các kiến thức về thú y và chăn nuôi, mổ khám. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 371 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 168 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 351 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 128 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 132 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 120 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 135 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 94 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 106 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 105 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 107 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 87 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 119 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn