intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chương trình khuyến nông và đào tạo phát triển chăn nuôi bò thịt cấp xã bền vững tại Nghệ An - MS3 "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

81
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghĩa Đàn là một trong những huyện có nguồn đất đỏ bazan màu mỡ nhất trong tỉnh với pH dao động từ 5.8 tới 6.6. Huyện có nhiều tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi bò thịt. Huyện cũng nằm trong vùng trọng điểm cải tạo đàn bò trong 4 năm vừa qua của tỉnh với chương trình Sind hoá đàn bò thông qua kỹ thuật TTNT và lai tạo giống tự nhiên. Hầu hết các xã đều có bò đực lai sind F2 hoặc F3...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chương trình khuyến nông và đào tạo phát triển chăn nuôi bò thịt cấp xã bền vững tại Nghệ An - MS3 "

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 010/06VIE Chương trình khuyến nông và đào tạo phát triển chăn nuôi bò thịt cấp xã bền vững tại Nghệ An MS3: Báo cáo điều tra thực trạng Tháng 12 - 2007 Phần 1 - Cơ sở ........................................................................................................................... 2 Phần 2 - Báo cáo định kỳ ........................................................................................................... 6 Phần 3 - Phân tích nhu cầu đào tạo:........................................................................................ 11 Phần 4 - Phân tích thực trạng chăn nuôi bò ở Nghĩa đàn: ....................................................... 14 Phần 5 Dự trữ thức ăn ........................................................................................................... 19 Phần 6 - Đồng cỏ và thức ăn: Phân tích thực tế và giải pháp ................................................. 23
  2. Phần 1 - Bối cảnh Giới thiệu Huyện Nghĩa Đàn Ông Long – Phó Chủ tịch UBND huyện Ông Hải – Trưởng phòng Nông - Lâm nghiệp Ông Hồng – Phó trưởng phòng Nông - Lâm nghiệp Ông Thảo – Giám đốc Trạm khuyến nông huyện Ông Lý – Chuyên viên khuyến nông huyện Huyện Nghĩa Đàn nằm ở vùng đồi núi phía bắc tỉnh Nghệ An. Huyện có 75,000 ha đất canh tác nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp chính bao gồm mía, cao su, cà phê, cam, dưa hấu và trâu bò. Toàn huyện có: 30,000 trâu 29,000 bò 11,000 dê Và 54,000 lợn Nghĩa Đàn là một trong những huyện có nguồn đất đỏ bazan màu mỡ nhất trong tỉnh với pH dao động từ 5.8 tới 6.6. Huyện có nhiều tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi bò thịt. Huyện cũng nằm trong vùng trọng điểm cải tạo đàn bò trong 4 năm vừa qua của tỉnh với chương trình Sind hoá đàn bò thông qua kỹ thuật TTNT và lai tạo giống tự nhiên. Hầu hết các xã đều có bò đực lai sind F2 hoặc F3. Cây trồng chính: - mía, lúa, cam, dưa hấu, ngô, sắn, dứa và lạc. Trong vùng có các nhà máy chế biến: - Mía đường, Dứa, Sắn Xã 1 = Nghĩa Sơn Ông Tứ Chủ tịch UBND xã Vị trí trong huyện Cách xa cty 19/5 1km Dân số 3000 người Số hộ gia đình 800 (80% làm nông nghiệp) Số gia đình nuôi bò 160 gia đình nuôi bò (tổng cộng 400 con), 600 trâu Số bò trung bình/hộ 2.5 Xã được chia làm 5 thôn Kỹ thuật viên 1 KTV trồng trọt, 1 KTV chăn nuôi, đều là đàn ông Khuyến nông viên 1 KNV cho mỗi thôn, đều là đàn ông Sinh viên đại học 20 sinh viên đang học ở các trường đại học Giá bò trung bình 2,000,000 VND Hiệp hội Có Hội nông dân nhưng không có HTX nông nghiệp Tỷ lệ nghèo 5% gia đình dưới mức chuẩn nghèo của tỉnh 2
  3. Xã 2 = Nghĩa Lâm Ông Nhân Chủ tịch HĐND xã Ông Sinh Chủ tịch UBND xã Vị trí trong huyện Cách xa Cty 19/5 2km Dân số 8000 Số hộ gia đình 1400 (80% làm nông nghiệp) Diện tích 3100 ha Số gia đình nuôi bò 350 gia đình nuôi bò thịt (tổng số 700) 1300 trâu Số bò trung bình 2.5 Xã Được chia thành 17 thôn Kỹ thuật viên 1 KTV trồng trọt và 1 KTV chăn nuôi cho xã, đều là đàn ông Khuyến nông viên 1 KNV cho mỗi thôn, đều là đàn ông Giá bò trung bình 2,000,000 VND Hiệp hội Có Hội nông dân nhưng không có HTX nông nghiệp Tỷ lệ nghèo 25% gia đình dưới mức chuẩn nghèo của tỉnh Xã 3 - Nghĩa Yên Ông Phan Văn Phú Chủ tịch HĐND xã Ông Hoàng Văn Phúc Chủ tịch UBND xã Bà Chu Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Vị trí trong huyện Cách xa Cty 19/5 5km Dân số 6000 Số hộ gia đình 1200 (85% làm nông nghiệp) Diện tích đất đai 3447ha Số hộ nuôi bò 350 hộ nuôi bò (tổng cộng 780 con), 1600 trâu, 1800 dê, 3500 lợn Số bò trung bình 2.0 Xã Được chia thành 14 thôn Kỹ thuật viên 1 KTV trồng trọt và1 KTV chăn nuôi trong toàn xã Khuyến nông viên Không có, chỉ mới bắt đầu đào tạo về chăn nuôi Giá bò trung bình 2,000,000 VND Hiệp hội Có Hội nông dân nhưng không có HTX nông nghiệp Tỷ lệ nghèo 53% gia đình dưới mức chuẩn nghèo của tỉnh Tổng hợp thông tin cơ sở Giới thiệu 23 hộ tiểu nông đã được phỏng vấn trong khoảng thời gian một tuần từ 01/3 năm 2007. Tất cả các hộ được chọn đều nuôi bò trong phạm vi hệ thống sản xuất gia đình. Sự lựa chọn không phải là hoàn toàn ngẫu nhiên vì nhóm dự án muốn có được sự đánh giá chéo giữa các hộ nông dân. 3
  4. Ba xã được chọn nằm trong phạm vi bán kính 12Km nếu lấy Cty Rau Quả 19/5 làm tâm. Các xã cách xa thị trấn Thái Hoà trung tâm huyện Nghĩa đàn khoảng 25Km, và vì vậy đều được coi là các xã nông thôn. Ba xã có tỷ lệ nghèo khác nhau dao động từ 5% đến 52% theo chuẩn nghèo của địa phương. Tất cả các xã đều có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao. Thông tin cơ sở Quy mô gia đình và số lượng trẻ em trong mỗi hộ gia đình rất giống nhau, tuy vậy diện tích đất đai thuộc sở hữu của các hộ có sự sai khác lớn, dao động từ 2000 m2 tới 80,000 m2 (xem Bảng 1). Nghĩa Yên có diện tích đất đai lớn nhất, nhưng lại có nhiều hộ nghèo nhất. Đất đai ở xã Nghĩa Yên chủ yếu là đồi gò trồng loại cây chủ lực là cao su. Nghĩa Sơn là xã giàu nhất có thu nhập tiền mặt từ các loại hoa màu tương đối cao. Hầu hết bà con nông dân đều đã chuyển đổi từ việc nuôi bò quảng canh chăn thả ở các vùng đất công cộng sang nuôi bò nhốt tại chuồng, giảm lao động chăm sóc nhưng tăng giá thành thức ăn cho gia súc. Kiểu nhà và tuổi của nhà cửa ở Nghĩa sơn và Nghĩa yên tương tự nhau. Tuy vậy Nghĩa Lâm có nhà cửa hiện đại hơn với tuổi trung bình là 12,1 năm so với khoảng 20 năm ở hai xã kia. Máy bơm nước, tủ lạnh, tủ đá, và điện thoại là những vật dụng biểu thị cho sự giàu có và phát triển (xem Bảng 2). Việc sử dụng đất có sự khác nhau đáng kể giữa ba xã. Nghĩa Sơn có ít đất trồng lúa, phần lớn hoa màu cho thu nhập tiền mặt đều là cây ăn quả, rất ít đất được dùng dành riêng để trồng cỏ voi. Nghĩa Lâm có diện tích đất trồng lúa lớn hơn, nhiều đất trồng mía, dưa hấu và phần lớn các hộ nông dân đều có một diện tích đất nhất định để trồng cỏ voi làm thức ăn cho bò. Nghĩa Yên có diện tích trồng lúa tương đối rộng và có nhiều đất đai dùng trồng các loại hoa màu sinh lợi như mía, sắn, cao su, cà phê. Đây là xã duy nhất có diện tích trồng cây lấy gỗ tương đối lớn (xem Bảng 3). Mặc dù các hộ nông dân được chọn đều là những hộ chăn nuôi bò thịt, diện tích đất dành riêng để trồng hoa màu và cỏ làm thức ăn chăn nuôi bò rất thấp (trung bình chiếm 3.3%). Tính trung bình mỗi đầu bò có 132 m2 đất trồng cỏ và hoa màu (7 bò mỗi gia đình). Điều này cho thấy rằng người nông dân phụ thuộc vào mùa màng dư thừa, phụ phẩm nông nghiệp và chăn thả trên đất công để chăn nuôi bò thịt. Nếu ngành chăn nuôi bò thịt phát triển thì diện tích đất đai dành riêng để trồng các loại cây thức ăn dùng cho gia súc phải tăng lên. Tuy vậy phần hoa màu dư thừa và phụ phẩm nông nghiệp cũng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong chăn nuôi bò. Vì vậy dự án tập trung vào vấn đề bảo quản và chế biến loại thức ăn này và cải thiện chất lượng thức ăn. 4
  5. Số bò trung bình trong mỗi hộ gia đình trong tổng số 23 hộ được phỏng vấn là 7 con. Khi được hỏi về các vấn đề hạn chế trong chăn nuôi bò tại nông hộ, các câu trả lời được sắp xếp theo trình tự sau: - • Thiếu thức ăn qua mùa khô • Thiếu lao động chăn thả kết hợp với việc cắt cỏ cho bò. • Thiếu tiền để đầu tư mua thêm bò. • Mức độ rủi ro với bệnh Lở mồm long móng cao kết hợp với sự biến động giá cả thất thường trong những năm gần đây. 5
  6. Phần 2 - Báo cáo các biện pháp của dự án Đội ngũ dự án đã xác định một loạt các biện pháp nhằm mục tiêu cải thiện tình hình chăn nuôi bò thịt của các hộ nông dân tham gia dự án và của huyện Nghĩa Đàn. Các biện pháp đó là: 1. Cải thiện chất lượng thức ăn cung cấp cho bò vào mùa khô thông qua việc làm cỏ ủ từ các loại cỏ vật liệu khác nhau tức là các loại cỏ - cỏ voi - cỏ tự nhiên - các giống cỏ mới phần dư thừa từ hoa màu - lá s ắ n - thân cây ngô - r ơ m l úa - ngọn mía - dây đậu phụ phẩm nông nghiệp - bã dứa - bã s ắ n 2. giới thiệu các giống cỏ nhiệt đới mới để cải thiện khả năng cung cấp dinh dưỡng cho gia súc đặc biệt vào mùa khô. 3. giới thiệu các giống cây họ đậu mới để cải thiện khả năng cung cấp dinh dưỡng cho gia súc. 4. giới thiệu cách trồng xen các loại cây họ đậu với các loại cây trồng hiện có (trồng xen cây họ đậu trong vườn cam). 5. giới thiệu một số giống bò mới thích hợp với môi trường địa phương và có khả năng tăng năng suất các giống bò địa phương. Giới thiệu các giống bò mới thông qua kỹ thuật truyền giống nhân tạo và sau đó sử dụng con lai với bò đực giống đang tồn tại trong hệ thống. 6. cải thiện quản lý trang trại và nâng cao khả năng sinh lợi trong chăn nuôi bò thịt thông qua tập huấn về cân bằng dinh dưỡng, hạch toán giá thành thức ăn, và quản lý trang trại. 7. giới thiệu kỹ thuật lưu trữ phả hệ và kiểm soát khả năng tăng trọng của bò thịt. 8. cải tiến kỹ thuật khuyến nông thông qua việc xây dựng năng lực cho cán bộ kỹ thuật và nông dân bằng các phương pháp khuyến nông hiện đại và triển khai các trường học thực tiễn cho nông dân (các nhóm thảo luận). 9. cải thiện vấn đề tiếp thị bò thịt cho bà con nông dân thông qua việc thành lập các hội hoặc các hợp tác xã. 1. Ủ cỏ si lô: Tất cả nông dân đều xác định rằng việc thiếu cỏ trong mùa khô (từ tháng 11 đến tháng Ba) là sự hạn chế chủ yếu tới việc chăn nuôi bò trong phạm vi trang trại của họ. 6
  7. Nguồn thức ăn xơ thô chính mà nông dân dùng để chăn nuôi bò trong mùa khô là thân cây ngô khô, rơm lúa, ngọn mía và nhiệu loại thức ăn tinh do gia đình tự sản xuất. Vào mùa mưa và đầu mùa thu, có rất nhiều loại sản phẩm có thể ủ si lô được và dự trữ trong trạng thái dinh dưỡng tốt dùng làm thức ăn cho bò vào mùa khô. Dự án đã bắt đầu giới thiệu kỹ thuật ủ cỏ vào tháng Ba năm 2007 và đến nay, đạt được kết quả thành công trong phần lớn các trường hợp. Đội ngũ dự án rất quan tâm tới tiềm năng ủ cỏ si lô từ các loại cỏ, đặc biệt từ các loại hoa màu dư thừa sẵn có trong huyện. Cơ hội đáng hứa hẹn nhất cho việc cải thiện dinh dưỡng bò thịt là sử dụng kết hợp các loại cỏ và phần dư mùa màng để ủ si lô hỗn hợp. Đến nay đội ngũ dự án đã giới thiệu cách ủ cỏ voi trộn với thân cây ngô (có thêm phụ gia); cỏ voi trộn với lá sắn (có thêm phụ gia) và thân cây ngô già trộn với lá sắn (có thêm phụ gia). Tất cả các loại sản phẩm này đều có sẵn trong huyện và hiện nay sự sử dụng các loại sản phẩm này vẫn còn ở mức độ rất hạn chế. Theo ước tính có khoảng 300 ha đất trồng các loại hoa màu có thể tận dụng phần dư thừa làm cỏ ủ cho bò trên địa bàn ba xã. Mỗi ha có khả năng sản xuất khoảng 10 tấn chất xanh tương đương với khoảng 2,8 tấn chất khô/ha. Lá sắn có hàm lượng protein khá cao khoảng 22% CP, tuy vậy lá sắn tươi lại có hàm lượng cyanogens cao có thể gây độc gia súc nếu không áp dụng kỹ thuật ủ cỏ si lô để làm giảm độc tố tới mức độ không còn có hai nữa. Có tiềm năng lớn trong việc sử dụng các phụ phẩm được chế biến làm nguồn thức ăn cho bò, tuy vậy hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề xung quanh việc các hộ nông dân sử dụng các loại phụ phẩm này làm nguồn thức ăn gia súc. Việc cung cấp các sản phẩm như bã sắn thường là không liên tục và mang tính mùa vụ, làm cho những hộ nông dân không cư trú ở gần các nhà máy chế biến gặp khó khăn trong việc tiếp cận tới các loại sản phẩm này. Tiềm năng thực sự có thể khai thác được để sử dụng các loại sản phẩm này là thành lập một liên doanh giữa một công ty đa chức năng và công ty chế biến, ví dụ thành lập liên doanh giữa công ty rau quả 19/5 và công ty chế biến sắn/dứa. Dự án đã làm cỏ ủ si lô từ bã dứa trộn với thân cây ngô già với mức độ thành công khá cao, tuy vậy, nguồn cung cấp sản phẩm không dễ dàng và ổn định, sản phẩm đã bắt đầu hư hỏng trước khi ủ. Có thể nhắc lại rằng tiềm năng ủ si lô sản phẩm này với quy mô lớn nằm ngoài khả năng của phần lớn các hộ nông dân. Tiềm năng lâu dài được đánh giá là rất tốt; ở ba xã dự án, có khoảng 1000 ha sắn và cũng có khoảng 1000 ha ngô được trồng hàng năm. Điều này có nghĩa là có khả năng cung cấp khoảng 5,000 tấn vật chất khô dùng làm thức ăn cho bò trong suốt mùa khô (tức là trong khoảng 150 ngày). Số lượng này đủ để cung cấp thức ăn cho khoảng 8000 con bò trong mùa khô. Số lượng bò này tăng lên 250% so với tổng số 3000 bò hiẹn đang được nuôi ở ba xã dự án. Để có thêm thông tin chi tiết cập nhật, xin hãy xem báo cáo về cân bằng dinh dưỡng và ủ cỏ si lô. 2. Các giống cỏ nhiệt đới: Các giống cỏ được dùng để chăn nuôi gia súc ở Nghệ An nói chung chỉ có chất lượng trung bình và là nguồn cung cấp năng lượng ở mức độ trung bình thấp với hàm lượng protein thấp. Cỏ voi được nhiều hộ nông dân trồng nhưng được thu cắt với mục đích tối đa hoá năng suất chất xanh chứ không phảii nhằm thu được chất lượng tối ưu. Cỏ tự nhiên, ngọn cây mía và áo ngô khô là các nguồn thức ăn chủ yếu khác. Trong các tháng mùa mưa vào mùa hè, thức ăn cho gia súc dư thừa trong khi đó lại xảy ra tình trạng thiếu thức ăn cho gia súc vào các tháng khác trong năm. 7
  8. Để nâng cao năng suất chăn nuôi bò thịt, cần phải cung cấp cho bò các khẩu phần ăn có chất lượng cao hơn. Các nhà tư vấn về thức ăn và đồng cỏ trong chuyến thăm này đã tập trung vào giải pháp về lựa chọn các giống cỏ. Có nhiều cơ hội cải thiện khẩu phần ăn cho bò thông qua việc giới thiệu các giống cỏ mới đã được áp dụng thành công ở miền đông bắc Thái lan gieo trồng ở các khu đất khác nhau thuộc các hộ nông dân trong vùng dự án, dần dần thay thế việc sử dụng cỏ voi bằng các giống cỏ mới. Nhiều giống cỏ mới đã được xác định là có khả năng cải thiện gía trị dinh dưỡng cho các giống cỏ hiện có trong chăn nuôi bò trong vùng dự án. Hai giống cỏ chính đã được xác định là Mulatto II và Ubon Paspalum. Cả hai giống cỏ nhiệt đới này đều có xuất xứ từ Brazil và được Tiến sĩ Michael Hare (chuyên gia đồng cỏ nhiệt đới của dự án), thuộc trường Đại học Ubon Ratchathani, Thailand giới thiệu. Cả hai giống cỏ này đều có khả năng sản xuất 20,000 – 30,000 kg VCK/ha/năm. Năng suất này thấp hơn so với cỏ voi nhưng các giống cỏ này đều có tỷ lệ lá/cọng rất cao và hàm lượng protein cao hơn so với cỏ voi, nên các giống cỏ này cung cấp lượng năng lượng trao đổi (ME) /ha/năm cao hơn. 3. Các giống cỏ họ đậu nhiệt đới: Việc thiếu protein có thể được khắc phục thông qua việc tăng cường sử dụng các loại cỏ họ đậu lâu năm hoặc hàng năm hoặc các giống cây bụi họ đậu làm nguồn protein thay thế. Vì năng suất cỏ họ đậu thường thấp hơn cỏ hoà thảo nên phần lớn bà con nông dân trong vùng dự án không muốn trồng cỏ họ đậu. Dự án đã xác định cỏ Stylo Ubon là giống cỏ họ đậu nhiệt đới thích hợp nhất cho bà con nông dân vùng dự án. Loại cỏ này có khả năng cung cấp cho bê và bò đang nuôi con nguồn thức ăn có hàm lượng protein cao. Cỏ Stylo Hamata là loại cỏ họ đậu thường niên cung cấp thức ăn lá cho bò. Cỏ này có thể gieo trồng ở các bãi đất chăn thả công cộng và các vùng đất trống chưa khai thác. Loại cỏ này tự nhân giống bằng hạt và có khả năng nâng cao tổng lượng thức ăn có thể cung cấp cho bò trong phạm vi toàn xã khi bò được chăn thả ở các khu đất công cộng hoặc khi bà con nông dân thu cắt cỏ tự nhiên. 4. Trồng xen canh: Có nhiều khả năng trồng xen các loại cỏ trong các vườn cây của bà con nông dân như trồng xen trong vườn tràm, vườn cao su, và vườn cam với nhiều loại cỏ hoà thảo và cỏ họ đậu. Việc thiếu đất canh tác có nghĩa là cỏ họ đậu rất ít khi được trồng trừ khi chúng đem lại lợi ích trực tiếp cho các loại hoa màu khác. Giải pháp trồng xen cần phải chứng minh là làm tăng độ màu mỡ của đất đai và góp phần kiểm soát cỏ dại. Việc dùng cỏ họ đậu để trồng xen với các loại cây trồng khác là giải pháp trồng xen tốt nhất vì khả năng cố định đạm của chúng. Hiện nay calypo (một loại cỏ họ đậu thân bò) đang được Công ty Rau Quả 19/5 trồng xen giữa các luống cam để che phủ đất, hạn chế cỏ dại, và tăng độ màu mỡ cho đất. Loại cỏ họ đậu này có thân bò lan rất khoẻ cung cấp độ che phủ đất rất tốt nhưng có mùi vị khó chịu đối với bò nên không dùng làm thức ăn thô xanh cho bò trực tiếp được. Tuy vậy có khả năng áp dụng kỹ thuật ủ si lô để ủ loại cỏ này dùng làm thức ăn cho bò, đặc biệt khi ủ kết hợp với cỏ voi hoặc thân cây ngô còn xanh. Có nhiều loại cỏ họ đậu có thể trồng xen canh với các loại cây trồng khác trong vùng dự án nhưng đội ngũ dự án xác định hai loại cỏ họ đậu chủ yếu có thể dùng để trồng xen là cỏ stylo và cây đậu bò (calapo). 8
  9. 5. Vật liệu gen di truyền mới: Hiện nay toàn huyện Nghĩa Đàn nuôi khoảng 29,000 con bò trong đó phần lớn là bò thịt. Khoảng hai phần ba là giống bò địa phương và phần còn lại khoảng một phần ba là bò địa phương lai với bò Sindhi (có nguồn gốc từ Indian). Giống bò địa phương có tầm vóc nhỏ và năng suất sữa thấp. Bò đại phương lai với bò Sindhi có tầm vóc lớn hơn nhưng tỷ lệ thịt/xương vẫn còn thấp và tỷ lệ phần trăm thịt xẻ chỉ đạt 42%. Phần lớn các hộ nông dân vẫn nuôi bò theo phương thức truyền thống. Theo phương thức chăn nuôi này việc sản xuất phân chuồng kết hựp với phụ phẩm mùa màng dư thừa vẫn được ưu tiên hàng đầu để làm phân bón hữu cơ cho mùa vụ tiếp theo. Chất độn chuồng và thức ăn cho bò được cung cấp theo cách thức đảm bảo môi trường ẩm ướt để làm nát các chất xơ thô rồi trộn vào phân chuồng sau đó dùng làm nguồn phân bón hữu cơ đem bón ruộng cho các loại hoa màu khác nhau. Hệ thống chăn nuôi theo kiểu truyền thống sử dụng 6 - 8 giờ hàng ngày để chăn thả bò trên các sườn đồi quanh làng xã (đất chăn thả công cộng) kết hợp với việc thu cắt cỏ tự nhiên mang về bổ sung cho bò ăn tại chuồng kết hợp với áo ngô, thân cây ngô già hoặc với các loại phụ phẩm nông nghiệp khác. Mức độ dinh dưỡng cho gia súc liên quan trực tiếp tới mùa vụ và số lượng bò được nuôi tại hộ gia đình và nguồn cung cấp thức ăn qua các tháng mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng một năm từ tháng Mười đến tháng Ba năm sau. Số lượng bò cũng chịu ảnh hưởng bởi số lượng lao động sẵn có để chăn thả bò và cắt cỏ mang về cho bò. Mức độ dinh dưỡng của bò rất thấp vì bò có tầm vóc nhỏ bé và có nhu cầu duy trì thấp. Phần lớn bò không động dục vào mùa đông hanh khô và mãi tới tháng Tư hoặc tháng Năm năm sau mới lại bắt đầu chu kỳ động dục và đẻ bê vào tháng Giêng hoặc tháng Hai năm tiếp theo. Phần lớn các hộ nông dân không nuôi bò đực giống mà sử dụng đực giống được nuôi tại một hoặc hai hộ trong xã. Chương trình cải tạo giống đã được tiến hành tại địa phương trong 5 năm vừa qua với việc giới thiệu giống bò Sindhi để nâng cao tầm vóc và năng suất sữa cho đàn bò địa phương. Chiến lược giống được đặt trên cơ sở của hy vọng thành lập được ngành chăn nuôi bò sữa trong vùng dùng bò địa phương cải tiến (lai Sindhi) cho lai tạo giống với bò sữa thuần chủng (Holstein Friesian) hơn là với muc tiêu phát triển các giống bò cho ngành chăn nuôi bò thịt phát triển. Chương trình Sindhi hoá đàn bò đã thành công và bò lai Sind có thể hình thành nên cơ sở rất tốt cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò thịt. Bò địa phương cải tiến (lai Sind) có năng suất sữa và tầm vóc cao hơn so với bò địa phương, chịu nóng tốt, có sức đề kháng với bệnh tật cao, và dễ đẻ. Tuy vậy bò lai Sind có tỷ lệ thịt và xương thấp và tỷ lệ giết mổ thấp. Đội ngũ dự án đã dành nhiều thời gian để tìm kiếm giải pháp giới thiệu nguồn vật liệu di truyền mới thích hợp với mục tiêu phát triển chăn nuôi bò thịt trong vùng. Với sự tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia về giống trong nước, phương pháp phân tích SWOT đã được thực hiện từ đó thành lập được mục tiêu về cải tạo giống. Mục tiêu cải tạo giống xác định rằng nguồn tinh sẽ được sử dụng từ nguồn sản xuất tại Việt 9
  10. nam nếu như giả cả ổn định và con giống sẵn có. Ba giống bò sẵn có đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra là Brahman, Draughtmaster và Red Angus (Angus đỏ). Lựa chọn được dự án ưu tiên hàng đầu là giống bò Angus đỏ, tuy vậy tinh của giống bò này đến tận năm 2008 mới có và vì thế, dự án bắt đầu với việc giới thiệu các giống Brahman và Draughtmaster năm 2007. Các giống này được giới thiệu thông qua việc sử dụng tinh đông lạnh và áp dụng kỹ thuật truyền giống nhân tạo; tuy vậy ngay khi đực giống ¾ được tạo ra thì hệ thống cung cấp đực giống tại địa phương sẽ được phát triển. 6. Cân bằng dinh dưỡng: Các hộ nông dân địa phương ít có hiểu biết về cân bằng dinh dưỡng và nhu cầu cần nâng cao mức độ protein trong khẩu phần vào mùa khô. Việc sử dụng rơm lúa và rơm ngô theo kiểu truyền thống vẫn được coi là giải pháp có giá thành thấp để chăn nuôi bò vào mùa đông. Thay đổi phương pháp này và giới thiệu một sự thay đổi về cách quản lý mới cho nông dân là điều hết sức cần thiết để cải thiện ngành chăn nuôi bò thịt trong vùng. 7. Lưu trữ hệ phả và năng suất: Nông dân rất ít khi ghi lại lý lịch đàn bò của họ cũng như các tài liệu ghi nhận năng suất đàn bò của họ. Lưu trữ các thông tin chi tiết về đàn bò không những là giải pháp tốt cho nông dân để quản lý đàn mà còn là biện pháp cần thiết đối với dự án để quản lý những thay đổi. 8. Dịch vụ khuyến nông: Dịch vụ khuyến nông được Trạm khuyến nông huyện cung cấp được đánh giá là có hiệu quả, tuy vậy các dịch vụ này còn chưa được phổ biến rộng rãi và còn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều bà con nông dân địa phương nhất là bà con ở các vùng sâu, xa. Các phương pháp khuyến nông đôi khi quá lỗi thời; do đó việc giới thiệu và tập huấn các phương pháp khuyến nông mới là rất quan trọng. 9. Marketing: Hiện nay hầu như không có sự phối kết hợp giữa các tổ chức có liên quan trong việc tiếp thị sản phẩm chăn nuôi bò thịt trong huyện. Một sự đánh giá về thực trạng này cần được triển khai để giúp các hội nông dân hiện nay tìm kiếm được cơ hội nhằm giúp các thành viên của họ phát triển được ngành chăn nuôi bò thịt. 10
  11. Phần 3 - Phân tích nhu cầu đào tạo Giới thiệu: Nông dân huyện Nghĩa Đàn đã nuôi bò trong nhiều năm nay nên có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong chăn nuôi bò theo phương thức truyền thống được áp dụng từ trước tới nay ở xã. Vì vậy bà con cũng có những hiểu biết nhất định và kiến thức quản lý cơ bản về sinh sản, chăn thả, dinh dưỡng, và chuồng trại. Nhu cầu đào tạo cho dự án được xây dựng trên cơ sở những kỹ năng này cũng như thực hiện việc đào tạo về các biện pháp mới mà dự án giới thiệu cho bà con. Bốn biện pháp cơ bản mà dự án giới thiệu bao gồm: (xem báo cáo để biết chi tiết) 1. các giống cỏ mới và quản lý đồng cỏ 2. bảo quản và chế biến các phụ phẩm mùa màng để dùng làm thức ăn cho gia súc trong mùa khô 3. giới thiệu các giống mới thông qua kỹ thuật truyền giống nhân tạo 4. cải thiện cân bằng dinh dưỡng thức ăn. Chương trình đào tạo cũng tập trung vào việc xây dựng năng lực cho bà con nông dân địa phương, kỹ thuật viên và cán bộ lãnh đạo. Tập huấn ở mức độ cao sẽ tập trung cho 9 hộ nông dân cơ bản và các cán bộ kỹ thuật nòng cốt trong địa bàn huyện. Tuy vậy các buổi tập huấn cũng như các buổi hội thảo sẽ được tổ chức cho toàn thể bà con nông dân chăn nuôi bò thịt trong phạm vi ba xã dự án. Các vấn đề tập huấn bao gồm: 1. Tổ chức các buổi trình diễn về các biện pháp kỹ thuật mới ở Công ty Rau Quả 19/5 và ở các trang trại của các hộ nông dân nòng cốt của dự án. Những buổi trình diễn này sẽ bao gồm các kỹ thuật sau: a Làm cỏ ủ si lô từ - cỏ voi - thân cây ngô sau khi thu hoạch bắp - thân cây ngô non - lá sắ n - bã dứa b Gieo hạt cỏ giống trực tiếp ở vườn ươm để cấy trồng ra diện tích rộng và quản lý vườn ươm các giống cỏ sau: - Mulato II - Paspalum c Gieo hạt cỏ giống trực tiếp vào các diện tích đất chưa sử dụng để tạo khả năng cung cấp cỏ lâu dài d cấy các hom cỏ sau khi thu cắt ở vườn ươm vào các bãi trồng cỏ e thu cắt cỏ và quản lý các giống cỏ mới f xây dựng hồ sơ lưu trữ hệ phả gia súc, bấm số tai cho gia súc, định tuổi và đánh giá hệ phả gia súc 11
  12. g Phát hiện động dục và quản lý sinh sản h Trồng xen cây họ đậu vào các loại cây trồng đang phổ biến 2. Tổ chức các hội thảo trên cơ sở dự án tại hội trường của Công ty Rau Quả 19/5 bao gồm các chủ đề sau: a Cân bằng dinh dưỡng thức ăn b sử dụng đồng cỏ làm nguồn thức ăn cho gia súc c Ủ cỏ và quá trình lên men d Quản lý sinh sản bò e Giới thiệu các giống mới f Trồng xen cỏ họ đậu trong các vườn cam g Lưu trữ hệ phả và theo dõi tăng trọng bò h Quản lý đồng cỏ i Sản xuất hạt giống và cây cỏ giống và tiếp thị hạt giống, cây giống tới các hộ nông dân khác j Tiếp thị bò thịt và phát triển các hợp tác xã cho bà con nông dân k Triển khai các trường học thực tiễn cho bà con nông dân và phát triển lợi ích có thể cho họ 3. Các khoá đào tạo đặc biệt trong nước cho bà con nông dân và kỹ thuật viên: Việc xây dựng năng lực và tập huấn cho bà con nông dân những kỹ thuật mới là điều rất quan trọng và tạo điều kiện cho bà con có cơ hội làm quen và trao đổi với những nông dân đã và đang sử dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất chăn nuôi. Đồng thời cũng giới thiệu cho bà con biết khả năng chuyên môn kỹ thuật của các chuyên gia trong nước mà bà con có cơ hội tiếp xúc và học tập. Điều này được thực hiện thông qua hai chương trình đào tạo trong nước trong thời gian thực hiện dự án. Khoá tập huấn đặc biệt đầu tiên trong nước sẽ là chương trình tập huấn trong thời gian 3 ngày được tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba vì vào đầu tháng 10 năm 2007 do các cán bộ kỹ thuật và đội ngũ cán bộ khoa học của Trung tâm đảm nhận việc thực hiện chương trình tập huấn. (xem phụ lục A để biết được toàn bộ chương trình) 4. Đào tạo trong nước xây dựng khả năng kỹ thuật dành cho các cán bộ kỹ thuật nòng cốt của dự án: Đào tạo một cán bộ kỹ thuật về truyền giống nhân tạo cho bò ở Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba vì trong thời gian 35 ngày và sau đó cung cấp một chuyên viên kỹ thuật để kiểm tra, giám sát và thực hiện các công việc tập huấn ngay tại huyện Nghĩa Đàn trong thời gian 3 tháng. Tập huấn kỹ thuật lưu trữ hệ phả gia súc và các thông tin về quản lý bầy đàn ngay tại Công ty Rau Quả 19/5 sử dụng đồng thời sách hướng dẫn kỹ thuật và phần mềm máy tính. 5. Xác địng nhu cầu và xây dựng mục tiêu tập huấn ở nước ngoài cho bà con nông dân: 12
  13. Tổ chức khoá tập huấn 4 ngày tại Trường Đại học Ubon Ratchathani ở Thái lan về lĩnh vực sản xuất hạt giống cỏ ở cấp độ cơ sở làng xã. Khoá tập huấn này sẽ tạo cơ hội cho 6 nông dân nòng cốt của dự án và 4 cán bộ kỹ thuật tiếp xúc và học tập hệ thống chăn nuôi bò thịt và bò sữa hiện đại ở vùng nhiệt đới của Thái lan. Khoá tập huấn và các chuyến tham quan tới các hộ nông dân Thái lan sẽ do Tiến sĩ Michael Hare chịu trách nhiệm thực hiện. Tổ chức một chuyến tham quan 10 ngày tới New Zealand cho 2 cán bộ chủ chốt của dự án để cải thiện và củng cố kiến thức chung của họ về hệ thống quản lý trang trại và hệ thống chăn nuôi bò thịt tiên tiến. Hai sinh viên tốt nghiệp từ trường Đại học Nông nghiệp Hà nội hoặc tương đương làm việc cho vùng dự án sẽ được lựa chọn để tham gia khoá đào tạo trong thời gian 2 tháng tại trường Đại học Masey New Zealand. Kết luận: Việc phân tích các nhu cầu đào tạo trên đây sẽ giúp cho việc xây dựng chương trình đào tạo nói chung giúp cho việc cập nhật và phổ biến được các kỹ thuật cũng như các kỹ năng thực tiễn cần thiết trong địa bàn huyện. Nó cũng giúp cho việc xây dựng năng lực và tạo điều kiện thuện lợi cho bà con nông dân và các cán bộ kỹ thuật của huyện Nghĩa Đàn tiếp cận với các phương pháp và kỹ thuật chăn nuôi bò thịt tiên tiến. Hiện nay việc phân tích nhu cầu đào tạo và tập huấn chưa tập trung được vào việc khuyến nông trọng điểm cho các xã khác nằm ngoài ba xã dự án thuộc tỉnh Nghệ An. Đây là một điểm yếu trong chương trình đào tạo sẽ được tập trung để khắc phục trong năm tiếp theo của dự án. Dự án không được tài trợ để thực hiện các buổi hội thảo hay tập huấn ven đường quanh địa bàn tỉnh, tuy vậy, dự án cho rằng cần thiết phải tổchức các buổi hội thảo ít nhất ngay tại Trạm khuyến nông của huyện Nghĩa Đàn và tổ chức một ngày hội thảo ngay tại vùng dự án cho tất cả bà con nông dân chăn nuôi bò thịt và các cán bộ kỹ thuật có liên quan nằm trong phạm vi bán kính 20-30km tính từ tâm vùng dự án. 13
  14. Phần 4 - Phân tích thực trạng chăn nuôi bò thịt ở huyện Nghĩa Đàn Hiện có khoảng 29,000 con bò đang được nuôi tại huyện Nghĩa Đàn, trong đó phần lớn là bò thịt. Khoảng 2/3 số bò này là giống bò địa phương nuôi theo kiểu truyền thống và khoảng 1/3 là bò địa phương lai Sind. Giống bò địa phương có tầm vóc nhỏ và năng suất sữa thấp. Bò lai Sin có tầm vóc lớn hơn nhưng tỷ lệ thịt xương vẫn thấp và tỷ lệ thịt xẻ chỉ đạt 42%. Bò Red Sindhi - Bò Sin đỏ Cũng còn có tên là: - Malir (Baluchistan), Red Karachi, Sindhi Bò Sin đỏ có nguồn gốc từ bang Sind ở Pakistan nhưng vì khả năng chịu đựng kham khổ của nó, khả năng chịu nóng và năng suất sữa cao nên chúng đã được nuôi rộng rãi ở nhiều vùng của Ấn độ và ít nhất 33 nước ở Châu Á, Châu Phi, Châu Đại dương và Châu Mỹ. Trong điều kiện quản lý tốt, bò Sin đỏ có sản lượng sữa trung bình là 1700 kg sữa sau khi cho bê bú. Trong điều kiện tối ưu, bò đạt được sản lượng sữa tới trên 3400 kg sữa một chu kỳ. Chiều cao trung bình của bò cái Sind đỏ là 116 cm vơi trọng lượng cơ thể là 340 kg. Bò đực cao trung bình 134 cm và có trọng lượng 420 kg. chúng thường có màu đỏ sẫm nhưng cũng có thêr có các màu khác từ nâu hơi vàng tới nâu đậm. Bò đực thường có màu đậm hơn bò cái và khi trưởng thành ở các điểm cực thường gần như có màu đen hoàn toàn, như ở đầu, chân, và đuôi. Bò lai sind 14
  15. Trong điều kiện dinh dưỡng ở địa phương Giống Trọng lượng sơ Trọng lượng 12 Bò cái trưởng Bò đực trưởng sinh (kg) tháng tuổi (kg) thành (kg) thành (kg) Địa phương 16-18 90-110 280-300 300-350 Địa phương lai 18-20 110-120 300-350 400-450 Sindhi Lai Sind lai HF 20-22 120-150 320-400 400-500- Hệ thống nuôi bò theo phương thức truyền thống: Phần lớn nông dân vẫn nuôi bò theo phương thức truyền thống. Trong hệ thống chăn nuôi này việc sản xuất phân chuồng là ưu tiên chính để chuyển đổi các phụ phẩm mùa màng dư thừa thành phân bón hữu cơ. Các chất độn chuồng và thức ăn được cung cấp cho gia súc bằng cách bảo đảm môi trường ẩm ướt để hỗ trợ cho quả trình phân huỷ chất xơ và sau đó trộn cùng phân chuồng để dùng làm phân bón cho các loại hoa màu. Hệ thống chăn nuôi theo kiểu truyền thống sử dụng 6-8 giờ chăn thả bò ở các sườn đồi xung quanh làng xã (đất chăn thả công cộng) kết hợp với việc cắt cỏ tự nhiên mang về chuồng cho bò ăn cùng với áo ngô hoặc thân cây ngô. Mức độ dinh dưỡng cho gia súc liên quan trực tiếp tới mùa vụ và số lượng bò được nuôi tại hộ gia đình và nguồn cung cấp thức ăn qua các tháng mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng một năm từ tháng Mười đến tháng Ba năm sau. Số lượng bò cũng chịu ảnh hưởng bởi số lượng lao động sẵn có để chăn thả bò và cắt cỏ mang về cho bò. Mức độ dinh dưỡng của bò rất thấp vì bò có tầm vóc nhỏ bé và có nhu cầu duy trì thấp. Phần lớn bò không động dục trong giai đoạn mùa đông hanh khô và mãi tới tháng Tơ hoặc tháng Năm năm sau mới lại bắt đầu chu kỳ và đẻ bê vào tháng Giêng hoặc tháng Hai của năm tiếp theo. Hàu hết bà con nông dân không nuôi bò đực giống. Trong mỗi xã chỉ có một hoặc hai hộ nuôi bò đực giống để cung cấp giống cho các hộ nông dân khác. Thay đổi hệ thống chăn nuôi bò thịt trong 5 năm qua: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An đã có dự án phát triển chăn nuôi bò thịt thông qua các phòng nông nghiệp và Trạm khuyến nông huyện trong 5-6 năm qua, dự án góp phần bắt đầu làm thay đổi các phương thức chăn nuôi bò thịt theo truyền thống. Sở NN và PTNT đã giới thiệu chương trình lai tạo giống sử dụng kỹ thuật truyền giống nhân tạo cho bò và cung cấp đực giống F1, F2 cho các xã để làm đực giống trong phạm vi xã. Chương trình này đã thu được nhiều kết quả và đến nay khoảng 1/3 số bò trong huyện Nghĩa Đàn là bò lai Sin và tất cả số bò đực giống trong các xã đều là bò lai F2 hoặc F3. Tại 3 xã dự án, khoảng 50% bà con nông dân đã sử dụng kỹ thuật truyền giống nhân tạo cho bò và đôi khi sử dụng biện pháp phối giống tự nhiên. Tỷ lệ thụ thai thành công theo boá cáo đạt từ 30% - 100%; trung bình đạt 40-55%. Đây là tỷ lệ thụ tinh thành công cao đạt được ở cấp xã khi xem xét tình hình thực tế và sự cố gắng nỗ lực của cán bộ kỹ thuật cấp cơ sở (theo ông Lý, chuyên viên khuyến nông Trạm khuyến nông huyện Nghĩa Đàn). Khoảng 1/3 số nông dân đã chuyển đổi sang phương thức nuôi nhốt, cắt cỏ mang về cho gia súc ăn tại chuồng. Ngọn mía được dùng làm nguồn thức ăn chính cho bò từ 15
  16. tháng 10 đến tháng Tư năm sau. Cỏ tự nhiên sẵn có và được thu cắt vào các tháng 5, 6, và 7 trong năm. Thân cây ngô và áo ngô cũng là nguồn thức ăn chính cho bò được tận dụng từ 2-3 vụ ngô hàng năm. 10% nông dân được phỏng vấn báo cáo rằng họ sử dụng cả thân cây ngô non làm thức ăn cho bò. Những hộ nông dân khá giả hơn đều áp dụng phương thức nuôi nhốt và có mua thêm thức ăn hoặc các phụ phẩm nông nghiệp dùng làm thức ăn cho bò. Những hộ nông dân nghèo hơn thì hoàn toàn dựa vào nguồn thức ăn tự sản xuất và chăn thả bò. Không có hộ nông dân nào trong vùng sử dụng cỏ ủ si lô cho bò hoặc áp dụng kỹ thuật ủ cỏ cho bò, tuy vậy, một số hộ đã được nghe giới thiệu về cỏ ủ trước đây và đã gặp gỡ một số hộ nông dân đã từng làm cỏ ủ. Ước tính thu nhận thức ăn của bò thịt (kg VCK/ngày) Giống Bò 12 Bò 12 Bò cái 2 Bò cái 2 tháng tháng nămtuổi, nămtuổi, tuổi, mùa tuổi, mùa mùa đông mùa hè đông hè Địa phương 1.5 2.2 4.5 6.4 Lai Sind 1.7 2.4 6.0 7.0 Bò thịt châu Âu 3.8 4.8 7.0 12.0 Có sự khác nhau lớn về điểm thể trạng của bò thuộc 23 hộ nông dân được phỏng vấn. Điểm thể trạng: 1.5 – 2 rất gầy 10% 2–3 gầy 30% 3–4 trung bình 40% 4–5 tốt 20% Cần chú ý rằng chuyến thăm và đánh giá được thực hiện vào tháng Ba cuối mùa đông đầu mùa xuân, thực trạng là không quá tồi tệ. Diện tích trồng mía khá lớn trong địa bàn huyện có thể có ảnh hưởng tích cực tới chăn nuôi bò của bà con nông dân trong vùng. Phát triển chiến lược con giống mới cho huyện: Trong 5 năm qua, sự cải tạo về giống tập trung vào việc giới thiệu giống bò Sind đỏ để nâng cao tầm vóc và năng suất sữa cho bò địa phương. Chiến lược này dựa trên cơ sở hy vọng rằng ngành chăn nuôi bò sữa có thể được thành lập và phát triển trong vùng, sử dụng bò nền lai Sind cho lai tạo với giống bò sữa HF thuần chủng, hơn là dựa trên cơ sở phát triển giống bò thích hợp cho ngành chăn nuôi bò thịt. 16
  17. Chương trình Sindhi hoá đàn bò đã đạt được nhiều thành công và đàn bò lai Sind tạo ra có thể hình thành cơ sở rất tốt cho sự phát triển của ngành chăn nuôi bò thịt. Bò lai Sind có năng suất sữa cao hơn, tầm vóc lớn hơn, chịu nhiệt tốt, có sức đề kháng với bệnh tật cao hơn, và dễ đẻ. Tuy vậy bò lai Sind có tỷ lệ thịt xương thấp và tỷ lệ thịt xẻ thấp hơn nhiều so với các giống bò thịt thuần chủng. Chương trình Sindhi hoá đàn bò đã thành công và phần lớn bà con nông dân đều dã quen với việc quản lý đàn bò có tầm vóc lớn hơn này. Một chương trình phát triển ngành công nghiệp chăn nuôi bò thịt thành công trong vùng cần phải có một chiến lược về con giống mới được thành lập một cách thích hợp. Bất cứ chiến lược về giống bò mới nào cũng cần phải phù hợp với sự cải thiện về dinh dưỡng cho gia súc, tập huấn cho bà con nông dân, và sự phát triển của hệ thống tiếp thị bền vững hơn cho ngành chăn nuôi bò thịt. Kỹ năng của cán bộ kỹ thuật địa phương và tye lệ phối giống thành công chấp nhận được là khá đủ để đảm bảo duy trì thành công một chương trình khai thác con giông mới. Hệ thống bò đực giống địa phương cũng cần phải được thành lập. Việc giới thiệu các giống bò thịt thuần chủng hoặc lai tạo mới cần phải được suy nghĩ cân nhắc cẩn thận. Trong vòng 6 tháng tiếp theo, đội ngũ dự án sẽ không đưa ra bất kỳ nhận xét và đánh giá nao nữa cho tới khi có được sự hiểu biết tường tận về tình hình thực tiễn của địa phương đồng thời có được sự tư vấn ở mức độ cao từ mọi cấp độ cơ sở - cấp huyện, tỉnh, và quốc gia. Một chương trình tạo giống thông qua kỹ thuật truyền giống nhân tạo thường có ảnh hưởng rất lâu dài và có ý nghĩa rất quan trọng cho sự thành công lâu dài của ngành chăn nuôi bò thịt trong vùng. Tuy vậy cũng cần nhanh chóng xác định được giống mới thích hợp vì từ giống bò lai Sind hiện nay không sản xuất được thịt bò chất lượng cao hay không đáp ứng được các tiêu chuẩn của WTO như Chính phủ và Nhà nước Việt nam từng khuyến khích và mong đợi. Bất cứ chương trình giống hay lai tạo giống nào cũng cần giải quyết được các vấn đề sau đây: • Cải thiện được tỷ lệ thịt xẻ của giống bò địa phương lai cải tiến • Có cơ bắp tốt và tỷ lệ tăng trọng ban đầu cao (Trọng lượng cơ thể 200 ngày) • Có các tiêu chuẩn trưởng thành trung bình không làm tăng trọng lượng của bò cái trưởng thành quá cao, và thích hợp với khả năng sẵn có của thức ăn cho gia súc tại địa phương trong tương lai • Dễ đẻ với yếu tố trọng lượng sơ sinh thấp • Giống cần phải có khả năng cho năng suất sữa ở mức độ trung bình để khi áp dụng công thức lai ba máu bò tạo ra có thể được sử dụng làm bò giống hướng thịt • Giống mới và bò lai tạo phải có khả năng duy trì ổn định và bền vững trong điều kiện nhiệt đới, được kiểm tra và chứng tỏ là thích hợp • Có sức đề kháng với hầu hết các loại bệnh nhiệt đới và hướng thịt • Được nông dân địa phương chấp nhận về màu sắc lông da, tức là bò có màu đỏ, không lang đen và trắng • Khả năng cung cấp tinh của giống bò mới từ các cơ sở trong nước là sẵn có ở mức giá cả chấp nhận được • Giống mới cũng được sự đồng ý và đánh giá là thích hợp từ phía Bộ NN và PTNT Việt nam 17
  18. Sau khi thảo luận với các cán bộ khuyến nông địa phương; Trung tâm giống gia súc tỉnh Nghệ An tại thành phố Vinh; Trung tâm sản xuất tinh đông lạnh Moncada ở Hà Tây, đội ngũ dự án đã xác định các giống bò Brahman đỏ, Draughtmaster và Sindhi đỏ là các giống bò cơ bản cần được giới thiệu và phát triển trong vùng dự án. Bò Angus đỏ có thể được cân nhắc trong tương lai khi khả năng sản xuất tinh trở nên sẵn có ở Việt nam. Dự án cho rằng chương trình cải tạo và nâng cấp giống bò thịt cần phải được thực hiện trong khoảng thời gian là 5 năm khi đó mới đánh giá được kết quả đạt được. Vì tầm vóc nhỏ của giống bò địa phương nên chương trình nâng cấp giống được tiến hành tronh hai giai đoạn, tức là sử dụng giống Sind đỏ để lai tạo trong giai đoạn đầu (chương trình Sind hoá đàn bò đã được thực hiện từ năm 2002) sau đó dùng giống Brahman và Draughtmaster để nâng cấp đàn con lai F1. Bảng 1. Các giống bò nên sử dụng Giống/Tầm vóc bò cái Tuổi bò cái Bò địa Bò địa Bò lai Bò lai Sind phương phương Sind nhỏ to nhỏ to 18 tháng – 2½ năm Sind đỏ Sind đỏ Sind đỏ Sind đỏ 2½ năm – 3½ năm Sind đỏ Brahman Brahman B/DM 3½ năm trở lên Brahman B/DM B/DM B/DM (B/DM = Brahman hoặc Draughtmaster) Bò tơ lai Brahman Angus đỏ Draughtmaster Sind đỏ 18
  19. Phần 5 Dự trữ thức ăn Cơ sở cho vấn đề dự trữ thức ăn đó là tất cả bà con nông dân đều đang sử dụng thân cây ngô khô, rơm lúa, và cỏ tự nhiên phơi khô làm thức ăn nuôi bò theo phương pháp chăn nuôi truyền thống. Chưa có hộ nông dân nào trong ba xã dự án tiến hành ủ cỏ si lô từ trước tới nay và kỹ thuật ủ cỏ vẫn còn hoàn toàn mới mẻ đối với họ. Chỉ thị cơ bản cho thấy sự thành công của dự án là số lượng bà con nông dân làm cỏ ủ và dùng cỏ ủ để nuôi đàn gia súc của họ vào năm cuối cua dự án. Hầu hết nông dân không áp dụng biện pháp dự trữ thức ăn cho gia súc nào khác ngoài việc dự trữ rơm rạ, ngọn mía, và thân cây ngô phơi khô. Theo đánh giá của đội ngũ dự án, vùng dự án rất có tiềm năng để cải thiện dinh dưỡng cho bò bằng biện pháp ủ cỏ si lô với các loại vật liệu sẵn có phối trộn với nhau như cỏ tươi dôi dư và các phụ phẩm mùa màng như dây lạc, thân ngô v.v…Cỏ ủ là loại thức ăn tốt cung cấp cho bò trong giai đoạn thiếu thức ăn theo phương pháp chăn nuôi truyền thống. Giúp nông dân làm cỏ ủ. Dự án đã hướng dẫn bà con nông dân ủ cỏ vào túi nilon màu đen có chiều dày 100 micron. Loại túi này không sẵn có ở địa phương nhưng dự án đã mua được từ Hà nội loại túi có kích cỡ rộng 2m và dài 3m với giá 35,000 đồng Việt nam một túi. Một cách làm nữa là sử dụng tang giếng bằng bê tông đặt trên mặt đất có phủ nilon ở phía trên để ngăn nước mưa. Tang giếng bê tông có chiều cao 1.0 m và đường kính 1.2 m với giá tiền là 50,000 đồng Việt nam /cái có lẽ là dụng cụ tốt nhất để giúp nông dân bắt đầu việc làm cỏ ủ. Những điểm quan trọng đối với việc nuôi bò bằng cỏ ủ đó là: sử dụng tối đa các chất bổ sung lãng phí rất ít thức ăn chất lượng rất tốt ủ cỏ vào thời gian thích hợp làm cỏ ủ với số lượng ít làm cỏ ủ hỗn hợp bổ sung protein đáp ứng nhu cầu của gia súc tối đa cho ăn vào thời gian thích hợp Cho ăn đúng loại gia súc Cho gia súc ăn cỏ ủ tốt không bao giờ gây ra rủi ro đáng tiếc. Việc làm cỏ ủ đòi hỏi sự quản lý tốt và chú ý tới các chi tiết: Khi thu cắt cỏ cần chú ý tới độ già và độ ẩm của cỏ. 19
  20. Thu cắt cỏ vào thời điểm thích hợp là rất quan trọng. Cần chú ý tới điều kiện thời tiết, thời điểm trong ngày, chiều dài của cỏ đã được băm, mức độ héo của cỏ, dùng thêm chất phụ gia v.v… Và cần có phương pháp dự trữ tốt. Cỏ ủ chất lượng tốt được làm từ cỏ vật liệu có chất lượng tốt chứ không phải từ cỏ vật liệu có chất lượng kém. Trong vùng dự án có nhiều loại cỏ vật liệu có thể được dùng để ủ cỏ si lô. Cỏ các loại Thân cây ngô Thân cây ngô có bắp Áo ngô tươi Rơm lúa tươi Thân cây lạc Cỏ dại tự nhiên Dây khoai lang Lá và củ sắn Ngọn mía Cỏ voi Thân cây khoai tây Thân cây cà chua Thân cây chuối Thân cây và áo ngô bao tử Phụ phẩm giàu năng lượng: Bã dứa Bắp ngô non Cám Bã bia Rỉ mật Mỡ động vật Phụ phẩm giàu protein Các loại khô dầu (đậu tương, lạc, hạt bông, lanh …) Máy băm cỏ. Việc làm cỏ ủ thành công yêu cầu cỏ phải được băm nhỏ với chiều dài 5 tới 7 cm để làm cho cỏ được lèn chặt trong hố ủ và đẩy hết không khí ra ngoài. Máy băm cỏ mini sẵn có trên thị trường ở Việt nam hoặc dễ dàng đặt mua từ các nhà máy cơ khí theo yêu cầu sử dụng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1