intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Đánh giá ảnh hưởng của Dự án CARD VIE 062/04 trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu và phân tích có liên quan đến công nghệ ương nuôi bằng mương nổi của cán bộ thuộc Trường Đại học Nha Trang - Báo cáo 5 "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

73
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dự án “Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi” - CARD VIE062/04 được triển khai với mục đích phát triển hệ thống ương nuôi cá biển tiên tiến bằng công nghệ mương nổi, tận dụng các cơ sở vật chất sẵn có của nghề nuôi hải sản ở Việt Nam và Australia. Ngoài ra, Dự án còn nhắm đến việc nâng cao năng lực nghiên cứu của đối tác phía Việt Nam là Trường Đại học Nha Trang về ương nuôi cá biển bằng mương nổi và quản lý môi trường một cách bền vững thông qua các hoạt động cụ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Đánh giá ảnh hưởng của Dự án CARD VIE 062/04 trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu và phân tích có liên quan đến công nghệ ương nuôi bằng mương nổi của cán bộ thuộc Trường Đại học Nha Trang - Báo cáo 5 "

  1. Ministry of Agriculture & Rural Development BÁO CÁO TIẾN ĐỘ DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI (CARD VIE 062/04) Báo cáo mốc số 9: Đánh giá ảnh hưởng của Dự án CARD VIE 062/04 trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu và phân tích có liên quan đến công nghệ ương nuôi bằng mương nổi của cán bộ thuộc Trường Đại học Nha Trang Hoàng Tùng1, Michael Burke2 & Daniel Willet2 1 Trường Đại học Nha Trang, Việt Nam 2 Queensland Department of Primary Industries & Fisheries, Australia 03/2008
  2. MỞ ĐẦU Dự án “Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi” - CARD VIE062/04 được triển khai với mục đích phát triển hệ thống ương nuôi cá biển tiên tiến bằng công nghệ mương nổi, tận dụng các cơ sở vật chất sẵn có của nghề nuôi hải sản ở Việt Nam và Australia. Ngoài ra, Dự án còn nhắm đến việc nâng cao năng lực nghiên cứu của đối tác phía Việt Nam là Trường Đại học Nha Trang về ương nuôi cá biển bằng mương nổi và quản lý môi trường một cách bền vững thông qua các hoạt động cụ thể sau: 1. Hỗ trợ 2 học viên Cao học làm nghiên cứu về ương nuôi cá bằng mương nổi là: Lưu Thế Phương (2005 – 2006) và Ngô Văn Mạnh (2006 – 2007) 2. Tổ chức Hội thảo tập huấn các kỹ thuật phân tích cần thiết để vận hành mương nổi tại Trường Đại học Nha Trang; tham gia Hội nghị khoa học quốc tế về hệ thống nuôi kết hợp của khu vực Đông Nam Á khi kết thúc dự án. 3. Tạo điều kiện để cán bộ của Trường Đại học Nha Trang tham gia vào hoạt động nghiên cứu của dự án, giúp các cán bộ này tự nâng cao năng lực thông qua thực tiễn nghiên cứu. Báo cáo này tổng kết các tác động của Dự án lên năng lực nghiên cứu, cơ hội phát triển chuyên môn và khả năng sử dụng các kết quả của Dự án cho công tác giảng dạy của cán bộ thuộc Trường Đại học Nha Trang. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu của Chương trình CARD, Bộ Công nghiệp Cơ bản và Thủy sản của bang Queensland (Australia), Trường Đại học Nha Trang và Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa. Xin cảm ơn TS. Adrian Collins, Benjamin Russels, ThS. Lưu Thế Phương, ThS. Ngô Văn Mạnh, KS. Huỳnh Kim Khánh, KS. Bành Thị Quyên Quyên, các công nhân kỹ thuật của Trạm Thực nghiệm Nuôi trồng Thủy sản Ninh Lộc và các bạn sinh viên khóa 44, 45 của Khoa NTTS đã đóng góp thời gian và công sức của mình cho sự thành công của Dự án. Nha Trang, ngày 27 tháng 3 năm 2008 Hoàng Tùng Trưởng nhóm nghiên cứu phía Việt Nam Báo cáo kỹ thuật số 9| Dự án CARD VIE 062/04 – Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi 2   
  3. 1. ĐÀO TẠO HỌC VIÊN CAO HỌC Dự án CARD VIE062/04 đã hỗ trợ nghiên cứu của 2 học viên Cao học là Lưu Thế Phương và Ngô Văn Mạnh (bảng 1). Học viên Mạnh còn được gửi đi đào tạo để lấy kinh nghiệm thực tế về lắp đặt và vận hành mương nổi tại Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bribie Island tại Australia vào cuối năm 2005. Nhìn chung, Dự án đã tạo điều kiện để các học viên này được tiếp cận và tham gia công tác nghiên cứu một hệ thống nuôi mới, lần đầu tiên được đưa vào sử dụng ở Việt Nam. Bù lại, những nỗ lực không mệt mỏi của 2 học viên này trong quá trình nghiên cứu đã đóng góp tích cực vào sự thành công của Dự án. Ngoài việc tổ chức nghiên cứu, thu thập số liệu cho đề tài của mình các học viên Phương và Mạnh còn tham gia vào công tác quản lý hoạt động thường ngày của Dự án tại các điểm nghiên cứu. Bảng 1: Kết quả nghiên cứu của các học viên Cao học do Dự án CARD VIE062/04 hỗ trợ Tên học viên Thời gian Tên luận văn tốt nghiệp Đánh giá nghiên cứu luận văn Lưu Thế Phương 2005 – 2006 Thử nghiệm ương cá Chẽm (Lates calcarifer) Giỏi từ 2 cm lên 10 cm bằng mương nổi đặt trong (8.2/10.0) ao Ngô Văn Mạnh 2006 - 2007 Ảnh hưởng của mật độ, cỡ cá thả và chế độ Xuất sắc cho ăn lên tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng (9.6/10.0) của cá Chẽm (Lates calcarifer) ương bằng mương nổi đặt trong ao đất   Báo cáo kỹ thuật số 9| Dự án CARD VIE 062/04 – Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi 3   
  4. Hình 1: Học viên Lưu Thế Phương (trái) và Ngô Văn Mạnh (phải) tham gia nghiên cứu cùng Dự án Ngoài ra Dự án còn hỗ trợ 6 sinh viên năm cuối của Trường Đại học Nha Trang làm luận văn tốt nghiệp trong khoảng thời gian từ 2005 – 2007. Các sinh viên này và 2 học viên Cao học đều do TS. Hoàng Tùng, Trưởng nhóm nghiên cứu phía Việt Nam hướng dẫn. Sau khi tốt nghiệp học viên Lưu Thế Phương làm việc cho Sở Thủy sản Quảng Ninh, còn học viên Ngô Văn Mạnh tiếp tục công tác giảng dạy tại Trường Đại học Nha Trang. Cả hai học viên đều có công trình được đăng trên tạp chí khoa học. Các chỉ thị cho mức độ thành công của hoạt động này bao gồm: • Luận văn Cao học của Lưu thế Phương • Luận văn Cao học của Ngô Văn Mạnh • Luận văn tốt nghiệp đại học của 6 sinh viên (lưu tại thư viện của Trường ĐH Nha Trang) • Báo cáo khoa học đã công bố Hoàng Tùng, Lưu Thế Phương & Huỳnh Kim Khánh (2007) Thử nghiệm ương cá Chẽm ass Lates calcarifer bằng mương nổi đặt trong ao đất. Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản 2007-1: 12 – 18. Ngô Văn Mạnh & Hoàng Tùng (2008) Ảnh hưởng của mật độ, cỡ cá thả và chế độ cho ăn đến tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá Chẽm (Lates calcarifer) ương bằng mương nổi đặt trong ao đất. Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản (đang chờ in) 2. NÂNG CAO KỸ NĂNG PHÂN TÍCH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NUÔI THỦY SẢN BẰNG MƯƠNG NỔI Nhằm nâng cao trình độ của cán bộ về các kỹ thuật phân tích có liên quan đến nuôi thủy sản bằng mương nổi, Dự án CARD VIE062/04 đã tổ chức một lớp tập huấn trong năm 2007 với các nội dung sau: • Ương con giống cá biển bằng mương nổi: cách thức áp dụng và các yêu cầu quan trắc chất lượng nước và sức khỏe của cá (TS. Hoàng Tùng đảm trách) • Phương pháp thu mẫu và phân tích chất lượng nướ (KS. Nguyễn Đình Trung) • Các loại phù du có lợi trong ao nuôi ven biển và kỹ thuật thu mẫu, bảo quản mẫu (TS. Hoàng Bích Mai) • Các bệnh phổ biến ở cá biển nuôi và phương pháp thu mẫu, bảo quản mẫu (TS. Đỗ Thị Hòa) Báo cáo kỹ thuật số 9| Dự án CARD VIE 062/04 – Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi 4   
  5. Tổng cộng đã có 34 cán bộ của Khoa NTTS, 4 công nhân kỹ thuật của Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa và 9 sinh viên tham gia học tập lý thuyết và thực hành. Các nội dung thực hành được tổ chức tại Trạm Thực nghiệm NTTS tại Ninh Lộc (cách Nha Trang 25 km) của Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa. Tất cả các học viên của lớp tập huấn đều đồng ý nội dung giảng dạy là phù hợp và hữu ích cho các nghiên cứu trong NTTS, phục vụ tốt cho các hoạt động nghiên cứu hoặc hướng dẫn sinh viên nghiên cứu của cán bộ giảng dạy. Quan trọng hơn, cả 4 công nhân kỹ thuật của Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa và các cán bộ tham gia dự án đều có thể thực hiện tốt các kỹ thuật này khi thực thi công việc. Hình 2: Sau khi học lý thuyết, các học viên tham gia thực tập tại Trạm Thực nghiệm NTTS tại Ninh Lộc 3. THAM GIA HỘI THẢO QUỐC TẾ Kế hoạch tổ chức một hội thảo quốc tế tại Nha Trang để thông báo kết quả khi kết thúc dự án đã được thay bằng hoạt động tham gia Hội nghị thường niên của Hội NTTS Thế giới (khu vực Châu Á Thái Bình Dương) năm 2007 tại Hà Nội nhờ 3 lý do chính: • Kết quả nghiên cứu của dự án sẽ được phổ biến một cách hiệu quả và rộng rãi hơn đến các nhà nghiên cứu, người nuôi thủy sản và cán bộ quản lý nghề nuôi ở cả trong và ngoài nước (i.e. Hội nghị này có 1200 khách tham gia). • Là cơ hội lớn để quảng bá chương trình CARD và Dự án CARD VIE062/04 đến các doanhnghiệp trong và ngoài nước Báo cáo kỹ thuật số 9| Dự án CARD VIE 062/04 – Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi 5   
  6. • Khắc phục hạn chế về kinh phí nếu tổ chức hội thảo riêng lẻ ở Nha Trang. Giám đốc Dự án Australia (Michael Burke) và Trưởng nhóm nghiên cứu phía Việt Nam (TS. Hoàng Tùng) đã thảo luận và thống nhất các hoạt động của dự án CARD VIE062/04 tại Hội nghị như sau: Tổ chức một quầy triển lãm (Số 62, diện tích 4 m2) trình bày các thông tin về hoạt động của dự • án ở Australia và Việt Nam, giới thiệu Chương trình CARD, QDPI&F và Trường Đại học Nha Trang. Ban tổ chức của Hội nghị đã giảm 50% chi phí thuê quầy triển lãm cho Dự án. • Phân phát tài liệu khuyến ngư về khả năng ứng dụng của mương nổi trong NTTS. • Giới thiệu mô hình thu nhỏ của mương nổi (theo thiết kế của phía Australia và thiết kế của phía Việt Nam) • Trình bày 2 báo cáo tại Hội nghị trong tiểu ban Nuôi cá biển: Michael Burke trình bày kết quả nghiên cứu của hợp phần Australia và TS. Hoàng Tùng trình bày kết quả nghiên cứu của hợp phần Việt Nam. Báo cáo kỹ thuật số 9| Dự án CARD VIE 062/04 – Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi 6   
  7. Hình 3: Giám đốc Dự án Australia (Michael Burke), Trưởng nhóm Nghiên cứu phía Việt Nam (Hoàng Tùng) và Thư ký Dự án (Bành Thị Quyên Quyên) diễn giải cơ chế hoạt động của mương nổi với các khách thăm quan gian hàng triển lãm của Dự án tại Hội nghị NTTS 2007 tại Hà Nội. Thay đổi này trong thực tế đã đem lại hiệu quả tốt. Gian hàng triển lãm của Dự án CARD VIE062/04 là một trong những gian hàng có đông khách thăm quan nhất. Cả Giám đốc Dự án Australia và Trưởng nhóm nghiên cứu phía Việt Nam đều phải dành nhiều thời gian tại gian hàng để cung cấp những thông tin cần thiết cho các cá nhân và đơn vị quan tâm. Trong số này đã có nhiều công ty, đơn vị ứng dụng công nghệ mương nổi sau khi được Dự án tư vấn tại Triển lãm của Hội nghị. Cụ thể như sau: • Công ty Minh Thuận (Việt Nam): dùng mương nổi để ương cá Chẽm giống ở Phan Rang và Bến Tre. • Công ty Trường Thành (Việt Nam: dùng mương nổi để nuôi cá Chình bông tại hồ chứa nước ở Phú Yên. • Công ty Cá Chẽm Việt (Việt nam): dùng mương nổi để ương cá Chẽm giống tại Vũng Tàu. • Australis (USA): dùng mương nổi để ương cá Chẽm giống tại Nha Trang • Coral Seafood (Bundaberg, Australia): dự kiến dùng mương nổi để ương cá Giò giống. • Trung tâm Khuyến ngư Bình Định: dùng mương nổi để ương giống rô phi đơn tính. 4. SỬ DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG GIẢNG DẠY Kết quả nghiên cứu của Dự án đã được công bố dưới dạng các báo cáo khoa học ở trong và ngoài nước, vì thế có thể đã được sử dụng cho công tác giảng dạy. Tại Trường Đại học Nha Trang, các thông tin về Báo cáo kỹ thuật số 9| Dự án CARD VIE 062/04 – Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi 7   
  8. nguyên lý, cách thức vận hành và quản lý của mương nổi, các hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo đã được cập nhật vào giáo trình của các môn học sau: • Các hệ thống nuôi thủy sản lợ mặn: giảng dạy cho học viên Cao học (TS. Hoàng Tùng) • Kỹ thuật Nuôi cá biển: cho sinh viên đại học (ThS. Ngô Văn Mạnh) • Công trình nuôi trồng thủy sản: cho sinh viên đại học (ThS. Võ Ngọc Thám) • Thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu: cho sinh viên đại học (TS. Hoàng Tùng) • Phương pháp nghiên cứu khoa học trong NTTS: cho học viên Cao học (TS. Hoàng Tùng) Ngoài ra, một số các thông tin tin về bệnh của cá Chẽm, cá Mú và cá Giò ương trong mương nổi cũng đã được đề cập đến trong bài giảng của môn học “Bệnh cá” do TS. Đỗ Thị Hòa giảng dạy. Dự án CARD VIE062/04 xứng đáng là một ví dụ tốt về việc sử dụng kết quả nghiên cứu để phục vụ giảng dạy và tạo nguồn hứng khởi cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. 5. CÁC ẢNH HƯỞNG KHÁC ĐẾN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU CỦA CÁN BỘ Ngoài những kinh nghiệm và kiến thức mới có được từ Dự án, kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch, triển khai và quản lý các hoạt động nghiên cứu nên được coi là lợi ích quan trọng của việc tham gia dự án. Sau thời gian làm việc cho Dự án, những thăng tiến của cán bộ dự án trong nghề nghiệp đã phản ánh phần nào tác dụng tích cực của Dự án CARD VIE062/04: • KS. Võ Hoàng Duy: thư ký đầu tiên của dự án đã được tuyển dụng làm giảng viên của Trường Đại học Tiền Giang sau một năm làm việc cho Dự án. • KS. Bành Thị Quyên Quyên, thư ký thứ hai của Dự án đã được Chương trình V.L.I.R. của Bỉ cấp học bổng theo học Thạc sĩ chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản tại Đại học Gent. Kinh nghiệm nghiên cứu và các công trình khoa học đã được công bố từ kết quả của dự án CARD VIE062/04 đã giúp KS. Quyên có những lợi thế mang tính quyết định khi được xét trao học bổng. • KS. Ngô Văn Mạnh, cán bộ dự án đã hoàn tất luận văn Thạc sĩ của mình và hiện đang giảng dạy cho Trường Đại học Thủy sản Nha Trang. Mức độ tự tin của ThS. Mạnh sau khi tham gia dự án CARD VIE062/04 đã tăng lên đáng kể. Bằng chứng là ThS. Mạnh đang cùng với một số đồng nghiệp của mình độc lập xây dựng một vài đề tài nghiên cứu. • KS. Huỳnh Kim Khánh, cán bộ dự án: đã trúng tuyển đầu vào chương trình đào tạo cao học NTTS và hiện đang theo học tại Trường Đại học Nha Trang. Báo cáo kỹ thuật số 9| Dự án CARD VIE 062/04 – Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi 8   
  9. • TS. Hoàng Tùng, Trưởng nhóm nghiên cứu phía Việt Nam được phong học hàm Phó giáo sư vào tháng 12/2007. Các kết quả thu được từ Dự án CARD (i.e. báo cáo khoa học, số học viên Cao học đã hướng dẫn, giải thưởng KHCN của Tỉnh Khánh Hòa) đã đóng vai trò quan trọng trong hồ sơ xin phong PGS của TS. Hoàng Tùng. 6. KẾT LUẬN Các tác dụng tích cực của Dự án CARD VIE062/04 đã được rà soát lại dựa trên những hoạt động lớn của dự án, chủ yếu là các tác dụng tức thời. Việc xác định các ảnh hưởng gián tiếp hoặc lâu dài của Dự án cần phải có thời gian. Tuy vậy, với một Dự án mà thời gian thực hiện chỉ có 2 năm, chúng tôi có thể khẳng định dự án đã đem lại những tác dụng tốt để nâng cao năng lực nghiên cứu cho các cán bộ của Trường Đại học Nha Trang, đặc biệt là những người trực tiếp tham gia hoạt động của dự án. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO DỰ ÁN CÓ THỂ CUNG CẤP CHO BAN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH CARD KHI CÓ YÊU CẦU • Luận văn Cao học của Lưu Thế Phương (tiếng Việt) • Luận văn Cao học của Ngô Văn Mạnh (tiếng Việt) • Bài giảng Phân tích và Quản lý chất lượng nước của Nguyễn Đình Trung (tiếng Việt) • Bài giảng Các loại sinh vật phù du có lợi trong ao nuôi hải sản của TS. Hoàng Bích Mai (tiếng Việt) • Bài giảng Bệnh thường gặp ở cá biển của TS. Đỗ Thị Hòa (tiếng Việt) • Báo cáo khoa học tại APC 2007 Aquaculture Conference của Hoàng Tùng và các cộng tác viên (tiếng Anh) • Báo cáo khoa học tại APC 2007 Aquaculture Conference của Michael Burke và các cộng tác viên (tiếng Anh) • Một số báo cáo khoa học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt Báo cáo kỹ thuật số 9| Dự án CARD VIE 062/04 – Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi 9   
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2