intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " GAP CHO SẢN XUẤT CÀ CHUA VÀ DƯA CHUỘT TẠI VIỆT NAM "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

82
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thập kỷ qua, sản xuất rau của Việt Nam có mức tăng trưởng khá cao khoảng 30% với diện tích canh tác năm 2006 là 643.970 ha . Năng suất trung bình năm 2005 là 14,99 tấn/ha với tổng sản lượng vượt 9,655 triệu tấn. Với khối lượng này, sản lượng cao hơn làm tăng mức tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam cũng như xuất khẩu một số loại rau chủ lực. Sản phảm rau đóng góp 60% tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả và cây cảnh trung bình trong 5 năm (2000-2004) là 224,4 triệu USD và mục...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " GAP CHO SẢN XUẤT CÀ CHUA VÀ DƯA CHUỘT TẠI VIỆT NAM "

  1. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) GAP CHO SẢN XUẤT CÀ CHUA VÀ DƯA CHUỘT TẠI VIỆT NAM Trần Khắc Thi1, Phạm Mỹ Linh1, Ngô Thị Hạnh1 Robert Spooner Hart2 , Oleg Nicetic2 I. MỞ ĐẦU Trong thập kỷ qua, sản xuất rau của Việt Nam có mức tăng trưởng khá cao khoảng 30% với diện tích canh tác năm 2006 là 643.970 ha . Năng suất trung bình năm 2005 là 14,99 tấn/ha với tổng sản lượng vượt 9,655 triệu tấn. Với khối lượng này, sản lượng cao hơn làm tăng mức tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam cũng như xuất khẩu một số loại rau chủ lực. Sản phảm rau đóng góp 60% tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả và cây cảnh trung bình trong 5 năm (2000-2004) là 224,4 triệu USD và mục tiêu đến 2010 sẽ đạt 690 triệu USD. Cà chua, dưa chuột và cây họ bầu bí khác là những sản phẩm rau xuất khẩu ổn định nhất. Cà chua có thể được trồng 9 tháng trong năm và mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng lúa (30 triệu đồng/ha với trồng cà chua và 15 triệu đồng cho trồng lúa), qua đó đưa sản xuất cà chua thành sự lựa chọn phổ biến nhất của nông dân. Mặc dù sản xuất rau của Việt Nam có những thành công lớn và liên tục trong những năm qua, nhưng sản xuất rau vẫn còn đang phải đổi mặt với nhiều vấn đề, đặc biệt là sản xuất hạt giống, cây giống và rau an toàn có chất lượng. Mỗi năm ở Việt Nam sử dụng hết khoảng 8000 tấn hạt giống rau . Hơn một nửa trong số này được nhập khẩu, 41% do người dân tự sản xuất và chỉ có 7% là do các công ty giống trong nước cung cấp. Hạt giống do người dân tự sản xuất nói chung có chất lượng kém, do vậy cho năng suất thấp, còn hạt giống nhập khẩu làm tổn thất cho nền kinh tế của Việt Nam hàng triệu đô la. Cây giống sản xuất trong vườn ươm hoặc do người dân tự sản xuất sử dụng công nghệ rất đơn giản với chi phí lao động cao, điều này càng làm cho năng suất và hiệu quả sản xuất thấp hơn. Với nhu cầu sản xuất rau tăng nhanh, thì những lo ngại về sự an toàn của sản phẩm rau cũng ngày càng tăng, đặc biệt là việc sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật (10 -12 lần/ vụ trồng) và phân bón cho một diện tích trồng rau nhỏ, đặc biệt là ở vùng ngoại ô, nơi đang có gắng để thúc đẩy sản xuất tăng sản lượng rau. Việc thiếu các giống kháng sâu bệnh đã làm cho vấn đề này càng đáng lo ngại . Những nghiên cứu gần đây cho thấy ở Hà Nội 9% các mẫu rau vượt quá ngưỡng cho phép về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 5-10 lần và 7% mẫu rau phân tích có dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng. Và kết quả là hàng năm có hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải rau có dư luợng thuốc bảo vệ thực vật cao (MALICA, 2003). Bên cạnh đó, việc sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật cũng là nguyên nhân làm gia tăng sâu bệnh hại vì nó làm hủy diệt nguồn thiên địch tự nhiên và phát triển những loài có khả năng kháng thuốc. Quy trình nông nghiệp tiên tiến (GAP), cùng với kết quả của một số dự án quốc tế mà đặc biệt là dự án CARD 004/04VIE “ Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn dạng công nghệ cao và tăng cường năng lực về kiểm tra chất lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành sản xuất rau của Việt Nam", dự án ACIAR CS2/1998/078 “ Phòng trừ bọ phấn – một loài côn trùng – một vecto truyền bệnh Virus ở châu Á (pha 2) và pha III của dự án Viện Nghiên cứu rau quả, Hà Nội 1 Trường Đại học Tây, Sydney 2 1
  2. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) phòng trừ tổng hợp bọ phấn vùng nhiệt đới được điều phối bởi trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT) tại Columbia, cung cấp những cơ sở vững chắc để sản xuất hạt giống, cây giống sẽ tăng cường năng lực sản xuất rau an toàn chất lượng cao. Bài viết này trình bày 1 phần kết quả bước đầu của dự án CARD025/06VIE: “Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam” được thực hiện trong giai đoạn 2007-2009 với mục tiêu như sau: Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, tiến hành xây dựng các mô hình sản xuất cà chua, dưa chuột (hạt giống và cây giống) có khả năng chống chịu tốt với bệnh xoăn vàng lá do virus, phấn trắng, sương mai, kết hợp với các phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Tổ chức sản xuất hạt của những giống này nhằm phát triển rộng ngoài sản xuất theo nguyên tắc GAP. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 2.1. Điều tra sản xuất cây con cà chua và dưa chuột được tiến hành tại 3 vùng: - Đồng bằng sông Hồng: Hưng Yên, Vĩnh Phúc - Duyên hải miền Trung: Quảng Nam, Đà Nẵng - Cao nguyên Nam Trung bộ: Lâm Đồng Nội dung điều tra: Thực trạng sản xuất, quy trình kỹ thuật, thị trường tiêu thụ.... Phương pháp điều tra: phát phiếu điều tra cho các hộ sản xuất và cơ quan quản lý nhà nước mỗi điểm 15 phiếu theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA) 2.2. Thử nghiệm giống cà chua và dưa chuột: Thí nghiệm được tiến hành tại 3 vùng: Viện Nghiên cứu Rau quả (FAVRI) - Đồng bằng sông Hồng Trường Đại học Nông lâm Huế (HUAF)- Duyên hải miền Trung Trung tâm Nghiên cứu khoai tây Rau hoa Đà Lạt (PVFC) Vật liệu gồm: 13 dòng lai cà chua nhận từ Trung tâm Rau Thế giới (AVRDC) và 16 dòng lai dưa chuột từ FAVRI, công ty nước ngoài và công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam (SSC) Phương pháp: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) nhắc lại 3 lần. Các chỉ tiêu theo dõi: - Đặc điểm sinh trưởng, phát triển. - Đặc điểm ra hoa đậu quả. - Tình hình sâu bệnh hại. - Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất (tấn/ha). - Đặc điểm hình thái và chất lượng quả 2.3. Hội thảo xây dựng các nguyên tắc GAP cho sản xuất cà chua và dưa chuột Hội thảo được tiến hành tại Hà Nội tháng 12 năm 2007 gồm 42 đại biểu từ các cơ quan quản lý, viện Nghiên cứu, trường Đại học và người sản xuất. 2
  3. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) 2.4. Tập huấn đào tạo tiểu giáo viên (TOT) và tổ chức hội thảo ngành sản xuất hạt giống và cây giống cà chua, dưa chuột Đã triển khai 2 lớp tập huấn TOT (tháng 4 và tháng 6 năm 2008) tại Hà Nội và Đà Lạt với 40 đại biểu là các cán bộ của các chi cục BVTV từ các tỉnh được chọn trong dự án. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả điều tra sản xuất cà chua và dưa chuột Bảng 1. Kết quả điều tra sản xuất cà chua và dưa chuột TT Thời gian Nội dung Địa điểm thực Cơ quan thực hiện thực hiện hiện 1 Tháng 6-7 Điều tra tình - Hưng Yên, Vĩnh Trường Đại học Tây Sydney năm 2007 hình sản xuất Phúc (WSU), Viện Nghiên cứu Rau hạt giống cà - Quảng Nam, Đà quả (FAVRI), Đại học Huế chua và dưa Nẵng (HUAF), Viện Khoa học NNMN chuột và thị - Thanh phố (IAS), Trung tâm Khoai tây, rau trường tiêu thụ HCM, Lâm Đồng. hoa Đà Lạt (PVFC), các phòng cà chua, dưa - Các chợ đầu NN&PTNT thuộc các sở chuột mối thuộc các NN&PTNT tại các tỉnh. vùng điều tra 2. Tháng 6 Điều tra nông - Hưng Yên, Vĩnh Trường Đại học Tây Sydney năm 2008 dân sản xuất cà Phúc (WSU), Viện Nghiên cứu Rau chua, dưa chuột - Quảng Nam, Đà quả (FAVRI), Cục BVTV Nẵng (PPD), các chi cục BVTV và - Thanh phố nông dân sẽ tham gia vào các lớp HCM, Lâm Đồng tập huấn trên đồng ruộng (FFS) thuộc các vùng điều tra Kết quả điều tra cho thấy: có sự khác biệt rất rõ giữa các vùng sản xuất cà chua và dưa chuột. Nếu như ở vùng duyên hải trung bộ (Quảng Nam, Đà Nẵng) việc sản xuất hạt giống và cây giống chỉ là do nông dân tự làm với quy mô rất nhỏ phục vụ cho nhu cầu về hạt giống và cây giống cho sản xuất của chính hộ gia đình mình với số lượng cây ít trong khoảng 500 đến vài nghìn cây giống. Sản xuất cây giống không có che chắn (nhà lưới), không không sử dụng phương pháp ghép mặc dù tại đây bệnh héo xanh vi khuẩn rất nghiêm trọng. Các giống cà chua gieo trồng phổ biến là giống địa phương ví dụ như giống BOM. Ở vùng đồng bằng sông Hồng có một số vùng sản xuất cây giống với quy mô trung bình (Văn Lâm – Hưng Yên và Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc) để cung cấp cho sản xuất trong vùng với số lượng từ vài trăm nghìn đến hàng triệu cây giống cà chua. Tại đây, sản xuất cây giống trong nhà vòm, nhà có mái che nhưng vẫn gieo hạt trực tiếp trên đất và không sử dụng phương pháp ghép. Sản xuất dưa chuột nói chung không qua giai đoạn vườn ươm. Các giống cà chua được sử dụng phổ biến là các giống lai F1 như VL2000, VL2004 và BM199. Tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng Cao nguyên Nam Trung bộ sản xuất cây giống với quy mô rất lớn, rất chuyên nghiệp. Số lượng cây giống sản xuất được từ 5-12 triệu cây cà chua giống/năm và các giống rau khác cũng được sản xuất qua vườn ươm. Tất cả các cơ sản xuất đều được tiến hành trong nhà lưới có sử dụng giá thể và khay bầu. Tại đây, hơn 40% cây giống cà chua được sử dụng cây ghép để chống bệnh héo xanh vi khuẩn. Giống cà chua được trồng phổ biến là giống Anna (Seminis). Cây giống cà chua được tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh và một số được cung cấp cho các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, với các vùng sản xuất với quy mô trung bình và lớn thì việc áp dụng các nguyên tắc GAP là chưa có. Các cơ sở sản xuất này đều chưa có các ghi chép về quá trình sản 3
  4. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) xuất, chưa quan tâm đến nguồn gốc của các yếu tố đầu vào như hạt giống, phân bón, thuốc BVTV... và đặc biệt là chưa tuân theo nguyên tắc việc sử dụng an toàn thuốc BVTV. Bên cạnh việc điều tra tình hình sản xuất, điều tra thị trường tiêu thụ sản phẩm cà chua và dưa chuột tại các chợ đầu mối và siêu thị - một trong những nội dung của dự án cũng đã được tiến hành. Kết quả cho thấy có 6 vấn đề: giống, nguồn, hình dạng, mùi vị, nhãn mác, khả năng bảo quản. Trong đó, khả năng bảo quản của cà chua là vấn đề quan trọng nhất với nhà bán buôn, tiếp theo là hình dạng và cuối cùng là sản phẩm an toàn. Đối với dưa chuột, quan trọng nhất là hình dạng bên ngoài, tiếp theo là giống và nguồn cung cấp. Tương tự như cà chua thì độ an toàn của sản phẩm là vấn đề được quan tâm cuối cùng. Thông thường cà chua được bán tại chợ với giá 4.000-5.000đ/kg, giá bán cao hơn trong những tháng 6 – tháng 8, dưa chuột được bán với giá thấp hơn cà chua, thường 2.000 – 2.500 đ/kg, tháng 8-9 là thời gian khan hiếm nên giá bán cao hơn. 3.2. Khảo nghiệm đánh giá các dòng, giống cà chua và dưa chuột tại các vùng của dự án Bảng 2. Các thí nghiệm khảo nghiệm giống cà chua dưa chuột tại các vùng Vụ trồng Cây trồng FAVRI HUAF PVFC IAS Dưa chuột x - - - Xuân hè 07 Cà chua - - - - Dưa chuột x x - - Đông 07 Cà chua x - - - Xuân hè 08 Dưa chuột x x - x Cà chua x x x - 10 thí nghiệm đánh giá giống cà chua và dưa chuột được thực hiên tại cả 3 vùng dự án. Riêng vùng cao nguyên Nam trung bộ, do đặc thù của thời tiết khí hậu cũng như tập quán canh tác tại vùng này không sản xuất dưa chuột, chính vì vậy mà cây dưa chuột đã được tiến hành tại Củ Chi – thành phồ Hồ Chí Minh do Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam thực hiện. Danh sách các giống cà chua dưa chuột tham gia các thí nghiệm đánh giá giống tại các vùng được trình bày trong bảng 3. Bảng 3. Danh sách các giống cà chua tham gia trong các thí nghiệm tại FAVRI, PVFC, HUAF STT Tên giống Nguồn gốc 1 AVRDC WVCT1 2 AVRDC WVCT2 3 AVRDC WVCT3 4 AVRDC WVCT4 5 AVRDC WVCT5 6 AVRDC WVCT6 7 AVRDC CLN2777F 8 AVRDC WVCT8 9 AVRDC WVCT9 4
  5. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Bảng 4. Danh sách các giống dưa chuột tham gia trong các thí nghiệm tại FAVRI, IAS, HUAF STT Tên giống Nguồn gốc 1 CV1 FAVRI 2 CV5 FAVRI 3 CV7 FAVRI 4 CV8 FAVRI 5 CV11 FAVRI 6 CV15 FAVRI 7 Ninja 179 FAVRI 8 Amata 765 FAVRI 9 Trangnong 20 FAVRI 10 Hung Thinh FAVRI Trong các thí nghiệm đánh giá giống tại các cơ quan tham gia dự án đều có các giống đối chứng - là những giống phổ biến trong sản xuất tại vùng đó. Các thí nghiệm đều đã đánh giá được giống cà chua, dưa chuột có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại, cho năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong vùng cũng như phù hợp với tập quán canh tác của vùng sản xuất. Những giống cà chua và dưa chuột có triển vọng tại các vùng sẽ được dùng để xây dựng mô hình để nông dân thực hành trên đồng ruộng có sự hướng dẫn tập huấn của các cán bộ dự án và cán bộ Chi cục BVTV tại các địa phương. 3.3. Hội thảo xây dựng nguyên tắc GAP cho sản xuất cà chua và dưa chuột TT Thời gian thực Nội dung Địa điểm thực Cơ quan thực hiện hiện hiện 1 3-5/12/ 2007 Hội thảo xây Hà Nội Viện Nghiên cứu Rau quả dựng nguyên (FAVRI), Đại học Huế tắc GAP cho (HUAF), Viện Khoa học sản xuất cà chua NNMN (IAS), Trung tâm và dưa chuột Khoai tây, rau hoa Đà lạt (PVFC), các phòng NN&PTNT thuộc các sở NN&PTNT tại các tỉnh. 2. 16-19/6/ 2008 Điều tra nông - Hưng Yên, Trường Đại học Tây Sydney dân sản xuất cà Vĩnh Phúc (WSU), Viện Nghiên cứu Rau chua, dưa chuột - Quảng Nam, quả (FAVRI), Cục BVTV Đà Nẵng (PPD), các chi cục BVTV và - TP.HCM, Lâm nông dân sẽ tham gia vào các Đồng lớp tập huấn trên đồng ruộng (FFS) thuộc các vùng điều tra Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của 42 đại biểu đến từ các cơ quan tham gia dự án và các cơ quan chức năng như Bộ NN&PTNT, Viện KHNNVN với 11 bài báo cáo tham luận có liên quan đến mục tiêu và nội dung của hội thảo. Sau các báo cáo tham luận là các chủ đề để thảo luận. Hội thảo gồm 3 chủ đề chính: 5
  6. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) - Chủ đề 1. Dựa vào đâu để xây dựng GAP cho sản xuất cà chua và dưa chuột (trong đó bao gồm cả GAP cho sản xuất hạt giống và cây giống) - có thể là ASEANGAP, FRESHCARE, GLOBALGAP, ...). Các đại biểu trong hội thảo được chia làm 4 nhóm để thảo luận. Các câu hỏi thảo luận như: + Tại sao phải xây dựng GAP? + Xây dựng GAP để làm gì? + Xây dựng GAP dựa trên khung nào? (ASEANGAP, FRESHCARE, GLOBALGAP, ...) - Chủ đề 2. Sự khác nhau giữa GAP cho sản xuất hạt giống và cây giống cà chua, dưa chuột so với GAP cho sản xuất cà chua dưa chuột Cũng với các nhóm đã chia, toàn thể đại biểu của các nhóm tập trung thảo luận các câu hỏi: + Sự khác nhau giữa các quy trình sản xuất hạt giống, cây giống và sản xuất thương phẩm cà chua và dưa chuột? + Những sự khác nhau nào mà chúng ta không có thông tin? - Chủ đề 3. Viết cẩm nang GAP như thế nào? Các thảo luận tập trung xây dựng khung của cẩm nang GAP cho sản xuất cà chua và dưa chuột. Cuối cùng là phân công trách nhiệm chuẩn bị tài liệu và viết cẩm nang GAP. 3.4. Đào tạo tiểu giáo viên và tổ chức hội thảo ngành sản xuất cà chua dưa chuột an toàn. Tháng 4 năm 2008 lớp đào tạo tiểu giáo viên đầu tiên của dự án được tổ chức tại Viện Nghiên cứu Rau quả với sự tham dự của 30 học viên là các cán bộ chi cục BVTV đến từ 9 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung. Những cán bộ này sau khi tham dự lớp đào tạo sẽ là những người tổ chức huấn luyện nông dân trên đồng ruộng (FFS- Farmer Field School) trong vụ đông năm 2008. Tháng 6 năm 2008, tại Đà Lạt – Lâm Đồng một lớp đào tạo tiểu giáo viện tương tự như tại Hà Nội cũng được tiến hành với sự tham gia của 10 các cán bộ chi cục BVTV thuộc các tỉnh như Thành phố HCM, Lâm Đồng, Đắk Lắc. Như chúng ta đã biết, sản xuất rau an toàn, sản xuất cây giống, phương pháp ghép và các thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và đào tạo tiểu giáo viên để xây dựng chương trình cho tập huấn nông dân (FFS). Hội thảo ngành sản xuất cà chua dưa chuột an toàn đầu tiên đã được tổ chức tại Lâm Đồng với sự tham dự của 30 đại biểu. Trong hội thảo, hầu hết những người tham dự là những người sản xuất cây giống tốt nhất ở Lâm Đồng. Các báo cáo tham luận trình bày những khó khăn thuận lợi của ngành sản xuất rau an toàn, hướng giải quyết những khó khăn và cách phát huy những thuận lợi của ngành sản xuất rau nói chung và sản xuất cà chua dưa chuột nói riêng. Những kỹ thuật tốt nhất cho sản xuất cây giống cà chua bao gồm cả phương pháp ghép cũng được trình bày. 3.5. Điều tra nông dân sản xuất cà chua, dưa chuột trước khi tiến hành xây dựng mô hình GAP-FFS Tháng 6 năm 2008 với sự tham gia của Cục BVTV, các cán bộ của Viện Nghiên cứu Rau quả cùng với các chuyên gia của trường Đại học Tây Sydney đã tiến hành điều tra nông dân của 4 tỉnh Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Đà Nẵng để chuẩn bị cho việc xây dựng các mô hình FFS. Mỗi tỉnh tiến hành điều tra 10 nông dân theo phương pháp điều tra nhanh có sự tham gia của nông dân (PRA) Qua điều tra thực tế đoàn cán bộ dự án cùng cá bộ chi 6
  7. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) cục BVTV các tỉnh đã thống nhất các tỉnh chỉ tiến hành FFS với cây cà chua hoặc cây dưa chuột, có tỉnh tiến hành với cả 2 đối tượng cây cà chua và cây dưa chuột. Với cây cà chua, các tỉnh thuộc duyên hải miền Trung như Quảng Nam, Đà Nẵng chúng tôi quyết định để nông dân thực hiện các thí nghiệm so sánh sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu bệnh hại từ đất (héo xanh vi khuẩn) và năng suất của cà chua ghép lên gốc cà chua và cà chua không ghép. Với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, ngoài những khó khăn về bệnh hại từ đất thì sản xuất cà chua còn gặp khó khăn đó là ngập lụt nhiều nên chúng tôi sẽ tiến hành với cà chua ghép lên gốc cà tím. Nông dân sẽ tham gia vào thí nghiệm theo dõi sự khác nhau về năng suất, sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu giữa cà chua ghép lên cà tím và cà chua không ghép. IV. KẾT LUẬN Để có đủ những căn cứ xác thực cho việc xây dựng cẩm nang GAP, các nội dung trong dự án đã được thực hiện và sơ bộ có một số kết luận như sau: 1. Nông dân sản xuất cà chua, dưa chuột, của Việt Nam chưa có khái niệm về sản xuất theo nguyên tắc GAP 2. Qua các thí nghiệm đánh giá giống đã xác định được giống cà chua, dưa chuột sinh trưởng tốt, năng suất, chất lượng cao và chống chịu bệnh hại. Việc sử dụng giống chống chịu bệnh là một trong những nguyên tắc quan trọng của sản xuất theo GAP, nhận biết và cách phòng trừ các loại sâu bệnh hại chính. 3. Theo kết luận của hội thảo GAP vào tháng 12 năm 2007, nhóm cán bộ thực hiện dự án quyết định sử dụng khung GlobalGAP để xây dựng sổ tay hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt cho sản xuất cà chua, dưa chuột bao gồm cả sản xuất hạt giống và cây giống là Global GAP. Tuy nhiên, tháng 1 năm 2008 Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành VietGAP, chúng tôi đã đồng ý chấp nhận áp dụng VietGAP, vì cà chua và dưa chuột cũng được sản xuất tại địa phương và tiêu dùng nội địa, không xuất khẩu cho các nước châu Âu, và như vậy nó phù hợp với điều kiện sản xuất và trình độ của nông dân Việt Nam 4. Cần thiết phải xây dựng GAP cho sản xuất cà chua và dưa chuột dựa trên các tiêu chuẩn ngành cho sản xuất cây giống, rau ăn quả an toàn. Ngoài ra, chúng tôi cũng dựa vào các mẫu sổ tay ghi chép của VietGAP. Chúng tôi tin chắc rằng, các lớp huấn luyện nông dân trên đồng ruộng FFS, nông dân Việt Nam sẽ thay đổi tập quán cũ và tiếp cận các nguyên tắc của GAP, lưu giữ sổ sách và sử dụng thuốc BVTV an toàn. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2