Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ PHÁT TRIỂN CÁC BIỆN PHÁP THỰC HÀNH QUẢN LÝ NUÔI TỐT HƠN (BMPs) CHO CÁC TRANG TRẠI NUÔI TÔM THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH KHU VỰC NAM BỘ "
lượt xem 14
download
“Phát triển các biện pháp thực hành quản lý nuôi tốt hơn (BMPs) cho các trang trại nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh khu vực Nam Bộ”, với mục đích “Áp dụng BMPs hướng đến việc cải thiện sản lượng, cải thiện độ an toàn về chất lượng và bảo vệ môi trường để việc nuôi tôm có thể đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước” và mục tiêu cụ thể là: (1) giảm thiểu các rủi ro về dịch bệnh và cải thiện sản lượng cho các trang trại nuôi tôm; (2) nâng cao trình độ quản lý...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ PHÁT TRIỂN CÁC BIỆN PHÁP THỰC HÀNH QUẢN LÝ NUÔI TỐT HƠN (BMPs) CHO CÁC TRANG TRẠI NUÔI TÔM THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH KHU VỰC NAM BỘ "
- MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ PHÁT TRIỂN CÁC BIỆN PHÁP THỰC HÀNH QUẢN LÝ NUÔI TỐT HƠN (BMPs) CHO CÁC TRANG TRẠI NUÔI TÔM THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH KHU VỰC NAM BỘ Đoàn Văn Bảy1, Phan Thanh Lâm1, Trình Trung Phi1, TS. Nguyễn Văn Hảo1 GS TS. Patrick Sorgeloos2 TÓM TẮT “Phát triển các biện pháp thực hành quản lý nuôi tốt hơn (BMPs) cho các trang trại nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh khu vực Nam Bộ”, với mục đích “Áp dụng BMPs hướng đến việc cải thiện sản lượng, cải thiện độ an toàn về chất lượng và bảo vệ môi trường để việc nuôi tôm có thể đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước” và mục tiêu cụ thể là: (1) giảm thiểu các rủi ro về dịch bệnh và cải thiện sản lượng cho các trang trại nuôi tôm; (2) nâng cao trình độ quản lý của trang trại để có sản lượng bền vững và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường; và (3) sản xuất ra các sản phẩm tôm có chất lượng tốt hơn, được xã hội chấp nhận, thân thiện với môi trường và có hiệu quả về mặt kinh tế. Dự án được triển khai trong thời gian 3 năm (2008-2010), được thực bởi Viện NC NTTS 2 và Đại học Ghent. Để đưa ra được một qui phạm BMPs có tính khả thi cao và đáp ứng được mục tiêu đề ra, dự án được triển khai theo 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn 1 (10/2007-08/2008): tiền thực hiện (lựa chọn các trang trại thực hiện thí điểm, xây dựng bản phác thảo BMPs); (2) Giai đoạn 2 (09/2008-12/2009): triển khai thực hiện thí điểm (triển khai thí điểm ở các trang trại, giám sát–đánh giá–điều chỉnh); và Giai đoạn 3 (01/2010- 12/2010): hậu dự án (hoàn thiện bản qui phạm BMPs, in ấn phổ biến qui phạm). Dự án này cũng được xem là một mô hình có thể áp dụng cho các đối tượng nuôi khác. Từ khóa: Thực hành quản lý nuôi tốt hơn, nuôi tôm sú thâm canh, nuôi tôm sú bán thâm canh I. MỞ ĐẦU Việt Nam có chiều dài bờ biển trên 3.200 km với đặc điểm kiến tạo địa hình, khí hậu, nguồn nước và chế độ thủy văn,… đặc biệt là ở vùng bãi triều – đồng bằng châu thổ, được đánh giá là có tiềm năng lớn đối với nuôi thủy sản nước lợ, trong đó con tôm nước lợ được chọn là thủy sản nuôi chủ lực. Tính đến năm 2007, tổng sản lượng NTTS đạt 2,10 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 3,75 triệu USD (thuộc 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu thủy sản), gấp 250 lần năm 1981. Trong đó riêng tôm nuôi đã đạt 355.000 tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,51 triệu USD (Dung, 2008). Như vậy, tôm nuôi nước lợ đã đột phá khá thành công và đi vào lịch sử ngành thủy sản Việt Nam với kết quả đáng trân trọng, bởi chỉ sau 7 năm (2000 – 2007) chuyển đổi loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ, tôm nuôi nước lợ đã vươn lên giữ vị trí quan trọng số 1 trong ngành thủy sản Việt Nam cả về quy mô sản xuất – kinh doanh và sử dụng khai thác hiệu quả tài nguyên đất – nước – lao động cũng như huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển nuôi – chế biến – dịch vụ nuôi tôm nước lợ đem 1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (RIA II) 2 Đại học Ghent, Vương Quốc Bỉ 1
- lại hiệu quả khá cao (Phi et al, 2007). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu – kết quả đã đạt được trong phát triển tôm nuôi nước lợ đến năm 2007, trên thực tế vẫn còn không ít các tồn tại, yếu kém và phát sinh như: (1) Nuôi tôm nước lợ phát triển thiếu bền vững và tỷ lệ rủi ro dẫn đến thất bại còn khá cao; (2) Nuôi tôm nước lợ đã và đang là đối tượng chính gây ô nhiễm môi trường đất – nước; (3) Kết quả đã đạt được (năng suất – sản lượng, chất lượng và giá trị sản lượng – kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ) còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; (4) Năng suất tôm nước lợ trong cùng một phương thức nuôi (thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến) ở cùng một vùng sinh thái còn có khoảng cách khá lớn giữa các hộ, trang trại và các địa phương; (5) Những giải pháp nhằm gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả nuôi tôm nước lợ trong thực tế còn kém hiệu lực; (6) Việc gắn kết giữa 4 khâu: sản xuất – thu mua – chế biến – tiêu thụ tôm nước lợ chưa thật chặt chẽ, đã làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nhất là sản phẩm tôm xuất khẩu; và (7) Vấn đề đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm tôm nước lợ vẫn còn những bất cập. Những tồn tại trên rất cần được làm rõ và có hướng giải quyết thỏa đáng để tôm nuôi nước lợ phát triển bền vững. Đồng thời, triển khai Nghị quyết lần thứ 4 BCH Trung ương khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, đòi hỏi cần phải tổng kết – đánh giá một cách khoa học và thực tiễn đối với kết quả tôm nuôi nước lợ đến năm 2007; từ đó tiến hành quy hoạch ngành hàng tôm nuôi nước lợ đến 2015 và định hướng đến năm 2020 trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được, tiềm năng, lợi thế và nhanh chóng khắc phục các tồn tại để tiếp tục phát triển bền vững, đưa tôm nuôi nước lợ thành hàng hóa xuất khẩu chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao của thủy sản Việt Nam. Thực hiện việc xây dựng và triển khai áp dụng các biện pháp thực hành quản lý nuôi tốt hơn (BMPs) cho các nhóm trang trại nuôi tôm đặc biệt đối với qui mô thâm canh và bán thâm canh là một trong các giải pháp nhằm giải quyết một phần những vấn đề nêu trên và góp phần thực hiện mục tiêu qui hoạch phát triển ngành nuôi tôm nước lợ. “Phát triển các biện pháp thực hành quản lý nuôi tốt hơn (BMPs) cho các trang trại nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh khu vực Nam Bộ” nhằm “Áp dụng BMPs hướng đến việc cải thiện sản lượng, cải thiện độ an toàn về chất lượng và bảo vệ môi trường để việc nuôi tôm có thể đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước”, với các mục tiêu cụ thể: - Giảm thiểu các rủi ro về dịch bệnh và cải thiện sản lượng cho các trang trại nuôi tôm sú. - Nâng cao trình độ quản lý của trang trại để có sản lượng bền vững và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. 2
- - Sản xuất ra các sản phẩm tôm có chất lượng tốt hơn, được xã hội chấp nhận, thân thiện với môi trường và có hiệu quả về mặt kinh tế. II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Các trang trại nuôi tôm sú tham gia và thời gian thực hiện bản hướng dẫn “Qui phạm thực hành quản lý nuôi tốt hơn (BMPs) cho các trang trại nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh”: - Trang trại nuôi tôm sú công nghiệp: 05 trang trại ở Sóc Trăng, 02 trang trại ở Bạc Liêu, 02 trang trại ở Vũng Tàu, và 01 trang trại ở Bến Tre. Qui mô trang trại từ 10 ha đến 300 ha. - Trại sản xuất giống tôm sú: 01 trại sản xuất ở Bạc Liêu và 01 trại sản xuất ở Vũng Tàu. Qui mô trại sản xuất từ 30 đến 50 bể. - Thời gian thực hiện gồm 03 giai đoạn: 1- Từ 10/2007 đến 08/2009, 2- Từ 9/2009 đến 12/2009 và 3- Từ 01/2010 đến 12/2010. 2. Các bước tiến hành thực hiện bản hướng dẫn: Giai đoạn 1: (10/2007 đến 08/2008) 1) Tổ chức đưa các trang trại nuôi tôm sú tham gia thí điểm đi tham quan học hỏi mô hình BMPs (Better Management Practices) đã xây dựng thành công tại Ấn Độ và Thái Lan. 2) Lựa chọn các trang trại, trại sản xuất giống tôm sú tham gia dự án. 3) Xây dựng phác thảo bản hướng dẫn qui phạm BMPs. 4) Tổ chức hội thảo với các trang trại, nhà tài trợ, cơ quan quản lý và cơ quan nghiên cứu liên quan để hoàn chỉnh bản dự thảo BMPs. Giai đoạn 2: (9/2008 đến 12/2009) 1) Triển khai áp dụng thí điểm tại các trang trại tham gia dự án, công việc cụ thể: - Tập huấn về bản qui phạm BMPs đến các trang trại, với thành phần tham gia là các chủ trang trại và các cán bộ kỹ thuật chính. - Tổ chức lại các đơn nguyên sản xuất của trang trại đảm bảo tính khoa học và hợp lý nhất. - Tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật ở phạm vi trang trại. - Hướng dẫn biểu mẫu và phương pháp ghi chép các thông tin cần thiết để làm hồ sơ truy xuất nguồn gốc cũng như giải quyết các sự cố xảy ra trong trang trại thông qua các nguồn dữ liệu này. 2) Xúc tiến liên kết giữa các nhà cung cấp thức ăn, hóa chất với các trang trại thông qua các hợp đồng kinh tế để đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra an toàn và hiệu quả kinh tế. 3) Các trang trại sản xuất và nuôi thương phẩm sẽ chủ động và tự giác áp dụng theo bản qui phạm BMPs đã được thống nhất. 3
- 4) Tiến hành các hoạt động giám sát, đánh giá và hiệu chỉnh: định kỳ tiến hành công tác hỗ trợ kỹ thuật, giám sát và đánh giá, sơ kết để có những ghi nhận điều chỉnh và bổ sung để hoàn chỉnh dần bản qui phạm theo phương châm vừa làm vừa học. 5) Xúc tiến các hoạt động liên kết với các nhà chế biến, xuất nhập khẩu để đảm bảo thị trường đầu ra đối với sản phẩm. Giai đoạn 3: 01/2010 đến 12/2010 1) Hoàn thiện bản qui phạm BMPs. 2) Chuẩn bị và in ấn các tài liệu khuyến ngư liên quan để phân phát. 3) Hội thảo mở rộng để công bố việc thực hiện mô hình và kế hoạch triển khai mở rộng. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Xây dựng bản qui phạm BMPs 1.1. Giai đoạn 1: (10/2007 đến 08/2008) - Tổ chức đi tham quan mô hình BMPs: Cuối năm 2007, Dự án đã tổ chức đưa một số trang trại nuôi tôm sú qui mô lớn (bao gồm trang trại nuôi thương phẩm và trang trại sản xuất giống) đi tham quan học hỏi mô hình BMPs (Better Management Practices) đã xây dựng thành công tại Ấn Độ và Thái Lan. - Xây dựng bản dự thảo qui phạm BMPs: Từ tháng 12/2007 – 2/2008, căn cứ vào kinh nghiệm học hỏi từ chuyến tham quan mô hình BMPs ở Ấn Độ và Thái Lan, đồng thời kết hợp với các tài liệu thu thập liên quan và kinh nghiệm từ thực tiễn nghiên cứu và sản xuất, nhóm CB dự án đã xây dựng xong bản phác thảo qui phạm BMPs. - Tổ chức hội thảo bước đầu hoàn chỉnh qui phạm BMPs: Cuối tháng 2/2008, hội thảo lần thứ 1 với mục tiêu: trình bày bản phác thảo qui phạm BMPs và xin ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh, đã được thực hiện với sự tham gia các trang trại, nhà tài trợ, cơ quan quản lý và cơ quan nghiên cứu liên quan. Hội thảo này cũng đã thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ ích và góp phần rất lớn để nhóm CB dự án hoàn chỉnh bản dự thảo BMPs đề ra. - Tổ chức hội thảo hoàn chỉnh qui phạm BMPs: - Tiếp thu những ý kiến đóng góp của Hội thảo lần 1. Nhóm CB dự án đã hoàn chỉnh một lần nữa bản qui phạm BMPs trong thời gian tháng 3, 4/2008. Đầu tháng 5/2008, Hội thảo lần 2 được tổ chức tại Viện NC NTTS 2, với mục tiêu: thu thập để hoàn chỉnh lần cuối bản dự thảo BMPs (bản qui phạm này đã có những điều chỉnh từ Hội thảo lần 1) và thảo luận thêm về kế hoạch hoạt động trong năm 2008. Từ tháng 5- 8/2008, nhóm CB dự án đã hoàn chỉnh xong bản hướng dẫn qui phạm BMPs. 1.2. Giai đoạn 2: (9/2008 đến 12/2009) - Tập huấn về bản qui phạm BMPs đến các trang trại: Tháng 9, 10/2008 đã tiến hành tập huấn/phổ biến bản qui phạm đến các trang trại tham gia dự án: 4
- + Tháng 9/2008: đã tổ chức tại Sóc Trăng cho các trang trại tham gia dự án thuộc tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng. + Tháng 10/2008: đã tổ chức tại Bến Tre cho các trang trại tham gia dự án thuộc tỉnh Bến Tre và Bà Rịa - Vũng Tàu. - Giám sát, đánh giá và hiệu chỉnh: Ngày 31/10/2008, Dự án đã tổ chức hội thảo sơ kết hoạt động 2008 tại Trang trại nuôi thuộc Cty TNHH Thủy sản Ngân Long, Thị xã Bà Rịa – Vũng tàu, nhằm định kỳ đánh giá, sơ kết hoạt động dự án trong năm 2008 và xây dựng kế hoạch hoạt động 2009. Đến dự hội thảo có sự tham gia của đại diện Đại học Ghent, Công ty Inve, Công ty Văn Minh AB, Trung tâm khuyến ngư Trung ương và các sở NN-PTNT tỉnh Bà rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bạc Liêu. - Công tác tuyên truyền, thông tin dự án: Thông tin về dự án đã được đăng trên Bản tin Quý 2/2008 của Viện NC NTTS2. Tham dự hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin RFID vào quá trình theo dõi giám sát và truy xuất sản phẩm tôm, tổ chức ở Quảng Ninh (T8/2008). 1.3. Gian đoạn 3: Sẽ thực hiện đến cuối 2010 2. Nội dung bản qui phạm BMPs 2.1. Các biện pháp thực hành quản lý nuôi tốt hơn (BMPs) đối với các vấn đề liên quan đến kỹ thuật trong trang trại: Để đạt được mục tiêu đề ra các biện pháp nuôi tốt hơn (chủ yếu là các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật nhất thiết phải được thực hiện tại các trang trại) đã được thảo luận, thống nhất và hình thành. Trong quá trình triển khai, các trang trại sẽ tuân thủ các các yêu cầu đề ra và chủ động áp dụng thực hiện, điều chỉnh các hoạt động chung của trang trại theo bản hướng dẫn đề ra. Những tiêu chuẩn/yêu cầu nào không phù hợp sẽ được ghi nhận thông qua quá trình giám sát định kỳ, và sẽ được thống nhất điều chỉnh trong các đợt sơ kết định kỳ. Các biện pháp nuôi tốt liên quan đến các vấn đề kỹ thuật được đề cập trong qui phạm BMPs này gồm có các nội dung chính được đề cập ở dưới, trong mỗi yêu cầu kỹ thuật thực hiện sẽ được chi tiết hóa bằng những tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể. Các nội dung chính/yêu cầu kỹ thuật chính được thống nhất cho nhóm các trại sản xuất giống tôm sú và trang trại nuôi tôm sú thương phẩm gồm có: 2.1.1. Các biện pháp liên quan đến kỹ thuật đối với các trại sản xuất giống tôm sú: 1) Yêu cầu lựa chọn điểm xây dựng trang trại sản xuất. 2) Yêu cầu về thiết kế và xây dựng trang trại sản xuất giống. 3) Yêu cầu đối với quản lý nước đầu vào. 4) Yêu cầu trong quản lý chăm sóc tôm bố mẹ. 5) Yêu cầu đối với kỹ thuật cho đẻ và thu ấu trùng Nauplius. 5
- 6) Yêu cầu đối với quản lý sức khỏe ấu trùng. 7) Yêu cầu đối với quản lý thức ăn cho ấu trùng. 8) Yêu cầu đối với quản lý thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học. 9) Yêu cầu đối với phương pháp xuất và vận chuyển Postlarvae. 10) Yêu cầu đối với quản lý nước thải và chất thải. 11) Yêu cầu đối với quản lý vệ sinh khử trùng cơ sở. 2.1.2 Các biện pháp liên quan đến kỹ thuật đối với các trang trại nuôi tôm sú thương phẩm: 1) Yêu cầu lựa chọn điểm xây dựng trang trại. 2) Yêu cầu về thiết kế và xây dựng trang trại nuôi. 3) Yêu cầu đối với việc chuẩn bị ao nuôi và mùa vụ thả nuôi. 4) Yêu cầu trong việc lựa chọn con giống và kỹ thuật thả giống. 5) Yêu cầu quản lý thức ăn tôm nuôi. 6) Yêu cầu đối với quản lý thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học. 7) Yêu cầu đối với quản lý ao nuôi. 8) Yêu cầu đối với quản lý sức khỏe tôm nuôi. 9) Yêu cầu đối với quản lý nước thải và chất thải. 10) Yêu cầu đối với thu hoạch và bảo quản sản phẩm. 2.2. Các biện pháp thực hành quản lý nuôi tốt hơn (BMPs) đối với các vấn đề liên quan đến việc tổ chức sản xuất trong trang trại và liên kết với cộng đồng: 1) Yêu cầu về quản lý và tổ chức sản xuất trong trang trại. Việc sắp xếp lại các đơn nguyên/đơn vị sản xuất và tổ chức là hết sức cần thiết. Vì vậy, các tiêu chuẩn và yêu cầu trong việc sắp xếp lại các đơn nguyên và tổ chức sản xuất trong trại sản xuất giống và trang trại nuôi thương phẩm chủ yếu là: (1) Yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất của trang trại; (2) Yêu cầu đối với trang thiết bị, bảo trì và quản trị trong trang trại; (3) Yêu cầu đối với việc sắp xếp hàng hóa trong kho chứa hàng; (4) Yêu cầu đối với quản lý hồ sơ ghi chép; và (5) Yêu cầu đối với việc quản lý nhân viên. 2) Yêu cầu đối với việc liên kết với cộng đồng địa phương. Hoạt động nuôi trồng thủy sản của trang trại sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương xung quanh ở nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy các trang trại, trại sản xuất cần phải quan tâm đến việc quản lý những ảnh hưởng/tác động này, phải có kế hoạch và chương trình liên kết/hoạt động hỗ trợ để cộng đồng địa phương trở thành một đối tác hỗ trợ trang trại trong quá trình sản suất. Trong qui phạm BMPs cũng đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với các trang trại trong việc liên kết với cộng đồng. 6
- 2.3. Các biện pháp thực hành quản lý nuôi tốt hơn (BMPs) đối với các vấn đề liên quan đến việc liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ của trang trại: Việc phát triển nuôi các đối tượng thủy sản nói chung và nuôi tôm sú nói riêng thì vấn đề sử dụng các sản phẩm thuốc, hóa chất và thức ăn trong suốt quá trình nuôi là một vấn đề rất quan trọng mà chúng ta cần phải quan tâm. Mặt khác, với yêu cầu sản phẩm đạt chất lượng ngày càng cao và khắt khe của thị trường, đòi hỏi người sản xuất phải tạo ra sản phẩm với chất lượng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Do vậy, để tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng đáp ứng theo nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm thì cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các trại sản xuất giống và trang trại nuôi tôm thương phẩm với các nhà cung cấp dịch vụ (thuốc/hóa chất thú y thủy sản và thức ăn) thông qua các hợp đồng kinh tế lâu dài. Sự liên kết giữa các trang trại và nhà cung cấp dịch vụ nhằm mục đích mang lại sự đa dạng về lợi nhuận, sản phẩm tạo ra đảm bảo về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời hoạt động sản xuất đi theo hướng thân thiện với môi trường và có trách nhiệm với cộng đồng. Trong qui phạm BMPs cũng đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với việc hợp tác của trang trại với các đối tác là các nhà cung cấp dịch vụ, cụ thể: 1) Yêu cầu chung đối với việc hợp tác của các bên liên quan: đề cập đến các yêu cầu đối với các bên liên quan trong việc hợp tác: (1) Yêu cầu đối với phía trại sản xuất giống và trang trại nuôi thương phẩm; và (2) Yêu cầu đối với phía các nhà cung cấp dịch vụ. 2) Yêu cầu đối với các thủ tục ký kết hợp đồng: các yêu cầu đối với các bên liên quan trong việc hợp tác: (1) Yêu cầu về sản phẩm trong sự hợp tác; (2) Yêu cầu về việc vận chuyển/lưu giữ hàng hóa; (3) Yêu cầu đối với việc ghi chép/lưu trữ hồ sơ sản phẩm giao dịch; (4) Yêu cầu đối với các văn bản ký kết hợp tác; và (5) Các thủ tục khiếu nại/phản hồi. IV. KẾT LUẬN Bản hướng dẫn BMPs được xây dựng với sự hợp tác của các bên liên quan (đặc biệt với sự tham gia của các trang trại thí điểm) sẽ có tính thực tế và khả thi cao. Việc áp dụng qui phạm BMPs sẽ chỉ hiệu quả khi công tác giám sát và hỗ trợ được thực hiện tốt và chặt chẽ. BMPs có thể được xem là một biện pháp tốt cần thực hiện đồng bộ để đảm bảo sản xuất được sản phẩm tôm sú đạt chất lượng cả về khía cạnh kinh tế, chất lượng vệ sinh thực phẩm và khía cạnh xã hội (tránh được các mâu thuẫn xung khắc với cộng đồng và được xã hội chấp nhận). TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyen Vu Dung (2008). Achieving a Sustainable Future for Vietnamese Seafood Industry. Presentation in IIFET 2008 Vietnam: “Achieving a Sustainable Future: Managing Aquaculture, Fishing, Trade and Development - Nha Trang, Vietnam, July 22 - 25, 2008. 7
- Trình Trung Phi, Phan Thanh Lâm, Đỗ Quang Tiền Vương, Nguyễn Duy Hòa, Phạm Bá Vũ Tùng, Nguyễn Văn Hảo (2007). Quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Báo cáo KH, Viện NC NTTS 2, Tp.Hồ Chí Minh. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 378 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 169 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 359 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 131 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 134 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 123 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 136 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 128 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 95 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 108 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 107 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 109 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 89 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 121 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 88 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn