intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống cây có củ có chất lượng hàng hoá cao sử dụng cho mục đích chế biến tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam " MS2

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

77
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một điều tra hiện tại về kỹ thuật sản xuất khoai lang và các sản phẩm sử dụng do các khuyến nông viên địa phương tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang và Quảng Trị. Việc điều tra thông qua bảng câu hỏi đã xây dựng sẵn ( đã được ký kết giữa đối tác Viện Cây lương thực và cây thực phẩm và Trường Đại học Sydney; Attachment A) và được phỏng vấn tại 3 hợp tác xã cho mỗi huyện và 3 huyện cho một tỉnh đã được xác định điều tra, và trong đó bao gồm các nội dung:...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống cây có củ có chất lượng hàng hoá cao sử dụng cho mục đích chế biến tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam " MS2

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 008/07VIE Nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống cây có củ có chất lượng hàng hoá cao sử dụng cho mục đích chế biến tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam MS2: Báo cáo điều tra cơ bản 22 tháng 7 năm 2008
  2. MỤC LỤC Tóm tắt……...................…………………………………………………………………… 3 I. Tính cấp thiết ……………………………………………………………………………….. 4 II. Mục đích điều tra……………………………………………………………………… 4 III. Phương pháp điều tra ………………………………………………………………… 4 IV. Kết quả điều tra ……………………………………………………………………….. 5 Bảng mẫu câu hỏi điều tra....................................………………………………………. 21 2
  3. Dự án AusAID CARD 008/07VIE Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Việt Nam và Trương Đai học Sydney, Australia Kết quả điều tra tình hình sản xuất và chế biến khoai lang tại 3 tỉnh Quảng Trị, Thanh Hóa và Bắc Giang, Việt Nam năm 2008 Các tổ chức hợp tác: - Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và PTNT (MARD), Việt Nam - Trường Đại học Sydney, Australia Chủ nhiệm Dự án và các thành viên tham gia: - Phía Việt Nam: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuất TS. Trương Công Tuyện ThS. Nguyễn Đạt Thoại ThS. Nguyễn Thị THúy Hoài KS. Đỗ Thị Hồng Liễu KS. Trần Quốc Anh KS. Trần Nguyên Tiến KS. Trương Thị Thủy KS. Vũ Văn Quang - Phía Úc: GS.TS Les Copeland Hải Dương, Việt Nam, Tháng 5 năm 2008 Tóm tắt Một điều tra hiện tại về kỹ thuật sản xuất khoai lang và các sản phẩm sử dụng do các khuyến nông viên địa phương tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang và Quảng Trị. Việc điều tra thông qua bảng câu hỏi đã xây dựng sẵn ( đã được ký kết giữa đối tác Viện Cây lương thực và cây thực phẩm và Trường Đại học Sydney; Attachment A) và được phỏng vấn tại 3 hợp tác xã cho mỗi huyện và 3 huyện cho một tỉnh đã được xác định điều tra, và trong đó bao gồm các nội dung: 3
  4. Nguồn gốc vật liệu trồng; phương phương pháp để giống; thời gian trồng và thu hoạch; Đầu vào; diện tích trồng; năng suất và hàm lượng chất khô củ; sử dụng củ; lá thân.... Một khái quát tổng thể về quá trình phát triển khoai lang và sự cần thiết cần phải tiến hành một dự án. Có một số kết luận rút ra từ điều tra như sau:: • Nông dân tại 3 tỉnh đã và đang trồng khoai lang từ rất lâu và chính cây trồng này đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân tại 3 tỉnh tiến hành điều tra. Khoai lang đã được trồng xen canh trong hệ thống cây trồng. • Khoai lang được trồng chính tại vụ Xuân ở tỉnh Quảng Trị, vụ Đông ở tỉnh Thanh Hóa và Bắc Giang. • Nông dân cần đầu tư mới về: các giống khoai lang có năng suất cao và những gói kỹ thuật tiến tiến nhất là vật liệu trồng, giống trồng, kỹ thuật trồng cơ bản, kỹ thuật chế biến và bảo quản. Những kỹ thuật về giống, kỹ thuật trong toàn bộ sự đầu tư của các địa phương dựa trên những kinh nghiệm của nông dân và rất tụt hậu. • Sản phẩm chế biến từ khoai lang rất đơn giản, đơn điệu. Thân lá khoai lang chủ yếu dùng cho làm thức ăn gia súc. Củ khoai lang, một phần dùng cho làm thức ăn gia súc, một phần làm lương thực và một phần sử dụng làm mục đích khác. Tuy nhiên, sản phẩm chế biến như: tinh bột, chips và rượu chưa được coi trọng sản xuất. • Sản phẩm chế biến khoai lang đã và đang được thương mại hóa, và được bán tại nhà, chợ địa phương. Dù vậy, giá cả khoai lang vẫn còn rất thấp và không ổn định, trong khi giá cả cho đầu tư cho sản xuất rất cao. I. Tính cấp thiết của việc điều tra Để thực hiện Dự án "Nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống cây có củ có chất lượng hàng hoá cao sử dụng cho mục đích chế biến tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam" với các mục tiêu đặt ra là : 1). Lựa chọn một số giống khoai lang từ bộ giống khoai lang của Viện Cây lương thực có khả năng thích hợp với điều kiện canh tác tại khu vực miền Bắc, miền Trung, Việt nam giúp cho mục đích chế biến. 2). Phát triển và đánh giá một số phương pháp chế biến khoai lang, (qui trình sản xuất bột, chips và rượu từ củ khoai lang) 3). Phát triển phương pháp cách ủ chua thân lá, củ khoai lang phục vụ cho chăn nuôi tại chỗ cho các hộ nông dân. 4). Tăng cường năng lực nghiên cứu của cán bộ khoa học và khuyến nông Việt Nam về kỹ thuật nâng cao chất lượng cây trồng, công nghệ bảo quản, chế biến, kỹ thuật phân tích chất lượng sản phẩm, sản xuất giống sạch bệnh. 5). Nâng cao sự hiểu biết cho người dân để phát triển qui trình kỹ thuật chăm sóc cây khoai lang như là một phần của hệ thống canh tác bền vững. 6). Xây dựng mô hình trình diễn giống tốt công nghệ sản xuất tiên tiến, tổ chức các hội nghị đầu bờ nhằm truyền bá kiến thức tới người nông dân. 4
  5. Việc đánh giá lại tình hình sản xuất và chế biến nông sản từ khoai lang tại 3 tỉnh đã được lựa chọn là: Quảng Trị, Thanh Hoá và Bắc Giang là rất cần thiết. Từ những thông tin trên Dự án sẽ đề ra các nội dung nghiên cứu sát thực với những yêu cầu của sản xuất đang đòi hỏi đặt ra. Sau đây chúng tôi xin trình bày những thông tin thu được từ các bảng câu hỏi có sẵn được xây dựng từ trước tại 3 tỉnh nói trên. II. Mục tiêu của điêu tra -Đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến thực tế cây khoai lang tại 3 tỉnh Quảng Trị, Thanh Hoá và Bắc Giang. Từ những khiếm khuyết của sản xuất sẽ đề ra hướng nghiên cứu của dự án sát với điều kiện thực tế hơn. III. Phương pháp và nội dung Điều tra 3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Địa điểm điều tra - Lựa chọn 3 tỉnh; Quảng Trị, Thanh Hoá và Bắc Giang 3.1.2. Chọn mẫu và phương pháp điều tra + Chọn điểm: Mỗi tỉnh chọn 3 huyện, mỗi huyện chọn 3 xã. + Chọn maũu: Tiến hành điều tra các nông hộ tại các tỉnh theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. + Phương pháp điều tra: Phỏng vấn tình hình sản xuất, tiêu thụ và chế biến khoai lang theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của nông dân PRA (Participatory Rural Assesment) theo mẫu có sẵn được xây dựng từ trước. + Những người phỏng vấn được tập huấn nội dung điều tra, phương pháp lấy số liệu trước khi tiến hành điều tra. + Các số liệu được tập hợp và xử lý thống kê theo phần mềm EXEL. 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Điều tra tình hình sản xuất cây khoai lang - Diện tích (ha) - Năng suất (tấn/ha) - Sản lượng (tấn) - Phương pháp trồng - Phương pháp để giống - Các biện pháp thâm canh - Đánh giá hiệu quả kinh tế cây khoai lang tại các tỉnh điều tra 3.2.2. Tình hình chế biến từ cây khoai lang - Sản phẩm (chủng loại) chế biến. - Cách thức chế biến - Phương thức tiêu thụ - Tình hình thị trường về sản phẩm chế biến từ khoai lang. 5
  6. IV. Kết quả thực hiện điều tra 4.1 Tình hình sản xuất cây khoai lang tại 3 tỉnh điều tra 4.1.1. Đất đai và tình trạng sử dụng đất tại các xã của các tỉnh điều tra Từ kết quả điều tra ở bảng 1 cho thấy: Bình quân diện tích đất nông nghiệp các xã trong từng huyện biến động từ 169,8-439,4ha. Diện tích này có sự thay đổi tuỳ theo từng xã trong huyện và từng huyện trong tỉnh. Mỗi tỉnh khác nhau diện tích trồng trọt cũng có sự biến đổi khác nhau. Tuy nhiên, diện tích trồng khoai lang trung bình của các xã ở các huyện tại 3 tỉnh biến động từ 10ha-61,3ha. Các xã có diện tích trồng khoai lang ít nhất thuộc về Bảng 1: Số nhân khẩu và diện tích nông nghiệp, diện tích trồng khoai lang tại các tỉnh điều tra (% trung bình các xã điều tra) Tỉnh/huyện Quảng Trị Thanh Hoá Bắc Giang C. tiêu GL VL HL TG QX ĐS TY VY HH Số nhân khẩu (người) 3947.7 4223.1 5638 7690 3367.0 5049.7 8126.3 2708.8 3611.7 Số lao động chính 882.3 1407.7 2796 3847 (người) 2418.3 3463.67 4221.7 1407.2 1876.3 DT trồng trọt (ha) 439.4 169.8 210.0 1642.7 379.2 374.8 666.9 261.9 269.3 DT trồng khoai lang (ha) 47.6 25.8 37.3 75 54.7 10.0 61.3 36.7 29.7 Ghi chú: GL = Huyện Gio Linh; VL= Huyện Vĩnh Linh; HL = Huyện Hải Lăng TG = Huyện Tĩnh Gia; QX = Huyện Quảng Xương; ĐS= Huyện Đông Sơn TY = Huyện Tân Yên; VY = Huyện Việt Yên; HH = Huyện Hiệp Hoà huyện Đông Sơn – Thanh Hoá. Các xã có diện tích khoai lang nhiều thuộc về huyện Gio Linh- Quảng Trị (47,6ha); Quảng Xương – Thanh Hoá (54,7ha) và Tân Yên-Bắc Giang (61,3ha). Về số nhân khẩu trung bình của các xã trong các huyện biến động từ 2708- 8126 nhân khẩu. Xã có số nhân khẩu ít nhất thuộc về huyện Quảng Xương – Thanh Hoá. Các xã có số nhân khẩu nhiều thuộc về các xã thuộc huyện Hải Lăng-Quảng Trị (5049 khẩu); huyện tính Gia- Thanh Hoá (8126 khẩu); huyện Hiệp Hoà -Bắc Giang (7690 khẩu). 4.1.2. Thời vụ, mục đích sử dụng khi trồng khoai lang và những đề nghị Thông qua só liệu điều tra ở bảng 2 cho thấy: - Thời vụ trồng khoai lang của hai tỉnh Thanh Hoá và Bắc Giang thời vụ khoai lang tập trung chủ yếu vào vụ Đông. Tuy nhiên, Tại tỉnh Quảng Trị thời vụ khoai lang lại tập chủ yếu vào vụ Đông 6
  7. Xuân. Ngoài ra, tại tỉnh Thanh hoá trên đất chuyên màu của hai huyện Quảng Xương và Đông Sơn khoai lang còn được trồng cả trong vụ Xuân. Bảng 2: Thời vụ, mục đích sử dụng trồng khoai lang và những mong muốn điều chỉnh trong tương lai (% trung bình số xã điều tra) Tỉnh/huyện Quảng Trị Thanh Hoá Bắc Giang C. tiêu GL VL HL TG QX ĐS TY VY HH Vụ trồng (%) Đông 0 0 0 75 100 100 100 100 100 Đông -Xuân 100 100 100 25 0 0 0 0 0 Xuân 0 0 0 0 100 100 0 0 0 Mục đích trồng khoai lang (%) SD thân lá tươi làm 100 100 100 100 100 100 100 100 100 thức ăn cho gia súc SD củ làm lương 30 30 30 30 30 30 30 30 30 thực SD củ làm thức ăn 30 30 30 50 50 50 50 50 50 gia súc SD củ chế biến 20 20 20 0 0 0 0 0 0 “Khoai Gieo” SD củ để ăn luộc 10 10 10 10 10 10 20 20 20 Làm thương mại 10 10 10 10 10 10 10 10 10 Đề nghị điều chỉnh trong tương lai về giống mới và biện pháp kỹ thuật (%) Không 0 33 0 0 0 0 0 0 0 Có 100 67 100 100 100 100 100 100 100 Ghi chú: GL = Huyện Gio Linh; VL= Huyện Vĩnh Linh; HL = Huyện Hải Lăng TG = Huyện Tĩnh Gia; QX = Huyện Quảng Xương; ĐS= Huyện Đông Sơn TY = Huyện Tân Yên; VY = Huyện Việt Yên; HH = Huyện Hiệp Hoà - Về mục đích sử dụng khi trồng khoai lang cho thấy: 100% số phiếu điều tra cho rằng trồng khoai lang lấy thân lá khoai lang làm thức ăn cho gia súc. Tuy nhiên, chỉ có 30% củ khoai lang sản xuất ra được làm lương thực và 30% được làm thức ăn thức ăn giá súc. Mặt khác, từ sản phẩm củ khoai lang tại tỉnh Quảng Trị có tới 20% tổng số củ được chế biến ra sản phẩm “Khoai gieo” tại cả các xã của 3 huyện điều tra. Ngoài ra, số củ thu được chỉ có 10-20% được sử dụng ăn tươi như là luộc và 10% được thương mại hoá thông qua trao đổi mua bán. 7
  8. - Về ý kiến cần điều chỉnh trồng khoai lang trong tương lai cho thấy: 100% số phiếu nhất trí đề nghị là nên có điều chỉnh sản xuất khoai lang trong những năm tới mà trước mắt tập trung đi sâu vào cải tạo bộ giống khoai lang, thay các giống khoai lang cũ bằng các giống khoai lang mới có chất lượng, có năng suất cao. Đi kèm với các giống mới, 100% các kiến nghị cũng tập trung vào xây dựng một quy trình canh tác mới và biện pháp canh tác khoai lang tiên tiến. 4.1.3. Thực trạng sử dụng giống khoai lang tại 3 tỉnh điều tra Khi thu thập thông tin về giống tại (bảng 3) ở các tỉnh điều tra cho thấy: - Hiện tại ba tỉnh điều tra có gần 100% số xã đều trồng giống khoai lang địa phương chỉ trừ có hai huyện Tĩnh Gia và Đông Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá đã sử dụng giống khoai lang mới với tỷ lệ tùe 33-67%. - Khi phỏng vấn tại sao lại sử dụng giống địa phương tại tỉnh Quảng Trị có 67-100% số phiếu trả cho rằng các giống địa phương có tính chịu hạn khá, 33% cho rằng có chất lượng ngon, có 33- 67% cho rằng giá giống khoai lang mua rẻ, 33% cho rằng khoai địa phương chống chịu sâu bệnh tốt. Tại tỉnh Thanh hoá có tới 67% số phiếu điều tra tán thành là giống địa phương có năng suất cao, 33-100% số phiếu cho rằng giống địa phương có chất lượng tốt, 33% cho rằng giống có giá rẻ. Tại tỉnh Bắc Giang có 67-100% số phiếu cho rằng là giống địa phương có chất lượng tốt. - Khi hỏi về thông tin các giống khoai lang mới có tới 67% dân Quảng Trị biết được qua hệ thống thông tin đại chúng, 33% biết được từ bạn bè. Tại tỉnh Thanh hoá, 67% biết được thông tin qua cán bộ khuyến nông, 33% biết từ hàng xóm và 33% qua hệ thống thông tin đại chúng. Tại tỉnh Bắc giang có tới trên 70% nông dân biết tin giống mới qua hệ thống thông tin đại chúng, 30% biêt được qua bạn bè. - Khi phỏng vấn mua tại đâu? gần như 100% số phiếu điều tra cho rằng đều mua ở chợ hoặc thông qua hàng xóm láng giềng. Tuy nhiên, có 67% số phiếu tại huyện Đông Sơn- tỉnh Thanh hoá cho rằng giống mới được mua thông qua cơ quan khuyến nông. - Về công tác chọn lọc và đánh giá giống khoai lang xem như rất coi nhẹ. Tại tỉnh Quảng trị, Bắc Giang 100% khoai lang giống không được chọn lọc. Tại Thanh hoá có 10% tỷ lệ số hợp tác xã có công tác chọn lọc giống khoai lang và duy nhất chỉ có 10% số hợp tác đứng ra chọn lọc giống khoai lang giúp cho nông dân. 8
  9. Bảng 3: Thông tin về nguồn giống khoai lang trồng tại các tỉnh (% trung bình số xã điều tra) Tỉnh/huyện Quảng Trị Thanh Hoá Bắc Giang GL VL HL TG QX ĐS TY VY HH C. tiêu Giống trồng (%) 0 0 0 67 0 33 0 0 0 Mới Địa phương 100 100 100 33 100 67 100 100 100 Lý do trồng giống đó (%) Giá bán cao 0 0 33 0 0 33 0 0 0 Năng suất cao 67 67 67 0 0 33 Chống chịu hạn 67 100 67 0 0 0 0 0 0 Chất lượng tốt 0 0 33 100 100 33 100 100 67 Giá mua giống rẻ 0 67 33 33 0 0 0 0 0 Chống chịu sâu bệnh 33 33 33 0 0 0 0 0 0 Tiếp cận thông tin về giống mới (%) Có 100 67 67 67 67 0 33 100 100 Không 0 33 33 33 33 100 33 0 0 Biết thông tin về giống mới qua kênh thông tin (%) Uỷ ban và HTX 0 0 0 0 0 0 0 0 0 CB khuyến nông 0 0 0 67 0 0 0 0 0 Hàng xóm 0 0 0 33 0 33 0 0 0 Thông tin đại chúng 67 67 67 0 0 33 67 50 100 Bằng hình ảnh 0 0 0 0 0 0 0 0 0 T ờ rơ i 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Bạn bè 33 33 33 0 0 0 33 50 0 Giống được mua ở đâu (%) Viện nghiên cứu 0 0 0 67 0 0 0 0 0 Dự án 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Mua từ chợ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Công ty giống 0 0 0 0 0 0 0 0 Khuyến nông 0 0 0 0 0 67 0 0 0 Làng xóm, họ hàng 100 100 100 33 100 33 100 100 100 Chọn lọc đánh giá giống mới (%) Có 0 0 0 33 0 0 0 0 0 Không 0 0 0 67 0 67 0 0 0 Người chịu trách nhiệm chon lọc đánh giá (%) HTX 0 0 0 33 0 0 0 0 0 Xã viên 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Khuyến nông xã 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Ghi chú: GL = Huyện Gio Linh; VL= Huyện Vĩnh Linh; HL = Huyện Hải Lăng TG = Huyện Tĩnh Gia; QX = Huyện Quảng Xương; ĐS= Huyện Đông Sơn TY = Huyện Tân Yên; VY = Huyện Việt Yên; HH = Huyện Hiệp Hoà 9
  10. 4.1.4. Kỹ thuật nhân giống và trồng khoai lang tại các tỉnh điều tra Khi điều tra về kỹ thuật nhân giống và kỹ thuật trồng khoai lang tại các điểm điều tra thống qua số liệu bảng 4 cho thấy: - Việc phục tráng giống khoai lang ở các tỉnh chưa hề được coi trọng 100% số xã nông dân sử dụng giống không qua phục tráng. Dây giống sử dụng đều nhiều hơn 3 vụ (ngoại trừ 3 huyện của tỉnh Bắc Giang là sử dụng giống 3 vụ). - Về phương pháp nhân giống nông dân chủ yếu gơ dây ở trong vườn với tỷ lệ là 100%. Số hộ sử dụng củ làm vật liệu nhân giống là 0%. - Về sử dụng đoạn dây đem trồng 100% nông dân của các xã điều tra trên 3 tỉnh đều sử dụng đoạn dây đoạn 1 và 2. Các đoạn 3 và 4 nông dân không sử dụng. - Khi điều tra về phương pháp trồng khoai lang 100% số hộ nông dân đều trồng theo tập quán canh tác của từng địa phương, việc áp dụng canh tác khoai lang theo phương pháp mới chưa hề được chú trọng. Bảng 4: Một số thông tin về kỹ thuật trồng khoai lang tại các tỉnh điều tra (%trung bình số xã điều tra) Tỉnh/huyện C. Quảng Trị Thanh Hoá Bắc Giang tiêu GL VL HL TG QX ĐS TY VY HH Số vụ nhân giữ giống (%) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Một vụ Hai vụ 0 0 0 0 0 0 0 0 Ba vụ 0 0 0 0 0 0 100 100 100 100 100 100 100 100 100 0 0 0 Nhiều hơn 3 vụ Phương pháp nhân giống (%) Gơ dây trong vườn 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Gơ bằng củ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Đoạn dây được trồng (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Đoạn 1 và đoạn 2 Đoạn 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Phương pháp trồng theo (%) Truyền thống 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Kỹ thuật mới 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Ghi chú: GL = Huyện Gio Linh; VL= Huyện Vĩnh Linh; HL = Huyện Hải Lăng TG = Huyện Tĩnh Gia; QX = Huyện Quảng Xương; ĐS= Huyện Đông Sơn TY = Huyện Tân Yên; VY = Huyện Việt Yên; HH = Huyện Hiệp Hoà 10
  11. 4.1.5. Thời vụ, diện tích và năng suất khoai lang tại các tỉnh điều tra Thông qua việc điều tra tại 3 tỉnh Quảng Trị, Thanh Hoá và Bắc Giang về diện tích trồng, năng suất và thời vụ trồng khoai lang, kết quả được ghi nhận tại bảng 5 cho thấy: Bảng 5: Thời vụ, diện tích và năng suất khoai lang ở các tỉnh điều tra (% trung bình số xã điều tra) Tỉnh/huyện Quảng Trị Bắc Giang GL VL HL TG QX ĐS TY VY HH C. tiêu - - - 122,7 16,53 13,73 61,3 36,7 29,7 Vụ Đông ( ha) T9 T9 T9 T9 đến T9 đến T9 đến Ngày trồng - - - đến đến đến T10 T10 T10 T10 T10 T10 Ngày thu hoạch - - - T12 T12 T12 T1 T1 T1 Năng suất (tấn/ha) - - - 8,7 6,7 5,3 13,06 11,2 12,6 47,6 25,8 37,3 0 0 0 0 0 0 Vụ Đông-Xuân (ha) T12 T12 T12 đến Ngày trồng đến - - - - - - đến T1 T1 T1 T6 T6 đến T6 đến Ngày thu hoạch đến - - - - - - T7 T7 T7 Năng suất (kg/sào) 8,0 8,0 10,7 - - - - - - 0 0 0 87,33 14,33 0.0 0 0 0 Vụ Xuân (ha) T1 đến T1 đến T1 đến Ngày trồng - - - - - - T2 T2 T2 T5 đến T5 đến T5 đến Ngày thu hoạch - - - - - - T6 T6 T6 Năng suất (kg/sào) - - - 14,0 11,32 7,33 - - - 0 0 10 5 5 0 0 0 0 Vụ Hè Thu (ha) Mục đích Gơ dây Gơ dây Gơ dây - - - - T9 đến T4 đén T4 đến Ngày trồng - - - - - - T10 T5 T5 T12 đến T7 đến T7 đến Ngày thu hoạch - - - - - - T1 T8 T8 Năng suất (kg/sào) - - 6,0 - - - - - - Ghi chú: GL = Huyện Gio Linh; VL= Huyện Vĩnh Linh; HL = Huyện Hải Lăng TG = Huyện Tĩnh Gia; QX = Huyện Quảng Xương; ĐS= Huyện Đông Sơn TY = Huyện Tân Yên; VY = Huyện Việt Yên; HH = Huyện Hiệp Hoà 11
  12. - Vụ Đông: khoai lang chỉ được trồng tại 2 tỉnh Thanh Hoá và Bắc Giang. Thời vụ trồng bắt đầu vào tháng 9 và 10 trong năm và thu hoạch vào tháng 12 và tháng 1 năm sau với năng suất biến động từ 5,3-13 tấn/ha. Riêng tỉnh Quảng Trị khoai lang không được trồng vào thời vụ này. - Vụ Đông –Xuân: Thời vụ này chỉ được trồng tại tỉnh Quảng Trị trong khung thời vụ từ tháng 12 đến tháng 1, thu hoạch trong tháng 6 và tháng 7. - Vụ Xuân: Khoai lang được trồng tập trung chủ yếu ở tỉnh Thanh Hoá trong khung thời vụ từ tháng 1 đến tháng 2, thu hoạch vào tháng 5 và tháng 6. 4.1.6. Phương thức làm đất, cách đặt dây và phương pháp trồng khoai lang Khi điều tra về biện pháp canh tác khoai lang tại 3 tỉnh (số liệu bảng 6) cho thấy: - Về phương pháp làm đất nông dân chủ yếu dự vào sức kéo của trâu, bò. Tại hai tỉnh Thanh hoá và Bắc giang tỷ lệ này chiếm từ 67-100%. - Việc làm đất bằng máy chie được áp dụng tại huyện Đông Sơn của tỉnh Thanh hoá với tỷ lệ là 100%, huyện Tân Yên của tỉnh Bắc Giang là 33%. - Việc làm đất bằng tay tập trung vào tỉnh Quảng Trị trên cả 3 huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Hải Lăng với tỷ lệ 66%. - Về phương pháp đặt dây trồng khoai lang nông dân Quảng Trị và Bắc Giang áp dụng phương pháp đặt dây theo kiểu mui thuyền chiếm tới 100%. Riêng tỉnh Thanh Hoá nông dân đặt dây theo phương pháp thẳng hàng. - Về phương thức trồng: có tới 100% nông dân tại 3 tỉnh đều trồng khoai lang theo phương pháp lên luống. Bảng 6: Phương thức làm đất và trồng khoai lang tại các tỉnh điều tra (% trung bình số xã điều tra) Tỉnh/huyện Quảng Trị Thanh Hoá Bắc Giang GL VL HL TG QX ĐS TY VY HH C. tiêu Phương pháp làm đất trồng (%) Bằng máy 0 0 0 0 0 100 33 0 0 Bằng tay 66 66 66 0 0 0 0 0 0 Bằng trâu bò 34 34 34 100 100 0 67 100 100 Khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Cách đặt dây áp tường 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Mui thuyền 100 100 100 0 0 0 100 100 100 Thẳng 0 0 0 100 100 100 0 0 0 Phương thức trồng Lên luống 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Không lên luống 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Ghi chú: GL = Huyện Gio Linh; VL= Huyện Vĩnh Linh; HL = Huyện Hải Lăng TG = Huyện Tĩnh Gia; QX = Huyện Quảng Xương; ĐS= Huyện Đông Sơn TY = Huyện Tân Yên; VY = Huyện Việt Yên; HH = Huyện Hiệp Hoà 12
  13. 4.1.7. Kỹ thuật bón phân cho khoai lang tại các điểm điều tra Khi tiến hành điều tra về phương pháp bón phân. Kết quả được ghi nhận tại bảng 7 cho thấy: - 100% số hộ nông dân bón phân theo phương pháp truyền thống của địa phương. Cách bón phân theo quy trình kỹ thuật không hề được áp dụng. - Lượng phân bón NPK cho khoai lang ở mỗi địa phương là rất khác nhau, với các mức phân chênh lệch khá lớn (xem bảng 7). - Về cách bón phân của các địa phương cũng rất khác nhau. Thậm chí ngay các huyện của một tỉnh cách bón phân này cũng khác nhau. Đây là những vấn đề cần được quan tâm trong tương lai. Bảng 7: Kỹ thuật bón phân cho khoai lang tại các tỉnh điều tra (% trung bình số xã điều tra) Tỉnh/huyện Quảng Trị Thanh Hoá Bắc Giang C. tiêu GL VL HL TG QX ĐS TY VY HH Kỹ thuật bón phân (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Phương pháp cổ truyền Quy trình kỹ thuật 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Lượng phân bón cho 1 ha (kg) Đam ure 246 226 180 106 146 160 176,4 140 134,4 Phân kali 134 186 146 54 174 66 131,6 103,6 92,4 Phân lân 434 434 366 266 186 566 420 327,6 316,4 Cách bón (%) 100(P+P 100(P+P 100P 100NP 100(PC 100(PC 100(PC+ 100P+3 C) C) 100P +30 K +P) +P) P) 0N +30(N+ +30(N+ (N+K) +20N +20N +50N Bón lót K) K) 30(N+ 40N+5 50(N+ 100(N+ 30N+50 50N 40N+5 40(N+ 40(N+ Thúc lần 1 K) 0K K) K) K +50K 0K K) K) 40(N+ 40N+5 50(N+ 50(N+ 30N+5 30(N+ 30(N+ 0 50K K) 0K K) K) 0K K) K) Thúc lần 2 Ghi chú: GL = Huyện Gio Linh; VL= Huyện Vĩnh Linh; HL = Huyện Hải Lăng TG = Huyện Tĩnh Gia; QX = Huyện Quảng Xương; ĐS= Huyện Đông Sơn TY = Huyện Tân Yên; VY = Huyện Việt Yên; HH = Huyện Hiệp Hoà 4.1.8. Tình hình tiêu thụ khoai lang tại các điểm điều tra Khi điều tra về tình hình tiêu thụ sản phẩm khoai lang. Kết quả được ghi nhận tại bảng 8 cho thấy: - Khoai lang sau khi sản xuất ra đã được thương mại hoá. Tại tỉnh: Qunảg Trị tỷ lệ được thương mại hoá từ 67-100%, Thanh Hoá là 33-67%, Bắc Giang từ 67-100%. - Về phương thức thương mại nông dân chủ yếu kết hợp cả hai phương pháp bán đó là: bán buôn và bán lẻ. Tuy nhiên tỷ lệ tập trung vào bán lẻ vẫn cao hơn (bảng 8). 13
  14. Bảng 8: Tình hình tiêu thụ sản phẩm khoai lang tại các tỉnh điều tra (% trung bình số xã điều tra) Tỉnh/huyện Quảng Trị Thanh Hoá Bắc Giang GL VL HL TG QX ĐS TY VY HH C. tiêu Sản phẩm thương mại (%) Có 100 100 67 67 33 67 67 100 100 Không 0 0 33 33 67 33 33 0 0 Phương thức bán (%) Bán buôn 0 67 33 67 33 33 33 0 0 Bán lẻ 100 33 67 33 33 67 67 100 100 cả hai Điểm bán (%) Tại cánh đồng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Chợ địa phương 67 67 33 67 33 67 67 100 100 Tại nhà 33 67 67 33 67 33 33 0 0 Thành phố Những vấn đề trong thị thường đối với khoai lang không? (%) Không 67 100 100 33 0 67 67 67 100 Có 33 0 0 67 100 33 33 33 0 Vấn đề nghiêm trọng nhất (%) Giá cả thấp 67 100 100 0 67 33 0 0 0 Bảo quản 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Giá vận chuyển cao 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Giá cả không ổn định 33 0 0 100 33 67 100 100 100 Ghi chú: GL = Huyện Gio Linh; VL= Huyện Vĩnh Linh; HL = Huyện Hải Lăng TG = Huyện Tĩnh Gia; QX = Huyện Quảng Xương; ĐS= Huyện Đông Sơn TY = Huyện Tân Yên; VY = Huyện Việt Yên; HH = Huyện Hiệp Hoà - Về địa điểm bán chủ yếu nông dân bán sản phẩm tại nhà và các chợ tại địa phương chiếm từ 33- 67%. Riêng hai huyện Việt Yên và Hiệp Hoà của tỉnh Bắc Giang tỷ lệ khoai lang mang ra chợ bán chiếm tới 100%. Việc bán sản phẩm ra thành phố hoặc tại cánh đồng là 0%. 4.1.9. Các loại sản phẩm được chế biến từ khoai lang Khi điều tra về các loại sản phẩm được chế biến từ khoai lang kết quả thu được tại bảng 9 cho thấy: - Sản phẩm khoai lang được làm rau tập trung chủ yếu tại tỉnh Thanh Hoá chiếm từ 33-67% tuỳ theo từng địa phương. 14
  15. - 100% sản phẩm thân, lá tươi khoai lang được dùng làm thức ăn cho gia súc. - Có từ 30-50% sản phẩm củ khoai lang được dùng làm thức ăn cho giá súc. - Chỉ có khoảng 30% sản phẩm củ khoai lang được dùng thây thế cho lương thực. - Tại tỉnh Quảng Trị có tới 20% củ khoai lang được chế biến là “Khoai gieo” được đem bán tại các chợ địa phương như là món ăn độc đáo của địa phương. - Các sản phẩm như sản xuất tinh bột từ khoai lang để làm miến, làm bánh đa nem... và sản xuất rượu từ củ khoai lang chưa thấy xuất hiện. - Chế biến thân lá khoai lang thành thức ăn cho gia súc đã được các địa phương quan tâm. Tại tỉnh Quảng Trị và Bắc Giang có từ 67-100% địa phương đã biết sử dụng thân lá khoai lang làm thức ăn cho giá súc. Tuy nhiên, tại tỉnh Thanh Hoá các địa phương chưa quan tâm đến sản phẩm này tỷ lệ là 0%. Bảng 9: Danh mục các loại sản phẩm được chế biến từ khoai lang (% trung bình số xã điều tra) Tỉnh/huyện Quảng Trị Thanh Hoá Bắc Giang GL VL HL TG QX ĐS TY VY HH C. tiêu Sản phẩm được chế biến (%) Dùng làm rau 0 0 0 33 67 33 0 0 0 Dùng thân lá làm 100 100 100 100 100 67 100 100 100 thức ăn cho gia súc Dùng củ làm thức 30 30 30 50 50 50 50 50 50 ăn cho gia súc Thay thế cây lương thực 30 30 30 30 30 30 30 30 30 Chế biến “Khoai Gieo” 20 20 20 0 0 0 0 0 0 Thức ăn khác 20 20 20 20 20 20 20 20 20 Sản xuất tinh bột từ khoai lang (%) Không 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Có 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Sản phẩm chế biến từ tinh bột khoai lang (%) Làm miến 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Bán tinh bột 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Bánh đa nem 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Chế biến khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Chế biến rượu từ khoai lang (%) Không 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Có 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Chế biến thân lá khoai lang (%) Không 33 0 0 67 100 100 0 0 0 Có 67 100 100 33 0 0 100 100 100 Ghi chú: GL = Huyện Gio Linh; VL= Huyện Vĩnh Linh; HL = Huyện Hải Lăng TG = Huyện Tĩnh Gia; QX = Huyện Quảng Xương; ĐS= Huyện Đông Sơn TY = Huyện Tân Yên; VY = Huyện Việt Yên; HH = Huyện Hiệp Hoà 15
  16. 4.1.10. Vai trò cây khoai lang và môi trường Khi đánh giá vai trò của cây khoai lang và sự tác động của nó đến môi trường. Kết quả được ghi nhận tại bảng 10 cho thấy: - Có tới 100% ý kiến cho rằng trồng khoai lang có tác động đến chăn nuôi lợn của các hộ gia đình và có tới 33% ý kiến cho rằng trồng khoai lang sẽ tiết kiệm chi phí cho thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, có từ 33-100% ý kiến cho rằng: trồng khoai lang còn có tác động đến chăn nuôi trâu, bò và cá. Tuy nhiên, số ý kiến cho rằng trồng khoai lang để làm phân hữu cơ là không đáng kể. - Khi tham khảo ý kiến về trồng khoai lang có ảnh hưởng tới môi trường hay không? có tới 100% ý kiến cho rằng trồng khoai lang không có tác động xấu đến môi trường. Bởi vì, trồng khoai lang không gây dùng thuốc hoá học, không dùng quá nhiều phân hoá học, không gây xói mòn đất và không gây ô nhiễm nước. Bảng 10: Vai trò và ảnh hưởng tới môi trường của việc trồng khoai lang (% trung bình số xã điều tra) Tỉnh/huyện Quảng Trị Thanh Hoá Bắc Giang GL VL HL TG QX ĐS TY VY HH C. tiêu Vai trò của cây khoai lang đối với hộ gia đình (%) Đẩy mạnh chăn 100 100 77 100 100 100 100 100 100 nuôi lợn Tiết kiệm chi phí 33 33 33 33 33 33 33 100 100 thức ăn Làm phân hữu cơ 33 0 0 0 0 0 0 0 0 Đẩy mạnh chăn 33 33 33 100 100 67 100 67 50 nuôi Trâu, bò, cá Ảnh hưởng đến môi trường khi trồng khoai lang? (%) Không ảnh hưởng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Có ảnh hưởng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Dùng nhiều phân 0 0 0 0 0 0 0 0 0 hoá học Dùng nhiều thuốc 0 0 0 0 0 0 0 0 0 trừ sâu bệnh Ô nhiễm nước 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Xói mòn đất 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Ghi chú: GL = Huyện Gio Linh; VL= Huyện Vĩnh Linh; HL = Huyện Hải Lăng TG = Huyện Tĩnh Gia; QX = Huyện Quảng Xương; ĐS= Huyện Đông Sơn 16
  17. TY = Huyện Tân Yên; VY = Huyện Việt Yên; HH = Huyện Hiệp Hoà 4.1.11. Những khó khăn chủ yếu và những vấn đề cần giúp đỡ Khi điều tra về những khó khăn chủ yếu và những vấn đề cập cần giúp đỡ kết quả được ghi nhận tại bảng 11 cho thấy: - Có tới 100% ý kiến tại tỉnh Quảng Trị và tỉnh Bắc Giang, 33% ý kiến tại tỉnh Thanh Hoá cho rằng: khó khăn lớn nhất khi trồng khoai lang hiện nay là năng suất thấp và gặp khó khăn về quy trình kỹ thuật (bảng 11). - Có tới 67-100% tại tỉnh Quảng Trị cho rằng : giá bán khoai lang thấp, 33-100% ý kiến tại hai huyện Việt Yên và Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang cho là giá bán khoai lang thấp. - Có tới 67-100% ý kiến của các tỉnh cho rằng: chi phí đầu vào cao, nhu cầu thi trường thấp. - Có gần tới 100% ý kiến cho rằng: khó khăn thuộc về công tác bảo quản khoai lang sau thu hoạch. Bảng 11: Những khó khăn chủ yếu và những vấn đề cần giúp đỡ khi trồng khoai lang (% TB số xã điều tra) Tỉnh/huyện Quảng Trị Thanh Hoá Bắc Giang GL VL HL TG QX ĐS TY VY HH C. tiêu Khó khăn chủ yếu khi trồng khoai lang (%) Năng suất thấp 100 100 100 33 33 33 100 100 100 Gặp khó khăn về 100 100 100 33 33 33 100 100 100 quy trình kỹ thuật Giá bán thấp 67 100 100 - - - - 100 33 Nhu cầu của thị 100 100 100 67 100 67 - 100 100 trường thấp Chi phí đầu vào cao 67 100 100 100 100 100 100 100 33 Khó khăn cho bảo 33 100 100 100 100 100 100 100 33 quản và chế biến Những vấn đề nông dân cần giúp đỡ khi trồng khoai lang (%) Tập huấn về QTKH 100 100 100 33 67 67 100 100 100 Tập huấn về chế biến 100 100 100 33 33 33 100 100 67 Tập huấn về bảo quản 100 100 100 33 33 33 100 100 100 Tập huấn về duy trì 67 100 100 33 33 33 100 100 67 vật liệu giống Cần giống mới tốt hơn 100 100 100 100 100 67 100 100 100 Khác 67 100 100 - - - 100 100 100 Ghi chú: GL = Huyện Gio Linh; VL= Huyện Vĩnh Linh; HL = Huyện Hải Lăng TG = Huyện Tĩnh Gia; QX = Huyện Quảng Xương; ĐS= Huyện Đông Sơn TY = Huyện Tân Yên; VY = Huyện Việt Yên; HH = Huyện Hiệp Hoà 17
  18. Khi đề cập các vấn đề cần được giúp đỡ trong tương lai cho thấy: - Tại tỉnh Quảng Trị có tới 67-100% ý kiến đề nghi giúp đỡ nông dân về: Tập huấn quy trình kỹ thuật, chế biến, bảo quản, phương pháp duy trì vật liệu giống và cần giống tốt hơn. - Tại tỉnh Thanh Hoá 100% ý kiến cần giống tốt hơn, 33-67% cần giúp đỡ về: Tập huấn quy trình kỹ thuật, chế biến, bảo quản và phương pháp duy trì vật liệu giống. - Tại tỉnh Bắc Giang có tới 67-100% ý kiến đề nghi giúp đỡ nông dân về: Tập huấn quy trình kỹ thuật, chế biến, bảo quản, phương pháp duy trì vật liệu giống và cần giống tốt hơn. 4.1.12. Hạch toán chi phí và hiệu quả kinh tế trồng khoai lang 4.1.12.1. Tỉnh Quảng Trị - Khi hạch toán kinh tế khi nông dân Quảng Trị trồng khoai lang cho thấy: Trên 01 sào Trung Bộ 500m2, sau khi đối trừ thu chi (bảng 12) cho thấy: lãi thu được trên 1 sào trồng khoai lang là 492.000đ Bảng 12: Hạch toán trung bình trên 1 sào (500m2) trồng khoai lang của tỉnh Quảng trị Đơn vị tính: 1000VND Huyện Gio Huyện Vĩnh Huyện Hải Nội dung Trung bình Linh Linh Lăng Sản lượng thu (tổng số) 1355.0 1471.7 1203.3 1343.3 Sản lượng bán 1133.3 1166.7 800.0 1033.3 Dùng làm thức ăn 100.0 166.7 250.0 172.2 Dùng cho chăn nuôi 121.7 138.3 153.3 137.8 Sử dụng để giống 0.0 0.0 0.0 0.0 Chi phí đầu vào (tổng số) 837.1 886.5 830.5 851.4 Mua giống 91.7 103.3 95.0 96.7 Phân chuồng 80.0 93.3 80.0 84.4 Đạm urê 91.3 81.8 63.0 78.7 Phân kali 60.0 84.0 66.0 70.0 Phân lân 54.2 70.7 53.2 59.3 Chuẩn bị làm đất 73.3 70.0 73.3 72.2 Thuê lao động 340.0 320.0 340.0 333.3 Tưới tiêu 31.7 40.0 38.3 36.7 Chi khác 15.0 23.3 21.7 20.0 Đối trừ thu chi (lãi) 517.9 585.2 372.8 492.0 4.1.12.2. Tỉnh Thanh Hoá 18
  19. - Khi hạch toán kinh tế khi nông dân Thanh Hoá trồng khoai lang cho thấy: Trên 01 sào Trung Bộ 500m2, sau khi đối trừ thu chi (bảng 13) cho thấy: lãi thu được trên 1 sào trồng khoai lang là 571.000đ Bảng 13: Hạch toán trung bình trên 1 sào (500m2) trồng khoai lang của tỉnh Thanh Hoá Đơn vị tính: 1000VND Huyện Huyện Huyện Trung Nội dung Tĩnh Gia Quảng Xương Đông Sơn bình Sản lượng thu (tổng số) 1480.1 1164.9 1271.7 1305.6 Sản lượng bán 360.0 73.3 550.0 327.7 Dùng làm thức ăn 86.7 100.0 176.7 121.1 Dùng cho chăn nuôi 1016.7 968.3 536.7 840.5 Sử dụng để giống 16.7 23.3 8.3 16.1 Chi phí đầu vào (tổng số) 822.3 617.2 764.3 734.6 Mua giống 90.0 87.3 65.0 80.8 Phân chuồng 166.7 216.7 201.7 195.0 Đạm urê 30.3 41.5 43.0 38.3 Phân kali 18.7 14.7 23.3 18.9 Phân lân 26.7 30.3 58.0 38.3 Chuẩn bị làm đất 290.0 226.7 293.3 270.0 Thuê lao động 186.7 0.0 80.0 88.9 Tưới tiêu 13.3 0.0 0.0 4.4 Chi khác 0.0 0.0 0.0 0.0 Đối trừ thu chi (lãi) 657.8 547.7 507.4 571.0 4.1.12.3. Tỉnh Bắc Giang - Khi hạch toán kinh tế khi nông dân Bắc Giang trồng khoai lang cho thấy: Trên 01 sào Bắc Bộ 360m2, sau khi đối trừ thu chi (bảng 14) cho thấy: lãi thu được trên 1 sào trồng khoai lang là 387.200đ Bảng 14: Hạch toán trung bình trên 1 sào (360m2) trồng khoai lang của tỉnh Bắc Giang Đơn vị tính: 1000VND Huyện Huyện Huyện Nội dung Trung bình Tân Yên Việt Yên Hiệp Hoà Sản lượng thu (tổng số) 916.7 1166.7 1200.0 1094.4 Sản lượng bán 366.7 700.0 533.3 533.3 Dùng làm thức ăn 200.0 200.0 166.7 188.9 Dùng cho chăn nuôi 350.0 266.7 500.0 372.2 Sử dụng để giống 0.0 0.0 0.0 0.0 Chi phí đầu vào (tổng số) 674.3 768.3 679.2 707.3 19
  20. Mua giống 70.0 73.3 73.3 72.2 Phân chuồng 80.0 86.7 80.0 82.2 Đạm urê 44.3 46.5 36.5 42.4 Phân kali 42.0 51.0 36.7 43.2 Phân lân 38.0 44.2 39.3 40.5 Chuẩn bị làm đất 80.0 80.0 80.0 80.0 Thuê lao động 306.7 346.7 293.3 315.6 Tưới tiêu 13.3 40.0 40.0 31.1 Chi khác 0.0 0.0 0.0 0.0 Đối trừ thu chi (lãi) 242.3 398.3 520.8 387.2 V. Kết luận - Diện tích để trồng khoai lang của các điểm điều tra thuộc 9 huyện của 3 tỉnh Quảng Trị, Thanh Hoá và Bắc Giang là rất lớn. Nông dân tại đây gắn bó với loại cây trồng này trong nhiều năm qua và họ coi cây khoai lang là cây trồng không thể thiếu trong hệ thống canh tác. - Thời vụ trồng khoai lang đã được phân định rõ vào 3 thời vụ đó là: Vụ Đông, Vụ Đông Xuân và vụ Xuân. Tại tỉnh Quảng Trị tập trung chủ yếu vào vụ Đông Xuân, tại tỉnh Thanh Hoá và Bắc giang thời vụ khoai lang tập trung chủ yếu vào vụ Đông và Xuân. - Nông dân của các tỉnh đề nghị giúp đỡ cải tạo bộ giống khoai lang của địa phương, thay thế dần các giống cũ bằng các giống khoai lang mới có năng suất và chất lượng cao, gắn liến với quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến. - Quy trình canh tác của các điểm điều tra vẫn theo tập cũ của địa phương, quy trình kỹ thuật bón không thống nhất, lượng phân bón, tỷ lệ các loại phân không cân đối và thời gian bón phân chưa hợp lý. - Việc sản xuất khoai lang đã được thương mại hoá, sẩn phẩm này chủ yếu được bán tại nhà và ở chợ địa phương. Tuy nhiên giá bán khoai lang còn thấp và bấp bênh, trong khi giá cả đầu vào chi cho sản xuất lại cao. - Sản phẩm chế biến từ khoai lang còn rất đơn giản. Thân lá khoai lang chủ yếu phục vụ cho làm thức ăn gia súc, một phần làm lương thực, một phần được chế biến làm thức ăn khác. Tuy nhiên, các sản phẩm khác như: chế biến tinh bột, Chips và rượu từ khoai lang chưa được đề cập. - Các vấn đề nông dân đề nghị dự án giúp đỡ trong tương lai là: Thay thế các giống cũ bằng các giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn. Tập huấn cho nông dân am hiểu về các loại quy trình kỹ thuật, quy trình chế biến, quy trình bảo quản, và phương pháp duy trì vật liệu giống. - Việc trồng khoai lang của các tỉnh đã mang lại hiệu quả kinh tế tại tỉnh Quảng Trị khả năng thu lãi từ việc trồng khoai lang là: 9.840.000đ/ha, tại tỉnh Thanh Hoá là: 11.420.000đ/ha và tại tỉnh Bắc Giang là: 10.841.600đ/ha. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2