Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu, đào tạo và khuyến lâm trong lĩnh vựng công nghiệp rừng Việt Nam "
lượt xem 7
download
Kết quả khảo sát về tỷ lệ và trình độ được đào tạo của những người vận hành các xưởng cưa nhỏ vùng nông thôn cho thấy có một số vấn đề nổi cộm. Thứ nhất là trình độ văn hoá của ngành công nghiệp này khá hạn chế, thứ hai là vì một số xưởng xẻ chỉ ra rằng chất lượng đào tạo không đảm bảo, và ba là vì một số xưởng xẻ, doanh nghiệp cho rằng đào tạo hiện tại không phù hợp với nhu cầu của họ. Ở mặt tích cực có tới 73% các cơ sở được phỏng vấn cho...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu, đào tạo và khuyến lâm trong lĩnh vựng công nghiệp rừng Việt Nam "
- Ministry of Agriculture & Rural Development B ÁO C ÁO D Ự ÁN CARD 027/06/VIE TÀI LIỆU CHÍNH SÁCH: Nghiên cứu, đào tạo và khuyến lâm trong lĩnh vựng công nghiệp rừng Việt Nam. by Peter Vinden, Philip Blackwell and Pham Duc Chien Tháng 6, 2010
- MỤC LỤC 1.0 Tổng quan về nhu cầu đào tạo 2.0 Tổng quan về đòi hỏi nghiên cứu 3.0 Khuyến nghị Phục lục Phụ lục 1 Chứng chỉ Diploma cao cấp quốc gia trong quản lý công nghiệp rừng 2
- Tài liệu chính sách: Nghiên cứu, đào tạo và khuyến lâm trong công nghiệp rừng ở Việt Nam. by Peter Vinden, Phillip Blackwell và Pham Duc Chien 1.0 Tổng quan về nhu cầu đào tạo Kết quả khảo sát Kết quả khảo sát về tỷ lệ và trình độ được đào tạo của những người vận hành các xưởng cưa nhỏ vùng nông thôn cho thấy có một số vấn đề nổi cộm. Thứ nhất là trình độ văn hoá của ngành công nghiệp này khá hạn chế, thứ hai là vì một số xưởng xẻ chỉ ra rằng chất lượng đào tạo không đảm bảo, và ba là vì một số xưởng xẻ, doanh nghiệp cho rằng đào tạo hiện tại không phù hợp với nhu cầu của họ. Ở mặt tích cực có tới 73% các cơ sở được phỏng vấn cho biết họ rất quan tâm tới lĩnh vực đào tạo. Yêu cầu về đào tạo Khảo sát về quan điểm đối với đào tạo Bảng 1 tóm tắt quan điểm về đào tạo hiện tại trong lĩnh vực chế biến gỗ. Số liệu được tổng hợp cho các vùng của cả nước (ví dụ ở Miền Bắc, Trung, Nam). Bảng 1. Khảo sát về mức độ được đào tạo ở các cơ sở cưa xẻ %. Đội ngũ đã được đào tạo 13 Các cơ sở xẻ mong muốn được đào tạo 73 Các cơ sở xẻ chỉ ra rằng chất lượng đào tạo hiện tại đang có vấn đề 53 Các cơ sở xẻ chỉ ra rằng đào tạo không phù hợp với nhu cầu của họ 63 Bảng 1 chỉ ra một điều rõ ràng là rất ít các thành viên của các xưởng xẻ được đào tạo, tập huấn. Các lớp đào tạo hiện tại ít phù hợp với nhu cầu của họ, và chất lượng đào tạo khá nghèo nàn. Tuy nhiên, một điều nên nhớ là với một số rất ít được đào tạo, khái niệm “chất lượng nghèo nàn” có thể dựa vào cảm nhận hơn là vào kinh nghiệm. Chất lượng đào tạo thấp và ít phù hợp với nhu cầu của các cơ sở là các vấn đề chính của ngành công nghiệp chế biến với các xưởng xẻ quy mô nhỏ ở vùng nông thôn. Điều này 3
- có thể lý giải cho việc đào tạo hiện tại không thu hút được nhiều học viên theo học. Việc mất lao động khi để cho công nhân tham gia các khoá học cũng là một nguyên nhân quan trọng, và điều này chỉ ra rằng các khoá đào tạo nên được tổ chức cơ động và ở gần các cụm cưa xẻ. Table 2. Khảo sát các vấn đề trong đào tạo VẤN ĐỀ TRONG ĐÀO TẠO ĐỒNG Ý Chất lượng đào tạo thấp 73 Không có lao động làm việc nếu đi đào tạo 40 Đào tạo không liên quan tới hoạt động của xưởng 63 Đào tạo không phù hợp với thiết bị 20 Khoảng cách tới cơ sở đào tạo quá xa 13 Thiết bị tại cơ sở đào tạo quá cũ, lạc hậu 3 Bảng câu hỏi cũng đã hỏi về sự ưu tiên của các chủ đề mà các xưởng xẻ thấy là quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ công nhân của họ. Các chủ đề được xếp hạng dựa vào mức độ ưu tiên cho đào tạo của các xưởng xẻ (Bảng 3). Bảng 3. Thứ tự ưu tiên của các chủ đề đào tạo Chủ đề % Sản xuất đồ mộc 13.4 Mài cưa 12.2 Thực hành xẻ 11.8 Thị trường 11.5 Quản lý doanh nghiệp 9.1 Sấy bằng không khí (hong phơi) 9.1 Bảo quản 8.7 Thiết bị 8.7 Sấy cưỡng bức 7.5 Cơ lý gỗ 4.7 An toàn lao động 4.0 Sơ đồ xẻ 3.2 Chủ các xưởng cưa xác định sản xuất đồ mộc là các ưu tiên hàng đầu, sau đó tới kỹ thuật mài cưa, thực hành xẻ và thị trường. Chúng tôi tin rằng điều này nó lên sự quan tâm của một số các chủ xưởng xẻ, những người đang cố gắng có thêm thu nhập cho các xưởng xẻ của họ, thông qua việc cải thiện kỹ năng; cách thưc tiếp cận thị trường để có thể bán hàng tốt hơn, và cách thức mài cưa tốt hơn cũng như các kỹ năng vận hành cưa xẻ để hoạt động được hiệu quả hơn. Các xưởng xẻ cũng rất chú ý tới các kỹ năng về quản lý doanh nghiệp, sấy (hong phơi và sau đó là sấy cưỡng bức), bảo quản lâm sản và bảo dưỡng thiết bị. 4
- Kiến thức cơ bản về gỗ, một nguyên liệu thô và sức khoẻ và an toàn lao động được xếp vào hàng ưu tiên thấp. Các khảo sát tương tự được tiến hành ở Australia, Mỹ hay Châu Âu có thể xếp nhóm chủ đề này là ưu tiên hàng đầu cho đào tạo. Có thế là người vận hành các xưởng cưa chưa đánh giá đúng giá trị của các chủ đề này, hoặc cần thêm thông tin để hiểu các hoạt động của công nghiệp rừng, giá trị của các vấn đề được giải quyết từ các nguyên tắc ban đầu. Các thông tin thu được từ đợt khảo sát đã nêu rõ nhu cầu đào tạo cần được đẩy mạnh. Mục tiêu của đào tạo tập huấn sản xuất đồ mộc Đợt khảo sát công nghiệp cưa xẻ Miền Bắc, Trung và Nam hoàn thành năm 2008 chỉ ra một nhu cầu phát triển sản xuất đồ mộc ở vùng nông thôn. Từ viễn cảnh quốc gia, mục tiêu của việc thiết lập các khóa học này nhằm một số mục tiêu: • Cập nhật các kỹ năng cho vùng nông thôn, miền núi, chất lượng hóa sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc và an toàn lao động (và sức khỏe của công nhân) và cải thiện môi trường là việc của ngành công nghiệp. • Tạo ra công việc kinh doanh và việc làm • Sử dụng tốt hơn gổ rừng trồng keo và bạch đàn • Phát triển thương mại. Tạo ra công việc kinh doanh và việc làm Sản xuất đồ mộc là một ý tưởng tốt để phát triển ngành công nghiệp vùng nông thôn. Nó cung cấp một giá trị tổng hợp rất lớn cho công nghiệp cưa xẻ. Đòi hỏi đầu tư về thiết bị khá rẻ và có thể mở rộng thị trường tiêu thụ. Nó cũng giúp tạo ra việc làm cho vùng nông thôn và phát triển các kỹ năng cho khu vực. Ngành dịch vụ cho sản xuất đồ mộc cũng phát triển và bao gồm việc cung cấp các phần cứng, nhựa keo, sản xuất thiết bị, thiết kế vv. Cuối cùng, giá trị tổng hợp cũng góp phần giải quyết vấn đề liên quan tới sự bền vững của nhu cầu gỗ xẻ. Điều này được xác định dựa vào kết quả của đợt khảo sát. Sử dụng tốt hơn gỗ rừng trồng keo và bạch đàn Mặc dù chất lượng gỗ tròn keo hiện tại khá thấp, gỗ keo đã rất thành công trong thị trường nội địa để đóng đồ mộc và ván sàn. Chất lượng nguyên liệu thô trong tương lai được kỳ vọng là sẽ được cải thiện nhiều. Lượng gỗ khai thác được cũng được hy vọng là tăng lên nhiều. Đồ mộc là sản phẩm có giá trị cao nhất trong các sản phẩm sử dụng gỗ xẻ. Tuy nhiên, chất lượng đồ mộc phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng chế biến, ví dụ gỗ xẻ được xử lý tốt (như được sấy), thiết kế, các hoạt động sản xuất các thành phần và lắp ghép, và kỹ thuật tạo bề mặt ví dụ quét sơn. Phát triển thương mại Phân tích thương mại cho đồ mộc và xuất khẩu đồ mộc của Việt Nam cho thấy thương mại đã phát triển vượt bậc trong vòng 5 năm qua, và kết quả là Việt Nam là một trong 4 5
- nước xuất khẩu đồ mộc lớn nhất trên thế giới. Xuất khẩu đồ mộc dựa vào gỗ tròn nhập khẩu từ rất nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các chuyến viếng thăm các nhà máy sản xuất đồ mộc hiện đại ở Miền Trung và Miền Nam Việt Nam chỉ ra rằng các nhà máy này tập trung vào các thị trường ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Gỗ tròn nhập khẩu để sản xuất đồ mộc này có chất lượng rất cao và các loài (ví dụ Sồi Châu Âu, hồ đào Bắc Mỹ và rất nhiều lòai cây gỗ ở Châu Phi, Đông Nam Á và Nam Mỹ). Tuy nhiên, đào tạo kỹ thuật đòi hỏi bởi việc sản xuất sử dụng công nghệ cao cũng tương tự như các ngành công nghiệp nông thôn với công nghệ thấp. Thị trường mục tiêu cho đào tạo Tính kinh tế của việc cung cấp dịch vụ đào tạo phải dựa vào nguồn nhân lực có nhu cầu đào tạo phù hợp. Trong khi thị trường mục tiêu của dự án này là cưa xẻ vùng nông thôn và các ngành công nghiệp liên quan, rất rõ ràng là phạm vi phải được mở rộng để bao gồm tất cả các bên liên quan tiềm năng. Thị trường tiềm năng bao gồm: • Các xưởng chế biến vùng nông thôn • Quản lý tài nguyên rừng và chủ các dịch vụ lâm nghiệp • Học sinh tốt nghiệp (School leavers) • Xuất khẩu của các nhà máy sản xuất độ mộc • Công nhân có tay nghề cao • Công nhân quốc tế Một khảo sát chi tiết các xưởng chế biến vùng nông thôn đã xác định rõ ràng các ưu tiên đào tạo. Thảo luận với các nhà quản xuất khẩu định hướng sản xuất đồ mộc đã xác định các nhu cầu tương tự và hiện tại không có các lớp tập huấn phù hợp. Các học sinh tót nhiẹp sẽ có 2 mức độ kỹ năng khác nhau: • Các sinh viên được đào tạo trình độ cao tại trường và có khát vọng phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp rừng và sản xuất đồ mộc. • Các sinh viên có mực độ đào tạo hạn chế tại trường . Một số học sinh có thể nhận được mức độ đào tạo hạn chế về lĩnh vực gỗ và chế biến gỗ. Có một số công nhân có tay nghề cao do được đào tạo ở các trường trung cấp/cao đẳng kỹ thuật. Tuy nhiên, các chuyến thăm và làm việc với một số trường cao đẳng nghệ chỉ ra rằng cơ sở vật chất kỹ thuật cho đào tạo rất hạn chế nên khả năng thu hút nguồn sinh viên tới học tập là rất hạn chế. Đào tạo lĩnh vực công nghiệp rừng mức độ khu vực khá tốt như các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nôi, tuy nhiên một lần nữa máy móc thiết bị cho đào tạo còn khá yếu kém. 6
- Đào tạo kỹ thuật và đào tạo quản lý doanh nghiệp Sự ưu tiên cho quản lý doanh nghiệp bao gồm thị trường và quản lý kinh doanh. Không mục nào ở đây được được dự án thực hiện vì trong quá trình xây dựng dự án một vấn đề xuyên suất là việc tăng cường hiểu biết về các yêu cầu kỹ thuật cho chế biến gỗ. Tuy nhiên, với giả thiết là đòi hỏi với các kỹ năng và kiến thức liên quan tới quản lý doanh nghiệp, một chương trình sẽ được xây dựng các nguyên lý cơ bản về quản lý doanh nghiệp. Các chủ đề có thể bao gồm: • Công nghệ thông tin và truyền thông. • Quản lý dự án. • Lãnh đạo và làm việc theo nhóm. • Chất lượng dịch vụ. • Sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn lao động. • Quản lý nhân lực • Quản lý tài chính. • Thị trường lâm sản Yêu cầu về kỹ năng Yêu cầu về kỹ năng trong lĩnh vực công nghiệp rừng Việt Nam sẽ thay đổi nhiểu trong vòng 10 năm tới mà mức thay đổi này có thể hơn sự thay đổi diễn ra trong suốt 100 năm qua. Một mức độ quan tâm lớn hơn là nhu cầu cho sự phát triển các kỹ năng, ví dụ các kỹ năng về cách thức, tại sao, nơi nào; kỹ năng về tri thức, ví dụ lãnh đạo nhóm, kiểm soat sự thay đổi, kỹ năng đối xử giữa các cá nhân, các cá nhân chủ chốt và cách mạng, và kỹ năng kinh nghiệm sẽ cung cấp sự chuyển đổi từ quan sát tới các việc làm cụ thể. Kỹ năng rất khó định nghĩa. Nó có xu hướng diễn tả khả năgn hoặc hành xử mà một cá nhân có thể có và có thể bao gồm: • Thực hiện các kỹ năng • Nhận biết (suy nghĩ và nhận biết kỹ năng) • Tri thức (sử dụng kỹ năng). Sự dành được kỹ năng thông qua một số giai đoạn: • Ban đầu (tập sự) • Bắt đầu làm quen • Thành thạo • Giỏi giang • Chuyên gia Quá trình hình thành kỹ năng cũng phản ánh sự thay đổi: • Chuyển sự hiểu biết, tin cậy các nguyên tắc thành việc sử dụng các kinh nghiệm như là một hệ biến hóa. 7
- • Một sự thay đổi nhận thức của người học về trạng thái yêu cầu, đòi hỏi trong đó trạng thái được nhìn nhận một cách khá hạn chế trong quá trình nhận thức và nó sẽ được phát triển nhiều lên khi mà cả quá trình được hoàn thành và chỉ một số phần là có liên quan. • Quá trình tiếp diễn từ các quan sát tới sự thực hiện. Như vậy, sự hình thành kỹ năng được xác định như sau: (1) Một khái niệm thuộc chính thể luận bao gồm các ý tưởng về giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm và con người phát triển cả về nghề nghiệp và các lĩnh vực bên ngoài nghề nghiệp. (2) Một khái niệm về động thái mà các kỹ năng liên quan tới sự thay đổi và các khái niệm đa dạng về công nghệ và tổ chức. (3) Một khái niệm định hướng quá trình xác định là các kỹ năng cần tiếp tục phát triển theo thời gian và không bị hạn chế bởi ccs khung danh giới cứng nhắc. Nhu cầu về đào tạo dựa vào sự thành thạo để phát triển kỹ năng không phải là một vấn đề. Đòi hỏi về pháp chế đang được phát triển ở Việt Nam ví dụ như sự liên quan tới sức khỏe nghề nghiệp và anh toàn lao động (OH&S) và đòi hỏi về môi trường làm việc an toàn đòi hỏi đào tạo dựa vào sự thành thạo. Tuy nhiên, trong bối cảnh đào tạo hạn chế của ngành công nghiệp rừng Việt Nam, phải để người công nhân, những người yêu cầu kỹ năng mới nhận thức được và cho phép sự nhận thức và sự thay đổi của công nhân. Trong khi các mức độ khác nhau của đào tạo kỹ năng trong lĩnh vực công nghiệp rừng có thể được xác nhận, tính chất của thông tin do các nhà đào tạo, các cục vụ của Chính phủ, chính quyền địa phương, công nghiệp, giáo dục, giáo viên cần cho công đồng nông thôn là mức độ đào tạo mức độ 4-6 trong hệ thống các bậc từ 1-8, (mức độ 1 là mức cơ bản đủ hoàng thành một công việc tới mức độ 8 là tiến sĩ). Mức độ 1-3 (thực hiện kỹ năng) tốt nhất là được ngành công nghiệp giám sát ở nơi làm việc hoặc là trong trường hợp đào tạo vùng nông thôn do các cán bộ khuyến lâm của Cục lâm nghiệp thực hiện trong khi trình độ 7 và 8 và được giám sát tốt nhất người có trình độ đại học hoặc sau đại học giám sát. Điểm mấu chốt để đào tạo trình độ 4-6 với các mức độ kiến thức cơ sở khác nhau là có một bài giảng ở lớp đầu tiên để các học viên tự học, tài liệu này có thể được đưa lên internet trước khi khóa học bắt đầu. Tài liệu kỹ thuật cung cấp thông tin chung và cũng được cung cấp cho học viên trước khi khóa học bắt đầu và cung cấp cho học viên các kiến thức tổng quan ở trình độ đào tạo 4-6, nhưng cũng bao gồm tài liệu đọc có thể được sử dụng trong chương trình đào tạo ở khung trình độ bậc 1- 3. Tài liệu kỹ thuật và được xây dựng như là một phần của dự án CARD được xác định dưới đây. Như vậy, tóm tắt lại, dự án CARD đã tập trung vào đào tạo trình độ 4-6, các mức độ mà có nhu cầu cần thiết để cập nhật kỹ năng kỹ thuật phục vụ việc đẩy mạnh kinh doanh và nơi mà chưa có nhiều các mức độ đào tạo ở cấp độ này. Lý do cho việc này là đào tạo 8
- trình độ bậc 1-3 đã có sẵn ở các trường kỹ thuật, dạy nghề và mức độ 6-8 cũng được cung cấp tốt ở các trường đại học. Trong khi đào tào về lâm nghiệp và công nghiệp rừng trình độ bậc 4-6 do dịch vụ lâm nghiệp cung cấp, có một khoảng trống trong việc cấp kinh phí có lẽ đã làm cản trở sự phát triển của các khóa đào tạo thích hợp cho các dịch vụ cộng đồng vùng nông thôn. Do đào tạo trình độ 1-3 được thực hiện tốt nhất trên thực địa hoặc ở nơi làm việc, có một sự cần thiết là những người đào tạo trình độ này phải có trình độ đào tạo thích hợp và từ bậc 4-6. Như vậy, nhu cầu xác định bở dự án CARD cho đào tạo những người hướng dẫn/đào tạo viên, những người làm việc khắp các vùng nông thôn trên cả nước và có thể xây dựng, thực hiện các khóa đào tạo cho các vùng nông thôn miền núi. Để đạt được điều này, cần có sự điều chỉnh trong dịch vụ lâm nghiệp, chức năng nhiệm vụ của dịch vụ lâm nghiệp để có thể đạt được các khóa học matter. Ở môt số nơi đã thực hiện rất thành công mô hình này, ví dụ ở Ấn Độ có ICFRE được Dịch vụ lâm nghiệp Ấn độ hỗ trợ cung cấp các loại hoạt động này. Dịch vụ lâm nghiệp New Zealand Forest (tới trước khi thành lập tập đoàn) đạt được rất nhiều thành công trong đào tạo lâm nghiệp thông qua các trung tâm đào tạo, và đầu vào của đào tạo là các nhà lâm nghiệp thực địa, thanh tra gỗ và nghiên cứu viên từ các Viện nghiên cứu (một phòng của dịch vụ lâm nghiệp). Như vậy, tất cả các đội ngũ kỹ thuật của dịch vụ lâm nghiệp bao gồm các nghiên cứu viên được cung cấp đào tạo trong lớp học (để đảm bảo cập nhật nhu cầu cho các khóa học). Rất nhiều các khóa đào tạo được xây dựng và sẵn sàng đào tạo học viên trong lĩnh vực lâm nghiệp và công nghiệp rừng. Bằng Diploma quốc gia trong quản lý công nghiệp rừng Dựa vào kết quả khảo sát các xưởng xẻ vùng nông thôn, các cuộc thăm và làm việc với ngành công nghiệp, một số các cục vụ của Chính phủ và phân tích nhu cầu, đòi hỏi của nghiên cứu và đào taọ về cưa xẻ, bảo quản gỗ, sấy gỗ và đóng đồ mộc, các chuyên gia của dự án đã xác định và chi tiết hóa các chủ đề cần thiết để đào tạo quản lý công nghiệp rừng (trình độ 4-6). Chi tiết của môn học được trình bày ở Phụ lục 1. Có các nhóm chủ đề phục vụ việc đào tạo trình độ cho học viên: Chứng chỉ quốc gia (4 chủ đề), Diploma quốc gia (8 chủ đề) và bằng Diploma cấp 1 quốc gia (16 chủ đề), với các tín chỉ và chủ đề phù hợp với các chứng chỉ của trình độ đại học. Các khóa đào tạo đặc biệt (Specialised training courses) Cơ hội cho việc nhóm các nhóm chủ đề giống nhau để phù hợp với đào tạo nghệ nghiệp ở các trình độ kỹ thuật. Các khóa học tương tự cũng cần cho đội ngũ cán bộ chuyên môn (ví dụ các nhà lâm nghiệp trình độ đại học) những người đang làm việc cho dịch vụ lâm nghiệp và cần các kỹ năng thực hành và kiến thức về ngành công nghiệp mà có thể không có trong chươgn trình đào tạo bậc đại học. Các khóa đào tạo này cũng sẽ cung cấp việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa cán cán bộ kỹ thuật và chuyên môn. Điều này sẽ tạo thêm các lợi ích cho các cán bộ kỹ thuật muốn được được đào tạo để trở thành các cán bộ chuyên môn. Các khóa học như vậy có thể bao gồm thanh tra gỗ, vận hành doanh nghiệp, bảo vệ rừng (sử dụng rừng). Cấu trúc các khóa học này có thêm một số lợi ích như sau: 9
- • Ba mức độ đào tạo sẽ được thực hiện phản ánh nhu cầu về các kỹ năng mới cho các nhóm nghề nghiệp mục đích. • Các khóa học chung cho các nghề nghiệp khác nhau (thanh tra gỗ, quản lý nhà máy, bảo vệ rừng (sử dụng). Các cơ sở vật chất cho các khóa đào tọa này thay đổi và có thể chuyển đổi giữa các dịch vụ lâm nghiệp (dịch vụ lâm nghiệp sang công nghiệp hay ngược lại); đảm bảo trao đổi thông tinn (kiến thức chung, kinh nghiệm và trao đổi thông thin giữa nhà nước và giới tư nhân); chia sẻ kiến thức chung về nghề nghiệp (đào tạo đại học) và các đồng nghiệp chưa được đào tạo đại học; kinh tế về kích thước của khóa học và chương tgrình chung mà có thể cung cấp đào tạo kỹ thuật cho các cộng đồng vùng nông thôn. • Kỹ năng đào tạo bậc 4-6. Trước khi tiến hành bất cứ một khóa đào tạo đặc biệt nào, các học viên cần đạt được sự thành thạo tối thiểu về các phương pháp số. Một cách hiệu quả, điều này đảm bảo rằng các học viên đã dành được hoặc là thành công trong việc đạt được các mức độ đầu vào hoặc được công nhận là có đủ điều kiện để được đào tạo mức độ 4-6. Việc hoàn thành 16 chủ đề/môn học (Chứng chỉ Diploma quốc gia cấp 1) nên cung cấp một sự phù hợp giữa tiêu chuẩn của khóa đào tạo này với chương trình đại học. Các sinh viên tốt nghiệp được nhận bởi các ngành công nghiệp, dịch vụ lâm nghiệp có thể hưởng lợi từ các khóa đào tạo tương tự thông qua các lớp đào tạo đào tạo viên ở dịch vụ lâm nghiệp. Trong khi một số có thể đặt câu hỏi về nhu cầu cho đào tạo trình độ 7 tới trình độ 4-6, các lý do phản ánh các ý tưởng về việc xây dựng các kỹ năng được thảo luận ở trên: Đầu tiên, các khó đào tạo cung cấp sự phát triển của các kỹ năng mà thường không không có trong chương trình đào tạo ở các trường đại học. Ví dụ, các trường đại học hiếm khi cung cấp cho sinh viên các kỹ năng về lãnh đạo, làm việc theo nhóm, chất lượng dịch vụ vv. Giáo dục đại học thường không cung cấp đào tạo dựa vào khả năng ví dụ như kỹ năng về sức khỏe nghề nghiệp và anh toàn lao động cho ngành công nghiệp. Tương tự, thông tin kỹ thuật cho xưởng xẻ, bảo quản gỗ, sấy, quản lý sâu bệnh hại vv sẽ rất khác với các thông tin tương tự do các nhà thực hành cung cấp. Sinh viên, người lao động hưởng lợi từ cả hai hướng sẽ đòi hỏi mức độ thành thạo nhanh hơn và sẽ đánh giá cao sự áp dụng các kỹ năng này thông qua các hoạt động ở cơ sở của họ. Một điều được bàn luận là mức độ đào tạo 4-6 trong quản lý công nghiệp rừng tốt nhất khi được thực hiện ở các trung tâm đào tạo trong các dịch vụ lâm nghiệp. Một số cho rằng như vậy thì các dịch vụ lâm nghiệp sẽ không hưởng lợi trực tiếp; rất nhiều sinh viên hoặc người bắt đầu làm việc với dịch vụ lâm nghiệp sẽ quay trở lại làm việc cho công nghiệp khi được đào tạo xong. Điều này co thể không đúng nếu đứng về góc độ viễn cảnh kinh tế. Thư vây, cần có một nhiệm vụ rõ ràng hoặc một viễn cảnh cho vai trò của dịch 10
- vụ lâm nghiệp, vai trò hoặc đạo tạo nghề của dịch vụ lâm nghiệp và đào tạo tiếp tục mà cần phải được thực hiện. Điều này rõ ràng là cần thiết hơn nhu cầu bậc trung và nội bộ của dịch vụ lâm nghiệp, nhưng phải đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và công nghiệp rừng. Các chủ đề yêu cầu cho 3 ngành nghề (thanh tra gỗ, vận hành nhà máy và bảo vệ rừng được tóm tát ở các bảng 4, 5 và 6. Rất nhiều các chủ đề khá chung giữa 3 ngành nghề. Miêu tả chi tiết các ngành nghề được trình bày ở Phụ lục 1. 11
- Bảng 4 Đào tạo trình độ 4-6 cho các thanh tra gỗ (Timber Inspectors) 1a. Thanh tra gỗ (Tiên quyết phương pháp số lượng) - Sử lý gỗ bị nhiễm bệnh. - Quản lý côn trùng hại gỗ. - Thoái hóa sinh học của gỗ - Bảo quản gỗ 1b. Thanh tra gỗ cao cấp -Khoa học gỗ -Công nghệ thông tin và truyền thông. -Lãnh đạo và làm việc theo nhóm. -Chất lượng dịch vụ. 1c. Trưởng, thanh tra gỗ -Sức khỏe nghề nghiệp và an tòan lao động -Quản lý nhân sự -Quản lý tài chính -Quản lý dự án 12
- Bảng 5. Mức độ đào tạo 4-6 cho người vận hành cơ sở (cưa xẻ, xử lý gỗ, sấy gỗ). 2a. Người vận hành (Điều kiện tiên quyết Phương pháp đo đếm được) - Cư a x ẻ -Sấy gỗ -Bảo quản gỗ -Sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động. 2b. Người vận hành cao cấp -Khoa học gỗ -Công nghệ thông tin và truyền thông. -Lãnh đạo và làm việc theo nhóm. -Chất lượng dịch vụ. 2c. Trưởng vận hành -Quản lý đội ngũ -Quản lý tài chính. -Quản lý dự án -Nguồn gỗ 13
- Bảng 6. Đào tạo trình độ 4-6 cho bảo vệ rừng (sử dụng) 3a. Bảo vệ rừng (sử dụng) (Điều kiện tiên quyết –Phương pháp số lượng) -Nguồn tài nguyên gỗ -Khoa học gỗ -Cưa xẻ -Thóa hóa sinh học của gỗ 3b. Bảo vệ rừng cấp cao (sử dụng) -Công nghệ thông tin và truyền thông. -Lãnh đạo và làm việc theo nhóm -Chất lượng dịch vụ. -Sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động 3c. Trưởng bảo vệ rừng -Quản lý nhân viên -Quản lý tài chính. -Quản lý dự án -Thị trường lâm sản 14
- Đào tạo công nhân ở các cơ sở xẻ vùng nông thôn Chiến lược đào tạo công nhân trình độ 1-3 cho các cộng đồng nông thôn miền núi là cung cấp một hệ thống lao động quốc gia về lĩnh vực thanh tra gỗ, vận hành cơ sở và bảo vệ rừng, và các nhà lâm nghiệp với kiến thức kỹ thuật cần thiết cho mỗi lĩnh vực, và họ có kiến thức, nguồn lực và động lực cần thiết để triển khai đào tạo trong và ngoài các cớ cở chế biến gỗ. Việc đào tạo công nhân các xưởng xẻ vùng nông thôn sẽ được tiến hành ở hoặc các xưởng xẻ đơn lẻ hoặc các cụm cơ sở xẻ. Với một số lượng lớn công nhân hiện đang làm việc trong ngành công nghiệp và theo vị trí địa lý, chỉ các phương tiện thực hành được cung cấp bởi mạng lưới. Một điều được dự đoán là nguồn đầu vào (ví dụ tài liệ kỹ thuật) sẽ được đưa lên mạng dưới dạng cơ sở dữ liệu và được Dịch vụ lâm nghiệp Việt Nam duy trì. Để cung cấp các khoá đào tạo cho các cộng đồng miền núi, các khảo sát phải được tiến hành để đánh giá nhu cầu của cộng đồng và một số ưu tiên hạn chế cho một số lĩnh vực, ví dụ kiến thức cơ bản về gỗ và sức khoẻ nghề nghiệp và anh toàn lao động được xếp là các chủ đề có mức độ ưu tiên thấp. Trong khi có thể thiếu vắng sự đánh giá phù hợp các giá trị và nhu cầu về sự vận hành của ngành công nghiệp rừng, gía trị giải quyết vấn đề từ các nguyên tắc thứ nhất, các thông tin thu được từ đợt khảo sát rất giá trị trong việc xác định các nhu cầu đào tạo của các cơ sở xẻ, và việc ưu tiên hơn cho các chủ đề cần nhiều thực hành hơn hơn là khoa học gỗ, sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn lao động, sơ đồ xẻ. Dựa trên cơ sở thông tin này, một chương trình đào tạo bậc 1-3 bao gồm một số chủ đề được trình bày ở Bảng 7. Bảng 7. Đào tạo kỹ năng trình độ 1-3 cho các cơ sở xẻ vùng nông thôn MODULE 1 Thực hành cưa xẻ Sản xuấ đồ mộc Kỹ thuật mài cưa 15
- MODULE 2 Hong phơi (sấy không khí). Sấy cưỡng bức Bảo quản gỗ MODULE 3 Bảo dưỡng thiết bị Thị trường Quản lý kinh doanh Khoa học gỗ, sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn lao động và sơ đồ xẻ được xây dựng như là các thành phần tổng hợp của các khoá học. Chi tiết của các khoá đào tạo và tài liệu kỹ thuật và tài liệu may chiếu sẽ được xây dựng như là một phần của dự án CARD. 16
- 2.0 Tổng quan về nghiên cứu công nghiệp rừng Duy trì sự phát triển của công nghiệp cưa xẻ vùng nông thôn và sử dụng gỗ keo và bạch đàn rừng trồng và trang trại lâm nghiệp đỏi hỏi một mục tiêu quốc gia để phát triển một công nghiệp sản xuất gỗ và sản phẩm gỗ bền vững và có tính cạnh tranh quốc tế cao; chế biến hiệu quả dựa vào các cơ hội sản xuất tăng thêm giá trị và sử dụng nguồn cung cấp gỗ hiệu quả để đem lại lợi ích kinh tế cho vùng và quốc gia. Điều này cũng đòi hỏi một chương trình nghiên cứu của ngành có sự đảm bảo về mặt tài chính và ổn định để đảm bảo cho sự phát triển và cập nhật các công nghệ liên quan. Trong khi các ý kiến có thể bày tỏ quan điểm, một xu hướng trong rất nhiều các nền kinh tế phát triển là tăng cường các nguyên tắc định hướng các nghiên cứu của ngành; từ bỏ trách nhiệm của chính phủ về các nghiên cứu định hướng của ngành và những người sử dụng kết quả nghiên cứu phải trả tiền cho nghiên cứu. Trong khi có rất nhiều các lợi ích về cơ sở vật chất kỹ thuật ở các cơ quan nghiên cứu để thực hiện các nghiên cứu mang tính thương mại, cần có một sự hài hoà để đảm bảo rằng các chương trình nghiên cứu quốc gia không phải là sự thoả hiệp; tính liên tục và sự sống động của các cơ quan nghiên cứu không bị tiêu tan và như vậy nghiên cứu viên sẽ không được đảm bảo hoặc là chủ đề cho những bàn cãi. Các nguồn tài chính không rõ ràng không nên được sử dụng như là một công cụ để thúc đẩy các nghiên cứu xuất sắc và không thể là vật thay thế cho nguồn tài chính của cơ sở nghiên cứu. Chương trình được xác định bên dưới được định hướng để cung cấp một tiêu chuẩn quốc tế trong các viện nghiên cứu công nghiệp rừng trong khi cũng đáp ứng các mục tiêu dài hạn của các sản phẩm công nghiệp rừng có tính cạnh tranh quốc tế và đáp ứng nhu cầu của các cộng đồng vùng nông thôn. Chi tiết về nhu cầu nghiên cứu về cưa xẻ, sấy và bảo quản gỗ được trình bày trong các báo cáo khác. Mục tiêu là cung cấp một chương trình nghiên cứu nơi mà các ngành có thể đảm đương. Chương trình được xác định phía dưới là đối tượng cho công nghiệp rừng và không xác định nhu cầu nghiên cứu lâm nghiệp. Vai trò nghiên cứu quốc gia trong công nghiệp rừng Mục tiêu hoặc nhiệm vụ được thực hiện trong lĩnh vực công nghiệp rừng nên theo thứ tự giữa các nguồn nhân lực để hỗ trợ xây dựng một tương lai bền vững. Và áp dụng các công nghệ tiên tiến về thiết kế sự dụng carbon hiệu quả trong tất cả các hoạt động, đứng đầu cho sự phát triển của các hệ thống mới về sản xuất, sản xuất công nghiệp, chế tạo, sử dụng, tái chế và làm giảm thiểu lượng carbon phát thải vào môi trường. Điều này đạt đượng thông qua: • Giảm sử dụng năng lượng hoá thạch giá trị thông qua các quá trình thay thế than/dầu mỏ bằng cách sử dụng bền vững nguyên liệu ligno-cellulosic khai thác từ sinh khối/sợi gỗ thực vật và 17
- • Tăng cường thời gian sử dụng sản phẩm thông qua các nghiên cứu cơ bản về cấu trúc và chức năng của ligno-cellulose ở các sản phẩm và ứng dụng các kiên thức này thông qua công nghệ sạch tiên tiến. Cellulose là polymer tự nhiên sẵn có nhất trên trái đất. Lignin là polymer sẵn có thứ hai. Cả hai loại polymer này có các đặc tính lý hóa học tuyệt vời và đặc tính công nghệ có thể làm nguyên liệu chủ yếu cho thức ăn, ngăng lượng, nguyên liệu đốt lỏng, nguyên liệu và hóa chất một cách bền vững. Nhu cầu nghiên cứu bao gồm: Chuyển các nghiên cứu cơ sở sang nghiên cứu về cơ sở phân tử của cellulose, lignin và sản phẩm sợi gỗ, làm sáng tỏ sự hình thành hóa sinh tổng hợp của lignin, cellulose và hemicellulose ở thực vật và tìm hiểu xem kiến thức nào có thể được áp dụng cho công nghiệp sản xuất nguyên liệu gỗ, ví dụ như rưng trồng, cung cấp gỗ, sợi gỗ cho công nghiệp chế biến. Sử dụng kết quả phân tích chu kỳ sống để đánh giá các ứng dụng tiên tiến của sợi gỗ thực vật hay sinh khối. Việc sự dụng kết quả phân tích vòng đời nên được thiết kế tập trung nghiên cứu và các nhà khoa học để xem xét vấn đề cơ sở và các giải pháp tiến tiến làm lợi trực tiếp tới các chủ đất (nông nghiệp, lâm nghiệp và làm vườn), kiến trúc, xây dựng, kế hoạch, nhà công nghiệp, nhà sản xuất và khách hang. Tiến trình và nội dung nghiên cứu cũng thu hút sự quan tâm của công chúng và sinh viên, những người muốn mở rộng sự hiểu biết của họ về sản xuất và sử dụng sản phẩm sử dụng ligno-cellulosic; thiết kế hệ thống công nghiệp và kế hoạch dài hạn cho một tưong lai bền vững. Bốn chương trình và sự tương quan bao gồm Cải tiến, khoa học cơ bản, công nghệ hiện đại và giáo dục và chuyển giao kiến thức được trình bày ở Bảng 1. 18
- BẢNG 1. Trung tâm nghiên cứu hợp tác về giải pháp Ligno- Cellulosic 1. Đổi mới • Thiết kế sử dụng Carbon hiệu quả. • Thiết kế cho tái chế, tái sử dụng. • Thiết kế cho sử dụng lâu bền. 4. Giáo dục và chyển giao kiến thức • NCS tiến sĩ tập trung vào các chương trình nghiên cứu. • Các khoá đào tạo thạc ĩ về sử thiết kế sử dụng Carbon hiệu quả với đầu vào tại các trường đại học Australia, Europe, Mỹ, và châu Á. • Hỗ trợ thiết kế phần mềm. • Phát triển chính sách về thiết kế sử dụng Carbon hiệu quả ở Đông Nam Á (thông qua 3. Công nghệ mới • Nhiệ độ thấp nhiệt phân sinh khối phế thải sản xuất furfural và năng 2. Khoa học cơ bản lượng dạng lỏng (ethanol). • Hoá sinh thành tổng hợp sinh học của lignin, cellulose và • Chế biến vỏ và tannin để loại bỏ proteins, kim loại nặng, dầu cho tái hemicellulose chế và tận dụng phế loại công nghiệp. • Hỗn hợp sợi Lignocellulose • Công nghệ Microwave cho chế biến sinh khối. • Tác động qua lại của Lignocellulose • Plastics lignocellulose . • Thay đổi lý hoá tính của sợi gỗ. • Hốn hợp sinh học tái tạo móiư cho ứng dụng công nghiệp • Thoái hoá sinh học • Cưa xẻ, sấy và bảo quản gỗ 19
- Mô tả chương trình cho trung tâm hợp tác nghiên cứu về giải pháp Ligno- Cellulosic Chương trình 1. Đổi mới (cải tiến) 1.1 Thiết kế sử dụng carbon tích cực (CPD); thiết kế cho tái sử dụng tái chế và dây chuyền và độ bền cao cung cấp chương trình tổng thể cho đổi mới. Một chương trình có thể được phát triển và ứng dụng để kiểm tra các ý tưởng, kế hoạch, chính sách, tiến trình, sản phẩm, nghiên cứu, phát triển công nghệ, xây dựng hoặc hệ thống nông nghiệp: kiểm tra môi trường tiềm năng, tác động xã hội và kinh tế trong một vòng chu kỳ của đổi mới. Tiến trình cho phép tác động qua lại để kiểm tra sự cải tiến cho tới khi giải pháp tối thu được. Tiến trình cung cấp đầu vào (năng lượng và tài nguyên) và đầu ra (sản phẩm cuối cùng, phế thải và ô nhiễm) với chú ý đặc biệt vào CO2 và các chất độc hại có thể làm tổn hại tới sức khỏe con người và môi trường so sánh với các họat động của con người với các hoạt động lý tưởng hoặc hiện tại. CPD bao gồm phân tích vòng đời thông qua mô hình tổng hợp đầu vào trực tiếp và gián tiếp. Mục tiêu là nên chú trọng vào các giải pháp mà đã được xây dựng và mở rộng ứng dụng với số lượng các chất hóa học và các chất ô nhiễm và xây dựng một trợ giúp thiết kế mà có thể được sử dụng ở giai đoạn đầu tiên của quá trình cải tiến. 1.2 Thiết kế để tái chế, tái sử dụng và dây chuyền: Phần lớn các sản phẩm đã được thiết kế cho người sử dụng trong đó các phế phẩm, sự lãng phí nguyên liệu đã làm gia tăng sự hoang phí nguồn tài nguyên không tự tái tạo. Rất tiểm năng, rất nhiều các sản phẩm có thể được thiết kế để có thể tái chế. Cả tòa nhà được xây dựng, ví dụ nơi mà sợi gỗ được tập hợp với lignocellulosic để xây dựng, vào cuối chu kỳ sử dụng thì có thể được tái chế thành sản phẩm mới hoặc có thể xây dựng các tòa nhà khác từ sợi gỗ tương tự. Điều này đòi hỏi là tất cả các công nghệ liên quan tới sản phẩm hoặc tòa nhà được lựa chọn, và do vậy chúng có thể phù hợp với các công nghệ tái chế. 1.3 Tính lâu bền của thiết kế là thời gian sử dụng một sản phẩm nào đó. Điều này đặc biệt quan trọng trong ứng dụng kết cấu có khả năng kháng sự phá hủy UV, sự phá hủy sinh học mà có thể ảnh hưởng tới sự an toàn của con người. Các thuộc tính như thẩm mỹ cũng rất quan trọng cả cho thiết kế và kỹ thuật và người sử dụng. Sự lâu bền của thiết kế xác định môi trường vi mô trong đó một sản phẩm ví dụ một yếu tố xây dựng sẽ được nghiên cứu và đánh giá về sự lâu bền của thành phần. Một điều rõ ràng là giải pháp cung cấp các tiến trình kiểm tra lợi ích/chi phí của việc đánh giá và thay thế các sản phẩm và giá trị sử dụng của chúng. Quá trình cũng cung cấp phân tích khoảng trống của thông tin mà có thể bị thiếu trong mối quan hệ với nguyên liệu hoặc sản phẩm và các nghiên cứu có thể cần được tiếp tục. Chương trình 2 Khoa học cơ bản 2.1 Biochemical pathways for lignin, cellulose and hemicellulose biosynthesis Mục tiêu là làm sáng tỏ hơn chức năng gen liên quan tới cellulose, hemicellulose và lignin và cách thức sinh hóa hình thành và phát tireen sợi gỗ, mô tia và các đặc tính của gỗ. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 366 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 168 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 349 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 128 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 132 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 131 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 120 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 135 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 93 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 104 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 104 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 107 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 87 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 119 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn