intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

76
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tăng năng suất và chất lượng lúa gạo, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, giảm chi phí sản suất, đảm bảo xuất khẩu 4-5 triệu tấn gạo/năm và có sức cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới. 1.2 Lĩnh vực Nghiên cứu và phát triển Nghiên cứu cải tiến tính di truyền, để đạt năng suất cao hơn, chất lượng hàng hóa tốt hơn kết hợp mở rộng thực hành các biện pháp canh tác tiên tiến (thực hiện sản suất theo hướng nông nghiệp sạch; quản lý cây trồng tổng hợp; phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp), nâng cao tiêu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển "

  1. XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CHO VIỆT NAM HỘI THẢO VỀ CÂY TRỒNG TÀI LIỆU VỀ THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển (ARDOs) ARDO 1: Cây Lúa ARDO 2: Cây Màu ARDO 3: Cây Đậu đỗ thực phẩm ARDO 4: Cây Công nghiệp ARDO 5: Cây ăn quả ARDO 6: Rau ARDO 7: Hoa ARDO 8: Cây thức ăn chăn nuôi ARDO 9: Cây trồng cho mục đích sử dụng mới Tháng 11 năm 2006
  2. ARDO 1: CÂY LÚA 1. MÔ TẢ ARDO 1.1 Mục tiêu quốc gia Tăng năng suất và chất lượng lúa gạo, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, giảm chi phí sản suất, đảm bảo xuất khẩu 4-5 triệu tấn gạo/năm và có sức cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới. 1.2 Lĩnh vực Nghiên cứu và phát triển Nghiên cứu cải tiến tính di truyền, để đạt năng suất cao hơn, chất lượng hàng hóa tốt hơn kết hợp mở rộng thực hành các biện pháp canh tác tiên tiến (thực hiện sản suất theo hướng nông nghiệp sạch; quản lý cây trồng tổng hợp; phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp), nâng cao tiêu chuẩn chất lượng và an toàn lương thực, thực hành tốt hơn kỹ thuật thu họach và công nghệ chế biến, bảo quản, cất giữ sản phẩm sau thu họach. 1.3 Đối tượng nghiên cứu 1. Giống cải tiến cho năng suất cao 2. Giống lúa lai F1 3. Giống lúa thuần địa phương 4. Giống địa phương chín muộn với đặc tính thơm (giống đặc sản) Tất cả các giống phải cho năng suất cao, chất lượng tốt (đáp ứng thị trường xuất khẩu), thích ứng được ở từng điều kiện môi trường sinh thái khác nhau (điều kiện thâm canh, điều kiện khắc nghiệt như vùng đất phèn, vùng đất mặn, vùng nước sâu, vùng đât hạn trồng lúa nhờ nước trời) trên phạm vi cả nước. Những giống trên được chia làm 4 nhóm chính dựa vào thời gian sinh trưởng như sau: 1. Nhóm lúa cực sớm ( từ khi gieo hạt đến khi thu họach dưới 90 ngày) 2. Nhóm chín sớm (từ khi gieo hạt đến khi thu họach từ 91 đến 100 ngày) 3. Nhóm lúa trung mùa (từ khi gieo hạt đến khi thu họach từ 1011 đến 125 ngày) 4. Nhóm chín muộn hoặc lúa mùa (thường là lúa mùa địa phương, có tính cảm quang) Vùng sản xuất Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 Các tỉnh vùng núi Nhóm cực sớm; nhóm chín Nhóm lúa trung mùa Nhóm chín muộn phía Bắc sớm:(Tạo, chọn, chọn Chọn thuần các giống địa (Tạo, chọn) thuần) phương - Các giống cải tiến - Các giống lai F1 Đồng bằng Sông Nhóm cực sớm; nhóm chín Nhóm lúa trung mùa:Chọn Nhóm chín muộn Hồng sớm:(Tạo, chọn, chọn thuần -Chọn thuần các ( ĐBSH) thuần) - Các giống trung mùa giống lúa thơm - Các giống cải tiến - Các giống lúa thơm ( Lúa đặc sản) - Các giống lai F1 - Giống có mùi thơm Các tỉnh miền Trung Nhóm cực sớm; nhóm chín Nhóm lúa trung mùa: sớm:(Tạo, chọn) - Các giống cải tiến -Chọn thuần các giống lúa - Các giống lai F1 thơm - Giống có mùi thơm Các tỉnh Tây Nguyên Nhóm cực sớm; nhóm chín Nhóm trung mùa:Chọn và Đông Nam Bộ sớm:(Tạo, chọn, chọn thuần thuần) - Các giống lúa thơm - Các giống cải tiến - Các giống trung mùa địa - Các giống lai F1 phương Đồng Bằng Sông Nhóm cực sớm; nhóm chín Nhóm trung mùa: (Tạo, Nhóm chín muộn 2
  3. Cửu Long sớm:(Tạo, chọn, chọn chọn , chọn thuần) Chọn thuần (ĐBSCL) thuần) - Các giống cải tiến - Các giống địa - Các giống cải tiến - Các giống lai F1 phương - Các giống lai F1 - Giống có mùi thơm - Các giống lúa thơm - Giống có mùi thơm - Các giống trung mùa 2. SỐ LIỆU THỐNG KÊ NGÀNH 1 Giới thiệu Cây lúa đã được trồng trên đất nước Việt Nam từ bốn nghìn năm trước, kinh nghiệm và nghệ thuật của người trồng lúa đã lớn lên theo thời gian cùng với các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia… Lúa là cây lương thực rất quan trọng, cung cấp 20% nhu cầu năng lượng cho tòan thế giới, 60-70% người Châu Á, và từ 35-59% cho hơn ba tỷ người (FAO,1984), đặc biệt ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Cây lúa có thể phát triển và chịu đựng được ở rất nhiều môi trường có điều kiện bất thuận khác nhau (điều kiện ngập nước lâu ngày, đất hạn, đất mặn, đất phèn ) mà các cây trồng khác không thể sống được. Chính vì thế mà đôi khi cây lúa được gọi là một "cây tiên phong" và, ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nó là một trong số ít cây trồng hàng năm có thể cho hiệu quả. Lúa là thành phần cơ bản trong an ninh lương thực của nhiều nước Châu Á bao gồm cả Việt Nam và đã được trồng liên tục trên cùng một diện tích hàng nghìn năm. Sự khác nhau với các cây trồng khác ở chỗ nó đảm bảo an ninh lương thực cho từng gia đình và cho cả một quốc gia. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người ở các quốc gia ăn lúa gạo. Những giống lúa mới với hàm lượng protein cao, lúa "gạo vàng" với tiền tinh tố A cao đang có khả năng phát triển sẽ giúp cho cải thiện tốt hơn chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người. 2.2 Đặc điểm ngành và triển vọng Diện tích và sản lượng Theo thống kê về "phát triển nông nghiệp" năm 2005, Việt Nam có diện tích lúa là 7326.400 ha được chia thành ba nhóm: o Lúa Đông Xuân (ĐX), từ tháng 11 năm trước đến tháng tư năm sau có 2.942.000 ha. o Lúa Hè Thu (HT), từ tháng tư đến tháng 10 có 2.348.600 ha. o Lúa Mùa (từ tháng 7 đến tháng 12 ở các tỉnh phía Bắc và từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau ở các tỉnh phía Nam), có 2.035.800 ha (xem bảng 1) Bảng 01. Diện tích và sản lượng lúa từ 1990-2005* Diện tích Sản lượng Năm trong đó trong đó Tổng Tổng số Lúa Lúa Lúa Lúa ĐX Lúa HT Lúa số ĐX HT Mùa Mùa Đơn vị tính: 1000 ha Đơn vị tính: 1000 tấn 1990 6.006,8 2.037,6 1.215,7 2.753,5 1.9225,1 7.865,6 4.090,5 7.269,0 1995 6.765,6 2.421,3 1.742,4 2.601,9 2.4963,7 10.736,6 6.500,8 7.726,3 2000 7.666,3 3.013,2 2.292,8 2.360,3 3.2529,5 15.571,2 8.625,0 8.333,3 2001 7.492,7 3.056,9 2.210,8 2.225,0 3.2108,4 15.474,4 8.328,4 8.305,6 2002 7.504,3 3.033,0 2.293,7 2.177,6 3.4447,2 16.719,6 9.188,7 8.538,9 2003 7.452,2 3.022,9 2.320,0 2.109,3 3.4568,8 16.822,7 9.400,8 8.354,3 3
  4. 2004 7.445,3 2.978,5 2.366,2 2.100,6 3.6148,9 17.078,0 10.430,9 8.640,0 2005 7.326,4 2.942,0 2.348,6 2.035,8 3.5790,8 17.331,7 10.415,1 8.044,0 So với năm trước (= 100)-% 1990 102,2 104,1 106,6 99,1 101,2 104,3 100,7 98,3 1995 102,5 101,7 109,9 98,9 106,1 102,2 114,5 105,3 2000 100,2 104,3 97,9 97,4 103,6 110,4 98,5 97,7 2001 97,7 101,5 96,4 94,3 98,7 99,4 96,6 99,7 2002 100,2 99,2 103,7 97,9 107,3 108,0 110,3 102,8 2003 99,3 99,7 101,1 96,9 100,4 100,6 102,3 97,7 2004 99,9 98,5 102,2 99,2 103,8 101,5 109,6 101,7 2005 98,4 98,8 99,3 96,9 99,0 101,5 99,8 93,1 * Số liệu từ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn. Sản suất lúa ở Việt Nam mang các đặc điểm sau: • Hai vụ lúa chính ở Phía Bắc: lúa ĐX và lúa Mùa, cũng trùng khớp với hai mùa Mùa khô và Mùa mưa. • Ba vụ lúa chính ở Phía Nam và các tỉnh Miền Trung: lúa Đông xuân, lúa Hè Thu và lúa Mùa • Cuộc cách mạng xanh trong những năm 1960, nhiều giống lúa với thời gian sinh trưởng ngắn, thấp và cứng cây chống đổ tốt chịu được môi trường thâm canh, cho năng suất cao đã được đưa vào sản suất do đó đã đóng góp một cách có ý nghĩa vào việc thâm canh trong hệ thống cây trồng tăng năng suất và tăng thu nhập. • Từ 1990-2005, diện tích trồng lúa đã mở rộng lên 22% (trong số này lúa ĐX chiếm 44,8%; lúa HT và lúa Mùa chiếm 93,4%). Nếu tính từ 2001 đến 2005 thì diện tích lúa giảm đi 2,5% • Trong khi đó tổng sản lượng lúa đã tăng 86% từ 1990-2005 • Có sự thay đổi lớn diễn ra hàng năm như vậy là do. - Sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các chính sách về nông nghiệp của Nhà nước: như cải tạo hệ thống thủy lợi, chính sách về cải tạo giống cây trồng, chính sách về bảo đảm an ninh lương thực Quốc gia, chính sách về xóa đói giảm nghèo...) - Đầu tư cho nghiên cứu tạo chọn giống lúa đã tăng lên, nhiều giống mới đã thay thế giống cũ trên phạm vi cả nước - Các giống lúa lai F1 đã được nhập vào để sản xuất, chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, một phần ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên - Những giống cảm quang có năng suất cao, chất lượng gạo tốt, khả năng thích ứng tốt hơn, chống chịu sâu bệnh hại tốt hơn được duy trì trong sản xuất - Diện tích trồng các giống lúa Mùa dài ngày giảm đi và đã được thay thế bằng các giống lúa cải tiến năng suất cao, đặc biệt ở đồng bằng Sông Hồng. (xem bảng 02): Bảng 2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm1961-2005* Diện tích Năng suất Sản lượng Năm Đơn vị So với So với năm Đơn vị So với năm 1000 ha năm Tấn/ha trước (%) 1000 tấn trước (%) trước (%) 1961 4.744,000 - 1.896 - 8.997,400 - 1965 4.826,300 101,73 1.941 102,37 9.369,900 104,14 1970 4.724,400 97,88 2.153 110,92 10.173,300 108,57 4
  5. 1975 4.855,900 102,78 2.120 98,46 10.293,600 101,18 1980 5.600,200 115,32 2.080 98,11 11.647,400 113,15 1985 5.730,900 102,33 2.783 133,79 15.874,800 136,29 1990 6.027,700 105,17 3.189 114,58 19.225,104 121,10 1995 6.765,600 102,53 3.690 103,47 24.963,700 106,10 2000 7.666,300 100,23 4.240 103,28 32.529,500 103,61 2001 7.492,700 97,73 4.290 101,17 32.108,400 2002 7.504,300 100,15 4.590 106,99 34.447,200 98,70 2003 7.449,300 99,26 4.630 100,87 34.518,600 107,28 2004 7.445,300 99,94 4.860 104,96 36.148,900 100,20 2005 7.326,400 98,40 4.890 100,61 35.790,800 104,72 * Số liệu từ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Năng suất lúa tăng trung bình hàng năm là 2,2% từ 1961-1990 (1,896 tấn/ha năm 1961 lên 3,189 tấn/ha năm 1990). Sự tăng này là do đóng góp từ cuộc cách mạng xanh trong công cuộc tạo chọn giống lúa. Năng suất lúa tăng trung bình hàng năm là 2,2% từ 1990-12005 (3,69 tấn/ha năm 1990 lên 4,89 tấn/ha năm 2005). Sự tăng này đóng góp chủ yếu là lúa lai F1 ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và các giống năng suất cao ở các tỉnh ĐBSCL. Cộng thêm vào là những biện pháp kỹ thật gieo trồng tiên tiến đã được áp dụng rộng rãi trong sản xuất (như kỹ thuật quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), quản lý dich bệnh và sâu hại tổng hợp (IPM), thực hiện sản xuất lúa an toàn (GAP) và gần đây là kỹ thuật sản xuất lúa theo phương pháp "ba giảm, ba tăng". Ba mươi năm qua, tổng sản lượng lúa của Việt Nam tăng trung bình 6,6%/năm, đứng hàng đầu thế giới, và hiện nay đã trở thành một cường quốc xuất khẩu gạo. Giá trị và thị trường Thị trường xuất khẩu • Theo thống kê của FAO năm 2004: 86% thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới là từ Thái Lan (30%), Việt Nam (14%), Mỹ (14%), Ấn Độ (12%), Trung Quóc (9%) • Cũng theo thống kê của FAO 2004, tổng sản lượng lúa gạo thế giới đã tăng từ 144 triệu tấn năm 1975 lên 606 triệu tấn năm 2005 • FAO dự đoán nhu cầu về lúa gạo sẽ tăng lên 800 triệu tấn vào năm 2030- tăng khoảng 1% /năm • Giá gạo trên thị trường thế giới đã giảm từ 750 USD/tấn (1975) xuống còn 240USD/tấn (2005). • Về chất lượng gạo xuất khẩu khác nhau theo các nước: Ai Cập, các nước Châu Âu, Mỹ, Úc , Ấn Độ, Achentina, Uruguay, (Ấn Độ và Pakistan xuất khẩu gạo Basmathi) xuất khẩu gạo có chất lượng cao. Các nước như Thái Lan, Việt Nam, xuất khẩu gạo với chất lượng trung bình; Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Trung Quốc, Việt Nam xuất khẩu gạo có chất lương thấp. • Một vài nước xuất khẩu gạo chính như: Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam đang từ trồng lúa chuyển sang trồng cây xuất khẩu khác trong khi một vài nước coi việc mở rộng diện tích là mục tiêu của quốc gia (Campuchia là một ví dụ). • Từ năm 1989 khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên hàng năm, năm 2005 đã đóng góp tớii 40% tổng giá trị của nông nghiệp vào GDP của đất nước. • Khối lượng gạo xuất khẩu năm 2005 tăng gấp 3,6 lần so với năm 1989, tăng trung bình 21,1% một năm 5
  6. Thị trường gạo xuất khẩu của Việt nam là các nước Châu Á (chiếm tới 40-60% khối • lượng xuất khẩu hàng năm), ngoài ra cũng xuất sang các thị trường Châu Âu, Châu Phi, Trung Đông và Nhật bản nhưng khối lượng tăng lên trong các năm tới không lớn lắm. Thị trường trong nước Việt Nam là một nước trồng lúa với dân số 80 triệu người mà lúa gạo là khẩu phần • ăn chính hàng ngày, hiện nay đời sống ngày càng được cải thiện thì yêu cầu về gạo chất lượng cao cũng ngày càng tăng • Thị trường trong nước ước tính khoảng 22 triệu tấn/năm với tổng giá trị khoảng 5 tỷ đôla • Ngoài ra cần 8 triệu tấn gạo giá trị thấp và các phụ phẩm của lúa để làm thứ ăn chăn nuôi. • Hầu như tất cả các vùng trồng lúa ở Việt Nam tự túc được lương thực, gạo xuất khẩu được sản xuất chính ở ĐBSCL (chiếm 80-90 % khối lượng) (Xem bảng 3 và 4) Bảng 3. Thống kê khối lượng, giá, tổng giá trị gạo xuất khẩu hàng năm của Việt Nam Năm Khối lượng Đơn giá Tổng giá trị Tổng nhập khẩu xuất ( đôla /tấn) ( 1000 đôla) tòan thế giới ( 1000 tấn) (tấn) 1989 1.420,000 204 290.000 - 1990 1.624,000 248 304.637 - 1991 1.033,000 283 234.482 - 1992 1.945,800 239 417.742 - 1993 1.722,000 209 310.000 - 1994 1.983,000 230 359.600 - 1995 1.988,000 289 391.900 - 1996 3.500,000 303 750.000 19.700.000 1997 3.574,804 256 870.892 18.800.000 1998 3.800,000 288 1.023.997 27.200.000 1999 4.550,000 228 1.037.400 24.900.000 2000 3.476,000 177 600.000 22.300.000 2001 3.730,000 154 545.000 21.500.000 2002 3.480,000 180 560.000 23.800.000 2003 3.813,000 189 727.000 24.900.000 2004 4.059,740 233 950.390 27.230.000 2005 5.250,270 268 1.407.230 * Nguồn: FAOSTAT, 2000; Tran Van Dat 2004 và Bộ Thương Mại Việt Nam Bảng 4. Thị trường gạo xuất khẩu gạo 2002 2004 2005 Thị trường Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị xuất (1000 tấn) ( triệu (1000 tấn) ( triệu (1000 tấn) ( triệu USD) USD) USD) Tổng số 3.135,20 560.000 4.059,74 950,39 5.250,27 1.407,23 Bắc Mỹ 301,1 1,12 0,32 - - Mỹ - 0,89 0,24 - - 6
  7. Châu Âu 137,00 324,41 70,75 87,38 23,24 EU25 - 46,29 9,97 10,14 3,33 EU15 - 13,48 3,70 9,34 3,07 Đông Âu 137,00 141,17 32,50 69,60 18,01 Châu Á 2.078,10 1.914,42 456,83 2.484,08 686,03 Các nước 1.185,60 1.401,22 313,25 2.224,95 616,89 ASEAN Trung Đông 886,30 351,02 102,02 12,03 3,12 Nhật Bản 4,70 75,36 16,06 196,83 53,42 Trung Quốc 1,50 82,62 19,21 48,28 11,97 Hồng Kông 2,20 0,67 1,13 0,29 Úc và Châu 100,0 4,48 0,95 3,20 0,84 đại dương Các nước 519,00 1,815.31 421,54 2,675.61 697.12 khác Các chính sách của Nhà nước Chính phủ Việt nam đã giành sự ưu tiên đặc biệt để phát triển nghề trồng lúa nước. Nó không chỉ để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn duy trì 4-5 tấn gạo cho xuất khẩu hàng năm. Cây lúa vô cùng quan trọng đối với nông dân đặc biệt vùng ĐBSCL, nơi mà thu nhập chính của họ là sản xuất lúa. Bốn chương trình lớn của Chính phủ hỗ trợ để phát triển sản xuất lúa là: • Tạo chọn giống: Cải tiến tính di truyền, tạo và chọn những giống có thời gian sinh trưởng cực sớm và sớm cho vùng đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL, các tỉnh miền Trung, các diện tích thâm canh đáp ứng được yêu cầu của thị trường các nước nhập khẩu, khắc phục lũ, lụt, hạn hán, luân canh với các cây trồng vụ Đông (các lọai rau, khoai lang, khoai tây, dưa hấu, ngô...). • Nghiên cứu lúa lai F1: Một chương trình lớn của chính phủ đã đóng góp mạnh mẽ vào tăng năng suất ở vùng ĐBSH, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên để đám bảo chắc chắn cho an ninh lương thực quốc gia. Trong những năm tới Việt nam sẽ tự sản xuất được hạt giống lai F1 để đảm bảo chắc chắn sản xuất lúa lai bằng các hạt lai trong nước. • Tạo chọn giống lúa thơm: Hiện đang tập trung và cải tiến tính di truyền để phóng thích ra các giống lúa ngắn ngày và cực ngắn ngày, chống chịu tốt với sâu bệnh hại, cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt và có mùi thơm để đáp ứng được yêu cầu thị trường lúa gạo và tăng thu nhập quốc gia trong xuất khẩu lúa gạo. • Thuần hóa các giống lúa địa phương: làm thuần các giống lúa đặc sản địa phương ở những vùng đặc biệt như: Lúa Tám thơm, Tám xoan, Nàng thơm, Nàng thơm Chợ Đào, để nâng giá trị của gạo xuất khẩu. Lợi thế so sánh • Việt Nam là một thành viên của AFTA, và cũng là thành viên của WTO vào cuối năm 2006 như vậy mức độ thuế và các hàng rào ngăn cản xuất khẩu bao gồm lúa gạo sẽ được giảm đi. • Thị trường lúa thế giới nhất định sẽ ngày càng tăng cùng với sự tăng dân số và đòi hỏi thiết yếu về lương thực. Việt Nam có những thị trường truyền thống ở các nước đang phát triển, mức sống của các nước này vẫn còn thấp. Lúa nhập khẩu từ Việt Nam lại không quá đắt và Việt Nam có nhiều thuận lợi ở những thị trường này. 7
  8. • Hiện tại những nhà chọn giống Việt Nam đã phóng thích những giống lúa chất lượng cao và có mùi thơm đang thử nghiệm trên diện tích lớn. Những giống này sẽ trở thành giống quốc gia và được sản xuất trên diện tích lớn vào những năm gần đây. 3. PHÂN TÍCH NGÀNH 3.1. Hạ tầng cơ sở Nông hộ và diện tích sx • Ở ĐBSCL mỗi một gia đình nông dân có diện tích khá lớn có thể vài ha/hộ. • Những vùng khác đặc biệt là vùng ĐBSH diện tích lúa cho một hộ chỉ ở mức trung bình, một số hộ chỉ vài ngàn m2. • Những dải lúa dọc theo các triền sông thì diện tích của một hộ không lớn thông thường < 1ha/hộ. • Ở những vùng đồng bằng đặc biệt là ĐBSH và ĐBSCL diện tích trồng lúa đã bị giảm đi và được thay thế bằng những cây trồng khác có thu nhập cao hơn như: cây rau, lập vườn trồng cây ăn trái, trồng hoa hoặc chuyển sang đào ao nuôi cá. 3.2. Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng • Hiện tại hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất lúa là khá hòan chỉnh trên phạm vi cả nước. • Các trung tâm BVTV khá đầy đủ và đủ khả năng dập tắt dịch bệnh khi cần thiết. • Cục khuyến nông của bộ Nông nghiệp và các Trung tâm khuyến nông ở các tỉnh cũng hỗ trợ đắc lực trong sản xuất lúa gạo. • 270.000 máy xay xát ở ĐBSCL với tổng công suất là 21.000 tấn lúa (tương đương 11 triệu tấn gạo/năm), hơn 300 máy đánh bóng, và một số máy phân loại gạo đã được sản xuất tại Việt Nam. 3.3. Tương lai tới và các vấn đế chính về thị trường. • Thị trường gạo của Việt Nam khá thuận lợi cho xuất khẩu và yêu cầu trong nước ngày càng cao. • Tuy diện tích trồng lúa sẽ giảm đi hàng năm do yêu cầu công nghiệp hóa đất nước và sự chuyển dịch sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn, nhưng vẫn có khả năng bảo đảm đủ khối lượng cho yêu cầu xuất khẩu. • Năm 1989 Việt Nam đã xuất khẩu 1.420.000 tấn gạo. Từ năm 2000 Việt Nam đã trở thành cường quốc xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. • Giá trị xuất khẩu đã đạt hàng tỷ đô la Mỹ trong khi đó vẫn thỏa mãn yêu cầu lương thực trong nước. • Mục tiêu năm 2010 là duy trì ở mức độ 35 triệu tấn thóc nhưng chất lượng gạo sẽ tốt hơn và có mùi thơm, mặc dù diện tích trồng lúa có thể còn giảm đi nữa. 4 THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (R&D) 4.1 Những lĩnh vực nghiên cứu chính • Cải tiến tính di truyền về năng suất và chất lượng gạo, bao gồm cả các giống lúa tạo chọn bằng phương pháp thông thường và các giống lúa lai F1, chú ý chọn lọc các giống ngắn ngày, cực ngắn, các giống lúa thuần chủng và các giống lúa thơm. 8
  9. • Nhập nội và đánh giá các giống lúa lai F1 mới. • Cải tiến mẫu mã đóng gói sản phẩm kết hợp với thực hành nông nghiệp, quản lý sâu bệnh hại và hệ thống tiêu thụ sản phẩm. • Cải tiến biện pháp thu họach và công nghệ sau thu họach. • Chương trình khoa học kỹ thuật quốc gia về cây lương thực năm 1978 - 2000 (chủ yếu là cây lúa) đã tập trung vào thu thập nguồn gen, chọn lọc giống mới cho những vùng thâm canh và vùng khó khăn. • Chương trình giống cây trồng, vật nuôi và cây lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 tập trung vào tạo và chọn các giống lúa cho những vùng thâm canh, vùng khó khăn, tạo chọn giống lúa lai F1, siêu lúa, lúa đặc sản với chất lượng cao cho xuất khẩu. • Các lĩnh vực nghiên cứu chính bao gồm: Công nghệ sinh học, tạo chọn giống, phân vùng nông nghiệp, hệ thống canh tác, khoa học đất, bảo vệ thực vật và công nghệ sau thu hoạch. 4.2 Những cơ quan nghiên cứu chính Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn • Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VASI), nay là Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) • Viện Khoa học Nông nghiệp phía Nam (IAS) • Viện Di truyền Nông nghiệp (trực thuộc VAAS) • Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng • Viện nghiên cứu cây lương thực (trực thuộc VAAS) • Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL Các trường đại học • Đại học Nông nghiệp Hà Nội • Đại học Nông lâm Thái Nguyên • Đại học Nông Lâm Thành phố HCM • Đại học Nông nghiệp Huế • Đại học Cần Thơ Các cơ quan khác • Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam (chọn giống lúa bằng phương pháp gây đột biến) • Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (chọn giống lúa bằng phương pháp gây đột biến) • Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và phát triển họat động rất tốt, đặc biệt về trao đổi thông tin về ngân hàng gen phục vụ cho công tác lai tạo và giải quyết vấn đề sản xuất hạt lai F1 ở Việt Nam • Viện nghiên cứu lúa quốc tế, các Công ty giống cây trồng các tỉnh với các kỹ thuật viên đã được đào tạo • Hàng trăm nhà khoa học đầu đàn, hàng nghìn nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau như: công nghệ sinh học, chọn giống cây trồng, hệ thống canh tác, phân vùng, mô hình giống, nghiên cứu về đất, phân, tưới nước, bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng trọt, cơ khí nông nghiệp và công nghệ sau thu họach của Việt Nam cùng với những vốn tri thức nước ngoài đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất hạt lúa lai F1 9
  10. • Hàng nghìn nhà nghiên cứu về cây lúa, nhiều người trong số họ đã được đào tạo từ những nước công nghiệp phát triển và đang phát triển (Nga, Anh, Mỹ, Nhật, Hà Lan, Trung Quốc, Ấn Độ....) • Các công ty giống cây trồng, và các công ty dịch vụ khoa học kỹ thuật nông nghiệp của Việt Nam và nước ngoài sẽ đầu tư mạnh vào Việt Nam ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO • Các công ty nước ngoài đã đầu tư vào sản xuất hạt giống ở Việt Nam cần được khuyến khích nhập nội các giống mới và vật liệu mới vào Việt Nam để hợp tác nghiên cứu 4.3 Đầu tư • Chủ yếu do chính phủ Việt Nam và một phần từ các chương trình hợp tác quốc tế • Đầu tư cho nghiên cứu lúa luôn luôn được ưu tiên nhiều hơn, nhiều tỷ đồng trong một năm. Số tiền này sẽ được tăng lên vào những năm tới 4.4 Những kết quả đạt được cho đến nay • Chọn lọc và duy trì ngân hàng gen của các giống lúa địa phương • Tạo chọn những giống lúa có chất lượng cao để xuất khẩu bao gồm: - Tạo chọn giống lúa mới có chất lượng cao - Xác định những giống lúa chất lượng cao cho xuất khẩu bao gồm: OM 1490, OM 2717, OM 2718, OMCS 2000, IR 64, VNĐ95-20, MTL-250... - Tổ chức sản xuất hạt giống (từ giống siêu nguyên chủng đến giống xác nhận để cung cấp cho những vùng trồng lúa xuất khẩu, 1 triệu ha ở ĐBSCL, 300.000 ha ở ĐBSH). • Tạo chọn giống lúa cho vùng khó khăn • Nghiên cứu lúa lai F1, bao gồm: - Tạo chọn những giống bố mẹ của giống lúa lai 2 dòng và lúa lai 3 dòng. - Tạo ra những tổ hợp lai mới ở trong nước - Nhập khẩu những cặp lai có năng suất cao và chất lượng tốt - Cải tiến kỹ thuật nghiên cứu và sử dụng các dòng mẹ bất dục đực (nhân các dòng mẹ bất dục đực và sản xuất hạt lai F1 ở trong nước) - Nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt, xác định những diện tích thích hợp nhất để sản xuất lúa lai F1 thương phẩm • Nghiên cứu kỹ thuật thâm canh tổng hợp để tăng năng suất ở những vùng điều kiện sinh thái nông nghiệp khác nhau • Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và thực hành nông nghiệp sạch (GAP) trong sản xuất lúa để đảm bảo chắc chắn an ninh lương thực quốc gia 10
  11. 5. PHÂN TÍCH SWOT (Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức) Những điểm mạnh Những điểm yếu Diện tích trồng lúa rộng (đứng thứ 6 thế giới) Sự cạnh tranh về đất trồng lúa với sự phát triển • • Đã có 18 năm kinh nghiệm về sản xuất lúa của công nghiệp và đô thị hóa trên phạm vi cả nước • xuất khẩu. đặc biệt ở ĐBSH và ĐBSCL Có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm đặc biệt Sự khác biệt lợi nhuận trong sản xuất lúa với • • ở phía Nam những cây trồng và hệ thống cây trồng có lợi nhuận Diện tích trồng lúa 3 vụ/năm đã tăng từ cao hơn • 30.000 ha năm 1977 lên 239.000 ha năm 1995 Diện tích trồng lúa nhỏ, rải rác, manh mún gây • Với kinh nghiệm của đất nước trồng lúa 4000 khó khăn trong tổ chức sản suất lúa xuất khẩu • nă m • Người trồng lúa còn nghèo, thiếu hiểu biết về xây Đa dạng về nguồn gen với những giống thích dựng hạ tầng cơ sở tương xứng (hệ thống kênh • ứng với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau, mương tưới tiêu, đồng ruộng ...) chống chịu với sâu, bệnh hại • Thiếu vốn để đầu tư mua sắm thiết bị phơi sấy • Thị trường nội địa với 80 triệu dân và thị tồn trữ tiên tiến • Lợi nhuận của nông dân thấp do chất lượng gạo trường xuất khẩu vững chắc • Được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhà nước, duy kém, nghiên cứu thị trường còn yếu cần được cải tiến nhãn, mác hàng hóa so với những nước xuất trì sản xuất lúa chất lượng cao khẩu chính khác • Nguồn lực nghiên cứu lớn cả về lĩnh vực • Giá xuất khẩu thấp và biến động chuyên môn cũng như cơ sở hạ tầng và nguồn • Thiết bị nghiên cứu nằm rải rác, thiếu tập trung đầu tư cho nghiên cứu • Thời gian đã chứng minh cho thế giới thấy và sự hợp đồng nghiên cứu còn yếu, mục tiêu nghiên cứu còn nghèo nàn. kinh nghiệm nghiên cứu và sản xuất lúa của • Lợi nhuận của nông dân trồng lúa thấp làm cho Việt Nam • Cung cấp nguyên liệu có giá trị để phát triển họ khó chấp nhận những kỹ thuật mới vì chi phí đầu tư cao. nhanh chăn nuôi công nghiệp Những cơ hội Những thách thức Thị trường trong nước vững chắc và tăng Sự thay đổi khí hậu tòan cầu do thay đổi thời • • cùng với sự gia tăng dân số và yêu cầu về tiết, ô nhiễm môi trường và sự xâm nhập của chất lượng tăng theo mức sống nước mặn có thể sẽ gây cản trở cho việc duy trì • Cải tiến hơn nữa về chất lượng và đa dạng khối lượng cao trong sản xuất lúa gạo sản phẩm lúa gạo, tăng giá trị của gạo xuất • Sự phát triển công nghiệp ở những vùng khẩu trồng lúa truyền thống và sự ô nhiễm môi trường • Thành viên WTO có thể giảm hàng rào ở nông thôn trong quá trình phát triển công thương mại, tăng yêu cầu về tiêu chuẩn xuất nghiệp khẩu • Yêu cầu nguồn nước chất lượng tốt cho con • Cải tiến khả năng phơi sấy và công nghệ người có thể hạn chế việc mở rộng diện tích sau thu họach, quản lý về kho tàng để tăng trồng lúa và nguồn nước có khả năng cho sản giá trị xuất khẩu xuất lúa gạo. • Phát triển thâm canh sản xuất lúa với những giống năng suất cao, chất lượng tốt . 11
  12. ARDO 2: CÂY MÀU 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia: Tăng năng suất và chất lượng; giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất; đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong nước; đa dạng hóa sản phẩm và bảo vệ môi trường. 1.2. Lĩnh vực nghiên cứu: Nghiên cứu chọn tạo giống, xây dựng kỹ thuật canh tác (GAP, ICM IPM); cải thiện tiêu chuẩn chất lượng và an tòan thực phẩm; xây dựng qui trình kỹ thuật về thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Ngô, khoai lang, sắn và khoai tây. 2. SỐ LIỆU THỐNG KÊ NGÀNH 2.1 Giới thiệu Ở Việt Nam, ngô, khoai, sắn là cây màu lương thực có vị trí quan trọng sau lúa nước. Tuy nhiên, những năm gần đây vai trò của chúng đã có sự thay đổi quan trọng: từ cây lương thực trở thành cây công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao. Cây màu lương thực được coi là cây trồng phụ của nông dân mọi vùng miền, song được trồng chủ yếu ở vùng núi (ngô, sắn), vùng cát ven biển (khoai lang). Gần đây đã hình thành một số vùng sản xuất có tính hàng hóa như ngô ở Sơn La, Đắc Lắc, Đồng Nai; sắn ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên, vùng Trung du-miền núi. Tại các vùng khác, các sản phẩm sản xuất ra tự tiêu thụ tại địa phương. Vùng trồng cây màu lương thực phần lớn có điều kiện tự nhiên và xã hội không thuận lợi, đi lại khó khăn và thiếu các điều kiện, phương tiện bảo quản, trừ một vài vùng sản xuất có tính chất hàng hóa lớn. Giống và vật tư nông nghiệp do một hệ thống dịch vụ cung cấp. Nhu cầu các sản phẩm từ cây màu tăng nhanh và có thể tiếp tục tăng trong tương lai vì nhu cầu về thức ăn chăn nuôi tăng, cần nguyên liệu cho ngành công nghiệp và góp phần đa dạng hóa nguồn thực phẩm cho bữa ăn của người dân. 2.2. Số liệu thống kê ngành và tri ển vọng Diện tích, năng suất và sản lượng Chỉ tiêu 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2010 Diện tích 556,8 730,2 729,5 816,0 912,7 991,1 1.043,3 1.200,0 (1000 ha) Cây Năng suất 21,1 27,5 29,6 30,8 34,4 34,6 36,0 45,00 ngô (tạ/ha) Sản lượng 1.177,2 2.005,9 2.161,7 2.511,2 3.136,3 3.430,9 3.756,3 5.400,0 (1000 tấn) 12
  13. Diện tích 304,6 254,3 244,6 237,7 219,6 201,8 188,4 160,0 (1000 ha) Cây Năng suất 55,3 63,4 67,6 71,7 72,4 74,9 77,5 85,0 khoai (tạ/ha) lang Sản lượng 1.685,8 1.611,3 1.653,5 1.703,7 1.576,6 1.512,3 1.460,5 1.360,0 (1000 tấn) Diện tích 277,4 237,6 292,3 337,0 371,9 388,6 423,8 380,0 (1000 ha) Cây Năng suất 79,7 83,6 120,0 131,7 14,7 149,8 156,8 200,0 sắ n (tạ/ha) Sản lượng 2.211,5 1.986,3 3.509,2 4.438,0 5.308,9 5.820,7 6.646,0 7.600,0 (1000 tấn) Diện tích 27,74 28,0 33,3 34,97 33,89 33,96 35,00 50,0 (1000 ha) Khoai Năng suất 89,3 115,7 119,4 120,4 106,9 107,5 105,7 140,0 tây (tạ/ha) Sản lượng 247,7 324,1 397,7 421,0 362,37 365,0 370,0 700,0 (1000 tấn) Nguồn: FAOSTAT và Bộ NN và PTNT Sản xuất Ngô: Trong 5 năm qua diện tích sản xuất ngô tăng từ 730.200 ha lên 1.039.000 ha • (1,5 lần), năng suất tăng từ 27,5 lên 35,5 tạ/ha (1,3 lần); sản lượng tăng từ 2 triệu tấn lên 3,69 triệu tấn (1,8 lần). Hiện tại ngô lai chiếm 90% diện tích. Ngô thực phẩm (ngô nếp, ngô đường, ngô rau cho nhu cầu của người) chiếm khoảng 10% diện tích ngô. Thời tiết khí hậu và đất đai Việt Nam thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của ngô thực phẩm (ngô nếp, ngô ngọt, ngô rau). Khoai lang: Trong 10 năm qua, diện tích khoai lang giảm mạnh (304.600 ha giảm • còn 188.508 ha năm 2005). Năng suất tăng nhanh (5,53 tấn /ha lên 7,75 tấn /ha). Tổng sản lượng giảm nhẹ (1.685.800 xuống còn 1.460.500 tấn) Sắn: Năm 2005, tổng sản lượng sắn củ tươi là 6.646.000 tấn (tăng 3 lần so với năm • 2000). Nguyên nhân tăng sản lượng là do mở rộng diện tích (277.400 lên 423.800 ha - tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 11,7%); do năng suất tăng vọt (79,7 lên 156,8 tấn/ha - tỷ lệ tăng hàng năm là 14,7%). Khoai tây: Diện tích khoai tây những năm qua ít thay đổi, khoảng 35.000 ha. 60% • diện tích trồng khoai tây là vùng Đồng bằng sông Hồng với cơ cấu mùa vụ có hiệu quả kinh tế cao là: Lúa Xuân – Lúa Mùa – Khoai tây Đông. Tại Miền Nam, chỉ có Đà Lạt, Lâm Đồng trồng khoai tây với diện tích khoảng trên 1.000 ha. Năng suất tương đối thấp: từ 11-12 tấn/ha Giá trị xuất, nhập khẩu và thị trường Ngô: Việt Nam là một nước nhập khẩu ngô (từ năm 1997). Giá trị nhập khẩu là 10 - • 30 triệu đôla/ năm. Khoảng 75% tổng sản lượng ngô được sử dụng làm thức ăn chăn 13
  14. nuôi. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi vào năm 2010 ước tính là 11 – 12 triệu tấn, tương đương 5 – 5,5 triệu tấn ngô hạt với giá trị xấp xỉ 700-800 triệu đô la. Khoai lang: Được sử dụng cho nhu cầu trong nước, phần lớn để làm thức ăn chăn • nuôi trong nông hộ. Một vài sản phẩm từ khoai lang như khoai lang lát, mứt, khoai lang sấy khô và tinh bột được chế biến bằng kỹ thuật đơn giản. Những năm gần đây một số giống khoai lang làm rau được đưa vào sản xuất để đáp ứng nhu cầu vùng nông thôn. Một số giống khoai lang có nguồn gốc từ Nhật Bản trồng tại Tây Nguyên và ĐBSCL đã được xuất khẩu và thu được lợi nhuận cao. Sắn: Khoảng 70% tinh bột sắn được xuất khẩu. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu sắn • lát khoảng 14 triệu đôla. Thị trường xuất khẩu sắn của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật. Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc hàng năm khoảng trên 10 triệu đôla. Khoai tây: được sử dụng làm thức ăn cho người ở dạng củ tươi và để sản xuất khoai • tây lát. Trong số khoai tây chế biến, 60% nhập từ Trung Quốc. Lợi thế cạnh tranh Ngô: Trung Quốc đang có kế hoạch nhập 10 triệu tấn ngô vào năm 2010 và 40 triệu • tấn vào năm 2020. Với việc giá nhiên liệu tăng thì giá ngô nhập về Việt Nam tương đương giá ngô sản xuất trong nước. Như vậy, trong tương lai Việt Nam vẫn là một nước vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu ngô. Khoai lang: Một số nước như Trung Quốc và Nhật Bản đã lai tạo được giống đạt • năng suất 45-60 tấn/ha với hàm lượng chất khô cao (trên 30% trọng lượng tươi), vỏ nhẵn, mã củ đẹp. Năng suất này gấp 6-7 lần năng suất khoai tây của Việt Nam. Sắn: Những năm gần đây, năng suất sắn đã tăng từ 8,36 tấn/ha năm 2000 lên 15,68 • tấn/ha năm 2005, cao hơn năng suất trung bình thế giới (năng suất thế giới: 10,7 tấn/ha), xếp hạng 4 Châu Á sau Ấn Độ (26.2 tấn/ha ), Thái Lan (17.55 tấn/ha) và Trung Quốc (16.2 tấn/ha ). Cây sắn Việt Nam có một vài lợi thế cạnh tranh Khoai tây: Khoai tây tại Việt Nam có năng suất khoảng 11-12 tấn/ha, tương đương • 60% năng suất trung bình thế giới (năng suất thế giới: 16-17 tấn/ha) Chính sách của Chính phủ: Phát triển lương thực là một định hướng ưu tiên của Chính phủ không phải chỉ để xóa đói giảm nghèo mà còn đảm bảo an ninh lương thực cho dân những vùng sâu, vùng xa. Ngô: Phát triển ngô không chỉ để đáp ứng nhu cầu thức ăn cho gia súc mà còn đáp • ứng nhu cầu của thị trường ngô thực phẩm và luân canh cây trồng để tăng sản lượng và thu nhập trên một ha đất tại những vùng đồng bằng. Khoai lang: Khoai lang có thể có lợi thế đối về điều kiện sinh thái tại một số vùng. • Khoai lang được dùng làm thức ăn cho gia súc và đa dạng hóa lương thực cho tiêu dùng của con người. Tập trung vào các giống có năng suất cao, chất lượng củ tốt và những giống có năng suất cao và có lá chất lượng tốt. Sắn: Phát triển sắn được dựa trên lợi thế cạnh tranh về điều kiện sinh thái và thị • trường nhưng phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. 14
  15. Khoai tây: Chính phủ khuyến khích phát triển khoai tây vì có thị trường trong và • ngoài nước rộng lớn. Sản xuất khoai tây ở Miền Bắc trong vụ Đông và Đông Xuân mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. 3. PHÂN TÍCH NGÀNH 3.1. Cấu trúc Nông hộ và qui mô diện tích Ngô: Tại vùng Đông Bắc và Đông Nam bộ, diện tích ngô của một nông hộ tương đối • lớn, mỗi nông hộ có thể có vài ha. Tại các vùng khác, đặc biệt là những vùng đồng bằng, diện tích trồng ngô của nông hộ rất nhỏ, chỉ khoảng vài trăm đến vài nghìn m². Tại một số vùng ven sông, diện tích ngô của một nông hộ có lớn hơn nhưng vẫn chỉ dưới 1 ha/nông hộ. Tại những vùng đồng bằng, đặc biệt khu vực ngoại thành thuộc đồng bằng sông Hồng, diện tích trồng ngô bị giảm, ngô lương thực được thay thế bằng ngô rau để đáp ứng tiêu thụ của dân. Với điều kiện tưới tiêu tốt, một số vùng trông ngô có thể sẽ chuyển sang trồng các cây khác có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, một vài vùng trồng lúa không có tưới thì lúa đang được thay thế bằng ngô. Tại vùng núi phía Bắc, nông dân được khuyến khích trồng ngô trên đất hoang sau vụ lúa Thu. Khoai lang: Diện tích khoai lang của nông hộ thì nhỏ. Thiếu các giống tốt nên diện • tích sẽ bị giảm. Những năm gần đây, tại vùng Tây Nguyên và ĐBSCL những giống khoai lang Nhật được trồng và cho lợi nhuận cao. Với thị trường ổn định, diện tích trồng những giống đó sẽ tăng lên. Những giống khoai lang với sản lượng lá cao cho thu nhập cao nhưng qui mô diện tích nhỏ, chỉ vài trăm m2/nông hộ. Sắn: Hiện nay, sắn không được xem như một cây lương thực nhưng nó vẫn là một • nguồn thu nhập chính đối với những nông hộ nhỏ ở nhiều địa phương, đặc biệt ở những vùng núi. Sắn chủ yếu để chế biến tinh bột xuất khẩu và một số làm thức ăn chăn nuôi. Diện tích trồng sắn của một nông hộ tại Tây Nguyên và Duyên hải miền trung tương đối lớn (vài ngàn m2 đến vài ha). Ở đây sắn cũng được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Khoai tây: Góp phần thay đổi hệ thống cây trồng cho các tỉnh phía Bắc, đặc biệt • vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du phía Bắc. 3.2 Cơ sở hạ tầng Ngô: Chế biến qui mô nhỏ được thiết lập để tạo các sản phẩm gồm tinh bột, cồn, • dầu, sữa và bánh. Các sản phẩm này hiện có tại thị trường Việt Nam. Sắp tới, dự đoán nhu cầu các loại sản phẩm này sẽ tăng mạnh. Theo Bộ NN và PTNT, hiện có 249 nhà máy thức ăn gia súc với tổng năng suất 8 triệu tấn mỗi năm. 23 Công ty cổ phần lớn chế biến trên 70% lượng thức ăn gia súc. Các Công ty chế biến thức ăn nhỏ khó cạnh tranh được với các Công ty lớn này. Vào năm 2010, tổng công suất chế biến sẽ lên tới 11-12 triệu tấn. Năm 2005 sản xuất được 5,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Hầu hết các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi xây dựng xa các vùng trồng ngô. Khoai lang: được tiêu thụ chủ yếu ở dạng tươi. Có một số nhà máy chế biến khoai • lang nhưng qui mô nhỏ. 15
  16. Sắn: Mười năm trước đây, Việt Nam không có các nhà máy tinh bột qui mô vừa và • lớn. Hiện nay đã có 44 nhà máy chế biến tinh bột sắn đang hoạt động và 9 nhà máy nữa đang xây dựng. Tổng năng suất chế biến là 2,4-3,8 triệu tấn củ một năm. Tổng lượng tinh bột sắn được chế biến tại Việt Nam là 0,8-1,2 triệu tấn, trong đó 70% được xuất khẩu và 30% tiêu dùng trong nước. Khi có thêm những nhà máy mới, có thể thừa công suất chế biến. Sắn để sản xuất thâm canh cho chế biến cần được trồng trên vùng núi có độ dốc dưới 150, độ dầy tầng đất trên 30 cm và cách các nhà máy chế biến dưới 100 km. Khoai tây: Sử dụng ở dạng tươi. Chế biến đơn giản. • 3.3. Thị trường Ngô: Ngoài việc xuất khẩu lại (re-export), ngô không có thị trường xuất khẩu. • Khoảng 75% ngô được sản xuất cho thức ăn chăn nuôi. Với việc tăng đầu gia súc thì nhu cầu về ngô có thể vượt quá khả năng cung ứng của Việt Nam. Nhu cầu đối với ngô ngọt, ngô nếp và ngô rau tăng nhanh. Hiện tại, trên 10% diện tích ngô trồng những loại ngô này. Thị trường tiêu thụ chính cho ngô là làm thức ăn chăn nuôi và số lượng lớn ngô được doanh nghiệp tư nhân cung cấp cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc với những hợp đồng tiêu thụ không chắc chắn. Đôi khi, ngô hạt từ tỉnh Sơn La, Tây Nguyên và Đông Bắc được xuất khẩu sang Trung Quốc và một số nước khác. Khoai lang: Chủ yếu tiêu thụ ở dạng tươi và thức ăn cho chăn nuôi trong nông hộ. • Những năm gần đây, những sản phẩm từ các giống khoai lang của Nhật được bán trong nước và ngoài nước với giá cao. Sắn: Việt Nam là nước xuất khẩu sắn đứng thứ hai sau Thái Lan. Năm 2003, sản • xuất được 5,9 triệu tấn các sản phẩm từ sắn như sắn lát, viên và tinh bột. Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu sắn lớn với tổng số 5,6 và 0,2 tấn, tương ứng. Những thị trường chính xuất khẩu sắn của Việt nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc và một số nước Tây Âu. Khoai tây: Đến nay, khoai tây được sử dụng tại thị trường trong nước ở dạng củ tươi • và khoai tây lát. Việt nam nhập số lượng lớn khoai tây từ Trung Quốc để chế biến. Thị trường khoai tây trong khu vực Châu Á vẫn rộng lớn và đang phát triển. Với đà sản xuất đang tăng lên, Việt Nam có thể xuất khẩu khoai tây sang các nước khu vực như Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Úc và Singapore. 3.4. Xu hướng tương lai và những vấn đề chính về thị trường Ngô: Trước 1996, Việt Nam xuất khẩu ngô (250.000 tấn in 1996). Từ 1997, Việt • nam trở thành nước nhập khẩu ngô (50.000 tấn năm 2001 và trên 300.000 tấn năm 2002). Giá trị nhập khẩu là 51,6 triệu đôla (2003), 17 triệu đôla (2004). Lượng nhỏ ngô được xuất khẩu lại, nhưng Việt nam vẫn tiếp tục là nước nhập khẩu ngô (Tổng cục Hải quan Việt nam Việt Nam, 2005). Hiện nay ngô chủ yếu được sử dụng cho thức ăn chăn nuôi với nhu cầu tăng liên tục. Kế hoạch cho năm 2010 là mở rộng diện tích lên 1,2 triệu ha với năng suất trung bình 4,5-5,0 tấn/ha và tổng sản lượng là 5,5 - 6,0 triệu tấn. Diện tích sản xuất ngô rau cũng được mở rộng (chủ yếu là ngô lai) với năng suất và chất lượng cao. Khoai lang: Gần đây, khoai lang được quan tâm hơn vì tính đa dạng của nó: ngoài • 16
  17. thu hoạch củ, khoai lang còn làm rau xanh, dược liệu.... Chiến lược cho năm 2020 về diện tích là 160.000 ha và tăng năng suất bình quân lên khoảng 8,5 tấn/ha. Sắn: Hệ thống sản xuất quảng canh đã dẫn đến những bất cập như: lấn diện tích trồng • các cây khác (mía, chè, cây ăn quả); phá rừng, đốt nương làm rẫy tăng; trồng sắn trên đất có độ dốc cao làm đất thoái hóa nhanh, năng suất giảm; ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do chế biến sắn. Chiến lược cho năm 2010 là duy trì diện tích 380.000 ha, tăng năng suất lên 20 tấn/ha và tổng sản lượng là 7.600.000 tấn. Khoai tây: Ước tính 200.000 ha là phù hợp cho sản xuất. Cho đến nay chưa đạt được • diện tích này do số giống có năng suất, chất lượng cao và chống chịu sâu bệnh còn ít; khoai tây thương phẩm nhập từ Trung Quốc đang được sử dụng làm giống để trồng ở Việt Nam; áp dụng các kỹ thuật canh tác truyền thống và kỹ thuật thu hoạch, chế biến thấp kém. Đến năm 2010 mục tiêu quốc gia là tăng diện tích lên 50.000 ha và tổng sản lượng là 700.000 tấn (năng suất: 14tấn /ha). 4. THÔNG TIN NGHIÊN CỨU VÀ PHẢTTIỂN (R&D) 4.1. Những lĩnh vực nghiên cứu chính Nghiên cứu chọn tạo giống mới ngắn ngày gồm cả giống lai cho năng suất cao và • chất lượng tốt Đánh giá và giới thiệu các giống mới vào sản xuất • Nghiên cứu và xây dựng qui trình kỹ thuật sản xuất gồm kỹ thuật canh tác, quản lý • sâu bệnh và các hệ thống sản xuất thương phẩm Chưa nghiên cứu nhiều về công nghệ bảo quản và chế biến các sản phẩm mới (chip, • bánh kẹo…) 4.2. Những cơ quan nghiên cứu chính Thuộc Bộ NN và PTNT Viện nghiên cứu Ngô quốc gia (NMRI), Đan Phượng, Hà Tây . • Viện KHKTNN Miền Nam (ngô, sắn, khoai tây) • Viện Di truyền NN (ngô) • Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng quốc gia (NCVESC) (ngô) • Viện Lúa ĐBSCL (ngô) • Viện Cây Lương thực-cây Thực phẩm (khoai lang, khoai tây) • Trung tâm nghiên cứu cây có củ, thuộc Viện KHKTNNVN- VASI trước kia, nay là • Viện Hàn lâm KHNNVN-VAAS (khai lang, sắn, khoai tây) Các Trường Đại học Đại học Nông nghiệp I Hà Nội • Đại học Nông Lâm Thái Nguyên • Đạihọc Nông Lâm Thủ Đức, Thành phố HCM • 17
  18. Đại học Nông Lâm Huế • Đơn vị khác Trung tâm cải thiện Ngô và Lúa mỳ quốc tế (CIMMYT), FAO… • CIP, CIAT (khoai lang, sắn) • 4.3. Ngân sách Chủ yếu từ Chính phủ và một phần từ các Dự án hợp tác quốc tế • 1996-2000: Ngân sách từ Bộ NN và PTNT cho Viện nghiên cứu ngô để nghiên cứu • các cây màu là 1.032 triệu đồng (xấp xỉ 70.000 đôla Mỹ). Ngân sách hàng năm khoảng 14.000 đôla 2001-2005: Ngân sách từ Bộ NN và PTNT cho Viện nghiên cứu ngô để nghiên cứu • ngô là 13 tỷ đồng (xấp xỉ 830.000 đôla). Các nguồn ngân sách khác từ các Dự án hợp tác quốc tế tổng cộng là 37.800 đôla. Ngân sách cho các cây có củ ít hơn • 4.4. Những kết quả chính đạt được đến nay Ngô: Giai đoạn 2000-2005 kết quả chính gồm • Ngô hat: Diện tích từ 730.200 tăng lên 1.043.300 ha (1.5 lần). Năng suất từ 2,75 lên 3,6 tấn/ha (1,3 lần). Tổng sản lượng từ 2,0 lên 3,76 triệu tấn (1,8 lần). Tỷ lệ ngô hạt trong tổng sản lượng lương thực tăng từ 5,7% lên 9%. Diện tích ngô lai tăng từ 0% năm 1990 lên khoảng 60% năm 2000 và xấp xỉ 90% năm 2005. Ngô lai do Việt Nam lai tạo chiếm trên 60% tổng diện tích trồng ngô vì chúng đáp ứng tốt hơn với điều kiện Việt Nam. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn chưa tự túc hoàn toàn về giống. Ngô rau: Ngoài các giống lai nhập, một số giống lai nếp trong nước (nghiên cứu từ năm 2000) có triển vọng đang được trình diễn. Viên nghiên cứu Ngô, Viện Khoa học KTNN Miền Nam, và Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống quốc gia đã giới thiệu vào sản xuất hàng chục giống thuần (TSB1, TSB2, MSB49, Q2, and HL31) và giống lai (LVN10, LVN4, LVN9, LVN99 …). Lai tạo ngô đang áp dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực như nuôi cấy túi phấn, nuôi cấy noãn, phân tích đa dạng di truyền và phân nhóm ưu thế lai các nguồn nguyên liệu bằng đánh dấu phân tử. Khoai lang: Một số giống khoai lang được giới thiệu vào sản xuất gần đây như K51 • và KL5 có thể đạt năng suất 20-25 tấn/ha với chất lượng cao. Các giống nhập VD1 và VT1 có thể đạt năng suất rau cao và chất lượng tốt. Một số giống mới như K51, KL5, và DT2 đã được đánh giá về năng suất và chất lượng. Gần đây đã nhập và khảo sát các giống khoai lang làm rau, đã chọn được một số giống có triển vọng. Sắn: Hợp tác với CIAT trong việc đánh giá và giới thiệu các giống có triển vọng như • KM60, KM94, KM95, KM95-3, SM937-26, KM98-1, KM98-5, KM98-7, KM140 và HL124. Áp dựng các qui trình kỹ thuật canh tác như xen canh, luân canh, dùng phân 18
  19. hữu cơ/phân sinh học, kỹ thuật canh tác trên đất đồi núi và sử dụng cơ giới để làm đất và thu hoạch. Năm 2004-2005, khoảng 270.000 ha sắn đã được trồng với các giống mới, tương đương 60% tổng diện tích trồng sắn cả nước. Việc xây dựng các nhà máy chế biến tinh bột sắn đã làm tăng năng suất và sản lượng sắn ở nhiều tỉnh. Khoai tây: 4 giống mới (KT2, KT3, VC38-6 và P-3) và 2 giống lai (Hồng Hà 2 và • Hồng Hà 7) cùng với giống P0-3 do trong nước tạo ra đã được đưa vào sản xuất. Giống khoai tây Atlantic có triển vọng cho công nghiệp chế biến đang được khảo nghiệm rộng. Công nghệ bảo quản khoai tây trong kho lạnh, sản xuất giống sạch bệnh đã được công nhận là TBKT và những qui trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến đã được nghiên cứu, xây dựng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong vòng 90 ngày, 1 ha khoai tây có thể cho thu hoạch 15-30 tấn. 5. PHÂN TÍCH SWOT Những đỉểm mạnh Những đỉểm yếu Điều kiện khí hậu, đất đai đa dạng phù Năng suất và chất lượng thấp hơn so • • hợp cho việc phát triển cây màu với các nước khác thuộc Đông Nam Á Nhu cầu về nước thấp hơn các cây Sự sụt giảm diện tích và lợi nhuận của • • trồng khác như lúa, nhưng cần đảm bảo một số cây làm giảm sự hấp dẫn sản đủ độ ẩm ở những thời điểm cây đòi hỏi xuất cây màu đối của nông dân Luân canh cây màu với các cây khác sẽ Kế hoạch mở quá rộng diện tích có thể • • hỗ trợ đắc lực việc quản lý sâu bệnh và dẫn đến thoái hóa đất và ảnh hưởng xấu dịch hại đến môi trường Nông dân rất quen thuộc với hệ thống Hầu hết cây màu thiếu lợi thế cạnh • • cây trồng truyền thống trong các mùa tranh so với nhập khẩu vụ Nhiều cây yêu cầu kỹ thuật canh tác • Một số điều kiện và trang thiết bị cho cao để đạt được năng suất cao và chất • chế biến đã được quan tâm lượng tốt Có kinh nghiệm nghiên cứu nhưng đầu Mặc dù đã được trồng đã lâu nhưng sự • • tư cho nghiên cứu còn tương đối ít hiểu biết đúng kỹ thuật canh tác vẫn Các giống cải tiến phù hợp với điều còn tương đối thấp • kiện Việt Nam đã được đưa vào sản Việt Nam là nước không tự túc đủ hầu • xuất hết các cây màu Cây màu bị cạnh tranh với các cây khác • như cây ăn quả và rau trên quỹ đất hiện có Không có sẵn nhiều giống có năng suất • cao, chất lượng tốt và chống chịu các điều kiện khó khăn Chi phí sản xuất khá cao và rủi ro cao • do khí hậu biến động, đất nghèo và khô hạn Có khả năng thừa công suất trong lĩnh • 19
  20. vực chế biến sắn Thị trường trong nước, xuất khẩu và • hợp đồng sản xuất và tiêu thu sản phẩm kém phát triển Thiếu đa dạng hóa sản phẩm chế biến • Những cơ hội Những thách thức Tiền năng về cải thiện năng suất và chất Gia nhập WTO có thể nới lỏng việc • • lượng giống hạn chế nhập khẩu làm cho việc nhập Tiềm năng về cống nghệ sau thu hoạch khẩu càng cạnh tranh hơn và có thể dẫn • (chế biến, bảo quản) để tăng giá trị sản đến sự giảm sút diện tích trồng màu phẩm trong tương lai Khả năng nghiên cứu về đa dạng hóa Việc mở rộng diện tích và khai thác • • sản phẩm chế biến cho thị trường nội không bền vững có thể dẫn đến làm cạn địa kiệt nguồn tài nguyên đất, nước và môi Khả năng phát triển để tự túc, thay thế trường sinh sống của cộng đồng địa • nhập khẩu phương Cải thiện công nghệ bảo quản thức ăn • chăn nuôi (ngô và sắn) Sử dụng các chiến lược nghiên cứu cải • thiện giống trong đó có công nghệ sinh học để tăng năng suất, chất lượng, tính kháng sâu bệnh, giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh Mở rộng mùa vụ sản xuất thông qua • phát triển những giống ngắn ngày và dài ngày Phát triển qui trình sản xuất thương • mại qui mô lớn Phát triển các giống phù hợp với nhu • cầu người sử dụng trong đó có hàm lượng tinh bột cao hơn, chất lượng thực phẩm khác nhau để sử dụng cho chế biến Phát triển kỹ thuật xác nhận giống và • nhân giống khỏe 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2