intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO RỪNG TRỒNG KEO TẠI VIỆT NAM - MS4 "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

110
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo này là tổng quan các kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây về biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho các loài keo tại Việt Nam gồm làm đất, xử lý thực bì, chăm sóc, bón phân, mật độ trồng, tỉa cành và tỉa thưa. Kết quả cho thấy sinh trưởng của keo phụ thuộc vào tất cả các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như như đặc điểm sinh trưởng của từng loài và các nhân tố môi trường khác. Sinh trưởng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO RỪNG TRỒNG KEO TẠI VIỆT NAM - MS4 "

  1. DỰ ÁN CARD - VIE: 032/05 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO RỪNG TRỒNG KEO TẠI VIỆT NAM MS4: Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng keo ĐẶNG THỊNH TRIỀU VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM ĐÔNG NGẠC - TỪ LIÊM – HÀ NỘI 1
  2. TỔNG QUAN ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN LÝ LẬP ĐỊA VÀ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÂM SINH ĐẾN SẢN LƯỢNG RỪNG TRỒNG KEO TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT Bài báo này là tổng quan các kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây về biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho các loài keo tại Việt Nam gồm làm đất, xử lý thực bì, chăm sóc, bón phân, mật độ trồng, tỉa cành và tỉa thưa. Kết quả cho thấy sinh trưởng của keo phụ thuộc vào tất cả các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như như đặc điểm sinh trưởng của từng loài và các nhân tố môi trường khác. Sinh trưởng của keo lưỡi liềm (Acacia srassicarpa) và keo lá tràm (A. auriculiformis) tốt hơn khi đất được xử lý bằng cách lên líp. Thí nghiệm được thực hiện tại miền trung nơi đất bị ngập úng vào mùa mưa. Kích thước líp phù hợp nhất cho keo lưỡi liềm là cao 0,2m và rộng 4, trong khi với keo lá tràm, kích thước tốt nhất là cao 0,2m và rộng 1,5m. Việc để lại cành, nhánh sau khai thác đã làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, và sản lượng rừng tăng 10% so với công thức dọn sạch thực bì được ghi nhận đối với keo lá tràm (A. auriculiformis) sau 4 năm thí nghiệm. Tuy nhiên chiều cao cây và tỷ lệ sống khác nhau không có ý nghĩa giữa các công thức. Sản lượng rừng tăng là do tăng trưởng đường kính của keo lá tràm ở các công thức để lại cành nhánh tốt hơn so với các công thức lấy hết cành nhánh sau khai tác. Chất diệt cỏ Ridweed (paraquat chloride) có thể dùng để diệt cỏ cho rừng trồng, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy sinh trưởng đường kính và chiều cao giữa các công thức diệt cỏ bằng thuốc và công thức làm cỏ bằng phương pháp thủ công khác nhau không rõ rệt. Mặc dù tỷ lệ cây đa thân trong các công thức thí nghiệm khác nhau một cách có ý nghĩa, tuy nhiên tỷ lệ cây đa thân không xuất hiện đồng thời với việc dùng chất diệt cỏ để chăm sóc rừng. Bón lót và bón thúc làm tăng sinh trưởng của keo. Lượng phân bón lót lớn nhất được thí nghiệm là hỗn hợp 25g N, 50g P, 25 K và 100g phân vi sinh cho keo lai (Acaica hybid). Mật độ thích hợp nhất để trồng keo là từ 1111 cây/ha đến 1666 cây/ha cho các loài keo lá tràm, keo tai tượng (A. mangium) và keo lai. Bệnh phấn hồng (Corticium salmonicalor Berk) đã được phát hiện tại rừng keo tai tượng và keo lai, tuy nhiên cho đến nay, bệnh chưa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho rừng trồng keo tại Việt Nam. Qua tổng quan trên cho thấy rằng những nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh cho trồng keo chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển bền vững của rừng trồng tại Việt Nam. 2
  3. Mụ c l ụ c Tóm tắt ..................................................................................................................................... 2 I. Mục đích: ............................................................................................................................. 4 II. Lời nói đầu: ........................................................................................................................ 4 III. Ảnh hưởng của làm đất đến sinh trưởng của keo: ............................................................ 4 IV. Ảnh hưởng của biện pháp xử lý thức bì tới sinh trưởng của keo: ..................................... 6 V. Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng của keo: .......................................................... 7 V.1. Ảnh hưởng của bón lót tới sinh trưởng của keo : ............................................................ 7 V.2. Ảnh hưởng của bón thúc tới sinh trưởng của keo: .......................................................... 11 VI. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới sinh trưởng của keo: ...................................................... 13 VII. Ảnh hưởng của tỉa cành tới sinh trưởng của keo : .......................................................... 15 VIII. Ảnh hưởng cảu tỉa thưa tới sinh trưởng của keo: .......................................................... 16 IX. Tình hình sâu bệnh hại rừng keo: ...................................................................................... 17 X. Thảo luận và kiến nghị: ....................................................................................................... 17 Tài liệu tham khảo: .................................................................................................................. 19 3
  4. I. MỤC ĐÍCH Bản tổng quan này được thực hiện trong khuôn khổ của Mục tiêu 2 của Dự án CARD 032/05 “Phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế cho rừng trồng các loài keo cung cấp gỗ xẻ”. Bản tổng quan này tập hợp một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh được nghiên cứu cho trồng rừng keo trong thời gian qua tại Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để viết bản hướng dẫn kỹ thuật “Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho trồng rừng bền vững các loài keo cung cấp nguyên liệu gỗ xẻ” tại Việt Nam trong thời gian tới. II. LỜI NÓI ĐẦU Trong nhiều thập kỷ qua, do canh tác nương rẫy, chiến tranh tàn phá và khai thác quá mức đã làm giảm diện tích rừng Việt Nam từ 43% năm 1943 xuống còn 28% năm 1995 (Bộ NN và PTNT, 1999). Ta biết rằng rừng và sản phẩm từ rừng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống con người, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi. Rừng cung cấp vật liệu cho đời sống hàng ngày cũng như cung cấp nguyên liệu, vật liệu cho các nhà máy chế biến. Ngoài ra còn giúp con người nâng cao nguồn thu nhập và chống lại sự thoái hoá của môi trường. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhu cầu gỗ của Việt Nam tới năm 2010 khoảng 9,35 triệu m3. Tuy nhiên do việc đóng của rừng mà lượng gỗ khai thác từ rừng tụ nhiên chỉ đạt 300.000m3/năm (Bộ NN và PTNT, 1999). Lượng gỗ thiếu sẽ được bù đắp từ việc khác thác rừng trồng hoặc nhập khẩu. Nhằm gia tăng tỷ lệ che phủ của rừng toàn quốc đạt 43%, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của chính phủ đang được thực hiện. Đồng thời việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật lâm sinh trong trồng rừng cũng được chú trọng nhằm nâng cao sản lượng rừng. Các loài mọc nhanh như bạch đàn và keo được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ 20 (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 1989; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1992). Ngày nay bạch đàn và keo được coi như là những loài cây có triển vọng trong các chương trình trồng rừng, cho dù việc trồng bạch đàn đã gây ra một số tranh cãi vệ việc gây thoái hoá đất (Bùi Thị Huế, 1994). Hiện tại diện tích rừng trồng keo và bạch đàn đạt khoảng 576.000ha (Niên giám thống kê, 2005) và chiếm khoảng 46% tổng diện tích rừng trồng tại Việt Nam (Nguyễn Huy Sơn và Đặng Thịnh Triều, 2004). Sản lượng rừng đã được nâng cao nhờ áp dụng các biện pháp lâm sinh tiến bộ trong thời gian qua. Bài báo này là tổng quan các nghiên cứu ảnh hưởng của quản lý lập địa và biện pháp kỹ thuật lâm sinh tới sản lượng rừng trồng keo tại Việt Nam. III. ẢNH HƯỞNG CỦA LÀM ĐẤT ĐẾN SINH TRƯỞNG KEO Tuỳ vào điều kiện đất, loài cây trồng và phương thức trồng rừng mà đất có thể được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau.Thông thường sau khi xử lý thực bì, đất được đào thành hố theo kích thước và mật độ thiết kế. Tuy nhiên trong một số điều kiện nhất định, đất được xử lý bằng cách cày toàn diện hoặc lên líp trước khi đào hố. Đã có một vài thí nghiệm nhằm nâng cao sản lượng rừng trồng thông qua việc làm đất . 4
  5. Thí nghiệm về lên lip trồng rừng được tiến hành tại Quảng Trị, nơi có lượng mưa trung bình năm đạt 2200-2800mm/năm và thường hay bị ngập lụt vào mùa mưa (Nguyễn Thị Liệu, 2004) . Thí nghiệm được tiến hành với keo lá tràm (A. auriculiforimis) và keo lưỡi liềm (A. crassicapar). Kết quả cho thấy sau 4,5 năm, lêp líp làm tăng một cách ý nghĩa đường kính và chiều cao của keo lưỡi liềm, tuy nhiên với keo lá tràm sự khác nhau rõ rệt chỉ xảy ra đối với đường kính. Kích thước thích hợp cho keo lưỡi liềm là cao 0,2m, rộng 4m và cho keo lá tràm là 0,2m chiều cao và 1,5m chiều rộng (xem Bảng 1). Bảng 1: Ảnh hưởng của làm líp đến sinh trưởng của keo lưỡi liềm và keo lá tràm tại Quảng Trị 4,5 năm sau thí nghiệm. Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa giữa các công thức thí nghiệm (p
  6. IV. ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ THỰC BÌ TỚI SINH TRƯỞNG CỦA KEO Trước khi trồng, thực bì thường được phát trắng và đốt, sau khi trồng, rừng được chăm sóc bằng cách phát cỏ 2 lần/năm cho 3 năm đầu. Việc sử dụng chất diệt cỏ để chăm sóc cây cũng được tiến hành tại một số địa phương (Phạm Thế Dũng và cộng tác viên, 2005). Thí nghiệm gồm 3 công thức: phát cỏ toàn diện kết hợp với cày theo rạch; phun thuốc diệt cỏ Ridweed 1 lần/năm với liều lượng 4 lít/ha; và phun thuốc diệt cỏ 2 lần/năm với liệu lượng trên. Kết quả cho thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các công thức đối với đường kính và chiều cao cây (Bảng 2). Tỷ lệ cây đa thân giữa các công thức sai khác nhau rõ rệt, điều đó dẫn tới trữ lượng lâm phần của các công thức thí nghiệm khác nhau rõ rệt, tuy nhiên sự xuất hiện đa thân không phải là kết quả của việc phun thuốc diệt cỏ. Bảng 2: Ảnh hưởng của các biện pháp chăm sóc (làm cỏ) tới sinh trưởng của keo lai 2 năm sau khi thí nghiệm tại Bình Phước (xem Phạm Thế Dũng và cộng sự, 2005). Công thức thí nghiệm Tỷ lệ sống Tỷ lệ cây Đường Chiều Trữ (%) đa thân kính cổ rễ cao (m) lượng (m3/ ha) (%) (cm) Phát cỏ và cày lật đất theo băng 94.4 22.2 8.0 8.3 34.1 Phun thuốc diệt cỏ 1 lần/năm 93.0 38.9 7.9 8.2 37.5 Phun thuốc diệt cỏ 2 lần/năm 94.4 15.3 7.9 8.1 29.2 Trong một thí nghiệm khác (Vũ Đình Hưởng và cộng tác viên, 2006) cho rằng, thuốc diệt cỏ ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng của keo lá tràm tại thời điểm 4 năm sau khi thí nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành trên keo lá tràm với 4 công thức như sau: • Đối chứng: Phun thuốc 1 lần trước khi trồng • Phun thuốc theo hàng: Phun thuốc trước và sau khi trồng với chiều rộng 1,5m (0,75cm quanh gốc cây) 2 lần/năm cho 3 năm sau khi trồng • Phun thuốc 1 lần/năm: Phun thuốc toàn diện trước và sau khi trồng 1 lần/năm cho 3 năm • Phun thuốc 2 lần/năm: Phun thuốc toàn diện trước và sau khi trồng 2 lần/năm cho 3 năm Không có sự khác nhau rõ rệt giữa phun thuốc theo băng và phun toàn diện (Bảng 3), điều đó chứng tỏ việc phun thuốc diệt cỏ theo băng vừa đạt yêu cầu về diệt cỏ đồng thời giảm chi phí hơn so với phun toàn diện. Vũ Đình Hưởng (2006) cũng quan sát thấy rằng sinh trưởng của keo lá tràm (A. auriculiformis) bị ảnh hưởng bởi biện pháp xử lý thực bì. Trong các thí nghiệm thực bì sau khi phát để tự phân huỷ thì sinh trưởng đường kính tốt hơn và trữ lượng lâm phần cao hơn 7% so với việc phát và lấy đi thực bì. Chiều cao cây và tỷ lệ sống giữa các công thức thí nghiệm xử lý thực bì khác nhau không có ý nghĩa (Bảng 4). 6
  7. Bảng 3: Ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ tới sinh trưởng của keo lá tràm 4 năm sau khi trồng (Vũ Đình Hưởng và cộng sự, 2006) cao Trữ lượng lâm phần (m3/ha) Công thức thí Chiều Tỷ lệ đa thân Tỷ lệ sống nghiệm (m) (%) (%) Cả vỏ Bóc vỏ Đối chứng 11.9 78.4 62.2 2.3 83.3 Phun thuốc 13.6 119.7 95.9 9.7 93.5 theo hàng Phun thuốc 1 13.5 113.4 90.7 12.9 95.8 lần/năm Phun thuốc 2 13.9 127.2 102.0 16.2 94.9 lần/năm Mức sai khác 0.003
  8. Việc bón lót trước khi trồng đã làm tăng tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của các loài keo. Trong một thí nghiệm, Nguyễn Huy Sơn (2006) đã chỉ ra rằng, sinh trưởng của keo lai tốt nhất tại công thức bón 200g NPK (28g N, 8g P và 10g K) và 100g phân vi sinh. Tăng trưởng bình quân tại công thức tốt nhất đạt 36,7m3/ha/năm so với 28,8m3/ha/năm của công thức không bón phân. Bảng 5: Đặc điểm lý, hoá tính của đất tại nơi thí nghiệm keo lai A. hybrid tại Bầu Bàng, Bình Dương, Đông Hà, Quảng Trị, Đồng Hỷ, Thái Nguyên (Nguyễn Huy Sơn, 2006) Al+3 H+ Địa điểm Độ sâu pH Mùn (%) N tổng P dễ tiêu K dễ tiêu thí (cm) (KCl) số (%) (mg/100g) (mg/100g) (me/100 (me/100 nghiệm g) g) Bầu 0-10 4.14 1.45 0.061 0.45 1.68 3.0 0.91 Bàng, 20-30 4.25 0.70 0.073 1.01 0.28 2.8 0.94 Bình 40-50 4.17 0.67 0.025 1.23 1.23 3.3 0.96 Dương Đông Hà, 0-10 4.23 1.76 0.085 1.47 9.38 3.75 0 Quảng 20-30 4.19 1.31 0.085 0.56 6.52 4.54 0 Trị 40-50 4.23 1.25 0.080 0.72 6.12 4.21 0 Đồng Hỷ, 0-10 3.30 3.65 0.11 1.72 6.82 - - Thái 20-30 3.36 1.25 0.07 0.97 3.48 - - Nguyên 40-50 3,19 1.06 0.03 1.12 3.03 - - Tại Quảng Trị, sinh trưởng tốt nhất của keo lai tìm thấy tại công thức bón hỗn hợp 200g phân NPK ( 10g N, 8,73g P và 4,98g K) và 100g phân vi sinh. Sau 2 năm, sinh trưởng đường kính đạt 7,1cm và chiều cao đạt 7,6m, trong khi tại công thức đối chứng (không bón phân) đường kính chỉ đạt 6,0cm và chiều cao đạt 6,7m. Tương tự tại Thái Nguyên, sinh trưởng tốt nhất ghi nhận được tại công thức bón hỗn hợp 100g NPK (10,0g N, 4,37g P và 2,49g K), 400g phân vi sinh và 50g vôi bột (27,03g Ca). Sau 3 năm thí nghiệm, đường kính ngang ngực bình quân đạt 9,4cm và chiều cao đạt 12,6m, trong khi tại công thức không bón phân đường kính chỉ đạt 8,2cm và chiều cao đạt 11,2cm (Nguyễn Huy Sơn và cộng tác viên, 2005). Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong các thí nghiệm trên, việc làm đất và sử dụng cây con không đồng nhất, vì vậy có thể kết quả của thí nghiệm bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác. Phạm Thế Dũng và cộng tác viên (2005) so sánh sinh trưởng của keo lai (A. hybrid) trồng trên đất phù sa cổ tại Bình Phước (Xem Bảng 6) được bón lót các loại phân khác nhau trong các công thức sau: • Không bón phân (công thức 1) • Bón hỗn hợp 100g NPK (16g N, 6,98g P và 6,64g K) với 50g phân lân (3,49g P) (công thức 2) 8
  9. • Bón hỗn hợp 100g NPK (16g N, 6,98g P và 6,64g K) với 500g phân vi sinh (công thức 3) Các dòng keo lai TB03, TB05, TB06 và TB12 được sử dụng trong thí nghiệm này. Mỗi công thức lặp lại 3 lần. Bảng 6: Đặc điểm đất phù sa cổ tại Bình Phước (Phạm Thế Dũng và cộng sự, 2006) Độ sâu đât (cm) Các chỉ tiêu 0-20 20-40 40-60 60-80 Cát >2mm (%) 25.3 15.1 17.3 23.0 Thịt 2-0.02mm (%) 43.6 64.4 58.1 52.4 Sét
  10. sinh trưởng cảu dòng TB05 tốt hơn tại các công thức bón phân, tuy nhiên sự khác nhau chưa đạt mức có ý nghĩa. Kết quả tương tự xuất hiện với dòng TB06, đường kính, chiều cao và trữ lượng lâm phần tại công thức 2 cao hơn so với công thức không bón phân. Trữ lượng lâm phần của dòng BT12 tại công thức bón pâhn cao hơn rõ rệt so với công thức không bón phân. Nhìn chung bón lót hỗn hợp phân NPK và phân vi sinh (công thức 3) làm tăng cao nhất trữ lượng lâm phần sau 3 năm thí nghiệm. Tuy nhiên trong các thí nghiệm này, mối tương tác giữa các dòng và phân bón dung trong thí nghiệm chưa được phân tích. Trong một thí nghiệm khác, Hoàng Xuân Tý (1990) ghi nhận rằng bón lót hỗn hợp 100g NPK 25g N, 50g P, 25 K và 100g phân vi sinh cho sinh trưởng tốt nhất đối với keo lai tại Bình Phước. Bảng 8: Ảnh hưởng của bón lót đến sinh trưởng đường kính (D), chiều cao (H) và trữ lượng lâm phần (V) của keo lai (A. hybrid) tại Bình Phước 3 năm sau khi thí nghiệm (xem Phạm Thế Dũng và cộng sự, 2005). Dòng Công TB03 TB05 TB06 TB12 thức thí V D1.3 H D1.3 H V D1.3 H V D1.3 H V (m3/ nghiệm (m3/ha) (cm) (m3/ha) (cm) (m3/ha) (cm) (m) (cm) (m) (m) (m) ha) 1 9.8 11.1 44.6 9.1 10.3 48.4 10.3 10.5 39.9 9.9 11.1 43.9 2 10.1 13.7 36.2 9.5 10.5 47.9 10.8 11.1 45.9 9.8 12.7 53.3 3 9.9 10.7 36.8 9.7 11.0 54.0 10.5 11.4 48.1 9.7 11.0 54.2 Đối với keo lá tràm (A. auriculiformis) sinh trưởng tốt nhất (D = 6,6cm, H=6,2m) tìm thấy tại công thức bón hỗn hợp 150g NPK (24g N, 10,48g P và 9,96g K) và 300g phân vi sinh (Bảng 9; Phạm Thế Dũng và cộng sự, 2005). Các công thức không bón phân, sinh trưởng chiều cao và đường kính của keo lai kém hơn. Trong thí nghiệm này bón lót có thể tăng từ 4,0-15,9% về đường kính và từ 2,6-8,5% về chiều cao. Bảng 9: Ảnh hưởng của bón lót đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của keo lá tràm (A. auriculiformis) tại Bình Phước (xem Phạm Thế Dũng và cộng sự, 2005). Công thức thí nghiệm Lượng dinh dưỡng (g/cây) Tỷ lệ D1.3 (cm) H (m) Lượng phân bón (g/cây) sống (%) NPK Phân vi sinh N P K 50 100 8 3.49 3.32 84.8 6.3 6.0 150 100 24 10.48 9.96 80.8 6.0 5.9 200 100 32 13.97 13.28 85.8 6.4 6.0 150 500 24 10.48 9.96 88.9 6.0 5.9 150 200 24 10.48 0.96 88.9 6.2 6.1 150 300 24 10.48 9.96 87.9 6.6 6.2 150 0 24 10.48 9.96 90.0 6.1 6.0 0 300 89.0 5.9 5.9 0 0 89.0 5.7 5.7 10
  11. Trong một thí nghiệm bón lót với keo lưỡi liềm (A. carassicarpa) với các loại phân khác nhau gồm phân NPK, phân lân và phân vi sinh được tiến hành tại Quảng Trị nơi có toạ độ 16,50o vĩ Bắc, 105o17’’ độ kinh đông, với lượng mưa trung bình 2300mm. Nguyễn Thị Liệu (2004) thấy rằng, sau 1 năm thí nghiệm sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây tại các công thức bón phân NPK và phân vi sinh cao hơn so với công thức chỉ bón phân lân và công thức không bón phân. Tuy nhiên sau 54 tháng, sự khác nhau giữa các công thức bón phân không cón khác nhau có ý nghĩa nhưng tốt hơn ở mức có ý nghĩa so với công thức không bón phân. Kết quả cho thấy với điều kiện môi trường tại đây, bón lót có thể ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây ít nhất 4,5 năm. Bảng 10: Ảnh hưởng của bón lót tới sinh trưởng của keo lá lưỡi liềm tại Quả ng Trị sau 12 và 54 tháng. Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác nhau ở mức có ý nghĩa (p
  12. công thức xuất hiện 1 năm sau khi thí nghiệm, chiều hướng này keo dài tới năm thứ 2 sau đó sinh trưởng đường kính có chiều chậm lại. 9 8 7 6 Ch iều cao ( m ) 5 4 3 2 1 0 6 12 24 30 36 T h ời gian ( t háng) Cô n g th ức 1 Cô n g th ức 2 Cô n g th ức 3 Cô n g th ức 4 Cô n g th ức 5 Biểu đồ 1:: Ảnh hưởng của bón thúc tới sinh trưởng chiều cao của keo lai (Acacia hybrid) sau 6 tháng thí nghiệm tại Vĩnh Phúc (chi tiết xem Nguyễn Đức Minh, 2004). 8 7 6 5 Đường kính ( cm ) 4 3 2 1 0 6 12 24 30 36 T h ời gian ( t háng) Công t h ức 1 Công t h ức 2 Công t h ức 3 Công t h ức 4 Công t h ức 5 Biểu đồ 2:: Ảnh hưởng của bón thúc tơi sinh trưởng đường kính của keo lai (Acacia hybrid) sau 6 tháng thí nghiệm tại Vĩnh Phúc (chi tiết xem Nguyễn Đức Minh, 2004). 12
  13. Phạm thế Dũng và cộng sự (2005) đã tiến hành thí nghiệm bón thúc cho các dòng keo lai TB05 và TB12. Phân được bón trong 3 năm với công thức thí nghiệm gồm: • Không bón phân (công thức 1) • Bón phân NPK với 16g N, 6,98g P và 6,64g K trong năm thứ nhất và năm thứ 2. Năm thứ 3 bón thúc phân NPK với 24g N, 10,48g P và 9,96g K (công thức 2). • Thời gian và liều lượng như công thức 2 và thêm 500g phân vi sinh (công thức 3). Kết quả sau khi thí nghiệm cho thấy, sinh trưởng đường kính, chiều cao và trữ lượng lâm phần không ảnh hưởng rõ rệt bởi phân bón. Tuy nhiên tỷ lệ sống và tỷ lệ cây đa thân khác nhau rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm. Sau 42 tháng, tỷ lệ cây đa thân của dòng TB05 là 27,1%, 35,5% và 42,9% cho các công thức thí nghiệm 1, 2, và 3. Tỷ lệ sống của dòng TB12 là 59,3%, 66,7% và 75,9% cho các công thức thí nghiệm tương ứng là 1, 2 và 3. Sau 12 tháng bón thúc, sinh trưởng của keo lá tràm (A. auriculiformis) được cải thiện rõ rệt (Vũ Đình Hưởng và cộng sự, 2006). Tại thời điểm sau 3 năm thí nghiệm, đường kính của công thức bón phân tăng hơn 8% so với công thức không bón phân. Tuy nhiên sự khác nhau giữa các công thức về chiều cao và tỷ lệ sống không rõ rệt. VI. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA KEO Thí nghiệm về mật độ trồng rừng được tiến hành trên đất phù sa cổ tại Bình Phước và trên đất feralit tại Quang Trị đối với keo lai (A. hybrid). Sau khi thí nghiệm 24 tháng, tỷ lệ sống cao nhất xuất hiện trong công thức có mật độ trồng thấp, sự khác nhau giữa các công thức chỉ được ghi nhận với các thí nghiệm tại Bình Phước, trong khi tại Quảng Trị, mật độ chưa ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây (Bảng 9, Nguyễn Huy Sơn, 2006). Bảng 11: Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của keo lai (A. hybrid) 24 tháng sau khi thí nghiệm tại Bình Phước và Quảng Trị (Nguyễn Huy Sơn, 2006). Đường Tỷ lệ sống Mật độ (Cây/ha) Địa điểm D1.3 (cm) H (m) kính tán (%) lá (m) 1111 (3 m x 3 m) 97.9 7.7 8.8 3.2 Bình Phước 1666 (3 m x 2 m) 89.6 6.5 7.4 3.1 2222 (3 m x 1.5 m) 86.5 5.9 7.2 3.0 1330 91.7 7.4 7.3 3.9 Quảng Trị# 1660 92.6 7.1 7.2 3.6 2500 93.5 6.2 6.9 3.2 # Các thông tin về cự ly trồng tại Quảng Trị không có Phạm Thế Dũng và Phạm Viết Tùng (2004) chứng minh rằng, keo lai trồng với mật độ 1111 cây/ha (3m x 3m) có tỷ lệ sống cao hơn (91%) so với mật độ 952 cây/ha (85%), 2 13
  14. năm sau khi thí nghiệm tại đất cát xám tại Bình Phước. Kết quả tương tự cũng xuất hiện đối với đường kính (8,3cm) và chiều cao (8,9m) tại công thức 1111 cây/ha so với trồng mật độ 952 cây/ha là 7,6cm đường kính và 7,7m chiều cao. Trong một thí nghiệm khác, Phạm Thế Dũng và công tác viên (2005) thấy rằng, keo lai trồng với mật độ 1111 cây/ha (3m x 3m) cho sinh trưởng tốt nhất sau 3 năm, với mật độ này, đường kính cao hơn 10,8% và chiều cao tốt hơn 16,1% so với cây trồng mật đoọ 1428 cây/ha (3,5m x 2m). Keo lai trồng với mật độ cao xuất hiện nhiều cây đa thân (39,5%) so với trồng với mật độ thấp (29,7%). Phạm Thế Dũng và cộng tác viên (2005) đã so sánh sản lượng rừng trồng với mật độ khác nhau trên đất cát xám tại Bình Phước và cho rằng trong 3 năm đầu trữ lượng lâm phần cao hơn tại các lâm phần trồng với mật độ cao so với lâm phần trồng với mật độ thấp. Tác giả cũng kiến nghị rằng đối với keo lai, mật độ thích hợp giao động trong khoảng từ 1111 cây/ha đến 1666 cây/ha. Sinh trưởng tốt nhất của keo lá tràm (A. auriculiformis) và keo tai tượng (A. mangium) tại Đồng Nai được ghi nhận tại mật độ trồng 1111 cây/ha (Kiều Thanh Tịnh, 2002). Ở Việt Nam, tăng trưởng đường kính của keo lai có thể đạt từ 2,5-3,5 cm/năm và tăng trưởng chiều cao đạt 2,0-3,5m/năm. Tuy nhiên nếu trồng cây với mật độ quá cao có thể làm giảm sức tăng trưởng. Tại Tuyên Quang, keo lai được trồng với mật độ 4444 cây/ha, sau 3 năm đường kính trung bình chỉ đạt 4,2cm và chiều cao trung bình đạt 7,5m. Hơn 10.000 ha keo lai đã được trồng trong thời gian từ 2000 đến 2003, mặc dù cây trồng đã được bón lót 5kg phân chuồng hoai và 200g phân lân. Tuy nhiên sau 3,5 năm đường kính ngang ngực chỉ đạt 5,5cm và chiều cao đạt 7,5m, như vậy tăng trưởng trung bình hàng năm chỉ đạt 1,8cm đường kính và 2,5m chiều cao (Ảnh 1). 14
  15. Ảnh 1: Keo lai trồng với mật độ 4444 cây/ha sau 3 năm tại Tuyên Quang (ảnh: Đặng Thịnh Triều). Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của keo lưỡi liềm (A. crassicarpa) chưa rõ rệt sau 3 năm trồng trên đất cát tại Quảng Trị. Sinh trưởng tốt nhất về đường kính (6,1cm) và chiều cao (4,1m) được ghi nhận trong công thức trồng với cự ly 3m x 2m. Đối với cây trồng với cự ly 3m x 1,5m, đường kính đạt 5,7cm, chiều cao đạt 3,6m và cây trồng với cự ly 2m x 2m, đường kính đạt 5,2cm chiều cao đạt 3,9m (Nguyễn thị Liệu, 2004). Đối với keo tai tượng (A. mangium) trồng tại Bình Phước, không có sự khác nhau rõ rệt về các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sống giữa các công thức trồng 1111 cây/ha và 1666 cây/ha. Tuy nhiên trong thí nhiệm này cây đã được tỉa cành để tránh đổ gãy do gió và mưa, có thể vì lý do đó nên kết quả của thí nghiệm cũng bị ảnh hưởng. VII. ẢNH HƯỞNG CỦA TỈA CÀNH TỚI SINH TRƯỞNG CỦA KEO Trong một thí nghiệm về tỉa cành keo lai, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2005) kết luận rằng, chỉ có chiều cao cây có sự khác nhau rõ rệt giữa công thức tỉa cành và không tỉa sau 3 năm thí nghiệm. Chiều cao của cây trong công thức tỉa cành cao hơn so với cây trong công thức không tỉa. Điều đó có thể các cành được tỉa là cành thấp, quang hợp xảy ra tại các cành này với cường độ thấp và dinh dưỡng quang hợp được không đủ nuôi nó, việc tỉa các cành này đã giảm nguồn dinh dưỡng phải cung cấp từ các cành khác nên làm tăng sự sinh trưởng cho chiều cao cây. Đối với các chỉ tiêu khác như tỷ lệ sống và tỷ lệ cây đa thân không có sự khác nhau rõ rệt giữa công thức tỉ cành và không tỉa. 15
  16. Kết quả ngược lại đã được ghi nhận đối với keo lai trong các thí nghiệm của Nguyễn Huy Sơn (2005). Các công thức thí nghiệm gồm: • Tỉa tất cả các cành tới ¾ chiều cao cây, cành được tỉa sát thân (công thức 1) • Tỉa tất cả các cành tới ½ chiều cao cây, cành được tỉa cách thân 5cm (công thức 2)# • Tỉa tất cả các cành tới ½ chiều cao cây, cành được tỉa sát thân (công thức 3) • Không tỉa (công thức 4) # Mặc dù cành được chặt cách thân 5cm không được khuyến cáo, tuy nhiên ở một vài nơi việc này vẫn được thực hiện, nếu tải cành để lại mầu sẽ tăng mấu, mắt và làm giảm chất lượng gỗ khi khai thác. Bảng 12: Ảnh hưởng của tỉa cành đến sinh trưởng của keo lai 1 năm sau khi thí nghiệm tại Quảng Trị (xem Nguyễn Huy Sơn, 2006). Mật độ trồng (cây/ha) Công 1330 1660 2500 thức thí Tỷ lệ Đường Chiều Tỷ lệ Đường Chiều Tỷ lệ Đường Chiều nghiệm sống kính cổ cao sống kính cổ cao sống kính cổ cao (%) rễ (cm) (m) (%) rễ (cm) (m) (%) rễ (cm) (m) 1 99.0 4.0 2.3 100 2.9 2.4 100 2.8 2.2 2 99.0 3.5 2.5 100 3.1 2.5 100 3.0 2.3 3 89.1 3.1 2.4 100 3.3 2.6 100 2.8 2.2 4 97.9 3.2 2.6 100 3.3 2.8 100 3.1 2.5 Sinh trưởng của các chỉ tiêu tốt nhất được ghi nhận tại công thức không tỉa cành (Bảng 12). Mục đích của tỉa cành là để giảm mấu mắt và cải thiện sinh trưởng của cây . Tuy nhiên nếu tỉa quá nhiều cành sẽ làm giảm khă năng quang hợp và ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng của cây. VIII. ẢNH HƯỞNG CỦA TỈA THƯA TỚI SINH TRƯỞNG CỦA KEO Qua tham khảo thấy rằng những nghiên cứu về tỉa thưa rừng keo tại Việt Nam còn ít. Nguyên nhân có thể vì hầu hết trồng keo cho nguyên liệu giấy sợi với chu kỳ ngắn từ 6-8 năm nên việc tỉa thưa ít được tiến hành. Gần đây, gỗ keo được ưa chuộng sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như trong xây dựng, đóng đồ gia dụng, nên việc tỉa thưa rừng keo được chú trọng. Một thí nghiệm tỉa thưa rừng keo lai được tiến hành tại Bình Dương, sau 2 năm, tăng trưởng cao nhất được tìm thấy tại công thức để lại 475 cây/ha (Bảng 13) (Nguyễn Huy Sơn, 2006). 16
  17. Bảng 13: Ảnh hưởng của tỉa thưa đến sinh trưởng của keo lai sau 2 năm thí nghiệm tại Bình Dương Công thức thí nghiệm Tăng trưởng đường kính Tăng trưởng chiều cao (cây/ha) (cm/năm) (m/năm) 475 6.0 2.9 725 4.8 2.7 875 4.4 2.7 1333 2.0 1.9 Tăng trưởng đường kính giữa các công thức thí nghiệm khác nhau rõ rệt sau 2 năm. Tăng trưởng tốt nhất về đường kính và chiều cao xuất hiện trong công thức tỉa mạnh nhất (475 cây/ha) IX. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI RỪNG KEO Hiện tại chưa xuất hiện dịch bệnh đối với rừng keo trồng ở Việt Nam, tuy nhiên đã xuất hiện rừng keo bị bệnh tại một số vùng. Năm 2002, khoảng 90% diện tích của 118,5ha rừng keo tai tượng (A. mangium) bị bệnh phần hồng (Corticium salmonicalor Berk) tại lâm trường Đạ Tẻh, Lâm Đồng (Phạm Quang Thu, 2002). Hậu quả làm vỏ cây bị nứt và bong ra, sau đó cây bị chết từ ngọn chết xuống. Phạm Thế Dũng và cộng sự (2005) cũng phát hiện bệnh phấn hồng tại các lâm phần keo lai. Đối với lâm phần trồng dày, bệnh phấn hồng xuất hiện nặng hơn. Bệnh phấn hồng có thể hạn chế bằng cách phun Bordeux nồng độ 1% và Dethamin M-45 0,1%. X. THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nhu cầu về gỗ và sản phẩm từ gỗ được dự báo là ngày càng tăng tại Việt Nam. Để đáp ứng được nhu cầu này, Việt Nam đã mở rộng diện tích trồng rừng. Đồng thời các nhà lâm nghiệp cũng chuyển từ trồng rừng quảng canh với năng suất thấp sang trồng rừng thâm canh cho năng suất cao bằng cách áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Một số loài keo đã đóng góp một phần quan trong trong chương trình trồng rừng. Ban đầu keo chỉ được trồng ở thành phố với mục đích cải tạo cảnh quan. Ngày nay diện tích keo được mở rộng và keo đã trở thành loài cây trồng thông dụng trên khắp cả nước với các vùng điều kiện sinh thái khác nhau. Sản lượng rừng trồng keo phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giống, chất lượng rừng trồng, đặc điểm đất, thực bì nơi trồng rừng. Trong đó một số vấn đề như cải thiện nguồn gen, quản lý lập địa và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tiến bộ đã được quan tâm nghiên cứu trong thời gian qua. Keo lá tràm, keo tai tượng và một số dòng keo lai được lựa chọn đã được trồng trên các lập địa thích hợp nhằm cung cấp nguyên liệu gỗ xẻ. Tuy nhiên hầu hết rừng trồng hiện nay nhằm cung cấp cho nguyên liệu giấy sợi với luân kỳ ngắn và không được thực hiện các biện pháp tỉa cành và tỉa thưa, tỷ lệ gỗ khai thác từ các rừng này được sử dụng cho gỗ xẻ còn thấp. Keo lưỡi liềm cũng là loài có triển vọng cho trồng rừng nguyên liệu gỗ xẻ, vì 17
  18. nó có thể mọc tốt được trên vùng đất thấp nơi thường bị ngập úng vào mùa mưa ở vùng duyên hải Bắc trung bộ. Tuy vậy thân của keo lưỡi liềm không đẹp, nhiều cành nhánh, cần phải có thêm những nghiên cứu về sinh trưởng và chất lượng gỗ trước khi đưa keo lưỡi liềm vào trồng rừng cung cấp gỗ xẻ. Việc áp dụng bón phân có thê nâng cao sản lượng rừng trồng keo. Tăng trưởng hàng năm của keo tai tượng trong thời gian qua đã tăng một cách đáng kể, từ 7m3/ha/năm trước đây nay đã tăng lên 17m3/ha/năm tại Lâm trường Kim Bôi, Hoà Bình sau luân kỳ 6-7 năm (Trần Ánh Dương, trao đổi cá nhân), hoặc từ 20m3/ha/năm nay đã tăng lên 33m3/ha/năm sau luân kỳ 6 năm đối với keo lai tại Bình Phước (Nguyễn Huy Sơn và Đặng Thịnh Triều, 2004). Việc làm đất trước khi trồng rừng chủ yếu vẫn được làm thủ công bằng cách đào hố. Mục đích nhằm giúp bộ rễ dễ dàng phát triển, giúp nước thấm sâu vào đất để gia tăng độ ẩm cho cây trồng và làm đất tơi xốp, thoáng khí. Trong một số trường hợp đào hố có thể hạn chế sự cạnh tranh của cỏ dại. Tuy nhiện hiện nay chưa có các tài liệu công bố các thí nghiệm ảnh hưởng của kích thước hố trồng đến sinh trưởng của keo. Việc lên líp và cày trước khi trồng rừng cũng đã được thực hiện ở một số nơi. Ví dụ như ở miền trung, đất thường bị ngập lụt vào mùa mưa, lên líp có thể cải thiện sinh trưởng của keo lưỡi liềm (A. crassicarpa) và keo lá tràm (A. auriculiformis). Khai thác và khôi phục lại rừng có thể thay đổi dinh dưỡng trong đất, đất rừng cũng có thể bị suy thoái trong trường hợp kinh doanh rừng trồng bằng biện pháp thâm canh. Trong báo cáo này, việc để lại cành nhánh sau khai thác có thể bù đắp lại một phần dinh dưỡng cho đất. Bón phân trong trồng rừng có thể duy trì dinh dưỡng cần thiết trong đất cho cây trồng. Hầu hết các thí nghiệm về bón phân tại Việt Nam đều cho rằng bón phân đã cải thiện sinh trưởng của rừng keo trong thời gian qua. Tuy nhiên một số tồn tại trong các thí nghiệm bón phân trong thời gian qua như sau: • Hầu hết các thí nghiệm đều tiến hành với phân NPK, điều đó rất khó đưa ra kết luận nguyên tố nào là quan trọng nhất cho keo trong 3 nguyên tố N, P và K. • Đến nay vẫn chưa có kết luận đâu là liều lượng cao nhất trong bón phân cho rừng keo. • Rất ít các thông tin về đất trong các thí nghiệm bón phân cho rừng trồng • Việc bón phân phải dựa trên cơ sở phân tích đất và dinh dưỡng trong thực vật, tuy nhiên trong các báo cáo không có những kết quả pâhn tích thực vật Hầu hết những nghiên cứu về mật độ trồng rừng đều cho rằng, các loài keo nên trồng với mật độ từ 1111 cây/ha đến 1666 cây/ha. Nếu trồng với mật độ quá cao, việc cạnh tranh dinh dưỡng giữa các cây sẽ diễn ra mạnh, có thể hạn chế sinh trưởng của cây, nếu trồng với mật độ quá thưa, có thể xảy ra hiện tượng đa thân hoặc phân cành sớm. Hiện tại luân kỳ trồng rừng keo kéo dài từ 6 đến 15 năm phụ thuộc vào mục đích kinh doanh rừng trồng. Tuy nhiên các nghiên cứu về mật độ trồng, tỉa cành, tỉa thưa mới chỉ thực hiện 18
  19. trong 2 đến 4 năm đầu, điều đó chưa đủ thông tin để kết luận các biện pháp lâm sinh hiện đang áp dụng là thích hợp. Ngoài ra những nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ tới chất lượng gỗ cũng chưa được tiến hành. Tất cả các điều đó đều rất quan trọng để tạo ra sản phẩm rừng trồng có chất lượng cao. Mặc dù chưa có những thiệt hại lớn về dịch bệnh đối với các laòi keo trồng tại Việt Nam. Tuy nhiên bệnh phấn hồng (Corticium salmonicalor Berk) đã xuất hiện ở một vài nơi đối với keo tai tượng và keo lai. Đối với những lâm phần trồng dày, bệnh phấn hồng thường bị nặng hơn. Qua bản tổng quan này cho thấy vẫn còn ít các thông tin về kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng trồng keo tại Việt Nam. Trong số các tài liệu hiện có, hầu hết các thí nghiệm được tiến hành trong thời gian đầu của rừng trồng. Đặc biệt còn thiếu các nghiên cứu nhằm duy trì bền vững năng suất rừng trồng nhằm góp phần sử dụng đất bền vững. Trên cơ sở của bản tổng quan trên, một vài kết luận được nêu ra như sau: • Lêp líp làm tăng tốc độ sinh trưởng của keo lưỡi liềm (A. crassicarpa) và keo lá tràm (A. auriculiformis) nơi đất bị ngập úng vào mùa mưa. • Áp dụng bón phân nhìn chung cũng làm tăng tốc độ sinh trưởng của rừng trồng keo • Mật độ thíc hợp nhất để trồng keo là từ 1111 cây/ha đến 1666 cây/ha. • Hiện tại chưa có dịch bệnh lớn đối với rừng trồng keo tại Việt Nam Có thể kết luận rằng các thông tin về kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho trồng keo tại Việt Nam là còn rất ít ỏi. Điều đó trái ngược với những thành công về cải thiện giống keo tại Việt Nam (Harwood và cộng tác viên, 2006). Để đạt được mục đích năng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của rừng trồng, cần có những nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh trong thời gian tới. 19
  20. Tài liệu tham khảo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1999). Phát triển Lâm nghiệp ở Việt Nam. Bộ NN và PTNT, Hà Nội. Bùi Thị Huế (1994). Ảnh hưởng của rừng trồng bạch đàn đến độ phì đất. Báo cáo tổng kết đề tài. Trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai. Harwood, C.E., Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, Phí Hồng Hải (2006). Tổng quan về nguồn gen và phương pháp nhân giống keo lai phục vụ rừng trồng gỗ xẻ tại Việt Nam. Aus AID CARD. Báo cáo dự án MS032/05, 32 trang. Hoàng Xuân Tý (1990). Cải thiện kỹ thuật trồng rừng thâm canh bạch đàn và keo lai vùng Đông Nam bộ. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Kiều Thanh Tịnh (2002). Mối quan hệ giữa không gian dinh dưỡng và sinh trưởng của keo lai (A. hybrid) tại lâm trường Trị An, tỉnh Đồng Nai. Luận án Thạc sỹ. Trường Đại học Nông-Lâm Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thị Thu Hương, và Đoàn Đình Tam (2004). Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng khoáng (N,P,K) và chế độ nước của một số dòng keo lai (A. hybid) và bạch đàn (Eucalyptus urophylla) trong giai đoạn vườn ươm và rừng non. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1992). Các loài keo. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Nguyễn Huy Sơn và Đặng Thịnh Triều (2004). Đánh giá thực trạng rừng trồng keo và bạch đàn ở nước ta trong những năm qua. Thong tin khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. số 2 năm 2004. Trang 8-13. Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Xuân Quát và Đoàn Hoài Nam (2006). Kỹ thuật trồng rừng thâm canh một số loài cây gỗ nguyên liệu. Nhà xuất bản thống kê, 128 trang. Nguyễn Thị Liệu (2004). Điều tra tập đoàn cây trồng và xây dựng mô hình trồng rừng keo lưỡi liềm Acacia crassicarpar trên cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ. Phạm Quang Thu (2002). Bệnh hại keo tai tượng (A. mangium) ở Lâm trường Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng – Nguyên nhân gây bệnh và một số biện pháp phòng trừ. Thông tin khoa học công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Số 1, trang 32-35. Phạm Thế Dũng và Phạm Viết Tùng (2004). Thông tin khoa học kỹ thuật. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Số 2, trang 2-8. Phạm thế Dũng, Ngô Văn Ngọc, Hồ Văn Phúc, Nguyễn Thị Lề, Nguyễn Thị Nhuần, Phạm Viết Tùng và Nguyễn Thanh Bình (2005). Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng cho các dòng keo lai được tuyển chọn trên đất phù sa cổ tại tỉnh Bình Phước làm nguyên liệu giấy. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2