intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển chăn nuôi lợn bền vững qui mô nông hộ tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

134
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều tra và phân tích 80 hộ chăn nuôi được chọn ngẫu nhiên (10-15 nái) và 20 trại lớn hơn ở 4 tỉnh, bao gồm các số liệu về mức độ chăn nuôi, cơ chế dinh dưỡng, trạng thái sức khỏe và vệ sinh, chế độ chăm sóc và quản lý, các tác động môi trường, phân loại lao động, thu nhập và lợi nhuận. b) Xác định các hướng ưu tiên thích hợp của dự án và lựa chọn các hộ chăn nuôi cho mục đích tập huấn và dùng làm các trại mô hình, đánh giá các tác động tiềm tàng về tự...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển chăn nuôi lợn bền vững qui mô nông hộ tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam "

  1. Ministry of Agriculture & Rural Development B¸o c¸o tiÕn ®é cña dù ¸n Ph¸t triÓn ch¨n nu«i lîn bÒn v÷ng qui m« n«ng hé t¹i mét sè tØnh miÒn Trung ViÖt Nam CARD Project 004/05VIE NỘI DUNG 4: ĐIỀU TRA CƠ BẢN
  2. 1. Th«ng tin vÒ c¸c ®èi t¸c Ph¸t triÓn ch¨n nu«i lîn bÒn v÷ng qui m« n«ng hộ Tªn dù ¸n tại mét sè tØnh miÒn Trung ViÖt Nam Viện Chăn nuôi Quốc gia (NIAH); Trường Đại học Nông §èi t¸c phÝa ViÖt Nam lâm Huế (HUAF); Viện Thú Y Quốc gia (NIVR) Dr. Tạ Bích Duyên (NIAH), Dr. Nguyen Quang Linh Tr−ëng Dù ¸n phÝa ViÖt nam (HUAF), Dr. Cu Huu Phu (NIVR) The University of Queensland/Victorian Department of §èi t¸c phÝa Australia Primary Industry/South Australian Research and Development Institute/University of Sydney Dr Darren Trott, Dr Ian Wilkie, Dr Colin Cargill, Dr Tªn c¸n bé tham gia dù ¸n phÝa Tony Fahy, Dr Trish Holyoake Australia Ngµy b¾t ®Çu 1 th¸ng 4 n¨m 2006 Ngµy kÕt thóc (dù ®Þnh ban ®Çu) th¸ng 4 n¨m 2009 Ngµy kÕt thóc (sau khi ®· söa th¸ng 9 n¨m 2009 ch÷a) Nội dung 4 Giai ®o¹n viÕt b¸o c¸o NIVR dongocthuy73@yaoo.com Cơ quan Email 2. Các kết quả đạt được a) Điều tra và phân tích 80 hộ chăn nuôi được chọn ngẫu nhiên (10-15 nái) và 20 trại lớn hơn ở 4 tỉnh, bao gồm các số liệu về mức độ chăn nuôi, cơ chế dinh dưỡng, trạng thái sức khỏe và vệ sinh, chế độ chăm sóc và quản lý, các tác động môi trường, phân loại lao động, thu nhập và lợi nhuận. b) Xác định các hướng ưu tiên thích hợp của dự án và lựa chọn các hộ chăn nuôi cho mục đích tập huấn và dùng làm các trại mô hình, đánh giá các tác động tiềm tàng về tự nhiên và tài chính Bằng chứng: a) Điều tra: Trường UQ đã tiến hành xây dựng, kiểm tra về căn bản và đưa vào sử dụng 1 cơ sở dữ liệu on-line nhằm ghi chép lại 1 cách chính xác các điều tra trên giấy, bao gồm cả khả năng đăng tải hình ảnh. Vai trò của hệ cơ sở dữ liệu này không phải là để tập trung các số liệu 1 cách thấu đáo từ tất cả các trại được điều tra ở Việt Nam, mà là để có thể nhận ra 1 cách nhanh chóng hệ thống nào có hoạt động, các trở ngại chính đối với chăn nuôi và loại tác động nào cần phải được tiến hành. Bởi vậy, các số liệu thu thập được từ mỗi trại được lựa chọn cho các điểm trình diễn sẽ có phạm vi rộng hơn và mỗi lần trại được kiểm tra lại, các ghi chép về hình ảnh sẽ được tiến hành để bổ xung thêm cho các phân tích về số liệu.
  3. Hiện giờ, chúng tôi đang tiến hành kiểm tra trên phạm vi rộng trong lãnh thổ Việt nam và vẫn đang thiết kế 1 vài phiên bản khác nhau. Phiên bản mới đây nhất có thể được truy cập tại địa chỉ: http://survey.library.uq.edu.au/pigs/ Để xem được số liệu, cần phải gõ vào phần "username" với tên là "AUSAIDCARD", và "password" với tên là: "pỉgproject". Sau đó, nhấp vào nút "Edit and existing form", rồi nháy "Display all posible forms" để chọn 1 trại riêng rẽ và xem các số liệu của trại đó. Nháy vào "Submit your data now" ở phần kết thúc số liệu của mỗi trại để quay lại màn hình bắt đầu. (Chú ý là bạn sẽ có thể nhận được dòng tin nhắn sau: Sorry. As user AUSAIDCARD you don't have rights to edit records). Các số liệu đã được cập nhật mở màn với tổng cộng 40 trại ở tỉnh Bình Dịnh (do NIVR chịu trách nhiệm), 44 trại ở Quảng Trị (do NIAH chịu trách nhiệm), 87 trại ở Quảng Nam và 98 trại ở Thừa Thiên Huế (do HUAF chịu trách nhiệm) Chúng tôi đã nhận ra 1 số vấn đề khi tiến hành điều tra này. Điều này trở nên rõ ràng khi chúng tôi may mắn có được 1 tình nguyện viên là sinh viên chuyên ngành thú y để giành thời gian vài tháng ở Việt Nam (1/12/2007-26/1/2008) để làm việc trong khuôn khổ dự án của chúng tôi. Sinh viên này đã kiên trì dịch tất cả các điều tra trên giấy sang tiếng Anh và đã kiểm tra hệ thống online bằng việc kết nối Internet trong điều kiện tại thực địa. Có 1 số nhận xét như sau: thứ nhất, có 1 vài điểm điều tra quan trọng đã bị thất lạc trong quá trình dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Thứ hai, có 1 vài sự khác nhau trong quá trình viết phiếu điều tra giữa các cơ quan nghiên cứu. Thứ ba, đã phát hiện thấy có sự chạy không đều của chương trình mà trước đó đã không được phát hiện thấy khi hệ thống được chạy thử nghiệm tại Australia. Thứ 4, trong quá trình tiến hành các điều tra tại các trại đã được chọn lựa cho mục đích nâng cấp, tập huấn và tiến hành các tác động liên tục, chúng tôi đã phát hiện ra rằng có 1 vài câu hỏi cần phải được thay đổi để có thể thu được các thông tin 1 cách đúng mức hoặc thay đổi chất lượng của thông tin thu được. Cuối cùng, mạng internet tại Việt nam rất chậm đôi khi cũng đã gây khó khăn cho việc điền các phiếu điều tra trực tiếp online, cũng như việc thu nạp các hình ảnh và kế hoạch. Chi tiết hơn về những điều này có thể được tìm thấy trong báo cáo về chuyến đi của Ms. Tarni Cooper (xem Phụ lục 1: Ms Tarni Cooper Trip report). Sinh viên này cũng đã kiểm tra, đối chiếu rất nhiều thông tin và đã giành thời gian là vài tháng trước đó để làm việc với tác giả của trang web tại trường UQ, Warren Ham, để xây dựng 1 phiên bản ngắn gọn của bộ câu hỏi điện tử (đã báo cáo trong MS3-phiên bản ngắn này đã được Mr. Phuong từ HUAF thu gọn) và đã sửa chữa lại tất cả các lỗi được phát hiện thấy. Sinh viên này cũng đã được tuyển dụng (trong 1 nguồn dự án khác), giành 10 tiếng/tuần để tiếp tục xây dựng các dữa liệu và trang web cho dự án, đồng thời giữ mối liên hệ với các nhà khoa học phía Việt Nam, đặc biệt là với Mr. Bien từ NIAH và Mr. Phuong từ HUAF để tiến hành kiểm tra chất lượng của các số liệu thu thập được. Sự đóng góp của cô ây đối với dự án là rất hiệu quả và chúng tôi đã lập kế hoạch cho cô ấy sẽ giành 2 tháng nữa ở Việt Nam vào khoảng cuối năm nay để tiếp tục các công việc có ích. Thực tế, rất khó để các nhà khoa học Australia có thể giành thời gian hơn vài tuần công tác tại Việt nam, bởi vậy việc chú ý đến các chi tiết như mức độ chính xác và đồng nhất của các theo dõi điều tra điện tử giữa các cơ quan nghiên cứu là điều không thể thực hiện được. Vì vậy, việc thay thế bằng 1 sinh viên sẽ giúp thúc đẩy tình bạn, sự hợp tác và cơ hội tập luyện tuyệt vời để trở thành 1 bác sí thú y trong tương lai - 1 người luôn ước ao được làm việc tại các cộng đồng đang phát triển. b) Phân tích: HUAF đã tiến hành phân tích các kết quả từ các điều tra của họ (tổng cộng khoảng 220 trại tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam), sử dụng phần mềm SPSS, có thể được tóm tắt như sau: (xem Phụ lục 2: Report of Survey Activities in Quang Nam and Thua Thien Hue). Số lượng lợn nái dao động từ 1 đến 20, với số trung bình là 3.5 và 84% nuôi lợn Móng Cái. Tổng số có 93% số hộ nuôi ít hơn 11 nái (có nghĩa là 1-10), và 89% nuôi ít hơn 6 nái (1-5). Các số liệu về nhân khẩu đã chỉ ra 1 thực tế là 98.4%, 80%, 35% và 7% nông dân theo thứ tự có trình độ tiểu học, trên tiểu học, trung học cơ sở và trên trung học cơ sở, nhưng trình độ học vấn này không có liên quan gì đến số lượng lợn nái được nuôi. Điều đáng chú ý là tất cả các nông dân đều có nhiều hơn 5 năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn và
  4. 89% số hộ có nhiều hơn 10 năm kinh nghiệm. Số lợn con trung bình sinh ra và sống là 12.04 + 1.63, đối với lợn Móng Cái là 12.61, còn lợn ngoại chỉ là 9.95. Số chết khi sinh (bao gồm cả tỷ lệ chết ngay sau khi sinh do con mẹ đè bẹp) trung bình là 15.9% (13.7% đối vưói lợn Móng Cái và 32.8% đối với lợn ngoại). Lợn Móng Cái là những con mẹ tốt và ít khi phải yêu cầu có chuồng đẻ riêng. Trên 80% số đàn con sinh ra đã được báo cáo là có mắc tiêu chảy. Các nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở lợn con bao gồm chuồng trại quá sơ sài, thiếu thiết bị để khống chế nhiệt độ, thiết vaccine phòng bệnh do E. coli, hệ thống chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh kém, kể cả những kỹ thuật đơn giản nhất như việc rửa dọn chuồng nuôi hàng ngày. Các trở ngại chính cho việc giảm năng suất chăn nuôi bao gồm dinh dưỡng và chế độ ăn nói chung (giới hạn lượng thức ăn cho lợn nái trong 1 ngày), chuồng trại và thông thoáng gió, thiếu các con đực để kích thích, làm chậm và không đều chu kỳ động dục của con nái, thiếu số liệu được ghi chép ngay tại trại, điều đó có nghĩa là không thể xác định 1 cách chính xác số lợn con/nái/năm được sinh ra. Lợi ích chính của điều tra này cũng được tóm tắt trong phần trình bày bằng powerpoint do Dr. Colin Cargill trình bày vào tháng 10 năm 2007 trong chuyến thăm của CARD tới trường UQ (xem Phụ lục 3: CARD REPORT). Số liệu điều tra ở dạng Excel cũng đã được tổng hợp và có thể trình bày khi có yêu cầu, các theo dõi riêng rẽ của từng trại cho hầu hết các trại cũng đã được đăng nhập vào hệ thống trên mạng. NIAH và NIVR đã nhập các số liệu điều tra các trại của họ ở Quảng Trị và Bình Định vào file dạng Excel (chi tiết có thể liên lạc với Dr. Duyen NIAH; Dr. Thuy NIVR), nhưng chưa được tiến hành phân tích chi tiết vì còn đang đợi hệ thống quản lý từ trường UQ hoạt động hoàn chỉnh, 1 việc mà chỉ có thể hoàn thành cách đây vài tuần sau khi các vấn đề rắc rối đã được Ms. Tarni Cooper và người thiết kế trang web của UQ gỡ bỏ. Tuy nhiên, dựa trên rất nhiều chuyến đi tới Quảng Trị (báo cáo chi tiết do Colin Cargill báo cáo, đã nộp cùng với MS3), có 1 điều có thể nhận thấy là ngoài sự khác nhau về khí hậu tại địa phương va loại thức ăn có sẵn, các trại đều có 1 số vấn đề tương tự nhau như đã được nhận thấy ở Quảng Nam và Thừa Thiên Huế. Các phân tích về bộ số liệu kết hợp của 4 tỉnh (Bình Định, Quảng Trị, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế) sẽ đòi hỏi việc dịch, biên tập và kiểm tra chéo 1 cách hết sức cẩn thận bởi Ms. Tarni Cooper (hiện chị đã rất hài lòng với hệ thống online) trong chuyến đi Việt Nam tới đây để xác nhận lại mức độ chính xác và sửa lại những chỗ không đồng nhất giữa các cơ quan nghiên cứu. Chúng tôi cũng dự định sẽ công bố các số liệu này trên các tạp chí có uy tín, bởi vậy chúng tôi cam kết đảm bảo mức độ chính xác và đống nhất của số liệu này. Chúng tôi cũng đã được đưa ra lời khuyên là nên tiến hành điều tra lại 1 lần nữa tất cả các trại và tiến hành so sánh số liệu với các điều tra trước đây, khi mà hệ thống ghi nhận số liệu hiện tại đã hoàn hảo. Công việc này sẽ được tiến hành khi kết thúc dự án vào năm 2009, nhưng các vấn đề đang xảy ra với bệnh FMD và PRRS tại Việt Nam có thể kéo công việc này tiến hành vào tháng 1 năm 2009. c) Xác định các hướng ưu tiên hàng đầu thích hợp của dự án (xem Phụ lục 4: High priority project interventions). d) Lựa chọn các nông hộ để làm mô hình trình diễn: Cả NIAH và HUAF đã tiến hành phân loại và chọn 25-30 trại hàng đầu để tiến hành nâng cấp thành các điểm trình diễn. Nâng cấp các cơ sở vật chất, nhập lợn giống, áp dụng các kỹ thuật tiến bộ nhất và liên tục cải thiện là những việc đã từng được áp dụng ở các trại đã được chọn lựa này trong suốt 1 năm qua. Hầu hết các trại vẫn trong quá trình thực thi, nhưng các tiến bộ rõ rệt đã có thể được quan sát thấy. Các trại đã được chọn lựa có thể xem được trong hệ thống dữ liệu vào bất kỳ thời điểm nào bới vì các thông số về các trại này đã được đăng nhập hoàn chỉnh, mỗi trại được nhận biết bằng 1 mã số riêng và tên người phỏng vấn (Tarni). Mỗi theo dõi của trại cũng có cả kế hoạch hành động của trại, việc nâng cấp và cải tiến, các bức ảnh của người chủ và gia đình họ, các bức ảnh về khu chuồng và đàn lợn chỉ ra những thay đổi mà họ đã làm được trong suốt quá trình thực hiện dự án. Hiện tại, các khả năng đăng nhập đang được tiến hành làm với các chỉ tiêu để xác định vị trí của trại (kinh độ, vĩ độ) để có thể được xác định bằng hệ thống GPS. Việc này sẽ được thực hiện trong chương trình tập huấn vào tháng 5. e) Những rủi ro đối với dự án:
  5. Dịch bệnh PRRS (tai xanh) hiện nay đã được xác định tại tỉnh Thua Thien Hue và tính cho tới thời điểm này đã có ảnh hướng đến 3 trại trong số các trại của nghiên cứu này (Phụ lục 5: Pictures of pig slaughters from TTH). Một đợt dịc bệnh và kết quả là phải tiến hành thanh toán hoặc chiến dịch quản lý là cai mà dự án của chúng tôi không thể tránh được tại thời điểm này. Cho dù là các nông dân đã được bồi thường các thiệt hại, chúng tôi cũng không thể tự tin để nói rằng chương trình tập huấn và kể hoạch cải tiến liên tục đàn giống, trang thiết bị, quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng sẽ cho phép nông dân bắt đầu lại và tăng sản lượng chăn nuôi của mình 1 cách nhanh chóng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1