Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi - MS4 "
lượt xem 5
download
Các vấn đề trọng tâm được đưa ra trong báo cáo này đã được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm hội thảo và phỏng vấn chuyên gia, cũng như thăm quan thực địa trong thời gian từ Tháng 8, 2007 tới Tháng 2 năm 2008. Những vấn đề trọng tâm này được sử dụng để gợi ý và hướng dẫn cho việc xây dựng bảng hỏi, cũng như các công việc khác phục vụ cho nghiên cứu, ví dụ: sự phân bổ của sản xuất và tiêu dùng thức ăn chăn nuôi. Một số vấn đề khác được xác định thông qua...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi - MS4 "
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chương trình hợp tác vì sự phát triển Nông nghiệp Nông thôn Dự án 030/06VIE Phát triển chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi MS4: A. Một số vấn đề trọng tâm được xác định thông qua việc tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong ngành B. Bảng câu hỏi chi tiết được xây dựng cho việc thu thập thông tin từ cá doanh nghiệp trong ngành thức ăn chăn nuôi Tháng 5, 2008 1
- A. Một số vấn đề trọng tâm được xác định thông qua việc tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong ngành Các vấn đề trọng tâm được đưa ra trong báo cáo này đã được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm hội thảo và phỏng vấn chuyên gia, cũng như thăm quan thực địa trong thời gian từ Tháng 8, 2007 tới Tháng 2 năm 2008. Những vấn đề trọng tâm này được sử dụng để gợi ý và hướng dẫn cho việc xây dựng bảng hỏi, cũng như các công việc khác phục vụ cho nghiên cứu, ví dụ: sự phân bổ của sản xuất và tiêu dùng thức ăn chăn nuôi. Một số vấn đề khác được xác định thông qua việc rà soát nghiên cứu, và kết quả của việc rà soát nghiên cứu được báo cáo tóm tắt trong Mốc quan trọng thứ 3. 1. Các vấn đề được nêu ra trong Hội thảo khởi động – Tháng 8 năm 2007 Các thông tin cơ bản: Thức ăn chăn nuôi cấu thành phần lớn chi phí chăn nuôi (60- 80%). Ngành chăn nuôi toàn cầu đang tăng trưởng với tốc độ 8-9% hàng năm, và tốc độ tăng trưởng của ngành thức ăn chăn nuôi nội địa là 15% mỗi năm. Việt Nam cần phải nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu đầu vào cho ngành thức ăn chăn nuôi và trong năm 2006, 40% nguyên liệu đầu vào cho ngành thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu (hầu hết là đậu tương, lạc và ngô). Các vấn đề chính được nêu ra trong cuộc hội thảo bao gồm: • Giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam cao hơn 10-15% so với thế giới. Điều gì đã gây nên tình trạng này? Một số cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đầu vào cao. • Chất lượng kém (và nhận thức về vấn đề chất lượng kém) của thức ăn chăn nuôi Việt Nam - đặc biệt là thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguyên nhân của chất lượng kém được cho là do khả năng quản lý chất lượng kém của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước (Cục chăn nuôi). Chiến lược để tăng cường khả năng quản lý chất lượng là rất cần thiết (phòng thí nghiệm, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình thử nghiệm, các chế tài). • Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang gặp một số khó khăn, và có một số băn khoăn về tương lai của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tính tới sự thống trị của các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trong ngành. Liệu có thể có những chính sách giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ? Các doanh nghiệp trong nước được đánh giá là yếu hơn doanh nghiệp nước ngoài trên 3 phương diện: khả năng quản lý chất lượng và công nghệ, chính sách hậu mãi và chiến lược đầu vào. • Tỷ lệ đầu vào nhập khẩu cao làm tăng giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Liệu đầu vào cho thức ăn chăn nuôi có nên đuợc nhập khẩu tự do? Ví dụ, các đầu vào nhập khẩu hiện phải chịu 3 loại thuế khác nhau: thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp. Cần phải có hiểu biết cụ thể hơn về vấn đề loại thuế nào đang đánh vào đầu vào hay đầu ra của sản xuất thức ăn chăn nuôi. • Liên quan tới vấn đề nhập khẩu nguyên liệu, liệu nên có chính sách về phát triển nguyên liệu trong nước? Ví dụ, làm thế nào để các sản phẩm phụ nông – công nghiệp được sử dụng hiệu quả hơn? Có ý kiến cho rằng nếu các sản phẩm phụ có thể được sử dụng, sẽ có đủ thức ăn để nuôi thêm 4-5 triệu trâu bò, và các vấn đề về môi trường và và lao động nông thôn sẽ được giải quyết. 2
- • Cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều không hoạt động hết công suất do sự thiếu ổn định của ngành chăn nuôi. Các nghiên cứu cụ thể hơn về thu nhập của người chăn nuôi và chiến lược sản xuất là cần thiết. Một chiến lược để xây dựng mạng lưới giữa người chăn nuôi và các doanh nghiệp sản xuất nhỏ cần được xem xét. • Quỹ đất dành cho chăn nuôi, và tín dụng cho cả chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi còn hạn chế. • Có một số vấn đề với số liệu. Có ý kiến cho rằng số liệu GSO đang đánh giá thấp sản lượng của các nhà máy thức ăn chăn nuôi, vì GSO chỉ lấy số liệu báo cáo vào ngày mùng 1 tháng tám, nên không biết rõ số lượng đàn gia súc đã thay đổi như thế nào trong suốt năm. Số liệu thực tế về đàn gia súc/ gia cầm cao hơn 2,5 lần so với số liệu báo cáo của GSO (liệu có sai khác như vậy đối với các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi?) • Sản xuất ngô của Việt Nam cần được tăng cường – có ý kiến cho rằng để có đuợc điều này hệ thống thủy lợi cần được đầu tư thêm. Tiềm năng của việc tăng năng suất và sản lượng ngô là bao nhiêu? • Chiến lược giảm thiểu rủi ro nào đang được áp dụng cho ngành - liệu lập ra các rào cản có tác dụng gì không trong việc giảm thiểu rủi ro của nguyên liệu đầu vào. Giảm thiểu rủi ro kết hợp với an toàn vệ sinh thực phẩm cần được xem xét. • Chi phí vận chuyển cao – chi phí bao bì cao đang ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của ngành. • Quy mô nào là tối ưu cho ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam – có sự đánh đổi giữa việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi. 2. Các vấn đề được xác định thông qua tham vấn các chuyên gia trong ngành Rất nhiều ý kiến được các chuyên gia nêu ra cũng tương tự như các ý kiến được đưa ra trong hội thảo khởi động. Các ý kiến bổ sung bao gồm: • Chất lượng thức ăn chăn nuôi thấp gắn liền với việc các cơ sở sản xuất nhỏ - và những tiêu cực từ chính quyền cũng như việc thiếu các chế tài xử phạt vi phạm cũng là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. • Thế nào là thức ăn chăn nuôi chất lượng thấp?: hàm lượng protein thấp, thông tin trên nhãn mác không chính xác, hàm lượng mycotoxins cao, sản phẩm được bảo quản ở nơi dễ bị nhiễm bẩn. • Các chuyên gia của Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp cho rằng các xét nghiệm từ các phòng thí nghiệm của Việt Nam không đủ chính xác, đặc biệt là các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Kết quả có sự khác nhau giữa các phòng thí nghiệm. Có ý kiến cho rằng các công ty thức ăn chăn nuôi lớn có dùng các hoóc môn kích thích tăng trưởng trong sản phẩm. Hàm lượng protein cũng được cho là thấp hơn hàm lượng đưa ra trên bao bì. • Không có phòng thức ăn chăn nuôi, tại các sở Nông nghiệp (trong khi có riêng chi cục bảo vệ thực vật). Điều này cũng góp phần dẫn tới việc thiếu các quy định cụ thể cho ngành thức ăn chăn nuôi. 3
- • Hơn 145 doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi chỉ sản xuất ít hơn 5000 tấn/ năm (10% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi toàn ngành). Mặt khác, chăn nuôi nhỏ cũng chiếm tới 90% tổng sản phẩm chăn nuôi. • Sản xuất thức ăn chăn nuôi không gắn liền với hoạt động chăn nuôi – có sự quá tải các nhà máy thức ăn chăn nuôi ở một số địa phương - vị trí đặt các nhà máy thức ăn chăn nuôi, trang trại chăn nuôi và khu vực cung cấp nguyên liệu đầu vào tỏ ra có vai trò quan trọng. Một số chuyên gia cho rằng cần có một chiến lược để tổ chức lại sản xuất, một số khác không đồng ý. • Cần hiểu rõ liệu chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khác gì với với các doanh nghiệp lớn. Có ý kiến cho rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ sản xuất thức ăn đậm đặc và bán cho các vùng sâu vùng xa. Cần phải nhìn vào khả năng cạnh tranh trong cả chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi (cho doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ), cũng như xem xét tới các vấn đề về môi trường và xã hội. • Các doanh nghiệp nhỏ sử dụng công nghệ nghèo nàn và lạc hậu, thiếu khả năng tài chính để nâng cấp. • Tiềm năng của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi trong việc cung cấp công thức pha trộn thức ăn, đào tạo và phòng thí nghiệm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành. • Tình trạng mùa vụ trong chăn nuôi (đặc biệt với chăn nuôi lợn). • Các khía cạnh của chất lượng cần được xem xét: o Chất lượng đầu vào và cất trữ (liên quan tới thời gian thu hoạch ngô) o Làm sạch thiết bị (nhiễm bẩn, côn trùng, chuột…) o Pha trộn không đúng tỉ lệ/ không đảm bảo chất lượng viên o Tích trữ sản phẩm (các chất chống oxi hoá – các chất béo biến chất và làm ảnh hưởng tới chất lượng thức ăn chăn nuôi) o Đầu vào cần được kiểm tra chất lượng, đặc biệt là nếu đầu vào đến từ các nguồn khác nhau. o Mycotoxins cản trở quá trình tiêu hoá của vật nuôi - sử dụng chất chống mốc • Các vấn đề kỹ thuật cần được xem xét: o Cơ sở hạ tầng và thiết bị, thông qua công suất kho chứa (ví dụ một ngưỡng công suất kho chứa hợp lý cho một nhà máy là khoảng 5,000 tấn/ năm). o Các vấn đề chính ảnh hưởng tới sự khác nhau giữa khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp: công suất thực tế, kiểm soát chất lượng, tiếp cận với nguồn nguyên liệu đầu vào, chuỗi marketing, công nghệ. o Địa điểm kinh doanh/ đặt nhà máy là một vấn đề khác - gần cảng, cơ sở hạ tầng thuận lợi, gần nguồn cung nguyên liệu đầu vào, gần khu vực chăn nuôi – các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi hiện nằm ở đâu? 3. Các vấn đề được xác định thông qua thăm quan khảo sát các nhà máy • Giá đầu vào tăng nhanh hiện đang là mối quan tâm hàng đầu lấn át tất cả các mối quan tâm khác. 4
- • Sự đa dạng trong hoạt động của các doanh nghiệp - sản xuất nhiều sản phẩm thức ăn chăn nuôi khác nhau, kết hợp với hoạt động chăn nuôi (hoặc hợp đồng nông sản), một số còn hoạt động như một đơn vị thương mại (buôn bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi) • Sự đầu tư về công nghệ và nhân lực giữa các doanh nghiệp là khác nhau • Thay đổi về cấu trúc quản lý của các doanh nghiệp lớn trong nước – ví dụ từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần. • Tầm quan trọng của công suất chứa và hệ quả của nó tới chiến lược mua và nhập khẩu của công ty. Liệu nhà nước có thể có đóng vai trò cung cấp kho dự trữ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ? • Sự khác nhau trong khả năng quản lý chất lượng giữa các nhà máy - việc sử dụng phòng thí nghiệm • Quy mô của mỗi mẻ và hoạt động của nhà máy (công suất thiết kế (tấn/h, tấn/ ngày) – quy mô mẻ càng nhỏ thì chi phí năng lượng càng lớn), quy trình sửa chữa và bảo dưỡng (làm sạch thiết bị, an toàn lao động), một số loại thức ăn yêu cầu kỹ thuật khó hơn (ví dụ thức ăn cho gà và thức ăn cho lợn con) • Dàn xếp giá trong và ngoài hợp đồng • Đối phó với nhu cầu mang tính mùa vụ - 4 tháng từ Tháng 8 đến tháng 11 (nhu cầu chăn nuôi phục vụ Tết), có tăng trưởng nhưng không thay đổi mạnh. • Chiến lược bán hàng: một số công ty lớn có chính sách bán hàng tập trung vào các đại lý lớn, không quan tâm tới các đại lý nhỏ ở các vùng sâu vùng xa. Điều này giúp công ty tránh được rủi ro về thanh toán với người chăn nuôi (do các đại lý trả trực tiếp cho công ty). • Các công ty lớn cho rằng công ty nhỏ không thể cạnh tranh: họ không có năng lực tài chính, không thể dự trữ nguyên liệu quá 6 tháng, không có công nghệ tiên tiến và sử dụng quá nhiều lao động. • Các công ty nhỏ cho rằng vấn đề lớn nhất của mình là vốn và đất, tăng giá thành sản xuất và lãi suất ngân hàng tăng. Thêm vào đó họ thường phải thế chấp tài sản riêng để vay. • Các công ty nhỏ cũng cho rằng rất khó để có thể cạnh tranh với các công ty lớn - đặc biệt là trong việc nhập khẩu nguyên liệu. Các công ty lớn cũng có khả năng cho đại lý các khoản thưởng/ triết khấu hấp dẫn hơn. Một số công ty cho rằng chỉ có sự cạnh tranh từ các công ty lớn là đáng lưu tâm, sự cạnh tranh của các công ty vừa và nhỏ khác không phải là vấn đề. • Chi phí để xây dựng khẩu phần/ công thức pha trộn thức ăn hiện tại đang quá cao với các doanh nghiệp nhỏ - liệu chính phủ có cần hỗ trợ kỹ thuật dưới hình thức tập huấn cho các doanh nghiệp nhỏ? Phần mềm lên khẩu phần thức ăn chăn nuôi có giá rất rẻ, nhưng liệu các doanh nghiệp nhỏ có đủ năng lực kỹ thuật để sử dụng phần mềm này? • Một số doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi nhỏ thực ra không phải là nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, mà chỉ là những cơ sở pha trộn (thức ăn đậm đặc). • Có ý kiến nhận định của các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi nước ngoài cho rằng người chăn nuôi Việt Nam thiếu kiến thức về dinh dưỡng cho vật nuôi. 4. Các vấn đề được xác định qua thăm quan các trang trại chăn nuôi 5
- • Sử dụng không định kỳ thuốc kháng sinh và các chất kích thích trong chăn nuôi • Ô nhiễm mùi/ nguồn nước và tiếng ồn nếu việc sản xuất được đặt ngay cạnh khu dân cư và nguồn cung ứng nước. • Người chăn nuôi cho rằng giá thức ăn chăn nuôi hiện quá cao • Các ý kiến cho rằng chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi là lý do lớn nhất cho việc lựa chọn một sản phẩm, tiếp theo là giá của sản phẩm. Người chăn nuôi đánh giá chất lượng của sản phẩm chăn nuôi thông qua hiệu quả chăn nuôi và danh tiếng của công ty sản xuất. • Các hộ chăn nuôi nhỏ thường sử dụng thức ăn hỗn hợp như một dạng thức ăn đậm đặc để pha trộn vào các sản phẩm nông nghiệp sẵn có tại hộ. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 378 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 169 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 360 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 131 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 134 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 123 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 136 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 128 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 95 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 108 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 107 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 110 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 89 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 121 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 88 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn