Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở HÒA BÌNH – CÁC GIẢI PHÁP "
lượt xem 13
download
Quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần và chuyển hướng chiến lược lâm nghiệp, từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp nhân dân đã xuất hiện nhiều nhân tố mới, đặc biệt là đa dạng hoá các phương thức quản lý tài nguyên rừng. - Cộng đồng tham gia quản lý rừng là đời, gắn liền với sự sinh tồn và tín một trong những hình thức quản lý rừng đang thu hút sự quan tâm ở cấp Trung ương và địa phương....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở HÒA BÌNH – CÁC GIẢI PHÁP "
- QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở HÒA BÌNH – CÁC GIẢI PHÁP Trần Duy Rương, nghiên cứu viên chính Phòng Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp – Viện KHLNVN Đặt vấn đề Quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần và chuyển hướng chiến lược lâm nghiệp, từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp nhân dân đã xuất hiện nhiều nhân tố mới, đặc biệt là đa dạng hoá các phương thức quản lý tài nguyên rừng. - Cộng đồng tham gia quản lý rừng là đời, gắn liền với sự sinh tồn và tín một trong những hình thức quản lý rừng đang thu hút sự quan tâm ở cấp Trung ương và địa phương. Xét về mặt lịch sử, ở Việt Nam, rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu ngưỡng của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Đặc biệt, trong vài năm gần đây, xuất phát từ yêu cầu quản lý rừng, một số địa phương cũng như ở Hòa Bình đã triển khai giao đất, giao rừng cho cộng đồng (làng bản , nhóm hộ...) quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, theo đó, cộng đồng với tư cách như một chủ rừng. Ngoài ra, các cộng đồng còn tham gia nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng của các tổ chức Nhà nước. Thực tiễn một số nơi đã chỉ rõ quản lý rừng với sự tham gia của các cộng đồng địa phương sống gần rừng là mô hình quản lý rừng có tính khả thi về kinh tế - xã hội, phù hợp với tập quán sản xuất truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam. - Có hàng loạt câu hỏi đang đặt ra, như: vị trí, vai trò của cộng đồng trong hệ thống tổ chức quản lý rừng ở Việt Nam như thế nào? Có nên khuyến khích phát triển rừng cộng đồng hay không? Những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển rừng cộng đồng là gì? Khuôn khổ pháp lý nhằm khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển rừng cần được xác lập như thế nào?.vv.. Xuất phát từ yêu cầu trên, báo cáo này góp phần làm rõ hiện trạng, tiềm năng, xu thế và những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển rừng cộng đồng ở Hòa Bình, giúp các nhà luật pháp, các nhà hoạch định chính sách thấy được yêu cầu bức xúc từ thực tiễn quản lý tài nguyên rừng để có những đề xuất bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới các chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Hòa Bình nói riêng và ở Việt Nam nói chung. I. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng quản lý rừng cộng đồng của dân tộc Mường ở Hòa Bình, phân tích những ưu điểm, tại của quản lý rừng cộng đồng và khuyến nghị các giải pháp nhằm khuyến khích cộng đồng tham gia vào việc quản lý, sử dụng rừng cộng đồng bền vững. 1
- II. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập các tài liệu liên quan đến quản lý rừng cộng đồng, các tài liệu liên quan đến tập quán sử dụng tài nguyên của dân tộc Mường. - Phỏng vấn cán bộ quản lý ngành lâm nghiệp các cấp ở tỉnh, huyện, xã và phỏng vấn cộng đồng quản lý rừng ở xã Kim Sơn huyện Kim Bôi – Hòa Bình theo mẫu câu hỏi được thiết kế sẵn. III. Khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng Lâm nghiệp cộng đồng được định nghĩa theo nhiều cách, có lúc còn khác nhau. Những định nghĩa rộng hơn dùng thuật ngữ này để chỉ những hoạt động có liên quan đến mối quan hệ giữa con người với cây cối. Các định nghĩa hẹp hơn tập trung vào việc quản lý rừng bởi cộng đồng địa phương có lợi ích của mình. Theo FAO 1978, Lâm nghiệp cộng đồng (Community Forestry), lâm nghiệp xã hội (Social Forestry) là những thuật ngữ được dung để chỉ việc quản lý rừng có liên quan chặt chẽ với người dân địa phương. Gần đây các thuật ngữ và rừng cộng đồng, quản lý rừng cộng đồng được bàn cãi nhiều trong giới khoa học cũng như trong các dự án. Cho đến nay chưa có có một thống nhất nào cho các thuật ngữ này ở Việt Nam mặc dù đã có những cuộc hội thảo quốc gia về rừng cộng đồng. Theo Arnold 1992, định nghĩa tổng quát về lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ), hiểu một cách chính xác và thiết thực nhất thì LNCĐ là một thuật ngữ bao trùm hàng loạt các hoạt động gắn kết người dân nông thôn với cây và rưng cũng như các sản phẩm và lợi ích thu được từ cây rừng. Quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) đươc hiểu là sự tham gia của người dân địa phương, nhóm hộ hay từng hộ gia đình trong quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng và đất rừng. Cộng đồng quản lý rừng trực tiếp của cộng đồng cũng như quản lý rừng của các tổ chức khác. Thuật ngữ quản lý lâm nghiệp cộng đồng thường được sử dụng để đề cập tới việc quản lý những tập hợp cây cối của các nhóm người. QLLNCĐ là một cách nói lâm nghiệp cộng đồng có tính chất giới hạn và là một phương pháp chỉ áp dụng cho đất lâm nghiệp, không có sự tham gia trực tiếp của kỹ thuật nông nghiệp cũng như khuyến nông. Thuật ngữ quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam theo chúng tôi hiểu là sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc quản lý (tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yếu cầu nhất định) những diện tích rừng do cộng đồng trực tiếp quản lý sử dụng chung (được Nhà nước giao hoặc thuộc quyền quản lý truyền thống) hay những diện tích rừng của các tổ chức Nhà nước khác thông qua các hợp đồng khoán. 2
- Tóm lại; QLRCĐ cần được nhìn nhận là một cách quản lý để đạt được mục tiêu quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng bền vững hiện còn và cho phép người dân địa phương có quyền quản lý, sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên rừng, lợi ích thu được thuộc về người dân địa phương và được sử dụng cho sự phát triển nong thôn. Hình thức này được hình thành trên cơ sở kiến thức bản địa của người dân đia phương. IV. Thực trạng quản lý rừng cộng đồng ở Hòa Bình 4.1. Điều kiện kinh tế và xã hội 4.1. 1. Đơn vị hành chính và dân số Tỉnh Hoà Bình có 10 huyện và 1 thành phố, gồm: 195 xã và 11 thị trấn, 8 phường với phân bố dân cư và lao động năm 2006 như sau : - Dân số, dân tộc: Hoà Bình có nhiều dân tộc sinh sống (Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, H’mông, khác…) với số dân 822.545 người trong đó có 410.096 nam và 412.449 nữ. - Dân cư phân bố không đồng đều, mật độ dân số cao nhất (Thành phố Hoà Bình 643 người/km2), mật độ dân số thấp nhất (huyện Đà Bắc 64 người/km2). - Cư dân thành thị: 125.077 người, chiếm 15,2%, nông thôn 697.468 người, chiếm 84,8%. 4.1.2. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hoà Bình - Về kinh tế: Kinh tế tỉnh Hoà Bình trong những năm qua tăng trưởng khá vững chắc, giá trị tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 8% /năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, thuỷ sản. Tuy nhiên, điểm xuất phát của tỉnh thấp, GDP tính theo đầu người của tỉnh thấp hơn GDP bình quân cả nước. - Về xã hội: Đời sống vật chất văn hoá của nhân dân ngày một tăng và an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn toàn tỉnh được giữ vững. Số lao động được giải quyết việc làm tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Tuy nhiên, theo tiêu chí mới số hộ nghèo của tỉnh vẫn còn ở mức cao (31,1%). Thu nhập bình quân đầu người 4,3 triệu đồng/năm (tăng 83% so với năm 2000). Tuy vậy, thu nhập bình quân đầu người một tháng của tỉnh Hoà Bình còn thấp so với cả nước 4.2. Thực trạng sản xuất lâm nghiệp tỉnh Hòa Bình 4.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và quản lý rừng của tỉnh Hòa Bình 3
- Biểu 1: Đất lâm nghiệp phân chia theo 3 loại rừng và các loại rừng ( rừng tự nhiên, rừng trồng, đất chưa có rừng). Đơn vị tính: ha Diện tích đất tự Tổng Phân theo 3 loại rừng nhiên của tỉnh diện tích PH SX DĐ Đất lâm nghiệp 333,453 129,735 161,582 42,136 1.Đất rừng tự nhiên 90,497 24,819 33,334 148,650 2.Rừng trồng 8,736 43,582 934 53,252 3.Đất chưa có rừng 30,502 93,181 7,868 131,551 Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Hòa Bình Hiện tại ở Hòa Bình có 4 BQL khu bảo tồn thiên nhiên thuộc chi cục Kiểm lâm, một BQL rừng phòng hộ rất xung yếu lòng hộ sông đà, Công ty lâm nghiệp Hoà bình thuộc Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam có 7 lâm trường trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Nghề rừng của Hoà Bình phát triển khá hàng năm trồng mới và trồng lại diện tích rừng trồng được khai thác đạt từ 7.000 đến 9.000 ha. a, Rừng tự nhiên Thực vật rừng: Rừng tự nhiên của Hoà Bình thuộc kiểu rừng rậm thường xanh nửa mưa mùa nhiệt đới, thực vật rừng khá phong phú và đa dạng, được chia thành các kiểu phụ sau: + Kiểu phụ rừng rậm thường xanh cao nguyên, phân bố ở độ cao từ 800 - 1000m, tập trung chủ yếu ở huyện Đà Bắc, một số ít ở huyện Kim Bôi, Lạc Sơn. Rừng trung bình có trữ lượng gỗ từ 110 - 150 m3/ha. + Kiểu phụ rừng thường xanh núi đất: Phân bổ ở độ cao dưới 800 m, có đặc điểm là rừng nguyên sinh bị khai thác, tác động ở nhiều mức độ khác nhau; những cây gỗ quý đã bị khai thác kiệt, chỉ còn lại phần lớn những cây gỗ kém giá trị kinh tế, rừng chủ yếu là rừng nghèo, rừng phục hồi; trữ lượng gỗ từ: 30-50 m3/ha. + Kiểu phụ núi đá vôi: Núi đá hiểm trở, rừng có 2 tầng: Tầng trên chủ yếu cây Sến, Trai, Nghiến, Táu v.v... tầng dưới chủ yếu Ô rô, Hoóc quang, Đinh thối, Sến mủ v.v... Rừng tập trung ở các huyện Mai Châu, Lạc Sơn, Tân Lạc. Hệ thực vật rừng của tỉnh Hoà Bình khá phong phú, riêng cây gỗ có khoảng 995 loài, trong 180 họ. Tình hình tái sinh phục hồi rừng: Kết quả khoanh nuôi tái sinh rừng cho thấy phần lớn diện tích đất trống IC và IB được thiết kế khoanh nuôi tái sinh rừng, nếu được bảo vệ tốt, sau 7 - 8 năm sẽ phục hồi thành rừng non chưa có trữ lượng. Do tầng đất sâu, ẩm, đất còn mang tính chất đất rừng, nên thời gian phục hồi rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Hoà Bình tương đối nhanh. 4
- b) Rừng trồng: Rừng phòng hộ sinh trưởng và phát triển ở mức trung bình; trong khi rừng sản xuất sinh trưởng và phát triển tốt (do rừng sản xuất được trồng chủ yếu là Keo tai tượng, Keo lai có khả năng mọc nhanh và khá phù hợp với lập địa của Hòa Bình) với sản lượng trung bình 60 - 90 m3/ha cho một chu kỳ 6 - 9 năm. c) Đánh giá trữ lượng rừng: Hiện nay chưa có một cuộc điều tra đánh giá trữ lượng rừng trên phạm vi tỉnh Hòa Bình và vì vậy cần sớm tiến hành kiểm kê toàn diện rừng và đất lâm nghiệp bao gồm kiểm kê trữ lượng rừng, để có cơ sở khoa học định giá rừng, giao rừng, cho thuê rừng, thuê đất lâm nghiệp và xây dựng quy hoạch và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp cơ sở. 4.2.2. Hiện trạng giao rừng và đất lâm nghiệp ở Hòa Bình Tỉnh Hoà Bình đó thực hiện việc giao rừng tự nhiên cho các hộ gia đình theo Nghị định số: 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994 của Chính phủ, hoàn thiện việc xác định chủ quản lý bảo vệ các khu rừng đó từ cuối năm 1999. Thực trạng giao đất, giao rừng ở Hòa Bình được thể hiện ở biểu 2 dưới đây Biểu 2: Diện tích rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp được phân theo chủ quản lý Loại đất loại rừng UBND Tổng diện DN nhà Tổ chức Cộng Tổ chức Đơn vị (chưa Ban QLR Gia đình tích nước KT khác đồng khác vũ trang giao) Diện tích tự 466,714.3 30,099.6 30,886.8 549.6 373,103.1 - 20,133.8 2,822.0 9,119.4 nhiên I. Đất có rừng 210,533.2 15,050.5 23,602.4 451.8 169,193.5 - 1,287.2 877.2 70.7 A. Rừng tự nhiên 147,513.9 7,174.9 22,959.5 8.0 115,900.7 - 698.2 772.7 - 1. Rừng gỗ 45,470.8 3,217.4 8,214.8 - 33,928.1 - 104.4 6.1 - 2. Rừng tre nứa 8,446.7 463.1 230.8 - 7,746.1 - 6.7 - - 3. Rừng hỗn giao 8,822.0 219.0 400.4 - 8,202.6 - - - - 4. Rừng ngập - - - - - - - - - m ặn 5. Rừng núi đá 84,774.5 3,275.4 14,113.5 8.0 66,023.9 - 587.1 766.6 - B. Rừng trồng 63,019.3 7,875.6 642.9 443.8 53,292.8 - 589.0 104.5 70.7 1. RT có trữ lượng 44,301.2 5,213.8 465.7 332.8 37,911.5 268.2 76.4 32.8 - 2. RT chưa có 18,428.2 2,661.8 145.1 106.1 15,128.4 - 320.8 28.1 37.9 tr.lượng 3. Tre luồng 284.9 - 32.1 - 252.8 - - - - 4. Cây đặc sản 4.9 - - 4.9 - - - - - II. Đất trống, đồi núi 115,974.3 8,941.3 3,931.4 43.1 101,785.0 - 659.8 222.4 391.3 không rừng 1. Ia (cỏ, lau 66,268.8 4,961.8 2,409.2 1.9 57,980.9 - 450.4 78.9 385.7 lách) 2. Ib (cây bụi, gỗ, 21,472.5 1,960.7 379.5 0.8 19,086.7 - 4.5 40.3 - tre rải rác) 3. Ic (nhiều gỗ tái 23,600.8 1,859.3 808.3 40.4 20,835.6 - 33.5 18.1 5.6 sinh...) 4. Núi đá không 4,632.3 159.5 334.4 - 3,881.9 - 171.4 85.1 - rừng 5. Bãi cát,lầy,đất - - - - - - - - - bị xâm hại III. Đất khác 140,206.8 6,107.8 3,353.0 54.7 102,124.6 - 18,186.9 1,722.4 8,657.4 5
- Theo thống kê của tỉnh Hòa Bình thì chưa giao rừng cho cộng đồng, nhưng thực tế thì giao nhiều rừng tự nhiên chủ yếu là rừng phòng hộ cho cộng đồng quản lý dưới hình thức một số người trong thôn hoặc trưởng thôn đứng tên. Gần đây có một số hiện tượng người đứng tên rừng cộng đồng đòi lại rừng và coi rừng cộng đồng đó là của mình và đã xảy ra hiện tượng tranh chấp giữa những người chủ đứng tên và cộng đồng ở địa phương. Ở Hòa bình tục lệ quản lý rừng truyền thống của một số cộng đồng dân tộc vẫn còn tồn tại và nhiều nơi đã dựa vào các quy định của cộng đồng để bảo vệ rừng. Một số nơi thì làm tốt, một số nơi làm chưa tốt, vẫn còn hiện tượng mất rừng 4.2.3. Thưc trạng quản lý rừng cộng đồng của dân tộc Mường ở Hòa Bình 4.2.3.1.Quản lý rừng cộng đồng ở thôn Mõ xã Kim Sơn Hòa Bình Dân tộc mường ở Thôn Mõ – xã Kim Sơn – Huyện Kim Bôi – Hòa Bình với 246 hộ và 1281 khẩu. Thôn quản lý 531,1 ha rừng cộng đồng, có ranh giới rõ ràng, diện tích rừng cộng đồng chủ yếu nằm ở những nơi xa dân, địa hình phức tạp. - Hiện trạng rừng là rừng hỗn giao tự nhiên nghèo kiệt, các loài cây trong rừng đa dạng gồm nhiều cây bản địa như Trám, Dẻ, Trẹo, Bồ đề, sấu. - Phần lớn là rừng gỗ thuộc dạng IIA, IIB, có cây tái sinh, đường kính trung bình khoảng 20-25cm, rừng còn sót lại một vài cây gỗ tạp có đường kính khoảng độ 40cm ở những địa hình khó khai thác. 4.2.3.2. Các tổ chức liên quan đến quản lý rừng cộng đồng a, Trưởng thôn - Thay mặt nhân dân thôn xây dựng hương ước, ban hành quy ước của thôn về bảo vệ rừng và đất rừng. Xem xét và cho phép hộ khai thác gỗ gia dụng - Khi xảy ra hiện tượng cháy rừng, khai thác trộm rừng của thôn và HGĐ thì trưởng thôn huy động công an thôn, lực lượng dân quân, nhân dân trong thôn tham gia dập lửa, ngăn chặn những hành vi vi phạm lâm luật. - Nếu những người trong thôn vi phạm thì trưởng thôn tổ chức cuộc họp và căn cứ vào quy ước của thôn để xử phạt. Ví dụ nếu nhẹ thì 30kg thóc, tăng lên 50kg, 100kg và nặng nhất có thể lên đến 1 tấn thóc. b, Hợp tác xã - Được sự đồng ý của UBND xã và trưởng thôn, chủ nhiệm HTX được ủy nhiệm để ký kết hợp đồng nhận khoán trồng rừng mới và bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đã trồng cho toàn bộ thôn với BQL 661. - HTX thu phí quản lý phí, phí này phục vụ cho những công trình phúc lợi của thôn. 6
- c, Hộ gia đình : - Tham gia vào việc tuần tra bảo vệ rừng của thôn - Hộ gia đình là người hưởng lợi chính từ rừng của thôn. Khi có nhu cầu làm nhà, được thôn xét cho phép khai thác gỗ, tre, nứa ở rừng của thôn. Hàng năm đều có những hộ gia đình xin phép khai thác gỗ để sử dụng trong gia đình (làm nhà, quan tài...) d, Lực lượng khác - Chủ tịch, Bí thư đảng ủy xã, các chi bộ thôn đều quyết tâm lãnh đạo thôn, các khối đoàn thể bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Sẵn sàng huy động các lực lượng bảo vệ rừng cộng đồng khi cần thiết. 4.2.3.3. Lợi ích từ rừng Rừng cộng đồng mang lại nhiều lợi ích cho dân như: gỗ, các lâm sản khác, bảo vệ môi trường, nguồn nước cho canh tác cũng như sinh hoạt của người dân địa phương. 4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý rừng cộng đồng 4.3.1. Thuận lợi trong việc quản lý rừng cộng đồng ở Hòa Bình Tổ chức cộng đồng thôn bản của người Mường ở Hòa Bình rất chặt chẽ, trưởng thôn được bầu ra một cách dân chủ. Phần lớn các cộng đồng Người Mường đều có hương ước nội bộ và có hiệu lực rất cao, thể hiện mối quan hệ ràng buộc về mặt xã hội của các thành viên trong cộng đồng một cách chặt chẽ. Cơ chế thưởng phạt theo hương ước của cộng đồng tỏ ra có hiệu lực. Tiềm năng lao động dồi dào, đặc biệt trong thời kỳ nông nhàn. Nếu được hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, người dân sẽ hưởng ứng một cách tích cực vào các chương trình phát triển lâm nghiệp cải thiện cuộc sống của mỗi gia đình người Mường và cộng đồng. Hệ thống kiến thức bản địa liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng. Kiến thức bản địa được đánh giá là có hiệu ích nhất với quản lý rừng gồm kiến thức về phân loại đất, phân loại rừng, phân loại động vật rừng, kiến thức về khai thác và sử dụng các sản phẩm từ rừng. Đây thực sự là một nhân tố thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng vào quản lý bảo vệ vào phát triển rừng ở địa phương Rừng có ý nghĩa quan trọng với đời sống cộng đồng. Những cuộc phỏng vấn đã cho thấy rừng có vai trò quan trọng trong sản xuất đời sống hoặc có ý nghĩa tâm linh với cộng đồng. Họ đã cùng với rừng tồn tại như những bộ phận không thể tách rời của hệ sinh thái nhân văn. Tính cộng đồng cao của người dân địa phương. Người Mường ở Hòa Bình cũng như hầu hết các dân tộc địa phương đều có tính cộng đồng cao. Đây là 7
- nhân tố thuận lợi cho việc phát triển những tổ chức và luật lệ của cộng đồng về quản lý tài nguyên trong đó có tài nguyên rừng. 4.3.2. Những trở ngại trong việc quản lý rừng cộng đồng ở Hòa Bình Việc giao rừng cộng đồng ở Hòa Bình là đứng tên một số người trong thôn, do vậy về mặt pháp lý là chưa chặt chẽ, dẫn đến hiện tượng kiện nhau và mất rừng cộng đồng của thôn. Tổ chức quản lý rừng cộng đồng của thôn là một mô hình quản lý tự nguyện, việc đầu tư của người dân vào rừng cộng đồng sẽ hạn chế Trình độ dân trí, nhận thức của người mường cũng như các cộng đồng dân tộc khác ở vùng sâu vùng xa còn thấp, kiến thức bản địa chưa được phát huy. Dân trí thấp cùng với dịch vụ văn hóa kém phát triển là những điều kiện làm ngăn trở quá trình tiếp thu kiến thức và công nghệ quản lý rừng tiên tiến, phù hợp với hoàn cảnh của địa phương. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn của người dân: Công tác xóa đói giảm nghèo luôn được chính quyền các cấp quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Hòa Bình còn cao tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng rừng núi. Nghèo đói là nguyên nhân làm cho họ ít có điều kiện để quan tâm và đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng . Thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông lâm nghiệp chưa phát triển: Thị trường là một trong những yếu tố quyết định hoạt động sản xuất của người dân. Đặc biệt thị trường các loại lâm sản ngoài gỗ chưa phát triển đã làm cho sản xuất lâm nghiệp có hiệu quả thấp và giảm tính hấp dẫn của các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển. Hoạt động khuyến lâm chưa phát triển nên người dân ít được tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, chưa nâng cao được hiệu quả của hoạt động sản xuất. Do đó chưa tích cực tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng . Chính sách Nhà nước về quản lý rừng cộng đồng còn nhiều bất cập. Đến nay ở Việt Nam chưa có văn bản luật nào đề cập đến vị trí pháp lý của cộng đồng, chưa công nhận quyền hợp pháp và trách nhiệm của cộng đồng dân cư thôn như một người chủ quản lý rừng thật sự, các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và tín dụng không quy định cộng đồng dân cư thôn là đối tượng được vay vốn đầu tư và hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước khi tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp. 8
- 4.4. Khuyến nghị những giải pháp nhằm lôi cuốn cộng đồng vào quản lý rừng 4.4.1.Những giải pháp về kinh tế. Hỗ trợ kinh tế. Hỗ trợ vốn để phát triển cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Đa số các hộ gia đình ở đây đều thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhiều hộ gia đình có lao động, có đất đai và nguyện vọng phát triển những cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế cao để tăng thu nhập kinh tế HGĐ. Đây là những thế mạnh và cũng là hoạt động sản xuất có khả năng cho hiệu quả cao, sớm và ổn định. Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng. Hỗ trợ vốn để phát triển một số ngành nghề đang có tiềm năng ở địa phương như gây trồng và chế biến dược liệu, song mây, dệt thổ cẩm, nuôi ong, chế biến nông sản... Việc phát triển những ngành nghề phụ đã được người dân xác nhận như một trong những tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là hệ thống giao thông đến các thôn, hệ thống trường học và mạng lưới điện được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao dân trí, tăng cường trao đổi kinh tế, văn hóa, nhờ đó nâng cao được năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Đầu tư cho phát triển kinh doanh tổng hợp nghề rừng. Đầu tư để kinh doanh lâm nghiệp tổng hợp gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ cũng như phát triển chế biến lâm sản được chính quyền địa phương nhận thức như một trong những giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả kinh tế của kinh doanh rừng, tạo ra sức hấp dẫn kinh tế cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng. Đầu tư phát triển thêm những diện tích rừng có giá trị kinh tế và sinh thái cao ở đất chưa sử dụng. Đầu tư để phục hồi rừng trên những diện tích chưa sử dụng là một trong những biện pháp vừa nâng cao thu nhập của người dân vừa giảm áp lực vào tài nguyên rừng. Đầu tư cho phát triển các hoạt động lồng ghép được mục tiêu bảo tồn rừng với mục tiêu phát triển kinh tế. Cần đầu tư cho khai thác những tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào các sinh cảnh của rừng. Nếu quản lý tốt chúng sẽ tạo ra những nguồn thu đáng kể để cải thiện đời sống người dân và đầu tư trở lại cho công tác phát triển thêm rừng. Đầu tư phát triển thị trường lâm sản. Thị trường lâm sản địa phương hiện tại chưa phát triển, đặc biệt là các lâm sản ngoài gỗ như các loại dược liệu, song, mây, dầu, nhựa. Phần lớn những lâm sản có giá cả không ổn định, một phần do số lượng ít không hình thành được thị trường, một phần khác do thiếu thông tin về thị trường. Điều này không khuyến khích người dân hướng vào sản xuất và kinh doanh lâm sản. Đầu tư phát triển thị trường lâm sản vừa góp phần làm 9
- tăng thu nhập kinh tế, vừa lôi cuốn được người dân vào bảo vệ và phát triển rừng. Khi giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý và sử dụng, nên trao cho cộng đồng toàn quyền quyết định khai thác sử dụng lâm sản. Cần công nhận rừng cộng đồng là tài sản của cộng đồng, cộng đồng có trách nhiệm quản lý, sử dụng lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng. 4.4.2. Những giải pháp xã hội. Cần giải quyết dứt điểm việc giao rừng cộng đồng bằng cách đứng tên một vài người trong cộng đồng. Đã xảy ra tranh cấp giữa tên chủ rừng (trước đây đứng tên đại diện cho cộng đồng thôn) với cộng đồng quản lý rừng bằng cách thay đổi tên chủ rừng đó bằng tên cộng đồng thôn bản quản lý rừng cộng đồng. Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế, sinh thái của rừng, khích lệ người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Cho đến nay trong nhận thức của phần lớn người dân thì rừng được coi như kho tài nguyên. Người ta không nghĩ rằng, với tính chất của tài nguyên tái tạo, rừng thực sự là một tư liệu sản suất vô cùng quý giá, là nhà máy khổng lồ sản xuất liên tục các loại lâm sản khác nhau. Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về giá trị kinh tế, sinh thái to lớn của rừng và khả năng phục hồi những giá trị đó cho phát triển kinh tế xã hội là một trong những giải pháp xã hội để lôi cuốn người dân vào hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp. Hiện nay một số địa phương chưa có quy hoạch sử dụng đất. Vì vậy, diện tích rừng cũng như diện tích đất dành cho phát triển lâm nghiệp thường bị xâm lấn để chuyển thành các loại đất khác. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất ổn định kết hợp với giao đất, giao rừng sẽ làm cho mọi diện tích đất lâm nghiệp đều có chủ cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng. Xây dựng tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã. Để tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn các xã cần phải xây dựng hệ thống tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã đủ năng lực tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng theo các quy định của Nhà nước. Củng cố và xây dựng các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở cấp xã. Các tổ chức xã hội như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên... có vai trò rất lớn trong việc vận động nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần ổn định xã hội, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất phát triển. Đối với nông thôn miền núi nói chung và ở Hòa Bình nói riêng hoạt động bảo vệ và phát triển rừng có liên quan chặt chẽ với các tổ chức cộng đồng. Cộng đồng tích cực tham gia quản lý các nguồn tài nguyên khi có các giải pháp thích hợp thì cộng đồng chính là lực lượng động viên hỗ trợ, giám sát 10
- và thậm chí cả cưỡng chế các thành viên thực hiện những chính sách Nhà nước về quản lý tài nguyên. Ngược lại khi những giải pháp, những chính sách quản lý tài nguyên không thích hợp thì họ trở thành lực lượng cản trở, thậm chí đối lập với Nhà nước trong hoạt động quản lý tài nguyên. Vì vậy, các giải pháp quản lý tài nguyên rừng cần phát triển theo hướng kết hợp giữa hoạt động bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng với hoạt động sản xuất để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, thống nhất được lợi ích người dân với lợi ích quốc gia trong hoạt động bảo vệ và phát triển rừng . Xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với chính quyền xã. Người ta cho rằng một trong những nguyên nhân của hiệu quả quản lý bảo vệ rừng chưa cao là thiếu sự phối hợp tốt giữa các lực lượng kiểm lâm, và lực lượng quản lý bảo vệ rừng trên cùng một địa bàn. Vì vậy, cần có sự phối hợp tốt hoạt động, để thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ chung vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng . Tăng cường năng lực quản lý rừng cộng đồng. Hoàn thiện quy ước quản lý rừng cộng đồng ở mỗi địa phương bằng cách khi xây dựng quy ước phải được công khai, dân chủ và phải được cộng đồng dân cư đồng ý. Sau đó phải được UBND các cấp công nhận 4.4.3.Những giải pháp khoa học công nghệ. Nghiên cứu xây dựng phương án điều chế rừng cộng đồng làm cơ sở cho cộng đồng quản lý và sử dụng bền vững rừng cộng đồng. Nghiên cứu xây dựng những mô hình trình diễn về kinh doanh rừng có hiệu quả cao. Rừng nghèo có hiệu quả kinh tế thấp và nếu không có những giải pháp thích hợp làm giàu rừng, đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng của rừng thì tình trạng nghèo nàn và giá trị kinh tế thấp của rừng còn kéo dài trong nhiều năm. Chúng vẫn chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn bị xâm lấn, bị thu hẹp và ảnh hưởng đến tính bền vững của rừng. Với quan điểm bảo vệ và phát triển rừng phải dựa vào sự giàu có của rừng thì việc xây dựng những mô hình trình diễn về kinh doanh rừng có hiệu quả cao được coi là giải pháp khoa học công nghệ hiệu quả để khích lệ người dân hướng vào bảo vệ và phát triển rừng. Nội dung của việc xây dựng mô hình trình diễn phải bao gồm trồng mới hoặc trồng thêm những loài có giá trị kinh tế cao, trong đó có cả cây gỗ và cây lâm sản ngoài gỗ có thể thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của người dân về sản phẩm rừng, và nhu cầu sản xuất hàng hóa, nhờ đó giảm được áp lực vào rừng. Hiện nay đa số đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng phương thức sản xuất quảng canh mà năng suất của các loại cây trồng nông nghiệp thấp. Điều này không những ảnh hưởng đến đời sống người dân, gia tăng nhu cầu diện tích canh tác mà còn hướng người dân vào rừng để bổ sung nguồn thu nhập cho mình. Cần nghiên cứu những biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi trong hệ 11
- canh tác nông nghiệp và coi đó như một nhân tố làm giảm sức ép của đời sống cộng đồng vào tài nguyên rừng. Những biện pháp kỹ thuật đó có thể phải hướng vào cải tiến kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lương thực sang cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cải thiện tập đoàn vật nuôi mà trước hết là đại gia súc... Tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển. Đời sống kinh tế thấp một phần do trình độ kỹ thuật canh tác thâm canh và kỹ thuật chăn nuôi thấp của người dân. Vì vậy, cần tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ cho đồng bào có điều kiện để phát triển sản xuất, phù hợp với điều kiện địa phương, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm cần hỗ trợ kỹ thuật công nghệ cụ thể: Có tổ chức khuyến nông, khuyến lâm đủ năng lực hoạt động thường xuyên tại các thôn, buôn để hướng dẫn đồng bào kỹ thuật trồng chăm sóc các loại cây trồng, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng, vật nuôi. Ngoài việc phổ biến, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, cần chú ý các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế cho các hộ gia đình, cung cấp thông tin về thị trường giá cả để cho các hộ có quyết định chính xác trong sản xuất kinh doanh. Hệ thống và phổ biến kiến thức bản địa liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng cần phải được gìn giữ và phổ biến sâu rộng trong cộng đồng các dân tộc. Nghiên cứu xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng có hiệu quả. Thực tế ở địa phương thường xảy ra cháy rừng, cháy rừng làm giảm năng suất cỏ, hủy diệt nhiều loài lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng. Nghiên cứu xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng có hiệu quả được người dân địa phương xác định như một trong những giải pháp làm tăng hiệu quả và tính hấp dẫn kinh tế của bảo vệ và phát triển rừng. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 378 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 169 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 359 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 131 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 134 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 123 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 136 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 128 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 95 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 108 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 107 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 110 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 89 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 121 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 88 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn